Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nhận diện ca dao người việt từ 1945 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 151 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LƢU THỊ LAN ANH

NHẬN DIỆN CA DAO NGƢỜI VIỆT
TỪ 1945 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Thái Nguyên - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LƢU THỊ LAN ANH

NHẬN DIỆN CA DAO NGƢỜI VIỆT
TỪ 1945 ĐẾN NAY

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hằng Phƣơng

Thái Nguyên - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai cơng bố trong các
cơng trình khác.
Thái Ngun, ngày 12 tháng 04 năm 2013
Tác giả luận văn

Lưu Thị Lan Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tôi muốn gửi tới
PGS.TS Nguyễn Hằng Phương - Khoa Ngữ Văn - Đại học Sư phạm Đại học Thái Ngun đã định hướng và dẫn dắt tơi tận tình trong suốt
q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa
Ngữ Văn, Ban chủ nhiệm khoa Sau đai học, trường Đại học Sư Phạm Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong
q trình học tập cũng như trong q trình thực hiện luận văn này.
Ći cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới nh


ững người thân

trong gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn động viên và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian qua.
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 04 năm 2013
Tác giả

Lưu Thị Lan Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn

Mục lục .......................................................................................................................... i
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 5

7. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 5
NỘI DUNG ................................................................................................................... 6
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..................... 6

1.1. Bối cảnh lịch sử nước ta từ 1945 đến nay .................................................. 6
1.2. Khái niệm ca dao cổ truyền và vấn đề ca dao hiện đại ............................ 10
1.2.1. Khái niệm ca dao cổ truyền ................................................................... 11
1.2.2. Vấn đề ca dao hiện đại .......................................................................... 12
1.3. Đời sống và sinh mệnh của ca dao hiện đại qua các thời kì lịch sử ......... 16
1.3.1. Ca dao người Việt từ 1945 đến 1975 .................................................... 18
1.3.2. Ca dao người Việt từ 1975 đến nay....................................................... 22
Chƣơng 2. CA DAO NGƢỜI VIỆT TỪ 1945 ĐẾN 1975 ....................................... 29

2.1. Đề tài trung tâm ........................................................................................ 29
2.1.1. Đề tài đấu tranh cách mạng ................................................................... 31
2.1.2. Đề tài lãnh tụ ......................................................................................... 38

i


2.1.3. Đề tài sản xuất xây dựng ....................................................................... 40
2.2. Cảm hứng chủ đạo .................................................................................... 41
2.3. Đặc điểm thi pháp.................................................................................... 44
2.3.1. Thể thơ ................................................................................................... 44
2.3.2. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 49
2.3.3. Thời gian nghệ thuật .............................................................................. 54
2.3.4. Các biện pháp tu từ ................................................................................ 55
Chƣơng 3. CA DAO NGƢỜI VIỆT TỪ 1975 ĐẾN NAY ...................................... 64

3.1. Đề tài trung tâm ........................................................................................ 64

3.1.1. Đề tài xã hội........................................................................................... 64
3.1.2. Đề tài tình yêu ....................................................................................... 69
3.1.3. Đề tài gia đình ....................................................................................... 72
3.2. Cảm hứng chủ đạo ................................................................................... 75
3.3. Đặc điểm thi pháp ..................................................................................... 77
3.3.1. Thời gian nghệ thuật .............................................................................. 77
3.3.2. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 79
3.3.3. Các phương thức nghệ thuật.................................................................. 82
3.4. Những điểm dị biệt giữa ca dao cổ truyền và ca dao từ 1945 đến nay ... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 102
PHỤ LỤC.................................................................................................................. - 1 PHỤ LỤC 1.................................................................................................... - 1 PHỤ LỤC 2.................................................................................................. - 36 -

ii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong kho tàng văn học dân gian của người Việt, ca dao là phần phong
phú và có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm cũng như nghệ thuật biểu hiện.
Nếu như tục ngữ thiên về nhận thức lý tính, đúc kết kinh nghiệm từ thực tế
cuộc sống thì ca dao lại mang nội dung trữ tình, là tấm gương trung thực phản
ánh cuộc sống tình cảm mn màu, mn vẻ của nhân dân.
Cũng như văn học viết và các thể loại văn học dân gian khác, ca dao người
Việt ln có sự vận động qua các giai đoạn. Trong đó đáng chú ý là mảng ca
dao người Việt từ 1945 đến nay. Mặc dù mới xuất hiện trong hơn nửa thế kỉ khoảng thời gian khơng dài so với tiến trình lịch sử - song đã có rất nhiều cơng
trình lấy ca dao người Việt từ 1945 đến nay làm đối tượng nghiên cứu. Trong
những cơng trình ấy, các nhà khoa học chủ yếu nghiên cứu sự vận động của ca
dao về phương diện đề tài, cảm hứng sáng tác, nhân vật trữ tình, ngơn ngữ, thể
thơ khơng gian – thời gian nghệ thuật, hình thức diễn xướng, thi pháp... mà
chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc nhận diện ca dao người Việt từ 1945

