Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phân tích huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 94 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THU HUỆ

PHÂN TÍCH HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THUẬN THÀNH,
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Kế Toán

Mã số:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Bùi Thị Nga

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các nguồn số
liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa hề được dùng để bảo vệ một học vị
khoa học nào. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày......tháng......năm 2019
Tác giả luận văn


Nguyễn Thu Huệ

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự
đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện để tơi hồn thành bản
luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS. Bùi Thị Nga là người trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Agribank chi nhánh huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần
thiết để hồn thành luận văn.
Cảm ơn gia đình cùng tồn thể bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong q
trình học tập và thực hiện luận văn.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế.
Tơi kính mong q thầy, cơ giáo, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài,
đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài của tơi được
hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Huệ

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ........................................................................................................... vii
Danh mục hình, sơ đồ .................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác huy động vốn tiền gửi tại ngân
hàng thương mại ............................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về công tác huy động vốn tiền gửi tại các Ngân hàng thương
mại ....................................................................................................................................... 4

2.1.1.

Ngân hàng thương mại ....................................................................................... 4

2.1.2.

Dịch vụ Ngân hàng thương mại .......................................................................... 6

2.1.3.

Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại......................................................... 10

2.1.4.

Nội dung của phân tích cơng tác huy động vốn tiền gửi của ngân hàng

thương mại ........................................................................................................ 17

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi của các ngân hàng
thương mại ........................................................................................................ 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 22

2.2.1.

Một số kinh nghiệm huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại
nước ngoài ở Việt Nam..................................................................................... 22

iii


2.2.2.

Một số kinh nghiệm huy động vốn tiền gửi tại một số Ngân hàng trên
Thế giới ............................................................................................................. 23

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh........................................................................................ 25

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ........................................... 28

3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 28

3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh........................................................................................ 28

3.1.2.

Tổ chức bộ máy tại Agribank chi nhánh huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ..........28

3.1.3.

Tình hình về lao động của Agribank chi nhánh huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh. .......................................................................................................... 30

3.1.4.

Kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Thuận Thành .................. 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 37

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 37


3.2.2.

Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................ 38

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 38

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 39
4.1.

Phân tích Thực trạng huy động vốn tiền gửi của Agribank chi nhánh
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016 - 2018 ............................. 39

4.1.1.

Phân tích quy trình huy động vốn tiền gửi tại Agribank chi nhánh huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ............................................................................... 39

4.1.2.

Phân tích huy động vốn tiền gửi dân cư ........................................................... 44

4.1.3.

Phân tích huy động vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và các tổ chức
tín dụng khác .................................................................................................... 46

4.1.4.


Các biện pháp hỗ trợ huy động vốn .................................................................. 48

4.1.5.

Quy mô và cơ cấu huy động vốn tiền gửi tại Agribank chi nhánh huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ............................................................................ 49

4.1.6.

Một số yếu tố ánh hưởng đến huy động vốn tiền gửi của Agribank chi
nhánh huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ....................................................... 53

4.2.

Đánh giá chung công tác huy động vốn tiền gửi của Agribank chi nhánh
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.................................................................. 57

4.2.1.

An tồn ............................................................................................................. 57

4.2.2.

Chính xác .......................................................................................................... 59

iv


4.2.3.


Chi phí huy động vốn ....................................................................................... 60

4.2.4.

Trình độ và thái độ phục vụ của nhân viên thực hiện dịch vụ huy động
vốn tại Agribank huyện Thuận Thành .............................................................. 62

4.3.

Giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi tại Agribank chi nhánh
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2019 - 2025 ............................. 63

4.3.1.

Định hướng chiến lược huy động vốn của Agribank huyện Thuận Thành ............ 63

4.3.2.

Định hướng mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn của
Agribank huyện Thuận Thành .......................................................................... 64

4.3.3.

Giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi tại Agribank chi nhánh
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.................................................................. 67

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 73
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 73


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 74

5.2.1.

Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. .......................................................... 74

5.2.2.

Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam ............................................................. 74

5.2.3.

Kiến nghị với Agribank tỉnh Bắc Ninh............................................................. 75

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 76
Phụ lục .......................................................................................................................... 78

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

AB Bank


Ngân hàng TMCP An Bình

ATM

Automatic Tranfer Money - Máy rút tiền tự động

AZN

Ngân hàng Australia Và New Zealand

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DV

Dịch vụ


DVNH

Dịch vụ ngân hàng

HĐV

Huy động vốn

HMTD

Hạn mức tín dụng

HSBC

Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải

HTX

Hợp tác xã

KDNT

Kinh doanh ngoại tệ.

