Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Kiến trúc dịch vụ dựa trên vị trí và ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 77 trang )

-i..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌ

VŨ VĂN HƢNG

KIẾN TRÚC DỊCH VỤ
DỰA TRÊN VỊ TRÍ VÀ ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN THẠ

Thái Nguyên – 2013


- ii -

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đặng Văn Đức, Viện Công
nghệ thông tin, Viện hàm lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, người đã định
hướng và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo khoa Công nghệ Thông tin, trường
Đại học Công nghệ thông tin và truyền thơng, Đại học Thái Ngun, những người đã
tận tình truyền đạt các kiến thức, quan tâm, động viên trong suốt thời gian tôi học tập
và nghiên cứu tại Trường.
Nhân đây cho phép tơi gửi lời cảm ơn tới nhóm các bạn học cùng lớp K10A,
lớp chuyên ngành Khoa học máy tính, các bạn đồng nghiệp đã thường xuyên quan
tâm, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp các tài liệu hữu ích trong thời gian tơi
học tập, nghiên cứu tại Trường cũng như trong trong quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp vừa qua.


Cuối cùng tôi xin bảy tỏ sự biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, những người thân
trong gia đình đã ln ở bên tơi, động viên, chia sẻ và dành cho tơi những gì tốt đẹp
nhất trong suốt thời gian tôi học cao học cũng như trong thời gian tôi thực hiện luận
văn tốt nghiệp này.
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2013

Vũ Văn Hưng


- iii -

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn “Kiến trúc dịch vụ dựa trên vị trí địa lý và ứng
dụng” là cơng trình nghiên cứu của tơi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.
Đặng Văn Đức, tham khảo các nguồn tài liệu đã được chỉ rõ trong trích dẫn và danh
mục tài liệu tham khảo. Các nội dung cơng bố và kết quả trình bày trong luận văn này
là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình nào.
Thái Ngun, tháng 08 năm 2013

Vũ Văn Hưng


- iv -

MỤC LỤC
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Lời cam đoan ................................................................................................................. iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh mục các từ viết tắt và thuật ngữ ............................................................................vi
Danh sách bảng biểu ......................................................................................................vii

Danh mục các hình vẽ ................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ DỰA TRÊN VỊ TRÍ (LBS) ............................ 3
1.1. Khái niệm cơ sở .................................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm về LBS ......................................................................................3
1.1.2. Các thành phần của LBS ............................................................................4
1.1.3. Các kiểu dịch vụ LBS .................................................................................6
1.1.4. Xử lý các yêu cầu của LBS ........................................................................6
1.2 Khả năng ứng dụng LBS...................................................................................... 8
1.2.1. Tính hữu dụng của LBS .............................................................................8
1.2.2. Khả năng ứng dụng ..................................................................................10
1.3. Tình hình nghiên cứu hiện nay trong và ngoài nước ........................................ 10
Chương 2. THIẾT KẾ DỊCH VỤ LBS ......................................................................... 12
2.1. Kiến trúc tổng thể một hệ thống LBS ............................................................... 12
2.2. Tích hợp Web-GIS ............................................................................................ 13
2.2.1. Công nghệ bản đồ trực tuyến ...................................................................13
2.2.2. Các giải pháp bản đồ trực tuyến ...............................................................14
2.2.2.1. Công nghệ GeoServer ...........................................................................14
2.2.2.2 Thư viện JavaScript nguồn mở OpenLayers ..........................................23
2.3. Thiết bị di động ................................................................................................. 25
2.3.1. Các loại thiết bị.........................................................................................25
2.3.2. Các hạn chế của thiết bị ............................................................................26
2.4. Hệ thống truyền tin. .......................................................................................... 27
2.4.1. Mạng thông tin di động không dây ..........................................................27
2.4.2. Mạng không dây diện rộng.......................................................................28
2.4.3. Mạng không dây cục bộ ...........................................................................28
2.4.4. Mạng không dây cá nhân..........................................................................29


-v2.5. Hệ thống định vị toàn cầu ................................................................................. 31

2.5.1 Giới thiệu chung ........................................................................................31
2.5.2. Hệ thống định vị toàn cầu GPS ................................................................33
2.6. Hệ thống máy chủ Internet ............................................................................... 38
2.6.1. Mơ hình triển khai trên nền dịch vụ Web.................................................38
2.6.2. Mơ hình triển khai dựa trên dịch vụ SMS ................................................40
2.6.3. Mơ hình kết hợp dịch vụ web và SMS .....................................................42
Chương 3. XÂY DỰNG THỬ NGHIỆM DỊCH VỤ THÔNG TIN ............................. 44
3.1. Phát biểu bài toán .............................................................................................. 44
3.2. Thiết kế hệ thống .............................................................................................. 44
3.2.1. Các biểu đồ ca sử dụng của hệ thống .......................................................44
3.2.1.1. Xác định các tác nhân và các ca sử dụng .............................................44
3.2.1.2. Biểu đồ ca sử dụng tổng quát ................................................................45
3.2.1.3. Phân rã một số biểu đồ ca sử dụng .......................................................46
3.2.1.4. Đặc tả chi tiết một số ca sử dụng chính ................................................48
3.2.2. Các biểu đồ tương tác ...............................................................................51
3.2.2.1. Biểu đồ tuần tự ca sử dụng đăng nhập ..................................................51
3.2.2.2. Biểu đồ tuần tự ca sử dụng tìm phương tiện .........................................52
3.2.2.3. Biểu đồ tuần tự ca sử dụng tìm đường ..................................................53
3.2.2.4. Biểu đồ tuần tự ca sử dụng cập nhật trạng thái ....................................53
3.2.2.5. Biểu đồ tuần tự ca sử dụng đăng nhập ..................................................54
3.2.2.6. Biểu đồ tuần tự ca sử dụng theo dõi vết ................................................54
3.3. Phát triển phần mềm trên máy chủ với phần mềm nguồn mở .......................... 55
3.3.1. Trung tâm điều khiển ...............................................................................55
3.3.2. Giao tiếp giữa phương tiện với trung tâm điều khiển ..............................56
3.3.2.1. Giao tiếp qua SMS .................................................................................56
3.3.2.2. Mơ hình hệ thống sử dụng GPRS: ........................................................57
3.3.3. Thiết kế Cơ sở dữ liệu ..............................................................................60
3.4. Phát triển dịch vụ thông tin trên thiết bị di động. ............................................. 60
3.4.1 Một số giao diện của hệ thống...................................................................61
3.4.2 Phần quản trị website: ...............................................................................65

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 68


- vi -

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
CSDL

Cơ sở dữ liệu

GIS

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information Systems)

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System)

GPRS

Dịch vụ vơ tuyến gói chung (General Packet Radio Service)

GSM

Hệ thống thơng tin di động tồn cầu (Global System for Mobile
Communications)

LBS


Dịch vụ dựa trên vị trí địa lý (Location-based Service)

WLAN

Mạng khơng dây cục bộ (Wireless Local Area Networks)

WPAN

Mạng không dây cá nhân (Wireless Personal Area Networks)

WWAN

Mạng không dây diện rộng (Wireless Wide Area Network)

SMS

Dịch vụ tin nhắn ngắn (Short Message Services)


- vii -

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa 5 hành động di động cơ sở ................................................ 9
Bảng 2.1 Đặc điểm và sự khác nhau giữa các công nghệ mạng không dây................ 30


- viii -

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 LBS là phần giao của các cơng nghệ .............................................................. 4

Hình 1.2 Các thành phần cơ bản của LBS..................................................................... 5
Hình 1.3 Luồng thơng tin giữa các thành phần của LBS .............................................. 7
Hình 2.1 Luồng thông tin giữa các thành phần của LBS ............................................ 12
Hình 2.2 Sơ đồ hoạt động của WebGIS ...................................................................... 14
Hình 2.3 Mơ hình giao diện tĩnh của Web OGC ......................................................... 21
Hình 2.4 Mơ hình giao diện động của Web OGC ...................................................... 22
Hình 2.5 WFS dynamic interface web notification model .......................................... 22
Hình 2.6 WFS dynamic interface web notification polling model.............................. 23
Hình 2.7 Hình ảnh minh họa các thiết bị di động dùng trong LBS ............................. 26
Hình 2.8 Phân loại mạng khơng dây di động .............................................................. 27
Hình 2.9 Mạng khơng dây diện rộng (WWAN) .......................................................... 28
Hình 2.10 Mạng khơng dây cục bộ (WLAN) .............................................................. 29
Hình 2.12 Định vị dựa trên mạng truyền thơng........................................................... 31
Hình 2.13 Định vị dựa trên thiết bị đầu cuối ............................................................... 32
Hình 2.14 Các phần của hệ thống GPS ....................................................................... 35
Hình 2.15 Quỹ đạo các vệ tinh của hệ thống GPS ...................................................... 36
Hình 2.16 Mơ hình dịch vụ LBS trên nền Web........................................................... 39
Hình 2.17 Mơ hình dịch vụ LBS trên dịch vụ tin nhắn SMS ...................................... 41
Hình 2.18 Mơ hình dịch vụ LBS trên nền Web và SMS ............................................. 43
Hình 3.1 Biểu đồ ca sử dụng tổng quát ....................................................................... 45
Hình 3.2 Biểu đồ ca sử dụng Quản lý phương tiện ..................................................... 46
Hình 3.3 Biểu đồ ca sử dụng Quản lý thơng tin phương tiện ...................................... 46
Hình 3.4 Biểu đồ ca sử dụng Tìm kiếm thơng tin ....................................................... 47
Hình 3.5 Biểu đồ ca sử dụng Hiển thị bản đồ ............................................................. 47
Hình 3.6 Biểu đồ ca sử dụng Quản lý trang tin ........................................................... 48
Hình 3.7 Biểu đồ ca sử dụng Quản lý tài khoản.......................................................... 48
Hình 3.8 Biểu đồ ca sử dụng Quản lý tài khoản.......................................................... 51


- ix Hình 3.9 Biểu đồ tuần tự ca sử dụng tìm phương tiện ................................................ 52

Hình 3.10 Biểu đồ tuần tự ca sử dụng tìm đường ....................................................... 53
Hình 3.11 Biểu đồ tuần tự ca sử dụng cập nhật trạng thái .......................................... 53
Hình 3.12 Biểu đồ tuần tự ca sử dụng đăng nhập ....................................................... 54
Hình 3.13 Biểu đồ tuần tự ca sử dụng theo dõi vết ..................................................... 54
Hình 3.14 Mơ hình trung tâm điều khiển .................................................................... 55
Hình 3.15 Hệ thống với kết nối qua SMS .................................................................. 57
Hình 3.16 Hệ thống với kết nối GPRS ....................................................................... 59
Hình 3.17 Các bảng dữ liệu và mối quan hệ ............................................................... 60
Hình 3.18 Giao diện phía người sử dụng .................................................................... 61
Hình 3.19 Giao diện tra cứu ........................................................................................ 62
Hình 3.20 Giao diện tìm kiếm phương tiện ................................................................. 62
Hình 3.21 Giao diện kết quả tìm theo số xe ................................................................ 63
Hình 3.22 Giao diện chức năng cảnh báo.................................................................... 63
Hình 3.23 Giao diện chức năng xem vết ..................................................................... 64
Hình 3.24 Giao diện chức năng hiển thị ...................................................................... 64
Hình 3.25 Giao diện phần quản trị .............................................................................. 65
Hình 3.26 Quản lý người sử dụng ............................................................................... 65
Hình 3.27 Chức năng thêm user .................................................................................. 65
Hình 3.28 Chức năng sửa thơng tin user ..................................................................... 66
Hình 3.30 Chức năng quản lý danh sách phương tiện................................................. 66
Hình 3.31 Chức năng sửa thông tin phương tiện......................................................... 66


