Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn huyện kiến thụy thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG NGỌC ANH

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH NƠNG THƠN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KIẾN THỤY – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Quang Học

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn


Đặng Ngọc Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Quang Học người đã tận
tình hướng dẫn trực tiếp, cùng các thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai, Ban quản lý
đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi thực hiện
và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ Ủy ban nhân dân huyện Kiến
Thụy, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng nơng nghiệp, Phịng Thống kê, Ủy ban
nhân dân các xã, thị trấn thuộc huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phịng đã giúp đỡ tơi
trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn gia đình, lãnh đạo cơ quan và bạn bè đã giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Đặng Ngọc Anh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................. vii

THESIS ABSTRACT ....................................................................................................... x
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................2

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................................2

1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI ..................................................................................2

1.5.

NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ MẶT KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
CỦA LUẬN VĂN..................................................................................................3

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................ 4
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH NƠNG THƠN MỚI ................................4

2.1.1.


Nơng thôn ......................................................................................................... 4

2.1.2.

Phát triển nông thôn ......................................................................................... 5

2.1.3.

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới ................................................................ 5

2.1.4.

Mối liên hệ giữa phát triển nơng thơn, xây dựng nơng thơn mới và
chương trình nông thôn mới ........................................................................... 13

2.1.5.

Văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng nông thôn mới. .......... 14

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH NƠNG THƠN MỚI...........................16

2.2.1.

Tình hình quy hoạch phát triển nông thôn trên thế giới ................................. 16

2.2.2.

Tình hình quy hoạch xây dựng nơng thơn mới ở Việt Nam .......................... 21


2.2.3.

Tình hình quy hoạch xây dựng nơng thơn mới thành phố Hải Phịng ........... 25

2.3.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TỔNG QUAN ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU .........27

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 31
3.1.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................................................................31

3.2.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...............................................................................31

iii


3.3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................31

3.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................31

3.4.1.


Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kiến Thụy .................... 31

3.4.2.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới huyện
Kiến Thụy....................................................................................................... 31

3.4.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới tại xã
Đại Đồng và xã Du Lễ.................................................................................... 32

3.4.4.

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện .................................................................. 32

3.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................32

3.5.1.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp ............................................... 32

3.5.2.

Phương pháp chọn điểm ................................................................................. 33


3.5.3.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ................................................. 33

3.5.4.

Phương pháp so sánh ...................................................................................... 34

3.5.5.

Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu.............................................................. 34

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 35
4.1.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ
XÃ HỘI ................................................................................................................35

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .................................................... 35

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội .............................................................. 41

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện .......... 46


4.2.

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIẾN THỤY ...................................................48

4.2.1.

Quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chương trình mục tiêu
xây dựng nơng thơn mới tại huyện Kiến Thụy .............................................. 48

4.2.2.

Kết quả thức hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới theo từng xã ........ 49

4.2.3.

Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại
huyện Kiến Thụy theo 19 tiêu chí .................................................................. 50

4.3.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ ĐẠI ĐỒNG VÀ XÃ DU LỄ, HUYỆN
KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ................................................. 58

4.3.1.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thôn mới tại xã
Đại Đồng ....................................................................................................... 58


iv


4.3.2.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã
Du Lễ .............................................................................................................. 70

4.3.3.

Đánh giá chung về tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch nơng thôn mới ........ 81

4.4.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ................................................................................87

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 90
5.1.

KẾT LUẬN..........................................................................................................90

5.2.
KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 94
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 97

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của xã ............................ 61
Đại Đồng đến năm 2018 .............................................................................. 61
Bảng 4.2. Kết quả quy hoạch vùng sản xuất của xã Đại Đồng .................................... 63
Bảng 4.3. Số liệu về thực hiện quy hoạch các khu dân cư xã Đại Đồng...................... 65
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện các cơng trình hạ tầng xã hội của xã Đại Đồng .............. 66
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện các công trình kỹ thuật của xã Đại Đồng ....................... 68
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của xã ............................ 73
Bảng 4.7. Kết quả quy hoạch vùng sản xuất của xã Du Lễ .......................................... 74
Bảng 4.8. Số liệu về thực hiện quy hoạch các khu dân cư xã Du Lễ ........................... 76
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện các cơng trình hạ tầng xã hội của xã Du Lễ ................... 77
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện các cơng trình kỹ thuật của xã Du Lễ ............................. 79
Bảng 4.11. Kết quả huy động vốn của xã Đại Đồng và xã Du Lễ ................................. 81
Bảng 4.12. Kết quả tổng hợp sự tham gia của người dân thông qua phiếu điều tra
của toàn 30 hộ dân ....................................................................................... 82
Bảng 4.13. Bảng so sánh kết quả thực hiện 19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
đến hết năm 2018 của xã Đại Đồng và xã Du Lễ. ....................................... 86

