Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh vĩnh lon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ TẤN KHẢI

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG DỊCH VỤ MOBILE BANKING CỦA KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH VĨNH LONG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG

CHƯƠNG 1

Tp.Hồ Chí Minh, năm 2020
1. LÝ DO THỰC HIỆN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả luận văn

Võ Tấn Khải



ii


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: .................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung: ............................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................... 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: ....................................................................................3
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:...................................................... 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ........................................................................3
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: .....................................................................................4
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MOBILE BANKING TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH VĨNH LONG
TẠI AGRIBANK VĨNH LONG .....................................................................................5
2.1 Giới thiệu Agribank và Agribank Vĩnh Long ........................................................ 5
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Agribank Việt Nam...................................................5
2.1.2 Giới thiệu tổng quan về Agribank Vĩnh Long .................................................6
2.2 Các vấn đề cần quan tâm của Agribank Vĩnh Long ............................................11
2.2.1 Về quản trị rủi ro, xử lý nợ ............................................................................11
2.2.2 Về huy động vốn ............................................................................................ 12
2.2.3 Về hoạt động tín dụng.................................................................................... 14
2.2.4 Về phát triển các dịch vụ thanh toán ............................................................. 16
2.3 Vấn đề phát triển về DVMB của khách hàng cá nhân tại Agribank Vĩnh Long .17
2.3.1 Giới thiệu DVMB tại Agribank Vĩnh Long ..................................................16

2.3.2 Định hướng phát triển của DVMB ................................................................ 17
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................20
3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................... 20
3.1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI KHÁCH HÀNG ................................ 20

iii


3.1.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ MƠ HÌNH QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CÔNG
NGHỆ ..................................................................................................................... 21
3.1.3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG NGÂN HÀNG ĐIỆN
TỬ ........................................................................................................................... 22
3.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MOBILE BANKING ................................................29
3.2.1 Dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking) ........................................................ 29
3.2.2 Mobile Banking và các tiện ích của Mobile Banking ...................................30
3.3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................................35
3.3.1 Mơ hình nghiên cứu được đề xuất .................................................................35
3.3.2 Các giả thuyết đối với các biến độc lập ......................................................... 38
3.3.2.1 Tuổi của khách hàng ...............................................................................38
3.3.2.2 Giới tính của khách hàng.........................................................................39
3.3.2.3 Thu nhập ..................................................................................................39
3.3.2.4 Nhận thức hữu ích ...................................................................................40
3.3.2.5 Trình độ học vấn...................................................................................... 40
3.3.2.6 Thâm niên giao dịch của khách hàng với ngân hàng .............................. 41
3.3.2.7 Thâm niên sử dụng Internet của khách hàng...........................................41
3.3.2.8 Sự tin cậy .................................................................................................42
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................42
3.4.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 42
3.4.1.1 Tiến trình nghiên cứu ..............................................................................42
3.4.1.2 Nghiên cứu tổng quan .............................................................................43

3.4.1.3 Nghiên cứu định tính ...............................................................................43
3.4.1.4 Nghiên cứu định lượng ............................................................................44
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................45
3.4.2.1 Số liệu thứ cấp ......................................................................................... 45
3.4.2.2 Số liệu sơ cấp........................................................................................... 45
3.4.3 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................46
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG DỊCH VỤ MOBILE BANKING CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
AGRIBANK VĨNH LONG ........................................................................................... 49
iv


4.1 Thực trạng hoạt động DVMB tại Agribank Vĩnh Long.......................................49
4.1.1 Đánh giá thực trạng về hoạt động DVMB tại Agribank Vĩnh Long .............49
4.1.1.1 Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng DVMB ......................................49
4.1.1.2 Tỷ trọng thu phí DVMB ..........................................................................51
4.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của DVMB tại Agribank Vĩnh Long .............52
4.1.2.1 Những thuận lợi ....................................................................................... 52
4.1.2.2 Những khó khăn ...................................................................................... 53
4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng DVMB của khách hàng
cá nhân tại Agribank Vĩnh Long ................................................................................54
4.2.1 Thông tin chung về mẫu khảo sát ..................................................................54
4.2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng DVMB của khách
hàng cá nhân tại Agribank Vĩnh Long ....................................................................56
4.2.3 Hành vi sử dụng DVMB của khách hàng cá nhân tại Agribank Vĩnh Long .60
4.2.3.1 Nhóm khách hàng có sử dụng DVMB .................................................... 61
4.2.3.2 Nhóm khách hàng không sử dụng DVMB ..............................................64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 67
5.1 KẾT LUẬN ..........................................................................................................67
5.2 KIẾN NGHỊ .........................................................................................................68

5.2.1 MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DVMB CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK VĨNH LONG ............................. 68
5.2.1.1 Cơ sở đề xuất hàm ý chính sách .............................................................. 68
5.2.1.2 Một số hàm ý chính sách thúc đẩy phát triển DVMB của khách hàng cá
nhân tại Agribank Vĩnh Long ..............................................................................70
5.2.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...................................................................................77
5.2.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước..................................................................77
5.2.2.2 Đối với Agribank ..................................................................................... 77
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...............78
5.3.1 Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 78
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................................78

v


DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Trang
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Vĩnh Long giai đoạn 2014 - 2018 .7
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động huy động vốn tại Agribank Vĩnh Long giai đoạn 2014 –
2018 ............................................................................................................................... 13
Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn tại Agribank Vĩnh Long giai đoạn 2014 –
2018 ............................................................................................................................... 15
Bảng 3.1: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan ......................................................... 26
Bảng 3.2: Diễn giải các biến độc lập trong mơ hình ..................................................... 37
Bảng 4.1: Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng DVMB ............................................49
Bảng 4.2: Tình hình thu phí DVMB của Agribank Vĩnh Long ....................................51
Bảng 4.3: Thông tin về mẫu khảo sát ............................................................................55
Bảng 4.4: Kiểm định Skewness/Kurtosis ......................................................................56
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng DVMB của khách


