Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết trùng quang tâm sử của phan bội châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.19 KB, 86 trang )

..

gggg

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRỊNH THỊ THU HẰNG

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT
TRÙNG QUANG TÂM SỬ CỦA PHAN BỘI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Thái Nguyên, năm 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRỊNH THỊ THU HẰNG

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT
TRÙNG QUANG TÂM SỬ CỦA PHAN BỘI CHÂU

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS Nguyễn Hữu Sơn

Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Phan Bội Châu (1867-1940)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa
được cơng bố trong bất cứ một cơng trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày 23 tháng 8 năm 2012
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Thu Hằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo, cán bộ khoa Ngữ văn,
Phịng quản lý và Đào tạo sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên –
Đại học Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho em học tập.
Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn, người
trong suốt thời gian qua đã tận tình giúp đỡ và động viên để em hồn thành
luận văn này.
Lời cuối cùng, tơi xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã hỗ trợ,
động viên và cùng tơi vượt qua bao khó khăn trong quá trình vừa làm vừa học.
Thái Nguyên, ngày 23 tháng 8 năm 2012
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Thu Hằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




i

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục ............................................................................................................. i
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

NỘI DUNG.........................................................................................................9
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM VÀ VẬN
DỤNG LÍ THUYẾT TỰ SỰ TRONG NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM ..........9
1.1. Về tác giả - tác phẩm Trùng Quang tâm sử............................................. 9
1.1.1. Vấn đề xác định tác giả ..................................................................... 9
1.1.2.. Về tác giả Phan Bội Châu .............................................................. 10
1.1.3. Vấn đề xác định tên gọi của tác Phẩm ............................................ 16
1.2. Việc vận dụng lý thuyết tự sự trong nghiên cứu tác phẩm .................... 18
1.2.1. Khái lược về tự sự học .................................................................... 18
1.2.2. Tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử với hướng nghiên cứu tự sự học 21
Chƣơng 2. CÁC PHƢƠNG DIỆN CỦA NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TIỂU THUYẾT TRÙNG QUANG TÂM SỬ ................................ 25
2.1. Tổ chức điểm nhìn trần thuật ................................................................. 25
2.1.1. Điểm nhìn từ bên ngồi - điểm nhìn chi phối thế giới nghệ thuật
Trùng Quang tâm sử .................................................................................. 25
2.1.2. Cái nhìn của tác giả về quá khứ và mối quan hệ với hiện tại ......... 28
2.2. Tổ chức nhịp điệu trần thuật .................................................................. 32
2.2.1. Phối hợp các thành phần mang tính động và tĩnh trong trần thuật . 32
2.2.2. Tổ chức các yếu tố thời gian ........................................................... 34
2.3. Nghệ thuật kết cấu ................................................................................. 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii

Chƣơng 3. HƢ CẤU – MỘT YẾU TỐ ĐẶC SẮC TRONG CẤU
TRÚC TỰ SỰ CỦA TRÙNG QUANG TÂM SỬ ......................................... 41

3.1. Hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử ............................................................ 41
3.1.1. Hư cấu nghệ thuật và mối quan hệ với tính chân thực lịch sử ........ 41
3.1.2. Về hai khuynh hướng lịch sử hố tiểu thuyết và tiểu thuyết hóa
lịch sử ........................................................................................................ 48
3.2. Nghệ thuật hư cấu trong tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử .................... 50
3..2.1. Hư cấu nhân vật.............................................................................. 50
3.2.2. Hư cấu sự kiện ................................................................................. 68
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trùng Quang tâm sử hay còn gọi là Hậu Trần dật sử là cuốn tiểu
thuyết bằng Hán văn của nhà văn, nhà chí sĩ Việt Nam Phan Bội Châu, được
viết theo thể chương hồi. Tác phẩm phản ánh những biến cố, thăng trầm của
một giai đoạn trong suốt chiều dài của tiến trình lịch sử Việt Nam, gắn liền
với người anh hùng Trần Quý Khoáng, đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên
chống quân Minh xâm lược đời Hậu Trần – thể hiện khát vọng độc lập, tự do,
bình đẳng, đồng thời, khẳng định sức mạnh hào hùng, vơ địch của truyền
thống đồn kết chống lại ách thống trị của ngoại bang.
1.2. cuốn tiểu thuyết ra đời đã có những đóng góp to lớn về nội dung
và nghệ thuật vào nền văn học trung đại Việt Nam nói chung và văn xi
Việt Nam nói riêng. Trùng Quang tâm sử đã đánh dấu một bước phát triển

và hoàn thiện của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam, bằng
lối văn mới mẻ, trong sáng. Cùng với sự du nhập của văn học phương Tây
qua “cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ”
(chữ dùng của Hoài Thanh) của xã hội Việt Nam thời kỳ bấy giờ, những
thành công của thể loại tiểu thuyết này, đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện của
tiểu thuyết Việt Nam hiện đại các giai đoạn tiếp sau.
1.3. Trùng Quang tâm sử chứa đựng một hệ thống nghệ thuật đa dạng,
tiêu biểu hơn cả là nghệ thuật tự sự được tác giả thể hiện rất thành cơng trong
q trình xây dựng tác phẩm.
Trùng Quang tâm sử là một tác phẩm đặc sắc của Phan Bội Châu về
nhiều phương diện. Nhưng trên thực tế, có rất ít cơng trình nghiên cứu chun
sâu về tác phẩm này. Đặc biệt là phương diện nghệ thuật tự sự của tác phẩm.
Thiển nghĩ, chỉ có thể hiểu một cách sâu sắc, thấu đáo và toàn diện về cuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

