Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.9 KB, 2 trang )
BÀI 36 : QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể::
Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời
điểm nhất định có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
Quá trình hình thành quần thể : Đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới môi trường sống mới của
môi trường. Những cá thể thích nghi được với môi trường thì tồn tại và giữa chúng thiết lập mối quan hệ
sinh thái, các cá thể sinh sản và dần hình thành quần thể ổn định.
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể (mục II) : Quan hệ cùng loài.
1. Quan hệ hỗ trợ. hình 36.3 ---->36.4:
+ Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ : Thể hiện thông qua hiệu quả nhóm, cụ thể :
* Đối với động vật thể hiện ở lối sống bầy đàn.
* Đối với thực vật thể hiện ở hiện tượng sống thành búi, khóm…
+ Ý nghĩa :
* Đối với thực vật.
Hạn chế sự mất nước, chống lại tác động của gió.
Thông qua hiện tượng liền rễ ở một số loài cây mà quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn.
* Đối với động vật :
Giúp nhau trong quá trình tìm kiếm thức ăn, cũng như chống lại kẻ thù.
Tăng khả năng sinh sản.
Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định, khai thác tối đa nguồn sống, làm tăng
khả năng sống sót và sinh sản của loài.
2. Quan hệ cạnh tranh.
+ Nguyên nhân.
* Do nơi sống chật chội, nhu cầu sống lớn hơn so với nguồn sống trong sinh cảnh.
* Con đực tranh giành con cái hoặc ngược lại trong đàn vào mùa sinh sản.
+ Biểu hiện :
* Ở thực vật : thông qua hiện tượng tự tỉa.
* Ở động vật thể hiện ở sự cách li cá thể.
+ Ý nghĩa :
* Giảm sự cạnh tranh.
* Nhờ cạnh tranh mà số lượng cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại