Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo trình Xã hội học gia đình: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>Phần II</i>



<b>MỘT SỐ CHỦ ĐỂ GIA ĐÌNH HIỆN NAY</b>

<sub>■ </sub> <sub>_ </sub> <sub>___ _______________■ ___</sub>

<b>NÂNG CAO TÍNH KHOA HỌC</b>



<b>CỦA NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH</b>



"Gần đây trong xã hội ta rất nhiều người bàn bạc về vấn đề gia đình, ở
nơng thơn vấn đề gia đình, họ hàng nổi lên khá rầm rộ" (Trần Đình Hượu,
1996:49) - đó là nhận xét xác đáng của một cô' học giả đáng kính. Gia đình
là mối quan tâm không chỉ của người bình thường, mà của cả giới nghiên
cứu. Vẫn theo lời học giả trên, "Nhiều chương trình nghiên cứu trong nirớc
và hợp tác quốc tế do Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niẽn, Viện Xã hội
học... chủ trương cũng thường gặp nhau ờ một điểm chung là gia đình".
Những nghiên cứu vể gia đình dựa trên các phương pháp thu thập dữ liệu của
xã hội học như điều tra dùng bảng hỏi, phỏng vấn, thảo luận nhóm v.v. đirợc
triển khai ở nhiều nơi; các ấn phẩm nghiên cứu về gia đình được công bố
ngày càng nhiều trong những năm gần đây.


Có thể khẳng định rằng đã xuất hiện một phong trào nghiên cứu gia
đình với một lực lượng nghiên cứu khá đỏng đảo. Các ấn phẩm nghiên cứu
đã bao quát một diộn rộng nhiều vấn đề gia đình khác nhau và soi sáng
nhiều khía cạnh cùa gia đình mà trước kia chưa hoặc ít ai biết tới.


Nhưng không thể phủ nhận rằng, bên cạnh một sơ' ít ấn phẩm nghiên
cứu thực sự đáp ứng được những yêu cầu chặt chẽ về tính khoa học, khổng
phải mọi nghiên cứu đã và đang tiến hành về gia đình theo phương pháp xã
hội học đều đáp ứng đúng và đầy đủ địi hỏi đó. Qua hai cuốn sách của các
cơ quan nghiên cứu về gia đình và phụ nữ, một số chuyên đề về gia đình của
Tạp chí Xã hội học (số 4, 1995), 2 sô' năm 1998 của Tạp chí Khoa học về
phụ nữ, và 16 số ra năm 1997 và 1998 của Tạp chí Vãn hố nghệ thuật,


chúng tơi đã tìm được 45 bài viết về gia đình có áp dụng phương pháp
nghiên cứu xã hội học. Bài viết này ạẽ phân tích một sơ' vấn đề nổi bật về
phương pháp nghiên cứu trong 45 ấn phẩm đó, với hy vọng góp phần nâng
cao chất lượng của các nghiên cứu khoa học về gia đình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

như một hành động vô trách nhiệm và vô đạo đức. Điều căn bàn hơn và cần
nói nhất ở đây là nhận xét trên khơng dựa trên một sự tìm hiểu khách quan
những cảm nghiệm mà đương sự trong một cuộc ly hỏn thường nếm trải.


