Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu phương pháp lập định mức đơn giá xây dựng công trình thủy lợi chống ngập úng cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 104 trang )

LỜI CÁM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ Quản lý
xây dựng với đề tài “Nghiên cứu phương pháp lập định mức đơn giá xây dựng
cơng trình thủy lợi chống ngập úng cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh”
Có được kết quả này, lời cảm ơn đầu tiên, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc nhất đến Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế người trực tiếp hướng dẫn,
dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy trong thời
gian học cao học tại Trường Đại học Thuỷ lợi, các thầy cô giáo trong Khoa Cơng
trình, Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội nơi tôi làm
luận văn đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để tơi có thể hồn thành
được luận văn này.
Những lời sau cùng xin dành cho gia đình, Bố, Mẹ cùng các đồng nghiệp
trong phịng, cơ quan đã chia sẻ khó khăn và tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn
thành được luận văn tốt nghiệp này.
Tuy đã có những cố gắng nhưng vì thời gian thực hiện Luận văn có hạn,
trình độ bản thân cịn hạn chế nên khơng thể tránh được những sai sót. Tác giả
xin trân trọng và mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô, bạn
bè và đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2015
Tác giả

Đỗ Thu Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự
giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong
luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và
tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực.
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2015


Tác giả

Đỗ Thu Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC
ĐƠN GIÁ TRONG XÂY DỰNG.......................................................................5
1.1.

Khái quát về định mức kỹ thuật........................................................... 5

1.1.1.

Định mức trong xây dựng........................................................................ 5

1.1.2.

Các loại định mức trong xây dựng........................................................... 8

1.1.3.

Nội dung và trình tự nghiên cứu định mức kỹ thuật............................... 11

1.1.4.

Vai trò, nhiệm vụ của định mức kỹ thuật lao động................................. 14

1.2.


Đơn giá xây dựng................................................................................. 15

1.2.1.

Định nghĩa đơn giá xây dựng................................................................. 16

1.2.2.

Phân loại đơn giá xây dựng cơ bản........................................................16

1.2.3.

Nội dung của đơn giá xây dựng............................................................. 17

1.3.

Tình hình xây dựng và áp dụng định mức đơn giá xây dựng trong

xây dựng cơng trình ở Việt Nam...................................................................... 19
1.3.1.

Tình hình xây dựng định mức đơn giá qua các thời kỳ..........................19

1.3.2.

Tình hình áp dụng định mức đơn giá..................................................... 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC, ĐƠN

GIÁ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH....................................................................27
2.1.

Định mức dự tốn................................................................................ 27

2.2.

Vai trị, chức năng của định mức dự toán.......................................... 27

2.3.

Hệ thống định mức dự toán xây dựng................................................ 29

2.4.

Phương pháp xây dựng định mức dự toán........................................ 31

2.4.1.

Điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu, nhân cơng, máy thi công khi

vận dụng các định mức xây dựng công bố.......................................................... 31
2.4.2.

Đối với những định mức chưa được công bố được xây dựng như sau...32


2.5.

Các phương pháp thu thập số liệu phục vụ công tác xây dựng định


mức

39

2.5.1.

Phương pháp thống kê kỹ thuật.............................................................. 39

2.5.2.

Phương pháp chụp ảnh quá trình............................................................ 40

2.5.3.

Phương pháp bấm giờ............................................................................ 40

2.6.

Quy trình lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt và ban hành định

mức đơn giá.......................................................................................................40
2.6.1.

Căn cứ làm cơ sở.................................................................................... 41

2.6.2.

Thẩm tra định mức đơn giá.................................................................... 41


2.6.3.

Đối tượng ban hành định mức đơn giá................................................... 41

2.7.

Nội dung và phương pháp lập đơn giá xây dựng cơng trình............43

2.7.1.

Nội dung của đơn giá xây dựng cơng trình............................................ 43

2.7.2.

Cơ sở lập đơn giá xây dựng.................................................................... 45

2.7.3.

Phương pháp lập đơn giá xây dựng chi tiết............................................ 46

2.7.4.

Phương pháp lập đơn giá xây dựng tổng hợp......................................... 48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................... 52
CHƯƠNG 3. ÁP DỤNG LẬP ĐỊNH MỨC ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CƠNG
TRÌNH THỦY LỢI PHỤC VỤ CHỐNG NGẬP ÚNG CHO KHU VỰC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................................ 53
3.1.


Giới thiệu dự án................................................................................... 53

3.1.1.

Quy hoạch hệ thống cơng trình thủy lợi phục vụ chống ngập úng khu vực

thành phố Hồ Chí Minh......................................................................................53
3.1.2.

Sự cần thiết xây dựng định mức, đơn giá cơng trình.............................. 54

3.2.

Giới thiệu về công nghệ jet - grouting trong xây dựng cơng trình hệ

thống kiểm sốt triều........................................................................................ 55
3.2.1.

Cơng nghệ Jet Grouting......................................................................... 55


3.2.2.

Quy trình thi cơng cơng nghệ Jet Grouting............................................ 57

3.3.

Xây dựng định mức đơn giá công tác khoan tạo lỗ và phụt vữa tạo

cọc xi măng đất (Jet-Grounting) dưới nước cho cơng trình thủy lợi chống

ngập úng cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh............................................. 63
3.3.1.

Tính tốn hao phí vật liệu....................................................................... 63

3.3.2.

Tính tốn hao phí nhân cơng.................................................................. 65

3.3.3.

Tính tốn hao phí máy thi công.............................................................. 69

3.4.

Kết quả xây dựng định mức công tác khoan tạo lỗ và phụt vữa tạo

cọc xi măng đất cho cơng trình thủy lợi chống ngập úng cho khu vực thành
phố Hồ Chí Minh.............................................................................................. 73
3.5.