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

Agribank


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng trung ương

SACOMBANK

Ngân hàng Sài Gịn Thương tín

SHB

Ngân hàng TMCP Sài gịn Hà Nội

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Lực lượng lao động tại Agribank huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh ........................................................................................................... 31

Bảng 3.2.

Thu dịch vụ ròng giai đoạn 2016 -2018 .................................................... 32

Bảng 3.3.

Chỉ tiêu hoạt động tín dụng tại Agribank Thuận Thành giai đoạn
2016-2018 ................................................................................................. 33

Bảng 3.4.

Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................. 36


Bảng 4.1.

Đánh giá của khách hàng về quy trình, thủ tục dịch vụ huy động
vốn ............................................................................................................. 40

Bảng 4.2.

Huy động vốn tiền gửi theo đối tượng ...................................................... 42

Bảng 4.3.

Tình hình huy động vốn thơng qua phát hành giấy tờ có giá .................... 43

Bảng 4.4.

Tình hình huy động vốn của Agribank, chi nhánh huyện Thuận
Thành......................................................................................................... 49

Bảng 4.5.

Tình hình huy động vốn thơng qua kỳ hạn huy động ............................... 51

Bảng 4.6.

Cơ cấu nhân khẩu huyện Thuận Thành ..................................................... 53

Bảng 4.7.

Đánh giá của khách hàng về mức độ an toàn của dịch vụ huy động
vốn ............................................................................................................. 58


Bảng 4.8.

Đánh giá mức độ an toàn theo sản phẩm .................................................. 59

Bảng 4.9.

Sai sót trong dịch vụ huy động vốn tại Agribank huyện Thuận
Thành năm 2016 - 2018 ............................................................................ 59

Bảng 4.10.

Đánh giá của khách hàng về sự chính xác của dịch vụ huy động
vốn ............................................................................................................. 60

Bảng 4.11.

Biến động thu nhập - chi phí qua các năm ................................................ 60

Bảng 4.12.

So sánh lãi suất huy động của một số NHTM – tháng 5/2019 .................. 61

Bảng 4.13.

Đánh giá của khách hàng về nhân viên giao dịch huy động vốn .............. 62

vii



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng ............................................. 35
Biểu đồ 4.1. Tiền gửi thanh toán năm 2016 - 2018 ....................................................... 42
Biểu đồ 4.2. Nguồn vốn huy động từ dân cư ................................................................. 44
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu huy động vốn tiền gửi theo thời hạn ............................................. 52

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Thuận Thành ...................................................... 54
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Agribank Chi nhánh huyện Thuận Thành ....... 29

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thu Huệ
Tên luận văn: “Phân tích huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Kế toán

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về huy động vốn tiền gửi của các ngân hàng thương mại, đề tài
phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:
- Các báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam, chi nhánh huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, các dữ liệu khác,...
Thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp và
bảng câu hỏi.
- Tiến hành thu thập số liệu qua phỏng vấn, phiếu khảo sát chuyên gia về việc sử
dụng dịch vụ huy động vốn của khách hàng.
- Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh.
Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thu thập số liệu sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu, số liệu
liên quan để phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê để xử lý các số liệu sơ cấp từ điều tra, tổng hợp kết quả
điều tra bằng phương pháp bình quân gia quyền.

ix


- Dùng phương pháp phân tích hệ thống và khái quát hóa, phương pháp tổng
hợp, so sánh, sử dụng các bảng, biểu đồ cho các bước nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
Khái quát được bức tranh tổng quát về tình hình huy động vốn tiền gửi tại Ngân
hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh.
Phản ánh thực trạng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đưa ra các giải pháp tăng cường và phát triển huy động vốn tiền gửi tại Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thu Hue
Thesistitle: “Analysis of deposit mobilization at Vietnam Bank for Agriculture and
Rural Development, Thuan Thanh district branch, Bac Ninh province".
Major: Accountant

Code: 8340301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA.
Research Objectives
Based on the theory of deposit mobilization of commercial banks, the thesis
analyzes the current situation and factors affecting deposit mobilization at the Vietnam
Bank for Agriculture and Rural Development, Thuan Thanh district branch, Bac Ninh
province, since then proposing some of solutions to increase deposit mobilization at the
Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Thuan Thanh district branch,
Bac Ninh province.
Materials and Methods
The method of data collection
Collecting secondary data from sources:
- Summary reports of Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development,
Thuan Thanh district branch, Bac Ninh province, other data, ...
Primary data collection is conducted through direct interviews and questionnaires.
Collecting data through interviews, expert questionnaires on the use of
customers' capital mobilization services.