Trong khi đó, nhiều nghiên cứu xã hội học về ly hôn ờ các nước khác
nhau trcn thê' giới đã cho thấy, ly hôn hầu như bao giờ cũng rất cãng thẳng
và đớn đau vé tình cảm, thường tạo ra những khó khăn rất lớn về nhiều mặt
với một hoặc cà hai đương sự. Chẳng hạn, nhà nghiên cứu người Mỹ RobÃt
Weiss đã phỏng vấn hàng loạt nam nữ ly hôn và thấy rằng, vổ mặt tâm lý và
xã hội, ly hôn gây đau khổ cho cả hai giới; chỉ một tỷ lệ nhỏ những người
được hỏi có cảm giác khoan khối vì được tự do và có khả năng sống theo ý
mình. Trong phần lớn các trường hợp, sự tơn trọng và ưa thích mà một cặp
vợ chồng vốn có với nhau đã mất đi trước khi họ ly thân. Thay vào đó là sự
thù địch và bất tín. Những cuộc cãi cọ thường rất gay gắt. Các cặp vợ chồng
nếm trải cái mà Weiss gọi là "sự trầm cảm chia lìa". Việc người vợ (người
chổng) cũ đột ngột không chung sống nữa tạo nên cảm giác lo âu và hoảng
loạn. Sau một thời gian nào đấy, cả nỗi đau khổ sự khoan khoái nhường chỗ
cho Iihững cảm giác cô độc. Những người ly hỏn thấy mình đã lìa bỏ cái thế
giới gia đình yên ổn mà những người khác, dù có mọi vấn đé, vẫn đang sống
trong đó (Giddens, 1989:401). Chỉ bằng một thái độ vô tư và khách quan
khoa học, kết hợp với những phương pháp nghiỏn cứu đáng tin cậy, cuộc
khảo sát trôn mới phát hiện cho ta thấy những người ly hôn đau khổ như thế
nào. Rất tiếc chúng ta chưa có nghiên cứu tương tự ờ Viột Nam để cho thấy
các cặp ly hôn nếm trải những gì, liệu sơ' đơng trong họ có "bừa bãi" như
nhận xét trích ra trẽn đây hay không?



Nhận xét đó khơng phải là ngoại lộ duy nhất, mà những phán xét đôi
tượng nghiôn cứu của mình vể mặt đạo đức rất phổ biến trong các án phẩm
khoa học. Theo ý kiến của một nhà nghiên cứu nước ngoài (người tập hợp
bài vở, biên tập và viết giới thiệu cho một cuốn sách chung giữa các tác giả
Mỹ và Việt Nam), thì các nhà nghiên cứu Việt Nam trong cuốn sách "không
tránh thứ ngôn ngữ mang đậm màu sắc đạo đức; họ cũng không thấy như
nhiều người phương Tây rằng cần tránh cái vẻ phán xét hay suy lý vé đạo
đức (...). Đúng và sai, công bằng và bất công đểu được khuôn vào dưới góc
độ cà những giá trị xã hội chủ nghĩa và những dấu tích của đạo đức truyền
thống. Điểu đó có xu hướng cho phép có một sự thuyết giáo đạo dức" (Barry,


1996:16)


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

approach) với cách tiếp cận "thực nghiệm" khi nghiên cứu gia đình. Cách
tiếp cận chuẩn mực được nhào nặn bởi các truyển thông đạo đức, tởn g iio và
chính trị. Ở kháp nơi, các quy phạm, các chuẩn mực đạo đức, các giảo lý và
luật nhà nước đểu cần thiết ch ế hoá hành vi gia đình: chọn vợ, chọn chốne
như thế nào, giới hạn quan hẹ tình dục trong hơn nhãn, quyển lợi và nghĩa vụ
vợ chồng, trách nhiệm làm cha mẹ v.v. Tóm lại, cách tiếp cận chuẩn mục đối
với gia đình dé cập đến những khía cạnh chuẩn mực gia đình, những gì nén
và phải làm, những gì được coi là tốt và xấu, đúng và sai.


Khác vói cách tiếp cận chuẩn mực, cách tiếp cận thực nghiệm
(empirical approach) nhằm trả lời cho những câu hói về gia đình trong thực
tế, mà những câu trả lời này khòng thể rút ra từ các quy phạm có tính chuãn
mực và những điểu đúng sai. Những câu hòi như: "Lứa tuổi trung bình khi
kết hơn lần đầu là bao nhiêu? Người ta thường chọn vợ chọn chổng trong
thực tế như thế nào? Tỷ lệ ly hôn so vối tỳ lệ kết hôn là bao nhiêu?", v.v và
v.v. chi có thổ được trả lời bằng cách nghicn cứu gia đình như nó tổn tại


trong thực tế, bằng thực nghiệm (tức là thòng tin và dữ liệu có thể được thu
thập và đánh giá có hệ thống dê hiểu những gì diồn ra trong gia dìnli và tại
sao). Cách tiếp cận thực nghiệm là dựa trên cơ sờ thu thập và phân tích dữ
liệu để trả lời các câu hỏi đó.