Xây dựng đơn giá cho công tác khoan tạo lỗ và phụt vữa tạo cọc xi

măng đất cho cơng trình thủy lợi chống ngập úng cho khu vực thành phố Hồ
Chí Minh............................................................................................................ 74
3.5.1.

Tính tốn giá vật liệu và giá nhân cơng.................................................. 74

3.5.2.


Tính tốn xây dựng bảng giá ca máy và thiết bị..................................... 75

3.5.3.

Xác định chi phí nhiên liệu, năng lượng (CNL)....................................... 80

3.5.4.

Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (CTL)....................................... 82

3.6.

Kết quả lập đơn giá xây dựng cơng trình..........................................84

3.7.

Quy trình lập, thẩm tra, thẩm định phê duyệt và ban hành định

mức đơn giá xây dựng cơng trình thủy lợi chống ngập úng cho khu vực TP
Hồ Chí Minh...................................................................................................... 89
3.7.1.

Quy trình lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt và ban hành định mức

đơn giá................................................................................................................ 89
3.7.2.

Hướng dẫn áp dụng định mức dự toán................................................... 89


3.8.

Điều chỉnh định mức trong áp dụng thực tế...................................... 90

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................... 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 92


Kết luận:.............................................................................................................. 92
Kiến nghị............................................................................................................ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 94


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Một vài hình ảnh ứng dựng Jet Grouting ở Việt Nam...................57
Hình 3.2a. Máy khoan phụt SI-15SII..............................................................58
Hình 3.2b. Máy bơm vữa cao áp SG-75III......................................................58
Hình 3.2c. Máy trộn vữa YGM-4.....................................................................58
Hình 3.2. Một vài thiết bị thi cơng khi ứng dụng cơng nghệ thi cơng Jet
Grouting............................................................................................................. 58
Hình 3.3. Cơng nghê đơn pha (cơng nghệ S)...................................................59
Hình 3.4. Cơng nghê 2 pha (Cơng nghệ D)......................................................59
Hình 3.5. Cơng nghệ 3 pha (cơng nghệ T).......................................................60
Hình 3.6. Quy trình thi cơng Jet Grouting......................................................61
Hình 3.7. Dây chuyền công nghệ thi công khoan phụt áp lực cao.................62


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các định mức và đơn vị thực hiện xây dựng định mức trong giai đoạn
trước năm 2000...................................................................................................20

Bảng 1.2: Tổng hợp danh mục định mức dự tốn xây dựng cơng trình trong giai
đoạn từ năm 2000 đến nay..................................................................................21
Bảng 2.1: Bảng tính đơn giá tổng hợp.................................................................49
Bảng 3.1: Tính tốn hao phí vật liệu theo số liệu khảo sát..................................63
Bảng 3.2: Tính tốn hao phí vật liệu theo số liệu thống kê.................................63
Bảng 3.3: Hao phí vật liệu cơng tác khoan tạo lỗ và phụt vữa tạo cọc xi măng đất
bằng công nghệ Jet-grouting dưới nước..............................................................64
Bảng 3.4: Định mức hao phí vật liệu cơng tác khoan tạo lỗ và phụt vữa tạo cọc xi
măng đất bằng công nghệ Jet-grouting dưới nước..............................................65
Bảng 3.5: Tổng hợp số liệu khảo sát hao phí nhân công.....................................66
Bảng 3.6: Tổng hợp số liệu thống kê hao phí nhân cơng....................................67
Bảng 3.7: Định mức hao phí nhân cơng công tác khoan tạo lỗ và phụt vữa tạo cọc
xi măng đất bằng công nghệ Jet-Grouting dưới nước.........................................68
Bảng 3.8: Tổng hợp số liệu khảo sát hao phí máy thi cơng.................................69
Bảng 3.9: Kết quả hao phí máy thi cơng tính theo số liệu khảo sát hiện trường . 70
Bảng 3.10: Tổng hợp số liệu thống kê hao phí máy thi cơng..............................71
Bảng 3.11: Kết quả hao phí máy thi cơng tính theo số liệu thống kê..................72
Bảng 3.12: Tổng hợp kết quả định mức hao phí máy thi cơng............................72
Bảng 3.13: Định mức hao phí máy thi cơng cơng tác khoan tạo lỗ và phụt vữa tạo
cọc xi măng đất bằng công nghệ Jet-grouting, dưới nước...................................73
Bảng 3.14: Định mức công tác khoan tạo lỗ và phụt vữa tạo cọc xi măng đất
bằng công nghệ Jet-grouting, dưới nước.............................................................74
Bảng 3.15: Bảng giá vật liệu tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh......................74
Bảng 3.16: Nguyên giá tính khấu hao của máy và thiết bị khoan tạo lỗ và phụt
vữa tạo cọc xi măng đất bằng công nghệ Jet-grouting, dưới nước......................76


Bảng 3.17: Định mức khấu hao của máy và thiết bị khoan tạo lỗ và phụt vữa tạo
cọc xi măng đất bằng công nghệ Jet-grouting, dưới nước...................................77
Bảng 3.18: Số ca hoạt động trong năm của máy và thiết bị khoan tạo lỗ và phụt