-1-

MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi ra ngồi đường, đến cơng sở, tới các trung tâm giải trí,... hầu
như ở đâu ta cũng đều có thể bắt gặp sự xuất hiện của điện thoại, các thiết bị liên lạc
di động. Sự ra đời của các thế hệ điện thoại, các thiết bị di động thơng minh, có khả
năng kết nối internet, khai thác dịch vụ định vị toàn cầu đã làm cho các ứng dụng trên

chúng ngày càng trở lên phong phú, đa dạng, đặc biệt là các ứng dụng dịch vụ dựa
trên vị trí địa lý như các hệ thống dẫn đường, hỗ trợ lái tự động sử dụng trong máy
bay, ô tô; bản đồ kèm theo chức năng tìm đường dành cho điện thoại di động có định
vị tồn cầu... Mặc dù đã có nhiều sản phẩm phần mềm, dịch vụ dựa trên vị trí địa lý
được triển khai khá hiệu quả nhưng những sản phẩm, dịch vụ mang đặc thù riêng,
phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội hiện tại của Việt Nam thì vẫn cịn rất thiếu. Việc
nghiên cứu, xây dựng và triển khai các dịch vụ này cho phù hợp với điều kiện thực tế
của Việt Nam là rất cần thiết. Sản phẩm mang lại sẽ góp phần cho ra đời các phần
mềm, các dịch vụ thực sự hữu ích, phù hợp và đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Kiến trúc dịch vụ dựa trên vị trí và
ứng dụng” nhằm mục tiêu tiếp cận, nghiên cứu các đặc điểm, ứng dụng, cơ sở hạ
tầng, các mơ hình triển khai dịch vụ dựa trên vị trí địa lý; tìm hiểu bài tốn triển khai
hệ thống cung cấp dịch vụ chỉ đường cho các thiết bị di động (như điện thoại có định
vi tồn cầu); trên cơ sở đó xây dựng dịch vụ tìm đường ứng dụng thử nghiệm cho
điện thoại di động có tính đến các yếu tố thường xuyên thay đổi đồng thời lại có tác
động lớn đến chất lượng đường đi tìm được đó là sự tắc đường, úng lụt cục bộ,... Việc
triển khai thành cơng dịch vụ này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong q trình tìm lời giải cho
bài tốn tắc đường, úng lụt cục bộ trong các thành phố lớn đang xuất hiện ngày một
nhiều và có ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống xã hội hiện nay đồng thời cũng là cơ sở
để phát triển các dịch vụ khác dựa trên vị trí địa lý, đáp ứng các yêu cầu trong điều
kiện cụ thể của Việt Nam.
Luận văn được trình bày thành 3 phần bao gồm: phần mở đầu, phần nội dung
và phần kết luận:
Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về đề tài, mục tiêu, ý nghĩa khoa học và xã
hội mang lại thông qua việc giải quyết các vấn đề được nêu trong đề tài.
Phần nội dung: được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về LBS
Giới thiệu tổng quan về LBS, trình bày các định nghĩa về LBS, nêu ra các
thành phần chính của LBS, mơ tả hoạt động, các xử lý yêu cầu dịch vụ của LBS và đi
vào phân tích đặc điểm, vai trị một số thành phần chính của LBS.



-2Chương 2: Thiết kế dịch vụ LBS
Giới thiệu tổng quan một số mơ hình dịch vụ LBS, phân tích đặc điểm, ưu và
nhược điểm của mỗi mơ hình. Lựa chọn và triển khai thiết kế dịch vụ LBS tìm đường
đi tại Nam Định.
Chương 3: Cài đặt thử nghiệm
Trình bày các nội dung cài đặt thử nghiệm dịch vụ LBS tìm đường đi tại Nam
Định. Lựa chọn mơ hình, kiểu dịch vụ, công nghệ áp dụng và kết quả.
Phần kết luận: trình bày tóm tắt kết quả đạt được của đề tài cũng như hướng
phát triển để sản phẩm của đề tài thực sự trở lên hữu ích và áp dụng tốt vào thực tiễn.


-3-

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ DỰA TRÊN VỊ TRÍ (LBS)
Giới thiệu tổng quan về LBS, trình bày các định nghĩa về LBS, nêu ra các
thành phần chính của LBS, mô tả hoạt động, các xử lý yêu cầu dịch vụ của LBS và đi
vào phân tích đặc điểm, vai trị một số thành phần chính của LBS.

1.1. Khái niệm cơ sở
1.1.1. Khái niệm về LBS
LBS viết tắt của Location-based Service (dịch vụ dựa trên vị trí địa lý) là dịch
vụ được tạo ra từ sự kết hợp của công nghệ GPS (Global Positioning System – Hệ
thống định vị toàn cầu), công nghệ truyền thông không dây, công nghệ GIS
(Geographic Information Systems - Hệ thống thông tin địa lý) và công nghệ Internet.
Điện thoại di động và Internet đã tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực
truyền thơng và có tác động đến lớn đến đời sống xã hội, làm thay đổi lối sống của
nhiều người. Việc gia tăng về số lượng điện thoại di động, điện thoại thông minh, các

thiết bị trợ giúp cá nhân kỹ thuật số (PDA- Personal Digital Assistants),... cho phép
chúng ta có thể truy cập Internet bất cứ đâu, ở bất cứ thời điểm nào mong muốn. Từ
Internet, ta có thể nhận được mọi thơng tin mà ta cần (tin tức sự kiện, thông tin mua
sắm, dự báo thời tiết, vị trí các nhà hàng – khách sạn – bệnh viện,...). Với các hỗ trợ
từ Internet, mạng di động, thiết bị định vị toàn cầu, bản đồ số ta có thể dễ dàng tìm ra
được một nhà hàng, hay siêu thị gần nhất. Các nhu cầu tương tự như vậy ngày nay dễ
dàng được đáp ứng nhờ vào một loại dịch vụ mới, dịch vụ dựa trên vị trí địa lý –
LBS. Có nhiều cách định nghĩa về LBS như:
LBS là dịch vụ thông tin có thể truy cập bằng các thiết bị di động thông qua
môi trường mạng di động và mang lại các lợi ích nhờ vào sự khai thác vị trí của thiết
bị di động [1][6].
Định nghĩa tương tự thứ hai về LBS được đưa ra bởi OpenGeospatial
Consortium (OGC, 2005), một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế:
LBS - Một dịch vụ IP không dây sử dụng các thông tin địa lý để phục vụ cho
người dùng di động. Mọi ứng dụng dịch vụ đều khai thác vị trí của các thiết bị di
động đầu cuối.
Từ các định nghĩa này cho thấy, LBS là phần giao giữa ba nhóm cơng nghệ là
các cơng nghệ thông tin và truyền thông hiện đại như các hệ thống truyền thông di


-4động, thiết bị di động cầm tay với Internet và các hệ thống thông tin địa lý (GIS)/cơ
sở dữ liệu (CSDL) khơng gian.

