Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của vũ bão sau năm 1986

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 110 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––––

NGUYỄN LONG HƢNG

NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG
TRONG SÁNG TÁC CỦA VŨ BÃO SAU NĂM 1986

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Nghệ thuật trào phúng
trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986 ” với các số liệu, kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ
cơng trình nào khác, hồn tồn là cơng trình nghiên cứu của tơi.
Tác giả luận văn
Nguyễn Long Hưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Lời cảm ơn


Để hồn thành luận văn này tơi xin chân thành cảm ơn :
- Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học
Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên.
- Các thầy, cô giáo ở Viện Văn học, Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội,
Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy tơi trong suốt
khố học.
Đặc biệt tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn
Bích Thu người đã động viên, giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt quá trình viết
luận văn. Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học
tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn
Nguyễn Long Hưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan………………………………………………………………......i
Lời cảm ơn…………………………………………………………………....ii
Mục lục…………………………………………………………………….....iii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8

6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 8
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 8
Chƣơng 1. VĂN HỌC TRÀO PHÚNG VÀ SÁNG TÁC CỦA VŨ BÃO
SAU NĂM 1986 ............................................................................................... 9
1.1. Vài nét về văn học trào phúng Việt Nam ................................................... 9
1.1.1. Giới thuyết một số khái niệm .................................................................. 9
1.1.2. Những tiền đề lịch sử, xã hội chủ yếu làm hồi sinh văn học trào phúng
Việt Nam sau 1986 .......................................................................................... 11
1.1.3. Văn học trào phúng trong văn học Việt Nam sau 1986 ........................ 14
1.2. Hiện thực cuộc sống và con người trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986.18
1.2.1. Hiện thực xã hội và con người trong và sau chiến tranh ...................... 19
1.2.2. Hiện thực xã hội và con người trong cuộc sống đời thường ................. 26
1.2.3. Hiện thực xã hội và con người qua thế giới tâm linh, hoang đường............... 40
Chƣơng 2. NHÂN VẬT, TÌNH HUỐNG VÀ CỐT TRUYỆN MANG
TÍNH TRÀO PHÚNG TRONG SÁNG TÁC CỦA VŨ BÃO SAU NĂM
1986 ................................................................................................................. 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

2.1. Nhân vật trào phúng ................................................................................. 44
2.1.1. Cách đặt tên nhân vật ............................................................................ 45
2.1.2. Khai thác những yếu tố trái tự nhiên: chân dung, hành động, ngơn
ngữ,.. ................................................................................................................ 48
2.2. Tình huống truyện .................................................................................... 52
2.2.1. Tình huống ngẫu nhiên ......................................................................... 53
2.2.2. Tình huống nghịch lí, ngược đời ........................................................... 55
2.2.3. Tình huống lật tẩy tính chất vơ nghĩa lý của hiện tượng, nhân vật ............. 59
2.3. Cốt truyện ................................................................................................. 63
2.3.1. Cốt truyện đối lập - tương phản ............................................................ 63

2.3.2. Cốt truyện tăng cấp và kết thúc bất ngờ................................................ 67
2.3.3. Cốt truyện phân mảnh ........................................................................... 70
Chƣơng 3. GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT MANG TÍNH
TRÀO PHÚNG TRONG SÁNG TÁC CỦA VŨ BÃO SAU NĂM 1986 ... 74
3.1. Giọng điệu trào phúng .............................................................................. 74
3.1.1. Giọng trào phúng - phê phán................................................................. 74
3.1.2. Giọng trào phúng - xót xa, phẫn uất...................................................... 77
3.1.3. Giọng trào phúng - giễu nhại ................................................................ 82
3.1.4. Giọng trào phúng - triết lý..................................................................... 84
3.2. Ngơn ngữ trào phúng ............................................................................... 87
3.2.1. Lạ hóa .................................................................................................... 87
3.2.2. Các thủ thuật ngôn ngữ ......................................................................... 89
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong lịch sử hình thành và phát triển của văn học Việt Nam, tuy chưa
bao giờ là một chủ lưu, nhưng văn học trào phúng Việt Nam vẫn bám rễ và
tồn tại qua nhiều thời kì, và trong những thời đại nhất định đã đạt được những
thành tựu đáng trân trọng. Từ truyện cười trong văn học dân gian, thơ văn trào
phúng thời trung đại cho đến sáng tác hiện đại, dù ở thời kì nào những sáng
tác này cũng đều phát huy được sức mạnh và ưu thế vốn có của nó, nói như
C.Mác là dùng tiếng cười để giã từ quá khứ một cách vui vẻ. Cho nên, nghiên
cứu sáng tác trào phúng là nghiên cứu một cách tiếp cận và phản ánh hiện
thực độc đáo.

Từ khi thống nhất đất nước năm 1975, đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng
lần thứ VI năm 1986, xã hội Việt Nam đã có những bước chuyển biến lớn lao
ở nhiều phương diện, cả kinh tế - xã hội lẫn tư duy của con người. Hịa trong
dịng chảy chung đó, văn học cũng có những vận động, đổi mới mà đáng kể
nhất là sự trỗi dậy của ý thức cá nhân. Ý thức ấy đã thơi thúc các nhà văn tìm
tịi, đổi mới về đề tài cũng như tư tưởng nghệ thuật và cách viết. Giã từ cảm
hứng sử thi với giọng điệu ngợi ca của văn học thời chiến, các tác giả đã đi
sâu vào khám phá đời sống và con người với nhiều biểu hiện phong phú và
phức tạp của nó. Nhiều cảm hứng, giọng điệu vốn tạm thời lắng xuống ở thời
kì trước nay được hồi sinh mạnh mẽ, trong đó không thể không kể đến cảm
hứng trào lộng với giọng điệu hài hước, giễu nhại. Văn học trào phúng lại tiếp
tục dịng chảy và sứ mệnh của nó.
Trong q trình đổi mới ấy, nhiều cây bút đã dùng tiếng cười như một
phương tiện chủ yếu để phản ánh hiện thực. Có thể kể ra đây như Nguyễn
Khải, Ma Văn Kháng với giọng châm biếm nhẹ nhàng mà chua cay; Tạ Duy
Anh với giọng trào lộng, châm chích; Chu Lai, Lê Lựu với giọng tự trào; Hồ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>