đời, sự nghiệp của Phan Bội Châu và tác phẩm Trùng Quang tâm sử một khi
việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề này được chú trọng đúng mức.
2. Lịch sử vấn đề
Trùng Quang tâm sử có giá trị nhiều mặt về lịch sử cũng như văn học,
nhưng từ ngày được “sinh ra”, “nó đã ngủ một giấc dài, có hơn nửa thế kỷ” –
lời của Đặng Thai Mai [76,217]. Trong những năm gần đây, khi mảng tiểu
thuyết lịch sử bắt đầu được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, Trùng
Quang tâm sử đã và đang thu hút được sự chú ý nhiều hơn. Nhưng nhìn
chung, các nhà nghiên cứu chỉ mới đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể như: kết
cấu, ngôn ngữ, nhân vật, thời gian nghệ thuật, khơng gian nghệ thuật... Do

vậy, cịn nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục được giải quyết. Có thể dẫn
chứng một vài ví dụ như sau:
Về tác giả của Trùng Quang tâm sử, lúc đầu vẫn còn nhiều nghi ngờ,
nhưng qua nhiều phân tích, khảo cứu các cứ liệu khoa học, cuối cùng Đào
Duy Anh đã đi đến kết luận qua lời “Tựa” trong cuốn Phan Bội Châu toàn tập
(tập 4): “đó là một bản tiểu thuyết do Phan Bội Châu sáng tác” [75,9]. Trong
hồn cảnh lịch sử chính trị lúc bấy giờ, dựa vào nội dung cũng như hình thức
thể hiện, có thể khẳng định Phan Bội Châu chính là tác giả của Trùng Quang
tâm sử. Bởi lẽ, bút pháp của tác phẩm đã khơng cịn giống cách viết của các
tiểu thuyết chương hồi ngày trước như Hoàng Lê nhất thống chí, An Nam
nhất thống chí… Mặt khác khi đọc tác phẩm này, như Đặng Thai Mai nhận
định: “người ta phải nghĩ đến, phải nhớ đến lối văn của Lương Khải Siêu và
các đồng chí của Lương trong các tập “tân thư” Trung Quốc [75,12].
Về thời gian ra đời và bắt đầu được đăng của Trùng Quang tâm sử,
trong cuốn Trùng Quang tâm sử (tiểu thuyết), Ngô Văn Bách dịch, Tơn
Quang Phiệt hiệu đính (xuất bản năm 1971), theo Đặng Thai Mai qua bài viết
“Cùng bạn đọc”, tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử: “được đăng từ số 8 (tháng
1 – 1921) đến số 132 (tháng 4 – 1925), ở đầu bài có ghi: “Trùng Quang tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

sử, bG trước, Hiến Hán dịch” [7,8] trên Binh sự tạp chí ở Hàng Châu, Trung
Quốc. Nhưng chữ Bg có nghĩa là gì thì chưa có một đáp án chính xác. Cũng
có thể đó là một “thủ thuật” để gây nên sự tò mò, chú ý ở người đọc, hoặc để
che mắt bọn thực dân Pháp. Xét về mặt nghệ thuật, Phan Bội Châu đã có
nhiều sáng tạo hơn, tuy nhiên, văn chương của ơng ít nhiều vẫn cịn ảnh

hưởng tiểu thuyết chương hồi cổ điển, đúng như Đặng Thai Mai nhận xét:
“văn tự sự thỉnh thoảng được viền mép với những “mẫu” phong cảnh trong
những câu văn, thể biền ngẫu mỗi đoạn vài ba chục chữ, như ta đã từng đọc
trong các truyện Tây du Tam quốc”[7,18]. Trong bài viết “Cùng bạn đọc” của
cuốn Phan Bội Châu toàn tập (tập 4), Đặng Thai Mai đồng ý với Đào Duy
Anh cho rằng: Nó được viết vào khoảng trước hoặc sau năm 1900 một hoặc
hai năm. Mặc dù tập “dật sử” chưa thốt khỏi khn sáo của văn chương “nhà
trường”, có những câu văn biền ngẫu, với nhiều đoạn miêu tả phong cảnh,
nhưng tác phẩm đã có những nét mới, ảnh hưởng của văn chương tân thư. Có
nghĩa là, cụ Phan đã sử dụng ngơn ngữ hiện đại của nước ngồi để bộc lộ tư
tưởng, tình cảm của mình.
Trong bài nghiên cứu “Về tác phẩm của Phan Bội Châu; Trùng Quang
tâm sử hay Hậu Trần dật sử?”, Chương Thâu lại cho rằng ý kiến của Đặng
Thai Mai về năm ra đời của Trùng Quang tâm sử là chưa chính xác. Đúng
như tác giả bài viết nhận xét: “văn cụ hồi này rất nặng nề phong khí của kinh
truyện. theo lối bát cổ, biền ngẫu lắm điển cố sâu xa, cú, từ đối nhau chan
chát” [75,24-25]. Ngoài chủ trương hành động của nghĩa quân Trùng Quang
cũng gần giống với Duy Tân hội nên Chương Thâu khẳng định: “quyển Trùng
Quang tâm sử phải viết sau khi có Duy Tân hội” [75,26]. Hơn nữa, trong
Trùng Quang tâm sử, Phan Bội Châu lại đề cập đến những vấn đề “bình
đẳng”, “dân chủ” và vai trị của người phụ nữ được sánh ngang hàng với nam
giới, thậm chí được coi trọng. Trong khi đó, Phan Bội Châu trước và sau khi
xuất dương vẫn còn mang nặng tư tưởng qn chủ, chưa thốt ra khỏi đạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4


