Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

kiem tra hoc kì I môn ngư văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.85 KB, 4 trang )

UBND HUYỆN QUỲ HỢP
PHÒNG GD &ĐT
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2010 -2011
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6.
Thời gian làm bài: 90 phút.
Câu 1( 3 điểm)
Cho đoan văn sau:
“ Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn.Chàng hăng hái, gan dạ, không
nề nguy hiểm. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận.
Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi
cầm lên xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi
người vẫn không biết đó là báu vật.”
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào đã học? Văn bản đó thuộc thể loại nào của văn
học dân gian?
b. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
c. Em hãy ghi lại các danh từ riêng có trong đoạn văn.
d. Ghi lại và phân tích cấu tạo của cụm động từ có trong câu sau:
Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.
Câu 2: (2 điểm)
Theo em, truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán điều gì? Khuyên
răn ta điều gì?
Câu 3(5 điểm).
Kể lại truyện “ Mẹ hiền dạy con” ( Ngữ văn 6, tập I) bằng lời văn của em.
(HẾT)
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2010 -2011.
MÔN NGỮ VĂN 6.
I. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG.
- Bài thi nhằm kiểm tra, đánh giá các kiến thức và kỹ năng cơ bản của học sinh
trong việc tiếp thu nội dung chương trình Ngữ văn 6, học kì I.
- Thang điểm 10, chiết đến 0,5. Điểm bài thi là tổng điểm các câu trong đề.


II. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1:
a. - Đoạn văn trên trích từ văn bản “ Sự tích Hồ Gươm”. ( 0,5 đ)
- Văn bản đó thuộc thể loại Truyền thuyết. (0.5 đ)
b. Phương thức biểu đạt chính: tự sự. (0,5 đ)
c. Các danh từ riêng: Thận, Lam Sơn, Lê Lợi, Thuận Thiên. (0.5 đ)
d. vẫn không biết đó là báu vật. (1.0 đ)
t T s
* Lưu ý câu d:
- Tìm đúng cụm động từ (0.5 đ)
- Phân tích đúng ( 0.5 đ)
Câu 2: HS trả lời được 2 ý ( mỗi ý 1.0 đ)
- Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kể hiểu biết hạn hẹp mà
lại kiêu căng.
- Khuyên răn ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.
Câu 3:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
-Biết xây dựng câu chuyện có bố cục 3 phần.
- Các đoạn kể trình bày khoa học, trình tự nội dung hợp lý. Biết liên kết các đoạn truyện
một cách lo-gic
-Dùng từ, đặt câu chính xác, dễ hiểu.
-Bài viết không chép lại văn bản mà phải biết dùng lời văn của mình để kể lại câu
chuyện trên cơ sở giữ nguyên cốt truyện và nhân vật.
2. Chiết điểm cụ thể phần kiến thức( kết hợp kĩ năng đạt được ở trên)
Mở bài: Giới thiệu người mẹ của Mạnh Tử, một tấm gương sáng về tình thương con và
đặc biệt là cách dạy con.(0.5 đ)
Thân bài:
- Kể về việc dời nhà ba lần, chọn môi trường tốt để giáo dục con.(2.0 đ)
- Kể về việc mẹ ứng xử trong đời sống hằng ngày: không nói dối con.(1.0 đ)
- Kể về sự nghiêm khắc của mẹ khi con bỏ học về nhà chơi. (1.0 đ)

Kết bài: Kể về kết quả của cách giáo dục ấy.(0.5 đ)
*Lưu ý: - Khuyến khích điểm ở những bài viết có sự sáng tạo hợp lý
-Về lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả…giáo viên cần tùy tình hình cụ thể của
bài viết để trừ điểm cho phù hợp.
Câu Yêu cầu Điểm Lưu ý
1
a. -Đoạn văn trên trích từ văn bản “ Sự tích Hồ
Gươm”.
- Văn bản đó thuộc thể loại Truyền thuyết.
b. Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
c. Các danh từ riêng: Thận, Lam Sơn, Lê Lợi,
Thuận Thiên.
d. vẫn không biết đó là báu vật.
t T s
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
Tìm đúng cụm
động từ: 0,5 đ.
Phân tích đúng:
0,5 đ.
2.
HS trả lời được 2 ý:
- Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê
phán những kể hiểu biết hạn hẹp mà lại kiêu căng.
- Khuyên răn ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết,
không chủ quan, kiêu ngạo.
1.0

1.0

3
Yêu cầu về kĩ năng:
-Biết xây dựng câu chuyện có bố cục 3 phần.
- Các đoạn kể trình bày khoa học, trình tự nội
dung hợp lý. Biết liên kết các đoạn truyện một
cách lo-gic
-Dùng từ, đặt câu chính xác, dễ hiểu.
Chiết điểm cụ thể phần kiến thức( kết hợp kĩ
năng đạt được ở trên)
Mở bài:
Giới thiệu người mẹ của Mạnh Tử, một tấm gương
sáng về tình thương con và đặc biệt là cách dạy
0,5
-Về lỗi dùng từ,
đặt câu, lỗi chính
tả…giáo viên
cần tùy tình hình
cụ thể của bài
viết để trừ điểm
cho phù hợp.
-Bài viết không
chép lại văn bản
mà phải biết
dùng lời văn của
mình để kể lại
con.
Thân bài:
- Kể về việc dời nhà ba lần, chọn môi trường

tốt để giáo dục con.
- Kể về việc mẹ ứng xử trong đời sồng hằng
ngày: không nói dối con.
- Kể về sự nghiêm khắc của mẹ khi con bỏ
học về nhà chơi.
Kết bài:
Kể về kết quả của cách giáo dục ấy.
2,0
1,0
1,0
0,5
câu chuyện trên
cơ sở giữ nguyên
cốt truyện và
nhân vật
- Khuyến khích
điểm ở những
bài viết có sự
sáng tạo hợp lý

×