Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài dự thi tấm gương nhà giáo việt nam 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 13 trang )

Bài dự thi: "Tấm gương nhà giáo Việt Nam - 2017"

Ngời xa cũ ấy sống mÃi trong lòng
tôi

Mi ngi u có một
cơng việc riêng. Hãy u cơng
việc mình đang làm bằng tình
thương và trách nhiệm, đời sẽ
cho ta nhiều quả ngọt!”. Đó là
những suy nghĩ của tơi khi gặp
lại cơ giáo dạy cấp I của mình
sau hơn 30 năm xa cách trong
một buổi chiều cuối thu, nắng
nhuộm vàng sắc lá …
Sinh ra và lớn lên ở Thái
Nguyên, mảnh đất chiến khu
xưa – “Thủ đơ gió ngàn” kiên
cường thời chống Pháp từng in dấu chân Bác Hồ đi kháng chiến và dựng xây
khu Gang Thép đầu tiên đang từng ngày thay da đổi thịt với 55 năm xây dựng
và phát triển, tơi tự hào về q hương tơi có những rừng cọ, đồi chè xanh ngút
ngàn, có hồ Núi Cốc bồng bềnh câu chuyện tình u huyền thoại, có thành
phố Thép đêm đầy sao bên bờ sông Cầu uốn lượn… Tôi tự hào vì mình đã
chọn nghề dạy học giống như cơ giáo của tơi, bởi chính Nhà giáo dục
Comenxki đã khẳng định:“Dưới ánh mặt trời khơng có nghề nào cao quý hơn
nghề dạy học”.
“Người xưa cũ” ấy là cô giáo Trần Thị Mai Lan. Năm nay cô đã 77
tuổi. Quê gốc của cô là ở Đan Phượng – Hà Tây. Năm 1947, khi đó mới 7
tuổi, cơ theo gia đình lên định cư tại Thái Nguyên, quê hương tôi. Cô bắt đầu
1



Bài dự thi: "Tấm gương nhà giáo Việt Nam - 2017"
vào nghề dạy học từ tháng 9 năm 1960 tại trường cấp I, II Gia Sàng; đến năm
1968, cô về dạy tại cấp I, II Túc Duyên và năm 1975, cô về nhận công tác tại
trường cấp I, II Nha Trang đến khi được Nhà nước cho nghỉ chế độ vào năm 1988.
Tôi trở về thăm cô vào một ngày cuối tuần.Vẫn con đường ngày xưa
ngoằn ngoèo nhưng bây giờ đã được đổ bê tơng phẳng lì; những hàng rào cúc
tần tốt um tùm với những lối mịn nhỏ khơng còn nữa mà là những dãy nhà
tầng san sát nhau. Đã quá nhiều đổi thay ở nơi đây, ngôi nhà của cô giáo tôi
được xây lại khang trang hơn trước, cái sân đầy sỏi đá đã được lát gạch đỏ au,
chỉ có cái cổng là vẫn lên dốc như ngày nào tôi và các bạn trong lớp đến chơi
nhà cô. Thời gian đã in dấu vết rất rõ trên gương mặt cơ giáo của tơi nhưng nụ
cười và giọng nói thì vẫn như vậy. Gặp lại cơ giáo, bao nhiêu kí ức của một
thời xa xưa bỗng ùa về nguyên vẹn trong tôi…
Ngày ấy, tại mái trường cấp I, II Nha Trang, tôi đã được gặp cô và học cô
suốt mấy năm cấp I. Lúc nào cô cũng xuất hiện với hai bím tóc được tết gọn
gàng mặc dù tóc cô không dài và hai cái cặp ba lá cặp xếch hai bên mai.
Chiếc quần lụa đen và cái áo cánh trắng là bộ trang phục luôn đồng hành cùng
cô đến trường. Tôi vẫn nhớ ngày đầu tiên cô bước vào lớp cùng với chiếc cặp
sách màu nâu đã sờn và cái thước kẻ dài cầm ở tay. Cô chào cả lớp bằng một
nụ cười thật ấm áp và cái nhìn đầy u thương khiến chúng tơi cảm thấy vơ
cùng gần gũi.
Những năm học cấp I đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu đậm về cô –
một con “người xưa cũ” gương mẫu, tận tụy, hết lịng vì học sinh thân u. Cơ
giáo tơi xây dựng gia đình năm 1960, chồng cô là bộ đội cụ Hồ, tập kết ra Bắc
từ 1954, từng lăn lộn khắp các chiến trường miền Nam thời đánh Mĩ: chiến
trường B, chiến trường C, Campuchia,… Hết chiến tranh thì ngược lên Lạng
Sơn rồi lại vào Buôn Mê Thuột,… Mãi đến năm 1990, chồng cơ – Đại tá
Nguyễn Bá Chư, Sư đồn trưởng Sư đồn 472 mới được dừng chân về bên
gia đình.