- Customer's assessment of the quality deposit mobilization services at Vietnam
Bank for Agriculture and Rural Development, Thuan Thanh district branch, Bac Ninh
province.
Method of information processing
After collecting the data, it will collect and select related documents and data to
serve the research.
Methods of data analysis
- Statistical method for processing primary data from the survey, summarizing
the survey results by the weighted average method.
- Using system analysis and generalization method, the method of summarizing,
comparing and using tables and charts for research steps.

xi


Main findings and conclusions
Overview of the overall picture of the situation of deposit mobilization in
Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Thuan Thanh district branch,
Bac Ninh province.
Reflecting the current situation of deposit mobilizationat Vietnam Bank for
Agriculture and Rural Development, Thuan Thanh district branch, Bac Ninh province.
Proposing solutions to strengthen and develop deposit mobilization at Vietnam
Bank for Agriculture and Rural Development, branch of Thuan Thanh district, Bac
Ninh province.

xii


PHầN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay, công cuộc phát triển kinh tế là mục tiêu mũi nhọn của nhiều quốc
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới,
nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay là phát triển kinh tế, ổn định chính
trị. Từ một nền kinh tế kém phát triển với thu nhập bình quân đầu người thấp, cơ
sở hạ tầng yếu kém, Đảng và nhà Nước đã xác định chủ trương “Vốn trong nước
là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng” trong mọi hoạt động đầu tư, phát
triển kinh tế. Hiện nay ở nước ta, vấn đề vốn đang là đòi hỏi cấp bách trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Với chủ trương, chính sách đổi
mới sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế của Việt
Nam đã từng bước đi lên và đạt được những thành tựu đáng kể. Việt Nam gia
nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) đã tạo nên cơ hội cho mọi nghành
nghề trong nền kinh tế phát triển, do vậy địi hỏi cần phải có một khối lượng vốn
đầu tư lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Để đáp ứng
nhu cầu vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế khi mà thị trường chứng khoán chưa
đủ mạnh, huy động vốn qua con đường cổ phiếu, trái phiếu còn hạn chế so với
nhu cầu vốn. Do vậy trong quá trình nhận và truyền vốn trên thị trường chủ yếu
thơng qua ngân hàng thương mại và thị trường tín dụng. Có thể nói tại Việt Nam,
hơn 80% lượng vốn trên thị trường là do hệ thống ngân hàng cung cấp. Do đó vai
trị của ngân hàng trong hoạt động huy động vốn là vô cùng quan trọng.
Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà Nước trong những năm qua, Ngân
Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (gọi tắt là Agribank) đã
khơng ngừng đổi mới, hồn thiện phù hợp với tình hình, tăng cường huy động
vốn cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế, hiện đại hóa
cơng nghiệp ngành Ngân hàng, góp phần quan trọng vào thúc đẩy nền kinh tế
nước ta. Là một Ngân hàng thương mại (NHTM) có tiềm lực lớn về vốn,
Agribank đã đóng góp một phần quan trọng trong cơng cuộc phát triển kinh tế
nói chung và phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng. Để có thể đáp ứng một
cách kịp thời nhu cầu vay vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập cho doanh
nghiệp, hộ sản xuất cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Những kết quả này
chính là thành cơng khơng nhỏ của Agribank Chi nhánh huyện Thuận Thành,

một trong những chi nhánh trực thuộc tỉnh Bắc Ninh. Để công tác thu hút vốn đạt

1


hiệu quả cao nhất thì các Ngân hàng phải đề ra cho mình một kế hoạch thu hút
vốn hiệu quả, hợp lý. Tuy nhiên, công tác này luôn chịu tác động của nhiều yếu tố
phức tạp và liên tục biến đổi, nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang phải
đối mặt với những khó khăn trong vấn đề kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, thêm
vào đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng, … nên việc thực hiện kế
hoạch thu hút vốn của Ngân hàng đang gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại.
Trong gần 30 năm tồn tại và phát triển, Agribank đã không ngừng lớn mạnh,
vươn lên trở thành ngân hàng có quy mơ lớn nhất và mạng lưới rộng nhất trong
tồn hệ thống với gần 2.300 chi nhánh, phịng giao dịch và hơn 40.000 cán bộ,
viên chức; là đối tác tin cậy của trên 30.000 doanh nghiệp, hàng triệu hộ sản xuất
và hàng ngàn đối tác trong và ngoài nước, có quan hệ đại lý với gần 900 ngân
hàng tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank là NHTM có tổng tài sản lớn
nhất hệ thống TCTD với trên 1 triệu tỷ đồng, tổng nguồn vốn 983.000 tỷ đồng,
tổng dư nợ 791.508 tỷ đồng, trong đó dư nợ nông nghiệp, nông thôn chiếm
73%.... Tuy vậy, trong công tác huy động vốn tại Agribank nói chung vẫn cịn
nhiều hạn chế về quy trình, về cơng tác tun truyền, quảng cáo, về trình độ đào
tạo đội ngũ cán bộ...
Nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn tiền gửi đối với
Agribank chi nhánh huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh, em xin đi sâu tìm hiểu
và nghiên cứu đề tài: “Phân tích huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền

gửi tại Agribank chi nhánh huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh thời gian qua và
đề xuất một số giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi cho Ngân hàng trong
thời gian 2020 - 2025.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn tiền gửi của các ngân hàng
thương mại.
- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới huy động vốn tiền gửi tại
Agribank chi nhánh huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh thời gian 2016 - 2018.

2


- Đề xuất một số các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi tại
Agribank chi nhánh huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian 2020 - 2025.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động HĐV tiền gửi tại Agribank chi nhánh
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng qua số liệu trong các năm 2016,
2017, 2018. Thời gian thu thập số liệu sơ cấp trong năm 2019.
- Không gian: Agribank chi nhánh huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và
các PGD trực thuộc Ngân hàng: PGD Phố Hồ, PGD Dâu.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác huy động vốn tiền gửi
tại Agribank chi nhánh huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HUY

ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1. Ngân hàng thương mại
* Khái niệm
Theo điều 4 luật các tổ chức tín dụng do quốc hội khóa XII thơng qua
ngày 16/06/2010 có nêu “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín
dụng được thực hiện tồn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác vì mục tiêu lợi nhuận.” (Luật các tổ chức tín dụng, 2010). Tổ chức tín
dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và
các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ
ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và
cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Hiện nay ở Việt Nam, NHTM tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau.
- Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTM quốc doanh): là những ngân
hàng chiếm vị trí ưu thế trong hệ thống các tổ chức tín dụng của nước ta, được
thành lập 100% bằng vốn ngân sách Nhà nước.
- Ngân hàng thương mại cổ phần là NHTM được thành lập dưới hình thức
cơng ty cổ phần, vốn hoạt động do các cổ đông là các doanh nghiệp, các thành
phần kinh tế, các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và các cá nhân cùng đóng
góp theo quy định của pháp luật.
- Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng
liên doanh, vốn điều lệ là vốn góp của bên ngân hàng Việt Nam và bên ngân
hàng nước ngồi, có trụ sở chính tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp
luật Việt Nam.
- Chi Nhánh NH Nước Ngoài tại Việt Nam: Là ngân hàng được thành lập bằng
100% vốn của nước ngoài và hoạt động theo luật nước ta, có trụ sở, có tư cách pháp
nhân, có đầy đủ điều kiện theo quy định của Luật pháp nước sở tại.
- Chi nhánh NHTM nước ngoài: là một bộ phận của ngân hàng nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.


4


Hoạt động của ngân hàng, với các nghiệp vụ truyền thống là nhận tiền gửi,
cho vay và cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ra đời khip quan hệ sản
xuất và trao đổi hàng hóa của xã hội đã phát triển ở mức độ cao. NHTM đã hình
thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế
hàng hóa. Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đã có tác động
rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại
kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị
trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế
tài chính khơng thể thiếu được.
Sự phát triển của hệ thống ngân hàng không dừng lại ở phạm vi một quốc
gia nào cả mà mang tính chất tồn cầu. Điển hình là ngân hàng thế giới (WB.,
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB., cùng nhiều tổ chức tài chính đa quốc gia
khác. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thập kỷ vừa qua đã
giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển một cách mạnh mẽ trên toàn thế giới. Các
NHTM không ngừng áp dụng và trang bị hệ thống máy tính hiện đại để hồn
thiện hoạt động ngân hàng của mình.
Ở Việt Nam, lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung
và NHTM nói riêng đều gắn liền với lịch sử phát triển của từng thời kỳ cách
mạng và công cuộc xây dựng Đất nước. Hệ thống NHTM ở Việt Nam tuy hình
thành và phát triển muộn hơn so với thế giới nhưng cũng trải qua những bước cơ
bản, không tách biệt với sự phát triển của hệ thống NHTM cũng như tài chính thế
giới. Từ một nước thuộc địa, phong kiến, hệ thống tài chính vơ cùng nghèo nàn,
lạc hậu và sơ khai. Sau khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, xóa bỏ
chế độ quan liêu, bao cấp, hệ thống NHTM đã bắt đầu phát triển và theo bắt kịp
với thế giới. Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng

ty tài chính). Quốc hội thơng qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật
các tổ chức tín dụng (ngày 16/06/2010) và có hiệu lực thi hành từ 25/01/2011
thay thế hai pháp lệnh trên, qua các kỳ họp sửa đổi bổ sung cùng với các quy
định về luật tín dụng, luật ngân hàng trở thành văn bản quy phạm có tính pháp lý
cho đến ngày nay.
Cho đến ngày hơm nay, hệ thống ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng
vẫn là nhân tố nịng cốt, tích cực trong cơng cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế
đất nước theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, vận hành bằng cơ chế kinh tế