Các thiết bị
di động

GIS/CSDL
khơng gian

Internet


Hình 1.1 LBS là phần giao của các cơng nghệ

Hình 1.1 cho thấy LBS chính là phần giao của các cơng nghệ, bên cạnh đó, nó
cho thấy sự hình thành các hệ thống thơng tin tích hợp:
Hệ thống “Web GIS” được hình thành từ việc tích hợp Internet với GIS/CSDL
khơng gian.
Hệ thống “GIS di động” được hình thành từ việc tích hợp GIS/CSDL khơng
gian với các thiết bị di động.
Hệ thống “Internet di động” được hình thành từ việc tích hợp Internet với các
thiết bị di động.
Cịn dịch vụ LBS được hình thành từ việc tích hợp ba loại cơng nghệ Internet,
GIS/CSDL khơng gian và các thiết bị di động.
Luận văn tập trung nghiên cứu về LBS, các thành phần, các mơ hình triển khai
của LBS, trên cơ sở đó kiến trúc hệ thống mơ hình ứng dụng LBS trong quản lí xe cơ
giới.
1.1.2. Các thành phần của LBS
LBS bao gồm các thành phần chính sau (thể hiện trên hình 1.2):
Các thiết bị di động: Là các công cụ để người dùng yêu cầu và truy cập các
thông tin mong muốn. Kết quả trả về có thể là lời nói, tranh ảnh hay văn bản ... Các


-5thiết bị có thể là điện thoại di động, thiết bị hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số (PDA), máy
tính xách tay, thậm chí là thiết bị dẫn đường trên ô tô...
Mạng truyền thông: thành phần thứ hai là mạng truyền thơng với vai trị
truyền các dữ liệu người dùng, các yêu cầu dịch vụ từ các thiết bị di động đầu cuối
đến các nhà cung cấp dịch vụ và sau đó tải các thơng tin về phía người dùng.
Hệ thống định vị: Để dịch vụ có thể hoạt động được, cần thiết phải xác định
được vị trí của người dùng. Vị trí của người có thể được xác định bằng thiết bị định vị
tồn cầu (GPS) hay thơng qua mạng truyền thơng. Thậm chí cịn có thể xác định nhờ

vào các dấu hiệu hoạt động, các tín hiệu sóng radio. Nếu vị trí khơng thể xác định
một cách tự động thông qua mạng hay các thiết bị định vị thì người sử dụng có thể
cập nhật bằng tay và tự cung cấp cho hệ thống.

Thiết bị di động

Hệ thống định vị

Các thành
phần của
LBS
Nhà cung cấp dịch
vụ và nội dung

Mạng truyền thơng

Hình 1.2 Các thành phần cơ bản của LBS

Thiết bị di động (người dùng)
Hệ thống định vị
Mạng truyền thông
Các nhà cung cấp dịch vụ và nội dung
Các nhà cung cấp dịch vụ và ứng dụng: Các nhà cung cấp dịch có thể cung
cấp các dịch vụ khác nhau cho người dùng và có trách nhiệm xử lý các yêu cầu dịch
vụ của người dùng. Các dịch vụ cung cấp có thể là tính tốn vị trí, tìm đường đi, tìm
các trang vàng (yellow pages) theo các khía cạnh về vị trí hoặc tìm kiếm các thơng tin
xác định của các đối tượng mà người dùng quan tâm...


-6Nhà cung cấp dữ liệu và nội dung: Nhà cung cấp dịch vụ thường không lưu

trữ và bảo quản các thông tin mà người dùng quan tâm. Các dữ liệu và nội dung liên
quan như bản đồ, dữ liệu về giao thông ... đều được lưu trữ tại các công ty, các cơ
quan có thẩm quyền.
1.1.3. Các kiểu dịch vụ LBS
Có hai kiểu dịch vụ là Push (đẩy) và Pull (kéo) được phân biệt dựa vào đặc
điểm là thông tin được cung cấp có tương tác với người dùng hay không:
Dịch vụ kiểu Pull: cung cấp thông tin theo các yêu cầu trực tiếp của người
dùng. Kiểu dịch vụ này tương tự như khi người dùng duyệt một trang web trên
Internet bằng cách gõ địa chỉ trang web vào thanh địa chỉ của trình duyệt và yêu cầu
mở. Hơn nữa, các dịch vụ kiểu Pull có thể chia thành các dịch vụ chức năng
(functional services) kiểu như gọi xe taxi hay xe cứu thương chỉ bằng một động tác
nhấn nút trên thiết bị và các dịch vụ thông tin (information services) giống như việc
tìm kiếm một nhà hàng, hay quán bia gần nhất vậy.
Dịch vụ kiểu Push: cung cấp thông tin theo yêu cầu trực tiếp hoặc không trực
tiếp của người dùng. Dịch vụ hoạt động theo các sự kiện. Các sự kiện có thể xuất hiện
khi đi vào một vùng xác định hay theo thời gian. Ví dụ như các thông tin quảng cáo
tự động được gửi đến cho người dùng khi họ đi vào khu phố buôn bán, có nhiều nhà
hàng, siêu thị hay thơng tin cảnh báo về thời tiết khi có sự thay đổi.
1.1.4. Xử lý các yêu cầu của LBS
Mục 1.1.2 đã giới thiệu các thành phần của LBS bao gồm: các thiết bị di động,
mạng truyền thông, internet, hệ thống định vị, các nhà cung cấp dịch vụ và nội dung.
Vậy các thành phần này có mối quan hệ và tương tác với nhau thế nào trong dịch vụ
LBS?
Giả sử người dùng khai thác dịch vụ LBS để tìm kiếm một nhà hàng gần nhất.
Thông tin mà người dùng cần là đường đi đến nhà hàng. Khi đó người dùng có thể sử
dụng thiết bị di động mà họ có (ví dụ như một Smart Phone hay một PDA), khởi
động chức năng cần thiết để gửi yêu cầu. Luồng thông tin yêu cầu của người dùng
cũng như các trả lời được thể hiện trên hình 1.3:



-7-

Internet
Hệ thống
định vị

Thiết bị/
người dùng

Mạng truyền
thông

Nhà cung cấp dữ
liệu/nội dung

Các dịch vụ:
- Tìm nhà hàng
- Dẫn đường xe
- Tìm bạn
- Bàn đồ
- Trợ giúp khách
du lịch
...
Cơng ty X

Hình 1.3 Luồng thông tin giữa các thành phần của LBS

Sau khi chức năng được kích hoạt, vị trí của thiết bị di động (cũng chính là vị
trí của người dùng) được xác định và cung cấp bởi dịch vụ định vị. Vị trí này có thể
được xác định nhờ vào dịch vụ GPS hoặc một dịch vụ định vị bởi mạng truyền thơng.