2


Bài dự thi: "Tấm gương nhà giáo Việt Nam - 2017"

Hồi ức về một thời đạn bom ấy qua lời cô kể đã cho tôi thấy được sự hi
sinh thầm lặng của biết bao những người mẹ, người vợ nơi hậu phương. Các
thầy cô giáo ngày ấy và những người nơi hậu phương cũng là chiến sĩ. Họ
kiên cường bám trụ, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa giữ lớp, giữ trường lại
vừa lo toan cho cuộc sống gia đình để làm n lịng những người nơi chiến
tuyến. Có lẽ vì vậy mà các thầy cơ giáo cơng tác thời ấy ai cũng được tặng
Huân chương kháng chiến.

3


Bài dự thi: "Tấm gương nhà giáo Việt Nam - 2017"
Hai mươi tám năm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” thì cả hai
mươi tám năm cơ giáo tơi một mình “lặn lội thân cị”, vừa ni dạy bốn con
thơ, vừa dạy học. Thế mà trong những năm dạy chúng tơi, và cả ba năm sau
đó, khi đã lên cấp II, tơi khơng hề thấy vắng bóng cơ trên bục giảng. Ngày ấy,
cuộc sống của các thầy cô giáo vô cùng khó khăn, chật vật. Sau giờ lên lớp,
thầy cơ phải làm thêm đủ nghề để mưu sinh. Cô giáo của tơi cũng vậy. Một
mình tất bật, lo toan, chèo chống cho cuộc sống gia đình để chồng yên tâm
đánh giặc… Vậy mà lúc nào cô cũng chỉn chu khi đứng trên bục giảng. Từng
nét chữ ngay ngắn, thẳng hàng; những bài tập đọc, viết văn, làm tốn,… đều
được cơ giảng dạy kĩ lưỡng và hướng dẫn tận tình. Cơ giáo tơi nghiêm khắc
nhưng rất giàu tình cảm và ln gần gũi với học trị. Giờ nào, việc ấy, cơ rèn
chúng tơi từng nét chữ, lời ăn, tiếng nói. Hồi ấy, lũ học trị chúng tơi đa số là

con nhà nơng bên xóm Thái Ninh cạnh trường nên áo quần, đầu tóc rất bẩn.
Con gái thì chấy rận đầy đầu, con trai thì người hơi rình, quần áo túm ngược,
túm xuôi lại hay quậy phá, nghịch ngợm. Vậy mà chưa bao giờ tôi thấy cô cáu
giận. Giờ ra chơi, bao giờ cơ cũng có cây lược bí để chải chấy cho mấy bạn
gái, đặc biệt là bạn Hoàng Thị Liên (bạn ấy nhiều chấy nhất, vì tóc đã dài, lại
dầy nữa). Rồi mấy bạn con trai đánh nhau sứt đầu mẻ trán khiến cô phải vất
vả đạp xe đi lại mấy buổi chiều để gặp gỡ từng phụ huynh… Cô thường dành
một khoảng thời gian sau buổi học để ngồi lại với các bạn học sinh cá biệt.
Mấy ông tướng ấy lúc đầu giở rất nhiều chiêu trò, nhưng sau một vài lần gặp
cô, các bạn ấy đã thay đổi. Bằng tình cảm chân thành và tấm lịng u thương
thực sự, cơ giáo tơi đã cảm hóa được mấy anh chàng đó. Sau này, các bạn ấy
đều đỗ đạt, thành danh cả. Đúng như nhà cách mạng Musustafa Kernal
Ataturk đã khẳng định:"Một thầy giáo tốt như một ngọn nến - ngọn nến cháy
để soi đường cho những người khác".

