Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bai du thi Cong doan-Van 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.57 KB, 8 trang )

Người lái đò
Người ta vẫn ví, mỗi người thầy là một người lái đò, trong
suốt cuộc đời mình có biết bao người lái đò đã đi qua, và sau mỗi
chuyến đò ấy còn đọng lại trong ta những ký ức gì? Còn riêng tôi,
có một người lái đò mà dù đi hết cuộc đời này tôi cũng chẳng thể
nào quên, đó chính là cô giáo chủ nhiệm tôi hồi lớp 10 - Cô Thủy.
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Miền Trung đầy nắng và gió,
tốt nghiệp loại ưu tại một trường đại học danh tiếng, và mặc dù
được giữ lại trường nhưng cô vẫn nhất quyết xin về công tác tại nơi
chôn nhau cắt rốn của mình.
Năm lớp 10, khi chúng tôi vừa bước vào ngưỡng cửa cấp 3 thì
cũng là lúc cô về công tác tại trường và chủ nhiệm chúng tôi.
Mặc dù còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nhưng
vốn kiến thức của cô không hề non nớt chút nào. Có thể nói mỗi bài
giảng của cô là một hành trình khám phá đầy lý thú. Chính lối giảng
dạy mới mẻ, trẻ trung của cô đã vô tình kéo cả lớp chúng tôi vào
niềm say mê thích thú với môn học mà xưa nay vẫn bị coi là khô
khan - môn Lịch sử.
Khoảng cách về tuổi tác giữa cô trò không nhiều nên chúng tôi
dễ dàng hòa hợp và thân thiện. Ngoài giờ lên lớp, cô vẫn cùng
chúng tôi tổ chức các buổi dã ngoại, tổ chức sinh nhật cho các bạn
trong lớp…
Nhưng có lẽ, điều mà tôi nhớ nhất là 20/11 năm đó. Cũng
giống như những lớp khác, lớp chúng tôi cũng náo nức chuẩn bị để
chúc mừng thầy cô. Sau khi đã chuẩn bị hết mọi thứ, chúng tôi bàn
nhau phải dành tặng cô một món quà thật ý nghĩa, sau một hồi bàn
bạc, cuối cùng chúng tôi quyết định để nguyên số tiền định mua quà
ấy để biếu cô, rồi cô thích mua gì thì mua.
Tưởng làm như vậy là hợp lý, nhưng khi tới nhà cô thì chúng
tôi hoàn toàn bất ngờ. Sau khi cô trò gặp nhau vui vẻ, một b¹n đứng
dậy đại diện tặng hoa và phong bì tiền cho cô, khi vừa nhìn thấy cái


phong bì cô tỏ ra hoàn toàn bất ngờ và thất vọng. Cô đã bảo chúng
tôi không nên làm như vậy, vì làm như thế là không hiểu và không
tụn trng cụ, cụ mun lp nhn li s tin ny v dựng nú giỳp
cỏc bn cú hon cnh khú khn trong lp. Sau ú, cụ ó núi vi
chỳng tụi rt nhiu v những luõn lớ o c, v o c v trỏch
nhim ca ngi thy. Nh ú m chỳng tụi thờm hiu v kớnh
trng cụ hn.
Sau ny, dự khụng cũn hc cụ na nhng i với chỳng tụi cụ
luụn l tm gng sỏng, l ngi thy mu mc m chỳng tụi khụng
bao gi quờn.
(Đinh Thị Phơng Nhạn
Trờng Tiểu học số 1 Quảng Văn,
Quảng Trạch, Quảng Bình)
NHƯ CON ONG CHĂM CHỈ
Gặp gỡ, trò chuyện cùng thầy Nguyễn Hoàng Minh, tôi mới
hiểu và cảm nhận được vì sao ở tuổi gần 60, nhưng thầy chưa hề
xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi đối với công việc “trồng người” của
mình. Vẫn tiếng cười nói sảng khoái rõ ràng, mạch lạc, thầy say mê
kể cho tôi nghe những câu chuyện buồn vui về cuộc đời gắn bó với
sự nghiệp giáo dục của mình. Có thời gian được Đảng và nhà nước
điều động về với các bản làng xa quê hương hàng trăm cây số thầy
vẫn miệt mài giúp các em thơ ghép từng con chữ. Tôi tự hỏi phải
chăng một cuộc đời không ngừng làm việc, một chữ tâm chân thật
sáng trong, tấm lòng luôn nghĩ về mọi người, cống hiến vun đắp cho
các thế hệ tương lai đã tạo nên sự dẻo dai bền bỉ ấy. Hơn một phần
ba thế kỉ trong nghề. Thầy chưa bao giờ rời xa bục giảng và những
thế hệ học trò thân yêu. Với thầy, dạy học không chỉ là trách nhiệm
mà còn là niềm vui là lẽ sống của mình.
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích 10 năm trồng
cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ”. Thầy đã cống hiến sức lực