Anh Thái, Thuận với giọng giễu nhại,... Cùng đứng trong hàng ngũ của các
nhà văn trào phúng, Vũ Bão đã định danh mình với cái nhìn biết cười vào
cuộc đời. Hành trình sáng tác của ơng tạo nên một dịng cười: dịng cười Vũ
Bão. Vũ Bão có một lối văn châm biếm đặc biệt. Nhiều truyện của ông không
những nổi tiếng ở trong nước mà còn được dịch ra tiếng nước ngồi và được
bạn bè quốc tế đón nhận nồng nhiệt. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có
những cơng trình nghiên cứu có quy mơ về văn chương nói chung và về nghệ
thuật trào phúng nói riêng trong hệ thống sáng tác của Vũ Bão. Đi sâu nghiên

cứu về nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão, chúng tơi mong
muốn góp phần khai phá thêm văn học trào phúng Việt Nam, đồng thời khẳng
định vị trí và tài năng của nhà văn này trong văn học Việt Nam hiện đại.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nhìn chung, cho đến nay lịch sử nghiên cứu về con người và văn
chương Vũ Bão cịn rất sơ sài. Chưa có những cơng trình nghiên cứu dày dặn,
chuyên sâu mà chủ yếu là những bài phê bình, bài giới thiệu tác phẩm hoặc
những bài phỏng vấn nhà văn đăng trên một số báo in và trang mạng. Tuy
nhiên, qua khảo sát, chúng tôi thấy những bài viết này đã bước đầu đã khắc
họa được chân dung con người cũng như nét độc đáo trong sáng tác của Vũ
Bão. Có thể chia những bài viết này thành hai nhóm: nhóm bài viết, bài phỏng
vấn Vũ Bão và nhóm bài phê bình, giới thiệu về sáng tác của nhà văn.
Ở nhóm bài thứ nhất, các tác giả tập trung khắc họa chân dung con
người Vũ Bão - yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sáng tác. Ngồi đời, Vũ Bão
trước sau ln được bạn bè, đồng nghiệp coi là một cây cười: Khi nhắc đến
Vũ Bão, người ta nhớ nhất cách nói chuyện hóm hỉnh, cách pha trị có dun
và tiếng cười ln nổ giịn như pháo...[14]. Tiếng cười như là thứ duyên nợ
truyền kiếp và trở thành một dấu hiệu nhận biết con người ông: Vũ Bão là
người sinh ra để cười. Mỗi tế bào trong người anh đều muốn được cười. Cười
trong tác phẩm. Cười trong cuộc đời. Cười như một đứa trẻ. Và cười như một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2

/>

ông lão lõi đời giễu tất cả [51]. Với khiếu khôi hài bẩm sinh [63] và cái
“tạng” của một nhà văn có khiếu trào phúng [40], dường như tiếng cười đã
trở thành một thứ căn cước định danh Vũ Bão trong làng văn Việt Nam. Nhà

văn Hồ Anh Thái, một cây bút trào phúng nổi tiếng cũng từng nói: Sinh thời,
dường như lúc nào nhà văn Vũ Bão cũng tìm ra chuyện để cười [45].
Tiếng cười của Vũ Bão là tiếng cười vỡ ra từ hiện thực, quan trọng hơn,
nó gắn liền với sự thật, với một con người bản lĩnh. Trong hành trình đi tìm
sự thật biết cười, khi trả lời phỏng vấn báo điện tử Vietnamnet ngày
10/02/2004, nhà văn quan niệm: Cuộc đời người cầm bút, - theo ông - thở
bằng lá phổi của mình, đi bằng đôi chân của mình, nhìn đời bằng đơi mắt của
mình, suy nghĩ lẽ đời bằng cái đầu của mình và khơng bao giờ chịu viết bằng
ngòi bút đã bị bẻ cong [28]. Cuộc sống có bao cái đáng cười, nhưng có cái
đáng cười lại thuộc về những “vùng nhạy cảm” mà khơng phải nhà văn nào
cũng dám phóng bút. Nói về sự cười trong văn chương, Vũ Bão tâm sự:
Người đời cười những chuyện vơ lý mà có thật trong cuộc đời, cười những
chuyện nhảm nhí, nhố nhăng của thiên hạ. Những chuyện đó diễn ra hằng
ngày, nhưng quan trọng là có ai dám phê phán nó hay khơng, và tơi đã thẳng
thắn viết ra những điều đó.(...) Tơi thấy cuộc đời có nhiều chuyện đáng cười,
có khi cịn hay hơn những chuyện cười đã in trên báo hay viết thành sách. Tôi
vui miệng kể cho bạn bè nghe những câu chuyện tự sáng tác, họ cười, tôi thử
viết truyện ngắn, bạn đọc cười [68]. Phát hiện sự nhạy cảm với cái hài của Vũ
Bão, nhà nghiên cứu Hoài Nam đã nhận định: Dường như ở bất cứ lĩnh vực
nào của đời sống, ở bất cứ nơi nào có sự trái khoáy của việc lẫn lộn giữa cái
thật và cái giả, cái đẹp và cái xấu, cái tử tế và cái nhem nhếch, cái hợp lý và
cái phi lý... là Vũ Bão đều xuất hiện và cất tiếng cười (...). Tác giả bài viết
cũng nhận thấy tiếng cười hài hước của Vũ Bão là tiếng cười gắn chặt với đời
sống, phản ảnh trực tiếp đời sống, mang đậm hơi thở đời sống [41]. Với ông,
tiếng cười trong văn chương không phải là để thể hiện thái độ hằn học, ác ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3


/>

hay chửi đổng [41], mà tiếng cười cất lên là để châm biếm những thói tật tràn
lan trong xã hội, không phân biệt tầng lớp, địa vị, ngành nghề, vùng đất [69],
để bảo vệ cái thiện, cái chân, chống lại cái ác, cái nguỵ [68]. Ào ào như thế
(như cái tên Vũ Bão - người viết), ông cuốn ta đi cùng các câu chuyện của
mình, sơi nổi, rất nhiều hài hước, giàu tình cảm, và khơng ngại ngùng [13].
Xuất phát từ đời sống, tiếng cười của Vũ Bão lại trở về với đời sống để thanh
lọc tâm hồn con người, giúp họ sống tốt hơn, sống đẹp hơn. Tóm lại, từ những
ý kiến đánh giá của các tác giả và lời phát biểu của nhà văn nói trên, có thể
thấy Vũ Bão không chỉ là một con người hài hước, tơn trọng sự thật, mà cịn
là người biết đi tìm sự thật biết cười [41].
Trong nhóm bài viết thứ hai, các tác giả chủ yếu tập trung đánh giá sự
ảnh hưởng, những nét độc đáo, bước đầu ghi nhận những thành cơng và vị trí
của Vũ Bão trong nền văn học Việt Nam nói chung và văn học trào phúng nói
riêng.
Nhận xét về mối quan hệ của truyện ngắn Vũ Bão với văn học dân
gian, Bùi Việt Thắng khẳng định sự ảnh hưởng của truyện tiếu lâm dân gian
đối với tác phẩm của ông: Thi pháp truyện ngắn hiện đại cho chúng ta nhận
biết về tính chất phong phú của hình thức thể loại “nhỏ” trong sự tiếp biến
truyện kể dân gian: truyện tiếu lâm có chỗ đứng đặc biệt trong truyện ngắn
Nguyễn Cơng Hoan, Vũ Bão... [58]. Có tác giả cịn cho rằng, Vũ Bão có một
lối văn châm biếm đặc biệt, được xem như là hậu duệ của nhà văn lớn
Nguyễn Công Hoan [28].
Ở bài viết đánh giá về đội ngũ nhà văn Việt Nam viết truyện ngắn đương
đại, Lê Dục Tú đã khẳng định: Với sự kết hợp tư duy sắc sảo nhanh nhạy của
một nhà báo và sự mẫn cảm, tinh tế của một nhà văn, truyện của Vũ Bão vẫn
tiếp tục chinh phục bạn đọc ở giọng điệu giễu nhại, tự trào của lối văn trào
lộng với tiếng cười nhân bản, hồn hậu, ở khả năng sử dụng đắc địa ngôn ngữ
dân dã, đời thường và cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên [52]. Các tác phẩm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4

