Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Môn Nghệ thuật truyền thống Việt Nam: gốm Chu Đậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.4 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

1


Phần I : Cơ sở lí luận
Gốm Chu Đậu được sản xuất cách đây hơn 550 năm và nổi tiếng trên thế giới
thông qua cuộc bán đấu giá gốm cổ quốc tế.Cổ vật có giá trị nhất là chiếc bình
gốm men trắng, hoa lam, dáng bình củ tỏi, cao 54 cm được trang trí hoa sen
và cúc dây do nghệ nhân họ Bùi người Chu Đậu vẽ vào năm 1450. Hiện nay,
chiếc bình gốm này được lưu giữ tại bảo tàng Topkapi Saray ( Istambun - Thổ
Nhĩ Kỳ ) được bảo hiểm với số tiền 1 triệu USD và nhiều hiện vật quý hiếm
khác đang được lưu giữ tại 46 bảo tàng quốc gia trên thế giới, trong đó có
22.000 cổ vật được lưu giữ tại bảo tàng Hải Dương.
Năm 1983, các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu và xác định: Khu vực Chu Đậu
là nơi hưng thịnh của nghề gốm cách đây chừng 5 thế kỷ, ở tầng văn hóa dày
2 m, rộng 40.000 m2 có hàng chục lò gốm với liên đại cuối thế kỷ 14, phồn
thịnh ở thế kỷ 15, 16. Những người thợ tài hoa đã tạo ra những tác phẩm tinh
xảo, quý giá và thổi hồn thiên nhiên vào sản phẩm gốm với các màu men đa
dạng, hoa văn cách điệu rất sống động tinh tế.Phong cách gốm Chu Đậu đã
đưa gốm sứ Việt Nam lên đỉnh cao vinh quang nghệ thuật đương thời. Căn cứ
vào những giá trị lịch sử văn hóa, di tích khảo cổ học Chu Đậu đã được xếp
hạng cấp quốc gia.
Trải qua một thời gian dài bị thất truyền đến nay nghề gồm Chu Đậu đã được
khôi phục. Những tinh hoa văn hóa của gốm Chu Đậu cổ đã được kết tinh
trong sản phẩm gốm Chu Đậu hiện đại và được xuất khẩu đi 52 nước trên thế
giới.
Phần II: Nội Dung
1 Nguồn gốc
Gốm Chu Đậu – Mỹ Xá , còn được biết đến là gốm sứ cổ truyền Việt Nam đã
được sản xuất tại vùng mà nay thuộc làng Chu Đậu và làng Mỹ Xá, thuộc các



2


xã Minh Tân (làng Mỹ Xá) và Thái Tân (làng Chu Đậu), huyện Nam Sách,
tỉnh Hải Dương.
Loại gốm sứ này thường được nhắc đến với tên gốm Chu Đậu là do lần đầu
tiên người ta khai quật được các di tích của dịng gốm này ở Chu Đậu. Sau
này, khi khai quật tiếp ở Mỹ Xá (làng bên cạnh Chu Đậu) thì người ta phát
hiện ra khối lượng di tích cịn đa dạng hơn và có một số nước men người ta
khơng tìm thấy trong số các di tích khai quật được tại Chu Đậu. Gốm Chu
Đậu là dòng gốm nổi tiếng vì màu men và họa tiết thuần Việt. Nó đã từng
xuất khẩu sang nhiều nước châu Âu. Năm 1997 sau khi tìm được rất nhiều
gốm Chu Đậu trong con tàu đắm ở Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam) của
người Bồ Đào Nha dòng gốm này mới được biết đến và nổi tiếng.
2 Lịch sử phát triển:
Mỗi dòng gốm đều có lịch sử phát triển riêng. Gốm Chu Đậu cũng được hình
thành, phát triển, thăng trầm theo dịng chảy của lịch sử nước nhà.Chu Đậu,
theo nghĩa Hán là bến thuyền đỗ. Vào thế kỷ XV, Chu Đậu là một xã nhỏ
thuộc huyện Thanh Lâm, châu Nam Sách, trấn Hải Dương, nằm liền kề với tả
ngạn sơng Thái Bình, một nhánh của sơng Lục Đầu, có thể về Thăng Long, ra
biển thuận lợi cho giao thương, buôn bán.
Gốm Chu Đậu là dịng gốm mỹ nghệ cao cấp, có niên đại vào khoảng thế
kỷ XIII- XIV, phát triển rực rỡ vào thế kỷ XV-XVI. Sang thế kỷ XVII, gốm
Chu Đậu bị thất truyền, nguyên nhân gây ra thất truyền cho gốm Chu Đậu là
cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh- Mạc tại
vùng châu Nam Sách, kẻ trực tiếp bức tử gốm Chu Đậu là Trịnh Tùng- kẻ
dành thắng lợi trong cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy.
Địa danh gốm Chu Đậu lụi tàn nhưng phong cách gốm Chu Đậu vẫn
được gìn giữ bởi những người thợ tài hoa trên đường di tán. Tại Bát Tràng có