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đặng Ngọc Anh
Tên Luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch nông thôn mới trên
địa bàn huyện Kiến Thụy – Thành phố Hải Phòng”
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850301


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn
huyện Kiến Thụy trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện hiệu quả quy hoạch xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Kiến Thụy.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp.
- Phương pháp chọn điểm.
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp.
- Phương pháp so sánh.
Kết quả chính và kết luận
1. Sau 9 năm triển khai thực hiện, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông
thôn được tập trung đầu tư, cải tạo nâng cấp đồng bộ theo quy hoạch, kết nội với hạ
tầng kinh tế - xã hội của thành phố và khu vực, đã có những thay đổi tồn diện, vượt
bậc. Các nhu cầu về giao thông, điện, nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân
được đáp ứng tốt hơn. Hệ thống thôn tin, truyển thông phát triển nhanh, đồng bộ, tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận trị thức mới, chính sách phát luật của Nhà
nước, đảm bảo theo quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, cụ thể:
- Giao thông: 100% (107,34km/107,34km) đường trục xã, liên xã được nhựa hóa;
100% (176/176km) đường trục thơn, liên thơn được nhựa hóa, bê tơng hóa; 100%
(315,4/315,4km) đường ngõ xóm được bê tơng hóa; 100% (257,3/257,3km) đường trục
chính nội đồng được cứng hóa, trong đó trên 60% đã được bê tơng hóa.
- Thủy lợi: Từ năm 2011 đến nay, huyện đã triển khai đầu tư: xây dựng 13 cống dưới
đê; nạo vét 73,5 km kênh mương; kiên cố hóa 2,65 km kênh mương sau trạm bơm; cải
tạo, nâng cấp 34 trạm bơm điện.
- Hệ thống điện nông thơn: Đạt 100% số xã đều có hệ thống điện nông thôn đạt chuẩn.

vii



- Trường học: Đã xây dựng mới được 125 phòng học.
- Cơ sở vật chất văn hóa: 17 xã (100%) đã xây dựng nhà văn hóa xã, trong đó có 9 xã
(52,9%) đạt chuẩn của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tăng 29,37% so với năm
2010; Hiện 9 xã có khu thể thao đạt 52,94%.
- Nhà ở dân cư: Trên tồn huyện có 34.050 nhà ở dân cư, trong những năm qua số nhà
đạt chuẩn của bộ xây dưng đã tăng 10,4% só với năm 2010 lên 25.878 nhà đạt 76%.
100% số xã đạt tiêu chí về nhà ở dân cư.
- Trạm y tế: có 17/17 xã có trạm y tế.
2. Kinh tế nơng thơn phát triển đa dạng, các vùng sản xuất chuyên canh hình
thành ngày càng nhiều, tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất, tạo lợi nhuận ngày
càng lớn cho nhân dân; đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao; thu nhập bình
qn đầu người có sự chuyển biến rõ rệt, hình thành 64 vúng ản xuất tập trung, quy mô
gần 3.000 ha (48 cùng sản xuất lúa chất lượng, 10 vùng sản xuất rau, 6 vùng chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản). Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản năm 2018 đạt 1.701,3 tỷ
đồng, tăng 680 tỷ đồng so với năm 2010 (trước khi triển khai nông thôn mới). Giá trị
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2018 đạt 696,35 tỷ đồng tăng 1,64 lần
so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 50,3 triệu
đồng/người/năm, tăng 34,8 triệu đồng so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo còn 1,96% giảm
8,84% sơ với năm 2010.
3. Việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ còn
một số tồn tại, hạn chế:
- Cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống thủy lợi, điện còn nhiều bất cập so
với yêu cầu phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa quy mơ lớn.
- Nhiều địa phương mới chỉ chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng, chưa quan tâm
hỗ trợ, định hướng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp còn chậm, thiếu bền
vững phụ thuộc nhiều vào thời tiết, giá cả thị trường, dịch hại, hiệu quả sản xuất so với
các ngành nghề khác... dẫn đến tâm lý nông dân chán ruộng không canh tác.
- Hiệu quả hoạt động của HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp chưa

cao, chưa thực sự phát huy được vai trò trong ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni, góp phần thêm nhiều vào
việc làm mới, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nơng thơn quy mơ cịn nhỏ, lẻ; việc ứng
dụng cơng nghệ sản xuất mới, tiên tiến chưa nhiều. Hoạt động xúc tiến thương mại, tổ
chức thị trường.

viii


- Việc xử lý nước thải sinh hoạt gặp nhiều khó khăn: 14 xã trên địa bàn huyện
xử lý theo phương thức chôn lấp đơn giản hoặc tập kết ra các khu vực đất công cộng
ngay tại địa phương.
- Một số xã về đích nơng thơn mới trước năm 2015, nhiều tiêu chí duy trì ở mức
độ thấp, các cơng trình cơ sở hạ tầng sau nhiều năm đưa vào sử dụng đã xuống cấp.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dang Ngoc Anh
Thesis title: Assess the implementation of new rural construction planning in Kien
Thuy district, Hai Phong city
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture.
Research objectives
- Assess the situation of implementing new rural planning schemes in Kien Thuy

district in the past time.
- Propose solutions to enhance the effective implementation of new rural
construction planning in Kien Thuy district.
Research Methods
- Method of surveying and collecting secondary data
- Point selection method.
- Method of investigation and collection of primary data
- Method of comparison
Main findings and conclusions
1. After 9 years of implementation, the system of socio-economic infrastructure in rural
areas was concentrated in investing, improving and synchronously upgrading according
to the planning, connecting with the socio-economic infrastructure of the city and the
region, there were radical changes. The needs of transport, electricity, water for
production and daily life of the people were better met. The system of information and
communication has developed rapidly and synchronously, creating favorable conditions
for people to access new laws and policies of the State, ensuring to follow the new rural
commune construction planning, specifically :
- Transportation: 100% (107.34 km / 107.34 km) of commune and intercommune arterial roads were asphalted; 100% (176 / 176km) of village and inter-village
arterial roads were asphalted and concreted; 100% (315.4 / 315.4km) of main alleys
were concreted; 100% (257.3 / 257.3km) of infield main roads were hardened, of which
over 60% were concreted.
- Irrigation: From 2011 till now, the district has invested: build 13 drain under
the dyke; dredging 73.5 km of canals; solidify 2.65 km of canals behind the pumping
station; renovate and upgrade 34 electric pump stations.

x


- Rural electricity system: 100% of communes had rural standard electricity system.
- School: 125 new classrooms were built.

- Cultural and physical foundations: 17 communes (100%) built communal
cultural houses, of which 9 communes (52.9%) have met the standards set by the
Ministry of Culture, Sports and Tourism, up 29.37%, compared to 2010; Currently,
there were 9 communes had sport areas met the standard, reached 52.94%.
- Residential housing: The whole district had 34,050 residential houses, in recent
years the number of houses meeting the standards of Ministry of Construction
increased by 10.4% compared to 2010 to 25,878 houses, reaching 76%. 100% of
communes met criteria for residential housing.
- Clinic stations: there were 17/17 communes had clinic stations.
The rural economy had diversified development, specialized farming areas were
formed more and more, participating in production link chains, created increasing
profits for the people; people's life was increasingly improved; Per capita income
changed markedly, forming 64 concentrated production areas, scale of nearly 3,000
hectares (48 high quality rice production areas, 10 vegetable production areas, 6
regions of animal husbandry, aquaculture production). The value of agricultural and
fishery production in 2018 reached VND 1,701.3 billion, an increase of VND 680
billion compared to 2010 (before the deployment of new rural areas). The value of
industrial production, handicrafts in 2018 reached VND 696.35 billion, an increase of
1.64 times compared to 2010. The average income per capita in 2018 reached 50.3
million VND / person / year, an increase of 34 , 8 million compared to 2010. The rate of
poor households was only 1.96%, down 8.84% compared with 2010.
3. The implementation of new rural construction in Kien Thuy district had some
shortcomings and limitations:
- Rural infrastructure, especially irrigation systems, electricity was still
inadequate compared to the requirements of large-scale commodity agricultural
production development.
- Many localities have just focused on investing in infrastructure construction,
not paying enough attention to supporting and orienting production development,
raising incomes for people.
- Economic restructuring in agricultural production was still slow and

unsustainable, depending on the weather, market prices, pests, production efficiency
compared to other industries ... leading to psychological problem that farmers were
bored with farming.