4


Bài dự thi: "Tấm gương nhà giáo Việt Nam - 2017"
Riêng với tôi, những tiết học của cô luôn mở ra bao điều kì diệu. Cơ
thường liên hệ, mở rộng kiến thức cho chúng tôi. Cô dạy chúng tôi rằng:“Các
em phải biết quan sát, lắng nghe và liên tưởng. Hãy ln nghĩ về những điều
tốt đẹp thì sẽ có những ý hay, những việc làm tốt”. Vì vậy mà từng ngày, từng
ngày, cô đã gieo vào chúng tôi những ước mơ, hoài bão, khát vọng trong
tương lai và truyền cho chúng tôi cảm hứng học tập. Đúng như một nhà giáo
dục đã nhận xét:"Một giáo viên bình thường kể chuyện. Một giáo viên giỏi
giải thích. Một giáo viên xuất sắc chứng minh. Một giáo viên vĩ đại truyền
cảm hứng".Tơi cịn nhớ mãi về một bài tập làm văn mà cô đã cho tôi điểm 10.
Bài tập làm văn đã ươm mầm ước mơ xanh trong tôi để hôm nay tôi là một cô
giáo dạy văn. Cô cho đề tả về dịng sơng q hương em. Thú thực, hồi ấy tơi

chưa đi đâu xa bao giờ ngoài con đường từ nhà đến trường và ngược lại. Tôi
đã lên gặp cô. Cô giúp tơi hình thành những ý cơ bản của một bài văn tả cảnh,
gợi ý cho tơi cách tìm hiểu để có ý tả, cơ nhấn mạnh cái cốt yếu là phải biết về
đối tượng và phải có cảm xúc. Rồi cơ kể cho tơi nghe về dịng sơng Đáy q
cơ, dịng sơng trăng, dịng sơng lụa đêm ngày bồi đắp phù sa và là giao thông
đường thủy thuận lợi cho khu vực mạn phải sơng Hồng. Tơi có cảm giác đó là
khoảnh khắc hiếm hoi để cơ nhớ về nơi mình đã sinh ra với bao ngậm ngùi,
bởi thời gian và công việc, bởi cuộc sống vất vả mà cơ chưa có dịp về thăm
q. Hơm đó, về nhà tôi đã hỏi bố tôi và được nghe bố kể về dịng sơng Mã
anh hùng, nơi bố được sinh ra và lớn lên. Tôi lắng nghe và tưởng tượng về
những lời bố kể. Sau đó, tơi ngồi vào bàn và viết một mạch. Bài văn của tôi
được cô đọc cho cả lớp nghe. Tôi lưu giữ mãi bài tập làm văn ấy như một kỉ
niệm đẹp của tuổi học trò cho đến năm 1985 thì bị thất lạc. Và có lẽ từ ngày
ấy, chất văn được cơ hình thành và nuôi dưỡng trong tôi. Sau này, mặc dù học
lớp chuyên tốn đầu tiên của Tỉnh nhưng tơi ln đi thi học sinh giỏi văn cấp
Thành, cấp Tỉnh và cấp Quốc gia. Thật khơng sai khi nói rằng "Giáo dục là
chìa khóa dẫn đến thành cơng trong cuộc sống, và giáo viên là người ảnh
hưởng sâu đậm nhất trong đời sống của học sinh”.

5


Bài dự thi: "Tấm gương nhà giáo Việt Nam - 2017"
Tơi cịn nhớ nhà giáo dục Usinxki đã nói: "Nhân cách của người thầy là
sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó khơng thể thay
thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo
đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác". Và cô giáo
Trần Thị Mai Lan của tôi là một người như vậy. Bất kể là chuyện gì, dù là
mưa hay nắng, cơ đều quan tâm tới học trị. Cơ chú ý đến từng chỗ áo rách,
quần thủng của chúng tôi để vá víu cho lành lặn. Cơ ln nhắc nhở chúng tôi

