Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Thực trạng thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 149 trang )

1
..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ

T

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC

TRẦN QUANG KHÁNH

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN
BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y T XÃ TẠI TỈNH HỊA
BÌNH
C u nn n :

T C NG CỘNG

Mã số: CK 62 72 76 01

UẬN VĂN CHU ÊN KHOA CẤP II

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN SƠN

THÁI NGUYÊN - NĂM 2015



2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) là một định hướng chiến lược
quan trọng hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO - World Health
Organization) đối với mọi quốc gia trên toàn cầu, nhằm đảm bảo cho mọi
người dân có cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và được chăm
sóc sức khỏe, bảo đảm sự cơng bằng, bình đẳng trong phát triển kinh tế - xã
hội [59]. Trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là Trạm Y tế) là tuyến kỹ
thuật trực tiếp, đầu tiên và gần dân nhất, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sớm và kịp thời với các kỹ thuật đơn giản, hiệu quả và chi phí thấp nhất, phù
hợp với điều kiện sống của người dân. Điều này cịn có ý nghĩa to lớn hơn
nữa về mặt Chính trị - Xã hội, đó là đảm bảo tính cơng bằng xã hội, góp phần
tích cực vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hố, trật
tự an tồn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ XHCN [1], [34].
Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới đất nước, nền kinh tế đang
chuyển mình vận hành theo cơ chế thị trường, điều kiện kinh tế xã hội ngày
càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng, đời sống nhân
dân đã được cải thiện và nâng cao, vấn đề sức khỏe đã được người dân quan
tâm khiến cho nhu cầu CSSKBĐ ngày càng cao. Trong đó, mạng lưới Y tế xã
đã chậm biến đổi, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu và lạc hậu, cán bộ
thiếu cả về số lượng và chất lượng, không đáp ứng kịp với nhu cầu CSSKBĐ
của nhân dân. Để giải quyết vấn đề này, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban
hành Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 về củng cố và hồn thiện mạng
lưới y tế cơ sở [1]. Do đó, ngày 07/02/2002 Bộ Y tế đã có Quyết định
370/2002/QĐ-BYT về ban hành “Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 20012010” nhằm mục đích xây dựng, phát triển và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở
[5]. Kết quả thực hiện, đến hết năm 2010 tỉnh Hịa Bình có 47,6% xã
(100/210) đạt Chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010, tỷ lệ này đạt thấp so với


3

tỷ lệ đạt Chuẩn chung của toàn quốc (80%) [18]. Để tiếp tục củng cố mạng
lưới Trạm y tế xã phù hợp với mơ hình bệnh tật của từng vùng, từng miền,
ngày 07 tháng 11 năm 2014 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Bộ TCQGVYTX
giai đoạn đến năm 2020 kèm theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT [10]. Qua
hơn ba năm thực hiện, tính đến năm 2014, tồn quốc tỷ lệ xã đạt Bộ
TCQGVYTX chiếm 55%, trong đó chủ yếu là các xã trước đây đã đạt Chuẩn
quốc gia về y tế xã, giai đoạn 2001- 2010. Tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí có sự
chênh lệch lớn giữa các tỉnh, thành phố. Các tỉnh có điều kiện thuận lợi tỷ lệ
đạt tiêu chí cao như Thành phố Hồ Chí Minh (90,6%), Kiên Giang (58,6%),
Đồng Nai (55,6%); các tỉnh miền núi tỷ lệ đạt rất thấp như Hà Giang (10,2%),
Lai Châu (12%) [8]. Tỉnh Hịa Bình, tính đến hết ngày 31/12/2014, chỉ có
59/210 xã trên tồn tỉnh đạt Bộ TCQGVYTX chiếm 28,1% [18]. Để đánh giá
thực trạng kết quả triển khai thực hiện Bộ TCQGVYTX giai đoạn đến năm
2020 tại tỉnh Hồ Bình như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả
thực hiện Bộ TCQGVYTX tại tỉnh Hoà Bình? Trên cơ sở đó, đưa ra những
kiến nghị nhằm thực hiện thắng lợi Bộ TCQGVYTX tại tỉnh Hồ Bình giai
đoạn đến năm 2020.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực
trạng thực hiện Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã tại tỉnh Hịa Bình”, nhằm
mục tiêu:
1. Đán

iá kết quả thực hiện Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã tại

tỉnh Hịa Bình, năm 2014.
2. Phân tích một số yếu tố ản

ƣởn đến kết quả thực hiện Bộ

Tiêu chí Quốc gia về y tế xã tại tỉnh Hịa Bình.



4
C ƣơn 1
TỔNG QUAN
1.1. C ăm sóc sức k ỏe ban đầu tr n t ế iới
Tại Đại hội của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào tháng 5 năm 1977
nhân kỷ niệm 30 năm thành lập, chăm sóc sức khỏe ban đầu được đưa vào
Nghị quyết của WHO và sau đó đã trở thành Tun ngơn của Hội nghị Quốc
tế Alma-Ata tháng 9 năm 1978 với sự cam kết của các quốc gia và khẩu hiệu:
"Sức khỏe cho mọi người đến năm 2000" đồng thời nhất trí nội dung
CSSKBĐ là một cách tiếp cận để đạt tới sức khỏe cho mọi người, là chăm sóc
sức khỏe thiết yếu dựa trên cơ sở thực tiễn, có cơ sở khoa học; các phương
pháp thực hiện có thể chấp nhận được về mặt xã hội và về mặt kỹ thuật, có
thể phổ cập cho tồn thể các cá nhân, gia đình trong cộng đồng với sự tham
gia đầy đủ của họ với chi phí mà cộng đồng và đất nước đó có thể chấp nhận,
duy trì được với các giai đoạn phát triển của họ trên tinh thần tự lực và tự
quyết định [56], [57], [58], [59].
Từ sau khi có Tuyên ngôn Alma-Ata, tại các nước Khu vực châu Á,
châu Phi, châu Mỹ - La tinh, đặc biệt các nước khu vực Đơng Nam Á và châu
Phi đã thực sự có một cuộc cách mạng trong lĩnh vực y tế. Hầu hết hệ thống y
tế cơ sở đã được thiết lập và được quan tâm đầu tư xây dựng và đi vào hoạt
động. Trong đó, phải kể đến vai trị của hệ thống nhân viên y tế cộng đồng
thuộc các cộng đồng dân cư khác nhau như ở Mozambic, Zimbabwe,
Tanzania, Nigieria, Thailand, Philippines, Indonesia, Malaysia. Tuy có những
cơ chế hoạt động và chính sách khác nhau, nhưng đều có chung một mục tiêu
là: Cung cấp các dịch vụ y tế tối cần thiết cho cộng đồng dân cư, hạn chế tối
đa nguy cơ phát sinh phát triển bệnh dịch, phòng ngừa hậu quả xấu, giảm
gánh nặng bệnh tật cho gia đình, cộng đồng và xã hội ...với chi phí thấp, kỹ
thuật đơn giản, phổ thông đại chúng và hiệu quả [62], [63], [64].