xi


- The efficiency of agricultural production and business cooperatives was not
high, not really promoting the role in application, transferring technical advances into
production, promoting restructuring of plants and animals raising, contributing more to
new jobs, raising incomes and improving the material and spiritual life of the people.
- Rural small-scale industries and handicrafts; the application of new and
advanced production technology was not much.
- The treatment of domestic wastewater faced many difficulties: 14
communes in the district handle it by simple burial or gather to public land areas
right at the locality.- A number of communes reached the new rural target before
2015, many criteria remained low level, the infrastructure works after many years of
use were degraded.

xii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kiến Thụy là một huyện đồng bằng ven biển của thành phố Hải Phịng thuộc
vùng châu thổ sơng Hồng, huyện có 17 xã, 1 thị trấn với 107 đơn vị hành chính cấp
thơn. Là huyện có bề dầy lịch sử, giàu truyền thống văn hiến, cách mạng.
Thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2010, huyện
Kiến Thụy bắt đầu triển khai Chương trình trên địa bàn 17 xã, cuối năm 2012,
100% các xã đã hồn thành cơng tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch. Sau 10

năm triển khai diện tích tự nhiên là 10.886,54 ha, tron đó đất sản xuất nơng
nghiệp là 6.471,39 ha (đất trồng lúa là 5.168,64 ha; đất trồng cây hàng năm khác
là 76,91 ha; đất trồng cây lâu năm là 16,94 ha; đất lâm nghiệp là 524,64 ha; đất
nuôi trồng thủy sản là 674,86 ha); đất phi nông nghiệp là 4.352,69 ha; đất chưa
sử dụng là 62,45 ha. Huyện kiến thụy có mật độ khá đông đúc, dân số khoảng
140.101 người; lực lượng trong độ tuổi lao động là 6.749,32 người (chiếm 62%).
Năm 2018 mức thu nhập bình quân đầu người của huyện kiến thụy đạt 50,3 triệu
đồng/năm tăng 34,8 triệu đồng so với năm 2010, tăng 18,4 triệu so với năm 2015.
(Báo cáo số 59/BC-UBND ngày 15/02/2019 Báo cáo Kết quả thực hiện
Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới năm 2018; phương hướng, nhiệm
vụ thực hiện năm 2019)
Kiến thụy là huyện nông nghiệp, nguồn lao động dồi dào, nông dân có
kinh nghiệm thâm canh cây trồng, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi để
phát triển kinh tế nơng nghiệp đặc biệt là ni trồng thùy sản. Huyện có vị trí địa
lý thuận lợi, giáp vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phịng do
đó huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển cơng nghiệp, dịch vụ.
Tuy nhiên, huyện Kiến Thụy cũng có những khó khăn nhất định trong
phát triển kính tế - xã hội như: là huyện ven biển chịu ảnh hưởng lớn của thiên
tai, bão gió, biến đổi khí hậu, hiện tượng biển dâng, tình hình xâm nhập mặn; q
trình đơ thị hóa, hiện đại hóa và cơng nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, lực lượng
tham gia lao động sản xuất ngày càng ít và đang già hóa, lực lượng lao động trẻ
chủ yếu chuyển sang lao động công nghiệp, dịch vụ: Giá trị lợi nhuận trong sản
xuất của nông nghiệp thấp ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư của người dân, tư tưởng
làm ăn nhỏ lẻ, sớm thỏa mãn những kết quả đạt được, ngại đầu tư... vẵn còn ở

1


một số bộ phận người sản xuất; Việc thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm còn
nhiều bất cập; quy mô liên kết tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là giữa hộ nông dân với

hộ kinh doanh, thiếu doanh nghiệp đầu tưu xây dựng cùng nguyên liệu; số hợp
tác xã tham gia liên kết ít, tỷ lệ bao tiêu sản phẩm qua hợp đồng thấp dẫn đến
tình trạng tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn; hiện tượng vi
phạm hợp đồng cả về phía nhà doanh nghiệp cũng như người sản xuất vẫn cịn
xảy ra; diện tích sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, chuyển dịch cơ cấu
cây trồng chủ yếu do tự phát. Còn tiềm ẩn nhiều yếu tố kém bền vững; chất
lượng giống cây ăn quả khơng đồng đều; Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản
phẩm quả chưa cao; Tỷ lệ qua chế biến còn thấp;...
Nhằm đánh giá cụ thể kết quả sau 9 năm thực hiện xây dựng nông thôn
mới, những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai,
thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới của huyện Kiến Thụy, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch nông
thôn mới trên địa bàn huyện Kiến Thụy – Thành phố Hải Phòng”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch nơng thơn mới huyện Kiến Thụy
trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện hiệu quả quy nông
thôn mới trên địa bàn huyện Kiến Thụy.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Khơng gian: Huyện Kiến Thụy – Thành phố Hải Phịng; Lựa chọn
nghiên cứu 2 xã điểm: Đại Đồng và Du Lễ.
- Thời gian:
+ Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chương trình xây
dựng nơng thơn mới tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng từ khi thực hiện
quy hoạch xây dựng nông thôn mới (năm 2011) đến nay.
+ Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Du Lễ, xã
Đại Đồng huyện Kiến Thụy từ năm 2011 đến nay.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn huyện Kiến
Thụy từ năm 2011 đến nay, đồng thời tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong


2


q trình thực hiện quy hoạch nơng thơn của huyện. Việc đánh giá tình hình thực
hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Thụy sẽ giúp Ban chỉ
đạo của các xã, của huyện; các cấp chính quyền thấy được các hạn chế, tồn tại
trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM, từ đó đưa ra các giải pháp,
chính sách thực hiện các nội dung của quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong
tương lai.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ MẶT KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
CỦA LUẬN VĂN
- Đóng góp về cơ sở lý luận cho việc tổ chức thực hiện quy hoạch nông
thôn mới và là cơ sở cho việc đề xuất giải pháp, chính sách thực hiện các nội
dung của quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ tiếp theo.
- Ý nghĩa thực tiễn: Việc đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện quy
hoạch xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Kiến Thụy sẽ giúp ban chỉ
đạo, các tổ chức cơ quan đoàn thể... đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn, góp phần
thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nơng thơn mới, để chương trình ngày
càng phổ biến, sâu rộng và ngày càng thiết thực hơn.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH NƠNG THƠN MỚI
2.1.1. Nơng thôn
Nông thôn dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nơng nghiệp chiếm
tỷ trọng lớn. Khi định nghĩa về nông thôn người ta thường so sánh nông thơn với
đơ thị. Có ý kiến cho rằng, khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số

lượng dân cư: ở nông thôn thấp hơn so với thành thị. Có ý kiến dùng chỉ tiêu
trình độ cơ cấu hạ tầng để phân biệt nông thôn với thành thị.
Cũng có một số nhà quản lý lại cho rằng, để phân biệt giữa đô thị và nông
thôn theo sự khác biệt giữa chúng về các mặt kinh tế, xã hội và mơi trường. Như
về mặt kinh tế thì giữa đơ thị và nơng thơn có sự khác biệt về lao động, nghề
nghiệp, mức độ và cách thu nhập về dịch vụ,... Về mặt xã hội thì đó là sự khác
biệt trong lối sống, giao tiếp, văn hóa, gia đình, mật độ dân số, nhà ở,... Về mặt
mơi trường thì chủ yếu ở đây là môi trường tự nhiên, mức độ ô nhiễm,...
Quan điểm khác cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường,
phát triển hàng hố để xác định vùng nơng thơn (nơng thơn thấp hơn). Lại có
quan điểm cho rằng, vùng nơng thơn là vùng mà dân cư ở đây làm nông nghiệp
là chủ yếu.
Có quan điểm cho rằng, Nơng thơn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ
sở là UBND xã.
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông thôn là
phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được
quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Nông thôn Việt Nam
hiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống.
Như vậy có thể thấy rằng, khái niệm về nơng thơn chỉ mang tính chất
tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của
các quốc gia trên thế giới. Khái niệm nông thôn bao gồm nhiều mặt có quan hệ
chặt chẽ với nhau.
Có thể hiểu: “Nông thôn là vùng khác với vùng đô thị là ở đó có một cộng
đồng chủ yếu là nơng dân làm nghề chính là nơng nghiệp, có mật độ dân cư thấp