57

Bảng 4.6: Kiểm định Corr ............................................................................................. 58
Bảng 4.7: Lý do khách hàng sử dụng DVMB của Agribank Vĩnh Long ...................... 61
Bảng 4.8: Mục đích sử dụng DVMB của khách hàng ...................................................62
Bảng 4.9: Tần suất sử dụng DVMB ..............................................................................63
Bảng 4.10: Các nguồn thông tin khách hàng biết đến DVMB của Agribank Vĩnh Long
.......................................................................................................................................64
Bảng 4.11: Lý Do khách hàng không sử dụng DVMB

65

Bảng 5.1: Cơ sở đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển DVMB của khách hàng cá
nhân tại Agribank Vĩnh Long ........................................................................................ 70

vi


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 3.1: Mơ hình quyết định sử dụng công nghệ theo lý thuyết TAM ....................... 21
Hình 3.2: Mơ hình quyết định sử dụng cơng nghệ theo lý thuyết UTAUT ..................22
Hình 3.3: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................36
Hình 3.4: Tiến trình nghiên cứu .................................................................................... 43

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
TỪ VIẾT TẮT


GIẢI THÍCH

Agribank

(Tiếng Anh)

Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát triển nơng thơn

CFA

(Tiếng Anh)

Phân tích nhân tố khẳng định

DVMB

(Tiếng Việt)

Dịch vụ Mobile Banking

E-Banking

(Tiếng Anh)

Dịch vụ ngân hàng điện tử

EFA

(Tiếng Anh)


Phân tích nhân tố khám phá

NHTM

(Tiếng Việt)

NHTM

NTD

(Tiếng Việt)

Người tiêu dùng

TAM

(Tiếng Anh)

Mơ hình quyết định sử dụng cơng nghệ

Smartphone

(Tiếng Anh)

Điện thoại thơng minh

UTAUT

(Tiếng Anh)


Mơ hình lý thuyết quyết định sử dụng công nghệ

(Tiếng Anh)

Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin
Việt Nam

VINASA

viii


TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại Agribank
Vĩnh Long. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mơ hình Binary Logistic để xác
định các yếu tố ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile
Banking của khách hàng cá nhân tại Agribank Vĩnh Long, số liệu sơ cấp sử dụng trong
nghiên cứu được khảo sát từ 126 khách hàng cá nhân đến giao dịch tại Agribank Vĩnh
Long.
Kết quả mơ hình hồi quy Binary Logistic cho thấy có năm yếu tố tác động đến
quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân là: Nhận thức
hữu ích, trình độ học vấn, thu nhập, thâm niên giao dịch và sự tin cậy.
Trên cơ sở các kết quả phân tích, đề tài đề xuất một số hàm ý giải pháp nhằm phát
triển DVMB tại Agribank Vĩnh Long. Các hàm ý giải pháp sẽ phục vụ cho các nhà
điều hành và quản lý Agribank Vĩnh Long và Agribank. Nghiên cứu này có thể có thể
tiếp tục phát triển bằng việc bổ sung thêm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng DVMB từ phía ngân hàng.
Từ khóa: Mobile Banking, quyết định sử dụng dịch vụ, hành vi khách hàng.


ix


ABSTRACT
The study object would like to indentify and mesure the factors impact on
individual customers' decision to use Mobile Banking at Agribank Vinh Long branch.
In this study, the author uses the Binary Logistic model to determine the factors that
influence individual customers' decision to use Mobile Banking service at Agribank
Vinh Long. Primary data are collected from 126 individual customers, which have
transaction with Agribank Vinh Long.
Binary Logistic regression model results show that there are five factors, which
influence individual customers' decision to use Mobile Banking services: Useful
awareness, education level, income, transaction experience and reliability.
Based on the analysis results, the thesis proposes implicationals solutions to develop
Mobile Banking service at Agribank Vinh Long branch. The mplications is useful and
benefit to the operators and managers task at Agribank Vinh Long and Agribank
Vietnam. The future research can extend this research by adding factors that influence
the decision to use Mobile Banking from the bank's perpective.
Keywords: Mobile Banking, decision, customers' behavior

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), tốc
độ phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông trong 10 năm gần đây đã đạt
những bước phát triển và tiến bộ thần kỳ, các thiết bị di động cũng không ngừng được

