Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ hữu thỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.08 KB, 113 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

----------------------------

NGUYỄN THỊ HOA

PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ PHÁP
TRONG THƠ HỮU THỈNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Thái Ngun - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

----------------------------

NGUYỄN THỊ HOA

PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ PHÁP
TRONG THƠ HỮU THỈNH

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC


Mã số
: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.

Phạm Văn Tình

Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................ 7
6. Phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................................................ 7
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 7
8. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 8
Chƣơng I ...........................................................................................9
CƠ SỞ LÍ LUẬN ...............................................................................9
1.1. Một vài nét về ngữ pháp văn bản (NPVB) ............................................... 9
1.1.1. Khái niệm về văn bản ......................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm li ên kết văn bản và một số khái niệm liên quan đến liên

kết văn bản ..................................................................................................... 9
1.2. Hệ thống các phép liên kết văn bản ........................................................ 11
1.2.1. Phép lặp ............................................................................................. 11
1.2.2. Phép đối ............................................................................................. 16
1.2.3. Phép liên tưởng ................................................................................. 19
1.2.4. Phép tuyến tính .................................................................................. 22
1.2.5. Phép thế ............................................................................................. 24
1.2.6. Phép tỉnh lược ................................................................................... 26
1.2.7. Phép nối ............................................................................................. 28
1.3. Vai trò của phép lặp trong liên kết văn bản thơ ..................................... 29
Chƣơng 2 .........................................................................................32
PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ HỮU
THỈNH ............................................................................................32
2.1. Lí thuyết về hiện tượng lặp ...................................................................... 32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1




2.1.1. Hiện tượng lặp ................................................................................... 32
2.1.2. Phép lặp từ vựng ............................................................................... 34
2.1.3. Phép lặp ngữ pháp ............................................................................. 39
2.2. Đôi nét về ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh ....................................................... 41
2.3. Kết quả khảo sát và thống kê phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong
thơ Hữu Thỉnh ................................................................................................. 44
2.3.1. Kết quả phép lặp từ vựng trong thơ Hữu Thỉnh .............................. 44
2.3.2. Kết quả phép lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh ........................... 57
2.4. Tiểu kết ..................................................................................................... 60

Chƣơng 3 .........................................................................................62
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ
PHÁP TRONG THƠ HỮU THỈNH ...................................................62
3.1. Giá trị nghệ thuật của phép lặp từ vựng trong thơ Hữu Thỉnh .............. 62
3.1.1. Lặp từ vựng góp phần tạo nên giá trị nhận thức ............................. 62
3.1.2. Lặp từ vựng góp phần tạo nên giá trị miêu tả ................................. 72
3.1.3. Lặp từ vựng tạo giá trị biểu cảm ...................................................... 74
3.1.4. Lặp từ vựng góp phần tạo nên nhạc điệu cho thơ ........................... 77
3.1.5. Lặp từ ngữ góp phần tạo nên giá trị liên kết .................................... 79
3.2. Giá trị nghệ thuật của phép lặp ngữ pháp ............................................... 86
3.2.1. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên tính nhạc cho thơ ......................... 86
3.2.2. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị nhận thức ........................... 90
3.2.3. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị miêu tả ............................... 97
3.2.4. Lặp ngữ pháp tạo giá trị biểu cảm.................................................. 100
3.2.5. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị liên kết ............................. 102
3.3. Tiểu kết ............................................................................................... 107
PHẦN KẾT LUẬN ................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 110

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2




MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ học trong suốt q trình phát triển ln quan niệm câu là đơn