5
1.2. C ăm sóc sức k ỏe ban đầu ở Việt Nam
Sau hơn 30 năm kể từ ngày có Tuyên ngôn Alma- Ata (1978), công tác
CSSKBĐ ở Việt nam vẫn duy trì bền vững và đi vào chiều sâu với chất lượng
cao hơn. Các Chương trình mục tiêu y tế quốc gia được thực hiện và có hiệu
quả trên quy mơ rộng. Trong giai đoạn 2001 - 2005 đã có 3 chương trình mục
tiêu y tế quốc gia với 10 dự án cụ thể được triển khai như Phòng chống sốt
rét, phòng chống lao, phòng chống bệnh phong, phòng chống suy dinh dưỡng
trẻ em, phòng chống các rối loạn do thiếu hụt iốt, tiêm chủng mở rộng, vệ
sinh an toàn thực phẩm, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống sốt xuất
huyết, chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng. Trong giai đoạn 2006 - 2010,
có 4 chương trình mục tiêu liên quan đế y tế như Chương trình vệ sinh an tồn
thực phẩm; Chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường; Chương trình Dân
số và Kế hoạch hóa gia đình; Chương trình phịng, chống một số bệnh xã hội,
bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS. Trong Chương trình phịng chống bệnh xã
hội có 13 dự án bao gồm: Phịng chống sốt rét, phòng chống lao, phòng chống
bệnh phong, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, tiêm chủng mở rộng, phòng
chống HIV/AIDS, phòng chống sốt xuất huyết, chăm sóc sức khỏe tâm thần
cộng đồng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phịng chống tăng huyết áp, phòng
chống ung thư, phòng chống đái tháo đường và dự án quân dân y kết hợp [6].
Hiệu quả của các chương trình mục tiêu y tế quốc gia trong những năm
qua được thể hiện rõ rệt là giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh có vắc xin
phòng ngừa và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phát hiện sớm nhiều trường
hợp mắc bệnh trong cộng đồng để kịp thời điều trị và quản lý. Trong những
năm tới, việc tiếp tục triển khai các chương trình mục tiêu y tế quốc gia là hết
sức cần thiết, đặc biệt là phịng chống các bệnh khơng lây nhiễm và tai nạn
thương tích. Do đó, củng cố và hồn thiện mạng lưới y tế cơ sở là chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước ta, giúp người dân, đặc biệt là người nghèo, tiếp

cận dịch vụ y tế dễ dàng và thuận tiện hơn, đảm bảo công bằng và hiệu quả


6
trong cung cấp dịch vụ y tế, đặc biệt là dịch vụ y tế dự phịng. Hệ thống
Truyền thơng - Giáo dục sức khỏe ngành y tế đã được thành lập ở các tuyến
và đi vào hoạt động có hiệu quả góp phần làm thay đổi theo hướng tích cực về
nhận thức, thái độ, hành vi của người dân trong bảo vệ, nâng cao sức khỏe,
phòng cống bệnh dịch [6], [23].
1.2.1. Một số chính sách có liên quan đến hệ thống y tế
Ở Việt Nam khoảng gần 73% dân số sống ở vùng nông thôn, cơ sở y tế
gần với họ nhất, dễ tiếp cận nhanh nhất là Trạm Y tế xã, phường. Việc củng
cố cũng như nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở đặc biệt là Trạm Y
tế (TYT) là cần thiết làm tăng khả năng tiếp cận của người dân đối với cơ sở y
tế cũng như đảm bảo được sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước cũng như ngành y tế đã có
nhiều văn bản chỉ đạo cũng như đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động của TYT xã, phường [7]. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ
IV, với chủ trương xã hội hóa một số lĩnh vực trong đó có y tế, hệ thống y tế
ở Việt Nam đã được củng cố và phát triển, trong đó có mạng lưới y tế xã,
phường. Ngày 22/1/2002, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam đã ra Chỉ thị số 06-CT/TƯ về việc củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế
cơ sở [1]. Chỉ thị này cũng chỉ ra những giải pháp để củng cố và hoàn thiện
mạng lưới y tế cơ sở là: Củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của
Ban chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân, nâng cao chất lượng và hiệu quả
của mạng lưới y tế cơ sở, đặc biệt ban hành chính sách ưu tiên vùng sâu, vùng
xa, người dân tộc thiểu số. Tăng cường cán bộ và trang bị kỹ thuật cho mạng
lưới y tế cơ sở, có chính sách đầu tư thích hợp để củng cố hồn thiện mạng
lưới y tế cơ sở. Nâng cao trách nhiệm của các ngành, đoàn thể trong việc củng
cố y tế cơ sở [1]. Trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

giai đoạn 2001 - 2010 của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ các giải pháp
nhằm đảm bảo cho mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe


7
ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng cao.
Các giải pháp đưa ra rất cụ thể, đặc biệt giải pháp về củng cố và phát triển y tế
cơ sở, bao gồm đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như đầu tư về
nhân lực cho y tế cơ sở. Bộ Y tế ban hành Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn
2001 - 2010 với mục đích từng bước củng cố và nâng cao chất lượng hoạt
động của y tế xã, phường [5]. Tiếp đến ngày 23/2/2005, Bộ Chính trị đã ban
hành Nghị quyết số 46-NQ/TW về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân trong tình hình mới [2]. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký
Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 46 nói trên. Ngày 27/07/2007
Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 950/QĐ - TTg về đầu tư xây dựng
TYT xã thuộc vùng khó khăn, giai đoạn 2008 - 2010 [37]. Ngày 22/09/2011
Bộ Trưởng Bộ Y tế đã ban hành Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn
2011-2020 kèm theo theo Quyết định số 3447/QĐ-BYT với mục tiêu tiếp tục
củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế tuyến xã, đáp ứng nhu cầu CSSK nhân
dân trong tình hình mới [9]. Ngày 10/01/2013, Thủ tướng chính phủ ban hành
quyết định số 122/QĐ - TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030,
trong đó đưa ra giải pháp tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới TYT xã,
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung và đào tạo bồi dưỡng để phát triển
đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động,
nâng cao hiệu quả của Ban CSSK nhân dân ở cơ sở, nâng cao nhận thức và
tăng cường sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương, các tổ chức
chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với hoạt động
CSSKBĐ [44]. Để hoạt động của TYT xã phù hợp với mơ hình bệnh tật của

từng vùng, miền, địa phương, ngày 07/11/2014 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Bộ
TCQGVYTX giai đoạn đến năm 2020 kèm theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT.
Đây là một trong những văn bản chỉ đạo quan trọng cho ngành y tế trong giai