/>

của Vũ Bão mang đậm nét hoạt kê, giọng điệu trào phúng, giễu cợt [69]. Vũ
Thị Thường cũng nhận định: Vũ Bão là một cây bút trào lộng, lối viết dí dỏm,
súc tích (...) lơi cuốn người đọc từ đầu chí cuối [63]. Ở khía cạnh khác, Hồng
Định cịn cho rằng, tiếng cười trong tác phẩm của Vũ Bão không đơn thuần để
giải trí: Vũ Bão có lối viết hóm hỉnh, dễ đọc, nhưng đằng sau câu chữ là những
tầng ý sâu sắc [18]. Đó là những tác phẩm giản dị, gần gũi, hài hước, dí dỏm
song lại ẩn chứa nhiều tầng lớp ý nghĩa sâu xa, khó quên [32].
Một số tác giả khác lại chỉ ra nét riêng trong sáng tác của nhà văn. Khi
dịch tác phẩm của Vũ Bão, dịch giả người Nhật Kato Sakae nhận định:
Truyện của ông ấy có cách viết rất trẻ, lại mới lạ [43]. Trong các tác phẩm
của ông, tinh thần hài hước lúc nào cũng vượt trội, và tinh thần hài hước này
lúc nào cũng tràn đầy trong tác phẩm của Vũ Bão. “Người vãi linh hồn”,
“Người chưa có chiến cơng”, “Người khơng có tên trong từ điển”... là những
tập sách khiến Vũ Bão khơng lẫn vào ai [40]. Tác giả Hồi Nam, trong bài
viết Vũ Bão và tiếng cười triết luận cũng có nhận xét tương tự: Tiếng cười
hài hước của Vũ Bão là thứ tiếng cười rất đặc biệt, thậm chí khơng giống ai.
Nó là tiếng cười “xả láng”. Nó là tiếng cười phanh phui, quất roi vào cái giả
cái xấu cái đáng ghét trong đời sống. Nó là tiếng cười có ý nghĩa điều chỉnh
xã hội v.v... Trên cơ sở đó, người viết cịn chỉ ra chất trí tuệ, tầm vóc tiếng
cười trong truyện ngắn trào phúng của Vũ Bão:...ở một số trường hợp, tiếng
cười hài hước của Vũ Bão đã chạm tới những vấn đề triết luận, và mang tầm
của triết luận [41]. Đó khơng cịn là tiếng cười để giễu cợt, phê phán. Cao
hơn thế, nó khiến người ta nghĩ về những vấn đề rộng lớn hơn, mang tính qui

luật của đời sống. Đặc biệt hơn, tác giả Bùi Ngọc Tấn cịn phát hiện hành
trình văn chương của Vũ Bão như một dịng chảy lạ mà khơng nhiều cây bút
có được: Một mình anh làm nên một dòng riêng. Anh ra đi, bè bạn mất một
tiếng cười, văn học mất một dòng cười. Dòng cười Vũ Bão [51]. Những cái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5

/>

nhìn như thế đã vẽ được bức tranh tồn cảnh về văn chương cũng như bước
đầu tiếp cận phong cách của nhà văn quê lúa Thái Bình.
Trong khi hầu hết các bài viết cho rằng giọng điệu trong sáng tác của
Vũ Bão là giọng trào lộng, hài hước thì một số tác giả khác lại phát hiện ra
rằng phía bên kia của giọng trào lộng lại là giọng buồn xót xa: văn của ông
rất hoạt, đọc rất gây cười, rất lôi cuốn, chuyện như đùa, như giỡn, như chơi,
để đọc xong rồi, cười rồi thì thấy thấm cùng nhà văn một nỗi buồn trầm lặng
[44]. Nhiều tác phẩm của ông khi dí dỏm, lúc sảng khối, lúc giễu nhại,
nhưng dư vị để lại thật chua xót, tiếc nuối [67]. Đồng tình với ý kiến trên, tác
giả Trần Thị Hạnh trong bài viết Tiếng cười trong “Utopi - một miếng để
đời” của Vũ Bão cho rằng: Chất humour thấm đẫm từng trang sách, từng câu
chuyện, cái cười của Vũ Bão trong tiểu thuyết này khi dí dỏm, lúc sảng khối,
lúc giễu nhại nhưng đằng sau đó chất chứa một sự suy ngẫm, có cả tiếng thở
dài trước những ngổn ngang bề bộn chưa được dọn dẹp trên thế giới này
[23]. Mặt khác, có tác giả cịn phát hiện rằng ngay cả cái hài trong sáng tác
của ông cũng không hề đơn điệu mà rất đa dạng, nhiều cung bậc: Ơng dí dỏm
trong tiểu thuyết “Sắp cưới”, “Thời gian không đợi”, “Gọi ai lần cuối”...
Ơng cười sảng khối và cả chua chát trong truyện ngắn “Người vãi linh
hồn”, “Người chưa có chiến cơng”, “Người khơng có tên trong từ điển”,

“Phó tiến sĩ khơng hữu nghị”... Ơng trào phúng sắc bén trong những thiên
phóng sự và hóm hỉnh trong những kịch bản phim “Phút thứ 89”, “Những
ngơi sao nhỏ”…[32]
Tóm lại, các tác giả bài viết không chỉ phác họa chân dung “người
cười” Vũ Bão mà cịn khẳng định tính chất hài hước, trào lộng là một đặc
điểm nổi bật, bao trùm trong các sáng tác của ông. Những đánh giá này đồng
thời cũng chỉ ra những nét độc đáo trong văn chương Vũ Bão: đó là những
sáng tác trào lộng giàu ý nghĩa, giọng hài hước đa thanh, đa sắc thái. Tuy
nhiên, những ý kiến trên đây mới chỉ dừng lại ở mức khái quát những nét lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6