“trọng thần, hiếu tử”. Vì thế, Chương Thâu xác định, cụ Phan viết Trùng
Quang tâm sử vào những năm 1917 – 1918, là thời kỳ cụ bắt gặp tư tưởng của
cách mạng tháng 10 Nga lan sang Trung Quốc.
Qua đó, có thể thấy rằng, đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về thời
gian ra đời của Trùng Quang tâm sử, nhưng điều đó khơng ảnh hưởng nhiều
đến những giá trị đích thực mà tác phẩm mang lại cho nền văn học trung đại
Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Mặc dù thuộc thể loại
tiểu thuyết chương hồi, nhưng theo nhận xét của Chương Thâu, Trùng Quang tâm
sử là: “một tác phẩm dày với lối văn mới mẻ, trong sáng, phóng bút…” [8,32].
Về thời gian tìm ra tác phẩm, theo Từ điển Văn học, văn bản Trùng
Quang tâm sử lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1957 qua một bản chép
tay được Trần Lê Hữu dịch và xuất bản, với tên gọi là Hậu Trần dật sử (pho
sử xót lại của thời Hậu Trần). Trong khi đó, theo lời “Tựa” của cuốn Trùng
Quang tâm sử, không trung duyên (tiểu thuyết luận đề) – xuất bản năm 2005:
năm 1954, trong những tài liệu của Trường sư phạm thu được ở Nghệ An sau
phong trào phát động quần chúng nhân dân đấu tranh kháng thuế, các nhà
nghiên cứu tìm thấy một quyển sách chữ Hán viết tay, khơng có đề mục gồm
96 trang khổ 21 x 28 cm, tất cả chừng hơn 4 vạn 5 nghìn lời. Và theo Đào
Duy Anh: “thể theo ý của tác giả nhằm biểu dương những anh hùng vô danh
trong cuộc vận động khôi phục nhà Trần, mà lịch sử đã lãng quên chưa chép
hết, chúng tôi nghĩ đặt tên nhan đề cho tập truyện này là Hậu Trần dật sử
…kể ra đã “tạm ổn” và hợp tình, hợp lý rồi. Nhưng đó chỉ là vấn đề “tạm” vì
chưa tìm đúng tên húy của nó mà thơi. Chính ra tên thật của nó là Trùng
Quang tâm sử” [8,27]. Như vậy, Hậu Trần dật sử cũng chính là Trùng Quang
tâm sử, “tâm sử của trại Trùng Quang hay là tâm sử của đời Trùng Quang.
Chữ tâm sử vừa có ý nghĩa tiểu thuyết vừa có ý nghĩa lịch sử” [8,27]. Bởi,
Trùng Quang tâm sử đã thực sự làm sống lại một thời kỳ hào hùng của dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





5

tộc trong lịch sử chống ngoại xâm, đồng thời, góp phần quan trọng tạo nên giá
trị sự nghiệp thơ văn của Phan Bội Châu.
Trong bài nghiên cứu “Về cuốn Trùng Quang tâm sử”, Đặng Thai Mai
đề cập đến nhiều yếu tố tưởng tượng chiếm vị trí quan trọng trong tác phẩm,
cùng với những chi tiết “phản lịch sử" độc đáo, giàu sáng tạo, mục đích giúp
độc giả hiểu rằng, khi nói đến giặc Ngơ cũng chính là nhằm vào thực dân
Pháp. cuốn tiểu thuyết như một chứng cứ quan trọng phản ánh hiện thực cuộc
sống của nhân dân ta dưới ách áp bức, bóc lột, đàn áp dã man của kẻ thù xâm
lược cuối thế kỷ XIX đầu XX. Nhưng theo tác giả bài viết: “Trùng Quang tâm
sử không hề có ý vị một pho lệ sử” [74,217]. Khi tổ quốc bị xâm lăng, mọi
người Việt Nam yêu nước đều một lòng một dạ đứng lên đánh đuổi kẻ thù mà
khơng “ngồi rên rỉ” với “tình non nước” trước cảnh “bức địa đồ rách” – nhận
định của Đặng Thai Mai [74,217]. Ơng cho rằng, dù chưa thốt ra khỏi khn
sáo của những câu chuyện anh hùng trong Tam quốc chí hay Thủy hử nhưng
cấu tứ của tác phẩm vẫn có những nét độc đáo riêng. Câu chuyện diễn ra
mang đậm tính Việt Nam: “đều được gọi theo lối Việt Nam chép bằng chữ
Nơm: ơng Chân, cơ Chí, chú Cữu, cu Chìm, anh Phúc” [75,218]. Tất cả đều là
những anh hùng thảo dã vơ danh, đứng bên cạnh nhau, bình đẳng nhau, khơng
phân biệt nam, nữ. Vì thế, tác giả bài nghiên cứu đã đưa ra luận điểm: “Trùng
Quang tâm sử là một cuốn tiểu thuyết có ý nghĩa luận đề về cách mạng Việt
Nam. Phan Bội Châu là người đầu tiên chú trọng đến địa vị người phụ nữ, đến
lực lượng thanh niên trong công cuộc cách mạng dân tộc. Cũng là người đầu
tiên đã nhận rõ ý nghĩa toàn dân của cách mạng Việt Nam và đã nêu rõ sự cần
thiết đoàn kết toàn dân để hoàn thành cách mạng dân tộc” [75,219]. Kết thúc
bài nghiên cứu, Đặng Thai Mai cho rằng: “công cuộc dẹp giặc để lấy lại nước

nhà, khi chúng ta khép tập sách lại, vẫn còn bỏ dở, chưa phải là đã đi tới
thắng lợi … và tập sách này cũng không phải là tập tiểu sử của “những anh
hùng thất bại”… đúng hơn, đây là câu chuyện của những người “anh hùng vơ
danh” [75,222].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