8
đoạn mới về cơng tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân [10].
1.2.2. Hệ thống y tế ở Việt Nam
Hệ thống tổ chức y tế Việt Nam được chia làm 4 tuyến: Tuyến trung
ương (TW), tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã, trong tuyến xã có Trạm Y tế
xã và y tế thôn bản. Y tế cơ sở bao gồm y tế tuyến huyện và y tế tuyến xã
phường, cấu trúc y tế Việt Nam hiện nay bao gồm khu vực y tế nhà nước và
khu vực y tế tư nhân. Khu vực y tế nhà nước vừa thực hiện cơng tác chăm sóc
y tế, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế [39], [40].
Theo Nghị định số 49/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
15/5/2003, Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các
lĩnh vực vệ sinh phòng dịch, khám chữa bệnh (KCB) phục hồi chức năng
(PHCN), y học cổ truyền (YHCT), sản xuất và cung ứng thuốc, an toàn vệ
sinh thực phẩm ... Tuyến trung ương chịu trách nhiệm quản lý các cơ sở y tế
tuyến trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế bao gồm các viện nghiên
cứu, các bệnh viện đa khoa (BVĐK) và chuyên khoa trung ương, các tổng
công ty dược, tổng công ty TTB và các trường đào tạo y, dược, điều dưỡng.
Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND),
thành phố trực thuộc TW, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn
tỉnh về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các mặt vệ sinh
phòng dịch; khám chữa bệnh phục hồi chức năng, y học cổ truyền, sản xuất và
cung ứng thuốc, an toàn vệ sinh thực phẩm. Dưới Sở Y tế là các bệnh viện đa
khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh và các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh.
Tuyến huyện, mỗi huyện có Phịng Y tế, bệnh viện huyện và trung tâm

y tế dự phòng tuyến huyện. Các cơ sở tuyến huyện là nơi chăm sóc sức khỏe
cơ bản cho nhân dân, đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho y tế tuyến xã, tham mưu
cho ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác CSSK
nhân dân trên địa bàn.


9
Cấp cuối cùng là phường, xã, thị trấn. Mỗi xã có một TYT xã, là đơn
vị kỹ thuật đầu tiên gần dân nhất, chăm sóc sức khỏe nằm trong hệ thống y tế
Nhà nước trực tiếp triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu tại
cộng đồng, đảm bảo cơng bằng trong KCB cho nhân dân... Ngồi ra, cịn có
các cơ sở y tế, bệnh viện tư nhân tham gia vào việc KCB và cung cấp các dịch
vụ KCB cho người dân [39], [40].
1.2.3. Vấn đề sử dụng dịch vụ y tế
Sử dụng dịch vụ y tế không chỉ là việc cung cấp dịch vụ CSBVSK mà
còn phải phù hợp với nhu cầu khám, chữa bệnh của từng hộ gia đình và nhu
cầu của mỗi người dân. Chỉ số sử dụng dịch vụ y tế thường được đo bằng số
lần sử dụng dịch vụ y tế cho đầu người/năm. Quyền được chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe cũng như việc tiếp cận với các dịch vụ y tế là quyền chính đáng của
mọi người dân. Tuy nhiên khả năng tiếp cận và lựa chọn các dịch vụ y tế của
các nhóm dân cư khác nhau thì cũng khác nhau, do đó tạo được điều kiện để
các dịch vụ y tế đến được với dân và mọi người dân đều được hưởng các dịch
vụ y tế là điều không dễ dàng, cần phải xây dựng được một mạng lưới y tế sát
dân, dựa vào dân và vì sức khỏe của nhân dân [6], [7]. Trong những năm gần
đây, Nhà nước đã tăng cường đầu tư y tế, mặt khác tình hình kinh tế xã hội có
nhiều thay đổi tiến bộ, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn
trước, mối quan hệ giữa người cung ứng và sử dụng các dịch vụ theo phương
thức bên cho và bên nhận khơng cịn tiếp tục như trước nữa. Đến nay mọi
người đều có quyền lựa chọn dịch vụ KCB như nhau, nhưng phải trả tiền. Nhà
nước chỉ cung cấp các dịch vụ y tế (DVYT) cơ bản và cho những đối tượng

chính sách, chương trình quốc gia như người nghèo, trẻ em, bệnh xã hội...
Khả năng lựa chọn DVYT theo nhu cầu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong
đó điều kiện kinh tế, khoảng cách và các yếu tố tập quán... Đây là vấn đề khó
khăn đối với người nghèo, vùng sâu, vùng xa. Sự mất công bằng trong tiếp
cận với DVYT giữa người giàu và người nghèo, nông thôn với thành thị, chỉ


10
có thể giải quyết thơng qua hệ thống y tế công cộng.
Do vậy, đối với khu vực y tế Nhà nước cần được tăng cường để giữ
vững vai trò chủ đạo trong việc CSBVSKND, tập trung ưu tiên vào những
dịch vụ y tế mà y tế tư nhân khơng có khả năng thực hiện, hỗ trợ cho những
người có cơng với nước, vùng sâu, vùng xa và người nghèo. Quan điểm của
Đảng ta đã nêu trong văn kiện Đại Hội VII: „„Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi
với công bằng xã hội” và “Tăng trưởng kinh tế sẽ là điều kiện để thực hiện
công bằng xã hội và ngược lại chính sự cơng bằng xã hội sẽ huy động được
mọi nguồn lực thúc đẩy kinh tế phát triển hơn” [6].
1.3. Trạm

tế với c ăm sóc sức k ỏe

1.3.1. Vai trị của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe
CSSKBĐ là chăm sóc sức khỏe thiết yếu dựa trên cơ sở thực tiễn, có cơ
sở khoa học và chấp nhận được về mặt xã hội, có thể phổ cập về mặt cá nhân,
gia đình và cộng đồng thơng qua sự tham gia đầy đủ của họ với chí phí mà
cộng đồng và nước đó có thể chấp nhận để duy trì hoạt động chăm sóc sức
khỏe ở mọi giai đoạn phát triển trên tinh thần tự nguyện, tự giác [59].
CSSKBĐ là một hệ thống quan điểm với 7 nguyên tắc: Cơng bằng, phát triển,
tự lực, kỹ thuật thích hợp, dự phịng tích cực, hoạt động liên ngành và cộng
đồng tham gia. CSSKBĐ gồm 8 nội dung cơ bản [59], Việt Nam thêm nội

dung “Quản lý sức khỏe” và "Củng cố mạng lưới y tế cơ sở" [14].
Chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được triển khai thực hiện ở
nhiều quốc gia nhưng tùy từng nước, từng mơ hình sức khỏe và bệnh tật để
chọn thứ tự ưu tiên cho thích hợp. Đối với Việt Nam, từ những năm đầu của
thập kỷ 80, các quan điểm y tế của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện một cách
rõ ràng và khá toàn diện về những vấn đề cơ bản trong CSSKBĐ [6].
Ngay từ năm 1975, Nghị quyết 15/CP của Chính phủ đã xác định: Y tế
cơ sở của Ngành y tế là nền tảng để xây dựng công trình y tế, nền tảng có
chắc thì cơng trình mới vững và tại kỳ họp thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương


11
Đảng khóa VII đã có Nghị quyết quan trọng về những vấn đề cấp bách của sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong đó nhấn mạnh công tác
CSSKBĐ và củng cố y tế cơ sở là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của
ngành y tế.
Công tác CSBVSK nhân dân, nâng cao thể chất của người dân được
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nhấn mạnh: “Phấn đấu đến
năm 2000, giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch, các bệnh do ký sinh
trùng và suy dinh dưỡng, khắc phục hậu quả của chiến tranh trên mọi lĩnh vực
sức khỏe, nhất là sức khỏe bà mẹ, trẻ em, nâng cao tuổi thọ bình quân và giảm
tỷ lệ tử vong”. Đặc biệt coi trọng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em,
người bị di chứng chiến tranh, người nghèo, dân tộc thiểu số, vùng căn cứ
cách mạng, vùng sâu, vùng xa, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong của
trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ tử vong của các bà mẹ liên quan đến thai sản, giảm tỷ
lệ tử vong do mắc các bệnh truyền nhiễm, không để xảy ra dịch lớn, tích cực
phịng chống các bệnh không nhiễm trùng, khắc phục hậu quả và tai nạn
thương tích, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm và truyền máu, khuyến khích
các thành phần kinh tế tham gia, phát triển các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
và CSSK, đáp ứng yêu cầu đa dạng của xã hội. Đề cao y đức gắn với xây

dựng và thực hiện quy chế hành nghề, xóa bỏ tiêu cực” [7].
Nghị quyết Trung ương lần thứ IV đã nhận định: Công tác khám bệnh,
chữa bệnh trong thời gian qua đã có tiến bộ, nhưng nhìn chung cịn chuyển
biến chậm. Chất lượng khám, chữa bệnh của tuyến dưới như Trạm Y tế, các
bệnh viện huyện chưa được nâng cao do khó khăn và hạn chế về nhiều mặt.
Khó khăn nhất vẫn là sự thiếu thốn về trang thiết bị phục vụ công tác khám
bệnh, chữa bệnh, kinh phí đầu tư hạn hẹp, thiếu cán bộ và đặc biệt là trình độ
cán bộ y tế cịn yếu kém.
Y tế cơ sở có vị trí chiến lược rất quan trọng trong hệ thống y tế nhà
nước, góp phần quyết định sự thành cơng của CSSKBĐ. Trạm Y tế xã,


12
phường là tuyến gần dân nhất, sát với dân nhất, đối tượng mà ngành y tế được
phục vụ. Trạm Y tế phát hiện những vấn đề sức khỏe sớm nhất và cũng là nơi
giải quyết những vấn đề sức khỏe đầu tiên và quyết định hướng xử trí sớm để
quyết định kết quả của một vấn đề sức khỏe, giải quyết 80% khối lượng phục
vụ y tế tại chỗ, là nơi thể hiện sự công bằng trong CSSKBĐ rõ nhất, nơi thực
hiện kiểm nghiệm các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về y tế;
là bộ phận quan trọng nhất của ngành y tế tham gia phát triển y tế và ổn định
chính trị - xã hội ở cơ sở [1].
Bàn về vai trò của hệ thống y tế cơ sở, Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh
đã nói rằng: “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở gồm y tế thôn bản,
xã, phường, quận, huyện, thị xã, đây là tuyến y tế gần dân nhất, đảm bảo cho
mọi người dân được CSSK cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện cơng
bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự an toàn
xã hội, tạo niềm tin của nhân dân đối với chế độ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo
công bằng, hiệu quả trong CSSK. Ngành y tế phải tìm mọi biện pháp đẩy
mạnh y tế dự phịng và bảo đảm cho mọi người dân khi đau ốm đều được
chăm sóc chẩn đốn, điều trị chu đáo, trong đó đặc biệt quan tâm đến người

nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, nơng dân là những người có nhiều khó
khăn trong đời sống nên dễ mắc bệnh tật và thường gặp khó khăn khi đến cơ
sở y tế. Củng cố và nâng cao chất lượng y tế cơ sở là thiết thực phục vụ đa số
nhân dân, đảm bảo công bằng và định hướng xã hội chủ nghĩa”.
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của Trạm Y tế xã
Bộ Y tế đã xác định Trạm Y tế xã, phường là đơn vị kỹ thuật đầu tiên
tiếp xúc với dân, nằm trong hệ thống y tế nhà nước, có chức năng cung cấp,
thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn
xã và có nhiệm vụ thực hiện tốt việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu. Tổ chức khám
bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng. Kết hợp y học cổ truyền với y học
hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân với chất lượng cao nhất,


13
quản lý sức khỏe về mọi mặt cho nhân dân trên địa bàn, chăm sóc và quản lý
thai, sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ). Thực hiện tốt cơng tác vệ sinh
phịng bệnh, triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế như tiêm
chủng mở rộng, phòng chống lao, sốt xuất huyết, tâm thần cộng đồng, quản lý
bệnh khơng lây nhiễm, các bệnh mãn tính ... và tổ chức TT-GDSK [14].
Rõ ràng Trạm Y tế xã, phường là y tế tuyến đầu, nơi nhân dân tiếp xúc
đầu tiên với hệ thống y tế nhà nước, cũng là nơi cuối cùng để thực hiện gần như
tất cả các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Trạm Y tế nằm
trong cộng đồng, phục vụ toàn diện và thường xuyên cho cộng đồng [6], [22].
Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam (1986) quyết định “đổi mới”
chuyển nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần. Những năm đầu
của thập kỷ 90, y tế xã, phường do khơng cịn được bao cấp nên thiếu điều
kiện hoạt động, do đó nhiều Trạm Y tế xã, phường bị xuống cấp thậm chí có
nơi tan rã, hoạt động chăm sóc sức khỏe ở nơng thơn sa sút và tạm thời ngưng
trệ, người dân tự lo sức khỏe bệnh tật của mình. Từ khi có Nghị quyết của

Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đưa ra "Những vấn đề cấp
bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân". Chính phủ đă có
Quyết định 58/TTg và Quyết định 131/TTg quy định một số vấn đề về tổ
chức, chế độ chính sách, trả lương cho cán bộ y tế xã, phường. Từ đó đến nay
mạng lưới y tế xã, phường từng bước được khôi phục lại, Trạm Y tế được
củng cố đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, chất lượng cán
bộ ngày càng được nâng lên, cán bộ có trình độ đại học và trung cấp chuyên
nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao, mỗi Trạm Y tế xã, phường có ít nhất có từ 4 cán
bộ y tế biên chế chính thức trở lên, hoạt động của Trạm Y tế đã đi vào nề nếp,
chức năng nhiệm vụ của TYT đã được quy định cụ thể.
Việc xây dựng Trạm Y tế phục vụ CSSKBĐ, vai trò của người thầy
thuốc rất quan trọng đó là người thầy thuốc đa khoa, có kiến thức, trách