vị cao nhất, hồn chỉnh nhất. Nhà ngơn ngữ học Mĩ L. Bloomfield đã từng
đưa ra định nghĩa: “Câu là một kết cấu mà trong phát ngôn đang xét không
phải là bộ phận của một kết cấu lớn hơn nào” (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm).
Hay một nhà ngôn ngữ học Nga A.A. Refrmatskij cũng nói: “Trong ngơn ngữ
khơng cịn gì và khơng thể cịn gì nữa ngồi các đơn vị: âm vị, hình vị, từ,
câu”. Nhưng trên thực tế các lí thuyết ngơn ngữ xây dựng trong phạm vi câu
ngày càng bộc lộ những hạn chế, không đáp ứng hết được nhu cầu của lí luận
và thực tiễn. Chính vì thế một bộ môn mới ra đời nghiên cứu những hiện
tượng ngơn ngữ ở lĩnh vực trên câu đó là ngôn ngữ học văn bản.
Ngôn ngữ học văn bản là một bộ môn khá mới mẻ trong khoa học ngôn
ngữ. Trong ngữ pháp văn bản thì tính liên kết được xem là đặc điểm cơ bản
nhất bởi các nhà ngôn ngữ học văn bản cho rằng văn bản không phải là một
phép cộng đơn thuần của các câu. Giữa các câu trong một văn bản có một mối
liên hệ chặt chẽ. Bất kì một văn bản nào cũng sử dụng một hoặc hơn một
phương thức liên kết và đôi khi còn lồng ghép, đan xen giữa các phép liên
kết: như sử dụng phép thế để tránh lặp từ vựng, hay như trong lặp ngữ pháp
thường có phép đối đi kèm….Ngồi ra người ta còn chú ý đến những hiện
tượng mang chức năng liên kết như: sử dụng từ nối, song hành cú pháp, các
hiện tượng tỉnh lược…Trong số những phương tiện liến kết câu đó chúng tơi
nhận thấy hiện tượng lặp là một hiện tượng khá phổ biến trong tiếng Việt. Nó
khơng chỉ được các nhà nghiên cứu quan tâm mà các nhà thơ, nhà văn cũng
sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật để tạo nên những tác động tích cực tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3





cảm quan của người đọc.Trong các nhà thơ đã từng biết đến chúng tôi nhận
thấy Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ như thế. Ông đã sử dụng hiện
tượng lặp như một thủ pháp để liên kết văn bản.
Tác giả Hữu Thỉnh là tác giả được giảng dạy trong trường phổ thơng nên
việc tìm hiểu về hiện tượng lặp trong các sáng tác của nhà thơ này này là một
việc hết sức cần thiết. Điều này sẽ giúp chúng ta nắm vững kiến thức cơ bản
về hiện tượng lặp để sử dụng một cách đúng đắn, hiệu quả.
Từ những lí do trên chúng tơi mạnh dạn tiến hành chọn đề tài nghiên
cứu:
“Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh”
2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam mãi đến những năm 70 ngữ pháp văn bản và đặc biệt là hiện
tượng lặp đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu và thừa nhận
chúng như một hiện tượng phổ biến trong tiếng Việt. Trong khi đó trên thế
giới ngữ pháp văn bản được hình thành từ những năm 40-50 của thế kỉ XX
với các tên tuổi như: K. Boot, N. S. Pospelov, Z. S. Haris…
Những tác giả tiêu biểu đã đề cập đến hiện tượng này trong các cơng
trình nghiên cứu như:
Trần Ngọc Thêm, cuốn “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt”, NXB
GD, 1999.
Đinh Trọng Lạc, cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ trong tiếng Việt”,
NXB GD, Hà Nội.
Nguyễn Minh Thuyết, cuốn ”Tiếng Việt thực hành”, NXB ĐH QG HN,
2001.
Diệp Quang Ban và Đỗ Hữu Châu cuốn “Tiếng Việt 10”, NXB GD 2000.
Đinh Trọng Lạc cuốn “Phong cách học tiếng Việt”, NXB GD 1999.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4





Diệp Quang Ban cuốn “Văn bản và liên kết trong văn bản”, NXB GD
2006.
Trong các tài liệu hiện có về ngôn ngữ học văn bản khái niệm lặp được
hiểu khá rộng và rất nhiều ý kiến khác nhau. Song tựu trung theo các nhà
ngôn ngữ học Việt Nam, hiện tượng lặp được hiểu thống nhất là: “phép lặp là
một phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngơn những yếu tố
đã có ở chủ ngơn” (Trần Ngọc Thêm).
Dưới cấp độ nghiên cứu khác nhau hiện tượng lặp được gọi tên, phân
loại, và có sự khu biệt ở từng tác giả.
Theo Diệp Quang Ban và Đỗ Hữu Châu trong Tiếng Việt 10, NXB GD
2000, cũng cho những cách gọi tên khác nhau về hiện tượng lặp, chẳng hạn
như lặp từ ngữ được gọi là điệp ngữ và cũng đưa ra những cách định nghĩa
như sau: “Điệp ngữ là cách lặp từ ngữ trong câu hoặc trong cụm từ nhằm tạo
ra sức biểu cảm hoặc làm tăng sức diễn đạt ý nghĩa của lời nói”. Các ơng phân
chia lặp dựa trên mặt cấu tạo thành: lặp nối tiếp, lặp cách quãng, lặp đầu –
cuối, lặp cuối - đầu, lặp vòng tròn.
Còn Đinh Trọng Lạc khi xem xét hiện tượng lặp lại là một dạng của
phượng tiện tu từ cú pháp ông cũng gọi lặp là điệp ngữ. Từ đó ơng định
nghĩa: “Điệp ngữ là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh
ý, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh, hoặc gợi xúc cảm trong lịng người đọc,
người nghe”.
Mặc dù có sự khác nhau trong nội hàm khái niệm, và cách gọi tên song
nhìn chung ba tác giả Đinh Trọng Lạc, Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu Châu đều
đã chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng lặp.
Đến với Trần Ngọc Thêm, ta thấy tác giả đã bắt đầu hệ thống hoá các
phương tiện liên kết của văn bản tương đối chi tiết. Trong cuốn Hệ thống liên