/>

Tiếng cười trong tác phẩm Vũ Bão cũng chưa được các tác giả tìm hiểu một
cách hệ thống, có chiều sâu; đồng thời chưa chỉ ra được ý nghĩa xã hội và
thẩm mỹ của nó. Bên cạnh đó, các phương tiện, bút pháp thể hiện tiếng cười
trong tác phẩm của ông như nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần
thuật, giọng điệu, ngôn ngữ… cũng chưa được chú ý khai thác. Chính vì thế,
một cơng trình có tính chất tổng kết, đánh giá trên cơ sở phân tích các tác
phẩm cụ thể để có những kết luận về nghệ thuật trào phúng trong các sáng tác
của Vũ Bão là một việc làm cần thiết đối với người nghiên cứu văn chương
Vũ Bão nói riêng và văn học sau 1986 nói chung.
Từ những đánh giá, nhận xét mang tính gợi mở và định hướng trên đây,
chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác
của Vũ Bão sau năm 1986 với mong muốn đánh giá một cách tồn diện và
có hệ thống đặc điểm nói trên ở sáng tác Vũ Bão.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tập Truyện ngắn chọn lọc Vũ Bão - Nxb Hội nhà văn, 2007
- Tiểu thuyết Utopi - một miếng để đời - Nxb Hội nhà văn, 2007
- Hồi kí Rễ bèo chân sóng - Nxb Hà Nội, 2010
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
4.1. Mục đích của đề tài:
- Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tơi muốn đi sâu tìm hiểu tiếng cười
và nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986. Chất trào
phúng ấy được thể hiện qua cách nhìn hiện thực đời sống và con người cũng
như qua các phương tiện nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn.
- Nghiên cứu nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão, luận
văn khẳng định những đóng góp của nhà văn trong việc khám phá và miêu tả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

7

/>

hiện thực đời sống xã hội và con người cũng như những đổi mới về tư duy,
bút pháp của nhà văn trong văn học Việt Nam hiện đại.
4.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu những vấn đề lý thuyết về trào phúng trong văn học.
- Đặt sáng tác của Vũ Bão vào xu hướng hồi sinh và phát triển văn học
trào phúng Việt Nam từ sau 1986.
- Tìm hiểu sự thể hiện cụ thể của tiếng cười trong cái nhìn hiện thực và
con người ở sáng tác của Vũ Bão và các phương thức nghệ thuật đặc trưng
của tác giả để thể hiện tiếng cười ấy.

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp lịch sử.
- Các thao tác: phân tích, tổng hợp, so sánh,...
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Khám phá những đặc sắc của nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của
nhà văn Vũ Bão sau năm 1986 trên những phương diện cơ bản của thi pháp
học.
- Đề tài hồn thành góp phần làm sáng tỏ thêm bức tranh chung về văn
học trào phúng trong văn học Việt Nam hiện đại sau 1986.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. Trong
đó, phần nội dung gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Văn học trào phúng và sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986.
Chƣơng 2: Nhân vật, tình huống và cốt truyện trong sáng tác của Vũ
Bão sau năm 1986.
Chƣơng 3: Giọng điệu và ngôn ngữ trong sáng tác của Vũ Bão sau
năm 1986.
Sau cùng là phần Thư mục tham khảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

8

/>

Chƣơng 1

VĂN HỌC TRÀO PHÚNG
VÀ SÁNG TÁC CỦA VŨ BÃO SAU NĂM 1986

1.1. VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC TRÀO PHÚNG VIỆT NAM
1.1.1. Giới thuyết một số khái niệm
Trào phúng là sự khái quát chung cho những tác phẩm nghệ thuật
(không cứ gì văn chương) lấy tiếng cười làm phương tiện để biểu hiện thái độ
gì đó, nhằm vào một đối tượng nhất định. Nhìn từ phương diện văn học, Từ
điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ
biên định nghĩa: “Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học và
đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của
tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước… được sử
dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi
thời, độc ác trong xã hội” [22, tr.306]. Trào phúng bao gồm nhiều dạng như
khôi hài, châm biếm, đả kích mà sự phân biệt các dạng này là ở mức độ và
tính chất cùng với phương thức thể hiện. Theo nghĩa từ nguyên, trào phúng là
dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh
vực văn học, trào phúng gắn liền với cái hài.
Cái hài là một kiểu nhận thức gắn với tiếng cười khi phát hiện ra những
mâu thuẫn nào đó của sự vật hiện tượng ở góc độ thẩm mỹ. Cái hài bao hàm
một ý nghĩa xã hội gắn liền với sự khẳng định lý tưởng thẩm mỹ cao cả. Nó là
sự phê phán mang tính cảm xúc sáng tạo tích cực và có sức cơng phá mãnh
liệt đối với những cái xấu xa, lỗi thời. Sức mạnh phê phán của nó vừa có tính
phủ định lại vừa mang ý nghĩa khẳng định. Ghécxen đã cho rằng cái cười có ý
nghĩa thẩm mỹ là một cơng cụ. Ông viết: “Tiếng cười là một công cụ phá hoại
hùng mạnh nhất. Nó đánh và thiêu cháy như sét. Do tiếng cười mà những thần
tượng bị sụp đổ”. Vì lẽ đó, cái hài “là vũ khí trong đấu tranh xã hội, giải quyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

9

/>


những xung đột, những mâu thuẫn luôn hướng con người đến với cái tốt, cái
đẹp với niềm tin và khát vọng sống một cuộc sống tốt hơn, đẹp hơn” [57]. Hai
yếu tố tạo nên cái hài là đối tượng trào phúng - bản chất mang tính hài của đối
tượng; và chủ thể trào phúng - người phát hiện mâu thuẫn của đối tượng và sử
dụng các phương tiện, phương thức phản ánh độc đáo để tăng hiệu quả của
tiếng cười.
Như vậy, cái hài là yếu tố hàng đầu không thể vắng mặt trong văn học
trào phúng. Nếu như truyện cười nghiêng về mua vui, giải trí thì truyện trào
phúng đồng thời cịn là một thứ vũ khí mạnh mẽ. Tiếng cười trong văn học
trào phúng nhằm lật tung và đưa ra ánh sáng bản chất của đối tượng: đó là
những cái tiêu cực, giả dối, lệch chuẩn,... làm tha hóa con người và cản trở sự
tiến bộ của xã hội. Nó là tiếng cười của chân lý, chính nghĩa; tiếng cười giúp
con người tự hồn thiện mình, như Secnưxepxki nói: “Khi cười cái xấu,
chúng ta trở nên cao hơn nó” [34, tr.9].
Tuy nhiên, việc xác định đối tượng trào phúng cũng là một yêu cầu
quan trọng thể hiện tầm tư tưởng, nhân cách, sự nhạy cảm và cả bản lĩnh của
nhà văn. Một tác phẩm trào phúng thực sự trở thành văn trào phúng và đạt
được mục đích của nó thì nó phải hồn tồn nhận thức một cách rõ ràng đối
tượng mà mình chĩa mũi nhọn vào. Khơng đạt được điều này, tiếng cười dễ
trở nên rẻ rúng, lạc lõng, thậm chí cịn là độc ác. “Nghệ thuật chân chính
khơng dạy người ta cười cái mũi bị vẹo mà dạy người ta cười một tâm hồn
lệch lạc” [34, tr.9]. Một nhà văn chân chính bao giờ cũng đứng về phía lẽ phải
và tiến bộ; nhận thức được chân, thiện, mĩ để từ đó tấn cơng vào cái xấu. Đó
là những cái xấu về đạo đức, nhân cách, lối sống,... là những cái xấu mà
khơng biết mình xấu, là cái xấu đội lốt cái đẹp, nhân danh cái đẹp.
Liên quan đến trào phúng cịn có các thuật ngữ gần gũi như giễu nhại,
trào lộng. Giễu nhại là sự nhắc lại, mơ phỏng, một lời nói, một cử chỉ hay nét
phong cách, giọng điệu của đối tượng nhại nhằm làm bật lên cái đáng cười,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 10