Trên tạp chí văn học số 9 (1999), Bùi Văn Lợi có bài: “Mối quan hệ
giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XX”. Có thể hiểu vấn đề chính tác giả đề cập ở đây là,
trong tiểu thuyết lịch sử, việc sử dụng các yếu tố lịch sử làm cốt yếu nhưng
theo quan điểm của tác giả bài viết: “một trong những đặc điểm quan trọng
nhất là người nghệ sĩ phải làm sống lại những tài liệu lịch sử bằng trí tưởng
tượng, bằng quyền hư cấu và sáng tạo nghệ thuật của mình” [44,83].
Trên tạp chí văn học số 5 (1979), Nguyễn Phương Chi với bài viết:
“Trùng Quang tâm sử hay là hình ảnh cuộc kháng chiến chống Trung Quốc
xâm lược của quân dân nhà Hậu Trần qua con mắt một sĩ phu chống Pháp” đã
có ý kiến rằng, việc đánh giá tác phẩm Trùng Quang tâm sử không nằm trong
phạm vi hẹp. Không phải chỉ là việc thông qua câu chuyện của những nhân
vật anh hùng ngày xưa để nói đến những con người ở đầu thế kỷ XX, mà vấn
đề cụ Phan đặt ra trong tác phẩm chứa đựng rất nhiều chi tiết “phản lịch sử”
mang dụng ý của tác giả. Cũng không chỉ là câu chuyện viết về giặc Ngô
nhằm ám chỉ thực dân Pháp. Nó phản ánh những vấn đề chung như tác giả
Nguyễn Phương Chi đã nói: “đó là quy luật về sự vùng dậy tất yếu của đất
nước và con người Việt Nam mỗi khi bị đô hộ, áp bức. Và đấy mới là cái cốt
lõi của hiện thực, cái quy định giá trị hiện thực, giá trị lâu dài của tác phẩm”

[14,123]. Thông qua số phận của từng nhân vật, hiện thực phát lộ từng mảng
rõ nét hơn, chi tiết hơn về thực trạng đen tối và khắc nghiệt bao trùm xã hội
Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trong đó, mỗi số phận được khắc
họa vừa cụ thể, vừa có tính chất điển hình, kết hợp hài hịa giữa hiện thực trữ
tình và trí tưởng tượng phong phú của tác giả, đem lại giá trị hiện thực chân
chính cho Trùng Quang tâm sử.
Theo tác giả bài viết, câu chuyện mà cụ Phan nêu trong tác phẩm cũng
là một bản án đanh thép tố cáo chế độ thực dân đương thời. Sợi dây xích màu
đỏ tạo nên mối liên hệ giữa hai thời kỳ cách xa nhau này là những đặc điểm
tương đồng về mặt lịch sử giữa hai thời đại. Hiện thực của Trùng Quang tâm sử,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7

theo Nguyễn Phương Chi là: “hiện thực kết tinh đậm đặc về xã hội Việt Nam
bị xâm chiếm, đô hộ từ hàng ngàn năm với những cảnh ngộ, những số phận,
những sự đọa đầy luôn luôn được lặp đi lặp lại” [14,125]. Nguyễn Phương
Chi cịn phát hiện ra những tính cách điển hình trong tác phẩm cũng là những
tính cách tiêu biểu của con người Việt Nam khi đối mặt với những kẻ thù xâm
lược. Đó là những con người anh hùng được Phan Bội Châu khắc họa với tất
cả sự sảng khối và lịng ngưỡng mộ. Nghệ thuật sử dụng kết cấu hướng tâm
trong tác phẩm thể hiện rõ ý đồ tác giả là, muốn đưa hoàn cảnh riêng của các
nhân vật vào hoàn cảnh chung để nhân vật có điều kiện bộc lộ tính cách ở mức
độ cao nhất. cho nên, thế giới nhân vật của Phan Bội Châu vừa phong phú, vừa
mang những nét chung nhất của con người Việt Nam yêu nước.
Phan Bội Châu đã xây dựng nên một hệ thống những anh hùng thảo dã,
vô danh nhưng không bao giờ mờ nhạt, bị động, xuất hiện xuyên suốt từ đầu

đến cuối tác phẩm.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát tác phẩm Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu, bên cạnh
đó tham khảo bộ Đại Việt sử kí tồn thư để so sánh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tơi sử dụng phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp thớng kê.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn tham khảo một số bài nghiên cứu của các nhà phê bình nhằm
làm rõ những vấn đề liên quan đến tác giả, tác phẩm Trùng Quang tâm sử.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8

Khảo sát những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong tác phẩm để thấy
được tư tưởng nghệ thuật của tác giả đồng thời khẳng định những thành tựu
mà tác phẩm đã đóng góp cho thể loại tiểu thuyết chương hồi.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung
gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề về tác giả - tác phẩm và việc vận dụng lí

thuyết tự sự trong nghiên cứu tác phẩm
Chƣơng 2: Các phƣơng diện của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết
Trùng Quang tâm sử
Chƣơng 3: Hƣ cấu – Một yếu tố đặc sắc trong cấu trúc tự sự của
Trùng Quang tâm sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9

NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM VÀ VẬN DỤNG
LÍ THUYẾT TỰ SỰ TRONG NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM
1.1. Về tác giả - tác phẩm Trùng Quang tâm sử
1.1.1. Vấn đề xác định tác giả
Theo lời “Tựa” trong cuốn Phan Bội Châu toàn tập (tập 4) Đào Duy
Anh nhận định rằng đây là cơng trình sáng tác của nhà chí sĩ Phan Bội Châu.
Trong tình thế chiến tranh và trong hoàn cảnh học thuật tư tưởng nước
ta lúc bấy giờ, căn cứ vào nội dung tập sách cũng như căn cứ vào hình thức
văn chương đây chỉ có thể là do ngịi bút của Phan Sào Nam viết ra. Trong
long mạch tiểu thuyết lịch sử, bút pháp của tác phẩm đã xa hẳn lối viết của
các tập truyện dài ngày xưa như Hồng Lê nhất thống chí, hay An Nam nhất
thống chí. Tác giả tập tiểu thuyết này có phần chắc là đã đọc, đã nghiền ngẫm
nhiều lối văn Tân dân tùng bá. Và, hồi đó, nếu có một nhà văn Việt Nam có
thể nói là nắm tương đối vững được văn pháp tân thư của Trung Quốc, thì
người ấy chính là Phan Bội Châu. Rồi nếu như ta theo dõi sân khấu hoạt động