14
nhiệm và giàu lịng u thương người bệnh. Có bác sĩ ở Trạm Y tế vững vàng
về chuyên môn sẽ giải quyết tốt các bệnh thông thường cho cộng đồng, xây
dựng sự tín nhiệm và lịng tin của người dân tại cộng đồng để từ đó làm tốt
cơng tác CSBVSK cho mỗi người dân, gia đình và cộng đồng, đó là cách tiếp
cận tốt nhất, đồng thời là phương thức hoạt động mang lại nhiều hiệu quả cho
Trạm Y tế xã, phường [6].
Ở tuyến xã, phường các hoạt động của Trạm Y tế chủ yếu tập trung
thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia và làm cơng tác y tế dự
phòng (phòng chống sốt rét, tiêm chủng mở rộng, sinh đẻ kế hoạch, vệ sinh
môi trường, dinh dưỡng...) trong khi đó hoạt động khám, chữa bệnh thơng
thường cho nhân dân bị sao nhãng và giảm sút nhiều [7]. Cơ sở vật chất, trang
thiết bị kỹ thuật của Trạm Y tế xã, phường ngày càng được đầu tư nâng cấp
tốt hơn, nhiều nơi đã có bác sĩ về xã nhưng hoạt động khám, chữa bệnh của
Trạm Y tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu CSBVSK nhân dân. Cán bộ y tế
xã, phường với mức lương thấp, phụ cấp thấp, nhưng ngồi cơng tác KCB họ

cịn phải thực hiện nhiều chương trình y tế tại xã nên gặp nhiều khó khăn cho
cuộc sống gia đình, sinh ra làm ngoài giờ và làm thêm nghề khác để tăng thu
nhập. Đó cũng là lý do làm cho cơng tác KCB và CSSKBĐ tại các TYT chất
lượng thấp, kém hiệu quả [7].
Theo một điều tra khảo sát về mức sống dân cư Việt Nam cho thấy, chỉ
có khoảng 15% người dân đến khám, chữa bệnh tại Trạm Y tế khi ốm đau [6].
Việc hạn chế sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh tại Trạm Y tế là một trong
nhiều nguyên nhân làm cho tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên càng
thêm trầm trọng. Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều nhưng tập trung
vào một số nguyên nhân như: thiếu trang thiết bị, nguồn nhân lực hạn chế và
cơ sở vật chất nghèo nàn. Theo một điều tra của Bộ Y tế năm 2001 về nhân
lực và trang thiết bị y tế, số Trạm Y tế xã, phường có cơ sở vật chất đạt tiêu
chuẩn của Bộ Y tế đề ra chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 9,8% [6]. Cịn về phía


15
người dân, qua khảo sát chỉ số hài lòng về cơ sở vật chất và trang thiết bị của
Trạm Y tế xã, phường cũng không cao. Đối với người sử dụng dịch vụ nội
trú, chỉ số hài lòng là 32%, người điều trị ngoại trú là 26%. Do khơng có kinh
phí để mua mới hoặc thay thế sửa chữa nên chỉ có khoảng 2/3 số Trạm Y tế
có các bộ trang thiết bị còn sử dụng được. Các trạm Y tế xã mới cung ứng
được khoảng 52% dịch vụ khám, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ
Y tế. Trong số 47,8% dịch vụ kỹ thuật chưa cung cấp được, các nguyên nhân
chủ yếu là do thiếu cán bộ phù hợp chiếm 52,7%, trang thiết bị khơng có hoặc
hư hỏng chiếm 45,8% [6], [7].
Đối với cơ sở vật chất, tính đến 31/12/2014, cả nước có 99% xã có nhà
trạm, về nguồn nhân lực có 78% xã có bác sỹ làm việc (bao gồm cả bác sỹ
làm việc tại trạm từ 3 ngày/tuần trở lên), 98% số xã có hộ sinh hoặc y sỹ sản
nhi, bên cạnh sự bất hợp lý về số lượng và cơ cấu, cán bộ y tế xã cịn ít được
đào tạo và đào tạo lại [8]. Nếu đối chiếu với tiêu chuẩn của Chiến lược quốc

gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao SKND giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết
định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ thì đã có
những tiêu chí đạt được và cịn nhiều tiêu chí chưa đạt [44]. Nhiều cán bộ từ
khi ra trường về công tác ở xã nhiều năm nhưng chưa một lần được đào tạo
lại. Vì vậy, kiến thức có được từ ngày ngồi trên ghế nhà trường bị mai một,
kiến thức mới lại không được cập nhật, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
chuyên môn tại Trạm Y tế [6].
Theo điều tra của Bộ Y tế, năng lực kỹ thuật của cán bộ trạm y tế xã
còn hạn chế. Tỷ lệ xử lý đúng các bệnh thơng thường cịn thấp, nhiều bệnh tỷ
lệ xử trí đúng chỉ đạt từ 30 - 40%.
Trong những năm gần đây, Nhà nước và ngành y tế đã triển khai việc
thực hiện một số chủ trương nhằm tăng cường chất lượng hoạt động và bổ
sung thêm nguồn lực cho Trạm Y tế, một trong những chủ trương đúng và có
hiệu quả là đưa bác sĩ về làm việc tại Trạm Y tế từ 1-3 ngày/tuần [14]. Bác sĩ


16
về công tác sẽ làm tăng cường chất lượng hoạt động của Trạm Y tế, đưa
người dân tiếp cận gần hơn với cán bộ có trình độ cao. Khám, chữa bệnh cho
người tham gia bảo hiểm y tế tại Trạm cũng là một chủ trương mới nhằm
nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người tham gia bảo hiểm y tế,
đồng thời cũng bổ sung thêm nguồn lực cho Trạm Y tế [60], [61]. Tuy nhiên
công tác hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật từ tuyến trên cho các trạm y tế xã còn
hạn chế, chưa thành nề nếp thường xuyên. Công tác hướng dẫn kiểm tra, đánh
giá việc tn thủ các quy trình chun mơn cịn hạn chế [6].
1.4. Tìn

ìn t ực iện Bộ ti u c í quốc ia tại Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng mạnh,

do đó việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện y tế cơ sở là góp phần thực hiện
cơng bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự an
toàn xã hội... Nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân, Ngành Y tế tiếp tục quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 Khóa VII, Chỉ thị 06 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX,
Nghị quyết 37/CP của Chính phủ, Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày
30/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
[39]; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 và Quyết định số 800/QĐTTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc
gia về Nơng thơn mới và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông
thôn mới giai đoạn 2010- 2020 [38].
Nội dung Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/09/2011 của Bộ
Trưởng Bộ Y tế có 10 Tiêu chí với 50 chỉ tiêu. 10 Tiêu chí được đưa ra đó là:
Chỉ đạo và điều hành cơng tác Chăm sóc sức khỏe nhân dân, Nhân lực y tế,
Cơ sở hạ tầng trạm y tế xã, Trang thiết bị, thuốc và các trang thiết bị khác, Kế
hoạch - Tài chính, Y tế dự phịng, vệ sinh mơi trường, các Chương trình mục