kết văn bản tiếng Việt, tác giả coi hiện tượng lặp là một phương tiện liên kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5




văn bản.Vì từ quan niệm này, cho phép các nhà nghiên cứu mở rộng hướng
quan sát để chỉ ra các quy tắc liên kết các phát ngôn thông qua hiện tượng lặp.
Nó đã mở ra một hướng tiếp cận mới cho những người nghiên cứu ngơn ngữ
học nói chung và nghiên cứu văn bản nói riêng.
Cịn trong cuốn Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Diệp Quang Ban đã
nghiên cứu hiện tượng lặp như một phương thức liên kết văn bản nhưng ơng
đề cập nhiều về phương diện lí luận mà chưa thực sự đi sâu vào mặt biểu hiện
của chúng trên văn bản.
Tất cả những cơng trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ kể trên xét về
phương diện lý luận đều là những thành tựu có giá trị trong công tác giảng
dạy, học tập, nghiên cứu tiếng Việt nói chung. Song, những cơng trình nghiên
cứu ấy cịn nằm trên bình diện rộng. Nó chưa thể đi vào tìm hiểu hết ý nghĩa
và tác dụng của hiện tượng lặp ở từng tác giả và tác phẩm cụ thể.
Hưu Thỉnh đã góp mặt trên thi đàn văn học Việt Nam với rất nhiều tác
phẩm có giá trị, để lại ấn tượng sâu sắc trong lịng độc giả. Nhưng những
cơng trình khoa học nghiên cứu, phê bình đã có những đánh giá, phân tích về
mọi mặt như: nội dung, hình thức, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ... Trong sáng tác
của Hữu Thỉnh, chưa có một cơng trình chun biệt nào đề cập đến hiện
tượng lặp được sử dụng như một phương thức liên kết văn bản.
Với tình hình đã trình bày ở trên, chúng tôi thấy việc nghiên cứu hiện
tượng lặp trong sáng tác của Hữu Thỉnh quả là một cơng việc khó khăn nhưng

rất bổ ích, lý thú.
Trong luận văn này trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học đã đạt
được ở mặt lý luận, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu trong những tác phẩm cụ
thể để làm rõ cách sử dụng và giá trị của hiện tượng lặp - một hiện tượng khá
phổ biến trong sáng tác của nhiều tác giả. Tư liệu mà chúng tôi khảo sát cụ
thể là nhà thơ Hữu Thỉnh với các tác phẩm thơ của ơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6




3. Mục đích nghiên cứu
- Chỉ ra các hiện tượng lặp từ vựng, lặp ngữ pháp trong các câu thơ của
Hữu Thỉnh.
- Nghiên cứu giá trị của hiện tượng lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong các câu
thơ của Hữu Thỉnh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Vận dụng những kiến thức cơ bản của các nhà nghiên cứu đi trước để
tìm hiểu về hiện tượng lặp trong các sáng tác của Hữu Thỉnh.
- Miêu tả cơ chế biểu hiện của hiện tượng lặp từ vựng và lặp ngữ pháp
trong thơ Hữu Thỉnh.
- Miêu tả giá trị của hiện tượng lặp trong sáng tác của Hữu Thỉnh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về mặt lí luận: Qua việc xem xét hiện tượng lặp sử dụng trong sáng tác
của Hữu Thỉnh chúng tơi hi vọng sẽ đóng góp một phần vào việc nghiên cứu
phong cách tác giả qua việc miêu tả một thủ pháp liên kết văn bản.
Về mặt thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn

các giá trị ngữ nghĩa của thơ Hữu Thỉnh. Giúp cho việc cảm thụ, giảng dạy
thơ trong nhà trường được tốt hơn, sinh động hơn.
6. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Với khuôn khổ của luận văn chúng tơi khơng có điều kiện nghiên cứu tất
cả các tập thơ của Hữu Thỉnh. Chúng tôi chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu
tập thơ “Từ chiến hào tới thành phố”.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tơi sử dụng một số phương pháp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7