các nhân vật của cuốn tiểu thuyết này, từ tỉnh thành Nghệ An, từ Nghi Lộc,
Hưng Nguyên, lên Nam Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn, xuống Yên Thành,
Phủ Diễn, rồi ngược Phủ Qùy, Phủ Tương, và đi đường “thượng đạo” vào đến
mạn Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, thì lại càng thấy rõ rằng: bấy nhiêu
địa hạt với những thị trấn quen thuộc khác như Chợ Rộ, Chợ Chế, Chợ Rạng,
Chợ Dừa, Chi Nê, Chợ Ròn v.v…, cũng là những trạm nghỉ chân của ông
đầu sứ San, hay ông Giải San (tức Phan Bội Châu) trên con đường “bôn tẩu
quốc sự” vào khoảng 1898 – 1902. Ngay cả vấn đề chiến thuật chiến lược
theo sự bố trí trong tập tiểu thuyết này nữa nếu ta đem so sánh với kế
hoạch Cách mạng của Phan tiên sinh hồi đó, thì sự phản ánh lại càng rõ rệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

hơn nữa. Cho nên, giả thuyết của giáo sư Đào Duy Anh đã được xây dựng
trên một cơ sở lí luận khá chắc.
Người hồi nghi vẫn có thể đặt lại vấn đề. Nhưng, cũng như Giáo sư
Đào Duy Anh đã nói, ngẫm nghĩ kĩ về ý vị văn chương cũng như về nội dung
tư tưởng của tác phẩm, thì ta chỉ có thể nghĩ đến Phan Bội Châu chứ khơng có
thể tưởng tượng đến một người nào khác. Bây giờ nếu như có người cật vấn
vẫn hồi nghi về tên tác giả cho rằng phỏng thuyết trên kia chỉ là xây dựng
trên ấn tượng thì ta có thể để hai chữ “vơ danh” khi nói về tên tác giả. Nhưng
xét một cách khái quát ý kiến cho rằng Phan Bội Châu là tác giả của Trùng
Quang tâm sử ngày càng được củng cố và đáng tin cậy.
1.1.2.. Về tác giả Phan Bội Châu
1.1.2..1. Con người
Phan Bội Châu sinh ngày 26 – 12 – 1867 ở làng Sa Lam, xã Đông Liệt

huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Quê chính là Đan Nhiệm cách Sa Lam độ vài cây
số, nằm sát bên bờ tả ngạn sơng Lam. Ơng sinh ra trong một gia đình phong kiến
hạng thấp “lấy nghiên làm ruộng, lấy bút làm cày”. Phan Bội Châu được thừa
hưởng nhiều mặt tích cực từ cha mẹ. Cụ thân sinh Nguyễn Thị Nhàn là người hiền
lành phúc hậu và rất thương người. Bà thường dậy cho Phan Bội Châu thuộc lòng
một số bài thơ trong Kinh Thi, là người có ảnh hưởng lớn đến nhân cách và con
người Phan sau này.
Cùng với những yếu tố về gia đình, Phan Bội Châu cịn chịu ảnh hưởng
nhiều của quê hương xứ Nghệ, nơi có truyền thống anh hùng, truyền thống văn
hóa, đã từng sản sinh ra rất nhiều nhân tài cho đất nước.
Những yếu tố về gia đình, về quê hương cùng với thiên chức bẩm sinh đặc
biệt thông minh nổi tiếng “thần đồng” khiến cho tài năng văn học của cậu bé San
nảy nở và phát triển từ rất sớm. Tập “Phan Bội Châu niên biểu” cho biết: Sáu tuổi
theo cha đi học có ba ngày đọc thuộc lịng quyển “Tam tự kinh”, bảy tuổi đã hiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

được Kinh truyện và viết “Phan tiên sinh luận ngữ”, tám tuổi đã thông thạo các
kiểu văn cử tử, mười ba tuổi đỗ đầu huyện , mười sáu tuổi đỗ đầu xứ, ba mươi tuổi
đỗ giải Nguyên trường Nghệ An với vinh dự độc nhất vô nhị trong lịch sử khoa cử
Việt Nam: “Bảng một tên lừng lẫy tiếng làng văn ”.
Phan Bội Châu ra đời đúng vào năm lục tỉnh Nam kì mất trọn vào tay Pháp
(1867) “tiếng khóc chào đời như đã báo trước cho tôi rằng: mày sẽ phải làm một
người dân mất nước” (Phan Bội Châu niên biểu). Lớn lên trong cảnh đất nước bị
giặc chiếm, làng quê bị tàn phá, cả một xã hội đang bị phân hóa kịch liệt chìm

ngập dưới ngọn sóng tư bản chủ nghĩa. Tình đối với quê hương đất nước, chí căm
hờn đối với “dị tộc xâm lăng” bị kích thích đến tột độ. Phan Bội Châu nói mình có
“bầu máu nóng” đó chính là lịng u nước và ý chí cứu nước dậy lên từ thuở cịn
thơ. Thực ra cái bản tính chẳng do trời phú mà do ảnh hưởng của truyền thống dân
tộc và quê hương. Những tình cảm sôi nổi bồng bột nhưng vô cùng quý giá đó là
bước khởi đầu dẫn dắt Phan Bội Châu vào con đường cách mạng. Lòng yêu nước
đã khiến Phan Bội Châu từ một nhà nho thành một chiến sĩ yêu nước kiên cường
bất khuất, sẵn sàng tiếp thu và làm theo cái mới.
1.1.2..2. Cuộc đời
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu có thể chia làm ba
thời kì, tương ứng với ba giai đoạn sáng tác của ông:
Trƣớc khi ra nƣớc ngồi
Là thời kì “ẩn nhẫn nấp náu tu dưỡng ngấm ngầm”. Thời kì này, Phan Bội
Châu ở nhà dạy học và ni cha già. Ngồi thời gian dạy học Phan Bội Châu cịn
bí mật liên kết với bạn bè, tìm đồng chí đọc tân thư tân văn, binh thư binh pháp.
Lúc này, Phan Bội Châu viết văn chương cử tử, tuy vậy vẫn bộc lộ hoài bão của
một người thanh niên đầy nhiệt huyết với dân với nước, có ý chí bất chấp mọi khó
khăn nguy hiểm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12

“Nước non Hồng Lạc còn đây mãi
Mặt mũi anh hùng khá chịu ri
Giang sơn còn vẽ mặt nam nhi
Sinh thời thời thế phải xoay nên thời thế.