phải biết sống “lá lành đùm lá rách” và bàn với lớp kế hoạch giúp đỡ để các
bạn nghèo có thể đến lớp học tập ổn định. Bản thân cô cũng chắt chiu từng bơ
gạo, mớ rau cùng với chúng tơi làm cơng việc đong đầy tình nghĩa ấy để giúp
các bạn đến trường. Cơ cịn đội mưa, đi bộ đến hơn chục cây số (vì đường
làng trơn, lầy lội không đi được xe) để vào thăm nhà một học sinh có hồn
cảnh đặc biệt đang có ý định thơi học (bạn Vũ Thị Ánh Hồng). Với tấm lòng
nhân ái, sự quan tâm, sẻ chia của cơ, lũ học trị chúng tôi ngày ấy đã khôn lớn,
trưởng thành và thành đạt. Hiện nay, bạn Cao Anh Dũng đang là Trưởng
phòng kĩ thuật công nghệ Z127, bạn Tạ Ngọc Minh là cán bộ của Sở Khoa
học Cơng nghệ Thái Ngun, cịn tôi đang tiếp nối sự nghiệp “trồng người”
của cô năm xưa trên bục giảng với một niềm đam mê, nhiệt huyết tràn đầy
trong từng trang giáo án và những giờ lên lớp mỗi ngày tại mái trường THCS
Tân Lập, thành phố Thái Nguyên. … Những lớp học trò trước của cơ cũng
đều thành đạt cả. Cơ chỉ cịn nhớ vài cái tên như Phạm Nguyệt Hà, làm giáo
viên và hiện giờ là Bí thư chi bộ tổ 33, phường Phan Đình Phùng; hay Nguyễn
Thu Nga là giáo viên dạy tốn trường THCS Nha Trang,…

6


Bài dự thi: "Tấm gương nhà giáo Việt Nam - 2017"

Những học trị cũ sau 32 năm về thăm cơ (tháng 9 năm 2017)
Từ trái sang phải: Bạn Tạ Ngọc Minh, tôi (tác giả bài viết) và bạn Cao Anh Dũng

Thời gian cứ lặng lẽ trơi đi theo dịng chảy của cuộc đời, nhiều khi những
bon chen của cuộc sống cơm áo gạo tiền khiến chúng ta lãng quên quá khứ
gian lao nhưng đầy ắp kỉ niệm. Cũng có nhiều cuộc gặp mặt, hội lớp nhưng
chủ yếu là các thầy cơ dạy cấp II, cấp III và chun nghiệp. Cịn lớp người
như cơ thì ít ai nhớ tới!… Hiện tại, cơ giáo Trần Thị Mai Lan đang sống một

mình ở ngơi nhà cũ tại tổ 28, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái
Nguyên (chồng cô đã mất năm 2011).Và mặc dù đã được nghỉ chế độ nhưng
cô vẫn tham gia công tác xã hội tại địa phương với rất nhiều vai: tổ trưởng
dân phố, chi hội phụ nữ, …

7


Bài dự thi: "Tấm gương nhà giáo Việt Nam - 2017"

Ở vai trị nào cơ vẫn nhiệt tình, trách nhiệm và tận tụy như ngày xưa với
học trị của mình. Vì vậy mà đã ngồi 70 xn, cơ vẫn làm việc cần mẫn, say
sưa suốt ngày cùng với chiếc xe đạp Mini cũ. Sao giữa dịng đời bươn trải,
ngập chìm trong những lo toan, tính tốn chuyện lợi danh, bán mua tình cảm,
cơ giáo của tơi vẫn đi về với
một nụ cười thảnh thơi, nhẹ
nhàng đến như vậy?... Rồi khi
tôi đề cập lí do buổi gặp gỡ đột
ngột này, cơ liền bật cười, xua
tay: “Lớp người xưa cũ như cơ
thì có gì để viết!...”. Nghe cơ
nói, tơi thấy sống mũi mình cay
cay. “Người xưa cũ” ấy đã
truyền lửa cho tơi, truyền
những tình cảm yêu thương
chia ngọt sẻ bùi của một thời
khốn khó song có một sức sống
mãnh