7.1. Phương pháp khảo sát thống kê ngôn ngữ học
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát thống kê hiện tượng lặp
trong sáng tác của Hữu Thỉnh.
Trên cơ sở khảo sát, thống kê sẽ phân loại tư liệu thành các tiểu loại để
miêu tả.
7.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
Từ kết quả thống kê phân loại được chúng tôi tiến hành so sánh đối
chiếu và đưa ra nhận xét về hiện tượng lặp được sử dụng như thế nào trong
sáng tác của Hữu Thỉnh.
7.3. Phương pháp phân tích văn bản và phân tích diễn ngơn
Phương pháp này được chúng tơi vận dụng để phân tích, mơ tả làm sáng
tỏ ý nghĩa, giá trị mà hiện tượng lặp mang lại trong văn bản thơ của Hữu
Thỉnh.
8. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương.
- Chương I: Cơ sở lý luận.
- Chuơng II: Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh.
- Chương III: Giá trị nghệ thuật của phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp
trong thơ Hữu Thỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8




Chƣơng I
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một vài nét về ngƣ̃ pháp văn bản (NPVB)
1.1.1. Khái niệm về văn bản
* Quan niệm thƣ́ nhất
“Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ , nó là một
thể thớng nhất có tí nh trọn vẹn về nợi dung

, hồn chỉnh về hình thức . [5,

tr.19].
* Quan niệm thƣ́ hai
“Văn bản là một hệ thống gồm một chuỗi câu được sắp xế

p theo hì nh

tuyến tí nh và có tổ chức chặt chẽ , trong đó mỗi câu là một đơn vị liên kết của

văn bản . Mỗi đơn vị của văn bản tổ hợp gắn bó với nhau tạo thành mợt cấu
trúc hồn chỉnh , nhằm thực hiện mợt ý đờ giao tiếp c hung”. [Lê A, Đình Cao,
Làm văn, Nxb GD, 1989].
1.1.2. Khái niệm liên kết văn bản và một số khái niệm liên quan đến
liên kết văn bản
1.1.2.1. Khái niệm liên kết văn bản
Liên kết văn bản là một mạng lưới các mối liên hệ và quan hệ

giữa các

câu, các đoạn, các phần… trong mỗi văn bản .
1.1.2.2. Một số khái niệm liên quan đến liên kết văn bản
* Khái niệm chủ ngôn và kết ngôn
Trong hai câu liên kết với nhau , có một câu chứa đựng chỉ ra sự liên kết
của nó v ới câu cịn lại - câu đó được gọi là kết ngơn. Câu còn lại có vai trò
độc lập hơn được gọi là chủ ngơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9




Như vậy chủ ngôn là phát ngôn tiền đề, phát ngơn đứng làm chủ. Cịn kết
ngơn là phát ngơn liên kết với các phát ngơn khác. Đó là nói theo quan hệ
giữa hai câu đang xét. Trên thực tế, một kết ngơn này lại có thể là chủ ngơn
của phát ngơn khác.
Ví dụ:
(1)Đánh mắng lắm, nó mụ người đi đấy.(2) Mà mình bắt nó làm vừa vừa
chứ.

