Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu khả năng ứng dụng phong thủy – bát tự trong dự báo giá chứng khoán và thị trường chứng khoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Trương Minh Hiếu

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHONG
THỦY – BÁT TỰ TRONG DỰ BÁO GIÁ CHỨNG
KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

Trương Minh Hiếu

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHONG THỦY – BÁT
TỰ TRONG DỰ BÁO GIÁ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHỐN

Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng
Hướng đào tạo: Tài chính hướng ứng dụng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Các số liệu và luận chứng nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này hồn tồn trung thực. Tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …. tháng 08 năm 2020
Học viên

Trương Minh Hiếu


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KỸ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TĨM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1.1.

LÝ DO NGHIÊN CỨU ..................................................................1

1.2.


MỤC TIÊU ....................................................................................4

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................4

1.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................5

1.5.

TÍNH MỚI VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....................5
1.5.1. Đóng góp về mặt lý luận ......................................................5
1.5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ...................................................5

1.6.

KẾT CẤU LUẬN VĂN .................................................................5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUÁT VỀ PHONG THỦY - BÁT TỰ VÀ CÁC ỨNG DỤNG ..7
2.1. TỔNG QUAN VỀ PHONG THỦY VÀ BÁT TỰ...............................7
2.1.1. Học thuyết âm dương ...............................................................7
2.1.2. Học thuyết ngũ hành .............................................................. 12


2.1.3. Thiên can .................................................................................. 19
2.1.4. Địa chi ...................................................................................... 23

2.2. CÁC TRANH LUẬN VỀ PHONG THỦY VÀ BÁT TỰ .................... 31
2.2.1. Mê tín hay khoa học?................................................................ 31
2.2.2. Vận mệnh có thể dự đốn được khơng? .................................... 33
2.3. CÁC LĨNH VỰC ỨNG DỤNG CỦA PHONG THỦY VÀ BÁT TỰ
HIỆN NAY ......................................................................................... 35
2.3.1. Ứng dụng trong Y học .............................................................. 35
2.3.2. Ứng dụng trong Kiến trúc-Xây dựng ........................................ 35
2.3.3. Ứng dụng trong Thiên văn ........................................................ 36
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 36
CHƯƠNG 3: DỰ ĐỐN XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN BẰNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DỰA TRÊN PHONG THỦY BÁT TỰ ....................... 38
3.1. QUY TRÌNH DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ........... 38
3.2. SẮP XẾP TỨ TRỤ ........................................................................ 40
3.3. TAM NGUYÊN ............................................................................ 40
3.3.1. Nhật nguyên ........................................................................ 41
3.3.2. Thiên nguyên ...................................................................... 43
3.3.3. Địa nguyên .......................................................................... 43
3.3.4. Nhân nguyên ....................................................................... 46
3.4.

VÒNG TRƯỜNG SINH ............................................................... 47

3.5.

NHẬT NGUYÊN SUY-VƯỢNG ................................................. 48

3.6.

THẬP THẦN ............................................................................... 48


3.7.

TỨ TRỤ BỔ CỨU ....................................................................... 49

3.8.

THẦN SÁT ................................................................................. 50
3.8.1. Thiên đức quý nhân ............................................................. 50


3.8.2. Nguyệt đức quý nhân hay quý nhân ................................... 50
3.8.3. Thiên uất quý nhân ............................................................ 50
3.8.4. Thiên mã hay dịch mã ........................................................ 51
3.8.5. Kiếp sát.............................................................................. 51
3.8.6. Lộc thần ............................................................................. 51
3.8.7. Kình dương ........................................................................ 51
3.8.8. Đại hao hay nguyên thần .................................................... 52
3.8.9. Kim thần ............................................................................ 52
3.8.10. Khôi canh hay khôi cương ................................................ 52
3.8.11. Thiên la............................................................................. 52
3.8.12. Địa võng ........................................................................... 52
3.8.13. Tứ phế .............................................................................. 52
3.8.14.Không vong ....................................................................... 53
3.8.15.Vong thần .......................................................................... 53
3.8.16. Thập ác ............................................................................. 53
3.9.

HÀNH VẬN................................................................................. 54
3.9.1. Sắp xếp đại vận .................................................................. 54
3.9.2. Lưu niên ............................................................................ 55

3.9.3. Luận tốt và xấu trong hành vận .......................................... 55

3.10. KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN PHONG THỦY VÀ
BÁT TỰ TRONG DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN . 58
3.10.1.Dữ liệu nghiên cứu ............................................................ 58
3.10.2. Phân tích thơng kê mơ tả ................................................... 58
3.10.3.Tính tốn biến số ............................................................... 59
3.10.4. Kiểm định tính hiệu lực cửa phương pháp Phong thủy và
Bát tự trong dự báo thị trường chứng khoán ....................... 59


CHƯƠNG 4: ÁP DỤNG PHONG THỦY BÁT TỰ TRONG PHÂN TÍCH VÀ DỰ
BÁO XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM .......................... 60
4.1.