đến nay. Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu nêu trên, chúng tôi chọn Nhận diện
ca dao người Việt từ 1945 đến nay làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
Ở luận văn này, chúng tôi bước đầu nghiên cứu những tác phẩm đã được
sưu tầm và biên soạn với mục đích chỉ ra được những đặc điểm của ca dao
người Việt trong sự tồn tại, vận động của thể loại. Từ đó thấy được sự kế
thừa, tiếp thu cũng như sự sáng tạo các yếu tố thuộc thể loại của ca dao người
Việt từ 1945 đến nay so với ca dao người Việt truyền thống. Thấy được ý
nghĩa của ca dao người Việt từ 1945 đến nay trong tiến trình tồn tại, vận động
của thể loại. Qua đó, chúng tơi có thể khám phá được những giá trị đặc sắc về
mặt nội dung, nghệ thuật cũng như nhận diện được ca dao người Việt từ 1945
đến nay.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ca dao nói chung và ca dao người Việt từ sau 1945 đến nay nói riêng đã
thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu. Đã có nhiều cơng trình sưu tầm, tìm
hiểu về ca dao cũng như ca dao người Việt từ 1945 đến nay:
Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của nhóm tác giả Đinh Gia Khánh,
Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn [29] đã đưa ra hệ thống các hình thức sinh
hoạt ca hát dân gian và vấn đề phân loại ca dao, dân ca Việt Nam; nội dung cũng
như cấu tứ trong thơ trữ tình dân gian và những truyền thống nghệ thuật của ca
dao, dân ca Việt Nam. Cơng trình này cũng giúp chúng tơi thấy được bên cạnh
bộ phận ca dao cổ truyền cịn có sự xuất hiện của bộ phận ca dao mới từ 1945
đến nay.
Bài viết Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian hiện đại của tác giả Chu
Xuân Diên [22] đi vào những nội dung như bản chất thẩm mĩ, đặc trưng loại
biệt của văn học dân gian; thành phần văn học dân gian hiện đại và mối quan
hệ của văn học dân gian hiện đại với văn học quần chúng, văn học thành văn.

Tác giả cũng cho rằng phải đứng trên quan điểm lịch sử thì mới có thể nhìn
nhận và đánh giá đúng về bộ phận ca dao hiện đại.
Trong bài “Một số suy nghĩ về văn học dân gian hiện đại” tác giả Trần
Tiến [52] đã đề cập đến tình hình văn học dân gian từ Cách mạng tháng Tám
đến nay. Kết thúc bài viết, tác giả đã đưa ra kết luận văn học dân gian hiện đại
trong đó có thể loại ca dao vẫn cứ tồn tại khách quan như chính bản thân cuộc
sống. Bài viết này giúp tác giả luận văn có thể khẳng định được một lần nữa
rằng văn học dân gian hiện đại mà ca dao hiện đại là một bộ phận của nó vẫn
ln tồn tại, vận động và phát triển.
Trong cuốn Ca dao Việt Nam 1945 – 1975 [20] tác giả Nguyễn Nghĩa Dân
đã nêu ra đặc điểm của ca dao thời kì chống Pháp và chống Mỹ, đó là sự kế
thừa và phát huy những phần ưu tú nhất của nghệ thuật ca dao cổ truyền. Tác
giả cũng chú ý đến cách cấu tứ phú, tỷ, hứng và một số truyền thống nghệ thuật
khác được sử dụng phổ biến ở ca dao cũ như lối mở đầu bằng motip có sẵn, xu

2


hướng ưu tiên sử dụng thể thơ lục bát. Với những phân tích bước đầu về nghệ
thuật và khối lượng lời ca dao đáng kể, cuốn sách này là một trong những cơ sở
đáng tin cậy để nghiên cứu ca dao hiện đại trong tiến trình tồn tại, vận động
của thể loại.
Chuyên luận Sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện
đại [32] của tác giả Nguyễn Hằng Phương đã đặt ra vấn đề nghiên cứu các yếu
tố thuộc thi pháp trong trạng thái động và đưa ra những phân tích, lý giải quy
luật cơ bản chi phối sự chuyển đổi thi pháp ca dao trong tiến trình lịch sử. Đây
thực sự là những đóng góp khoa học q báu giúp chúng tơi có cái nhìn tồn
diện và sâu sắc hơn đối tượng nghiên cứu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài

- Một số bài ca dao người Việt từ 1945 đến nay được biên soạn, xuất bản
dưới dạng văn bản viết và những lời ca dao do chúng tôi sưu tầm từ trong đời
sống dân gian.
- Những đối tượng khác được nhắc đến trong luận văn chỉ nhằm mục đích
liên hệ, so sánh làm nổi bật lên đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Một số cuốn sách về ca dao có ghi rõ nguồn gốc, cách thức sưu tầm biên
soạn. Cụ thể:
- Kho tàng ca dao người Việt (11825 lời) (Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng
Nhật, Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin, Hà Nội.)
- Ca dao Việt Nam 1945 -1975 (745 lời) (Nguyễn Nghĩa Dân, Nhà xuất
bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1997
- Ca dao sưu tầm (từ 1945 đến nay) (400 lời) (Nhà xuất bản Văn học,
Hà Nội.)
- Ca dao chống Mỹ cứu nước, tập ba (100 lời) (Nhà xuất bản Quân đội
nhân dân, Hà Nội.)
- Cụ Hồ ở giữa lòng dân (200 lời) (Lê Tiến Dũng, Trần Hồng sưu tầm,
Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.)

3


- Ngồi ra, chúng tơi cũng chọn sử dụng 594 lời ca dao từ 1945 đến nay
do tác giả luận văn sưu tầm.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện đề tài Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay
nhằm mục đích:
- Tìm hiểu một số đặc điểm của ca dao người Việt trong tiến trình tồn tại,
vận động của thể loại.
- Chỉ ra những điểm kế thừa và phát triển của ca dao người Việt từ 1945

đến nay so với ca dao người Việt cổ truyền.
- Trên cơ sở đó, bước đầu nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay
trên một số phương diện nội dung, thi pháp.
Để đạt được những mục đích nêu trên, chúng tơi xác định những nhiệm
vụ sau:
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài làm cơ
sở khoa học cho việc nghiên cứu.
- Dựa trên cơ sở lí luận của đề tài, người nghiên cứu tiến hành khảo sát,
thống kê các bài ca dao hiện đại đã được sưu tầm và biên soạn; phân tích, so
sánh, đối chiếu để rút ra được một số yếu tố thuộc thể loại của ca dao người
Việt truyền thống và ca dao người Việt hiện đại, từ đó thấy được đặc điểm và
bước đầu nhận diện ca dao người Việt thời kỳ hiện đại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài, luận văn sử dụng
các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê: Với phương pháp này, chúng tôi sử dụng để tiến
hành khảo sát các bài ca dao người Việt từ 1945 đến nay đã được sưu tầm và
biên soạn. Sau đó lập bảng thống kê số lời, tỉ lệ % làm cơ sở nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Với phương pháp này, chúng tơi tiến
hành phân tích những tài liệu lí thuyết về thể loại, thể loại văn học, vấn đề ca
dao hiện đại và những lời ca dao hiện đại… trên cơ sở phân tích đó, chúng tôi