4



hơn, có cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có mức độ phúc lợi xã hội thua kém
hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hố thấp
hơn ” (Vũ Thị Bình, 2006).
2.1.2. Phát triển nông thôn
Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm PTNT như sau: PTNT là một
chiến lược nhằm cải thiện đời sống kinh tế và xã hội của những người ở nông
thôn, nhất là những người nghèo. Nó địi hỏi phải mở rộng các lợi ích của sự phát
triển đến với những người nghèo nhất trong số những người đang tìm kế sinh
nhai ở các vùng nơng thơn.
Phát triển nơng thơn nhìn chung được diễn tả bao gồm các hành động và
sáng kiến được thực hiện để cải thiện mức sống khu vực ngồi đơ thị, nơng thôn,
và các làng bản xa xôi. Những cộng đồng này có thể được nhận diện bởi mật độ
dân số thấp, người dân sống trong các vùng không gian mở,... Phát triển nông
thôn không chỉ là phát triển sản xuất nông nghiệp mà đồng thời phát triển sản
xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo thành cơ cấu hợp lý.
Như vậy, phát triển nông thôn là hệ thống đảm bảo sự phát triển tổng hợp
kinh tế, xã hội, văn hóa và bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn nhằm vào
việc cải thiện mức sống, cả tinh thần và vật chất của dân cư nơng thơn. Tùy theo
góc độ xem xét, PTNT có thể được diễn giải theo những cách khác nhau. Góc độ
xem xét và diễn giải nội dung PTNT tương ứng đồng thời phục vụ triển khai thực
hiện PTNT theo các cách, mục tiêu khác nhau.
2.1.3. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2.1.3.1. Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm về nông thôn mới: Nông thôn mới là nơng thơn có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất,
tinh thần được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được
giữ vững.
- Khái niệm về xã đạt chuẩn nông thôn mới: Là xây dựng nơng thơn đạt
19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nơng thơn mới.

- Khái niệm quy hoạch nơng thơn mới: Là bố trí, sắp xếp các khu chức
năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn, theo
tiêu chuẩn nông thôn mới, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa

5


phương; được mọi người dân của xã trong mỗi làng, mỗi gia đình ý thức đầy đủ,
sâu sắc và quyết tâm thực hiện.
2.1.3.2. Các đặc trưng của nông thôn mới
Nông thôn mới gồm các đặc trưng: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và
tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao; Nông thôn mới phát triển theo
quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, mơi trường sinh thái được bảo
vệ; Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; Chất
lượng hệ thống chính trị được nâng cao; An ninh tốt, dân chủ được phát huy.
Sau khi thực hiện đường lối đổi mới từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nước ta đã đạt được thành tựu to lớn
và khá toàn diện; tuy nhiên, những thành tựu đạt được chư tương xứng với tiềm
năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng; nông nghiệp phát triển cịn kém bền
vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp;việc chuyển
dịch cơ cấu kinh té và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm;
năng xuất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp, chưa thúc đẩy mạnh
mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn; đời sông vật chất và tinh
thần của người dân nông thơn cịn thấp; chênh lệch giàu nghèo giữa nơng thơn với
thành thị, giữa các vùng miền còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc… Vì
vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho người dân ở nông thôn.
2.1.3.3. Chức năng của nông thôn mới
- Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại: Nông thôn là nơi diễn ra phần

lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia. Có thể nói nơng nghiệp
là chức năng tự nhiên của nông thôn. Chức năng cơ bản của nông thôn là sản
xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Khác với nông thôn
truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm cơ cấu các
nghành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ
biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại.
- Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống: Để đảm bảo giữ gìn được văn
hóa truyền thống tốt đẹp của nông thôn, việc xây dựng nông thôn mới nếu như
phá vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch
sử thì cũng chính là phá vỡ đi sự hài hồ vốn có của nông thôn, làm mất đi bản
sắc làng quê nông thôn. Điều này không những hạn chế tác dụng của chức năng

6


nơng thơn mà cịn có tác dụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nơng thơn
và cảnh quan văn hố truyền thống.
- Chức năng sinh thái: Q trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố khiến con
người ngày càng xa rời tự nhiên, dẫn đến những ô nhiễm trong mơi trường nước
và khơng khí. Nếu so sánh với hệ thống sinh thái đơ thị, thì hệ thống sinh thái
nơng nghiệp một mặt có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm lương thực
hoa quả cho con người, mặt khác cũng đáp ứng được các yêu cầu về mơi trường
tự nhiên. Thuộc tính sản xuất nơng nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông
nghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. Đất đai canh tác nông
nghiệp, hệ thống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo nguyên,... phát huy các tác dụng
sinh thái như điều hoà khí hậu, giảm ơ nhiễm tiếng ồn, cải thiện nguồn nước,
phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất,... Chức năng này chính là một trong
những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa thành thị với nông thôn. Thông qua sự
tuần hoàn của tự nhiên và năng lượng, cuối cùng, thành thị cũng là nơi thu được
lợi ích từ chức năng sinh thái của nông thôn.