PHÂN TÍCH THƠNG KÊ MƠ TẢ ................................................ 60

4.2.

PHÂN TÍCH BÁT TỰ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
VIỆT NAM .................................................................................... 61
4.2.1. Luận về mệnh cách của thị trường chứng khoán Việt Nam.. 61
4.2.2. Luận về hành vận của thị chứng khoán Việt Nam................ 75
4.2.2.1. Đại vận 10 năm từ 2003 đến 2012 và cuộc khủng
hoảng 2007-2008 .................................................... 75
4.2.2.2. Đại vận 10 năm từ 2013 đến 2022 và dự báo lưu niên
2020 ........................................................................ 81

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................. 85
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 86

5.1.

KẾT LUẬN ............................................................................... 86

5.2.

HẠN CHẾ ................................................................................. 87

5.3.

KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KỸ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TK: tỷ kiên
KT: kiếp tài
TA: thiên ấn
CA: chính ấn
TS: thất sát
CQ: chính quan
TT: thiên tài
CT: chính tài
TH: thực thần
TQ: thương quan
KV: khơng vong



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các quẻ trong Chu dịch
Bảng 2.2. Ngũ hành phản khắc
Bảng 2.3. Thập can âm dương ngũ hành
Bảng 2.4. Thập nhị chi phối với 12 canh giờ
Bảng 3.1. Nhật nguyên và Thập thần
Bảng 3.2 Vòng trường sinh theo 12 địa chi
Bảng 3.3. Dụng thần theo thân vượng – thân nhược
Bảng 3.4. Xác định thiên đức quý nhân
Bảng 3.5. Xác định nguyệt đức quý nhân
Bảng 3.6. Xác định thiên uất quý nhân
Bảng 3.7. Xác định thiên mã
Bảng 3.8. Xác định kiếp sát
Bảng 3.9. Xác định lộc thần
Bảng 3.10. Xác định kình dương
Bảng 3.11. Xác định đại hao
Bảng 3.12. Xác định vong thần
Bảng 3.13. Cộng hưởng tốt xấu của lưu niên và đại vận
Bảng 4.1. Thống kê mô tả tỷ suất sinh lời VN-index theo tháng từ 2000 – 2020


Bảng 4.2. Tứ trụ thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4.3. Thần sát thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4.4. Số lượng ngũ hành của thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4.5. Tỷ suất sinh lời thị trường chứng khoán Việt Nam theo năm
Bảng 4.6. Đại vận 10 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam (2003-2012)
Bảng 4.7. Thống kê mô tả tỷ suất sinh lời VN-index theo năm từ 2003-2012
Bảng 4.8. Lưu niên 2007 của thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4.9. Đại vận 10 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam (2013-2022)
Bảng 4.10. Lưu niên 2020 của thị trường chứng khoán Việt Nam



DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Biểu tượng Bát Quái và các quẻ trong Chu Dịch
Hình 2.2. Thành phần hợp thành của quẻ trong Chu dịch
Hình 2.3. Ngũ hành tương sinh-tương khắc
Hình 2.4. Thập can và địa chi ngũ hành
Hình 2.7. Thập nhị chi tam hợp cục
Hình 2.8. Thập nhị địa chi tương xung qua la bàn trận đồ bát quái
Hình 2.9. Thập nhi chi tương hại
Hình 3.1. Quy trình dự báo thị trường chứng khốn bằng phương pháp Phong thủy và
Bát tự
Hình 3.2. Địa chi tang tuần
Hình 4.1. Tỷ suất sinh lời VN-index theo tháng từ 2000-2020
Hình 4.2. Tỷ suất sinh lời VN-index theo năm từ năm 2003-2012
Hình 4.3. Tỷ suất sinh lời VN-index theo năm từ năm 2012-2020


