Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Kết cấu cơ cấu phanh guốc của hệ thống phanh thủy lực trên ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.41 KB, 5 trang )

Kết cấu cơ cấu phanh guốc của hệ thống phanh thủy lực trên ô tô
Khi người lái đạp phanh, dầu thủy lực sẽ đưa tới Piston và do lực tác dụng của
Piston sẽ đưa Guốc phanh (Má phanh bắt dính với Guốc phanh) đi ra và tiếp xúc
với Trống phanh. Do thế, Má phanh tiếp xúc với Trống phanh sinh ra ma sát và
từ đó động năng được chuyển thành nhiệt năng. Năng lượng của hệ thống truyền
lưc ô tô bị giảm và do đó tốc độ của bánh xe cũng giảm theo và cứ như thế cho đến
khi dừng hẳn.


Cơ cấu phanh đĩa thì hoạt động với cơ chế phanh hoàn toàn khác với cơ cấu
phanh tang trống. Thay vì đưa đẩy Guốc phanh (Gắn cố định với má phanh) ra
để tiếp xúc với trống phanh thì cơ cấu phanh đĩa lại sử dụng Piston để nén má
phanh ép vào đĩa phanh từ đó sinh nhiệt và giảm tốc độ ô tô lại.
Tuy là khác cách hoạt động, thế nhưng 2 cách làm này đều cùng bản chất đó là đưa
má phanh tiếp xúc vào đĩa phanh (Hoặc trống phanh đối với cơ cấu phanh tang
trống). Cũng là tận dụng sự ma sát của má phanh và đĩa phanh để chuyển năng
lượng từ động năng sang nhiệt năng để tiến hành giảm tốc độ ô tô.
Theo tài liệu Kết cấu hệ thống phanh thủy lực trên ô tô, cơ cấu phanh đĩa có 2
dạng, dạng càng cố định hoặc dạng càng di động.


Kết cấu các chi tiết dẫn động phanh:


Hệ thống phanh trên ô tô chỉ hoạt động khi người lái cần thiết. Vậy, để điều khiển
sự hoạt động của cơ cấu phanh. Ta cần 1 cụm chi tiết đó là dẫn động phanh. Trong
phạm vi tài liệu này, ta chỉ đi vào tìm hiểu Kết cấu hệ thống phanh dẫn động
thủy lực trên ô tô thôi.
Dẫn động phanh là các chi tiết thực hiện việc đạp bàn đạp phanh của người lái đến
cơ cấu phanh để thực hiện trước quá trình phanh.





×