liệt trong tâm hồn con

8


Bài dự thi: "Tấm gương nhà giáo Việt Nam - 2017"
người. Những điều ấy không hề xưa cũ mà luôn sống mãi trong lịng tơi. Nếu
khơng có những lớp “người xưa cũ” như cô ngày ấy nâng đỡ, gọt rũa những
bước đi đầu tiên chập chững trong cuộc đời; tận tụy, trách nhiệm, cống hiến và hi
sinh thầm lặng giữa biết bao buồn vui của cuộc sống đời thường thì liệu có tơi và
các bạn của tơi như ngày hơm nay?
Tôi bỗng chợt
nhớ tới lời mẹ ru ngày
nào: “Muốn sang phải
bắc cầu Kiều - Muốn
con hay chữ phải yêu
lấy thầy”. Tơi mong
sao bài viết nhỏ này là
tấm lịng tri ân của tơi
gửi tặng những người
thầy, những cơ giáo
của mình – những
“người xưa cũ” ấy.
Những người nghiêm
khắc, những người dịu
hiền, những người đã
khuất, những người đã đi xa, những người tôi thống được gặp lại và cả
những người tơi chưa một lần chợt nhớ trong cuộc sống bao bộn bề lo toan
của mình. Và đặc biệt là tơi dành tặng cơ giáo Trần Thị Mai Lan của tôi – một
con người bao dung, thầm lặng đã vượt qua bao gian khó nhọc nhằn, ln
nặng lịng với cuộc sống, với những gương mặt học trị ln được bàn tay cơ
nâng niu, dìu dắt; người đã ươm mầm bao ước mơ, khát vọng cho lớp lớp

những học trị như tơi nhân dịp kỉ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Tôi
9


Bài dự thi: "Tấm gương nhà giáo Việt Nam - 2017"
hi vọng rằng cuộc thi viết về “Tấm gương Nhà giáo Việt Nam” năm 2017 do
Cơng đồn Giáo dục Việt Nam tổ chức được lan tỏa sâu rộng trong toàn xã
hội, đến với mọi người, với những người thành đạt và cả những người vơ
danh, để ai cũng tìm lại được những khoảnh khắc hạnh phúc, tinh khôi nhất
của đời người.
Tân Lập, ngày 22 tháng 09 năm 2017
Người viết
Lê Thị Hương Giang

Bài 2

10


Bài dự thi: "Tấm gương nhà giáo Việt Nam - 2017"
Nếu có đi về mảnh đất Thái Nguyên, xin các bạn cùng tới ghé thăm ngôi
trường mà tôi đang theo học - Trường Trung học cơ sở Phú Xá. Trường Trung
học cơ sở Phú Xá của chúng tôi nằm ở tổ 13 - phường Phú Xá - thành phố
Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, mái trường này đã từng
bước khẳng định vị thế của mình trước Đàng và nhân dân, xứng đáng là một
cơ quan giáo dục đáng tin cậy. Từ nơi đây, dưới sự yêu thương và dìu dắt của
nhừng thầy cơ trong trường, biết bao thế hệ học trị đã được chắp cánh ước
mơ để rồi lớn lên, trưởng thành theo từng ngày…
Và hôm nay, để hưởng ứng phong trào thi đua viết về tấm gương nhà

giáo tiêu biểu, gương mẫu, tận tụy, hết lòng cống hiến cho sự nghiệp trồng
"người". Tôi sẽ chia sẻ với các bạn về một tấm gương trong đội ngũ giáo viên
của nhà trường. Đó là thầy giáo Nguyễn Tài Ngun, giảng dạy mơn Tốn và
Lí, thường trú tại tổ 24A - phường Trung Thành - thành phố Thái Nguyên. Đã
bao năm, thầy luôn nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, vươn lên trong cơng tác,
tình nguyện là người lái đị thầm lặng, ngày đêm chèo lái con đị thời gian,
con đị trí tuệ đưa các thế hệ học sinh đến bến bờ hạnh phúc.
Nghe kể rằng: Thầy giáo Nguyên sinh ra và lớn lên trong một gia đình
có thể nói là đủ ăn đủ mặc. Nhưng sau khi tốt nghiệp, thầy đã chọn cái nghề
"gõ đầu trẻ" để làm hành trang bước vào đời. Một nghề tuy nghèo nhưng
trong sáng, không biết bao người đã mơ tới.
Hơn 35 năm làm nghề nhà giáo, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Vì lợi
ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người" thầy đã
cống hiến hết sức lực của mình để truyền dạy cho các thế hệ học sinh trưởng
thành, đóng góp cơng sức, trí thuệ xây dựng q hương đất nước, cho sự
nghiệp trồng người. Tuy nhiều năm trong nghề giáo, thầy vẫn chưa được
phong tặng danh hiệu cao quý nào nhưng bản thân thầy dạy nên bao thế hệ
học trò, nay trở thành bác sĩ, kĩ sư hay chính nghề thầy đang làm việc - nghề
giáo đã phần nào phản ảnh được những đóng góp của thầy trong sự nghiệp
"trồng người". Đã hơn 50 tuổi nhưng nhìn thầy trơng vẫn cịn rất trẻ, bởi lẽ là
do tính cách sơi nổi, năng động, một phần khác có lẽ là do thầy có một sức
khỏe tốt. Đã gần đến tuổi về hưu nhưng với thầy tình yêu nghề, mến trẻ và
tâm huyết với sự nghiệp vẫn chưa bao giờ vơi cạn. Thầy vẫn ln dành những
thời gian khi cịn có thể đứng trên bục giảng của mình để phục vụ cho sự
nghiệp "trồng người". Với độ tuổi như vậy nhưng ở thầy vẫn chưa xuất hiện
11