TÓM TẮT
Luận văn đặt mục tiêu bổ sung một phương pháp dự báo mới cho thị trường
chứng khốn. Đó là phương pháp Phong thủy và bát tự. Được xây dựng trên học thuyết
âm dương và học thuyết ngũ hành, Phong thủy và bát tự đã có rất nhiều ứng dụng hơn
3000 năm qua trong nhiều lĩnh vực mà đến nay rất nhiều ngành khoa học đã ghi nhận.
Tuy nhiên, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu ứng dụng nào áp dụng phương pháp
này cho việc dự báo sự biến động của thị trường chứng khoán. Với bằng chứng thực
nghiệm của thị trường chứng khoán Việt Nam từ lúc mới thành lập đến nay, tác giả đã
phân tích và thảo luận về các diễn biến thị trường dưới gốc nhìn của Phong thủy và bát
tự và được kiểm định bằng phương pháp Back-testing. Kết quả cho thấy thị trường
chứng khoán Việt Nam có vận mệnh chỉ ở dưới mức trung bình khi thị trường khơng
hội tụ đủ cái gọi là “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”. Qua 20 năm từ lúc thành lập, thị

trường đã trải qua 1 đại vận 10 năm (2003-2012) và đang trong đại vận thứ hai (20132022). Đại vận thứ nhất rất xấu với sự kiện nổi bật là cuộc khủng hoảng 2007-2008 đã
được chứng minh có thể dự báo được bằng Phong thủy và bát tự. Đại vận thứ hai được
tác giả đánh giả ở mức tốt; và trong đại vận này, tác giả dự báo năm 2020 là một năm
xấu ít cho thị trường. Qua kết quả thực nghiệm trên, phương pháp Phong thủy và bát tự
đã chứng tỏ tính hiệu lực trong việc dự báo sự biến động của thị trường trong bối cảnh
20 năm thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu đã mở ra một hướng
nghiên cứu mới về học thuật cũng như ứng dụng về một phương pháp dự báo giá mới.
Đó là khả năng ứng dụng Phong thủy và bát tự trong dự báo giá chứng khốn và thị
trường chứng khốn.
Từ khóa: dự báo giá, chứng khoán, thị trường chứng khoán, phong thủy, bát tự, tú trụ,
âm dương, ngũ hành.


ABSTRACT
The thesis aims to add a new forecasting method to the stock market. It is the
Feng Shui and eight-character method. Built on the theory of Yin and Yang and the
theory of the Five Elements, Feng Shui and the eight-character have had many
applications over the past 3000 years in many fields that many scientific disciplines have
recognized so far. However, the author realized that neither study has applied the method
to predict the volatility of the stock market. With empirical evidence of the Vietnamese
stock market from its foundation up to now, the author has analyzed and discussed the
market movements under the perspective of Feng Shui and the eight-character and tested
by the Back-testing method. The result shows that the Vietnamese stock market has a
destiny that is of below average when the market does not converge enough of the socalled “Clement weather - favourablr terrain - concord among the people”. Over the
past 20 years since its foundation, the market has gone through a 10-year era (20032012) and is in the 10-year second era (2013-2022). The first is very bad with event of
the 2007-2008 crisis proven predictable by Feng Shui and the eight-character. The
second is rated better by the author. Beside the author predicts that 2020-year stock
market is bad. Through the above experimental results, the Feng Shui and the eightcharacter method has proven effective in forecasting the volatility of the Vietnamese
stock market. The research is foundation of academic and application research on a new
price forecasting method. It is the ability to apply the Feng Shui and eight-character

method on forecasting stock price and stock market.
Keywords: price prediction, stocks, stock market, Feng Shui, eight-character, fourcolumn, yin and yang, five elements.


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.

LÝ DO NGHIÊN CỨU
Dự báo giá là một cơng việc phân tích dự đốn giá cả của một loại hàng hóa

và tài sản để tối ưu hóa các quyết định tài trợ và kinh doanh. Dự báo giá liên quan
đến các phương pháp định lượng như sử dụng dữ liệu lịch sử cũng như các dữ liệu
được mô phỏng theo các kỹ thuật thống kê từ các thị trường thí nghiệm. Dự báo giá
có thể được sử dụng trong lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh, đầu tư - đầu cơ và đôi
khi trong việc đánh giá các yêu cầu năng lực trong tương lai hoặc trong việc đưa ra
quyết định về việc có nên tham gia vào một thị trường mới hay không.
Dự báo giá một chứng khốn cụ thể nói riêng hay thị trường chứng khốn nói
chung là nhu cầu hàng đầu của một nhà đầu tư khi tham gia thị trường và nhà điều
hành chính sách trong quản lý kinh tế quốc gia đó. Các nhà kinh tế học trong suốt
nhiều thập kỷ qua đã tốn khơng ít giấy mực để xây dựng các lý thuyết và mơ hình
dự báo giá chứng khốn. Hiện nay, giá chứng khoán được các nhà đầu tư trên thị
trường dự báo dựa trên hai phương pháp phổ biến nhất là phân tích cơ bản và phân
tích kỹ thuật.
Phân tích cơ bản là một phương pháp đo lường giá trị nội tại bằng cách xem
xét các yếu tố kinh tế và tài chính. Nhà nghiên cứu phân tích cơ bản sẽ nghiên cứu
bất cứ thứ gì có thể ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán từ các nhân tố vĩ mô như nền
kinh tế quốc gia và chu kỳ ngành cho đến các nhân tố vi mô như năng lực quản trị
doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng là để nhà đầu tư so sánh giá trị nội tại với giá trị

