Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề kiểm tra môn: Vật Lý 7. Học kỳ I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.67 KB, 4 trang )

Phòng GD&ĐT TXBL
Phường: THCS Phường 2
Đề kiểm tra môn: Vật Lý 7. Học kỳ I
Năm học 2010-2011
Thời gian: 45 phút
Phần I: Trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Nguồn sáng là vật có đặc điểm nào sau đây? ( 0,25 đ )
A. Hắt lại ánh sáng chiếu đến nó.
B. Để ánh sáng truyền qua nó.
C. Tự nó phát ra ánh sáng.
D. Có bất kì tính chất nào đã nêu ở A, B và C.
Câu 2: Khi có nguyệt thực: ( 0,25 đ )
A. Trái Đất bị mặt Trăng che khuất.
B. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất.
C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng nữa.
D. Mặt Trời ngừng không chiếu ánh sáng đến Mặt Trăng nữa.
Câu 3: Khi đứng trước guơng phẳng ta thấy ảnh của mình ở trong gương. Hỏi phát
biểu nào dưới đây sai? ( 0,25 đ )
A. Ta không thể hứng được ảnh của mình trên màn chắn.
B. Ảnh của ta hay của vật tạo bởi gương phẳng không thể sờ được.
C. Nhìn vào gương ta có thể thấy được ảnh của một vật trước gương.
D. Ảnh của người, của vật tạo bởi gương phẳng có thể hứng được trên màn chắn.
Câu 4: Nếu nhìn vào gương thấy ảnh nhỏ hơn vật thì kết luận đó là: ( 0,25 đ )
A. Gương phẳng. C. B hoặc D.
B. Gương cầu lồi. D. Gương cầu lõm.
Câu 5: Điều lợi của việc lắp gương cầu lồi so với lắp gương phẳng ở phía trước người
láy xe ôtô, xe máy là: ( 0,25 đ )
A. Ảnh của các vật trong gương cầu lồi nhỏ hơn.
B. Nhìn rõ hơn.
C. Ảnh của vật trong gương cầu lồi gần mắt hơn.
D. Vùng quan sát được trong gương cầu lồi lớn hơn.


Câu 6: Chọn phương án trả lời chính xác nhất. Góc phản xạ là góc hợp bởi: ( 0,25 đ )
A. Tia tới và phát tuyến.
B. Tia phản xạ và pháp tuyến với gương tại điểm tới.
C. Tia phản xạ và mặt phẳng gương.
D. Tia phản xạ và tia tới.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai? ( 0,25 đ )
1
Đặt một viên phấn thẳng đứng trước một gương cầu lối
A. Mắt có thể quan sát thấy ảnh của viên phấn trong gương.
B. Ảnh của viên phấn trong gương có thể hứng được trên màn chắn.
C. Ảnh của viên phấn không hứng được trên nàm chắn.
D. Không thể sờ, nắm được ảnh của viên phấn trong gương.
Câu 8: Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách gương một khoảng 25 cm. Ảnh S

của
S tạo bởi gương phẳng nằm cách điểm S một khoảng là: ( 0,25 đ )
A. 60 cm. B. 50 cm. C. 25 cm. D. 15 cm.
Câu 9: Dùng búa gõ xuống mặt bàn. Ta nghe âm thanh của mặt bàn. ( 0,25 đ )
A. Mặt bàn không phải là vật dao động vì ta thấy mặt bàn đứng yên.
B. Mặt bàn là nguồn dao động vì mặt bàn dao động rất nhanh và ta không thấy
được.
C. Búa là nguồn dao động vì nhờ có búa mới tạo ra âm thanh.
D. Tay là nguồn âm vì tay dùng búa gõ xuống mặt bàn làm phát ra âm thanh.
Câu 10: Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng: ( 0,25 đ )
A. Trầm. C. Vang
B. Bổng. D. Truyền đi xa.
Câu 11: Biên độ dao động của vật là: ( 0,25 đ )
A. Tốc độ dao động của vật. C. Độ lệch lớn nhất khi vật dao động .
B. Vận tốc truyền dao động. D. Tần số dao động của vật.
Câu 12: Âm thanh truyền được trong môi trường nào? ( 0,25 đ )

A. Bức tường. C. Gương phẳng.
B. Nước suối. D. cả A, B và C đúng.
Câu13: Âm phản xạ là: ( 0,25 đ )
A. Âm dội lại khi gặp vật chắn. C. Âm đi vòng qua vật chắn.
B. Âm đi xuyên qua vật chắn. D. Các loại âm trên.
Câu14: Hãy chọn câu trả lời không đúng sau đây: ( 0,25 đ )
A. Cây xanh vừa hấp thụ vừa phản xạ âm thanh.
B. Hơi nước có trong không khí không hấp thụ âm thanh.
C. Sử dụng động cơ chạy bằng điện ít gây ô nhiễm tiếng ồn.
D. Đường cao tốc phải được xây dựng xa trường học, bệnh viện và khu dân cư.
Câu15:Chọn câu phát biểu đúng: ( 0,25 đ )
A. Tần số là số lần dao động trong 1 giây.
B. Đơnn vị tần số là đề xi ben.
C. Tần số là số dao động trong 10 giây.
D. Tần số là đại lượng không có đơn vị.
Câu 16: Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất? ( 0,25 đ )
A. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
2
B. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ.
C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai.
D. Cả 3 trường hợp trên.
Phần II: Tự luận- trả lời-Giải bài tập.( 6 điểm )
Câu 17: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: ( 2 đ )
- Trong môi trường trong suốt và ………………..ánh sáng truyền đi theo
…………………...
- Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi ……………………………………..
- Vùng bóng tối là vùng…………………………………………………….
- Chùm sáng song song gồm các tia sáng…………………………..trên đường
truyền của nó.
Câu 18: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: ( 1 đ )

- Âm có thể truyền qua các môi trương như……………………..và không thể truyền
qua………………..
- Ở các vị trí càng …………nguồn âm thì âm nghe càng…………………..
Câu 19: a/ Vẽ ảnh của vật AB cho bởi gương phẳng G trong hình. ( 1 đ )
b/ Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. ( 1 đ )

Câu 20: Gương chiếu hậu ở xe máy hay ô-tô là gương gì?Tại sao người ta lại dùng
gương đó ? (1 đ)
-Hết-

Đáp án lý 7-hk 1-biểu điểm:
I.Trắc nghiệm: từ câu 1 đến câu 16. Mỗi câu đúng: 0,25 đ; ta có 4 đ
3
A
B
G
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
C B D C D A B C
Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16
B B C D A D A B
II.Tự luận
Câu 17: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
- …… đồng tính……đường thẳng.
- ……….có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
- ………..không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
- …………..không giao nhau.
Câu 18: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
- …….r ắn, lỏng, khí…………chân không.
- ……xa ( gần )……….to ( nhỏ )
C âu 19: a/ Vẽ đúng ảnh của vật AB được 1 điểm

b/ Nêu đúng tính chất của ảnh là:
+ Ảnh đối xứng với vật qua gương( 0,5 đ )
+ Độ lớn từ ảnh của vật đến gương bằng độ lớn từ vật đến gương. ( 0,5 đ )
C âu 20: Gương chiếu hậu ở xe máy hay ô tô được làm bằng gương cầu lồi.( 0,5 điểm )
Tại vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lõm và
gương phẳng. (0,5 điểm )
-Hết-
4

×