một chi của dòng họ Vương từ Chu Đậu chuyển đến từ cuối thế kỷ thứ XVI,
đã cùng các dòng họ từ Thanh Hoá, Nam Hà tụ lại Bạch Hổ phường làm nên
một dòng gốm Bát Tràng phát triển cho đến tận ngày nay.

3


Trong gia phả họ Vương còn ghi chép lại: Dòng họ Vương ở xã Đặng Xá,
huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, lấy nghề gốm làm nghiệp sau có một chi
di cư về xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Cụ Vương Quốc Doanh là người đỗ
đạt có cơng cùng các dịng họ khác làm hưng thịnh dòng gốm tại Bát Tràng.
Sau khi thất truyền nghề gốm làng Chu Đậu chỉ được biết đến với nghề
dệt chiếu. Trước đây, ở ngoài Bắc, khi trong nhà có người lập gia đình, người
khá tiền thường mua một vài cặp "chiếu đậu" để cho cô dâu chú rể dùng. Dân
làng bây giờ chỉ còn biết làm ruộng và dệt chiếu, họ không biết làm đồ gốm
nữa và cũng không ngờ rằng ông cha họ đã từng làm được những đồ gốm tinh
xảo, tuyệt mĩ. Các lò gốm ngày xưa nay đã nằm sâu dưới ruộng nương, vườn
tược. Một địa danh trong làng là "Đống Lò" nhưng chính dân làng cũng
khơng biết đó là lị gì? Dấu vết của gốm đã bị chìm sâu dưới lịng đất, biến
mất hẳn trong kí ức của dân làng.
Chuyện hồi sinh của làng gốm cổ Chu Đậu bắt nguồn từ một lá thư của Bí
thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản, ngài Makoto Anabuki gửi ơng Ngơ Duy
Đơng- Bí thư tỉnh uỷ Hải Hưng (cũ) năm 1980. Bức thư viết: Trong một
chuyến công tác tới Thổ Nhĩ Kỳ, ông có dịp vào thăm bảo tàng Topkapi Saray
ở thủ đơ Istanbul và đã thích thú chiêm ngưỡng bình gốm hoa lam cổ cao
54cm của Việt Nam- báu vật của Thổ Nhĩ Kỳ được mua bảo hiểm với giá
1triệu USD. Trên bình có ghi 13 chữ Hán "Thái Hồ bát niên, Nam Sách
châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút". Nghĩa là năm Thái Hoà thứ 8 (1450), thợ
gốm họ Bùi, người châu Nam Sách vẽ chơi. Ơng Anabuki đã nhờ ơng Bí thư
tỉnh uỷ xác định cho ngài vào thời vua Lê Nhân Tơng có Nam Sách châu

khơng? Ở đâu? Bà (hay cô) Bùi Thị Hý là người như thế nào? Học kĩ thuật vẽ
gốm ở đâu? Hồi đó sản xuất gốm đặt ở đâu? Điều này rất quan trọng trong
lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử thủ cơng nghiệp và vai trị của người phụ
nữ Việt Nam nói riêng.
Lá thư đó trở thành chất xúc tác để tìm ra gốm Chu Đậu, cùng với những
sưu tập gốm mỹ nghệ của Đặng Huyền Thông đã gợi mở cho các nhà khảo cổ