(Nam Cao)
Trong ví dụ trên, câu (1) liên kết với câu (2) – câu (1) là chủ ngơn (phát
ngơn đứng làm chủ), cịn câu (2) chứa những dấu hiệu liên kết với câu (1) (từ
nối mà và từ nó)- đó là kết ngơn (phát ngôn liên kết).
* Khái niệm yếu tố liên kết, kết tố, chủ tố.
Những yếu tố trực tiếp tham gia thể hiện sự liên kết ở chủ ngôn và kết
ngôn được gọi là các yếu tố liên kết . Yếu tố liên kết ở kết ngôn được gọi là
kết tố, yếu tố liên kết ở chủ ngô n được gọi là chủ tớ .
Ví dụ:
“Cứ quan sát kĩ thì rất nản. Nhưng tơi chƣa nản chỉ vì có lẽ tơi tin vào
ơng cụ”.
(Nam Cao)
Ở ví dụ này yếu tố liên kết là từ “nản” và cụm từ “chƣa nản”. Từ “nản”
là chủ tố cịn từ “chƣa nản” là kết tố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10




* Khái niệm câu tự nghĩa và câu hợp nghĩa
Trong hai câu liên kết với nhau nếu câu nào hoàn chỉ nh về nợi dung
có thể hiểu được nó mà khơng cần sự hỗ trợ

, ta

của câu cịn lại hoặc ngữ cảnh ,


câu đó là câu tự nghĩ a .
Câu hợp nghĩ a là câu không độc lập về nghĩ a , muốn hiểu được nó ta phải
dựa vào nghĩ a của câu khác hoặc ngữ cảnh .
Ví dụ:
(1) Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. (2) Đó là một truyền thống
quý báu của ta”
(Hồ Chí Minh)
Xét ví dụ trên câu (1) là câu tự nghĩa, câu (2) là câu hợp nghĩa.
1.2. Hệ thống các phép liên kết văn bản
1.2.1. Phép lặp
1.2.1.1. Khái niệm phép lặp
Phép lặp là một phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết
ngôn những yếu tố đã có ở chủ ngơn . [20, tr.87].
1.2.1.2. Phân loại phép lặp
Phép lặp có cả hai yếu tố liên kế t là chủ tố và kết tố được gọi là lặp tố .
Tùy thuộc và tính chất của lặp tố mà phép lặp có thể chia thành

3 dạng sau :

lặp ngữ âm, lặp từ ngữ và lặp ngữ pháp .
* Lặp ngữ âm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11




Là một dạng thức của phương thức lặp thự c hiện ở việc sử dụng trong kết

ngôn những yếu tố ngữ âm (như âm tiết , số lượng ấm tiết , khuôn vần , phụ âm
đầu, thanh điệu… ) đã có ở chủ ngơn.
Ví dụ:
“Cái bống là cái bống bang
Khéo sảy khéo sàng cho mẹ nấu cơm”
(Ca dao)
Trong ví dụ trên , vần “ang” ở âm tiết “bang” được lặp lại ở âm tiết
“sàng”.
- Phân loại lặp ngữ âm
Trong lặp ngữ âm , các phương tiện ngữ âm được sử dụng để liên kết
thường ở hai kiểu sau : lặp số lượng âm tiết và vần .
- Lặp số lượng âm tiết: đây là một phương tiện liên kết được sử dụng
trong văn vần của mọi ngơn ngữ .
Ví dụ:
“Nu na nu nống
Cái bống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật”
(Đồng dao)
Ở ví dụ trên ngồi lặp từ ngữ , lặp vần, lặp cấu trúc ngữ pháp , các câu cịn
liên kết với nhau nhờ lặp sớ lượng âm tiết (4 âm tiết).
- Lặp vần:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12





Ví dụ:
“Mẹ bớng đi chợ đƣờng trơn
Bớng ra gánh đỡ chạy cơn mƣa ròng”
(Ca dao)
Ở ví dụ này câu dưới lặp lại vần “ơn” của câu trên (âm tiết trơn và cơn ).
* Lặp từ vựng
Là một dạng thức của phương thức lặp t hể hiện ở việc lặp lại trong kết
ngôn những từ hoặc những cụm từ (ngữ ) đã có ở chủ ngơn.
Ví dụ:
“Mái tây để lạnh hƣơng nguyền
Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng ”
(Nguyễn Du)
- Phân loại lặp từ vựng:
Lặp từ ngữ có thể được xem xét , phân loại dưới nhiều góc độ khác nhau
Căn cƣ́ về mặt cấu trúc, cấu tạo lặp tƣ̀ ngƣ̃ đƣợc chia ra làm 4 loại.
+ Lặp nối tiếp : là dạng lặp trong đó từ ngữ được lặp lại trực tiếp đứng
bên nhau.
Ví dụ:
“Chụn kể tƣ̀ nỡi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy”
(Phạm Tiến Duật)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13