/>

cái tầm thường, xấu xa, kệch cỡm đáng phê phán của chúng. Đặc điểm nổi bật
của giễu nhại là luôn có sự bắt chước một cách cố ý các đặc điểm của đối
tượng giễu nhại nhằm tạo ra sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng, nội dung
và hình thức, bên trong và bên ngoài… hướng người đọc đến nhận thức cái
khiếm khuyết, cái lỗi thời, lạc hậu, phản tiến bộ của đời sống xã hội và trong
bản thân con người để cùng nhau nhận thức lại, hoàn thiện bản thân và thúc
đẩy tiến bộ xã hội.
Trào lộng, theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh là cười nhạo cợt
chơi. Trào lộng là cười có tính chất hài hước để đùa cợt, chế giễu. Xét về mức
độ thì trào lộng thường nhẹ nhàng hơn châm biếm, phê phán. Tuy nhiên, ở
một số trường hợp, trào lộng vẫn có thể mang ý nghĩa của châm biếm, phê
phán.
1.1.2. Những tiền đề lịch sử, xã hội chủ yếu làm hồi sinh văn học
trào phúng Việt Nam sau 1986
Một cách khái quát, có thể nói văn học trào phúng Việt Nam với tiếng
cười trào lộng, châm biếm đã trở thành truyền thống và luôn song hành với sự
ra đời, vận động và phát triển của văn học dân tộc và trở thành nguồn cảm
hứng khơng bao giờ tắt trong trường kì lịch sử. Trong văn học truyền miệng,
tiếng cười cất lên ở nhiều thể loại như truyện cười dân gian, ca dao hài hước,
chèo, tuồng cổ,... chủ yếu nhằm chế giễu, châm biếm những thói hư tật xấu,
phê phán bộ máy thống trị và thể hiện tinh thần lạc quan của quần chúng nhân
dân. Trong văn học viết, từ thời trung đại cho đến hiện đại, yếu tố trào phúng,
tuy có những thăng trầm do hồn cảnh lịch sử, vẫn hịa vào dịng chảy văn
chương nước nhà. Có thể kể ra đây như: Nguyễn Sĩ Cố (thế kỉ XIII) người
được cho là khởi nguồn văn học viết trào phúng với hai tác phẩm Tụng giá
Tây Yết ở đền Tản Viên và Tụng giá Tây chinh Yết Uy Hiển Vương từ hài
hước, đùa cợt thần linh. Đó là Nguyễn Biểu, Lê Thánh Tơng (thế kỉ XIV XV), là Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỉ XVI - XVII), là Hồ Xuân Hương,


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 11

/>

Nguyễn Công Trứ (thế kỉ XVIII - nửa đầu XIX), là Nguyễn Khuyến, Trần Tế
Xương (nửa cuối thế kỉ XIX), là Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan (nửa
đầu thế kỉ XX). Đặc biệt, sau năm 1975 văn học trào phúng bắt đầu phát triển
mạnh mẽ, tạo nên dấu ấn đậm nét và trở thành một trong những giọng điệu
chủ đạo của văn học giai đoạn này. Tiếng cười và nghệ thuật trào phúng đã
trở thành phương thức phản ánh của nhiều nhà văn: Nguyễn Khắc Trường với
Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Bắc Sơn với Luật đời và cha con; Võ
Văn Trực với Vết sẹo và cái đầu hói; Tơ Hồi với Ba người khác; Hồ Anh
Thái với Tự sự 265 ngày và Mười lẻ một đêm; Vũ Bão với Utopi - một miếng
để đời và nhiều truyện ngắn;... Có thể nói, tiếng cười trào phúng đã trở thành
truyền thống có tính bền vững trong văn học Việt Nam. Sự xuất hiện của văn
học trào phúng trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1986 là sự tiếp nối tất yếu
của truyền thống ấy.
Ở phương diện lịch sử - xã hội, chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975
đưa lịch sử dân tộc chuyển sang một trang mới. Sau những năm tháng chiến
tranh ác liệt, cả dân tộc bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Nhưng
những hậu quả của chiến tranh và mơ hình bao cấp khơng cịn phù hợp đã đặt
ra nhu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết, đó là nhu cầu đổi mới. Trước yêu cầu
lịch sử đó, Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI năm 1986 đã xác định: “Đối
với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là
vấn đề có ý nghĩa sống cịn, phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, chúng
ta mới có thể vượt qua khó khăn…” [65, tr.64]. Sự biến chuyển đó của lịch sử
và kéo theo là sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử - xã hội dần dần làm thay đổi
diện mạo đời sống cũng như tâm lí, tư duy của con người. Chính sách mở cửa
cùng với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, sự hội nhập kinh tế

quốc tế, sự giao lưu văn hoá trong khu vực và trên thế giới từng ngày làm đất
nước thay da đổi thịt. Nhưng cũng chính từ đó, bên cạnh việc đem đến những
cơ hội, hoàn cảnh mới cũng làm nảy sinh nhiều thách thức. Những quan hệ xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 12

/>

hội mới xuất hiện; sự va chạm giữa cái cũ và cái mới, tiến bộ và lạc hậu, giữa
giá trị truyền thống và hiện đại; sự suy thoái về đạo đức lối sống; những biểu
hiện mới của tính cách con người... tạo nên một bức tranh đa sắc màu. Khác
hẳn thời kì trước 1975, khi mà xã hội và tâm lí con người cịn tương đối thuần
nhất, thì đến bây giờ cuộc sống mới, bên cạnh nhiều giá trị tốt đẹp cũng natr
sinh khơng ít điều tồi tệ, xấu xa: sự giả dối, rởm đời, lừa lọc, phản trắc; những
suy đồi, tha hóa về đạo đức, nhân tâm,... Ngay trong mỗi con người, cái thiện
và cái ác, cái cao cả và thấp hèn, cái tốt và cái xấu, cái bi và cái hài,... cùng
đan xen, tồn tại. Tất cả những biểu hiện phong phú, phức tạp đó của đời sống
đã trở thành chất liệu sáng tạo cho nền văn học mới nói chung và văn học trào
phúng nói riêng.
Mặt khác, từ sau 1986 quan điểm chỉ đạo văn nghệ thông thống và cởi
mở của Đảng “đã thổi một luồng gió lớn vào đời sống văn học nghệ thuật
nước nhà, mở ra một thời kỳ đổi mới của văn học Việt Nam trong tinh thần
đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật” [36, tr.11]. Tiền đề đó làm cho ý
thức cá nhân, vốn xuất hiện từ những năm 30 của thế kỉ XX, tạm ẩn mình
trong những năm tháng chiến tranh, lại có dịp hồi sinh. Ý thức ấy cùng với
tinh thần nhìn thẳng vào sự thật cho phép con người thể hiện chính kiến, quan
điểm của mình về mọi vấn đề trong đời sống xã hội một cách thẳng thắn,
trung thực; giúp nhà văn dám xông xáo vào mọi ngõ ngách của đời sống, khắc
họa một cách chân thực, sinh động bản chất của con người và xã hội.
Bên cạnh đó, khi văn học khám phá con người ở mn mặt cuộc sống