cải tiến và phát triển. Thiết bị di động (điện thoại di động, máy tính bảng…) khơng chỉ
đơn thuần là cơng cụ liên lạc mà còn được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như
giải trí, làm việc, mua sắm trực tuyến, thanh tốn… Tính đến thời điểm năm 2018 thì
có đến 72% người Việt Nam sở hữu điện thoại thông minh, vượt xa tỷ lệ sở hữu máy
tính bàn (44%) (Consumer Barometer, 2018). Việc sử dụng thiết bị di động để kết nối,
thực hiện các giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng ngày càng phổ biến và gần gũi
hơn. Mobile Banking chính là kênh hiện đại và hiệu quả nhất, thơng qua Mobile
Banking, khách hàng có thể sử dụng thiết bị di động có kết nối internet để thực hiện
các giao dịch với ngân hàng. Mobile Banking là một công cụ đặc biệt để thơng qua nó
mà khách hàng có thể giao tiếp và thực hiện các giao dịch qua một thiết bị di động
được kết nối Interner (Barnes and Cobitt, 2003). Sự phổ biến của điện thoại di động
cùng với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin cho thấy việc cung cấp
dịch vụ ngân hàng thông qua kênh Mobile Banking là một xu hướng phát triển dài hạn
của các ngân hàng trên thế giới cũng như Việt Nam. Mobile Banking có thể giúp các
khách hàng hiện đại có thể thực hiện gần như đầy đủ các giao dịch nhỏ lẻ mà không
cần phải trực tiếp đến ngân hàng, giúp họ tiết kiệm chi phí và thời gian. Bên cạnh đó,
những ích lợi của dịch vụ Mobile Banking (DVMB) đối với Ngân hàng là tăng nguồn
thu nhập, mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Mobile Banking phát triển ở Việt Nam từ khoảng năm 2010, tính đến cuối năm
2018, đã có 37 ngân hàng triển khai DVMB (Phạm Tiến Dũng, 2018). Hiện nay, nhóm
khách hàng thường xuyên sử dụng các thiết bị di động (chủ yếu mà smartphone) phần
lớn là những người có tuổi đời trẻ, họ có kiến thức và ưa thích trải nghiệm mới. Do
vậy, họ có xu hướng ưa chuộng các loại hình thanh tốn mới thơng qua các nền tảng di
động.Vì thế, thanh tốn di động đang có nhiều cơ hội phát triển mạnh tại Việt Nam.

1


Từ ngày 28 tháng 5 năm 2015, AgribankViệt Nam (Agribank) bắt đầu triển khai
DVMB. Mặc dù là một Ngân hàng có truyền thống lâu đời với quy mơ về vốn cũng

như tổng tài sản thuộc những ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện tại, nhưng trong lĩnh
vực Mobile Banking thì Agribank vẫn còn khá chậm chân trong việc triển khai dịch vụ
này. Nhận thấy tiềm năng của Mobile Banking, Agribank Vĩnh Long nói riêng đã tích
cực trong việc gia nhập và nâng cao chất lượng DVMB qua từng năm, kết hợp với lợi
thế vốn có về cơ sở hạ tầng của các chi nhánh và mạng viễn thông cùng các giải pháp
cơng nghệ thanh tốn hiện đại qua di động. Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng DVMB
đối với đại bộ phận khách hàng sử dụng vẫn còn khá mới mẻ, nên tâm lý e ngại và lo
sợ về rủi ro giao dịch cũng như biểu phí, một phần khách hàng vẫn còn quá quen với
các giao dịch truyền thống.
Thị trường Mobile Banking tại Vĩnh Long hiện nay có nhiều ưu thế để các NHTM
tiếp tục phát triển với một địa bàn rộng và dân số khá trẻ, có gần 70% dân số tại Vĩnh
Long trong độ tuổi từ 15 đến 59 (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2018). Dân số trẻ là
một đặc điểm có lợi cho các dịch vụ ngân hàng hiện đại phát triển, vì đa số người trẻ
sẽ ưa thích sử dụng và trải nghiệm các dịch vụ hiện đại như Mobile Banking. Với lực
lượng dân số trẻ và sở hữu smartphone nhiều, hứa hẹn đây sẽ là một thị trường cạnh
tranh quyết liệt đối với các NHTM khi cung ứng các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Để
có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh đòi hỏi các NHTM cần nắm bắt được xu hướng và
hành vi cũng như thói quen của khách hàng sử dụng dịch vụ để từ đó đưa ra các giải
pháp và chính sách phù hợp nhằm từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút
thêm các khách hàng mới
Với những lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại
Agribank Vĩnh Long” khơng ngồi mục tiêu phân tích và tìm hiểu về hành vi sử dụng
DVMB của khách hàng cá nhân tại Agribank Vĩnh Long, từ đó đề xuất các giải pháp
phù hợp nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng DVMB, từ đó tiếp tục khẳng
định vị thế của Agribank Vĩnh Long trong hệ thống NHTM Việt Nam.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Mục tiêu chung:

2



Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
DVMB của khách hàng cá nhân, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách phát triển DVMB
tại Agribank Vĩnh Long.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Để hoàn thành được mục tiêu chung, đề tài cần giải quyết 3 mục tiêu cụ thể sau:
(1) Phân tích thực trạng DVMB của khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh
Vĩnh Long;
(2) Phân tích và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng
DVMB của khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Vĩnh Long;
(3) Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm phát triển DVMB tại Agribank Vĩnh Long.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
- Thực trạng DVMB của khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Vĩnh Long
như thế nào?
- Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng DVMB của khách hàng
cá nhân tại Agribank chi nhánh Vĩnh Long?
- Để phát triển DVMB của khách hàng cá nhân tại Agribank Vĩnh Long cần lưu ý
vấn đề gì?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
DVMB của khách hàng cá nhân tại Agribank Vĩnh Long.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Agribank chi nhánh Vĩnh Long. Đối tượng khảo sát gồm
120 khách hàng cá nhân đến giao dịch tại Agribank chi nhánh Vĩnh Long. Đối tượng
khảo sát chỉ bao gồm công dân Việt Nam.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp nghiên cứu định tính: Trên cơ sở các nghiên cứu tổng quan để hình
thành rõ nét các vấn đề cần nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu ở các nhóm đối tượng

nhỏ trước khi nghiên cứu chính thức, kết hợp phỏng vấn ý kiến chuyên gia để hình
thanh nên bản câu hỏi phù hợp.