17
tiêu quốc gia về y tế, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và y dược cổ
truyền, chăm sóc sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình,
Truyền thơng - Giáo dục sức khỏe [14], [19].
Theo đánh giá của Bộ Y tế, đến hết năm 2013, trong hơn hai năm thực
hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 (gọi tắt là đạt tiêu
chí), tỷ lệ xã đạt Tiêu chí quốc gia trên cả nước khoảng 45%, nhưng có sự pha
trộn giữa số xã áp dụng Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010 và
Tiêu chí quốc gia giai đoạn 2011- 2020. Nghĩa là các xã đạt tiêu chí quốc gia
chủ yếu trên nền xã đã đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001- 2010.
Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia có sự khác nhau giữa các tỉnh, các vùng. Một số
tỉnh có điều kiện kinh tế phát triển, thuận lợi thì tỷ lệ xã đạt tiêu chí cao như

Thành phố Hồ Chí Minh (90,6%), Kiên Giang (58,6%), Đồng Nai (55,6%),
nhưng nhiều tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi như Hà Giang (10,2%), Thái
Ngun (8,8%), Lai Châu (12%)...[18]. Để mơ hình hoạt động của TYT xã
phù hợp với mơ hình bệnh tật của từng vùng, miền và phù hợp với từng địa
phương, ngày ngày 07/11/2014 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Bộ TCQGVYTX
giai đoạn đến năm 2020 kèm theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT [10].
Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 có khác so với
10 Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010 ban hành kèm theo Quyết
định 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế là chia TYT
xã thành 3 vùng, đó là vùng 1, vùng 2 và vùng 3 và quy định các tiêu chí để
phân vùng các xã như sau:
Vùng 3:
- Xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có khoảng cách từ
TYT đến Bệnh viện, trung tâm y tế hoặc phòng khám đa khoa (PKĐK) khu vực
gần nhất từ 5 km trở lên (nếu có địa hình đặc biệt khó khăn, từ 3 km trở lên).


18
- Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung
tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất từ 15 km trở lên.
- Các xã có điều kiện địa lý, giao thơng khó khăn, người dân khó tiếp
cận đến TYT xã và khó đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực.
Vùng 2:
- Xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có khoảng cách
từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất < 5 km
(nếu có địa hình đặc biệt khó khăn < 3 km).
- Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung
tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất từ 3 đến < 15 km.
- Các xã có điều kiện địa lý, giao thơng bình thường, người dân có thể
tiếp cận đến TYT xã và bệnh viện, trung tâm y tế, PKĐK khu vực.

Vùng 1:
- Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung
tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất < 3 km.
- Phường, thị trấn khu vực đơ thị.
- Các xã có điều kiện địa lý, giao thông thuận lợi, người dân dễ dàng
tiếp cận đến TYT xã và bệnh viện, trung tâm y tế, PKĐK khu vực.
Căn cứ vào các tiêu chí nêu trên, tùy thuộc vào tình hình thực tế của địa
phương như khoảng cách địa lý, địa hình, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
nhân dân, Sở Y tế chịu trách nhiệm rà soát, lập danh sách và phân loại các xã
của tỉnh theo từng vùng cho phù hợp.
Bộ tiêu chí cũng quy định chức năng, nhiệm vụ chính của TYT xã,
trong đó một số hoạt động chuyên môn không bắt buộc thực hiện đối với các
xã vùng 2 và vùng 1 như: Không bắt buộc có điều trị nội trú, đỡ đẻ thường, kỹ


19
thuật phụ sản, kỹ thuật nhi đối với vùng 2 và vùng 1; Khơng bắt buộc có vườn
cây thuốc nam và không bắt buộc cung cấp dịch vụ KHHGĐ đối với vùng 1.
Ngồi ra Bộ tiêu chí cũng có bổ sung chỉ tiêu mới như Tiêu chí 9. Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình, và một số tiêu chí ở mức cao hơn nên khó thực
hiện, đó là: Tiêu chí 2: Nhân lực y tế, quy định về biên chế và cơ cấu cán bộ
đủ cán bộ y tế theo định mức biên chế tại Thông tư liên tịch số
08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/06/2007 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ. Biên
chế tối thiểu của một TYT xã là 5 biên chế, thì đa số các trạm y tế đạt được và
đã có cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã theo Thông tư số 05/2008/TTBYT ngày 14/05/2008 của Bộ Y tế. Nhưng cơ cấu cán bộ theo 5 nhóm chức
danh như: bác sỹ, y sỹ đa khoa/YDCT/sản nhi, hộ sinh trung học, điều dưỡng
trung học, dược sỹ trung học (đối với miền núi có thể là dược sỹ sơ học, có
thể chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) còn bất hợp lý như thiếu bác sỹ, y sỹ sản
nhi, y sỹ Y học cổ truyền. Cán bộ y tế được đào tạo lại và đào tạo liên tục về
lĩnh vực chuyên môn theo quy định tại Thơng tư số 22/2013/TT-BYT ngày

09/08/2013 cịn hạn chế. Chỉ tiêu 4: Có bác sỹ thuộc biên chế của trạm y tế.
Đối với Trạm y tế khơng có bác sỹ làm việc thường xuyên, nhưng có bác sỹ
làm việc tối thiểu 2 buổi/tuần theo lịch được thông báo trước. Chỉ tiêu này rất
khó đạt đối với các tỉnh miền núi do số lượng bác sỹ tại các bệnh viện huyện
hiện còn thiếu, yếu; khoảng cách từ bệnh viện huyện tới các trạm y tế ở vùng
sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn rất xa, giao thơng đi lại khó
khăn [30]. Tiêu chí 3. Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố
hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế, đây cũng
chính là yêu cầu để đạt được tiêu chí quốc gia về y tế xã trong giai đoạn đến
năm 2020 [28]. Đối với cơ sở vật chất thì các trạm y tế phải được xây dựng
theo “tiêu chuẩn ngành - thiết kế mẫu” do Bộ Y tế ban hành, với một số tiêu
chí cơ bản là gần trung tâm xã, hoặc cạnh đường giao thơng chính của xã, xe
cứu thương vào được TYT xã, đối với vùng sơng nước, có thể tiếp cận được