4


có thể tổng hợp lại những đặc điểm cơ bản thành hệ thống. Qua đó, giúp chúng
tơi có cái nhìn sâu sắc và tồn diện hơn những vấn đề có liên quan đến đề tài
và bản thân đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này, chúng tôi
tiến hành so sánh, đối chiếu các đặc điểm thuộc thể loại của ca dao từ 1945

đến nay với ca dao trước đó từ đó làm nổi bật lên ý nghĩa, vai trò của ca dao từ
1945 đến nay trong tiến trình tồn tại, vận động của thể loại.
- Phương pháp điền dã văn học: Bằng việc tìm hiểu thực tế, trao đổi trực
tiếp với người dân trong những lần điền dã ở một số địa phương, chúng tôi đã
sưu tầm được những lời ca dao hiện đại đang được lưu truyền trong đời sống
nhân dân chưa được sưu tầm và biên soạn thành sách. Phương pháp này giúp
cho người thực hiện luận văn thấy được sự tồn tại, phát triển của ca dao người
Việt trong cuộc sống đương đại và có thêm tư liệu mới để triển khai vấn đề
nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ, hệ thống về nội dung và thi pháp
của ca dao người Việt từ 1945 đến nay.
- Bước đầu chỉ ra sự vận động của đề tài, cảm hứng chủ đạo cũng như một
số đặc điểm thuộc thi pháp của bộ phận ca dao truyền thống so với bộ phận ca
dao từ 1945 đến nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận
văn được thể hiện trong 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung liên quan đến đề tài
Chương 2: Ca dao người Việt từ 1945 đến 1975
Chương 3: Ca dao người Việt từ 1975 đến nay

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Có thể khẳng định rằng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao
là thể loại tiêu biểu và mang nhiều giá trị. Điều đó được thể hiện trong quá

trình phát triển của văn học Việt Nam từ xưa đến nay, ca dao ln giữ một vai
trị rất quan trọng trong việc hình thành tiếng nói của dân tộc. Bên cạnh đó, ca
dao cịn phản ánh các sinh hoạt, biểu hiện những nhận xét, những ý nghĩ của
nhân dân về mọi lĩnh vực của cuộc sống thông qua hệ thống những phương
thức, biện pháp, phương tiện nghệ thuật truyền thống đặc thù. Vì vậy, nghiên
cứu ca dao là tiếp cận một vấn đề khoa học thực sự có giá trị và thú vị.
Để tiến hành nghiên cứu khoa học cũng như nghiên cứu khoa học văn học
một cách thuận tiện và đạt hiệu quả tốt cần dựa trên cơ sở lý luận và thực tế của
chuyên ngành. Thực hiện đề tài Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay
chúng tôi cũng cần phải quan tâm tới những vấn đề trên. Trong chương này,
chúng tôi xin nêu ra bối cảnh lịch sử, các khái niệm đã được thống nhất và một
số vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
1.1. Bối cảnh lịch sử nƣớc ta từ 1945 đến nay
Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai
sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, ngay sau khi giành được
độc lập và trong năm năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta lâm vào
hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” với mn vàn khó khăn thử thách: Nhân dân
ta vừa xây dựng chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân,
giải quyết nạn đói, nạn dốt và giải quyết những khó khăn về tài chính, vừa tiến
hành đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Từ cuối năm 1946, toàn dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp
trên phạm vi cả nước. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) được tiến
hành trong điều kiện chúng ta đã giành được độc lập và chính quyền. Vì vậy,

6


vừa kháng chiến vừa kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước
ta trong thời kì này.
Đến năm 1950, Đế quốc Mỹ nhảy vào can thiệp cuộc chiến tranh giữa

nhân dân ta với thực dân Pháp. Bằng những chủ trương đúng đắn của Đảng
cùng với tinh thần đoàn kết của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, quân và dân ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn như: Chiến
thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, chiến thắng Biên giới thu - đông năm
1950, chiến thắng Đông - Xuân 1953-1954. Trong đó, Điện Biên Phủ là trận
thắng quyết định và vang dội nhất “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” dẫn
tới việc Thực dân Pháp buộc phải ký kết hiệp định Giơnevơ về Đông Dương
năm 1954, kết thúc chiến tranh.
Mặc dù trên mặt trận quân sự không ngừng nổ tiếng súng nhưng suốt từ
sau thành công của Cách mạng tháng Tám, cơng cuộc kiến quốc nhằm xây
dựng chính quyền dân chủ nhân dân, phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh
luôn được Đảng ta quan tâm, chăm lo xây dựng. Điều đó cũng tạo tiền đề quan
trọng để đất nước ta tiến lên Chủ nghĩa xã hội sau khi chiến tranh kết thúc.
Sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết, đất nước ta tạm thời bị chia cắt
làm hai miền và mỗi miền lại tiến hành những nhiệm vụ khác nhau: miền Bắc
tiến lên Chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân. Xuất phát từ tình hình đó, Đảng đề ra nhiệm vụ cho cách mạng từng
miền với hai chiến lược khác nhau, đưa ra nhiệm vụ chung cho cách mạng hai
miền là “kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, đồng thời Đảng cũng xác định
mối quan hệ giữa cách mạng hai miền, xác định vị trí và vai trị của cách
mạng từng miền.
Nhân dân miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng trong thời kì
quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là thực hiện các đợt cải cách ruộng đất, các kế
hoạch nhà nước tức là vừa sản xuất vừa lao động xây dựng. Khi Đế quốc Mỹ
mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trong cả hai đợt