vữa tạo cọc xi măng đất bằng công nghệ Jet-grouting, dưới nước......................78
Bảng 3.19: Định mức sửa chữa của máy và thiết bị khoan tạo lỗ và phụt vữa tạo
cọc xi măng đất bằng công nghệ Jet-grouting, dưới nước...................................79
Bảng 3.20: Định mức chi phí khác của máy và thiết bị khoan tạo lỗ và phụt vữa
tạo cọc xi măng đất bằng công nghệ Jet-grouting, dưới nước.............................79
Bảng 3.21:Bảng tổng hợp chi phí khấu hao, sửa chữa và chi phí khác...............80
Bảng 3.22: Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của máy và thiết bị khoan
tạo lỗ và phụt vữa tạo cọc xi măng đất bằng công nghệ Jet-grouting, dưới nước 81
Bảng 3.23: Chi phí lương thợ điều khiển máy....................................................83
Bảng 3.24: Bảng giá ca máy và thiết bị thi công cọc xi măng – đất....................83
Bảng 3.25: Đơn giá chi tiết công tác khoan tạo lỗ và phụt vữa tạo cọc xi măng
đất bằng công nghệ Jet-grouting, dưới nước.......................................................84
Bảng 3.26: Bảng tính đơn giá đầy đủ cơng tác khoan tạo lỗ và phụt vữa tạo cọc xi
măng đất bằng công nghệ Jet-grouting, dưới nước.............................................85
Bảng 3.27: Bảng so sánh kết quả lập đinh mức công tác khoan tạo lỗ và phụt vữa
tạo cọc xi măng đất bằng công nghệ Jet-grouting...............................................86


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BXD: Bộ Xây dựng
QĐ:

Quyết định

CP: Chính phủ
HĐQT:

Hội đồng quản trị

KHĐT:


Kế hoạch đầu tư

BNN: Bộ Nơng Nghiệp
UBND:

Ủy ban nhân dân

QLĐTXDTL:

Quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống kiểm soát triều Mương Chuối, Kinh Lộ và
Thủ Bộ thuộc hê thống cơng trình thủy lợi phục vụ chống ngập úng cho khu vực
thành phố Hồ Chí Minh là những dự án có quy mơ, yêu cầu kỹ thuật, biện pháp,
điều kiện thi công phức tạp. Do đó việc xây dựng định mức, đơn giá xây dựng cơng
trình để phục vụ cơng tác lập và quản lý chi phí của dự án là cần thiết và phù hợp
với các quy định hiện hành về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình
hiện hành.
Căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp về xây dựng định mức dự tốn, đơn giá
xây dựng cơng trình;
Trên cơ sở hồ sơ thiết kế cơ sở của các dự án trên cùng các tài liệu liên quan
khác, chúng ta xây dựng định mức, đơn giá xây dựng công trình cho Hệ thống kiểm
sốt triều Mương Chuối, Kinh Lộ và Thủ Bộ để Ban Quản lý đầu tư xem xét, trình
Người quyết định đầu tư phê duyệt làm cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo trong

quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình.
Các dự án cơng trình cống Mương Chuối, cống Thủ Bộ và cống Kinh lộ thuộc
Hệ thống cơng trình thuỷ lợi phục vụ chống ngập úng cho khu vực thành phố Hồ
Chí Minh là các dự án có yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Vì vậy, trong quá trình triển
khai thiết kế và lập dự tốn cần có một hệ thống dữ liệu đầy đủ và đồng bộ về định
mức các công tác xây lắp và đơn giá xây dựng cơng trình làm cơ sở để xác định giá
gói thầu và phục vụ các cơ quan quản lý làm căn cứ để quản lý chi phí đầu tư xây
dựng cơng trình đối với nhóm dự án này.
Hệ thống định mức, đơn giá xây dựng cơng trình hiện nay do các cơ quan
chức năng công bố chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của các cơng trình này và
chỉ dừng lại ở những cơng tác xây lắp có tính chất kỹ thuật, biện pháp và công nghệ
phổ biến ở Việt Nam thời gian qua. Đối với những công tác xây lắp phức tạp ở các
dự án cơng trình cống Mương Chuối, cống Thủ Bộ và cống Kinh lộ thuộc Hệ thống
cơng trình thuỷ lợi phục vụ chống ngập úng cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh


thì vẫn thiếu hụt, do đó việc thực hiện xây dựng định mức, đơn giá cho những công
tác này là hết sức cần thiết.
Đề tài “Nghiên cứu phương pháp lập định mức đơn giá xây dựng cơng trình
thủy lợi chống ngập úng cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh” để xây dựng các
định mức, đơn giá riêng cho công trình sẽ giúp Chủ đầu tư và người quyết định đầu
tư cũng như các đơn vị tư vấn khác của dự án có cơ sở để phê duyệt cũng như xác
định chi phí đầu tư xây dựng cơng trình của dự án một cách hiệu quả và tuân thủ
chặt chẽ các quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu xây dựng hệ thống định mức, đơn giá cơng trình thuỷ lợi phục vụ
chống ngập úng cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Công tác thu thập số liệu: Phương pháp chọn mẫu được sử dụng để chọn
mẫu điều tra điển hình theo từng loại cơng trình đại diện để xây dựng định mức kỹ

năng điều tra thu thập thông tin bảo đảm độ tin cậy sát thực của thông tin.
- Các phương pháp và kỹ thuật tính tốn: luận văn sử dụng các phương pháp
và kỹ thuật tính tốn như sau:
+ Phương pháp phân tích thống kê
+ Phương pháp quan sát hiện trường, chụp ảnh bấm giờ xác định thành phần
cơng việc, hao phí lao động, vật tư ngun nhiên liệu năng lượng của từng loại
công việc trong từng loại định mức theo từng loại hình cơng trình. Nghiên cứu quy
trình quy phạm kỹ thuật xác định trình độ cấp bậc công nhân ứng với từng loại
công việc
+ Phương pháp khảo sát để phục vụ tính tốn
+ Một số phương pháp khác như: Phương pháp thống kê, phương pháp phân
tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp.
Với các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật tính tốn như trên được xem là
phù hợp và đảm bảo độ tin cậy cao.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lập định mức đơn giá xây dựng cơng trình
cho cơng tác quản lý xây dựng các cơng trình thủy lợi chống ngập úng ở các hệ
thống cơng trình thuỷ lợi trong cả nước nói chung ở thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lập định mức dự tốn xây dựng cơng trình
thủy lợi chống ngập úng cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Trên cơ sở tổng quan các cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động lập định mức
đơn giá xây dựng cơng trình, luận văn đề xuất và lựa chọn được phương pháp lập
định mức đơn giá xây dựng cơng trình thủy lợi chống ngập úng cho khu vực thành

phố Hồ Chí Minh, có cơ sở khoa học trong cơng tác chống ngập úng cho một số
khu vực khác ở nước ta hiện nay. Những kết quả nghiên cứu của đề tài là nội dung
tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu, học tập và giảng dạy về xây dựng định
mức.
b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được xem như một hướng dẫn mẫu, một
gợi ý quan trọng cho hoạt động thực tiễn về lập định mức đơn giá xây dựng cơng
trình thủy lợi chống ngập úng ở nước ta.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết những nội dung chính sau đây:
- Nghiên cứu tổng quan về công tác lập định mức đơn giá xây dựng cơng
trình cho cơng tác khoan tạo lỗ và phụt vữa cọc xi măng bằng máy khoan phụt cao
áp (Jet-Grountinhg) dưới nước ở các hệ thống cơng trình thủy lợi chống ngập úng.
- Phân tích đánh giá tình hình lập các định mức đơn giá xây dựng cơng trình
thủy lợi chống ngập úng trong quản lý khai thác cơng trình thủy lợi ở thành phố Hồ
Chí Minh. Qua đó đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục
hoàn thiện.


- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phù hợp với trình độ tổ chức quản lý
và điều kiện thực tiễn trong việc lập và áp dụng các định mức đơn giá xây dựng
cơng trình thủy lợi chống ngập úng cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nội dung của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương như
sau:
Chương 1: Tổng quan về các công tác xây dựng định mức đơn giá trong xây
dựng cơng trình thủy lợi
Chương 2: Những vấn đề trong xây dựng định mức, đơn giá xây dựng cơng
trình
Chương 3: Áp dụng lập định mức đơn giá xây dựng cơng trình thủy lợi phục

vụ chống ngập úng cho khu vực TP Hồ Chí Minh.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC ĐƠN
GIÁ TRONG XÂY DỰNG
1.1. Khái quát về định mức kỹ thuật
1.1.1. Định mức trong xây dựng
Cơng trình thuỷ lợi phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, địa hình, và thực
trạng hệ thống cơng trình nên khơng thể xây dựng định mức chung cho toàn ngành
mà phải xây dựng riêng trên cơ sở từng hệ thống với đặc điểm, điều kiện nguồn
nước, địa hình của hệ thống cụ thể. Do vậy, định mức trong công tác xây dựng cơng
trình thuỷ lợi là định mức mang tính hệ thống cụ thể, có những đặc điểm riêng,
khác với các định mức trong xây dựng cơ bản, định mức sản xuất cơng nghiệp...
Cơng tác xây dựng cơng trình thuỷ lợi bao gồm nhiều loại công việc khác
nhau, mỗi một loại công việc lại có những đặc điểm khác nhau. Với phương châm
không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã và hạ
giá thành sản phẩm là điều kiện chủ yếu và quyết định để nền kinh tế phát triển và
lớn mạnh. Sự hoàn thiện về tổ chức lao động, phương thức quản lý trong ngành xây
dựng là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao không ngừng năng suất
lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hợp thị hiếu và chất lượng cao đáp ứng mọi nhu
cầu cho xã hội trong nền kinh tế thị trường.
Mỗi loại định mức được tính tốn theo từng quy trình riêng với thành phần
cấp bậc cơng việc khác nhau. Có định mức tính theo hao phí lao động cho một
cơng đoạn sản xuất ra sản phẩm, có định mức được tính theo khối lượng cơng việc
được giao và định mức tổng hợp tính cho một đơn vịsản phẩm tưới, tiêu theo
dịch vụ hoặc bình quân trong một năm.
Định mức kinh tế đơn giá xây dựng cơng trình thuỷ lợi phụ thuộc vào đặc
điểm điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương, điều kiện tổ chức thi công của mỗi
vùng và thời tiết mỗi năm.
Trong phương pháp luận về xây dựng các chỉ tiêu định mức cho công tác xây

dựng cơng trình sẽ được xác định trên cơ sở điều kiện thi cơng bình thuờng và điều
kiện về thời tiết, khí tượng thường xuyên. Khi các điều kiện thực tế khác với những


điều kiện thường xuyên thì cần phải điều chỉnh định mức trên cơ sở xây dựng bảng
hệ số điều chỉnh theo các điều kiện khí tượng khác với điều kiện thường xuyên.
Như đã biết, năng suất lao động, xét đến cùng là yếu tố quan trọng nhất để
đảm bảo sự gia tăng sản phẩm hàng hóa cho xã hội, muốn tăng năng suất lao động
phải giải quyết các vấn đề như:
- Người lao động;
- Công cụ lao động;
- Phương pháp tổ chức sản xuất.
Điều đó có nghĩa là phải xây dựng con người lao động mới, phải cải tiến công
cụ lao động, thực hiện cơ giới hóa trong lao động. Về đối tượng lao động, ngành
xây dựng phải áp dụng các kết cấu và vật liệu tiên tiến, thực hiện phương pháp tổ
chức sản xuất tiên tiến như: tổ chức sản xuất theo dây chuyền, thực hiện phương
châm công xưởng hóa sản xuất vật liệu xây dựng, tiêu chuẩn hóa khâu thiết kế và
cơ giới hóa khâu thi cơng, nhưng tất cả thành tựu của tiến bộ kỹ thuật nói trên
muốn đưa vào áp dụng một cách thường xuyên và có tính chất pháp lệnh thì tính
tốn, cụ thể hóa thành các chỉ tiêu số lượng. [7]
Mục đích cơ bản của sự hợp lý hoá tổ chức lao động là tiết kiệm lao động, tiết
kiệm vật tư, bằng phương thức nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị và
cơng cụ lao động, đồng thời giảm chi phí lao động sống cho việc tạo ra một đơn vị
sản phẩm.
Bộ phận chính để thực hiện tổ chức lao động hợp lý là công tác định mức kỹ
thuật lao động, được xây dựng trên cơ sở những thành tựu mới của khoa học kỹ
thuật và những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
Định mức là lượng lao động sống và lao động quá khứ biểu hiện bằng thời
gian lao động, bằng giá trị hoặc hiện vật được phép sử dụng để sản xuất một đơn vị
sẩn phẩm (hoặc thực hiện một khối lượng công việc) theo tiêu chuẩn, chất lượng