thị trường để xem xét giá chứng khoán có bị định giá cao hay bị định giá thấp.
Phương pháp này được đặt nền tảng vững chắc dựa trên phương pháp luận của các
lý thuyết kinh tế và được giới chuyên môn đánh giá cao. Tuy nhiên, các nhà đầu tư
tranh cãi rằng phân tích cơ bản chỉ áp dụng cho đầu tư dài hạn hơn là ngắn hạn. Việc


2

xem xét nhiều yếu tố cùng một lúc đòi hỏi mất nhiều thời gian và chi phí cũng như
chun mơn của nhà phân tích khi sử dụng phương pháp này (Graham, 2004).
Một phương pháp trái lại với phân tích cơ bản là phân tích kỹ thuật. Phương
pháp này được hầu hết các nhà môi giới trên thị trường sử dụng để dự báo xu hướng
của giá chứng khốn thơng qua phân tích các dữ liệu giá và khối lượng giao dịch
trong quá khứ (John, 1999). Phân tích kỹ thuật chỉ ra được thời điểm mua và bán
trong khi phân tích cơ bản không chỉ ra được điều này. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật
bị chỉ trích vì chỉ sử dụng dữ liệu lịch sử về giá và khối lượng giao dịch để ước lượng
mà thiếu các lý thuyết kinh tế và cũng khơng giải thích được vì sao xu hướng giá lại
lên xuống như vậy trong khi phương pháp phân tích cơ bản đã làm được điều đó.
Sau tất cả, phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đều phục vụ
cho các nhà đầu tư năng động. Trong khi lý thuyết thị trường hiệu quả của Fama
(1970) lại tranh cãi giá chứng khoán phản ánh đầy đủ các thơng tin, cho nên giá
chứng khốn sẽ là ngẫu nhiên và không dự báo được. Fama (1970) cho rằng các nhà
đầu tư nên theo đuổi chiến lược thụ động. Từ năm 1990, các nghiên cứu tập trung
vào các hiện tượng bất thường trên thị trường chứng khoán cho thấy sự thiếu hiệu
quả của thị trường tài chính (Bodie, 2001). Các hiện tượng bất thường này được giải
thích bởi lý thuyết tài chính hành vi.
Tài chính hành vi, là một mảng nhỏ trong kinh tế học hành vi, cho rằng các
tác động của tâm lý và sự lệch lạc sẽ ảnh hưởng đến hành vi tài chính của nhà đầu tư
(Hubert, 2001). Hơn nữa, các tác động tâm lý và lệch lạc này có thể là nguồn gốc
của tất cả các hiện tượng bất thường trên thị trường chứng khoán qua các nghiên cứu

như sự phản ứng quá mức ở cấp độ thị trường của Chopra và các cộng sự (1992),
Carhart (1997), Basu (1977) về hiệu ứng P/E, thông báo về thu nhập của doanh
nghiệp của Foster, Olsen và Shevlin (1984), Banz (1981) và Reinganum (1981) về
hiệu ứng tháng Giêng. Điểm chung của các nghiên cứu trên là cung cấp những bằng


3

chứng cho thấy thị trường không hiệu quả từ các lợi nhuận bất thường trên thị trường
chứng khoán.
Hiện nay các nghiên cứu cho thấy bằng chứng về các hiện tượng bất thường
trên thị trường chứng khốn cịn khó giải thích và dự báo hơn. Điển hình là các
nghiên cứu về hiệu ứng thứ 6 ngày 13 trên thị trường chứng khoán của Chamberlain
và các tác giả (1991), Coutts (1999), Lucey (2001), Patel (2009), Bota (2013); và các
nghiên cứu tìm ra bằng chứng về sự vận động của các hành tinh trong vũ trụ tác động
đến thị trường chứng khoán như vết đen Mặt trời của Krivelyova và Robotti (2013),
và của Marusek (2007).
Tóm lại, thị trường cần nhiều thêm những cơng cụ để giải thích các hiện tượng
bất thường và dự báo xu hướng của giá chứng khoán. Và liệu rằng có một phương
pháp nào khác để có thể dự báo và giải thích được bước đi của thị trường chứng
khốn hay khơng? Vấn đề đặt ra này chính là động lực đáng kể để nhiều nhà khoa
học đi tìm ra câu trả lời phù hợp. Qua nhiều dự báo thực nghiệm chính xác của tác
giả, tác giả đã tiến hành xem xét sự tồn tại của thị trường chứng khoán như là một
sự vật và hiện tượng trong vũ trụ với giả thuyết thị trường cũng như các sự vật hiện
tượng khác trong vũ trụ cũng sẽ thỏa mãn các quy luật chung của vũ trụ này. Do đó,
tác giả tiến hành thực nghiệm dự báo thị trường theo một phương pháp khoa học cổ
xưa đã được thế giới vận dụng trong nhiều lĩnh vực. Đó là Phong thủy và Bát tự
trong dự báo thị trường chứng khốn. Do đó, luận văn này nhằm mục đích giới thiệu
một phương pháp dự báo thị trường chứng khoán theo một học thuyết khoa học cổ
điển đã có cách đây hơn 3000 năm mà đã thành cơng trong việc vận dụng giải thích