của mình truyền dạy cho nhiều lớp thế hệ học trò trưởng thành,
đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng quê hương đất nước. Thầy bảo
“mỗi người như chúng ta học và làm theo một phần của Bác đã là
quý lắm rồi” nhng tôi thấy ở thầy học được từ Bác Hồ không chỉ
một phần mà còn nhiều hơn thế nữa.
Được sự chấp thuận của nghành thầy về lại quê hương, được
sự tín nhiệm của đội ngũ giáo viên, phụ huynh và nhân dân thầy đã
phát huy vai trò và năng lực của mình để cùng tập thể sư phạm xây
dựng nhà trường ngày một đi lên. Với vai trò bí thư chi bộ, bên cạnh
công tác giảng dạy hằng ngày, thầy cùng các §ảng viên trong chi bộ
giữ vai trò nòng cốt trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ Đảng viên, giáo viên gắn liền
với việc học tập chuyên đề “tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, ý
thức rèn luyện tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, tinh thần trách nhiệm
của đội ngũ giáo viên, cán bộ - viên chức thầy đã cùng chi bộ lãnh
đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của nhà trường cụ thể như
vào đầu năm học chi bộ đã có Nghị quyết lãnh đạo chính quyền về
các chương trình, kế hoạch và các giải pháp cụ thể nâng cao chất
lượng giảng dạy, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên và thực hiện cuộc vận động “Nói không
với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” với mục
tiêu: Dạy thực chất - Học thực chất - Thi thực chất. Không những
thế thầy luôn có biện pháp chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
cho người lao động.
Nghành giáo dục đang đứng trước một trọng trách chuẩn bị
nguồn nhân lực đáp ứng cho thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước. Xã hội cũng ngày càng đòi hỏi chất lượng giáo dục cao
hơn, đặt nhiều kì vọng hơn vào thế hệ sau. Trước năm học 2009 -
2010, Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã đưa

ra lời kêu gọi “Mỗi nhà giáo là một tấm gương sáng về đạo đức và
tự học”. Để làm được điều đó việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh đối với mỗi nhà giáo là vô cùng quan trọng,
có ý nghĩ sâu sắc để đáp ứng lời kêu gọi đó. Thầy tâm sự “Người
giáo viên hằng ngày, hằng giờ qua những bài giảng, qua những hành
động của mình đang nuôi dưỡng nhân cách học trò, tức là dạy cách
làm người. Và đương nhiên như thế, mỗi thầy giáo cần là một tấm
gương sáng về đạo đức.

( Cao Thị Bảo Yến
Trường Tiểu học số 1 Quảng văn,
Quảng Trạch, Quảng bình)
ThÇy t«i
Cho đến bây giờ khi đã trưởng thành, có nghề nghiệp ổn định
và một gia đ×nh đầm ấm, tôi vẫn không thể quên được hình ảnh của
thầy. Một người giáo viên cũng bình dị như bao thầy cô khác nhưng
có một điều đặc biệt khiến tôi nhớ mãi. Thầy tên là Hiền - ngay cái
tên thôi đã có gì đó nói lên tính tình của thầy rồi. Ngày đó thầy được
phân công chủ nhiệm lớp tôi, tức là lớp 12C và dạy luôn cả môn
toán.
Lớp tôi có tất cả 40 bạn, đa số các b¹n trong lớp đều là con
nhà khá giả hoặc bình thường trở lên. Duy nhất chỉ có một mình tôi
có hoàn cảnh gia đình tương đối đặc biệt. Bố tôi mất sớm, mẹ tôi
phải một mình vất vả nuôi ba chị em tôi ăn học nên rất khó khăn
nhiều khi không đủ ăn. Hằng ngày sau giờ học tôi phải giúp mẹ đi
nhặt lá và nhặt rau ở chợ. Chính vì hoàn cảnh đó nên tôi luôn mặc
cảm, tự ti và xa cách với các bạn trong lớp. Là một giáo viên chủ
nhiệm, thầy Hiền hiểu rõ điều đó. Thầy bảo các bạn trong lớp đặc
biệt là ban cán sự lớp phải thường xuyên quan tâm gần gũi với tôi.
Nhà xa trường nhưng vì không có tiền mua xe nên tô phải đi bộ đến

trường. Hiểu được điều đó, thầy đã phân công Mai, nhà ở cùng xóm
chịu trách nhiệm đèo tôi đến trường và về nhà.
Có một lần Mai bị ốm, thầy đã chủ động chở tôi về nhà. Hôm
đó trời mưa rất to, căn nhà cũ của tôi đã xuống cấp theo thời gian,
nhưng vì trong nhà không có đàn ông nên kh«ng cải thiện được.
trước mái hiên ngói bị bể nên chỗ nào cũng dột. Thấy vậy thầy đã
trèo lên đảo lại ngói và dùng ni l«ng che lại để đì hơn khi trời mưa
to. Chính việc làm đó đã khiến gia đình tôi rất cảm động. Thầy chỉ
là một giáo viên cũng bình thường như bao thầy cô khác trong xã
hội chúng ta. Nhưng với gia đình nhỏ của tôi việc thầy giáo đến
thăm nhà và tự tay sửa nhà cho là cả một vấn đề lớn. Từ tiểu học
đến phổ thông, bản thân tôi đã học với rất nhiều giáo viên. Nhưng
chưa ai giành cho tôi sự quan tâm đặc biệt như thầy. Chưa ai đến
thăm nhµ và chủ động làm những công việc của một người cha đã
mất của tôi như thÇy cả.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×