quy định và theo quy trình cơng nghệ hợp lý, trong những điều kiện trang thiết bị
kỹ thuật, tổ chức sản xuất và trình độ quản lý của thời kỳ kế hoạch.


Định mức là tiêu chuẩn do Nhà nước, địa phương, hoặc xí nghiệp, cơng
trường quy định: nó phản ánh trình độ sản xuất của các ngành nghề trong một thời
kỳ nhất định, dùng để khống chế việc sử dụng tiền vốn, vật tư, thiết bị máy móc,
nhân lực một cách hợp lý. Trong thi cơng thì định mức kỹ thuật là tiêu chuẩn biểu
thị mối quan hệ giữa sự tiêu dùng bình thường về nhân lực, vật lực (sức lao động,
máy móc, vật liệu, động lực v.v..) với số lượng sản phẩm có chất lượng hợp quy
cách trong điều kiện tổ chức thi công hợp lý (tức là dùng phương thức tổ chức lao
động chính xác phù hợp với phương pháp thi cơng ở trình độ hiện tại và thiết bị,
máy móc cơng cụ lao động hiện có).
Định mức kỹ thuật có tác dụng rất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ
thi cơng và hạ thấp giá thành cơng trình, là một cơng cụ khơng thể thiếu được trong
công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Người ta có thể đưa ra các cách định nghĩa khác nhau về định mức kỹ thuật
như sau:
- Định mức kỹ thuật là tiêu chuẩn do Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp
hoặc cơng trường quy định, nó phản ánh trình độ sản xuất của các ngành nghề trong
từng giai đoạn nhất định. Định mức kỹ thuật trong xây dựng dùng để khống chế
việc sử dụng tiền vốn, vật tư, thiết bị, máy móc, nhân lực một cách hợp lý. Trong
sản xuất xây dựng thì định mức kỹ thuật là tiêu chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa sự
tiêu dùng nguồn tài nguyên (nhân lực, vật liệu, máy móc thiết bị xây dựng) với số
lượng sản phẩm có chất lượng, hợp quy cách trong điều kiện tổ chức thi công hợp
lý.
- Xác định được chính xác hao phí thời gian lao động, thời gian sử dụng máy,
khối lượng vật liệu cần thiết để hoàn thành một sản phẩm xây dựng (một đơn vị
cơng tác xây lắp) nào đó, gọi là định mức kỹ thuật, là nhiệm vụ của công tác định
mức kỹ thuật trong xây dựng.

- Các định mức được lập ra trên cơ sở chia quá trình sản xuất thành các bộ
phận, loại bỏ những phần thừa và hợp lý hoá các bước cơng việc, biến q trình sản
xuất thành tiêu chuẩn, dùng các phương pháp khoa học kỹ thuật để thu thập số liệu,


xử lý và xác định tính hợp lý của nó, những định mức như thế có căn cứ khoa học
kỹ thuật thì được gọi là định mức kỹ thuật. [8]
1.1.2. Các loại định mức trong xây dựng
1.1.2.1. Nội dung phân loại định mức
Định mức được chia thành các loại sau đây:
 Định mức Nhà nước áp dụng chung cho các ngành, các cấp, được quy định
cho những công việc (công trình) chủ yếu, do Nhà nước thống nhất quản lý, có liên
quan đến các cân đối chung của nền kinh tế quốc dân.
 Định mức áp dụng trong từng ngành, được quy định cho những cơng việc
(cơng trình) khi chưa có định mức Nhà nước, khi cần cụ thể hóa định mức Nhà
nước, hoặc cho những cơng việc (cơng trình) của ngành được phân cấp quản lý.
 Định mức tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt
là tỉnh) áp dụng trong phạm vi tỉnh, được quy định cho những cơng việc (cơng
trình) khi chưa có định mức Nhà nước, định mức ngành; khi cần cụ thể hóa định
mức Nhà nước, định mức ngành, hoặc những cơng việc (cơng trình) của tỉnh, được
phân cấp quản lý.
 Định mức huyện, quận và thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là
huyện) áp dụng trong phạm vi huyện được quy định cho những sản phẩm (cơng
việc) khi chưa có định mức Nhà nước, định mức ngành, định mức tỉnh, thành phố;
khi cần cụ thể hóa định mức của cấp trên, hoặc những cơng việc (cơng trình) của
huyện được phân cấp quản lý.
 Định mức đơn vị cơ sở áp dụng trong từng đơn vị cơ sở được quy định cho
những cơng việc (cơng trình) khi chưa có định mức Nhà nước, định mức ngành (đối
với xí nghiệp quốc doanh trung ương), định mức địa phương (đối với xí nghiệp
quốc doanh trung ương); khi cần cụ thểhóa định mức của cấp trên, hoặc những