4


học về một lò gốm mỹ nghệ ở Nam Sách xưa. Năm 1983, cơng cuộc tìm kiếm
vết tích dịng gốm cổ ở Chu Đậu, Nam Sách được bắt đầu bằng một chuyên
đề: "Nghiên cứu gốm sứ cổ Hải Hưng". Thôn Chu Đậu là một trong 14 địa
điểm được khảo sát, khai quật, nghiên cứu với độ sâu trung bình 2m, vùng đát
khai quật là 160m2 trên tổng diện tích 40.000m2. Từ năm 1986 đến nay
chúng ta đã tiến hành 8 lần khai quật di tích thuộc xã Thái Tân và Minh Tân
phát hiện được hàng vạn hiện vật với các loại bát đĩa, ấm, bình, con giống,
chậu,... điển hình là một bình tỳ bà bán đáu giá tại Mỹ được 521 ngàn USD.
Hiện nay còn trên 100 lò gốm cổ ở hai xã trên chưa được khai quật.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, năm 1993, tại eo biển Philipin, người ta đã
trục vớt một con tàu đắm ở thế kỷ XV, trong đó có 3000 đồ gốm và được xác
định là gốm Chu Đậu. Năm 1997, Nhà nước ta cũng trục vớt được một con
tàu đắm tại Cù lao Chàm với khoảng 340 ngàn hiện vật, trong đó có 240 ngàn
hiện vật còn lành lặn. Các nhà khoa học xác định, con tàu chở hiện vật gốm
mỹ nghệ từ Chu Đậu. Đến nay, các học giả nghiên cứu về đồ gốm mỹ nghệ
đều thừa nhận rằng, gốm Chu Đậu là dòng gốm đẹp trên thế giới vào thế kỷ
XIV- XVII.
Hiện nay 46 bảo tàng danh tiếng ở 32 nước trên thế giới và trong khu vực
đang trưng bày hiện vật gốm cổ Chu Đậu. Năm 2001, nhận thấy vai trò quan
trọng trong việc khôi phục làng nghề gốm cổ Chu Đậu kết hợp với du lịch

làng nghề, Tổng công ty Thương Mại Hà Nội đã đầu tư giai đoạn 1 là 24 tỷ
đồng xây dựng nhà xưởng, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để khơi phục
lại dịng gốm cổ đã thất truyền. Năm 2003, gốm Chu Đậu đã xuất công hàng
đàu tiên sang Tây Ban Nha. Năm 2004, gốm Chu Đậu đã khánh thành gian
trưng bày với 1000m2 để trưng bày giới thiệu các sản phẩm phục chế các
mẫu mã cổ.

5


Với những nỗ lực của mình gốm Chu Đậu đã được đại tướng Tổng tư
lệnh Võ Nguyên Giáp tặng cho 9 chữ vàng :"Gốm Chu Đậu tinh hoa văn hoá
Việt Nam".
Nói đến sản phẩm gốm Chu Đậu chúng ta khơng thể không tự hào nhắc
đến những nghệ nhân như Đặng Huyền Thông, Bùi Thị Hý, Vương Quốc
Doanh đã khai sinh ra dòng gốm Hoa lam, đặc trưng cho gốm thời Hậu Lê và
cũng là thành tựu huy hoàng của mỹ nghệ nước nhà. Họ là những người con
quê hương Chu Đậu có trái tim đầy nhiệt huyết và bàn tay tài hoa đã thổi hồn
vào đất để đất hoá thành các sản phẩm gốm mang hồn thiên của quê hương xứ
sở.
III. Những nét độc đáo của gốm Chu Đậu
Vào thề kỷ XV đến XVII, có một loại gốm đã đạt đến mức tinh hoa nghệ
thuật và phát triển hết sức rực rỡ, đó là Gốm Chu Đậu sau nhiều năm thất
truyền đã được khôi phục lại và hiện đang được đầu tư phát triển lớn thành
làng nghề du lịch mới.
Gọi gốm Chu Đậu là gốm đạo vì hoa văn tinh xảo của những sản phẩm này
đều mang đậm những giá trị nhân văn của Phật giáo và Nho giáo. Chính
những hoa văn độc đáo đó đã khiến cho gốm Chu Đậu không thể lẫn với các
loại gốm khác. Sản phẩm gốm Chu Đậu kế thừa sự thanh thoát, uyển chuyển
của gốm thời Lý, vóc dáng khỏe khoắn của gốm thời nhà Trần. Thiên nhiên