20
bằng đường thủy; diện tích mặt bằng đất tùy theo điều kiện cụ thể của từng
địa phương nhưng đối với khu vực nông thôn (vùng 2 và vùng 3) từ 500m2 trở
lên và từ 60m2 trở lên với khu vực thành thị (vùng 1). Diện tích xây dựng và
sử dụng của khối nhà chính thành thị (Vùng 1) ≥ 150 m2; nông thôn, miền núi
(vùng 2 và vùng 3) ≥ 250 m2. [10]. Về số phòng làm việc: với vùng 2 có ít
nhất 9/13 phịng chức năng trở lên, vùng 2 ít nhất có 7/13 phịng, vùng 1 có ít
nhất 5/13 phịng chức năng. Diện tích mỗi phịng đủ để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ được giao. So với CQGVYTX thì có thêm 05 phịng như: Phịng xét
nghiệm (cận lâm sàng), Phịng sơ cứu, cấp cứu, Phịng tiêm, Phịng hành
chính, Phòng trực. Hiện nay đa số các trạm y tế xã được đầu tư xây dựng từ
những năm 1990, có 4-5 phịng, diện tích phịng chật hẹp, đã xuống cấp. Kinh
phí đầu tư cho xây dựng trạm mới rất lớn, trong khi ngân sách của các tỉnh
miền núi hạn hẹp nên khó đạt điểm tốt đa ở chỉ tiêu này. Tiêu chí 11. Nguồn
nước sinh hoạt, nhà tiêu, xử lý rác thải có nêu: nguồn nước sinh hoạt hợp vệ

sinh cơ bản được dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt được ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009
của Bộ Y tế. Hiện nay các xã thuộc các huyện miền núi, chủ yếu sử dụng
nước sinh hoạt từ giếng đào, bể nước mưa, máng lần, các chỉ tiêu chất lượng
mới dừng lại ở đánh giá về cảm quan như mầu sắc, mùi vị, độ đục. Các chỉ
tiêu khác: Clo, pH, hàm lượng Amoni, hàm lượng sắt, chỉ số Pecmanganat, độ
cứng tính theo CaCO3, hàm lượng Clorua, hàm lượng Asen, Colifom, E.coli
hoặc Colifom chịu nhiệt chưa đánh giá được vì gặp khó khăn về kinh phí. Các
chất thải y tế nguy hại (chất thải rắn và chất thải lỏng) được thu gom, xử lý
theo quy định của ngành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về việc ban
hành Quy chế chất thải y tế. Đây là chỉ tiêu mới so với CQGVYTX và khó
thực hiện, đặc biệt là các xã ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, vùng đặc
biệt khó khăn; Tiêu chí 4 về trang thiết bị, thuốc và các phương tiện khác:
Trong đó, chỉ tiêu 13 có nêu: TYT xã đảm bảo có ≥70% loại TTB và đủ số


21
lượng còn sử dụng được theo Danh mục trang thiết bị của Trạm y tế xã theo
quy định hiện hành (Nếu có dưới 50% chủng loại trang thiết bị thì khơng đạt
tiêu chí quốc gia về y tế). Hiện nay, đa số các TYT xã thiếu trang thiết bị, đặc
biệt là Máy điện tim, Máy siêu âm đen trắng xách tay, Máy đo đường huyết.
Chỉ tiêu 33: Thực hiện dịch vụ kỹ thuật trong Tiêu chí 7 (khám, chữa bệnh,
phục hồi chức năng và y học cổ truyền): TYT xã có khả năng để thực hiện
≥80% các dịch vụ kỹ thuật có trong Quy định Phân tuyến kỹ thuật và Danh
mục kỹ thuật trong khám, chữa bệnh hiện hành của Bộ Y tế. Bảo đảm việc
thực hiện sơ cứu, cấp cứu thông thường theo đúng quy định của Bộ Y tế (Nếu
thực hiện dưới 50% dịch vụ kỹ thuật thì khơng tiêu chí quốc gia về y tế).
Trước đây Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/08/2005 của Bộ trưởng
Bộ Y tế, tổng cộng là 109 kỹ thuật được phép thực hiện tại tuyến xã. Như vậy
chỉ tiêu 80% sẽ là 87 các kỹ thuật mà cán bộ trạm y tế có thể thực hiện khi có

yêu cầu. Nhưng đến nay thực hiện theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày
11/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định chi tiết phân tuyến
chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì tuyến
xã có 914 kỹ thuật theo phấn tuyến nên chỉ tiêu này khó thực hiện. Một số chỉ
tiêu khó thực hiện khác như: tỷ lệ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm
y tế (BHYT); Thực hiện khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (hoặc kết hợp
y học cổ truyền với y học hiện đại) cho ≥ 30% số bệnh nhân đến KCB tại
TYT xã của người dân; Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; tỷ lệ
trẻ em < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng/tuổi, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở
lên ở các xã vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Kết quả thực hiện Bộ
TCQGVYTX đến 31/12/2014, tồn quốc có tỷ lệ số xã đạt là 55% [8].
1.5. Tìn

ìn t ực iện Bộ ti u c í quốc ia tại tỉn Hịa Bìn

Hịa Bình là tỉnh miền núi thuộc tiểu vùng Tây Bắc của khu vực Trung
du miền núi phía Bắc, phía Đơng giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh
Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà


22
Nam, Ninh Bình. Tỉnh nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, cách trung tâm
Thủ đô Hà Nội 76 km theo đường quốc lộ 6, có vị trí quan trọng trong chiến
lược phòng thủ khu vực và cả nước; Có mạng lưới giao thơng đường bộ và
đường thủy tương đối phát triển trong đó các tuyến đường quốc gia quan
trọng chạy qua như đường Hồ Chí Minh, quốc lộ số 6… Tỉnh có 11 đơn vị
hành chính trực thuộc, bao gồm: thành phố Hịa Bình và 10 huyện với 210 xã,
phường, thị trấn. Địa hình của Hịa Bình chủ yếu là đồi, núi dốc theo hướng
Tây Bắc - Đơng Nam, có nhiều tác động tới hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế của
người dân trong tỉnh. Khi gặp các vấn đề về sức khỏe, người dân ở vùng thấp

có xu hướng tìm đến những cơ sở y tế ở đô thị; ngược lại đồng bào dân tộc ở
vùng cao thường chỉ sử dụng dịch vụ y tế tại chỗ. Hịa Bình nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình 60%, nhìn chung khí hậu tương đối phức
tạp, mưa nắng thất thường tạo ra các vùng tiểu khí hậu khác nhau trên địa bàn
tỉnh, gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe của người dân trong tỉnh
đặc biệt là với trẻ em, người cao tuổi.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đa
số là các dân tộc ít người (chiếm 73%) và chủ yếu sống ở các huyện vùng cao.
Trong số này, người Mường chiếm 63%, người Thái chiếm 3,9%. Ngồi ra,
trên địa bàn tỉnh cịn có một số dân tộc thiểu số khác như Dao, Tày, H‟mơng,
Hoa,… Một số đồng bào dân tộc thiểu số, cịn bảo lưu nhiều thói quen lạc hậu
trong sản xuất nơng nghiệp cũng như trong sinh hoạt nên tiềm ẩn nhiều nguy
cơ gây bệnh, ốm đau. Đáng chú ý có những nơi, phụ nữ mang thai cịn sinh tại
nhà, khơng đến cơ sở y tế...
Trong giai đoạn 2010-2014, tỷ lệ tăng dân số của tỉnh là 1,01%/năm.
Quy mô dân số của tỉnh năm 2014 là 827.300 người, chiếm 0,9% dân số cả
nước. Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 175 người/km2, phân bố dân cư
không đồng đều, dân số chủ yếu tập trung ở các huyện vùng thấp và đô thị.