và dự báo trong nhiều lĩnh vực khác là “Phong thủy và Bát tự trong dự báo thị trường
chứng khoán”.


4

1.2.

MỤC TIÊU
Bài nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu khá năng dự báo giá chứng

khoán theo phương pháp Phong thủy và bát tự để bổ sung thêm một phương pháp
tiếp cận về dự báo thị trường chứng khoán chưa được nghiên cứu trước đó. Đó là
“Phong thủy và Bát tự trong dự báo thị trường chứng khốn”. Từ đó, tác giả đề ra
hai mục tiêu nghiên cứu như sau:
(1) Giải thích được sự biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong
dài hạn (đại vận) và trong ngắn hạn (lưu niên) bằng phương pháp Phong
thủy và Bát tự.
(2) Đánh giá sự hiệu quả của việc dùng phương pháp Phong thủy và Bát tự để
dự báo thị trường chứng khốn Việt Nam thơng qua các bằng chứng thực
tế trong quá khứ. Từ đó, xem xét đây là một phương pháp đáng tin cậy để
đưa ra các dự báo trong tương lai.
1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là chỉ số VN-index từ năm 2000 đến đầu 2020.
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là nguồn dữ liệu thứ cấp từ các nguồn

đáng tin cậy bao gồm: Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và
Thomson Reauters.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung vào mục tiêu giải thích và dự báo thị trường chứng khoán
bằng Phong thủy và Bát tự trong dự báo thị trường thông qua đối tượng nghiên

cứu là VN-index trong giai đoạn từ năm 2000 đến đầu năm 2020.


5

1.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài vận dụng phương pháp luận của Phong thủy và Bát tự để lý giải và dự

báo thị trường chứng khoán Việt Nam qua các giai đoạn bằng phương pháp thơng
kê mơ tả.
1.5.

TÍNH MỚI VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.5.1. Đóng góp về mặt lý luận

Đề tài vận dụng phương pháp luận Phong thủy và Bát tự trong dự báo
và giải thích sự biến động của thị trường chứng khốn có ý nghĩa về mặt lý
luận tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu có
giá trị tham khảo hoặc làm bằng chứng cho các nghiên cứu có liên quan về
sau.

1.5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà đầu tư có chiến lược quản lý danh
mục đầu tư trong việc dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc tham
khảo các kết quả dự báo theo phương pháp Phong thủy và Bát tự để dự báo
cho sự lên xuống của thị trường chứng khoán trong tương lai là điều có thể
thực hiện được hay khơng? Mặt khác, đề tài cịn đề xuất việc xem xét đến rủi
ro trên thị trường và kỳ vọng có nên chọn tham gia vào thị trường chứng khoán
Việt Nam hay không.
1.6.

KẾT CẤU LUẬN VĂN
Kết cấu luận văn gồm 5 chương. Chương 1 là chương Mở đầu. Trong chương

này, tác giả sẽ làm rõ động cơ nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi đối tương
nghiên cứu. Chương 2 là chương tổng quan về Phong thủy và Bát tự và các ứng dụng