5


thị trường có sự quản lý vĩ mơ của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nền văn minh tiền tệ Việt Nam đã từng bước được khẳng định thơng qua tính ổn
định giá trị, tính đa dạng về phương tiện thanh tốn thay tiền mặt và khơng
ngừng hồn thiện các công nghệ điều hành cũng như công nghệ kinh doanh hiện
đại hướng về các nhu cầu tiện ích đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân. Sự lớn
mạnh và thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng ngày càng hiện đại phù hợp với
tiêu chuẩn quốc tế cùng với sự tiếp nối truyền thống vẻ vang của ngành trong
hơn nửa thế kỷ qua chắc chắn Ngân hàng Việt Nam cũng sẽ khơng phụ lịng tin
của Đảng, của nhân dân và của bạn bè quốc tế.
2.1.2. Dịch vụ Ngân hàng thương mại
2.1.2.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng
Ngân hàng là loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tạo lập và
cung cấp các dịch vụ quản lý quỹ cho cơng chúng, đồng thời nó cũng thực hiện
nhiều vai trị khác nhau trong nền kinh tế. Thành công của ngân hàng hoàn toàn
phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có
nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả và bán chúng tại một
mức giá cạnh tranh.
Để hiểu dịch vụ ngân hàng, trước hết cần làm rõ thuật ngữ dịch vụ. “Dịch

vụ là các hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất kinh
doanh và sinh hoạt” (Từ điển bách khoa Việt Nam, 2011). Dựa trên tính chất
của dịch vụ người ta lại có thể đưa ra khái niệm về dịch vụ: “Dịch vụ là các
lao động của con người được kết tinh trong giá trị các loại sản phẩm vơ hình
và khơng thể nắm bắt được”. Khái niệm này thể hiện 2 đặc trưng cơ bản của
dịch vụ: Thứ nhất, dịch vụ là một sản phẩm; Thứ hai, dịch vụ là vơ hình, khác
với hàng hố hữu hình.
Ở Việt Nam dịch vụ ngân hàng được Luật Các tổ chức tín dụng quy định,
nhưng khơng có định nghĩa và giải thích rõ ràng về dịch vụ ngân hàng mà chỉ đề
cập đến thuật ngữ “hoạt động ngân hàng” trong khoản 12, điều 4: "Là việc kinh
doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận
tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” (Luật các tổ
chức tín dụng, 2010). Luật các TCTD cũng dành các khoản 13,14,15 của Điều 4
nêu các điều khoản về hoạt động của TCTD. Theo đó, có thể hiểu hoạt động
ngân hàng được chia theo 4 mảng lớn: huy động vốn; cấp tín dụng; thanh tốn và

6


ngân quỹ; và các hoạt động khác. Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng, các hoạt
động sinh lời của ngân hàng thương mại ngồi hoạt động cho vay thì được gọi là
hoạt động dịch vụ. Quan điểm này phân định rõ hoạt động tín dụng, một hoạt
động truyền thống và chủ yếu trong thời gian qua của các NHTM Việt Nam, với
hoạt động dịch vụ, một hoạt động mới bắt đầu phát triển ở nước ta. Sự phân định
như vậy trong xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính hiện nay
cho phép ngân hàng thực thi chiến lược tập trung đa dạng hóa, phát triển và nâng
cao hiệu quả của các hoạt động phi tín dụng.
2.1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng
Giống như các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ ngân hàng cũng mang những
đặc trưng cơ bản sau:

Tính vơ hình
Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt sản phẩm dịch vụ ngân hàng với các
sản phẩm của các ngành sản xuất khác. Cũng giống như các dịch vụ khác, dịch
vụ ngân hàng cũng khơng có hình thái vật chất cụ thể. Khách hàng tiếp nhận và
tiêu dùng dịch vụ ngân hàng thông qua hoạt động giao tiếp, tiếp nhận thông tin
và kết quả là nhu cầu được đáp ứng. Cũng có một điểm đặc biệt là khách hàng
chỉ có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ sau khi đã mua và sử dụng chúng.
Dịch vụ ngân hàng cũng có điểm khác hàng hóa vật chất ở chỗ khơng có sản
phẩm dở dang, khơng lưu trữ được.
Tính đồng thời
Dịch vụ ngân hàng có đặc điểm này là do việc cung ứng và tiêu dùng dịch
vụ luôn xây ra đồng thời, không tách rời nhau. Dịch vụ ngân hàng chỉ được
cung ứng khi khách hàng có nhu cầu sử dụng đáp ứng một số điều kiện nhất
định của nhà cung cấp là ngân hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc xác định
giá cả dịch vụ nhằm đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Các ngân hàng càng dày
công nghiên cứu để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thì sẽ
càng thu hẹp được khoảng cách giữa việc cung ứng và tiêu dùng dịch vụ ngân
hàng. Kết quả là ngân hàng sẽ ngày càng có nhiều khách hàng hơn và kèm theo
là thu nhập của ngân hàng tăng lên.
Tính khơng ổn định và khó xác định khối lượng
Là một loại hình dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng do đó sẽ chịu rất
nhiều tác động từ các yếu tố của môi trường kinh doanh. Trong điều kiện nền

7


kinh tế phát triển theo xu hướng hội nhập, thì sự biến động của các yếu tố thuộc
môi trường kinh doanh càng lớn và rất khó có thể lường trước. Chất lượng của
các dịch vụ ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả về yếu tố khách
quan như trình độ thụ hưởng dịch vụ của khách hàng, thói quen, tập quán…đến

các yếu tố chủ quan như uy tín, vị thế của ngân hàng cung cấp dịch vụ, trình độ
của cán bộ, chính sách marketing…Do vậy có thể nói dịch vụ ngân hàng là loại
dịch vụ có tính khơng ổn định và khó xác định được khối lượng chính xác.
2.1.2.3. Vai trị của dịch vụ ngân hàng thương mại
Dịch vụ ngân hàng là loại hình dịch vụ chất lượng cao, địi hỏi một trình độ
hiểu biết nhất định của nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.Phát triển DVNH có
vai trị quan trọng đối với mỗi NH, đối với khách hàng và đối với nền kinh tế.
Vai trò của DVNH được thể hiện cụ thể như sau.
 Đối với nền kinh tế
Dịch vụ ngân hàng là loại hình chất lượng cao do hàm lượng chất xám kết
tinh cao, đỏi hỏi sự am hiểu nhất định của cả nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng
sử dụng. Vì thế, DVNH ln có vai trị quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân,
là động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng kinh tế tri thức.
Góp phần tăng cường sự luân chuyển của dòng vốn trong nền kinh tế và
tính ổn định của hệ thống tài chính.
Dịch vụ ngân hàng ngày càng được ứng dụng nhiều thành tựu công nghệ
thông tin. Các DVNH đang phát triển như dịch vụ thẻ, dịch vụ SMS banking,
dịch vụ internet banking… với các trang thiết bị công nghệ hiện đại về máy
tính, điện thoại, hệ thống mạng địi hỏi các nhà cung cấp và khách hàng phải có
một trình độ hiểu biết nhất định mới có thể sử dụng và vận hành. Mặt khác,
DVNH là loại dịch vụ tạo ra được những giá trị gia tăng cao, là một trong
những đặc điểm của nền kinh tế tri thức.
Mặt khác, ở một góc độ nào đó thì phát triển dịch vụ ngân hàng cịn được
coi là góp phần đẩy mạnh q trình minh bạch hóa tài chính trong nền kinh tế,
tiết kiệm chi phí lưu thơng cho xã hội, nâng cao tỷ trọng thanh tốn khơng dùng
tiền mặt, đóng góp tích cực vào việc ngăn chặn các tệ nạn kinh tế xã hội như:
tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền, tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
trong việc điều hành chính sách tiền tệ, lành mạnh hóa nền kinh tế, thúc đẩy nền
kinh tế quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng hơn.