Phùng xuân hội may ra thì cũng dễ
Nắm địa cầu một tí con con
Đạp toang hai cánh càn khôn
Đem xuân vẽ lại cho non nước nhà
Hai vai gánh vác sơn hà"
(chơi xuân)
Thời kì hoạt động ở nƣớc ngồi (1905 – 1925)
Thời gian này ơng tổ chức và phát triển phong trào Đông Du cho học sinh
đi du học ở nước ngồi để làm nịng cốt cách mạng. Ơng giao thiệp với các nhà
chính trị nổi tiếng của cách mạng tư sản Trung Quốc, Nhật…Ông viết văn viết thơ
tuyên truyền khích lệ phong trào cách mạng ở trong nước.
Thơ Phan Bội Châu thời kì này hào hứng sôi nổi nhất với nhiều tác
phẩm như: Việt Nam vong quốc sử; Việt Nam quốc sử khảo, Hải ngoại huyết
thư, Ai cáo Nam kì phụ lão thư, các truyện và đặc biệt là tiểu thuyết “Trùng
Quang tâm sử”… tất cả đều được viết bằng chữ Hán, ghi lại nhiều chuyển
biến về tư tưởng của Phan Bội Châu.
Năm 1925, trên đường về Quảng Châu Phan Bội Châu bị bắt, kết thúc “Hai
mươi năm lẻ” hoạt động tích cực ở nước ngồi. Đánh giá tích cực về giai đoạn này
Giáo sư Đặng Thai Mai có viết: “Thời kì 1905 – 1925 là quãng đời oanh liệt và vẻ
vang trong thân thế nhà chiến sĩ. Hai mươi năm rịng rã khơng một cuộc vận động
yêu nước nào mà không thấm nhuần ít nhiều tinh thần của Phan Bội Châu. Trong
phần tư đầu thế kỉ ba chữ Phan Bội Châu là dấu hiệu cao cả tập hợp mọi lực
lượng chống thực dân Pháp ở trong nước và ngoài nước và cũng là thể hiện đẹp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13


đẽ , tiêu biểu cho tinh thần quật cường của cả dân tộc. Giữa những ngày tháng
đau ln ln nhìn thấy trong ba chữ tên đó một tia hy vọng”.
Thời kì làm “Ơng già Bến Ngự”:
Khi bắt Phan Bội Châu thực dân Pháp có âm mưu thủ tiêu nhưng bị lộ,
chúng phải đem ra xử án cơng khai. Ơng bị kết án tù khổ sai chung thân. Khi án
này công bố, cả nước dấy lên phong trào đòi tha Phan Bội Châu. Trước sức mạnh
của cả dân tộc, thực dân Pháp phải “tha bổng”. Chúng bắt ông về cư trú ở Huế.
Nhân dân xây dựng cho ông một ngôi nhà dưới núi Ngự, bên bờ sông Hương. Từ
lúc bị bắt giam cho đến khi mất, Phan Bội Châu phải sống trong cảnh của người tù
giam lỏng – một cuộc sống khá thê lương, buồn tẻ và hiu quạnh:
Đêm nghe con Vá chào ông Trộm
Ngày lắng thằng Nghi kể chuyện tù
Những năm tháng cuối đời, dù sống trong hoàn cảnh người tù bị giam
lỏng, tấm lịng nhà chí sĩ họ Phan vẫn chất chứa bao nỗi niềm ưu ái, vẫn đặt kì
vọng vào đồng bào. Trước lúc ra đi. Phan Bội Châu vẫn không quên lời nhắn
nhủ tâm huyết với thế hệ trẻ:
Nay đương lúc tử thần chờ trước cửa
Có vài lời ghi nhớ về sau
Chúc phường hậu tử tiến mau!
(Từ giã bạn bè lần cuối cùng).
Ngày 29 – 10 – 1940 Phan Bội Châu qua đời. Đám tang rất vắng vẻ bởi sự
kiểm soát ngặt nghèo của bọn thực dân. Dẫu vậy, tên tuổi của một nhà chí sĩ yêu
nước, một con người hoạt động hăng say chiến đấu vì nước vì dân, một nhà văn
nhà thơ lớn của dân tộc vẫn còn sống mãi với thời gian, vẫn sống mãi trong trái
tim người dân Việt Nam. Cuộc đời 73 năm của Phan Bội Châu là cuộc đời hoạt
động cho cách mạng. Cuộc đời của một con người hăng say với lý tưởng cứu
nước. Từ tuổi thơ còn cắp sách đến trường cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay một
điều luôn luôn nung nấu trong tâm can ông là giết giặc cứu dân. Ơng đã cống hiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





14

cả đời mình cho sự nghiệp dân tộc. Lý tưởng sống, lẽ sống của ông là hy sinh cho
độc lập tự do của dân tộc. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, ơng phải vật
lộn với bao vất vả, khó khăn, cay đắng, tủi cực. Bao nhiêu lần thất bại chua
cay, ơng vẫn khơng nản chí. Ý chí ấy thật đáng khâm phục. Trong Niên biểu
ơng xót xa thừa nhận rằng: “Lịch sử đời tôi là lịch sử một trăm thất bại mà
khơng một thành cơng”. Tấm lịng ơng ln luôn hướng về tổ quốc với một
niềm mong mỏi đất nước được độc lập, dân tộc được tự do. Tổ quốc ở trong
ơng gần như là máu thịt. Ơng đau lịng trước cảnh:
Nước mất nhà tan nỗi thiết tha.
Dịng sơng man mác máu hồng pha.
Gươm đao tởm nhắc ba tuồng cũ.
Màu khói buồn trơng bốn mặt xa.
Xương vỏ sống cịn đau lũ bé.
Sọ đầu vứt uổng khóc tay già.
Ngọn lửa căm hờn bùng cháy trong tâm thức thuở thiếu niên cho đến
lúc nhắm mắt xi tay vẫn cịn day dứt khôn nguôi. Phan Bôị Châu là người
cảm nhận rất sâu nỗi đau, nỗi nhục của người dân mất nước. ông sẵn sàng
“đem máu đổi lấy tự do”. Trong tim ông vẫn khắc sâu tư tưởng lòng quyết
tâm “thù sâu chắc có ngày rồi trả”. Để thực hiện được lý tưởng đó Phan Bội
Châu sẵn sàng làm tất cả. Ơng từng nói “suốt đời đã mưu tính việc gì cốt
nhằm mục đích giành được thắng lợi trong phút cuối cùng dù đó có phải thay
đổi thủ đoạn, phương châm cũng khơng ngần ngại”
Bình sinh, Phan Bội Châu vốn là một người chiến sĩ. Khơng bao giờ
ơng có ý định xây dựng cho mình sự nghiệp văn chương. Hai câu thơ của
Viên Mai mà ơng rất thích:

Túc dạ bất vong duy trúc bạch
Lập thân tối hạ thị văn chương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15

(Khuya sớm vẫn mong ghi sử sách
Lập thân hèn nhất ấy văn chương).
Khi bước vào hoạt động cách mạng Phan Bội Châu xác định cho mình làm
người chiến sĩ. Qua thực tế, Phan Bội Châu cũng như những người làm cách
mạng nhận ra rằng văn học là một vũ khi đấu tranh. Ghecxen nói: “Khi một dân
tộc mất quyền nhờ ngoại viện để đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam,
lập ra Chính phủ độc lập. tự do dân chủ, chỉ văn học là diễn đàn duy nhất mà ở
đó họ có thể nói lên tất cả lịng căm phẫn và lương tri của mình”. Đối với Phan
Bội Châu, càng hoạt động cách mạng, ông càng nhận thấy rõ văn học là một loại
vũ khí lợi hại. Con đường đến với văn chương của Phan Bội Châu rất khác biệt:
Từ nhà nho yêu nước đến người chiến sĩ cách mạng; từ chiến sĩ cách mạng trở
thành nhà văn, nhà thơ.
Phan Bội Châu là người có ý thức sâu sắc đầy đủ, hệ thống, có kết quả nhất
trong việc dùng văn chương phục vụ nhiệm vụ chính trị của thời đại.
Tóm lại: Nhắc đến Phan Bội Châu, chúng ta nhắc đến tên một nhà chí sĩ –
người đã châm ngọn đuốc soi đường cho cả một thế hệ thanh niên đi theo tiếng
gọi non sông những năm đầu thế kỷ - điều đó cũng đã đủ để tự hào. Nhắc đến
Phan Bội Châu, ta còn nhắc đến tên một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã
để lại cho chúng ta một sự nghiệp văn học khá lớn – những bài thơ “dậy sóng” có
tác động khơng nhỏ đến tâm hồn, ý chí người dân Việt Nam trong những năm

kháng chiến chống Pháp, cho đến ngày nay vẫn gây xúc động lớn trong lòng
người đọc. Phan Bội Châu khơng những được nhân dân Việt Nam u q, kính
phục mà còn được nhân dân thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
Phan Bội Châu mãi mãi xứng đáng với danh hiệu: “Bậc anh hùng, vị thiên
sứ, đấng xả thân vì độc lập dân tộc, được hai mươi triệu con người trong cả
nước tơn sùng” – (Nguyễn Ái Quốc).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16

1.1.3. Vấn đề xác định tên gọi của tác Phẩm
Trùng Quang tâm sử là một tập tiểu thuyết bằng Hán văn được viết vào
khoảng đầu thế kỷ XX. Đa phần các nhà nghiên cứu cho rằng nó được ra đời vào
khoảng thời gian từ 1905 đến 1913. Lần đầu tiên được đăng trên tờ Binh sự tạp
chí ở Hàng Châu, Trung Quốc từ tháng 1- 1921 đến tháng 4 – 1925. Từ lúc ra
đời nó đã ngủ một giấc dài hơn ba mươi năm, đến năm 1957 cuốn tiểu thuyết
này mới được dịch và xuất bản (xuất bản lần I mang tên “Hậu Trần dật sử” –
Trần Lê Hữu dịch – nhà xuất bản văn hóa – 1957; lần II mang tên “Trùng Quang
tâm sử” – Nguyễn Văn Bách dịch – nhà xuất bản văn học – 1971).
Về tên sách, ngày nay cũng khó mà biết được chính xác. Cũng có thể là
sau khi viết ra, vì một lí do này hay lí do kia, tác giả chưa hề đặt tên cho tác
phẩm. Điều chắc chắn là đằng sau câu chuyện vận động “bình Ngơ” này,dụng
ý của người viết sách là kêu gọi đồng bào chống Pháp. Câu chuyện cũ bao
hàm ý nghĩa hoàn toàn mới.
Cái tên “Hậu Trần dật sử” mà Đặng Thai Mai và Đào Duy Anh đưa
ra cũng có thể cho là “ổn”. Nhưng đó chỉ là vấn đề “tạm” vì chưa tìm

đúng tên húy của nó.
Theo ý kiến của Chương Thâu tác phẩm có tên Trùng Quang tâm sử,
“tâm sử” của đất Trùng Quang hay là “tâm sử” của đời Trùng Quang. Chữ
“tâm sử” vừa có ý nghĩa tiểu thuyết vừa có ý nghĩa lịch sử. Nội dung quyển
sách cho ta biết nhiều những chuyện lịch sử có thật đời Hậu Trần, xoay chung
quanh chữ “Trùng Quang” này.
“Phía cực tây huyện Thanh Chương, giáp nước Lào, nhìn xuống là
sơng Lam, dựa vào vách núi Giăng Màn, trong chỗ rừng sâu xanh thẳm, có
vài trăm khoảng sơn điền. Bốn mùa có khe nước chảy, phân tán thành câu,
cừ. Ở trên có nhà trại, lớn nhỏ hơn trăm gian. Đấy là trại của ơng Khống.
Đất ấy trước là một thơn của người Lào. Tiên thế ơng Khống hiển đạt ở đời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17