6

của nó. Trong chương 2, tác giả sẽ định nghĩa Phong thủy Bát tự là gì, cơ sở lý luận
để xây dựng nên bộ môn Phong Thủy và bát Tự; quan trọng hơn là các chứng minh
Phong thủy và Bát tự là một ngành khoa học đã được thế giới cơng nhận. Bên canh
đó, chương 2 cũng đề cập đến vì sao Phong Thủy Bát tự có thể dự báo sự vận động
theo thời gian của các sự vật hiện tượng cũng như các ứng dụng hiện tại của Phong
thủy và Bát tự. Chương 3 là chương dự đoán xu hướng thị trường chứng khoán bằng
phương pháp tiếp cận dựa trên Phong thủy và Bát tự. Trong chương này, tác giả sẽ
trình bày phương pháp mà tác giả sử dụng Phong thủy và Bát tự như thế nào để tiến
hành dự báo sự biến động của thị trường chứng khoán theo từng giai đoạn. Chương
4 là chương áp dụng Phong thủy và Bát tự để phân tích và dự báo thị trường chứng

khoán Việt Nam. Trong chương 4, tác giả sẽ trình bày và phân tích kết quả dự báo
sự biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam từ lúc thành lập đến nay theo
từng giai đoạn cụ thể kèm theo các luận chứng thực tiễn và đưa ra các dự báo trong
tương lai bằng phương pháp phong thủy và bát tự. Chương 5 là chương kết luận.
Chương này tác giả sẽ tổng kết lại toàn bộ luận văn nghiên cứu và đưa ra các khuyến
nghị cho nhà đầu tư về việc xem xét phương pháp Phong thủy và bát tự trong quá
trình đầu tư.


7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUÁT VỀ PHONG THỦY - BÁT TỰ VÀ CÁC ỨNG
DỤNG
2.1.

TỔNG QUAN VỀ PHONG THỦY VÀ BÁT TỰ
Bát tự (Bazi) là một hệ thống kiến thức khoa học phi hình thể rất cổ xưa ở

Trung Quốc, nghĩa là 8 (bát) chữ được hiểu từ yếu tố Thiên Can và Địa chi kết
hợp với nhau thành 4 (tứ) trụ giờ, ngày, tháng và năm sinh, được gọi là tứ trụ nên
có cái tên là Bát tự-Tứ trụ. Phong thủy được xây dựng trên nền tảng và gắn liền
với Bát tự- Tứ trụ, là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió,
hướng khí, mạch nước đến đời sống của con người (Lương Trọng Nhàn, 2006).
Bát tự - Tứ trụ và Phong thủy được xây dựng và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
triết học cổ đại của Trung Quốc là học thuyết Âm dương và học thuyết Ngũ hành.
Theo sách lịch sử Triết học, tư tưởng về âm dương và tư tưởng về ngũ hành được
xem là trường phái triết học cổ của phép biện chứng duy vật và cũng là hai luồng
tư tưởng xuất hiện rất sớm từ thời nhà Thương1. Đó là hai cách giải thích khác
nhau về bản nguyên, về cấu tạo, về tính biến dịch thế giới – vũ trụ, vạn vật và
con người. Sang thời Chiến quốc2, Trân Diễn đã thống nhất hai luồng tư tưởng

đó với nhau dưới cái tên gọi Âm dương gia (trang 39-40).
2.1.1. Học thuyết âm dương
Học thuyết âm dương là do người dân Trung Quốc từ thời cổ đại, thông
qua việc quan sát các hiện tượng và sự vật, đã phân tất cả các sự vật hiện tượng

Theo biên niên sử dựa trên các tính tốn của Lưu Hâm thì nhà Thương trị vì từ khoảng năm 1766
TCN tới khoảng năm 1122 TCN, tuy nhiên theo biên niên sử dựa theo Trúc thư kỉ niên thì khoảng thời
gian này là 1556 TCN tới 1046 TCN. Các kết quả của Hạ Thương Chu đoạn đại cơng trình coi khoảng
thời gian này là từ 1600 TCN tới 1046 TCN (Turchin, 2006).
2
Thời đại Chiến Quốc kéo dài từ khoảng thế kỷ 5 TCN tới khi Trung Quốc thống nhất dưới
thời Tần năm 221 TCN. Tên gọi Chiến Quốc xuất phát từ cuốn Chiến Quốc sách được biên soạn đầu
thời nhà Hán. Điểm khởi đầu thời Chiến Quốc hiện vẫn còn tranh cãi. Trong khi thông thường mọi
người sử dụng năm 475 TCN (tiếp sau thời Xuân Thu) thì năm 403 TCN – năm mà nước Tấn bị chia
thành ba – cũng thỉnh thoảng được coi là năm bắt đầu của thời kỳ này (Nguyễn Hiến Lê, 2013).
1