3


Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sau khi thu thập đủ dữ liệu từ đối tượng khảo
sát, tiến hành hồi quy, kiểm định mơ hình và giả thuyết, bình luận về kết quả nghiên
cứu.
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Về mặt khoa học, kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về
DVMB, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng DVMB, làm cơ sở nghiên cứu,
tham khảo cho các đối tượng liên quan và có quan tâm đến lĩnh vực này.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu nhằm xác định và đo lường các yếu tố cũng
như mức độ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng DVMB tại Agribank chi nhánh Vĩnh
Long và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm kích thích phát triển DVMB tại Agribank
chi nhánh Vĩnh Long trong thời gian sắp tới.
1.7 BỐ CỤC LUẬN VĂN
Nội dung của đề tài bao gồm 5 chương:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MOBILE BANKING TẠI
AGRIBANK VĨNH LONG
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ
DỤNG DỊCH VỤ MOBILE BANKING CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
AGRIBANK VĨNH LONG
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu. Với sự phát triển ngày càng
nhanh của DVMB và sự cạnh tranh quyết liệt của các NHTM trong việc nâng cao trải

nghiệm dịch vụ cho khách hàng thì việc một nghiên cứu về quyết định sử dụng DVMB
tại Agribank Vĩnh Long là cần thiết. Trong chương này, tác giả cũng đã trình bày các
mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu của đề tài.

4


CHƯƠNG 2
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MOBILE BANKING
TẠI AGRIBANK VĨNH LONG
2.1 Giới thiệu Agribank và Agribank Vĩnh Long
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Agribank Việt Nam
Thực hiện nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng, ngày 26/3/1988 về việc
thành lập các ngân hàng chuyên doanh, tách hệ thống ngân hàng Việt Nam thành hai
cấp là ngân hàng Nhà nước và các NHTM. Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt
Nam là ngân hàng đầu tiên được thành lập, được giao nhiệm vụ hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp, nông thơn.
Trong q trình hoạt động, Ngân hàng nơng nghiệp Việt Nam đã có một lần thay
đổi tên nhận diện, nhằm đa dạng lĩnh vực hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả hỗ
trợ của ngân hàng đối với các nhiệm vụ do Nhà nước giao. Cụ thể vào ngày 15 tháng
11 năm 1996, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 280/QĐNHNN để chuyển đổi tên Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thành AgribankViệt Nam
(Agribank)
Từ những thành tích xuất sắc đã đạt được trong quá trình hoạt động Agribank đã
được vinh danh nhiều lần với các danh hiệu uy tín của ngành ngân hàng như: Danh
hiệu “Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững”, Top 10 thương hiệu Việt Nam uy tín nhất
do Bộ Cơng Thương tiến hành khảo sát và công nhận, Top 10 “Sao vàng đất Việt”,
Top 10 doanh nghiệp có quy mơ lớn nhất Việt Nam, Top 10 doanh nghiệp tốt nhất
Việt Nam theo xếp hạng của VNR500
Ngày 30 tháng 01 năm 2011, Thống đốc ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định số

214/QĐ-NHNN để chuyển đổi phương thức hoạt động của Agribank sang mơ hình
cơng ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Ngày 26 tháng 3 năm 2013, nhân kỷ kiệm 25 năm ngày thành lập ngành ngân hàng
Việt Nam (26/3/1988 – 26/3/2013), với những cống hiến to lớn đối với nền kinh tế
nước nhà, Agribank đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý

5


cho những thành quả lao động không mệt mỏi, danh hiệu “Huân chương Lao động
hạng Ba”
Agribank cũng là hệ thống ngân hàng có số lượng chi nhánh và phịng giao dịch
nhiều nhất Việt Nam. Hiện tại, hệ thống Agribank có hơn 2.200 chi nhánh, phòng giao
dịch.
Trong năm 2016, Agribank chuyển mình mạnh mẽ, tích cực đổi mởi bộ nhận diện
thương hiệu và tái cơ cấu tổ chức hoạt động cũng như kiện tồn các quy trình nghiệp
vụ. Trong năm 2016 Agribank tiếp tục nằm trong Top 10 VNR500.
Agribank liên tục nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới, là ngân hàng đầu tiên ứng
dụng thành công hệ thống dự án Core Banking – hệ thống tự động hóa và hiện đại hóa
hệ thống Mobile Banking. Hiện nay với hơn 200 sản phẩm dịch vụ, Agribank là một
trong những NHTM tiên phong và có sản phẩm DVMB đa dạng, có chất lượng tốt
trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam.
2.1.2 Giới thiệu tổng quan về Agribank Vĩnh Long
2.1.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của AgriBank Vĩnh Long từ 2014 - 2018
Agribank Vĩnh Long là một trong các chi nhánh ngân hàng trực thuộc Agribank
Việt Nam, được thành lập trên cơ sở chia tách từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh Cửu Long
(thành lập từ tháng 10 năm 1988). Agribank Vĩnh Long từ tháng 3 năm 1992.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Vĩnh Long trong giai đoạn 2014 đến
2018 nhìn chung có sự phát triển dần đều qua bảng 2.1:


6


Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Vĩnh Long giai đoạn 2014 - 2018
ĐVT: Triệu đồng

2015/2014
CHỈ TIÊU

2014

2015

2016

2017

2018
Số tiền

I. TỔNG THU NHẬP
1. Thu từ hoạt động
tín dụng

Tỷ lệ
(%)

2016/2015
Số tiền


Tỷ lệ
(%)

2017/2016
Số tiền

478.056 568.172

826.910 950.946 1.046.041

90.116

18,85 258.738

45,54 124.036

465.150 543.741

766.546 836.834

900.641

78.591

16,90 222.805

40,98

70.288


94,05

2. Thu từ phí dịch vụ

5.736

17.045

33.076

76.075

96.236

11.309

197,16

3. Thu khác

7.170

7.386

27.288

38.037

49.164


216

3,01

16.031

19.902 269,46

Tỷ lệ
(%)