Tiếp theo đó, thiết bị di động của người dùng sẽ gửi các thông tin yêu cầu bao gồm
đối tượng cần tìm kiếm và vị trí hiện tại thơng qua một mạng truyền thơng được gọi
gateway.
Gateway có nhiệm vụ truyền tải các thông điệp giữa mạng truyền thông di
động và internet. Các thơng điệp có thể được truyền tải thơng qua một vài máy chủ
ứng dụng để đến một máy chủ xác định đồng thời lưu giữ lại các thông tin về yêu cầu
và vị trí của người dùng.
Máy chủ ứng dụng sẽ đọc yêu cầu và kích hoạt dịch vụ phù hợp để đáp ứng
yêu cầu (trong ví dụ này, một dịch vụ tìm kiếm khơng gian sẽ được kích hoạt).
Tiếp theo, dịch vụ tìm kiếm sẽ phân tích thơng điệp thêm lần nữa và quyết
định thơng tin gì cần được bổ xung vào điều kiện tìm kiếm và vị trí của người gửi u
cầu. Trong tình huống này, dịch vụ sẽ tìm kiếm các thơng tin cần thiết về nhà hàng từ
các trang vàng của một khu vực cụ thể và yêu cầu nhà cung cấp dữ liệu về các thơng
tin cần thiết.
Tiếp theo dịch vụ sẽ tìm các tuyến đường dẫn đến nhà hàng cần tìm thỏa mãn
yêu cầu tìm kiếm và đánh dấu lại.
Sau khi đã có được các thơng tin cần thiết, dịch vụ sẽ hoạt động trên bộ đệm
khơng gian để tìm đường đi đến các nhà hàng. Sau khi tính tốn và liệt kê ra được
danh sách các nhà hàng gần nhất, dịch vụ sẽ gửi lại cho người dùng kết quả thông qua


-8mạng internet, gateway, qua mạng thông tin di động đến với thiết bị di động của
người dùng.
Kết quả tìm kiếm có thể được gửi về cho người dùng dưới dạng văn bản (một
danh sách các nhà hàng được sắp xếp theo thứ tự khoảng cách) hoặc vẽ trên bản đồ.
Tiếp theo đó, người dùng có thể yêu cầu thêm các thông tin chi tiết về nhà hàng họ
quan tâm (sẽ làm kích hoạt các dịch vụ khác). Cuối cùng họ chọn một nhà hàng cụ
thể và tiếp tục yêu cầu chỉ đường đi đến nhà hàng.

1.2 Khả năng ứng dụng LBS

1.2.1. Tính hữu dụng của LBS
Nói đến LBS là nói đến các câu hỏi và các câu trả lời của người dùng. Ví dụ:
Tơi đang ở đâu? Các bạn của tơi ở đâu? Cái gì ở gần tơi? LBS cung cấp các thơng tin
người dùng cần. Điều đó tạo nên sự hữu dụng của LBS.
Khi mọi người muốn tự tìm kiếm một điều gì đó trong một mơi trường mà họ
chưa rõ, hành động của họ thường là phỏng đoán. Mọi người muốn tìm một nơi nào
đó để ăn, có thể là cửa hàng dược, nơi rút tiền, nơi đỗ taxi … Khi ở nước ngồi, họ có
thêm một số nhu cầu khác như: tìm địa điểm du lịch hấp dẫn, một khách sạn hoặc nơi
đổi ngoại tệ… Khi lái xe nhờ các thiết bị giúp cho người lái xe tìm được đường đi dù
khơng biết rõ thành phố đó. Như vậy ta thấy rất rõ các hành động của người dùng như
thế nào và những kiểu thông tin như trên là rất cần thiết. Lợi ích thứ hai của LBS
thơng qua các ví dụ trên cho thấy là rất thuận tiện và nhanh chóng.
Hành động và mục đích của người dùng:
Một hoạt động là một chuỗi các hành động của con người đã là mục tiêu đạt
được của một đối tượng nào đó. Vì vậy một đối tượng có thể giải quyết được một vấn
đề hoặc một nhiệm vụ. Một đối tượng di động là một ví dụ cho sự định hướng, tìm
người hoặc đường đi từ một đối tượng.
Hoạt động trong thời gian di động, sẽ xảy ra mối quan hệ về không gian của
các hành động. Những hành động này là do các câu hỏi và yêu cầu của người dùng.
Reichenbacher (2005) đã định nghĩa 5 hành động di động cơ sở về người sử dụng cần
thông tin địa lý:
+ Locating: Biết người hoặc một vật ở đâu
+ Searching: người sử dụng có thể tìm người, đối tượng hoặc một sự kiện
+ Navigating: họ đòi hỏi cách để dẫn đường
+ Identifying: Các câu hỏi khác yêu cầu về nhận dạng các thuộc tính của một vị trí
+ Checking: họ có thể muốn tìm kiếm các sự kiện ở vị trí hiện tại hoặc ở gần đó. Nó
có thể được người sử dụng ghi nhớ không chỉ về thông tin địa lý mà cả về thời gian.
Mối quan hệ giữa 5 hành động di động cơ sở được miêu tả qua bảng (bảng 1.1) sau:



-9Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa 5 hành động di động cơ sở

Action
Sự định hướng và
sự định vị :
locating

Question
Operation
Tôi ở đâu?
Xác định vị trí, mã
Con người hoặc hóa, giải mã thơng
đối tượng nào đó tin địa lý
ở đâu?

Tìm đường trong
khơng gian, lập kế
hoạch cho một
hành trình
Navigation
Search: Tìm kiếm
người hoặc đối
tượng?

Làm thế nào tơi Xác định vị trí, mã
đến được (tên địa hóa, giải mã thơng
điểm, địa chỉ, tọa tin địa lý, đường
độ xy…)?
đi


Event check:
Kiểm tra các sự
kiện, xác định tình
trạng của đối
tượng

Cái gì xảy ra ở
đây hay ở đâu đó?

Nơi nào gần nhất,
phù hợp nhất với
một người hoặc
một đối tượng nào
đó?
Identification:
Cái gì hoặc ai ở
Nhận dạng và nhận đây hay ở một nơi
ra một người hoặc nào đó?
đối tượng

Xác định vị trí, mã
hóa, tính tốn
khoảng cách và
khoanh vùng, tìm
các mối quan hệ
Danh mục, lựa
chọn, chủ đề,
khơng gian, tìm
kiếm


Thơng tin tìm kiếm, nhận dạng và kiểm tra
Hai hành động cơ bản định vị và dẫn đƣờng dựa chủ yếu vào dữ liệu về
khơng gian địa lý. Cịn hành động tìm kiếm, nhận dạng và kiểm tra thì cần một lượng
lớn thơng tin phong phú và đa dạng. Hơn nữa thông tin và khơng gian địa lý có nhiều
kiểu thơng tin:
+ Những thông tin tĩnh (Static information)phần lớn là các nội dung ví dụ là
các trang vàng. Thơng tin lưu trữ khơng thay đổi theo thời gian có thể được lấy từ các
phương tiện như sách, báo, bản đồ, tivi, internet…


- 10 + Thơng tin có tính thời sự (Topical information) có thể thay đổi theo sự di
chuyển của người dùng. Trong trường hợp này, thông tin được kiểm tra trước đó từ
các phương tiện trên có thể khơng cịn giá trị. Ví dụ thơng tin có tính thời sự là thông
tin về giao thông, dự báo thời tiết, bán vé nhà hát hoặc chat trực tuyến. Hơn nữa,
người dùng cần hướng dẫn điều khiển như thế nào trong các tình huống thay đổi. Ví
dụ kế hoạch các chuyến thì có thể lưu trữ ở bất cứ nơi nào, nhưng tại thời điểm di
chuyển, người sử dụng muốn biết thông tin về thời gian trễ và ước lượng thời gian
đến.
+ Thơng tin an tồn (safely information) có mấu chốt quan trọng, ví dụ thơng
tin hiện tại về trạng thái của đường phố hoặc kiểm tra cuộc hành quân, thời tiết thay
đổi, sự nguy hiểm của băng tan… Người lái xe hoặc lái tầu cần các thơng tin trong
những tình huống khẩn cấp, ví dụ giúp đỡ trong tình huống ơ tô bị hỏng.
+ Thông tin cá nhân (personal information): Người dùng tham gia và cung
cấp các ý kiến cá nhân của họ và giới thiệu có thể làm tăng chất lượng một số dịch vụ
với thông tin cá nhân [2] [3] [5].
1.2.2. Khả năng ứng dụng
LBS có khả năng đưa ra hai đường là liên lạc thông tin và sự tương tác qua lại
giữa khách hàng với dịch vụ. Vì thế, người sử dụng có thể cho nhà cung cấp dịch vụ
biết trong bối cảnh hiện tại loại thông tin họ cần và phù hợp với họ, với vị trí của họ.
Hệ thống sẽ cung cấp các thơng tin hồn toàn phù hợp tới người sử dụng.

Các ứng dụng phổ biến hiện nay của các dịch vụ LBS là rất phong phú và đa
dạng. Chúng được phân chia thành các nhóm chính sau đây:
Dẫn đường ơ tơ, hướng dẫn người đi bộ
Theo dõi (tracking), quản lý đội ngũ xe cơ giới, các gói bưu phẩm…
Các dịch vụ cứu nạn/cứu hộ (Emergency Services): cứu nạn xe cộ hỏng
hóc trên đường, hỏa hoạn, cấp cứu sức khỏe
Tìm kiếm các tiện ích, quảng cáo, dịch vụ du lịch, vận tải, tìm kiếm nội
dung (trang vàng)
Người sử dụng phát sinh nội dung bản đồ
Chia sẻ nội dung bản đồ
Tìm kiếm thơng tin, truyền thơng điệp trong mạng xã hội

1.3. Tình hình nghiên cứu hiện nay trong và ngoài nƣớc
Các lĩnh vực ứng dụng của LBS rất đa dạng, có thể kể đến như quản lý và điều
hành giao thông đô thị; theo dõi, dự báo thời tiết; cảnh báo sóng thần, động đất; theo
dõi và xử lý cứu hộ, cứu nạn… Mặc dù đã có nhiều sản phẩm phần mềm, dịch vụ dựa


- 11 trên vị trí địa lý được triển khai khá hiệu quả nhưng những sản phẩm, dịch vụ mang
đặc thù riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội hiện tại của Việt Nam thì vẫn cịn
rất thiếu. Việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai các dịch vụ này cho phù hợp với
điều kiện thực tế của Việt Nam là rất cần thiết. Sản phẩm mang lại sẽ góp phần cho ra
đời các phần mềm, các dịch vụ thực sự hữu ích, phù hợp và đáp ứng tối đa nhu cầu
trong nước.
Theo số liệu thống kê của Integrated Data Communications, Inc. (IDC) và
Strategis Group LBS đang là một dịch vụ đem lại lợi nhuận cao tại Mỹ và châu Âu,
trong tương lai LBS được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển rất mạnh tại các thị trường
này. Ở Việt Nam hiện tại cịn ít người biết đến dịch vụ LBS, lý do chính là cước phí
các dịch vụ truyền dữ liệu di động còn cao trong khi băng thơng các dịch vụ này cịn
thấp chưa đủ điều kiện để các nhà cung cấp có thể triển khai dịch vụ. Trong tương lai

gần tình hình sẽ được cải thiện khi băng thông các mạng di động được mở rộng và
cước phí truyền thơng giảm. Thì có thể xây dựng thành công một hệ thống LBS hữu
dụng trong thực tế.