8

trong vũ trụ thành hai thái cực âm và dương, và xây dựng nên phương pháp luận
duy vật và tư tưởng biện chứng (Nguyễn Đặng Thục, 2002). Học thuyết âm
dương cho rằng sự hình thành, biến hóa và phát triển của tất cả vạn vật đều là do
sự vận động của hai khí âm và dương. Học thuyết âm dương rút ra quy luật biến
hóa âm dương của thế giới tự nhiên và sự thống nhất với tư tưởng triết học đối
lập thống nhất. Học thuyết âm dương không chỉ vận dụng vào rất nhiều các lĩnh
vực khoa học mà còn trở thành cơ sở lý luận cho khoa học tự nhiên và thế giới
chủ nghĩa duy vật (Bộ giáo dục và đào tạo, 2015).
Học thuyết âm dương được hình thành vào khoảng đời Hạ3. Điều này có
thể thấy qua sự xuất hiện của âm dương bát quái4 trong “Chu dịch”5. Sự xuất hiện

của quẻ Âm và quẻ Dương trong bát quái được đề cập bắt đầu từ thư tịch cổ của
nhà Hạ như “Liên Sơn”, “Sơn Hải Kinh” (Phục Hy được Hà Đồ, nhà Hạ viết
thành “Liên Sơn”), “Đế Táng” (Hoàng đế được Hà Đồ, viết thành “Đế Táng”),
“Chu Dịch” (họ Liệt Sơn được Hà Đồ, nhà chu viết là “Chu Dịch”). Điều này cho
thấy từ đời Hạ đã có sách bát quái như Liên Sơn, mà bát quái lại do hai quẻ cơ
bản nhất là quẻ Âm và quẻ Dương tạo thành. Vì thế học thuyết âm dương bắt
nguồn từ đời Hạ là hồn tồn có thể tin cậy được (Thiệu Vỹ Hoa, 2019).
Âm dương đối lập là để chỉ các sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên,
thậm chí ngay cả trong nội tại cũng tồn tại hai thuộc tính đối lập, nghĩa là tồn tại
hai phương diện âm và dương. Bát quái là do hào số đối lập âm, dương tạo thành

Nhà Hạ hay triều Hạ (khoảng thế kỷ 21 TCN-khoảng thế kỷ 16 TCN) là triều đại Trung Nguyên đầu
tiên theo chế độ thế tập được ghi chép trong sách sử truyền thống Trung Quốc.
4
Bát quái là 8 quẻ được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo như là đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ
trụ, được xem như là một chuỗi tám khái niệm có liên quan với nhau. Mỗi quẻ gồm ba hàng, mỗi hàng
là nét rời (hào âm) hoặc nét liền (hào dương), tương ứng đại diện cho âm hoặc dương (Đào Duy Anh,
2005).
5
Chu Dịch là tác phẩm kinh điển sau Liên Sơn, Quy Tàng, Kinh Dịch, là cơ sở của khoa học dự đốn,
khoa học thơng tin, ra đời từ vũ trụ quan đối lập thống nhất, là phương pháp luận đạo giáo và nho giáo
Trung Hoa cổ đại, chỉ rõ quy luật và quy tắc phát triển, biến hóa của các sự vật trong vũ trụ.
3


9

và từ đó mà có bốn cặp đối lập tạo thành bát quái, lại từ 32 quẻ kép để tạo thành
64 quẻ đơn qua hình 2.1 (Chen, 2007). Theo triết học duy vật, Càn Khôn là cái
gốc của âm dương, là nguồn gốc của vạn vật. Quẻ Càn thuần Dương, quẻ Khơn

thuần Âm, nên nói sự mâu thuẫn đối lập âm dương là nguồn gốc mâu thuẫn của
vạn vật. Càn Khôn tuy là mâu thuẫn đối lập, nhưng cũng lại có sự thống nhất
tương đối. Nhờ có sự thống nhất đó mới có thể sản sinh ra sự biến hóa, sinh thành
vạn vật, đều có sự đối lập và thống nhất của âm và dương, là nguồn gốc của vạn
vật (Bùi Văn Mưa, 2019).

Hình 2.1. Biểu tượng Bát Quái và các quẻ trong Chu Dịch
Nguồn: Chen (2007)

Âm dương không chỉ thống nhất trên các phương diện đối lập của sự vật
mà cịn có cả các thuộc tính khác nhau của sự tương phản đó. Hai mặt đối lập
trong vạn vật, hiện tượng đều có thuộc tính âm dương. Thế thì phân biệt thuộc
tính âm dương trong vạn vật như thế nào? Wilhelm (1967) viết rằng Càn là nam,
Khôn là nữ. Càn là cha, Khôn là mẹ, sinh thành lục tử là Chấn, Tốn, Khảm, Cân,
Ly, Đoài phân thành nam nữ, nghĩa là thiên địa sinh vạn vật, bất kỳ vật nào cũng


10

đều phân thành hai tính. Lý luận này được thể hiện qua hình 2.2 và bảng 2.1. Mặt
khác, Càn là dương, Khôn là âm và dương là quẻ chẵn, âm là quẻ lẻ. Phàm tính
chất các loại như là nam, cao, lẻ đều thuộc về phạm trù dương, các tính chất của
các loại như là nữ, thấp, chẵn đều thuộc phạm trù âm.