và cuộc sống của cư dân sông Hồng được phản ánh thơng qua các hình vẽ
nghệ thuật trên bình gốm rất phong phú.Các nghệ nhân Chu Đậu đã khai sinh
một dòng gốm quý với nước men sáng và vẻ đẹp tinh tế, không chỉ kế thừa
xuất sắc gốm Lý-Trần về men ngọc và hoa văn với kiểu dáng thanh thốt, mà
cịn vượt trội các di tích về chất lượng gốm hoa lam.
Gốm Chu Đậu là một dòng gốm cao cấp, tinh xảo, Gốm Chu Đậu được coi
là gốm Đạo, gốm bác học, gốm thấm đẫm chất văn hoá tâm linh thuần Việt, in
đậm dấu ân lịch sử những giá trị nhân văn của quốc đạo. Gốm Chu Đậu được

6


đánh giá là đã chắt lọc được những nét đẹp, sự tinh xảo của các loại gốm
trong và ngoài nước để tạo cho mình một nét riêng nó đạt đến mức “trong như
ngọc, mỏng như giấy, trắng như ngà và kêu như chuông”. Các sản phấm gốm
của Chu Đậu gồm: bát, đĩa, ấm, chén, bình, âu, liễn, chậu, bình vơi, lư hương
… với hình dáng được chắt lọc kế thừa sự thanh thoát của thời Lý, chắc khoẻ
của thời Trần. Các loại men nổi tiếng một thời của Chu Đậu được biết đến là
men trắng trong, hoa lam, men ngọc, xanh lục, xanh rêu, vàng nhạt, vàng
đậm, men tam thái (được vẽ bằng ba màu men là xanh lục, đỏ và vàng).
Một trong những điểm nổi bật của gốm Chu Đậu là các đường nét hoa văn.
Hoa văn cổ của Chu Đậu phần nhiều là sen, cúc, dưới nhiều dạng khác nhau
và hàng chục loại hoa văn cách điệu khác. Người thợ gốm xưa đã thổi hồn
dân tộc vào những nét hoa văn phong phú, phản ánh sinh động thiên nhiên
vào cuộc sống dân dã: hình người đội nón, áo dài, mục đồng chăn trâu, chim
đậu trên cành hoa đào, đàn chim ngói, chim cu bay trên cánh đồng... Phương
pháp chế tạo và kỹ thuật của Chu Đậu đã đạt trình độ cao: chuốt, tạo dáng trên
bàn xoay, ngắt sản phẩm thành nhiều đoạn rồi lắp ghép lại, gia công bằng
cách đắp nối, vẽ, khắc, vạch, nặn, đúc.
Hai trong số hàng chục loại gốm Chu Đậu gây ấn tượng, trở thành sản phẩm

nổi tiếng, được ưa chuộng nhất với người sành đồ cổ là Bình gốm Hoa Lam
(cịn gọi là bình củ tỏi) và Bình Tỳ Bà. Theo triết học phương Đơng, bình củ
tỏi mang tính dương, là trời, là cha, là trụ cột. Miệng bình có hình dáng thẳng
đứng, biểu hiện sự thẳng thắn, cương trực, vững chãi. Thân bình là sự kết hợp
tuyệt vời giữa họa tiết hoa cúc đại đóa - biểu tượng cho sự thanh cao, xen kẽ
với dây hoa mềm mại. Bình Tỳ Bà mang hình dáng cây đàn tỳ bà, tượng trưng
cho phái âm, đất, mẹ, hiện thân của người phụ nữ Việt Nam trẻ trung, dun
dáng. Hai chiếc bình này cịn gọi là bình âm dương, chính là tượng trưng cho
bình cha, bình mẹ, tượng trưng cho nền nếp của một gia đình hạnh phúc...
Gốm Chu Đậu ngày nay kế thừa những tinh hoa văn hóa do cha ơng để lại,
sản xuất theo những dây chuyền hợp lý với kỹ thuật phục nguyên nhiều gam

7


màu cổ, kết hợp với những kiểu dáng, màu men mới, hoa văn, họa tiết phù
hợp với thẩm mỹ đương đại, đáp ứng thị hiếu khách hàng.
IV. Những nét giống và khác với gốm Bát Tràng
1.

Giống

Gốm: sản phẩm được làm bằng chất liệu thơ, kết cấu giịn, xốp, bề mặt giáp
không phủ men. Nhiệt độ nung thường thấp (chỉ khoảng trên dưới 900 oC).
Sứ: Sản phẩm được làm bằng chất liệu tinh, kết cấu chắc, bề mặt nhẵn bóng
do được tráng men. Nhiệt độ nung cao (khoảng 1280oC)
Đều thuộc dòng dân gian truyền thống
Là một trong những sản phẩm gốm sứ dân dụng
2.


Khác

Gốm Chu Đậu :
Là một trong những trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng vào thế kỷ XV - XVI.
Cách đây khoảng 20 năm, gốm Chu Đậu còn ít người biết tới. Cho đến khi
người ta khai quật được con tầu đắm ngoài khơi biển Cù lao chàm thì thương
hiệu gốm Chu Đậu bắt đầu được quan tâm. Kết hợp với những kết quả khai
quật nghiên cứu của lò gốm Chu Đậu tại Hải Dương, các nhà khảo cổ học đã
làm sống lại gốm Chu Đậu. Qua nghiên cứu chất liệu, hoa văn, cũng như tài
liệu lịch sử cho thấy các sản phẩm đẹp, tinh tế của làng gốm Chu Đậu thường
được lái bn nước ngồi vận chuyển sang một số nước lân cận. Chủng loại
gốm Chu Đậu là loại gốm có men và vẽ các họa tiết mầu lam. Các sản phẩm
gốm ở đây thường có xương gốm mầu trắng đục, thơ, có loại hơi xám, độ
nung cao. Các sản phẩm được tráng hoặc trang trí bằng nhiều loại men mầu
khác nhau, phổ biến là men trắng, trong, hoa lam, men ngọc, xanh lục, xanh
mầu rêu, vàng nhạt, vàng đậm. Một số sản phẩm còn được tráng tới hai mầu
men. Các loại sản phẩm thường là bát, đĩa, các loại ấm, âu, chậu, chóe, lọ…

8


Gốm Bát Tràng:
Đặc điểm của gốm Bát Tràng là ở chỗ người ta sử dụng đất sét trắng, cao lanh
để làm ra sản phẩm có tráng men và được vẽ hoa văn từ đơn giản đến phức
tạp. Người dân Bát Tràng thường sử dụng lị đứng, ngày nay có sử dụng lò ga
để nung gốm. Nguyên liệu được sử dụng để đốt lò trước đây là than và củi.
Ngày nay người dân Bát Tràng thường sử dụng than và gas. Việc sử dụng lò
gas đã cho ra những sản phẩm chất lượng cao hơn và ít hỏng hơn so với việc
dùng lị đốt bằng củi và than là vì người thợ đốt lị dễ dàng kiểm sốt nhiệt độ
trong lị. Cùng đó, nhiều sản phẩm tinh tế, địi hỏi q trình tăng nhiệt độ khi

nung và kiểm sốt nhiệt độ chính xác, đã ra đời. Nhiều chất men, mầu men
mới được người thợ Bát Tràng khám phá ra và sử dụng một cách thuần thục.
Gốm Bát Tràng sản xuất nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân

dân trong nước như các loại ấm chén, bát đĩa, loa hoa,… kiểu mới, các vật
liệu xây dựng, các loại sứ cách điện,.. và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt
hàng của nước ngoài.
V. Kết luận
1. Xu hướng phát triển
Vốn là dịng gốm cổ cao cấp có truyền thống hơn 500 năm, gốm Chu Đậu giờ
đây đang từng ngày hồi sinh và dần lấy lại vị thế vang bóng một thời của
mình. Tuy nhiên, tiềm năng lớn về du lịch của dòng gốm quý này vẫn chưa
được khai thác xứng tầm.
Khơng phải ngẫu nhiên mà người ta thường nói “Có gốm Chu Đậu trong nhà/
Như là có cả ơng bà tổ tiên” đây là dòng gốm được các nhà khảo cổ đánh giá
là dòng gốm bác học, chắt lọc được những nét tinh xảo của các loại gốm trong
và ngoài nước để tạo cho mình một nét riêng khơng hề lẫn với bất kỳ loại
gốm nào khác.. Hiện nay sản phẩm gốm Chu Đậu đã được xuất khẩu tới 52

9


quốc gia, đơn đặt hàng trên khắp thế giới đến tới tấp, công ty đang phải mở
rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Lượng du khách đến tham
quan, mua sắm tại cơ sở của Chu Đậu cũng rất đơng, lên tới hàng nghìn lượt
khách/năm. Tuy nhiên, thực tế, dù đã được khẳng định là dòng gốm cổ quý
của dân tộc và rất được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới, song gốm Chu
Đậu đến nay mới được khai thác chủ yếu dưới góc độ thương mại. Tiềm năng
lớn về du lịch văn hóa của dịng gốm quý này vẫn chưa được “đánh thức”.
Lượng khách đến với Chu Đậu chủ yếu là khách lẻ do chưa được quy hoạch

thành tuyến, điểm chuyên nghiệp và kết nối với các đơn vị lữ hành. Hiện
Hapro đã đưa ra 4 chương trình tour du lịch trong đó gắn với điểm đến Chu
Đậu, song vẫn chưa thực sự tạo được dấu ấn riêng.
2.Vấn đề phát huy trong du lịch
Chương trình phát triển du lịch làng gốm cổ Chu Đậu được tỉnh Hải Dương
xây dựng gồm các hoạt động chính:
- Trưng bày bộ sản phẩm gốm cổ và gốm đương đại.
- Vinh danh thợ giỏi tay nghề cao.
- Tham quan nghiên làng nghề cổ và quy trình sản xuất, chế tạo các sản phẩm
gốm xưa và nay.
- Tổ chức thi tìm hiểu về gốm Chu Đậu.
Sau nhiều năm bị lãng quên, gốm sứ Chu Đậu đang hồi sinh trên chính mảnh
đất Chu Đậu. Làng nghề truyền thống Chu Đậu ngày nay đã được hàng triệu
du khách trong và ngoài nước biết đến khơng chỉ là địa chỉ văn hóa, di chỉ
khảo cổ mà còn là nơi sản xuất ra các mặt hàng mang hồn cốt dân tộc "Trong
như ngọc, trắng như ngà, sáng như gương, kêu như chng và mỏng như
giấy".
Chính vì những sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống,
làng nghề Chu Đậu được tỉnh Hải Dương lựa chọn là điểm đến và là nơi tổ
chức sự kiện văn hóa lớn thứ hai của Hải Dương, hưởng ứng: Năm Du lịch
quốc gia Đồng bằng Sông Hồng 2013.

10


Đến với Chu Đậu, du khách sẽ được khám phá các loại hình du lịch nghiên
cứu khảo cổ học, du lịch làng nghề, nghệ thuật làm gốm của nền văn minh cổ
xưa, trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuầt, tạo dáng, vẽ, viết chữ, ký tên
lên sản phẩm và hơn thế nữa du khách sẽ được tận hưởng phong cảnh thiên
nhiên thanh bình, yên ả của làng quê đồng bằng châu thổ sông Hồng giàu đẹp.


11



×