cơng việc(cơng trình) của đơn vị cơ sở sản xuất được phân cấp quản lý.
1.1.2.2. Nội dung phân loại định mức kỹ thuật [7]
 Định mức kỹ thuật: Các tiêu phí lao động được xây dựng trên cơ sở đúng đắn
của quá trình sản xuất, sử dụng các yếu tố sản xuất hợp lý về mọi mặt, đảm bảo chất


lượng sản phẩm, loại bỏ những tiêu phí bất hợp lý, mang tính chất tiên tiến và hiện
thực thì được gọi là Định mức kỹ thuật.
 Xây dựng định mức kỹ thuật là nghiên cứu tỉ mỉ quá trình sản xuất, loại trừ
những tiêu phí bất hợp kỹ nhằm biến nó thành q trình tiêu chuẩn đặc trưng cho
một trình độ sản xuất nhất định mà trong đó người lao động, công cụ lao động, đối
tượng lao động được sắp xếp một cách hợp lý nhất theo thời gian và khơng gian.
Sau đó dùng các phương pháp và phương tiện để quan sát, đo lường, xử lý số liệu
và tính toán thành các định mức cụ thể.
Cách phân loại định mức kỹ thuật
a. Theo yếu tố chi phí sản xuất:định mức kỹ thuật được phân thành 3 loại:
- Định mức lao động
- Định mức vật tư
- Định mức thời gian sử dụng máy
b. Theo cách trình bày:trong định mức lao động và định mức thời gian sử dụng
máy được phân thành 2 loại:
- Định mức thời gian
- Định mức sản lượng
c. Theo mức độ bao quát của các loại công việc nằm trong định mức: định mức
kỹ thuật được phân thành 3 loại:
- Định mức dạng chỉ tiêu: quy định mức hao phí lao động, vật tư và thời gian
sử dụng máy cho một đơn vị sản phẩm hoàn chỉnh, như số ngày công xây
dựng/1m2XD, số viên gạch/1m2XD.
- Định mức dự tốn tổng hợp: quy định mức hao phí lao động, vật tư và thời
gian sử dụng máy cho một đơn vị khối lượng công việc xây dựng tổng hợp (bao

gồm nhiều loại cơng việc xây dựng riêng rẽcó liên quan hữu cơ với nhau để tạo nên
một đơn vị sản phẩm tổng hợp nào đó), hoặc cho một kết cấu xây dựng hồn chỉnh
nào đó. Định mức dự tốn tổng hợp được dùng để lập đơn giá xây dựng tổng hợp.
- Định mức dự toán chi tiết: quy định mức hao phí lao động, vật tư và thời gian
sử dụng máy cho một đơn vị khối lượng công việc xây lắp riêng rẽ nào đó. Ví dụ


cơng tác xây, trát, lợp ngói, lát nền, … định mức dự toán chi tiết được dùng để lập
đơn giá xây dựng chi tiết.
1.1.2.3. Phân loại định mức kỹ thuật trong xây dựng
Định mức kỹ thuật được sử dụng trong xây dựng có thể phân chia theo cách
dùng hoặc theo nội dung của chúng.
a. Phân loại theo cách dùng
Dựa vào cách dùng khác nhau thì định mức kỹ thuật được chia làm ba loại là
định mức sơ toán, định mức dự tốn và định mức thi cơng.
Ngồi ra cịn có định mức bộ phận là định mức của một phần việc cá biệt,
thậm chí cịn là định mức của một thao tác. Trong thực tế thi cơng thì định mức bộ
phận ít sử dụng thường làm tài liệu cơ bản để dự thảo định mức thi công.
b. Phân loại theo nội dung
Căn cứ vào nội dung khác nhau thì định mức kỹ thuật có thể chia ra thành
định mức thời gian, định mức sản lượng, định mức thời gian máy. Định mức sản
lượng máy và định mức tiêu hao vật liệu:
+ Định mức thời gian là sự tiêu phí thời gian bình thường cần thiết để sản xuất
đơn vị sản phẩm có chất lượng hợp quy cách của cơng nhân tương xứng với ngành
nghề và trình độ, làm việc trong điều kiện tổ chức lao động chính xác, tổ chức kỹ
thuật bình thường, sử dụng phương tiện và cơng cụ lao động có hiệu quả.
Định mức thời gian được đo bằng khoảng thời gian tiêu hao để hoàn thành
một quá trình thi cơng (xây dựng hoặc lắp ráp) và được biểu thị bằng đơn vị ca, giờ,
phút.
+ Định mức sản lượng là số lượng sản phẩm hợp quy cách về chất lượng mà

công nhân làm ra trong đơn vị thời gian với các điều kiện như trên. Nó là số nghịch
đảo của định mức thời gian.
+ Định mức thời gian máy là sự tiêu phí bình thường về thời gian cần thiết sử
dụng máy để sản xuất
c. Phân loại theo phạm vi quản lý sử dụng