đời thường thì những giá trị tinh thần, khát vọng cá nhân luôn được đề cao.
Nhu cầu thể hiện cá tính, vai trị của cá nhân trong mối quan hệ với tập thể;
nhu cầu được thư giãn, được giải toả và được đánh giá, bình phẩm về các hiện
tượng đời sống mà văn học phản ánh cũng trở nên bức thiết hơn. Những yếu
tố trên đã mở đường cho tiếng cười đi vào những trang sách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 13

/>

Trong bối cảnh như thế, nhiều cảm hứng, giọng điệu vốn trước đây bị
coi nhẹ nay đã sống lại trên những trang viết, trong đó phải kể đến bộ phận
văn học trào phúng với cảm hứng trào lộng, phê phán, đúng như T.S Nguyễn
Thị Bình đã nhận định: “Trong cơng cuộc đổi mới đất nước sau chiến tranh, ý
thức cá nhân được giải phóng, ý thức cá tính được đề cao trong văn chương
đã là cơ sở cho tiếng cười nở rộ” [12, tr.29].
1.1.3. Văn học trào phúng trong văn học Việt Nam sau 1986
Kể từ sau năm 1975 đến trước 1986, đặc biệt là từ sau năm 1986, sự
chuyển mình của lịch sử - xã hội đã kéo theo sự hồi sinh của văn học trào
phúng Việt Nam. Nhiều cây bút đã tìm thấy ở tiếng cười một cách thức, một
phương tiện phản ánh thực tại đầy tiềm năng và có sức hấp dẫn lớn đối với độc
giả. Thay vì những vấn đề lớn lao, trọng đại của dân tộc, đất nước như giai
đoạn trước, văn học nói chung và văn học trào phúng nói riêng đi sâu khám phá
muôn mặt đời thường của con người cá nhân. Nhiều vấn đề của đời sống được
đưa lên trang giấy. Trong thế hệ những nhà văn đàn anh, Nguyễn Minh Châu
được coi là “người mở đường tinh anh và tài năng”. Mỗi truyện ngắn của ông
luôn ẩn giấu những suy tư, trăn trở về cuộc đời, về nhân tình thế thái. Đó có thể
là giọng cười đùa hóm hỉnh, là cái “cười ra nước mắt”, cũng có khi lại là giọng
châm biếm phẫn nộ. Trong một số tác phẩm, Nguyễn Minh Châu đi vào những
căn bệnh trầm kha của xã hội mà biểu hiện rõ nhất là những sự phi lý cứ ngang

nhiên tồn tại trong cuộc sống. Ở Phiên chợ Giát, đó là cuộc đối thoại ngầm của
lão Khúng và người lãnh đạo huyện chỉ chăm chăm “cách cái mạng” của người
dân q mn đời nghèo khổ. Khúng “nín lặng nghe một cách cung kính” ơng
chủ tịch giảng giải về “hai con đường” mà chỉ chực thốt lên: “tôi gần mười đứa
con, vào hợp tác xã để mà chết đói à?”. Ơng chủ tịch là nhà cách mạng ln
thường trực bầu máu nóng “lúc nào cũng như cái chảo nước đang sơi, hễ thích
làm gì là làm, bất chấp tất cả” nhưng với lão Khúng thì: “cơng trường với chả
cơng triếc… tồn là một lũ ăn cắp”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 14

/>

Trong Thời xa vắng in năm 1986, Lê Lựu đã dẫn người đọc trở về với
một thời đầy bi hài. Cái làng Hạ Vị của Giang Minh Sài dẫu đã lên đến hợp
tác xã cấp cao, trải qua những cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, có đủ
cả bộ máy đảng, chính quyền nhưng vẫn chỉ là một hình ảnh thu nhỏ của một
vương quốc “rất ngố”, “rất nhắng”. Sự ấu trĩ của những người nắm quyền lực,
nắm sinh mạng kẻ khác đã giết chết con người cá nhân, những mơ ước khát
vọng và tài năng của khơng ít người trong đó có Giang Minh Sài. Tiếng cười
xen lẫn dư vị chua cay mà tác phẩm tạo ra được khai thác ở những “chuyện
thật như đùa” ngay trong hiện thực đời sống đất nước sau chiến tranh, vốn
trước nay “vẫn bị dồn nén, che giấu cẩn thận”.
Với Lê Minh Khuê, một cây bút nữ khá nổi bật thì cảm hứng trào lộng
chỉ thấp thoáng trong một số tác phẩm ban đầu, càng về sau càng trở nên mạnh
mẽ và đậm nét. Bằng cảm quan của mình, tác giả đã tập trung giễu nhại sự tha
hoá và lối sống thực dụng của con người thời hiện đại, những bất ổn của cơ chế
xã hội, những quan niệm lệch lạc, ấu trĩ của con người. Tất cả được nhà văn
trình bày bằng một giọng văn hài hước, châm biếm theo kiểu: đường về làng
trồng nhiều cây bạch đàn, con mương thẳng theo hàng cây. Hai cái quán

karaokê đứng cạnh mấy đống rơm… bố mẹ Na cũng xây cái hộp vuông như cái
bánh chưng, bên trên nhọn hoắt những tháp của người Ả rập... (Làng xi măng).
Nhà văn giễu sự mù quáng của con người trước đồng tiền đến mức tự biến
mình thành một kiểu con vật - người (Anh lính Tony.D); giễu chủ nghĩa bình
quân, chủ nghĩa lý lịch, chủ nghĩa thành phần (Ga xép) và cũng chẳng ngại
ngần châm biếm loại người “cỗ máy”, công cụ (Thân phận cu li).
Đến Nguyễn Huy Thiệp, dường như tiếng cười trào phúng trở thành nét
nổi bật trong các sáng tác của nhà văn. Hàng loạt truyện ngắn như Tướng về
hưu, Những người thợ xẻ, Sang sơng, Khơng có vua… được tác giả viết bằng
cảm hứng giễu nhại. Trong Tướng về hưu, tác giả đã sử dụng nhại để “giải
thiêng” những quan niệm anh hùng, thi vị hố cuộc sống. Chẳng hạn, tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 15