Hình 2.2. Thành phần hợp thành của quẻ trong Chu dịch
Nguồn: Wilhelm (1967)


11


Bảng 2.1. Các quẻ trong Chu dịch
八卦 Bát Quái

乾 Càn


兌 Đồi


離 Ly


震 Chấn


Thiên/Trời Trạch/Đầm/Hồ Hỏa/Lửa Lơi/Sấm

天 Tiān

澤(泽) Zé

火 Huǒ

雷 Léi

巽 Tốn


坎 Khảm



艮 Cấn


坤 Khơn


Phong/Gió

Thủy/Nước

Sơn/Núi

Địa/Đất

風(风) Fēng

水 Shuǐ

山 Shān

地 Dì

Nguồn: Đào Duy Anh (2005)

Âm dương tương hỗ là để chỉ hai mặt đối lập trong các sự vật hiện tượng
đều có sự tồn tại tương hỗ, có sự liên quan tới nhau. Âm và dương đều lấy sự tồn
tại của hai mặt đối lập để làm tiền đề cho sự tồn tại của mình, nghĩa là khơng có
âm thì dương khơng tồn tại; khơng có dương thì âm cũng khơng tồn tại. Cũng
giống như là khơng có Càn thì cũng khơng có Khơn; khơng có thiên thì khơng có

địa. Do đó, âm dương tồn tại tương hỗ, có tác dụng hỗ trợ nhau (Trần Quốc Bảo,
2013).
Âm dương tiêu trưởng6 để chỉ hai mặt đối lập trong vạn vật, hiện tượng là
vận động và biến hóa. Sự vận động đó lại tiến hành theo các tiêu trưởng. Do sự
mâu thuẫn của hai mặt đối lập âm dương nên lấy “tiêu” của cái này để “trưởng”

6

Tiêu trưởng có nghĩa là tiêu là mất đi; trưởng là phát triển.


12

cho mặt cịn lại; mặt nào tiến thì mặt kia lùi; cứ tiến liên tục vận động như thế
mới duy trì cho sự vật phát triển. Ta có thể quan sát điều này rõ nhất trong tự
nhiên như: mùa lạnh đi thì mùa nóng đến, mùa nóng đi thì mùa lạnh về, nóng
lạnh thay phiên nhau năm này qua năm khác. Cái gọi “đến-đi” chính là âm dương
tiêu trưởng; ban ngày biến thành ban đêm tới, đêm tối biến thành ban ngày; thời
tiết thì nóng thành lạnh, lạnh thành nóng. Dùng quy luật thay đổi của nhật nguyệt,
nóng lạnh để phản ánh quy luật phát triển của vạn vật là ví dụ. Nếu quy luật bình
thường đó bị bất thường, thì đó chính là phản ánh sự bất thường của âm dương
tiêu trưởng (Trần Quốc Bảo, 2003).
Âm dương chuyển hóa chính là âm dương biến hóa; vạn vật đều có hai
thuộc tính khác nhau là âm và dương, trong những điều kiện nhất định sẽ chuyển
hóa thành hai mặt đối lập. Âm dương đối lập, nhưng cùng tồn lại, chỉ khi nào âm
dương thống nhất thì dẫn tới sự biến hóa và phát triển của sự vật, cứ thế âm dương
mới tồn tại mãi mãi. Âm dương tuy có hai thuộc tính khác nhau, nhưng lại có sự
chuyển hóa tương hỗ. Âm dương biến đổi chuyển động với nhau cũng chính là
âm cực sinh dương, dương cực sinh âm, vì thế nên âm mới thành dương, dương
biến thành âm. Sự chuyển hóa tương hỗ âm dương chính là quy luật phát triển tất

yếu của vạn vật, chỉ cần sự phát triển thuận theo sự biến hóa của âm dương thì sẽ
đạt được sự chuyển hóa tương hỗ trong vạn vật (Trần Quốc Bảo, 2013).
Tóm lại, học thuyết âm dương thể hiện đầy đủ ba quy luật cơ bản của phép
biện chứng duy vật. Đó là âm dương đối lập, âm dương tương hỗ, âm dương tiêu
trưởng và chuyển hóa hay phát triển. Đây cũng chính là một trong những học
thuyết nền tảng của Bát tự và Phong thủy.
2.1.2. Học thuyết ngũ hành


×