Các loại định mức trên có thể do Nhà nước ban hành được sử dụng trong tồn
quốc; có thể do địa phương, ngành, xí nghiệp, cơng trường ban hành để sử dụng
trong phạm vi quản lý sản xuất của mình.
1.1.3. Nội dung và trình tự nghiên cứu định mức kỹ thuật
Việc nghiên cứu định mức là nhằm mục đích khởi thảo những mức chuẩn của
quá trình xây lắp (định mức bộphận), xác định mứcđộthực hiện các mức chuẩn
đang dùng, định rõ sự quan hệ giữa số lượng sản phẩm với sự tiêu hao bình thường
về nhân vật lực một cách khoa học.
Việc tổ chức nghiên cứu định mức của các quá trình xây lắp để khởi thảo
những mức chuẩn dựa trên cơ sở kỹ thuật thường được thực hiện theo các giai đoạn
sau đây [7]:
 Giai đoạn chuẩn bị tiến hành nghiên cứu: phân tích tồn bộ q trình
thi cơng và cá tài liệu có liên quan đến q trình thi cơng đó (như phương pháp thi
cơng, tổ chức thi cơng, quy trình an tồn lao động, quy phạm nghiệm thu thi công,
kinh nghiệm sản xuất tiến tiến, biện pháp kỹ thuật mới v.v….) lựa chọn phương
pháp định mức kỹ thuật, tập hợp và hệ thống hóa những số liệu cần thiết cho sự xác
lập mức chuẩn. Mục đích của những vấn đề này là để xác định trình tự thi công hợp
lý, phương pháp thi công tiên tiến, tổ chức lao động chính xác đối với việc hồn
thành q trình thi cơng.
+ Q trình thi cơng là tên gọi tổng quát của các dạng quá trình sản xuất được
tiến hành trong phạm vi công trường. Tùy theo mức độ phức tạp của tổ chức sản
xuất của nó mà có thể chia ra thành phần việc, q trình cơng tác và q trình tổng
hợp. Khi hồn thành một q trình thi cơng thì sẽ đạt được sản phẩm nhất định.

+ Phần việc là một q trình thi cơng đơn giản nhất không thể chia cắt về tổ
chức, không thể thay đổi về cơng nghệ. Do đó nó sẽ trở thành đơn nguyên cơ bản
trong việc phân chia quá trình thi công khi khởi thảo mức chuẩn của định mức kỹ
thuật, chỉ ở trong trường hợp cần nghiên cứu phương pháp thao tác tiên tiến thì mới
đem phần việc chia nhỏ thành thao tác. Tổ hợp của một số phần việc có liên quan
mật thiết với nhau về quy trình cơng nghệ do cùng một công nhân hoặc một tổ công


nhân hồn thành được gọi là q trình cơng tác. Khi phân chia các hạng mục của
định mức thì thường lấy q trình cơng tác làm chuẩn. Cịn q trình tổng hợp là tổ
hợp của một số q trình cơng tác có liên quan trực tiếp với nhau về mặt tổ chức
được liên hệ chặt chẽ với nhau để hoàn thành đơn vị thành phần cuối cùng. (Ví dụ,
cơng trình đắp đất là thành phẩm của một quá trình tổng hợp do ba q trình cơng
tác đào, vận chuyển, đậm nện hợp thành).
Chia q trình thi cơng ra thành phần việc, q trình cơng tác và q trình
tổng hợp nhằm mục đích giúp cho những vần đề về phân tích sự tiêu hao thời
gian làm việc, xác định điều kiện bình thường, tiến hành quan trắc thời gian và xây
dựng dự thảo định mức đạt được tính chính xác. Đồng thời việc phân tích mức độ
đơn giản hay phức tạp của q trình thi cơng cũng có ý nghĩa rất lớn đối với tính
hợp lý của tổ chức thi cơng.
 Tổ chức tiến hành nghiên cứu, gồm có: phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến q trình thi cơng, lựa chọn chính xác đối tượng quan trắc và phương
pháp ghi chép thời gian, quy định điều kiện bình thường bình qn tiên tiến để hồn
thành q trình thi cơng (như tổ chức lao động, phương pháp thi cơng, máy móc
thiết bị, chất lượng vật liệu và sản phẩm v.v…) chuẩn bị tốt công tác quan trắc thời
gian và xác định sơ bộ khối lượng nghiên cứu.
Sự phân biệt giữa quá trình thi cơng này với q trình thi cơng khác quyết
định bởi các nhân tố ảnh hưởng đến chúng. Vì vậy có thể dùng nhân tố ảnh hưởng
để nói rõ lên đặc điểm của q trình thi cơng.
Những nhân tố ảnh hưởng đến q trình thi cơng có thể chia làm hai loại lớn

là nhân tố kỹ thuật và nhân tố thi cơng.
Nhân tố kỹ thuật bao gồm:
- Loại hình và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm (hoặc của cơng tác).
- Loại hình, quy cách và cấp của vật liệu.
- Loại hình và dung lượng của thiết bị máy móc
Nhân tố thi cơng được quyết định bởi đặc điểm tổ chức của quy trình cơng
nghệ và điều kiện cơng tác của q trình thi cơng.


Chỉ sau khi phân tích nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng mới có thể
xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và mối liên quan gữa chúng. Từ đó mới
định ra được điều kiện bình thường bình qn tiên tiến của q trình thi cơng.
Trước khi xác định điều kiện bình thường bình quân tiên tiến của q trình thi cơng
thì đầu tiên dựa vào nhân tố kỹ thuật để phân chia các quá trình thi cơng, sau đó
mới quy định trị số bình qn tiên tiến của nhân tố thi công nội bộvà trị số trung
bình của nhân tố thi cơng bên ngồi.
 Tiến hành công tác nghiên cứu: tức là ghi đo thời gian tiêu phí và tình
hình phân bố thời gian để thực hiện q trình thi cơng, ghi chép số lượng sản phẩm
được hoàn thành, xác định mức ảnh hưởng của các loại nhân tố đối với sự tiêu hao
thời gian làm việc, quan sát q trình làm việc của cơng nhân hoặc máy, ghi chép và
làm sáng tỏ những vấn đề cịn tồn tại có liên quan đến q trình nghiên cứu. Kết
quả của quan trắc thời gian phải ghi vào bảng mẫu in sẵn để làm tài liệu gốc cho dự
thảo định mức.
Sau khi kết thúc quan trắc thời gian thì tiến hành xử lý bước đầu các tài liệu
quan trắc và kiểm tra mức độ chính xác việc ghi chép thời gian trên những bảng
mẫu in sẵn.
 Phân tích đánh giá và xác định kết quả nghiên cứu: Nội dung trong giai
đoạn này là tiến hành phân tích, chỉnh lý cuối cùng tài liệu quan trắc, tính tốn trị số
mức chuẩn, xác định sơ đồ cấu tạo các hạng mục của những tiêu chuẩn của định
mức để làm căn cứ cho việc biên soạn định mức.