Bài dự thi: "Tấm gương nhà giáo Việt Nam - 2017"
dấu hiệu mệt mỏi đối với cơng việc của mình, dù trời nắng hay mưa thầy vẫn

đến trường đúng giờ, đơi lúc cịn đến sớm hơn, nhất là những bài dạy khó hay
có ứng dụng với cơng nghệ thơng tin. Với thầy, dạy học khơng chỉ là trách
nhiệm mà cịn là niềm vui, lẽ sống của chính mình. Thầy ln phấn đấu vượt
lên chính mình để hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và thầy luôn dạy
học với quan niệm: "học, học nữa, học mãi".
Với vai trò là một thầy giáo, thầy luôn học hỏi những đồng nghiệp qua
những tiết thao giảng, hội giảng để tìm những phương pháp truyền đạt dễ tiếp
thu, giúp học sinh hiểu bài, say mê với môn học. Thầy luôn hỏi rằng sau giờ
của thầy có bao nhiêu học sinh đã tiếp thu được kiến thức mới. Không những
thế, vào những giờ ra chơi hay giờ sinh hoạt, thầy ln tìm cách để hiểu thêm
về những học sinh của mình, nhất là những học sinh mà thầy chủ nhiệm. Vậy
nên, năm học nào lớp của thầy chủ nhiệm và giảng dạy cũng ln có những
kết quả học tập và rèn luyện rất tốt. Học trị chúng tơi mỗi lần đến nhà thầy
chơi, thầy đều đón tiếp rất vui vẻ, nhiệt tình như con cháu trong nhà. Đó là
tính cách đáng q đã có trong người thầy, nhờ vậy mà thầy luôn được bạn
bè, người thân hay thậm chí hàng xóm lang giềng đều u thương, kính trọng.
Với trách nhiệm của một Đảng viên trong chi bộ nhà trường, thầy là
người ln giúp đỡ, dìu dắt và nêu ra ý kiến với những đoàn viên quần chúng
ưu tú vào Đảng. Thầy là một đảng viện mẫu mực, tận tụy, ln có phẩn chất
chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong sáng, luôn gương mẫu đi đầu
trong mọi công việc.
Với đồng nghiệp, thầy là người sống giản dị, hịa đồng, thẳng thắn, rất
tình cảm trong giao tiếp ứng xử và giải quyết công việc. Thầy ln đối xử với
mọi người rất gần gũi, chân tình và khơng ngại giúp đỡ khi có khó khăn.
Với cơng tác đồn thể, thầy ln rất sẵn sàng, nhiệt tình tham gia ủng hộ
hết mình và cịn động viên các đồng nghiệp cùng tham gia.
Khơng chỉ vậy, với gia đình, ngồi cơng việc giảng dạy ở trường, về nhà
thầy ln làm tốt vai trị người cha, người đàn ơng đứng đầu trong gia đình.
Dù có biết bao cơng việc nhưng thầy vẫn ln sắp xếp thời gian cho gia đình
và thời gian cho công việc một cách hợp lý không làm ảnh hưởng đến cơng

việc riêng của mình và cơng việc chung của nhà trường.
Thầy là một con người như vậy đó, ln thủy chung, tận tụy hết lịng vì
gia đình và học sinh thân u. Tơi đã học được ở thầy rất nhiều điều quý báu,
12


Bài dự thi: "Tấm gương nhà giáo Việt Nam - 2017"
nhất là tình yêu thương đối với học sinh và sự cống hiến của thầy đối với sự
nghiệp "trồng người". Mai đây, khi thầy về hưu, tôi vẫn sẽ luôn nhớ đến thầy người để lại cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.

13



×