8


Ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã được coi là tất yếu. Trong
xu hướng đó, từng quốc gia khơng ngừng khai thác nguồn lực của mình, chủ
động hội nhập vào nền kinh tế chung của khu vực và thế giới. Ngân hàng được
coi là một định chế tài chính, có vai trị đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của
mỗi quốc gia và đóng góp vào sự phát triển kinh tế thế giới.
 Đối với ngân hàng
Tiết kiệm chi phí và thời gian
Ngân hàng với chức năng là trung gian thanh toán, hoạt động dịch vụ của
ngân hàng sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí và thời gian trong q trình
sản xuất và tiêu dùng, làm tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện thúc đẩy sản
xuất và lưu thơng hàng hóa. DVNH là một loại hình dịch vụ đặc biệt, được sự hỗ
trợ về mặt công nghệ hiện đại sẽ giúp cho các giao dịch của khách hàng được
thực hiện, xử lý nhanh chóng và chính xác. Khách hàng sẽ khơng phải mất thời
gian đi lại, chờ đợi, khách hàng có thể tiếp cận với bất cứ giao dịch nào của NH
vào bất cứ thời điểm nào hoặc bất cứ nơi nào họ muốn.
2.1.2.4. Các dịch vụ ngân hàng chủ yếu
- Dịch vụ huy động vốn
Nguồn vốn kinh doanh của NHTM gồm 2 nguồn chủ yếu là vốn tự có và
vốn huy động, trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn
kinh doanh của ngân hàng. Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí
và khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn này có xu hướng
ngày càng gia tăng phù hớp với xu hướng tăng trưởng và ổn định của nền kinh
tế. Vì vậy, nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng đầu tiên đối
với một ngân hàng
- Dịch vụ tín dụng
Cho vay là một trong những nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu, mang lại phần
thu nhập lớn cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng thực hiện tốt thì ngân hàng sẽ

vững mạnh và phát triển, ngược lại thì ngân hàng sẽ đi đến phá sản. Cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế với nhiều loại hình kinh tế đa dạng và phức
tạp thì dịch vụ tín dụng cũng ngày càng phát triển, phong phú đa dạng về hình
thức, thể loại, phương thức:
- Phân chia theo thời hạn bao gồm: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn
và tín dụng dài hạn

9


- Phân chia theo sự đảm bảo hồn trả: Tín dụng có tài sản đảm bảo và tín
dụng khơng có tài sản đảm bảo
- Dịch vụ thanh toán
Cùng với sự tiến bộ của khoa học cơng nghệ thì dịch vụ thanh tốn ngày
càng chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của NHTM, tạo điều kiện cho
nhiều loại hình dịch vụ mới xuất hiện và phát triển, đồng thời là cơ sở để phát
triển hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Nhìn vào hệ
thống thanh tốn của một ngân hàng, người ta có thể đánh giá ngày được hoạt
động của ngân hàng đó có hiệu quả hay không, do vậy mà dịch vụ thanh tốn của
NHTM ln được cải tiến và áp dụng những công nghệ mới.
2.1.3. Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại
2.1.3.1. Khái niệm huy động vốn:
Là một nghiệp vụ cơ bản của các NHTM nhằm thu hút vốn từ các tổ chức
và cá nhân trong nền kinh tế, nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của mình.
Trong nền kinh tế thị trường thì vốn được hiểu là một phạm trù rộng lớn
bao gồm tiền tệ, vật tư, tài sản, nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và
nhiều vốn hữu hình hay vơ hình khác như phát minh, sáng chế bản quyền kinh
doanh, trình độ cơng nhân. Như vậy, vốn là một nhân tố đầu vào, đồng thời là kết
quả đầu ra trong quá trình hoạt động của nền kinh tế.
Khác với vốn của các loại hình kinh doanh khác, vốn huy động của NHTM

là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập thông qua việc huy động, đi vay để cho
vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
Thực chất vốn huy động của NHTM là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm
thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối, tiêu dùng mà người
chủ sở hữu gửi chúng vào ngân hàng với các mục tiêu khác nhau, họ có quyền sở
hữu cịn quyền sử dụng vốn họ chuyển nhượng cho ngân hàng và ngân hàng phải
trả cho họ một khoản thu nhập. Như vậy, ngân hàng đã thực hiện vai trị tập trung
và phân phối vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển
vốn, phục vụ và kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời, chính các
hoạt động đó lại quyết định đến việc tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh
của NHTM.

10


2.1.3.2. Phân loại huy động vốn của ngân hàng thương mại
Với phương châm hoạt động của NHTM là “đi vay để cho vay”, các ngân
hàng thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu của nền
kinh tế nhằm không ngừng tăng quy mô huy động và mở rộng đầu tư kiếm lời.
Hiện nay, các NHTM đang thực hiện một số hình thức huy động cơ bản sau:
a. Vốn huy động từ tiền gửi
Vốn tiền gửi bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư
trong và ngoài nước. Đây là nguồn vốn chủ yếu nên các NHTM phải thường
xuyên cải tiến các phương tiện, mở ra nhiều tiện ích, đổi mới cơng nghệ để nâng
cao chất lượng thanh tốn để thu hút khách hàng gửi tiền cũng như bán các dịch
vụ cho khách hàng.
- Tiền gửi không kỳ hạn: đây là phần tiền huy động tương đối quan trọng
ở những nước phát triển có tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt cao. Mục
đích của các khoản tiền gửi này không phải là để lấy lãi mà chủ yếu dùng để
thanh toán. Khách hàng gửi tiền chủ yếu là những tổ chức kinh tế, các doanh