2.1.3.4. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới là nhằm nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của dân cư nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững
theo hướng hiện đại; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất;
sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao; xây dựng nơng thơn mới có kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi,
trường học, trạm y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn
định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ mơi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở nông thôn, củng cố vững
chắc liên minh công nhân - nơng dân - trí thức.
2.1.3.5. Nội dung xây dựng nơng thôn mới
Nội dung xây dựng nông thôn mới được thể hiện trong chương trình
MTQG xây dựng NTM (Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 06/8/2016), gồm 11
nội dung sau:
Thứ nhất, Quy hoạch xây dựng nông thôn mới bao gồm:
- Quy hoạch xây dựng vùng nhằm đáp ứng tiêu chí của Quyết định
số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí huyện

7


nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hồn thành
nhiệm vụ xây dựng nơng thơn mới.
- Rà sốt, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy
hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp cấp huyện, cấp vùng và
cấp tỉnh; bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an
ninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt từng vùng, miền.
- Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
- môi trường nông thôn trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới đảm bảo hài hịa

giữa phát triển nơng thơn với phát triển đô thị; phát triển các khu dân cư mới và
chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
Thứ hai, Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội với mục tiêu đạt yêu cầu tiêu
chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới.
- Hồn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn thôn, xã. Đến năm 2020, có
ít nhất 55% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thơng.
- Hồn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng. Đến năm 2020, có 77% số xã đạt
chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi.
- Cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện nông thơn. Đến năm
2020, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện.
- Xây dựng hồn chỉnh các cơng trình đảm bảo đạt chuẩn về cơ sở vật
chất cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Hỗ trợ xây dựng trường mầm
non cho các xã thuộc vùng khó khăn chưa có trường mầm non cơng lập. Đến
năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về cơ sở vật chất trường học.
- Hoàn thiện hệ thống Trung tâm văn hóa - thể thao, Nhà văn hóa - Khu
thể thao thơn, bản. Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 về cơ sở
vật chất văn hóa; 80% số xã có Trung tâm văn hóa, thể thao xã; 70% số thơn có
Nhà văn hóa - Khu thể thao.
- Hồn thiện hệ thống chợ nông thôn, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
theo quy hoạch, phù hợp với nhu cầu của người dân. Đến năm 2020, có 70% số
xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.
- Xây dựng, cải tạo, nâng cấp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm
y tế xã, trong đó ưu tiên các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, xã hải đảo, các xã
thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Đến năm 2020, có 90% trạm y tế xã
có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

8


- Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thơng tin và truyền thơng cơ sở,

trong đó thiết lập mới trên 2.000 đài truyền thanh cấp xã; nâng cấp trên 3.200 đài
truyền thanh cấp xã; nâng cấp trên 300 đài phát thanh, truyền hình cấp huyện và
trạm phát lại phát thanh truyền hình; thiết lập mới trên 4.500 trạm truyền thanh
thôn, bản xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo xa trung
tâm xã. Đến năm 2020, có 95% số xã đạt chuẩn các nội dung khác của tiêu chí số
8 về Thơng tin - Truyền thơng.
- Hồn chỉnh các cơng trình đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người
dân. Đến năm 2020, có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp
vệ sinh, trong đó 60% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế; 100%
Trường học (điểm chính) và trạm y tế xã có cơng trình cấp nước và nhà tiêu hợp
vệ sinh.
Thứ ba, Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
- Triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
liên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình khoa học, cơng nghệ phục vụ
xây dựng nông thôn mới, tăng cường công tác khuyến nông; đẩy mạnh ứng dụng
khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Tiếp tục thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản
phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nơng thơn, trong đó chú trọng
cơng nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu hút nhiều lao động.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, hỗ trợ phát triển
hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.
- Phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm: Bảo tồn và phát triển làng
nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích phát triển mỗi làng một
nghề; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã bao bì sản
phẩm cho sản phẩm làng nghề.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
+ Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; rà soát, cập nhật, bổ sung
nhu cầu đào tạo nghề; phát triển chương trình đào tạo; hỗ trợ đầu tư cơ sở vật

chất, thiết bị đào tạo, phương tiện, trung tâm dịch vụ việc làm - giáo dục nghề
nghiệp thanh niên, các trường trung cấp thủ công mỹ nghệ, trường công lập ở