23
Tuổi thọ trung bình của tỉnh năm 2014 là 72,8 thấp hơn so với tuổi thọ bình
qn của tồn quốc (73,2).
Là tỉnh miền núi nhưng mật độ dân số Hòa Bình khá cao, khoảng 179
người/km2 (năm 2014). Phân bố dân cư giữa khu vực thành thị với khu vực
nông thôn, giữa các huyện vùng thấp với các huyện vùng cao có sự chênh
lệch rất lớn, đặc biệt là vùng núi cao như huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc,
Lạc Sơn dân cư ít, phân tán. Do đặc điểm phân bố dân cư mang tính đặc thù
và các yếu tố liên quan khác dẫn đến điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở các
vùng núi cao gặp nhiều khó khăn, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng

sức khỏe cũng như hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người
dân tại khu vực này.
Năm 2014, trong bối cảnh chung của cả nước, tăng trưởng kinh tế của
tỉnh ước đạt 10,5%/năm. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh có hướng chuyển
dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng
khu vực nông nông thủy sản. Trong thời gian qua, Nhà nước và tỉnh Hịa Bình
đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn, nhưng một phần do điều kiện kinh tế - xã hội ở những khu vực này cịn
nhiều khó khăn nên khả năng phát huy hiệu quả chính sách cịn hạn chế. Tỉnh
cũng thành công trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 26,09% năm 2011 xuống
còn 15,7% năm 2014 (Nguồn: Bộ Y tế, Báo cáo Tổng kết công tác Y tế năm
2014; Sở Y tế Hịa Bình, Báo cáo Tổng kết công tác Y tế năm 20142014 &
Niên giám thống kê y tế tỉnh Hịa Bình 2012).
Cơng tác y tế tuyến xã trên địa bàn tỉnh Hịa Bình trong những năm qua
đã được củng cố một bước cả về tổ chức, cán bộ, cơ chế chính sách và đầu tư.
Đặc biệt là sau khi có Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; Quyết
định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 của Bộ Y tế về thực hiện
“Chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2002 - 2010”; Chỉ thị số 11/CT-UBND


24
ngày 28/6/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình về việc Đẩy
mạnh xây dựng xã đạt Chuẩn quốc gia y tế. Kết quả đến hết năm 2010 tồn
tỉnh có 47,6% xã đạt Chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010 (100/210 xã), tỷ lệ
đạt thấp so với chỉ tiêu đề ra là 60% tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ
tỉnh Hịa Bình lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015 [29], [40].
Việc phấn đấu đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã đã làm thay đổi bộ mặt y tế
xã. Những xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế chất lượng chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho nhân dân được nâng lên rõ rệt. Các đối tượng chính sách xã hội,

người nghèo, đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh, người dân
tham gia BHYT được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuận lợi và có chất
lượng hơn. Trên địa bàn xã nhiều năm liền khơng có dịch lớn, dịch nguy hiểm
xảy ra do cán bộ y tế đã tích cực, chủ động phịng chống dịch bệnh; công tác
truyền thông - Giáo dục sức khỏe (TT - GDSK) được quan tâm hơn, ý thức tự
bảo vệ sức khoẻ của người dân được nâng cao. Kết quả nổi bật trong quá trình
thực hiện Chuẩn Quốc gia về y tế xã là các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt
trận tổ quốc, các đồn thể nhân dân và các tổ chức xã hội đã quan tâm hơn
trong chăm lo cho sức khỏe của người dân. Nguồn kinh phí đầu tư cho y tế xã
được tăng cường từ ngân sách Nhà nước và từ nguồn xã hội hoá đã hỗ trợ có
hiệu quả cho việc xây dựng, nâng cấp cải tạo, sửa chữa cơ sở hạ tầng, mua
sắm trang thiết bị và đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ
Trạm y tế xã [30].
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, cịn có khó khăn, tồn tại
trong việc thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010, đó là:
Một số Cấp uỷ, Chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh
đạo, chỉ đạo và quản lý hoạt động y tế, nhất là việc xây dựng CQGVYTX.
Trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ y tế, nhất là y tế xã còn hạn chế cả
về quản lý và chuyên môn cũng như công tác tham mưu cho Lãnh đạo xã thực
hiện CQGVYTX. Kinh phí đầu tư cho xây dựng CQGVYTX còn hạn chế.


25
Để tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, Ngày
22/09/2011, Bộ Y tế ban hành Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn
2011-2020 kèm theo Quyết định số 3447/QĐ-BYT) [10]. Sau khi Bộ
TCQGVYTX được ban hành, tỉnh Hồ Bình đã kiện tồn Ban chỉ đạo thực
hiện Bộ TCQGVYTX giai đoạn 2011 - 2020 các cấp. Ngày 08/05/2014, Ủy
ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 574/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch
thực hiện Tiêu chí Quốc gia về y tế xã tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2014-2020

[50]. Qua 02 năm thực hiện Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/09/2011
của Bộ trưởng Bộ Y tế, tính đến 31/12/2013, trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 16,2%
(34/210 xã). Trong đó, năm 2012 có 14/210 xã đạt TCQGVYTX chiếm 6,7%;
năm 2013 có 20/210 xã đạt TCQGVYTX chiếm 9,5%. Qua đánh giá kết quả 2
năm thực hiện, Bộ Y tế thấy có những bất cập của Bộ Tiêu chí, cần phải điều
chỉnh cho phù hợp với mơ hình bệnh tật của từng vùng, miền, từng địa
phương, ngày 07/11/2014 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Bộ TCQGVYTX giai
đoạn đến năm 2020 kèm theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT. Sau khi Quyết
định được ban hành, Sở Y tế tỉnh Hịa Bình tham mưu cho Ban chỉ đạo
(BCĐ) tỉnh hướng dẫn BCĐ CSSKND các huyện, thành phố chỉ đạo, hướng
dẫn BCĐ CSSKBĐ các xã triển khai thực hiện theo Bộ tiêu chí mới, đồng
thời củng cố, duy trì các xã đã đạt tiêu chí [33]. Căn cứ tiêu chí phân vùng các
xã trong Bộ tiêu chí, Sở Y tế đã rà sốt và phân loại các xã trên địa bàn tỉnh
theo 3 vùng, cụ thể [12], [19].


×