nghiệp, các cá nhân làm ăn bn bán phải thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ
liên tục. Người gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào hoặc để trả cho người
thứ ba. Hình thức rút có thể là tiền mặt hay lấy qua hình thức thanh tốn bằng
séc. Đặc biệt, người gửi tiền có thể khơng cần trực tiếp đến Ngân hàng lấy mà có
thể rút qua máy rút tiền tự động (máy ATM). Ngân hàng thường bảo quản loại
tiền gửi này trên hai tài khoản:
+ Tài khoản thanh toán: là loại tiền gửi mà chủ tài khoản có tồn quyền sử
dụng số tiền trên tài khoản nhưng chỉ trong phạm vi số dư tiền gửi. Loại tài
khoản này ln có số dư có.
+ Tài khoản vãng lai: là tài khoản có thể dư có hoặc dư nợ, thường được sử
dụng cho các tổ chức kinh tế. Số dư có thể hiện tiền gửi của khách hàng, còn số dư
nợ thể hiện khoản tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng vay.
Với mục đích chủ yếu khi gửi tiền là để sử dụng các dịch vụ Ngân hàng nên
mức lãi suất mà Ngân hàng trả cho người gửi tiền là rất thấp, thậm chí khơng
phải trả lãi. Tuy nhiên ở những nước có tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt
thấp (trong đó có Việt Nam) Ngân hàng vẫn trả lãi cho khoản tiền gửi này. Tỷ lệ
huy động từ nguồn này sẽ là khá cao nếu Ngân hàng có các dịch vụ đa dạng, sản
phẩm ngân hàng có chất lượng cao, hệ thống mạng lưới rộng rãi, đáp ứng các

11


nhu cầu của người gửi tiền.
- Tiền gửi có kỳ hạn: là khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi
vào Ngân hàng và rút ra sau một thời hạn nhất định. Khoản này thường gắn với
các tổ chức kinh tế có chu kỳ kinh doanh gần như xác định, thời gian thanh tốn
tiền ổn định, ít có sự biến động. Phần tiền gửi này Ngân hàng sử dụng dễ dàng nên
mức lãi suất mà Ngân hàng phải trả cũng cao hơn. Người gửi tiền ngoài mục đích
sử dụng các dịch vụ Ngân hàng cịn có mục đích kiếm lời. Do đó, sự thay đổi lãi
suất sẽ tác động rất nhanh và rõ nét đối với nguồn vốn huy động của Ngân hàng.

Ở Việt Nam, hình thức tiền gửi có kỳ hạn bằng các chứng chỉ tiền gửi với
các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm… ngày càng phổ biến, đã và đang
phát huy vai trò hay việc tạo vốn cho các Ngân hàng. Số dư trên tài khoản tiền
gửi này được phép cầm cố vay vốn, hoặc bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn.
Ngồi ra, có cịn dùng để xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng hoặc thân
nhân đi du lịch, học tập, khám chữa bệnh… ở nước ngoài.
- Tiền gửi tiết kiệm: Là hình thức huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong các
tầng lớp dân cư để tăng nguồn vốn phục vụ cho kinh doanh. Đây là hình thức
truyền thống và chủ yếu của NHTM. Có hai hình thức tiết kiệm cơ bản đó là: tiền
gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Ngày nay, trong cơ
chế thị trường, khi mà hoạt động của các NHTM đan xen, chồng chéo thì tính
cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt hơn, nên các NHTM
đã thường xuyên cải tiến đa dạng các hình thức huy động vốn, đa dạng các kỳ
hạn đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn để đưa ra thị trường, nhằm thu hút ngày
càng nhiều hơn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi trong dân cư. Tiền gửi tiết kiệm thường
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu, số lượng của nguồn vốn NHTM và có tính ổn
định cao.
+ Tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút
tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của
NHTM. Số dư trên sổ tiết kiệm được ngân hàng tính lãi và nhập gốc vào ngày
làm việc cuối cùng của tháng.
+ Tiết kiệm có kỳ hạn: là khoản tiền gửi của cá nhân được gửi vào tài khoản
tiền gửi tiết kiệm theo một kỳ hạn nhất định đã thỏa thuận, được xác nhận trên sổ
tiền gửi tiết kiệm, được hưởng lãi suất theo quy định của NHTM và được bảo
hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

12



×