/>

dẫn vào trong truyện cuộc đối thoại ngắn giữa đứa cháu thơ ngây và ông nội
để làm bật lên cái hiện thực trớ trêu của vị tướng giữa đời thường: “Cái Mi
hỏi: Ơng đi ra trận hả ơng? Cha tơi bảo: Ừ! Cái Vi hỏi: Đường ra trận mùa
này đẹp lắm có phải khơng ơng? Cha tơi chửi: Mẹ mày! Láo!” [61, tr.34]. Ở
đoạn khác, nhà văn lấy suy nghĩ của những đứa trẻ để giễu nhại và xót xa về
lối sống thực dụng đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người: “Cái Mi hỏi: Sao
chết đi qua đò cũng phải trả tiền? Sao lại cho tiền vào miệng bà? Cái Vi hỏi:
Đấy có phải ngậm miệng ăn tiền khơng bố? Tơi khóc: Các con khơng hiểu
đâu. Bố cũng khơng hiểu, đấy là mê tín. Cái Vi bảo: Con hiểu đấy. Đời người
cần không biết bao nhiêu là tiền. Chết cũng cần” [61, tr.29]. Trong truyện
ngắn Sang sông, dường như ngòi bút giễu nhại của tác giả đã hướng về những
vấn đề đạo đức, niềm tin tôn giáo khi cho người đọc chứng kiến hành động
đập vỡ chiếc bình quý của hai tên buôn đồ cổ để cứu đứa bé bị kẹt tay trong
miệng bình. Chính ơng giáo, một biểu tượng sống của văn hoá, đạo đức phải

thốt lên: “Trời! Anh ấy dám đập vỡ bình! Thật đúng là một anh hùng! Một
nhà cách mạng! Một nhà cải cách! Chị lái đị giấu nụ cười thầm. Chị biết, vơ
phúc cho ai một mình gặp hắn trong đêm” [61, tr.235]. Kẻ cướp có thể trở
thành anh hùng, thậm chí thành Phật nếu chúng ta đối sánh với nhà sư - người
từ đầu đến cuối không hề biểu lộ một lời nói hay hành động nào.
Cùng với Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái nổi lên như là cây bút trào
phúng có những thể nghiệm mới. Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế
viết về cõi người như một sa mạc mênh mơng, hoang vắng của cái ác, dục
vọng và lịng ích kỷ. Tưởng chừng sự trỗi dậy của cái ác mạnh đến nỗi mà tác
giả phải hốt hoảng rung lên hồi chuông cảnh tỉnh. Tập truyện ngắn Tự sự 265
ngày ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn năm 2001 đã gây được sự chú ý của
người đọc về nhiệt tình tìm tịi, tự đổi mới mình khơng ngừng nghỉ của tác
giả. Qua tác phẩm, người đọc chứng kiến sự thật trong đời sống của tầng lớp
được coi là ưu tú của xã hội. Từ quan chức đến chuyên viên, phục vụ; đủ học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 16

/>

vị, học vấn, thành phần giới chức: Nhà khoa học, nghiên cứu viên, nhà văn,
sử học, võ sư, nghệ sĩ,... Có thể nói, những nhân vật trong Tự sự 265 ngày
được xây dựng như là những mẫu hình đại diện cho một loại trí thức, cơng
chức “rởm” và sự nhạt nhẽo, vô nghĩa trong việc làm và lối sinh hoạt của họ.
Rất nhiều thói hư, tật xấu, sự bất tài vô tướng của giới công chức trong Tự sự
265 ngày được chỉ ra dù Hồ Anh Thái khơng có ý bơi đen cuộc sống. Việc
nhận ra và nói thẳng bằng thái độ giễu cợt, trào lộng những thói tật của một
bộ phận người đang có nguy cơ phổ biến trong xã hội là một trong những
đóng góp quan trọng của tác giả ở tập truyện này. Tư tưởng và cách thể
nghiệm này được nhà văn tiếp tục phát huy trong tập truyện ngắn Bốn lối vào
nhà cười và một số truyện ngắn trong tập truyện ngắn Sắp đặt và diễn.

Từ sau năm 1986, sự thay đổi trong quan niệm, cách tiếp cận đời sống
và con người của các nhà văn đã dẫn đến những cách tân về hình thức nghệ
thuật, trong đó có văn xi trào phúng. Tiếng cười xuất hiện với nhiều cung
bậc đa dạng, phong phú. Có khi đó là tiếng cười nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng
cũng có khi là tiếng cười châm biếm, đốp chát sâu cay. Ở phương diện xây
dựng cốt truyện, do hướng về đời sống thế sự với con người cá nhân trong
sinh hoạt hàng ngày nên hầu hết nhà văn trào phúng không chú trọng xây
dựng những cốt truyện trong đó chứa đựng những xung đột, mâu thuẫn gay
gắt. Có thể thấy trong nhiều tác phẩm của Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp,
Hồ Anh Thái, Vũ Bão,... không phải cốt truyện nào cũng có những tình huống
gay cấn với những xung đột quyết liệt, mà chủ yếu là những câu chuyện về
những cái bình thường, nhỏ nhặt diễn ra trong cuộc sống, sinh hoạt hàng
ngày. Nếu có xung đột thì chủ yếu là xung đột bên trong của cá nhân. Thậm
chí ngay cả khi nhà văn đề cập đến chiến tranh trong quá khứ, cũng khơng
thấy có xung đột một mất một cịn giữa ta và địch, mà chỉ đơn giản là những
mỗi quan hệ, chuyện công bằng, chuyện sinh hoạt hàng ngày giữa những
người lính. Ở phía cạnh khác, kết cấu tác phẩm cũng được tổ chức rất linh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 17

/>

hoạt. Sự kiện ít khi được đặt trên một trục tuyến tính mà được tháo gỡ, sắp đặt
thành nhiều dạng thức mới như kiểu cốt truyện theo hành trình số phận, đan
xen giữa quá khứ và hiện tại; lối xây dựng các biểu tượng với các thủ pháp
nghệ thuật mới mẻ như thủ pháp đồng hiện, cắt dán, lồng ghép, liên văn
bản,...
Do đổi mới trong quan niệm về con người nên ở phương diện nhân vật,
các nhà văn trào phúng sau năm 1986 không chú trọng xây dựng các nhân vật
điển hình hoặc kiểu nhân vật lí tưởng, mẫu mực, đơn phiến. Nhân vật trong