7


(đợt 1 từ năm 1965 đến năm 1968, đợt 2 từ năm 1972 đến năm1973) thì miền

Bắc kết hợp chiến đấu với sản xuất. Khơng những thế, miền Bắc cịn làm
nhiệm vụ to lớn là hậu phương chi viện cả về sức người lẫn sức của cho tiền
tuyến lớn miền Nam. Ngồi ra miền Bắc cịn thực hiện nghĩa vụ quốc tế với
Lào và Campuchia. Kết quả là miền Bắc đã giành được thắng lợi trong cuộc
chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ trong cả hai đợt. Với
những thành quả đó của miền Bắc cùng với những thắng lợi trên chiến trường
miền Nam đã buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán
trong hội nghị Paris.
Nhân dân miền Nam tiến hành cuộc đấu tranh chính trị phát triển lên khởi
nghĩa (từ năm 1959-1960) rồi chiến tranh giải phóng (từ giữa năm 1961), kết
hợp khởi nghĩa với chiến tranh trải qua năm giai đoạn, lần lượt đánh bại chiến
lược thống trị và xâm lược thực dân mới của Đế quốc Mỹ. Từ năm 1954 đến
năm 1960, nhân dân miền Nam đã đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn
phương” của Aixenhao, từ năm 1965 đến năm 1968 đánh bại chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” của Giônxơn, từ năm 1969 đến năm 1973 đánh bại về cơ bản
chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Níchxơn khiến “ Mỹ cút”; từ năm
1973 đến năm 1975 đánh bại hồn tồn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
của Níchxơn và Pho làm cho “Ngụy nhào”.
Mùa xuân năm 1975 đất nước ta đã đánh đuổi được Đế quốc Mỹ và các
thế lực tay sai, giành được những thắng lợi to lớn. Sau khi hoàn thành cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đất nước hoàn toàn độc lập
và thống nhất. Đến đây cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới – thời kì
Cách mạng Xã hội chủ nghĩa trong cả nước.
Trong mười năm đầu tiên (1976-1986), nhân dân ta thực hiện hai kế hoạch
nhà nước 5 năm từ 1976 đến năm1980 và từ năm 1981 đến năm 1985 do đại
hội IV (12/1976) và đại hội V (3/1982) của Đảng đề ra. Bên cạnh những thành
tựu và ưu điểm, ta gặp khơng ít khó khăn, khuyết điểm. Khó khăn của ta ngày

8



càng lớn, sai lầm chậm được sửa chữa đã đưa đất nước đến khủng hoảng về
kinh tế - xã hội.
Để khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng
hoảng và đẩy mạnh cách mạng Xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và nhân dân ta
phải tiến hành đổi mới. Bên cạnh đó những đổi thay của tình hình thế giới do
tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, cuộc khủng hoảng toàn diện,
trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và
nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. Như vậy đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý
nghĩa sống cịn đối với chủ nghĩa xã hội nước ta và đường lối đổi mới của
Đảng đã được đề ra từ đại hội VI (1986). Đến năm 2000, năm cuối của thập kỷ
XX, nhân dân ta đã thực hiên thắng lợi ba kế hoạch nhà nước năm năm do đại
hội VI (12/1986), đại hội VII (6/1991) và đại hội VIII (6/1996) của Đảng đề ra.
Từ năm 2000 đến nay nước ta vẫn đang trong thời kì cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhân dân ta đã và đang đạt được những thành tựu rất
quan trọng cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng an ninh,
đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Mặc dù trong mỗi lĩnh vực còn
tồn tại những mặt yếu kém, hạn chế tuy nhiên những gì nhân dân ta đạt được
trong thời gian qua đã khẳng định đường lối của Đảng là đúng đắn, bước đi của
công cuộc đổi mới là phù hợp. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân
ta tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, vững bước tiến lên Chủ nghĩa xã
hội mang đậm bản sắc Việt Nam.
Văn học là tấm gương phản ánh thời đại. Từ 1945 đến nay, đất nước ta có
nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ, tác động sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật
chất, tinh thần của dân tộc trong đó có văn học nghệ thuật.
Trong hồn cảnh đất nước có chiến tranh, ý thức được vai trị quan trọng
của văn hóa, văn nghệ đối với đời sống nhân dân nên trong từng giai đoạn lịch
sử cụ thể, Đảng và nhà nước đã đưa ra những đường lối văn nghệ với những

9



chủ trương đúng đắn như “văn hóa hóa kháng chiến”, “cách mạng hóa tư
tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt”… góp phần khơi nguồn cảm hứng sáng tạo
của nhà văn cũng như của nhân dân và tạo nên những thành tựu đặc sắc của văn
nghệ kháng chiến.
Sau khi giành được nền độc lập, tự do và thống nhất nước nhà, đất nước ta
lại gặp những khó khăn, thử thách mới nhất là khó khăn về kinh tế - hậu quả
nặng nề của cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài suốt ba mươi năm. Tình hình đó
địi hỏi đất nước ta phải đổi mới. Từ năm 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng
đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị
trường, văn hóa cũng có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn hóa nhiều nước trên
thế giới. Đất nước bước vào cơng cuộc đổi mới thúc đẩy nền văn học cũng phải
đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhân dân cũng như quy luật phát triển
khách quan của văn học.
Văn học viết nói chung, văn học dân gian nói riêng trong đó có thể loại ca
dao ln bám sát những sự kiện lịch sử dân tộc. Trong ba mươi năm đất nước
có chiến tranh (1945 - 1975), ca dao đã hồn thành nhiệm vụ của nó bằng việc
cổ vũ, ngợi ca cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân, ngợi ca công ơn của
Đảng và Bác đối với sự nghiệp giải phóng nước nhà… Ngày nay, khi đất nước
đã giành lại được hịa bình, văn học nghệ thuật chun nghiệp có điều kiện phát
triển mạnh mẽ, ca dao vẫn tiếp tục tồn tại và thực hiện nhiệm vụ phản ánh đời
sống của mình theo một cách riêng.
1.2. Khái niệm ca dao cổ truyền và vấn đề ca dao hiện đại
Cho đến thời điểm hiện nay, đa số các nhà nghiên cứu đều đã đi đến thống
nhất lấy mốc lịch sử tháng Tám 1945 để phân chia văn học dân gian nói riêng
và ca dao người Việt nói chung thành hai bộ phận: ca dao người Việt từ 1945
trở về trước (còn gọi là ca dao truyền thống, ca dao cổ truyền) và ca dao người
Việt từ 1945 đến nay (hay ca dao mới, ca dao hiện đại). Trong khuôn khổ của
luận văn, xin độc giả lưu ý khi tác giả nhắc tới thuật ngữ ca dao đồng nghĩa với

thuật ngữ ca dao người Việt.