+ Lặp cách quãng : là dạng lặp trong đó những từ ngữ được lặp lại đứng

cách xa nhau.
Ví dụ:
“Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều
Lịng khơng sao cả, hiu hiu khẽ buồn”
(Chiều – Xuân Diệu)
+ Lặp vòng tròn (lặp cuối đầu ): là dạng lặp có giá trị tu từ lớn thể hiện ở
chỗ cuối của cấu trước được lặp lại ở chữ đầu của câu sau .
Ví dụ:
“Cùng trơng lại mà cũng chẳng thấy
Thấy xanh xanh nhƣ̃ng mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt mợt mầu
Lịng chàng ý thiếp cứ sầu hơn ai”
(Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm)
+ Lặp đầu – cuối: là dạng lặp mà yếu tố được đứng ở đầu câu cịn yếu tố
lặp đứng ở ći câu.
Ví dụ:
“Vui là vui gƣợng kẻo là
Ai tri ân đó mặn mà với ai”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Căn cƣ́ vào chủ tố và lặp tố , ta có thể phân chia phép lặp tƣ̀ ngƣ̃ thành
hai loại: lặp tƣ̀ và lặp cụm tƣ̀ (ngƣ̃).
Trong cụm từ có thể phân thành : lặp hoàn toàn và lặp bợ phận .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14




Ví dụ: lặp từ

“Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”
(Đây Thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)
Ví dụ: lặp ngữ
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng q nhìn khơng ra”
(Đây thơn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử)
* Lặp ngữ pháp
Là một dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết
ngôn cấu trúc của chủ ngôn và có thể lặp lại cả một số hư từ mà chủ ngơn đã
sử dụng.
Ví dụ:
“Ta say ngựa cũng la đà
Trời cao xuống thấp, núi xa lại gần
Ta say ngựa cũng tần ngần
Trên lưng ta quẩy một vùng giai nhân”
(Ta say – Lưu Trọng Lư)
- Phân loại lặp ngƣ̃ pháp
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của chủ ngôn và kết ngôn , có thể phân loại
lặp ngữ pháp thành bớn kiểu : lặp đủ, lặp thiếu, lặp thừa và lặp khác .
- Lặp đủ: là toàn bộ cấu trúc của chủ ngơn với đầy đủ các thành phần của
nó được lặp lại hồn tồn ở kết ngơn .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15




Ví dụ:

“Khơng tiếng, khơng tăm, khơng thưa, khơng hỏi
Khơng hát, không cười, không than, không tủi ”
(Trên đường đời - Lưu Trọng Lư)
- Lặp thiếu: là cấu trúc của chủ ngơn chỉ có một bộ phận trọng kết ngơn .
Ví dụ:
“Vẫn vui nhƣ lúc nãy, chồng đi trƣớc thổi sáo, vợ đằng sau hát theo”
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
- Lặp thừa: là ngồi cấu trúc của chủ ngơn , trong kết ngôn còn chứa thêm
một bộ phận nào đó của chủ ngơn khơng có .
Ví dụ:
“Lắng nghe trăng giải bên thềm
Lắng nghe trăng giải bên thềm… ái ân!”
(Bao la sầu – Lưu Trọng Lư)
- Lặp khác: là cấu trúc của chủ ngơn chỉ có bộ phận được lặp lại trong kết
ngơn.
Ví dụ:
“Chúng ta khơng cho những nhà tƣ bản ngóc đầu lê

n. Chúng bóc lột

cơng nhân ta mợt cách vơ cùng tàn nhẫn”
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
1.2.2. Phép đối
1.2.2.1. Khái niệm phép đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16





Là phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn một ngữ
đoạn (từ hoặc cụm từ) có ý nghĩa đối lập với một ngữ đoạn nào đó có ở chủ
ngơn.
1.2.2.2. Phân loại phép đối
Căn cứ vào đặc điểm của các phương tiện dùng làm chủ tố và đối tố, có
thể phân loại phép đối thành bốn kiểu : đối trái nghĩa, đối phủ định, đối miêu
tả và đối lâm thời.
* Đối trái nghĩa
Đối trái nghĩa là kiểu đối sử dụng từ trái nghĩa, và từ trái nghĩa là những
từ cùng một trường nghĩa và có ít nhất một nét nghĩa đối lặp nhau, tất cả các
nét nghĩa khác đều đồng nhất.
Ví dụ:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
(Sóng – Xn Quỳnh)
Căn cứ vào hình thức của từ, ta có thể chia đối trái nghĩa thành hai kiểu:
- Đối sử dụng các cặp từ trái nghĩa trực tiếp.
- Đối sử dụng những cặp từ trái nghĩa gián tiếp.
Việc sử dụng kiểu liên kết đối trái nghĩa trong văn bản có tác dụng trọng
việc tích cực hóa vốn từ trái nghĩa của người viết.
* Đối phủ định
Đối phủ định là kiểu đối mà một trong hai yếu tố liên kết là dạng phủ
định của yếu tố liên kết kia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17