2018/2017
Số tiền

Tỷ lệ
(%)

15,00

95.095

10,00

9,17

63.807

7,62

42.999 130,00


20.161

26,50

10.749

39,39

11.127

29,25

II. TỔNG CHI PHÍ

381.732 487.487

684.648 797.268

859.054

105.755

27,70 197.161

40,44 112.620

16,45

61.786


7,75

1. Chi lãi tiền gửi

324.472 419.239

561.412 629.841

687.243

94.767

29,21 142.173

33,91

68.429

12,19

57.402

9,11

18.337

14.603

1.121


14,68

6.307

72,04

3.275

9.847

2. Chi hđ tín dụng
3. Chi khác
III.

TỔNG

NHUẬN

LỢI

7.634

8.755

15.062

49.626

59.473


108.174 149.090

157.208

19,84

48.701

81,89

40.916

37,82

8.118

5,45

96.324

80.685

142.262 153.678

186.987 (15.639) (16,24)

61.577

76,32


11.416

8,02

33.309

21,67

(Nguồn: Phịng Kế tốn ngân quỹ Agribank Vĩnh Long, năm 2019)

7

21,74 (3.734) (20,36)


2.1.2.2 Về thu nhập
Qua bảng 2.1 trên, nhìn chung qua các năm thu nhập của Agribank chi nhánh Vĩnh
Long tăng trưởng đều đặn qua các năm, trong đó giai đoạn tăng trưởng mạnh của thu
nhập là 2016 so với 2015 với mức tăng trưởng đạt đến 45,54%, các năm còn lại mức
độ tăng trưởng của thu nhập cũng dao động từ 10% đến 18%. Tóm lại, thu nhập của
Agribank Vĩnh Long khá ổn định và tăng trưởng đều, đây cũng là xu hướng chung của
các ngân hàng trên địa bàn Vĩnh Long.
Thu nhập tăng lên là do qua các năm, Agribank chi nhánh Vĩnh Long không ngừng
cải thiện chất lượng dịch vụ để tăng sự hài lòng của khách hàng. Bên cạnh đó, cũng
thường xuyên đa dạng hóa và tăng cường ứng dụng các công nghệ hiện đại cho các
dịch vụ mới như thanh toán online, thanh toán di động. Nguồn thu chủ yếu của
Agribank Vĩnh Long chủ yếu từ 3 nguồn chính là thu từ hoạt động tín dụng, thu từ
dịch vụ và các khoản thu khác, cụ thể:
- Thu từ hoạt động tín dụng

Thu từ hoạt động tín dụng từ lâu ln là nguồn thu chính của các NHTM và
Agribank chi nhánh Vĩnh Long cũng không ngoại lệ. Qua các năm, nguồn thu từ hoạt
động tín dụng ln chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu, cụ thể tỷ trọng của thu từ
hoạt động tín dụng trong tổng nguồn thu trong 5 năm gần đây luôn đạt trên 80%, có
năm đạt đến 85% tổng nguồn thu nhập trong năm (năm 2014). Nhìn chung qua các
năm thì tốc độ tăng trưởng của nguồn thu từ hoạt động tín dụng cũng tăng khá đều,
trong đó có năm 2016 tăng đột biến đến 40,98% so với năm 2015. Các năm còn lại tốc
độ tăng trưởng của nguồn thu này trong khoảng từ 7% - 16%. Năm 2018 vừa qua, với
sự cạnh tranh của các NHTM cổ phần cũng như chính sách của Agribank Vĩnh Long
khi đa dạng hóa các nguồn thu, chuyển dịch từ thu từ hoạt động tín dụng sang thu từ
cung ứng dịch vụ và thu nhập khác thì tốc độ tăng trưởng của khoản thu từ tín dụng đã
giảm xuống mức 7,62%.
- Thu từ phí dịch vụ
Trong xu thế chung hiện nay cũng như tiềm năng phát triển của các dịch vụ ngân
hàng ngày càng to lớn (thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư) thì việc
các ngân hàng chuyển dịch nguồn thu từ thu từ hoạt động tín dụng sang nguồn thu từ
dịch vụ là cần thiết. Trong 5 năm vừa qua, doanh thu từ hoạt động cung ứng các loại
hình dịch vụ tại Agribank Vĩnh Long đã thể hiện rõ nét sự chuyển dịch này. Cụ thể
8


trong 5 năm vừa qua, nguồn thu này tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước, mức
tăng trưởng của nguồn thu này là rất ấn tượng so với các nguồn thu còn lại. Năm 2015
tốc độ tăng trưởng của thu từ phí dịch vụ tăng 197,16% so với năm 2014, sang năm
2016 tốc độ tăng của thu phí từ dịch vụ cũng tăng rất nhanh, lên đến 130%. Nguồn thu
này tăng chủ yếu do Agribank Vĩnh Long không ngừng thay đổi và mở rộng các loại
hình dịch vụ cũng như thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ
khách hàng lâu năm và cả những khách hàng tiềm năng. Những số liệu trên cho thấy
doanh thu từ hoạt động dịch vụ đang dần tăng tốc, trong tương lai sẽ giúp Agribank
Vĩnh Long bớt phụ thuộc vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng.