Trần, nhà Trần mất, đem cả bộ thuộc hơn vài mươi người dời xuống phía
nam châu Hoan, đuổi người Lào chiếm lấy đất. Vì quân nhà Minh đuổi bắt
riết, nên ông Khoáng cũng trốn đến ở đấy. Các hào kiệt lục lâm thường nhờ
làm chỗ trốn tránh. Ơng Khống là người trưởng giả, trung hậu, nên người
xa gần bất kì Mường hay Chợ đều ham đi lại giao thiệp. Thường lấy thóc gạo
đổi lâm sản, rồi chở lâm sản xuống chợ bán lấy tiền, hàng năm thu được rất
nhiều, cho nên trong trại súc tích cũng đầy đủ. Ơng khống thường nghĩ đến
quốc sỉ, ni chí lớn, cho nên những người hảo hán đến thường được tiếp đãi
rất hậu. Các thổ hào đều gọi ơng Khống là ơng Cả. Khi Kiên và Xí muốn mở
hội nghị bí mật, trước hết đến mời ơng Khống, ơng rất mừng, đến ngay. Bèn
cử ông làm chủ trại. Miếng đất khô ráo này trở thành một nước độc lập nhỏ.

Vì vậy nên đặt tên là trại “Trùng Quang”.[75,50].
Qua đoạn trích trên đây, chúng ta biết được tổ chức và hoạt động của
các ơng Khống, ông Xí… rất ứng hợp với sự thực lịch sử lúc bấy giờ. Mùa
đông năm 1407 Giản Định đế nhà Hậu Trần nổi lên ở Nghệ An. Tri châu Hóa
Châu là Đặng Tất và An phủ sứ Thăng Hoa là Nguyễn Cảnh Chân đem quân
địa phương về theo. Lúc đó, nhà Minh sai tướng giặc Mộc Thạnh đem 4 vạn
quân từ Vân Nam sang, bị quân ta đánh thua phải bỏ chạy. Giản Định đế
muốn thừa thắng kéo quân ra Bắc, nhưng Đặng Tất lại muốn tìm bắt dư chúng
của giặc để trừ hậu họa, rồi sau hợp với các đạo qn Thuận Hóa, Tân Bình,
Nghệ An, Diễm Châu và Thanh Hóa kéo ra Đơng Đơ triệt nốt qn Minh.
Chưa kịp thì bọn giặc đã đón được tướng Mộc Thạnh về Đông Đô.Giản Định
nghe lời dèm pha cho rằng Đặng Tất cố ý trì hỗn khơng chịu tiến cơng cho
nên đem bắt giết Quốc công Đặng Tất và Tham mưu Nguyễn Cảnh Chân. Về
sau, Đặng Dung con Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Dị con Nguyễn Cảnh Chân
bèn kéo quân từ Thuận Hóa rước Trần Q Khống là cháu Giản Định đế tức
là Trần Nghệ Tôn vào Chi La ở đất Nghệ An lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng
Quang, nên ngày sau sử chép là Trùng Quang đế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




18

Cái tên gọi “Trùng Quang” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong cuốn
tiểu thuyết này. “Nghĩa quân ở trại Trùng Quang xứ Nghệ An” hoặc “trại lớn
ở đất Nghệ An của qn chúng tơi, đất lành khí tốt, lâu ngày đã trở nên đông
đúc, nhân dân đều ham đến ở” hoặc “nhân lấy tên trại Trùng Quang mà tôn
ông Khoáng lên làm vua Trùng Quang”... Cái tên Trùng Quang có tính chất
lịch sử. Cho nên chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn quyển Hậu

Trần dật sử hiện đang lưu hành chính là quyển Trùng Quang tâm sử.
Phan Bội Châu mãi mãi xứng đáng với danh hiệu: “Bậc anh hùng, vị
thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập dân tộc, được hai mươi triệu con người trong
cả nước tôn sùng” – (Nguyễn Ái Quốc).
1.2. Việc vận dụng lý thuyết tự sự trong nghiên cứu tác phẩm
Trùng Quang tâm sử
1.2.1. Khái lược về tự sự học
Roland Bathes có nói đại ý tự sự xuất hiện cùng bản thân lịch sử lồi
người. Nói theo cách khác, khi lịch sử được ý thức thì ta đã có tự sự (câu nói
quen thuộc của phương Tây – History is a story / L Histoire estunrecit). Thế
nhưng nghiên cứu tự chỉ thực sự trở thành một khoa học độc lập dưới ảnh
hưởng trực tiếp của trường phái cấu trúc luận Pháp trong khoảng thập niên 60
thế kỉ trước. Do vậy, có cách gọi tự sự học cấu trúc luận. Năm 1966, tạp chí
“Giao tế" xuất bản tại Pari đã dành hẳn kì số 8 cho chuyên san Nghiên cứu kí
hiệu học – phân tích cấu trúc tác phẩm tự sự. giới thiệu tập trung lí luận căn
bản của tự sự học. Và phải đến năm 1969, Tezvetan Todorov, một trong
những đại biểu lớn của cấu trúc Luận Pháp mới chính thức khai sinh danh
xưng tự sự học (Narratilogie – tiếng Pháp) khi xuất bản cơng trình Ngữ pháp
chuyện mƣời ngày cái mà Todorov gọi là ngữ pháp ở kết cấu tự sự của tác phẩm.
Tự sự học kinh điển thường được hiểu là tự sự học giai đoạn những
năm 60 kéo dần đến khoảng những năm 80 của thế kỉ trước. Tuy thực sự đã
trở thành một trào lưu nghiên cứu có tính quốc tế, nhưng vai trị tiên phong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×