10


1.2.1. Khái niệm ca dao cổ truyền
Về cơ bản mọi vấn đề liên quan đến ca dao cổ truyền đều đã được minh định.
Cũng như các sự vật hiện tượng khác, cách hiểu thế nào là ca dao cũng đã
có sự vận động, biến đổi trong tiến trình lịch sử.
Theo nghĩa gốc thì “ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát khơng có
khúc điệu” [50. 26], cũng có thời gian người ta đồng nhất ca dao với dân ca khi
cho rằng “ca dao là danh từ chung chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến
trong dân gian có hoặc khơng có khúc điệu” [50. 26]
Trải qua tiến trình vận động của lịch sử, ca dao ngày càng xa rời với nghĩa
gốc ban đầu và ngày nay, nội hàm khái niệm ca dao dần dần đã có sự thu hẹp.
Ca dao được hiểu chủ yếu là phần lời của những tác phẩm dân ca và như vậy là
ca dao đã tách ra môi trường sáng tạo ra nó một cách độc lập tương đối. Thí dụ:
Ba quan một chiếc thuyền nan,
Có về với hội gái ngoan tầm chồng.
Ba quan một chiếc thuyền rồng,
Có về với hội có cơng đi tìm.
Lời ca dao trên được xem là rút từ bài quan họ Bắc Ninh “Mời trầu”
với những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi như sau: Ba quan(i) một chiếc
(là chiếc) thuyền nan (i), có về (là về) với hội có gái ngoan (gái ngoan); Ba
quan (i) một chiếc (là chiếc) thuyền rồng, có về (là về) với hội có cái cơng
(cái cơng) đi tìm.
Như vậy, ca dao cổ truyền (hay ca dao cổ) là khái niệm chỉ riêng thành
phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể tiếng đệm, tiếng
láy, tiếng đưa hơi) được sáng tác và sưu tầm chủ yếu từ Cách mạng tháng Tám
trở về trước. Chúng tôi tán đồng với ý kiến của nhà nghiên cứu văn học dân

gian Hồng Tiến Tựu khi ơng đưa ra một định nghĩa về ca dao một cách khá
đầy đủ và cập nhật: “Ca dao là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của thơ
dân gian, là loại thơ dân gian truyền thống có phong cách riêng, được hình

11


thành và phát triển trên cơ sở của thành phần nghệ thuật ngơn từ trong các loại
dân ca trữ tình ngắn và tương đối ngắn (đoản ca) của người Việt.” [50. 139-140]
1.2.2. Vấn đề ca dao hiện đại
Văn học dân gian hiện đại đã từng là vấn đề gây nhiều tranh luận trong
giới nghiên cứu nước ta cũng như giới nghiên cứu ở nhiều nước khác trên thế
giới. Bên cạnh một số ý kiến phân vân, thậm chí phủ nhận sự tồn tại của văn
học dân gian hiện đại còn có nhiều ý kiến khẳng định sự tồn tại tự nhiên và vai
trị quan trọng của nó trong đời sống xã hội hiện đại. Nhiều năm đã trôi qua kể
từ khi vấn đề văn học dân gian hiện đại trong đó có ca dao hiện đại được chính
thức nêu ra tranh luận với tư cách là một thông tin khoa học mang tính thời sự,
ca dao hiện đại vẫn tồn tại, vận động và phát triển theo quy luật vốn có của nó.
Điều đó đã được chứng minh trong thực tế bằng sự xuất hiện một số cuốn sách
sưu tầm, nghiên cứu và những bài viết quan tâm tới thể thơ dân gian này. Như
vậy, những ý kiến khẳng định sự tồn tại của văn học dân gian hiện đại trong đó
có ca dao hiện đại đã được thử thách qua thời gian.
Một điểm đáng lưu ý là vấn đề ranh giới giữa một số thể loại văn học dân
gian cổ truyền và văn học dân gian hiện đại trong đó có ca dao cổ truyền và ca
dao hiện đại nhiều khi chưa có sự phân định rõ ràng. Bởi, mặc dù chúng ta đã
thống nhất lấy mốc lịch sử là Cách mạng tháng Tám 1945 để phân biêt hai bộ
phận ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại nhưng nếu chúng ta quan niệm những
lời ca dao cổ truyền đã sưu tầm ở dạng tĩnh, những lời ca dao cổ truyền vẫn
được lưu truyền trong đời sống nhân dân ở dạng động thì sẽ xảy ra hai tình
trạng. Thứ nhất là chúng vận động trong môi trường sinh hoạt và những đặc

điểm của truyền thống nghệ thuật cũ đã được cải biên. Thứ hai là chúng vận
động trong mơi trường sinh hoạt nhưng khơng có sự biến đổi. Vì bộ phận ca
dao ở tình trạng thứ hai mặc dù vẫn phát huy sức sống của nó trong mơi trường
sinh hoạt dân gian đương đại nhưng vẫn giữ nguyên tồn bộ đặc điểm nội dung,
hình thức nghệ thuật như nó vốn có trước Cách mạng tháng Tám nên chúng ta
khơng xếp nó vào ca dao hiện đại.