- Thu khác
Thu nhập khác bao gồm các khoản thu từ phí nội bộ dịch vụ thanh toán, thu nhập
điều chuyển vốn nội bộ, thu khác…cũng dần tăng trong những năm qua, chủ yếu là
nhờ phí thu từ dịch vụ bảo hiểm, thanh lý và các khoản hoa hồng phát sinh trong quá
trình kinh doanh. Trong năm 2014 nguồn thu này chỉ đạt 7.170 triệu đồng thì đến năm
2018 đã đạt đến 49.164 triệu đồng, một sự tăng trưởng rất đáng kể. Nguyên nhân tăng
là do các giao dịch nội bộ trong 5 năm qua cũng tăng đáng kể cùng với sự phát triển
chung của cả hệ thống vì vậy nguồn thu này tăng theo cũng là điều dễ hiểu.
2.1.2.3 Về Chi phí
Cùng với sự tăng lên nhanh chóng của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên
rất nhiều. Cụ thể qua bảng 2.1 cho thấy mức tăng của chi phí tăng nhanh trong giai
đoạn 2015 và 2016 với mức tăng cụ thể là 27,7% (2015/2014) và 40,44% (2016/2015),
đến giai đoạn 2017 và 2018 thì tốc độ tăng của chi phí bắt đầu chậm lại. Nguyên nhân
chủ yếu của việc gia tăng chi phí qua các năm là do chi lãi tiền gửi, điều này cũng cho
thấy Agribank Vĩnh Long có khả năng huy động vốn tốt. Cụ thể các khoản chi phí của
Agribank Vĩnh Long như sau:
- Chi lãi tiền gửi
Khoản chi lãi tiền gửi là một khoản chi lớn của bất kỳ ngân hàng nào và Agribank
Vĩnh Long cũng không ngoại lệ. Qua 5 năm, khoản chi này tăng mạnh và tăng liên tục,
tuy nhiên tốc độ tăng lại không đồng đều nhau, cụ thể trong những năm 2015 và 2016
thì tốc độ tăng khá cao, năm 2015 tăng 29,21% so với năm 2014, năm 2016 tăng
33,91% so với năm 2015, đến năm 2017 tốc độ tăng giảm xuống còn 12,19% và đến
năm 2018 vừa qua tốc độ tăng đã giảm xuống 9,11%. Những con số vừa nêu đã cho
9


thấy Agribank Vĩnh Long vẫn là một ngân hàng có sức hút mạnh trong khả năng huy
động vốn, nhưng xu thế sẽ dần giảm bớt lệ thuộc vào mảng tín dụng vốn ẩn tàng nhiều
rủi ro.
- Chi hoạt động tín dụng

Chi từ hoạt động tín dụng nhìn chung qua các năm có tăng, cụ thể năm 2015 tăng
14,68% so với năm 2014, năm 2016 tăng 72,04% so với năm 2015, năm 2017 tăng
21,74% so với năm 2016. Trong các năm từ 2014 đến 2017 do hoạt động tín dụng
khơng ngừng mở rộng nên các chi phí chi cho hoạt động tín dụng cũng theo đó mà
tăng theo, các khoản chi này như: Chi tiền xăng đi thẩm định khách hàng, chi phí điện
thoại tư vấn và hỗ trợ khách hàng, chi bảo hiểm tai nạn, phí cầu đường, tàu xe….Tuy
nhiên đến năm 2018 thì khoản chi này khơng tăng mà giảm 20,36% so với năm 2017,
nguyên nhân của chi phí này giảm một phần là do Agribank Vĩnh Long đã cơng nghệ
hóa việc thẩm định và chăm sóc khách hàng mới, từ đó tiết kiệm một phần đáng kể chi
phí này, một phần nguyên nhân khác đến từ việc ngân hàng đang chuyển dịch cơ cấu
kinh doanh sang mảng cung ứng dịch vụ, từ đó cũng làm giảm chi phí chi cho mảng
tín dụng trong năm 2018.
- Chi khác
Các khoản chi khác cũng tăng và tăng nhanh liên tục qua từng năm, cụ thể mức tăng
như sau: Năm 2015 tăng 19,84% so với năm 2014, năm 2016 tăng 81,89% so với năm
2015, năm 2017 tăng 37,82% so với năm 2016, đến năm 2018 tốc độ tăng chậm lại chỉ
còn 5,45%.
Nguyên nhân làm các khoản chi này tăng nhanh trong các năm vừa qua chủ yếu là
do chi thường xuyên cho các hoạt động chính của ngân hàng như: Chi lương, chi ấn
chỉ, giấy in, chi trang phục cho cán bộ công nhân viên, chi bảo dưỡng và sửa chữa
thường xuyên, chi văn phòng phẩm, chi thuê mặt bằng, chi tuyên truyền, quảng cáo,
tiếp thị, chi điện nước, chi hội nghị, ngồi ra cịn chi nộp thuế, các khoản chi phí, lệ
phí, chi cho hoạt động quản lý cơng vụ, chi dự phịng, chi bất thường khác. Nhìn
chung, đây đều là các khoản chi cần thiết cho hoạt động hằng ngày của ngân hàng.
Tuy mức tăng của các khoản chi này qua các năm có tăng nhanh, nhưng nhìn chung
ngân hàng vẫn kiểm soát tốt khoản chi này, hiệu quả các khoản chi này vẫn rất tốt và
đảm bảo sự vận hành ổn định cho Agribank Vĩnh Long

10



2.1.2.4 Về lợi nhuận
Trong 5 năm qua thì lợi nhuận của Agribank Vĩnh Long đều tăng, chỉ riêng năm
2015 do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên lợi nhuận có giảm so với năm
2014, cụ thể lợi nhuận qua các năm từ 2015 đến 2018 như sau: Năm 2016 tăng 76,32%
so với năm 2015, năm 2017 tăng 8,02% so với năm 2016, năm 2018 tăng 21,67% so
với năm 2017. Qua số liệu của bảng 2.1, tốc độ tăng của thu nhập và chi phí là tỷ lệ
thuận với nhau. Tuy có năm tổng chi phí tăng nhanh làm giảm lợi nhuận nhưng xét về
hoạt động tổng quan và nhiều mặt khách quan như chi cho hoạt động tín dụng, chi lãi
tiền gửi, mua sắm vật tư thiết bị, tiền thuê mặt bằng…đây đều là những khoản chi bắt
buộc, cần có trong q trình hoạt động. Lợi nhuận của Agribank Vĩnh Long vẫn tăng
mạnh qua các năm cụ thể năm 2014 lợi nhuận đạt 96.324 triệu đồng, năm 2015 đạt lợi
nhuận 80.685 triệu đồng, năm 2016 đạt lợi nhuận 142.262 triệu đồng, năm 2017 đạt lợi
nhuận 153.678 triệu đồng, năm 2018 đạt lợi nhuận 186.678 triệu đồng.
Tóm lại qua bảng 2.1, ta thấy được nguyên nhân của kết quả khả quan trong thời
gian qua là do Agribank Vĩnh Long liên tục thay đổi theo hướng tích cực và thích ứng
tốt với sự biến động của thị trường cũng như thường xuyên tích cực mở rộng và nâng
cao chất lượng hoạt động tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh tốn tiện lợi. Bên
cạnh đó Agribank Vĩnh Long cũng thực hiện tốt công tác thanh, kiểm tra và kịp thời
phát hiện và có các giải pháp cải thiện rủi ro, kiểm sốt tốt các khoản chi phí, khơng
loại bỏ chi phí bất hợp lý. Bên cạnh đó, định hướng của Agribank Vĩnh Long là
chuyển dịch doanh từ mảng tín dụng là chủ yếu sang thu từ cung ứng dịch vụ hiện đại.
Đây chính là một bước đi đúng đắn của Agribank Vĩnh Long, là tiền đề vững chắc
đảm bảo tăng trưởng bền vững trong những năm sắp tới. Với những định hướng về
chuyển đổi nguồn thu hợp lý, việc nghiên cứu và tìm các giải pháp phù hợp nhằm tăng
doanh các mảng dịch vụ là cần thiết, trong đó Agribank Vĩnh Long xác định DVMB là
một mũi nhọn quan trọng cần tập trung phát triển ưu tiên.
2.2 Các vấn đề cần quan tâm của Agribank Vĩnh Long
2.2.1 Về quản trị rủi ro, xử lý nợ
Để đạt hiệu quả cao trong quản trị rủi ro, xử lý nợ, Agribank Vĩnh Long đã sử dụng

nhiều phương pháp đa dạng, phù hợp với từng đối tượng để thu hồi nơj, thường xuyên
11


tương tác, đôn đốc, nhắc nhở, hỗ trợ cho các khách hàng có thiện chí trả nợ, xử lý tài
sản đảm bảo, chuyển giao nợ cho công ty xử lý nợ VAMC. Bên cạnh đó, Agribank
Vĩnh Long kịp thời điều chỉnh và bổ sung các qui định, chính sách mới về kiểm sốt
rủi ro tín dụng, từ đó giúp tăng hiệu quả quản lý và thu hồi nợ, kiểm tra, giám sát các
khoản nợ một cách hiệu quả.
Do chú trọng cơng tác trích lập dự phịng trong phịng ngừa rủi ro, đặc biệt là trong
năm 2015, Agribank Vĩnh Long đã xử lý một số khoản nợ lớn bằng cách bán nợ cho
VAMC, nên nợ xấu đã giảm mạnh từ 4,2% năm 2014 xuống cịn 2,12% năm 2015.
Đồng thời, cơng tác kiểm tra và giải quyết các khoản nợ xấu khó xử lý, nợ tiềm ẩn rủi
ro cũng được Agribank Vĩnh Long thực hiện thường xuyên và liên tục, đã góp phần
giảm nợ xấu xuống còn 1,1% trong năm 2018.
Mặc dù công tác quản trị rủi ro và xử lý nợ của Agribank Vĩnh Long đã đạt được
những thành công đáng kể, qua tỷ lệ nợ xấu đã giảm qua các năm, tuy nhiên nguy cơ
tiềm ẩn của nợ xấu vẫn còn, chưa thật sự được giải quyết một cách triệt để. Nguyên
nhân chủ yếu là do việc giảm tỷ lệ nợ xấu chủ yếu đến từ việc Agribank chuyển giao
nợ cho VAMC, số nợ thực tế được xử lý bằng tài sản đảm bảo cũng như thu hồi từ
chính khách hàng chưa thật sự hiệu quả. Điều này dẫn đến một rủi ro tiềm ẩn là các
khoản dự phòng rủi ro và trích lập dự phịng cho trái phiếu đặc biệt của VAMC về lâu
dài có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Với những phân tích trên, vấn đề
xử lý nợ và quản lý rủi ro của Agribank Vĩnh Long trong những năm tới phải đề ra
những giải pháp tích cực, bền vững hơn.
2.2.2 Về huy động vốn

12



Bảng 2.2: Kết quả hoạt động huy động vốn tại Agribank Vĩnh Long giai đoạn 2014 – 2018
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn vốn
huy động
HĐV từ tổ

2015/2014
2014

2015

2016

2017

2018

Số tiền

Tỷ lệ
(%)

2016/2015
Số tiền

124.500 161.053

166.012 158.166 188.721

36.553


29,36

4.958

HĐV từ dân cư 407.456 518.171

565.949 636.827 647.044

110.715

27,17

62.907 (12.949) (38,13)

chức kinh tế
HĐV khác

33.956

21.007

22.638

37.460

Tỷ lệ
(%)

2017/2016

Số tiền

Tỷ lệ
(%)