Khi hình thành kết quả nghiên cứu cần tiến hành thiết kế và giải thích bản
thuyết minh các hạng mục của những mức chuẩn, tiến hành tổ chức kiểm tra và
biện luận về bản dự án các hạng mục của những mức chuẩn. Bản dự án có hạng
mục này phải được phê chuẩn và chấp thuận.
 Tổ chức phổ biến và áp dụng kết quả nghiên cứu: Đây là giai đoạn
cuối cùng của công việc tổ chức nghiên cứu định mức. Nội dung của nó được trình
bày một cách rõ ràng biện pháp thực hiện định mức sẽ được ban hành phù hợp theo


các điều kiện làm việc, biên soạn các bảng tra cứu và biểu đồ, tiến hành kiểm
nghiệm lại trong thực tế rồi hiệu đính và ban hành để áp dụng.
1.1.4. Vai trò, nhiệm vụ của định mức kỹ thuật lao động
1.1.4.1. Vai trò của định mức kỹ thuật lao động trong việc tổ chức lao động và kế
hoạch hóa sản xuất.
Định mức kỹ thuật có tác dụng rất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ
thi cơng và hạ thấp giá thành cơng trình, là một bộ phận khơng thể thiếu được trong
công tác quản lý xây dựng cơ bản; nó cho phép áp dụng những biện pháp tổ chức
lao động tiên tiến và nâng cao năng lực sản xuất. Nhiệm vụ của công tác định mức
kỹ thuật là dùng phương pháp khoa học để nghiên cứu sự quan hệ giữa số lượng sản
phẩm với sự tiêu hao bình thường về nhân vật lực, định ra một tiêu chuẩn hợp lý
hoặc phát hiện những vấn đề tòn tại trong việc sử dụng bình thường nhân vật lực,
đề ra các biện pháp cải tiến tổ chức lao động, điều kiện lao động, phương pháp
thi công, và các biện pháp nâng cao năng suất lao động.
Định mức kỹ thuật có vai trị quan trọng sau:
+ Các định mức kỹ thuật góp phần thống nhất và tiêu chuẩn hóa q trình sản
xuất.
+ Định mức kỹ thuật đóng vai trị quan trọng thúc đẩy tăng năng suất lao động
và tiết kiệm lao động xã hội.
+ Định mức kỹ thuật đóng vai trị quan trọng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và là cơ
sở đúng đắn để tiêu chuẩn hóa q trình sản xuất.

+ Định mức kỹ thuật rất cần thiết và là tiền đề cho cơng tác kế hoạch hóa, các
kế hoạch được tính tốn từ các chỉ tiêu định mức góp phần quản lý và sử dụng một
khối lượng lớn về nhân cơng, vật tư, máy móc của ngành xây dựng, mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
+ Các định mức kỹ thuật phản ánh đúng đắn các hao phí lao động xã hội trung
bình cần thiết là cơ sở để xây dựng đơn giá và giá thành cơng trình xây dựng một
cách chính xác, là cơ sở để so sánh, lựa chọn các giải pháp tối ưu trong xây dựng.


+ Định mức kỹ thuật là cơ sở để xây dựng chỉ tiêu phấn đấu một cách đúng
đắn và đành giá kết quả các thành tích đạt được trong quá trình lao động của từng
cá nhân và đơn vị.
+ Định mức kỹ thuật là cơ sở để thanh toán lương theo sản phẩm, thực hiện
đúng đắn sự phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng giữa quyền lợi và nghĩa
vụ của người lao động khi tham gia sản xuất.
1.1.4.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của công tác định mức kỹ thuật là dùng phương pháp khoa học để
nghiên cứu sự quan hệ giữa số lượng sản phẩm với sự tiêu hao cần thiết về nhân lực
và vật lực, định ra một tiêu chuẩn hợp lý trong sản xuất xây dựng, không ngừng
tăng năng suất lao động và giảm giá thành xây dựng.
Nhiệm vụ cơ bản của công tác định mức kỹ thuật lao động là phát hiện và sử
dụng một cách đầy đủ nhất mọi khả năng tiềm tàng trong quá trình sản xuất để ngày
càng hồn thiện và phát triển nền sản xuất xã hội, đồng thời không ngừng nâng cao
năng suất lao động. Nhiệm vụ đó đã xác định nội dung sau đây của định mức kỹ
thuật lao động trong các doanh nghiệp xây dựng.
- Nghiên cứu tổ chức quá trình sản xuất, tổ chức lao động và chi phí thời gian
làm việc của cơng nhân với mục đích hồn thiện và đưa vào sản xuất những hình
thức tổ chức lao động hợp lý, làm phương hướng cho việc nâng cao năng suất lao
động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và cải thiện điều kiện lao động.
- Xác định chi phí thời gian của cơng nhân cần thiết để hồn thành nhiệm vụ

cơng tác (định mức thời gian) hay số lượng sản phẩm cần tạo ra trong một thời gian
nhất định (định mức sản lượng) thích ứng với điều kiện kỹ thuật và tổ chức sản xuất
hiện tại.
- Tạo điều kiện tổ chức tiền lương của công nhân phù hợp với nguyên tắc phân
phối theo số lượng và chất lượng lao động.
- Nghiên cứu phương pháp lao động tiên tiến tạo điều kiện phổ biến chúng một
cách rộng rãi.
1.2. Đơn giá xây dựng


×