12


Như vậy, những lời ca dao cổ truyền mang những truyền thống nghệ thuật
cũ, những lời ca dao hiện đại mang những truyền thống nghệ thuật cũ nhưng đã
được cải biên và những truyền thống nghệ thuật mới được định hình trong thời
hiện đại.
Bên cạnh vấn đề ranh giới giữa ca dao cổ truyền – ca dao hiện đại, ranh
giới giữa ca dao hiện đại với thơ của các tác giả chuyên nghiệp và thơ ca trong
các phong trào sáng tác văn nghệ quần chúng cũng là một vấn đề đáng lưu ý.
Khác với thơ ca của các tác giả chuyên nghiệp, thơ ca nảy sinh trong các
phong trào quần chúng thường mang phong cách nghệ thuật riêng, ca dao hiện
đại với tư cách là một bộ phận của thể loại sáng tác dân gian nên nó sẽ vận
động theo quy luật riêng, mang những truyền thống nghệ thuật của thể loại trữ
tình này. Với tư cách là sáng tác dân gian, những lời ca dao hiện đại sẽ mang
đặc trưng tập thể. Với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ, những lời ca dao hiện
đại sẽ mang những đặc điểm nghệ thuật dân gian truyền thống và vận động
theo quy luật của sáng tác dân gian như quy luật kế thừa truyền thống, quy luật
chọn lọc tập thể, hay những quy luật vận động biến đổi của lịch sử xã hội.
Những lời thơ sau đây mặc dù chưa mang đầy đủ các đặc trưng của sáng tác
dân gian truyền thống, nhưng người ta có thể xác định nó là tác phẩm ca dao
hiện đại bởi nó mang tâm lý sáng tác tập thể, mang dấu ấn nghệ thuật dân gian
truyền thống:

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ em mảnh đất giá ba tỉ đồng.
[6]
Lời hứa chẳng mất tiền mua
Thôi thì cứ hứa cho vừa lịng nhau.
[6]
Ca dao hiện đại cho tới nay vẫn duy trì một số đặc điểm nghệ thuật của ca
dao truyền thống như thể thơ lục bát, cách diễn đạt giản dị, mộc mạc… Tuy
nhiên giữa ca dao hiện đại và ca dao cổ truyền cũng tồn tại một điểm khác đó là
13


nội dung phản ánh. Ở bộ phận ca dao cổ truyền, hiện thực đời sống được phản
ánh trong các tác phẩm chủ yếu là những vấn đề riêng tư trong cuộc sống lứa
đơi. Cịn ở bộ phận ca dao hiện đại, tác giả dân gian lại tập trung nhiều hơn vào
các vấn đề liên quan tới xã hội, đất nước như vận mệnh dân tộc, xây dựng, Tổ
Quốc, các hiện tượng tiêu cực, những thói hư tật xấu trong đại bộ phận quan
chức cũng như trong nhân dân.
Chúng tôi tán đồng với ý kiến của tác giả cuốn chuyên luận Sự chuyển đổi
thi pháp từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện đại khi tác giả đưa ra một số “dấu
hiệu” để trên cơ sở đó, chúng ta có thể nhận diện ca dao hiện đại:
“Thứ nhất, ca dao hiện đại là những lời thơ mang đặc điểm nghệ thuật dân
gian truyền thống, phù hợp với quan niệm nghệ thuật mới và hiện thực đời sống
của nhân dân ta trong thời kì hiện đại.
Thứ hai, ca dao hiện đại là những tác phẩm ca dao mang tâm lý sáng tác
tập thể. Đối tượng được phản ánh trong các tác phẩm là những hiện tượng đời
sống gây tác động vào một tập thể nhất định chứ không chỉ ảnh hưởng vào từng
cá nhân.
Thứ ba là ca dao hiện đại có thể ra đời từ nhiều nguồn khác nhau như: từ
những lời thơ mô phỏng các sáng tác của các tác giả chuyên nghiệp, của các

phong trào văn hóa văn nghệ nghiệp dư, trong sinh hoạt văn hóa dân gian. Điều
quan trọng là những lời thơ ấy phải được lưu truyền rộng rãi trong dân gian
bằng các phương thức truyền miệng, mang ý nghĩa thẩm mỹ của tính truyền
miệng, thích hợp với nghệ thuật diễn xướng dân gian.” [32. 87-88]
Ba “dấu hiệu” trên cũng chính là những tiêu chí chúng tơi sử dụng khi sưu
tầm và phân loại ca dao hiện đại.
Như ở trên chúng tôi đã đề cập, ca dao hiện đại là ca dao ra đời sau 1945 –
năm đánh dấu bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử nước nhà và cũng là
năm đánh dấu sự thay đổi lớn lao của văn học viết, văn học dân gian nói chung

14


cũng như ca dao nói riêng về các phương diện hoàn cảnh sáng tác, lực lượng
sáng tác, hệ thống đề tài, chủ đề cùng các phương thức, phương tiện sáng tác,
lưu truyền.
Ca dao cổ truyền chủ yếu là những lời của sáng tác dân ca với đề tài và
chủ đề khá phong phú, ra đời trong các cuộc sinh hoạt ca hát dân ca với lực
lượng tham gia sáng tác chủ yếu là tầng lớp nơng dân và vai trị “cầm càn” của
những người trí thức; phương thức sáng tác tập thể và phương tiện lưu truyền
bằng miệng chiếm ưu thế. Khác với ca dao cổ truyền, ca dao hiện đại ra đời và
tồn tại trong một giai đoạn lịch sử hồn tồn mới chính vì vậy mà giữa hai bộ
phận này có sự khác nhau trên nhiều phương diện.
Từ 1945 đến mùa xuân 1975, đất nước ta tiếp tục phải đương đầu với hai
kẻ thù sừng sỏ bậc nhất của thế giới lúc bấy giờ là thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ. Văn học là tấm gương lớn phản ánh thời đại, để làm trịn sứ mệnh của
mình, văn học viết, văn học dân gian trong đó có ca dao cũng tiếp tục ra đời. Ca
dao ra đời mọi lúc: từ trong các cuộc bộ đội hành quân, trong các cuộc dân
công đi tiếp vận, trong các cuộc sinh hoạt câu lạc bộ, trong những cuộc thi sáng
tác ca dao… Ca dao ra đời mọi nơi: từ hậu phương tới tiền tuyến. Ca dao lúc