- 12 -

Chƣơng 2
THIẾT KẾ DỊCH VỤ LBS
ến trúc tổng thể và các kiểu thiết dịch vụ LBS, các thành
phần cơ bản của LBS: Các thiết bị di động, hệ thống định vị tồn cầu, truyền tin
khơng dây, tích hợp Web-GIS…

2.1. Kiến trúc tổng thể một hệ thống LBS
Như đã giới thiệu các thành phần của LBS bao gồm: các thiết bị di động, mạng
truyền thông, Internet, hệ thống định vị, các nhà cung cấp dịch vụ và nội dung. Vậy
các thành phần này có mối quan hệ và tương tác với nhau thế nào trong dịch vụ LBS?
Giả sử người dùng khai thác dịch vụ LBS để tìm kiếm một nhà hàng gần nhất.
Thông tin mà người dùng cần là đường đi đến nhà hàng. Khi đó người dùng có thể sử
dụng thiết bị di động mà họ có (ví dụ như một Smart Phone hay một PDA), khởi
động chức năng cần thiết để gửi yêu cầu. Luồng thông tin yêu cầu của người dùng
cũng như các trả lời được thể hiện trên hình 2.1:

Internet
Hệ thống định

vị
Mạng
Các dịch vụ:


truyền thơng

- Tìm nhà hàng
Thiết bị/ gười
dùng

Nhà cung cấp dữ

- Dẫn đường xe

liệu/nội dung

- Tìm bạn
- Bàn đồ
- Trợ giúp khách
du lịch
...
Cơng ty

Hình 2.1 Luồng thơng tin giữa các thành phần của LBS

X

Sau khi chức năng được kích hoạt, vị trí của thiết bị di động (cũng chính là vị
trí của người dùng) được xác định và cung cấp bởi dịch vụ định vị. Vị trí này có thể
được xác định nhờ vào dịch vụ GPS hoặc một dịch vụ định vị bởi mạng truyền thơng.
Tiếp theo đó, thiết bị di động của người dùng sẽ gửi các thông tin yêu cầu bao gồm


- 13 đối tượng cần tìm kiếm và vị trí hiện tại thông qua một mạng truyền thông được gọi

gateway.
Gateway có nhiệm vụ truyền tải các thơng điệp giữa mạng truyền thơng di
động và internet. Các thơng điệp có thể được truyền tải thông qua một vài máy chủ
ứng dụng để đến một máy chủ xác định đồng thời lưu giữ lại các thơng tin về u cầu
và vị trí của người dùng.
Máy chủ ứng dụng sẽ đọc yêu cầu và kích hoạt dịch vụ phù hợp để đáp ứng
yêu cầu (trong ví dụ này, một dịch vụ tìm kiếm khơng gian sẽ được kích hoạt).
Tiếp theo, dịch vụ tìm kiếm sẽ phân tích thơng điệp thêm lần nữa và quyết
định thơng tin gì cần được bổ xung vào điều kiện tìm kiếm và vị trí của người gửi u
cầu. Trong tình huống này, dịch vụ sẽ tìm kiếm các thông tin cần thiết về nhà hàng từ
các trang vàng của một khu vực cụ thể và yêu cầu nhà cung cấp dữ liệu về các thông
tin cần thiết.
Tiếp theo dịch vụ sẽ tìm các tuyến đường dẫn đến nhà hàng cần tìm thỏa mãn
yêu cầu tìm kiếm và đánh dấu lại.
Sau khi đã có được các thơng tin cần thiết, dịch vụ sẽ hoạt động trên bộ đệm
không gian để tìm đường đi đến các nhà hàng. Sau khi tính tốn và liệt kê ra được
danh sách các nhà hàng gần nhất, dịch vụ sẽ gửi lại cho người dùng kết quả thông qua
mạng Internet, gateway, qua mạng thông tin di động đến với thiết bị di động của
người dùng.
Kết quả tìm kiếm có thể được gửi về cho người dùng dưới dạng văn bản (một
danh sách các nhà hàng được sắp xếp theo thứ tự khoảng cách) hoặc vẽ trên bản đồ.
Tiếp theo đó, người dùng có thể yêu cầu thêm các thông tin chi tiết về nhà hàng họ
quan tâm (sẽ làm kích hoạt các dịch vụ khác). Cuối cùng họ chọn một nhà hàng cụ
thể và tiếp tục yêu cầu chỉ đường đi đến nhà hàng.

2.2. Tích hợp Web-GIS
2.2.1. Cơng nghệ bản đồ trực tuyến
Cơng nghệ GIS trên nền Web (hay còn gọi là WebGIS) là hệ thống thông tin
địa lý phân tán trên một mạng các máy tính để tích hợp, trao đổi các thơng tin địa lý
trên mạng Internet. Công nghệ WebGIS này tương tự kiến trúc Client-Server của



- 14 web. Xử lý thông tin không gian địa lý được xử lý ở cả phía Server và phía Client.
Điều này cho phép người dùng có thể khai thác thơng tin GIS qua trình duyệt web.
Một Client tiêu biểu là một trình duyệt web, một Server bao gồm một Web Server
cung cấp một chương trình ứng dụng GIS trên nền web. Client gửi yêu cầu dữ liệu
bản đồ đến Server ở xa qua môi trường web, Server xử lý thông tin yêu cầu bằng cách
chuyển yêu cầu thành mã nội bộ và gọi những chức năng về GIS thông qua việc
chuyển tiếp các yêu cầu đến phần mềm ứng dụng GIS. Phần mềm này trả lại kết quả,
sau đó kết quả này được định dạng lại và phản hồi lại cho phía Client. Server trả về
kết quả cho Client hiển thị, hoặc gửi dữ liệu hoặc các công cụ phân tích để Client sử
dụng.
Điều quan trọng ở đây chính là cơng nghệ GIS trên nền web. Cơng nghệ
WebGIS có khả năng làm cho thông tin địa lý trở nên hữu dụng và sẵn sàng tới lượng
lớn người sử dụng trên thế giới. Để WebGIS có thể chạy được trên tất cả các trình
duyệt web thì các ứng dụng GIS trên nền web phải được thiết kế theo các kỹ thuật
của mạng Internet.