2018/2017
Số tiền

Tỷ lệ
(%)

3,08 (7.845)

(4,73)

30.555

19,32

47.778

9,22

70.878

12,52

10.217

1,60


1.631

7,76

14.822

65,48

25.447

67,93

(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ Agribank Vĩnh Long, năm 2019)
Qua bảng 2.2 cho thấy nguồn vốn huy động của Agribank Vĩnh Long qua các năm tăng liên tục và ổn định, đảm bảo nguồn vốn để
Agribank Vĩnh Long hoạt động hiệu quả. Cụ thể năm 2014 huy động vốn đạt 565.912 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 700.231 triệu đồng,
năm 2016 là 754.598 triệu đồng, năm 2017 đạt 832.453 triệu đồng, năm 2018 đạt 898.672 triệu đồng. Trong cơ cấu nguồn vống huy động
được trong các năm qua thì nguồn vốn huy động từ dân cư luôn đạt tỷ lệ cao, đến trên 70%, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế
chiếm tỷ trọng khoảng 20% đến 25%, còn lại là nguồn khác. Kết quả huy động vốn tăng liên tục trong các năm vừa qua đã chứng tỏ
Agribank Vĩnh Long đã tạo được niềm tin vững chắc nơi khách hàng đến gửi tiền. Một dấu hiệu rất tốt cho Agribank Vĩnh Long là trong
các năm vừa qua, nguồn vốn huy động từ dân cư có tỷ trọng cao, đây là yếu tố then chốt quyết định cho việc

13


tăng cường huy động vốn từ nguồn dân cư trong thời gian tới vì trong các nguồn vốn
huy động thì đây là nguồn dồi dào và bền vững nhất so với các nguồn còn lại.
Cơ cấu huy động vốn trong các năm qua được Agribank Vĩnh Long duy trì và dịch
chuyển theo hướng chú trọng huy động từ dân cư. Agribank Vĩnh Long đã xác định
nguồn vốn huy động từ dân cư, cá nhân là nguồn vốn ổn định, bền vững nên đã tập

trung khai thác. Trong thời gian sắp tới Agribank Vĩnh Long cần tiếp tục quan tâm và
tập trung khai thác nguồn vốn huy động từ dân cư, đảm bảo tính ổn định và bền vững
cho nguồn vốn huy động.
2.2.3 Về hoạt động tín dụng
Trong giai đoạn 2014 – 2018, Agribank Vĩnh Long đã chủ động trong việc điều
hành hoạt động tín dụng theo phương châm “An tồn – Hiệu quả - Bền Vững” với các
biện pháp nghiệp vụ chủ yếu tập trung vào việc sử dụng cơ cấu tín dụng hợp lý, cải
thiện hiệu quả thẩm định để từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực giải quyết các
khoản nợ xấu. Từ việc kết hợp hiệu quả nhiều giải pháp thường xuyên, liên tục từ khâu
đề xuất chính sách, chủ trương đến khi thực hiện, đơn đốc, giám sát, hoạt động tín
dụng của Agribank Vĩnh Long trong 5 năm qua đã có những bước tiến đáng kể, đảm
bảo việc mở rộng tín dụng là phù hợp và thực sự hỗ trợ tốt cho nông nghiệp, nông
thôn, nông dân. Chất lượng các khoản vay được kiểm sốt chặt chẽ, đảm bảo an tồn
cho hoạt động của ngân hàng, tập trung thực hiện chủ trương của Nhà nước giao cho
Agribank về tăng cương tín dụng để đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
và 5 lĩnh vực được khuyến khích phát triển

14


Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn tại Agribank Vĩnh Long giai đoạn 2014 – 2018
ĐVT: Triệu đồng
2015/2014
Dư nợ

Ngắn hạn
Trung và
dài hạn
TỔNG


2014

2015

2016

2017

2018

Số tiền

Tỷ lệ
(%)

2016/2015
Số tiền

Tỷ lệ
(%)

2017/2016
Số tiền

Tỷ lệ
(%)

2018/2017
Số tiền


Tỷ lệ
(%)

323.623 349.259

395.015 465.341 578.980

25.636

7,92

45.756

13,10

70.326

17,80 113.639

24,42

172.141 187.908

208.752 267.253 365.702

15.767

9,16

20.844


11,09

58.501

28,02

98.449

36,84

495.764 537.167

603.767 732.594 944.682

41.403

8,35

66.600

12,40 128.827

21,34 212.088

28,95

(Nguồn: Phịng Kế tốn ngân quỹ Agribank Vĩnh Long, năm 2019)
Qua bảng 2.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Agribank Vĩnh Long qua các năm là khá cao và ổn định, đặc biệt trong
năm 2018 vừa qua tốc độc tăng trưởng của dư nợ cuối kỳ đạt đến 28,95%, các năm cịn lại tốc độ tăng trưởng của dự nợ ln đạt bình quân

khoảng 13%. Trong cơ cấu dự nợ của Agribank Vĩnh Long thì dư nợ ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng cao, luôn gấp đôi so với dư nợ trung dài
hạn. Lý do chủ yếu vì các khoản vay trong các năm qua chủ yếu là cho nông dân, nơng hộ vay để bù đắp chi phí trong hoạt động sản xuất
kinh doannh mùa vụ, các khoản vay này có đặc điểm là sẽ phát sinh theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của nông hộ, nông dân. Trong những
năm sắp tới, xu hướng nông hộ và nông dân có nhu cầu vay ngắn hạn cũng sẽ tiếp tục tăng mạnh, ngân hàng cần quan tâm đến quy trình và
quản lý chất lượng các khoản vay ngắn hạn này.

15


×