này không chỉ là phần lời của những làn điệu dân ca mà còn là những lời thơ
cất lên trong các sinh hoạt văn hóa văn nghệ đa dạng của quần chúng: “Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ hiện nay, cũng như trong những năm kháng chiến
chống thực dân Pháp trước đây, ca dao phát triển rất mạnh. Có thể nói nơi nào
có những hoạt động của quần chúng là nơi đó có thơ ca. Giờ đây lời thơ không
những chỉ vang lên trong câu lạc bộ của các hợp tác xã, trong các buổi liên
hoan văn nghệ hoặc nơi xóm làng có tiếng ru của các bà mẹ, mà còn vang lên
cả trên những mâm pháo và các chiến hào còn sặc mùi thuốc súng sau mỗi trận
chiến đấu ác liệt.” [49. 108]. Ca dao hiện đại không chỉ được sáng tác và lưu
truyền bằng hình thức truyền miệng mà cịn lưu truyền thơng qua văn tự. Phạm
vi đề tài được mở rộng, bên cạnh những đề tài truyền thống quen thuộc là
những đề tài mới mang hơi thở thời đại, chủ đề cũng hết sức đa dạng, phong

15


phú. Lực lượng sáng tác và lưu truyền ca dao có thêm sự góp mặt của bộ đội,
dân cơng, cơng nhân… Chính những sự thay đổi ở các phương diện trên đã làm
nên sự khác biệt giữa ca dao truyền thống và ca dao hiện đại và chứng tỏ thể
loại ca dao đã có sự vận động, biến đổi mạnh mẽ trong tiến trình lịch sử.
Tác giả cuốn chuyên luận Sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền đến
ca dao hiện đại đã đưa ra khái niệm ca dao hiện đại một cách khá hoàn chỉnh:
“Ca dao hiện đại (hay ca dao mới) là khái niệm chỉ thành phần nghệ thuật
ngôn từ của các loại dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa
hơi) và những lời thơ mang truyền thống nghệ thuật dân gian, ra đời và tồn tại
trong thời kì hiện đại”. [32. 91]
1.3. Đời sống và sinh mệnh của ca dao hiện đại qua các thời kì lịch sử
Có hay khơng có văn học dân gian hiện đại, ca dao hiện đại là vấn đề đã
được đặt ra từ nhiều thập kỉ trước, ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Ở Việt
Nam vấn đề này cũng đã làm tốn khơng ít giấy mực của các nhà nghiên cứu

cũng như của báo chí.
Trước đây khi bàn về vấn đề này các nhà nghiên cứu đã chia ra thành ba
luồng ý kiến khác nhau:
Một số học giả quan niệm rằng từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, văn
học dân gian đã dần mất đi và thay vào đó là văn học thành văn phát triển rộng
rãi trong quần chúng nhân dân. Như vậy, ý kiến này phủ nhận việc có văn học
dân gian hiện đại, ca dao hiện đại.
Một số nhà nghiên cứu khác không tán đồng với ý kiến trên, tuy nhiên họ
lại khẳng định rằng trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử mới khơng thể có một
loại hình văn học dân gian riêng biệt mà nó phát triển hịa cùng với văn học
thành văn.
Đại đa số các nhà nghiên cứu nghiêng về luồng ý kiến thứ ba khẳng định
sự tồn tại tự nhiên của văn học dân gian hiện đại với tư cách là một loại hình
văn học nghệ thuật riêng biệt. “Có nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng từ sau Cách
mạng, nhân dân ta vẫn không quên, không ngừng sáng tạo trong lĩnh vực văn
16


học dân gian với những thể loại và hình thức sinh hoạt truyền thống của nó.”
[23. 36]. Theo GS. Trần Quốc Vượng “Bao giờ cịn dân thì bấy giờ cịn
Phơncơlo, “dân vạn đại” thì Phơncơlo cũng vạn đại” [52. 76]. Nhà phê bình văn
học Hồi Thanh cịn đưa ra những lý giải về sự tồn tại, phát triển của thơ ca
kháng chiến cũng như ca dao hiện đại thời kì này: “Dân tộc ta từ xưa vốn thích
làm thơ, ngâm thơ. Từ sau Cách mạng tháng Tám, số người thích làm thơ,
ngâm thơ lại càng thêm nhiều. Một mặt, hàng triệu người thoát nạn mù chữ,
tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ; Một mặt khác, cuộc sống kháng chiến
gian nan và phong phú. Con người kháng chiến lo lắng, hồi hộp, chờ đợi, hy
vọng, phấn khởi, sống còn trong một hai năm, nhiều hơn những cuộc sống kéo
dài trong hàng thế kỉ. Do đó càng thấy cần phải có thơ, các nhà thơ làm thơ,
anh cán bộ chính trị, anh bộ đội qn sự, anh cơng an, anh bình dân học vụ, anh

thơng tin, anh đội viên binh nhì, các chị phụ nữ, các em thiếu nhi hết thảy đều
biết làm thơ… Trong cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta tiếng súng, tiếng
nhạc, tiếng thơ cùng hòa điệu.” [51. 63]. Tán đồng với ý kiến có sự tồn tại của
văn học dân gian hiện đại, học giả Đinh Gia Khánh còn khẳng định văn học
dân gian còn phát triển hơn trước kia “Ngày nay, khi quần chúng bắt tay vào
lao động với ý thức mới, với niềm vui phấn khởi chưa từng có thì văn học xuất
phát từ đời sống của quần chúng, văn học do quần chúng sáng tác tức là văn
học dân gian lại có điều kiện phát triển hơn trước kia.” [29. 470].
Ngày nay, đại đa số các nhà nghiên cứu thống nhất quan điểm có văn học
dân gian hiện đại, có ca dao hiện đại. Ca dao hiện đại do chịu nhiều yếu tố chi
phối vẫn tiếp tục tồn tại, có giai đoạn phát triển, có giai đoạn chững lại.
Do đặc điểm dễ nhớ, dễ thuộc, linh động, phản ánh chân thực, nhanh
chóng và khách quan các hiện tượng của hiện thực cuộc sống mà ca dao hiện
đại ngày càng khẳng định được vị trí và vai trị của nó trong đời sống xã hội.
Cùng với sự thay đổi của hoàn cảnh, ca dao hiện đại cũng có sự vận động trong
tiến trình lịch sử. Việc phân chia các giai đoạn phát triển của ca dao hiện đại