Hình 2.2 Sơ đồ hoạt động của WebGIS

Khi nhu cầu phát sinh, phía máy khách sẽ gửi yêu cầu đến Web Server, nếu
yêu cầu là dữ liệu không gian địa lý thì Web Server sẽ gửi tiếp yêu cầu đến ứng dụng
GIS, và tại đây nó sẽ truy vấn để lấy dữ liệu cần thiết từ kho dữ liệu. Sau đó dữ liệu
bản đồ sẽ được gửi trả lại WebServer. Dữ liệu sẽ được định dạng lại và hiển thị lên
web brower của Client [2] [5] [6].
2.2.2. Các giải pháp bản đồ trực tuyến
Ngày nay, có rất nhiều giải pháp bản đồ trực tuyến như MapBuilder,
Mapbender, MapServer, GeoServer, OpenLayers … tuy nhiên trong khuôn khổ luận
văn sẽ nghiên cứu về GeoServer, OpenLayers.
2.2.2.1. Công nghệ GeoServer

GeoServer là máy chủ mã nguồn mở dùng để kết nối những thông tin địa lý
có sẵn tới các trang Web địa lý (Geoweb) sử dụng chuẩn mở. GeoServer được bắt


- 15 đầu xây dựng bởi tổ chức phi lợi nhuận TOPP (The Open Planning Project), với mục
đích hỗ trợ việc xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian bằng cách cung cấp phần mềm
mã nguồn mở chất lượng cao, dễ sử dụng cho những nhà cung cấp dữ liệu. GeoServer
được kỳ vọng sẽ trở thành một phương pháp đơn giản để kết nối những nguồn thơng
tin có sẵn tới các Virtual globe như Google Earth, NASA World Wind tương tự như
các trang web bản đồ Google Maps, Windows Live Local hay Yahoo Maps.
GeoServer cung cấp các đặc tả Web Feature Server 1.0 và 1.1, Web Map Server 1.1.1
và Web Coverage 1.0.
GeoServer cho phép xuất dữ liệu địa lý ra các dạng bản đồ/ảnh (sử dụng Web
Map Server), dữ liệu thực tế (sử dụng Web Feature Server), và cho phép người sử
dụng cập nhật, thêm, xóa các thuộc tính (sử dụng Web Feature Server-Transactional).
Mục tiêu của phần mềm là dễ sử dụng và hỗ trợ các chuẩn mở để cho phép bất kỳ ai
cũng có thể chia sẻ thơng tin về địa lý của mình một cách nhanh chóng. Là một dự án
mang tính cộng đồng, GeoServer được phát triển, kiểm thử và hỗ trợ bởi nhiều nhóm
và tổ chức khác nhau trên toàn thế giới. GeoServer là sự phối hợp các chuẩn của
Open Geospatial Consortium (OGC) như Web Map Service (WMS), Web Feature
Service (WFS).
Thông qua các giao thức chuẩn GeoServer cho phép xuất ra các loại dữ liệu
như: KML, GML, Shapefile, GeoRSS, Portable Document Format, GeoJSON, JPEG,
GIF, SVG, PNG ...
GeoServer có thể đọc được nhiều định dạng dữ liệu như PostGIS, Oracle
Spatial, ArcSDE, DB2, MySQL, Shapefiles, GeoTIFF, GTOPO30…. Bên cạnh đó,
GeoServer cịn có thể chỉnh sửa dữ liệu nhờ thành phần giao dịch của chuẩn Web
Feature Server.
Các dịch vụ GeoServer hỗ trợ:
Web Map Service (WMS):

OGC WMS tự động tạo ra bản đồ của các dữ liệu không gian liên quan từ những
thông tin địa lý. Chuẩn quốc tế này định nghĩa một bản đồ để mô tả thông tin địa lư
như là một tệp ảnh số phù hợp cho việc hiển thị lên màn hình máy tính. Một bản đồ
bản thân nó khơng phải là dữ liệu. Các bản đồ được tạo ra bởi WMS thông thường


- 16 dưới dạng ảnh như PNG, GIF hay JPEG, hoặc đôi khi ở dạng các phần tử đồ họa
vector Scalable Vector Graphics (SVG) hay Web Computer Graphics Metafile
(WebCGM). Trái ngược với Web Feature Service (WFS) vốn trả về dữ liệu vector
thực sự, và Web Coverage Service (WCS) trả về dữ liệu thực dạng lưới.
Các thao tác WMS có thể được gọi bằng cách sử dụng một trình duyệt web chuẩn
để thực hiện các yêu cầu theo khuân dạng Uniform Resource Locators (URLs). Nội
dung của các URL phụ thuộc vào thao tác được yêu cầu. Cụ thể khi yêu cầu một bản
đồ, URL chỉ ra những thông tin nào sẽ được đưa lên bản đồ, phần nào của trái đất
được ánh xạ đến, hệ quy chiếu mơng muốn, kích thước của ảnh đầu ra. Khi có hai hay
nhiều bản đồ được tạo ra với cùng thông số địa lý và kích cỡ, các kết quả có thể
chồng khít lên nhau để tạo ra một bản đồ kết hợp. Việc sử dụng các định dạng ảnh hỗ
trợ nền trong suốt (như GIF hay PNG) cho phép nhìn thấy các bản đồ bên dưới. Hơn
nữa, các bản đồ riêng lẻ có thể được yêu cầu từ các máy chủ khác. Do vậy dịch vụ
WMS tạo nên một mạng phân tán các máy chủ phục vụ bản đồ để các máy trạm có
thể lấy các bản đồ theo yêu cầu.
Một dịch vụ Web bản đồ thường không được yêu cầu trực tiếp. Thông thường nó
được u cầu bởi một ứng dụng phía máy trạm có cung cấp các điều khiển tương tác
cho người sử dụng. Ứng dụng máy trạm này có thể dựa trên nền web hay là không.
WMS bao gồm 2 thành phần chính là Web Map Server và Web Map Client.
Đặc tả WMS
Đặc tả WMS là tài liệu mô tả cách thức Server đáp ứng (Response) các yêu
cầu cụ thể từ client. Khi cả client và server còn thực thi đặc tả này thì chúng cịn có
thể trao đổi với nhau.
Đặc tả WMS qui định cách thức mà các WMS client liên lạc với WMS Server,

cách thức mà WMS Server đáp ứng yêu cầu của WMS Client. Có 2 loại Request bắt
buộc và 1 số loại Request tùy chọn khác:
GetMap Request:
Yêu cầu GetMap trả về một bản đồ dưới dạng ảnh (ảnh bản đồ) trong một
phạm vi địa lý theo các tham số được định nghĩa cụ thể. GetMap request được yêu
cầu bởi một client để nhận về một tập hợp các điểm ảnh. Các điểm ảnh này chứa ảnh


×