9


những huyện chưa có trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập; đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp ở trong và ngoài nước,
giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh khởi sự doanh nghiệp cho lao động
nơng thơn;
+ Xây dựng các mơ hình đào tạo nghề có hiệu quả cho lao động nơng thôn
theo từng ngành, lĩnh vực để tổ chức triển khai nhân rộng;
+ Đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nơng thơn (bình qn 1,1 triệu lao
động/năm), trong đó, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho
3,84 triệu lao động nông thôn, người khuyết tật, thợ thủ công, thợ lành nghề gắn
với nhu cầu của thị trường lao động.
Thứ tư, Giảm nghèo và an sinh xã hội nhằm mục tiêu đạt tiêu chí số 11
của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2016-2020.
- Thực hiện các Chương trình an sinh xã hội ở xã, thơn.
Thứ năm, Phát triển giáo dục ở nông thôn:
- Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi. Bảo đảm hầu hết trẻ em 5
tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 02 buổi/ngày,
đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng
Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1.
- Xóa mù chữ và chống tái mù chữ. Đến năm 2020, độ tuổi 15-60: tỷ lệ biết
chữ đạt 98% (trong đó, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn đạt 94%, tỷ lệ biết chữ của người Dân tộc thiểu số đạt 90%); độ tuổi 15-35:
tỷ lệ biết chữ đạt 99% (trong đó, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã

hội khó khăn đạt 96%, tỷ lệ biết chữ của người Dân tộc thiểu số đạt 92%). 100%
đơn vị cấp tỉnh, huyện, 95% đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức 2.
- Phổ cập giáo dục tiểu học. Đến năm 2020, duy trì vững chắc kết quả phổ
cập giáo dục tiểu học trên 63/63 đơn vị cấp tỉnh, trong đó ít nhất 40% số tỉnh,
thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học cấp độ 3; huy động được 99,7%
trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, tỉ lệ lưu ban và bỏ học ở tiểu học dưới 0,5%. 100% đơn
vị cấp tỉnh, 100% đơn vị cấp huyện và 99,5% đơn vị cấp xã phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi theo quy định của Chính phủ.

10


- Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến năm 2020, duy trì
vững chắc kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên 63/63 tỉnh, thành phố
trong đó ít nhất 40% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập
giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
Thứ sáu, Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
người dân nông thôn.
Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới đáp ứng
yêu cầu của Bộ Tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới.
Thứ bảy, Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn.
- Xây dựng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế
văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân nơng thơn tham gia xây dựng
đời sống văn hóa, thể thao. Góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và tham
gia các hoạt động thể thao của các tầng lớp nhân dân, đáp ứng nhu cầu vui chơi,
giải trí cho trẻ em.
- Tập trung nghiên cứu, nhân rộng các mơ hình tốt về phát huy bản sắc
văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc.
Thứ tám, Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải
thiện môi trường tại các làng nghề.

- Thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh
nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay
đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm mơi trường, góp phần nâng cao sức
khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn.
- Xây dựng các công trình bảo vệ mơi trường nơng thơn trên địa bàn xã,
thôn theo quy hoạch; thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định; cải tạo
nghĩa trang; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.
- Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ơ nhiễm
đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ chín, Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính
quyền, đồn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và
nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính cơng; bảo đảm và tăng cường khả
năng tiếp cận pháp luật cho người dân.
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh
tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã (bình quân

11


khoảng 100.000 lượt cán bộ/năm) theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu
xây dựng nông thôn mới.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia
xây dựng nơng thơn mới theo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh”.
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn Ban Chỉ đạo và bộ
máy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp.
- Các Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương triển khai Kế hoạch thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây
dựng nông thôn mới”.
- Cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính cơng.

- Đánh giá, công nhận, xây dựng xã tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăng
cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.
- Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 khơng 3 sạch”.
Thứ mười, Giữ vững quốc phịng, an ninh và trật tự xã hội nơng thôn:
- Đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo
đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội địa bàn nông thôn.
- Xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, nhất là các xã vùng trọng điểm
(biên giới, hải đảo) đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia.
Thứ mười một, Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác
giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thơng về xây dựng nông
thôn mới.
- Tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cho cộng đồng và người dân,
nhất là ở các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, để hiểu đầy đủ hơn về nội
dung, phương pháp, cách làm nông thôn mới.
- Ban hành Bộ tài liệu chuẩn phục vụ cho công tác đào tạo, tập huấn kiến
thức cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp. Tăng cường tập
huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp
(nhất là cán bộ huyện, xã và thôn, bản, cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại).
- Xây dựng và triển khai có hiệu quả hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ,
toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình trên cơ sở áp dụng cơng nghệ
thơng tin.

12


×