17


cũng chỉ mang tính chất tương đối. Có thể phân kì các giai đoạn phát triển của
ca dao hiện đại như sau:
Ca dao hiện đại từ 1945 đến 1975
Ca dao hiện đại từ 1975 đến nay.
Trong từng giai đoạn, ca dao hiện đại có sự tồn tại và phát triển khác nhau.
1.3.1. Ca dao ngƣời Việt từ 1945 đến 1975
Ca dao từ 1945 đến 1975 được chia thành hai bộ phận: Ca dao từ 1945 đến
1954 và ca dao từ 1954 đến 1975.
Từ 1945 đến 1954, thực hiện chủ trương “cách mạng hóa tư tưởng, quần
chúng hóa sinh hoạt” do Đảng phát động, các nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ trong

những đợt đi thâm nhập thực tế “đã có dịp được chứng kiến một sự phát triển
rầm rộ và phong phú của phong trào văn nghệ quần chúng”. [23.87]
Do ra đời trong hoàn cảnh lịch sử mới, với điều kiện sinh hoạt, sản xuất và
chiến đấu mới nên ca dao thời kì này có nhiều điểm khác về nội dung phản ánh,
phương thức sáng tác cũng như lưu truyền so với ca dao trước đó.
Nếu như trước đây lực lượng sáng tác chính của ca dao là đại đa số quần
chúng nhân dân lao động mà chủ yếu là nơng dân thì đến thời kì này lực lượng
sáng tác lại hùng hậu và phong phú hơn bao giờ hết. Từ người nơng dân, cơng
nhân, trí thức đến anh vệ quốc quân, chị thanh niên xung phong, từ các em nhỏ
đến các cụ già ai ai cũng tham gia vào việc sáng tác ca dao. Cơng việc chính
của họ là lao động, sản xuất, học tập nhưng với phẩm chất nghệ sĩ đã thấm
đượm trong tâm hồn, mà cảm hứng thi ca đã đến với họ ngay cả trong những
công việc hàng ngày đó. Họ đọc lên những câu thơ, ngân nga những câu ca để
giãi bày cảm xúc, bộc lộ tâm trạng. Nội dung của những lời thơ, câu hát ấy
cũng giản dị, mộc mạc nhưng lại hết sức nhân văn như chính cuộc đời họ đó là:
tình hình sản xuất, sinh hoạt của quần chúng, sự chịu đựng gian khổ, bền bỉ và
dũng cảm trong chiến đấu, yêu lao động, yêu tự do, những mối tình nồng thắm,
lành mạnh giữa nam nữ, tình yêu quê hương, đất nước…
18


Không chỉ phong phú về nội dung, ca dao sáng tác trong thời kì này cũng
hết sức sáng tạo và độc đáo trong hình thức lưu truyền, diễn xướng: “ca dao
dán trên báng súng, tông dao, lưỡi mác, bi đông, nồi chảo, ba lơ, viết lên tường,
trong lịng máng tre, “đi theo” chiếc địn gánh của anh ni gánh cơm ra trận
địa” [23.88]. Nhà thơ Tố Hữu có lần đã kể lại rằng mùa hè năm 1949 ông tham
gia chiến dịch Sơng Thao cùng với tiểu đồn Phủ Thơng. Chỉ trong mười lăm
ngày cùng bộ đội hành quân chiến đấu, nhà thơ đã thu lượm được 350 bài ca
dao trong đó có nhiều bài đạt chất lượng cao. Ơng kể lại hoàn cảnh ra đời của
những bài ca dao hết sức đặc biệt: anh nào cũng cố viết, vừa lau súng, vừa lẩm

nhẩm mấy câu ca dao. Chợt nghĩ ra họ viết và dán ngay lên súng, lên nồi chảo,
ống loa, mìn, bom...
Phong trào sáng tác ca dao ở miền Bắc là vậy, ở Nam Bộ vào thời có chủ
trương đẩy mạnh việc xây dựng bộ đội địa phương, các đơn vị quân đội chính
quy đem súng ống – chiến lợi phẩm của mình tặng cho du kích và trao nhiệm
vụ cho họ thành lập bộ đội địa phương. Lúc đó, cán bộ văn nghệ trong quân đội
đã vận động mỗi chiến sĩ làm một câu ca dao dán vào báng súng để nói lên tâm
tình của mình trước khi gửi khẩu súng lại cho người tiếp nhận. Chỉ một vài
tiếng đồng hồ, một tiểu đoàn vào khoảng 400 chiến sĩ đã có trên 500 câu ca dao
được ra đời. Bằng những hình thức sáng tạo và lưu truyền đặc biệt như vậy mà
ca dao đã ngày càng đi sâu vào trong lòng quần chúng, thỏa mãn nhu cầu sáng
tác, thưởng thức văn nghệ của nhân dân.
Từ thực tế sáng tác và sưu tầm ở trên, chúng tôi kết luận rằng: Trong giai
đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, ca dao hiện đại vẫn tồn tại và phát triển
một cách hết sức mạnh mẽ trong nhân dân. Điều đó có nguyên nhân trước nhất
là từ nhu cầu và khả năng sáng tạo, thưởng thức, lưu truyền ca dao của đại bộ
phận quần chúng nhân dân. Sau đó là vai trị định hướng của Đảng và nhà nước
đối với văn hóa, văn nghệ dân gian nói chung và ca dao hiện đại nói riêng. Tuy
nhiên, do hồn cảnh sống, lao động, chiến đấu hết sức khẩn trương của dân tộc

19


×