các sáng tác của họ chỉ là những con người bình thường, đặt trong sinh hoạt
đời thường với tất cả biểu hiện tự nhiên của nó. Thậm chí có những tác phẩm,
dù viết về người lính và chiến tranh, thì con người ở đây vẫn chủ yếu được
nhìn nhận và đánh giá trong những sinh hoạt thường ngày, trong mối quan hệ
với người khác, chứ không phải trong quan hệ với kẻ thù.
Dù chưa điểm hết những tác giả, tác phẩm trào phúng song có thể thấy
sự phát triển mạnh mẽ của văn học trào phúng là một thực tế khơng thể phủ
nhận. Với cái nhìn thẳng vào sự thật, khám phá hiện thực ở nhiều chiều kích
khác nhau, bằng tiếng cười, các tác giả đã đem đến cho văn học một diện mạo
mới, sắc thái mới. Qua đó, có thể khẳng định văn học trào phúng là một bộ
phận khá nổi bật trong văn xuôi nước nhà sau 1986.
1.2. HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI TRONG SÁNG
TÁC CỦA VŨ BÃO SAU NĂM 1986
Sinh thời, nhà văn Vũ Bão hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Từng là người lính trong thời chiến, rồi trở về làm văn nghệ trong thời bình
nên “vùng thẩm mĩ” trong sáng tác của nhà văn cũng tương đối rộng lớn. Mặt
khác, với tài năng của một người cầm bút, Vũ Bão đã thể hiện những vấn đề
của hiện thực đời sống và con người bằng bút pháp đa dạng, trong đó phải kể
đến những tác phẩm phản ánh trực tiếp đời sống thế tục và những tác phẩm
mang xu hướng tâm linh, hoang đường. Xuất phát từ đặc điểm trên, chúng tơi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 18

/>

tiến hành tìm hiểu hiện thực xã hội và con người trong trong truyện ngắn Vũ
Bão sau năm 1986 ở ba phạm vi sau: hiện thực xã hội và con người trong và
sau chiến tranh; hiện thực xã hội và con người trong cuộc sống đời thường;
hiện thực xã hội và con người trong thế giới tâm linh, hoang đường.
1.2.1. Hiện thực xã hội và con ngƣời trong và sau chiến tranh

Cái hài, xét về mặt ý nghĩa luôn đối lập với cái bi. Tiếng cười đối lập
với nỗi buồn và nước mắt. Nhưng trong thực tế sáng tác và biểu hiện, cảm
hứng về cái hài dường như gắn liền với cái bi, tạo thành cái gọi là “umua đen”
như các nhà phê bình văn học phương Tây hiện đại đã quan niệm. Đó là kiểu
tiếng cười mang sắc thái bi đát. Tiếng cười trong truyện ngắn Vũ Bão viết về
hiện thực xã hội và con người trong và sau chiến tranh cũng mang sắc thái
như thế. Không giống như cách tiếp cận thường thấy ở những tác phẩm viết
về chiến tranh trước đây - thiên về ngợi ca, về chiến thắng, vinh quang - các
truyện ngắn của Vũ Bão lại chủ yếu xem xét, miêu tả hiện thực và con người
trong những đối cực với cái nhìn đa diện, nhiều chiều trên tinh thần dân chủ,
tôn trọng sự thật. Trong phạm vi hiện thực này, nhân vật của nhà văn thường
là những người lính hoặc những những cơng dân đặt trong hồn cảnh chiến
tranh. Nhìn vào những tác phẩm của nhà văn, có thể khái quát thế giới hiện
thực và con người trong và sau chiến tranh ở ba cặp đối lập sau: dũng cảm và
hèn nhát, công bằng và bất công, vinh quang và cay đắng.
* Dũng cảm và hèn nhát:
Khi tổ quốc lâm nguy, khơng có gì được trân trọng và ngợi ca bằng
lòng yêu nước, bằng tinh thần dám hi sinh vì đồng bào, vì dân tộc. Sáng tác
của Vũ Bão cũng vậy, từ ông già Vân Kiều kiên cường trước đòn chặt tay
chặt chân của kẻ thù cho đến những người lính xả thân nơi chiến trường, tất
cả đều bừng lên một lòng căm thù, một tinh thần, một tư thế tiến công đến
giọt máu và hơi thở cuối cùng. Khe Tre là một truyện ngắn đầy cảm xúc về sự
tàn bạo của kẻ thù, về lòng dũng cảm và niềm tin lớn lao của ông già bản T về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 19

/>

“ba mươi mốt triệu bà con mình đang vùng lên giành một Tổ quốc nguyên
vẹn” [5, tr.64]. Truyền thống tốt đẹp ấy được người con dũng sĩ Vân Kiều tiếp

nối trong trận đánh thù: “Chiếc cán cờ khai sinh từ Khe Tre đã đứng hiên
ngang giữa những ánh chớp nhằng nhằng... Cán cờ đã cắm đúng yếu hầu bọn
giặc. Lửa đạn và những trận bão thép đã tưới tắm cho đoạn tre thân thương ấy
bám chặt lấy khoảnh đất vừa giành được trong tay qn thù” [5, tr.68]. Đó
cịn là Người khơng có tên trong từ điển Trần Trọng Chình đã vượt lên
những mua chuộc của kẻ thù, tự nguyện hi sinh để bảo vệ đồng đội. Dũng
cảm là phẩm chất cần có của mỗi cơng dân nói chung và người lính nói riêng
khi đất nước bị xâm lăng. Nhưng phải chăng, ai ra trận cũng có được phẩm
chất ấy? Trong truyện Người vãi linh hồn, nhà văn Vũ Bão thể hiện cái nhìn
đời thường về những người lính khi xung trận. Dũng cảm có, hèn nhát có.
Trong làn đạn xối xả của kẻ thù, chính trị viên và cả tiểu đội băng lên nhưng
Vĩnh, một chiến sĩ trong tiểu đội của nhân vật “tôi”, lại hèn nhát nằm bẹp lại.
Trận đánh kết thúc, Vĩnh sợ đến nỗi “vãi linh hồn tóe ra quần”! Trong cái
nhìn đa diện, chân thực như thế, con người trong hiện thực chiến tranh hiện
lên đúng như bản chất của nó, phức tạp và chứa đựng trong nó những đối cực
gay gắt. Và với Vũ Bão, có lẽ đó mới chính là cuộc sống.
* Cơng bằng và bất công:
Trong khi văn học viết về chiến tranh thường chủ yếu khắc họa cuộc
đấu tranh giữa ta và địch, những hình tượng anh hùng trong quan hệ với kẻ
thù thì Vũ Bão lại chủ yếu nhìn người lính trong các quan hệ với đồng đội.
Nhà văn “khơng cốt tả thân phận mà thiên về những mối quan hệ của con
người” [8]. Cho nên, hiện thực chiến tranh trong sáng tác của Vũ Bão thường
ít được sử dụng như là hồn cảnh để thể hiện phẩm chất, lí tưởng cách mạng
của người lính, mà chủ yếu để khắc họa cái tốt, cái xấu của mỗi nhân vật
trong quan hệ với đồng đội của mình. Ở mỗi quan hệ đó, khơng chỉ đề cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 20

/>


×