Ví dụ:
“Cứu quan sát kỹ thì rất nản. Nhƣng tơi chưa nản chỉ vì tin vào ơng
cụ”
(Nam Cao)
Cũng có thể chia đối phủ định thành hai kiểu:
- Đối phủ định trực tiếp.
- Đối phủ định gián tiếp.
* Đối miêu tả
Đối miêu tả là kiểu đối mà ít nhất một trong hai yêu tố liên kết là một
cụm từ miêu tả những dấu hiệu của thuộc tính đối lập, yếu tố liên kết cịn lại
có thể là một từ hoặc một cụm từ.
Ví dụ:
“Nó cười rúc rích, rồi trở mình một cái, ngáy khị khị ln. Ơng Sần
khơng ngủ, nằm cân nhắc một lúc nữa”
(Dẫn theo Trần Ngọc Trâm)
* Đối lâm thời
Đối lâm thời là kiểu đối trong đó các cụm từ làm chủ tố và đối tố vẫn
không phải là những từ trái nghĩa, nhưng nhờ tồn tại trong những điều kiện
nhất định mà chúng trở nên lâm thời đối lập nhau.
Ví dụ:
“Con sóng dưới lịng sâu
Con sóng trên mặt nước”
(Sóng – Xuân quỳnh)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18





- Đối lâm thời suy luận trung gian.
- Đối lâm thời do áp lực của đối ổn định.
- Lâm thời do áp lực của lặp ngữ pháp.
1.2.3. Phép liên tƣởng
1.2.3.1. Khái niệm
Phép liên tưởng là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng
trong chủ ngôn và kết ngơn những ngữ đoạn (từ hoặc nhóm từ) có liên quan
về nghĩa với nhau thông qua một số nét nghĩa chung và không chứa nét nghĩa
đối lập.
1.2.3.2. Phân loại theo phép liên tƣởng
Theo tính chất của mối quan hệ giữa chủ tố và liên tố, phép liên tưởng có
thể chia thành bảy kiểu:
- Liên tưởng bao hàm.
- Liên tưởng đồng loại.
- Liên tưởng định lượng.
- Liên tưởng định vị.
- Liên tưởng định chức.
- Liên tưởng đặc trựng.
- Liên tưởng nhân quả.
* Liên tưởng bao hàm
Liên tưởng bao hàm là kiểu liên tưởng mà chủ tố và liên tố chỉ những đối
tượng có quan hệ bao hàm với nhau. Quan hệ bao hàm ở đây là bao hàm giữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19





một cái chung, cái toàn thể với cái riêng, cái bộ phận chứ không bao hàm theo
kiểu giống, loại như ở thể đồng nghĩa lâm thời.
Ví dụ:
“Súc sắc súc sẻ
Nhà nào còn đèn còn lửa
Mở cửa cho anh em chúng tơi vào!”
(Đồng dao)
Liên tưởng bao hàm có thể gặp ở hầu hết các loại yếu tố liên kết: loài
người, loài vật, hình tượng, khái niệm, hành động, sự viêc…
Liên tưởng bao hàm có độ liên kết rất mạnh. Nó dựa trên mối quan hệ
biện chứng chặt chẽ giữa cái riêng và cái chung.
* Liên tưởng đồng loại
Liên tưởng đồng loại là kiểu liên tưởng của những đối tượng đồng chất
ngang hàng nhau, không phân biệt được cái nào bao hàm cái nào. Chúng đều
là những cái riêng của cùng một cái chung, những giống của một lồi.
Ví dụ:
“Những ngày xn mới bắt đầu. Chim hót ơi ới đầu cành, ánh nắng lụa
nõn phủ trên trùm cây. Những vạt cỏ trở lại non tươi, xanh mơn mởn khắp
mặt đất cỏ xuân nhấp ngọt nhƣ đƣờng phèn”
(Dế Mèn phiêu lƣu kí – Tơ Hồi)
Kiểu liên tưởng đồng loại có thể gặp ở hầu hết các loại yếu tố liên kết:
loài người, loài vật, hiện tượng, khái niệm…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20





Kiêu liên tưởng đồng loại khá gần kiểu đối lâm thời. Nó sẽ chuyển thành
đối lâm thời khi bị giới hạn trong hai đối tượng và ít nhất khi có từ nối liên
tưởng đi kèm.
* Liên tưởng định lượng
Liên tưởng định lượng là kiểu liên tưởng của những đối tượng đồng chất,
vì khi chúng thuộc cùng một loại ta có thể xem xét tính đếm về mặt số lượng.
Ví dụ:
“Hai đứa trẻ cũng có bộ mặt giống mẹ. Cả ba mẹ con không ai cƣời”
(Trần Mai Nam)
Kiểu liên tưởng định lượng có thể chia thành hai loại:
- Liên tưởng định lượng hợp – phân.
- Liên tưởng đối chiếu.
* Liên tưởng định vị
Liên tưởng định vị là kiểu liên tưởng giữa một đơn vị, một tĩnh vật hoặc
một hành động với vị trí tồn tại điển hình của nó trong khơng gian.
Ví dụ:
“Đồng nước tràn ngập tiếng sóng vỗ rì rào xao động. Gió vi vu thổi
ngang qua xuồng”
(Nước – Đinh Quang Nhã)
Chúng ta có thể liên tưởng định vị cho người, sự vật, đơi khi cịn có thể
gặp định vị liên tưởng cho hiện tượng, cho hành động nhưng rất ít.
* Liên tưởng định chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21





Liên tưởng định chức là kiểu liên tưởng giữa đơn vị, tĩnh vật hoặc một
hoạt động với chức năng điển hình của nó.
Ví dụ:
“Bởi vậy, suốt một năm đầu , y là một ông thầy rất tận tâm. Y soạn bài,
giảng bài, chấm bài rất kĩ càng”
(Sớng mịn - Nam Cao)
Liên tưởng định chức là kiểu liên tưởng phong phú nhất của phép liên
tưởng. Nó được dùng cho người, hiện tượng, hoạt động.
* Liên tưởng đặc trưng
Liên tưởng đặc trưng là sự liên tưởng giữa một tĩnh vật hoặc một hoạt
động với dấu hiệu điển hình đặc trưng cho nó.
Ví dụ:
“Con chim mày ở trên cây
Tao đứng dƣới gốc mày bay đƣờng nào”
(Đồng dao)
* Liên tưởng nhân quả
Liên tưởng nhân quả là kiểu liên tưởng giữa những từ ngữ chỉ nguyên
nhân (thường là sự vật, hành động, sự việc) và những từ ngữ chỉ kết quả.
Ví dụ:
“Trận lụt chƣa rút. Nƣớc mênh mơng.”
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)

1.2.4. Phép tún tính
1.2.4.1. Khái niệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


22




Phép tuyến tính là phương thức liên kết thực hiện ở việc sử dụng trật tự
tuyến tính của các câu vào việc liên kết những câu có quan hệ chặt chẽ với
nhau về mặt nội dung.
Ví dụ:
“Hắn rút dao xơng vào. Bá kiến ngồi nhổm dậy. Chí Phèo đã văng
dao tới rồi”
(Chí Phèo – Nam Cao)
Ở ba câu này đều có sự liên kết bằng phép tuyến tính vì khi thay đổi trật
tự của các câu thì nghĩa của chuỗi phát ngôn cũng thay đổi theo.
1.2.4.2. Phân loại phép tuyến tính
Xét mối quan hệ nội dung giữa các câu, phép tuyến tính có thể quy về hai
kiểu:
- Liên kết tuyến tính của những câu có quan hệ thời gian.
Ví dụ:
“Khi hồng hơn bng xuống, mặt nước phương trời sáng lên
trong giây lát, đƣợm vẻ bao la, khêu gợi vô hạn lịng giang hồ.”
(Dế Mèn phiêu lƣu kí – Tơ Hồi)
- Liên kết tuyến tính của những câu khơng có quan hệ thời gian.
Ví dụ:
“Chao ơi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người
ta thổ. Dì thổ ra nước mắt”
(Dì Hảo – Nam Cao)
Ở ví dụ này sự liên kết diễn ra đồng thời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


23




×