Lẫn lộn các cách tiếp cận chuẩn mực và thực nghiệm thường dẫn dến
định kiến và sai lôch trong nghicn cứu, vi phạm nguyôn tắc cơ bản thứ nhất
của khoa học là tính khách quan. Nhà nghiôn cứu cần cô gắng để những yếu
tố riêng tư và chù quan của mình càng ít tham dự vào cuộc kháo sát càng tòt.
Tất nhiên, ai cũng có quan điểm của mình về một vấn để gia đình nào đó.
nhưng nhà nghiên cứu khác với người thường ờ chỗ anh ta phài tìm hiểu để
mô tả, lý giải và dự đoán những chù đề được nghiồn cứu. Do đó, anh ta cần
giảm ảnh hưởng của quan điểm riêng đến nghiên cứu của mình.


2. Đổ đánh giá chất lượng các nghiên cứu vể gia đình, chúng ta cịn có
thể tập trung vào. một khía cạnh quan trọng khác nữa trong nghiên cứu: quan
điểm lý ln và khái niơm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

làm gì íơn. Ỏ loạt ba bài viết khác, tác giả trình bày một cách lộn xộn và rối
rắm nhmg thòng tin vé các khuynh hướng, các quan niệm lý thuyết trong xã
hội hợi gia dinh trên thế giới, chứ không liên quan gì tới Việt Nam. Theo
nghĩa <ó, lý luận khỏng gắn với thực nghiệm, và khỏng có tác dụng định
hướng ho thực nghiệm.


H;U quả của tình trạng đó là gì? Trước hết là hicu sai các khái niệm lý
luAn cc bàn.


M>t ví dụ; "Gia đình Khổng giáo" là một khái niệm mang tính trừu tượng
cao. Đi có thể đo lường nó trong nghiên cứu thực nghiệm, nhà nghiên cứu cần
mõ xè íó thành những khái niệm cụ thể hơn (hay còn gọi là những "chi báo


thực níniệm" có thê "càn đong đo đếm", lượng hố được); nói cách khác, họ
cần tha» tác hố nó. Trong mổt nghiên cứu thực nghiệm cùa mình, có hai tác
giả đã (Uy giàn khái niệm "gia đình Khổng giáo" thành gia đình "sơng chung
hoậc sèig gần" bô mẹ chồng (Hirschma & Vũ Mạnh Lợi, 1996:164). Nói cụ
thể hơn họ cho rằng gia đình Khổng giáo là hình thái mà cô dâu chú rẽ’ "sống
chung loặc sống gần" bố mẹ chú rể! Đâv là một trường hợp điển hình của việc
quy già» một khái niệm lý luận tinh tế thành một chi báo thực nghiệm thị thiển.
Liệu chíng ta có cần nhác lại ở dây những lời cùa Khồng từ về cách nên diễn
giải và )iổu các khái niệm Khổng giáo như thế nào? Có Iigười hỏi Khổng Tử
rằng "hếu" là gì, và ni bơ mẹ có phài là "hiếu" không. Khổng Tử đáp: "Ngày
nay hiéi nghĩa là nuôi dưỡng cha mẹ. Nhưng người ta cũng nuôi cả chó lẫn
ngựa. Mu viộc chăm sóc cha ipẹ khơng kèm sự tịn kính, thì có khác gì giữa
nuỏi chi mẹ và nuòi súc vật" (Lang, o . 1946:24). Như vậy, Khổng Từ nhấn
mạnh "liếu" của con cái với cha mẹ; ỏng đòi hòi một người con trai có hiêu
khAng pài sự thực thi nghĩa vụ một cách lạnh lùng, mà là thái độ nồng nhiệt và
tôn kín). Nói cách khác, gia dinh Khổng giáo nhấn mạnh đặc biệt cách con cái
tơn kínỉ cha mẹ, chứ khổng dưn giản chỉ nuôi cha mẹ. Theo nghĩa đó. khổng
thê châ> nhận việc quy giàn gia đình Khổng giáo thành gia đình sịng cùng
hoẠc gấi cha mẹ chổng!


Qiv giàn thơ thiển gia đình Khổng giáo như trôn không phái sai lầm
duy nh.t của hai tác già trên; họ còn đặt câu hỏi sai và hỏi nhẩm đối tượng.
Dựa tréi lời đáp cho các câu hỏi đặt sai của họ, họ đã đi đến kết luận rằng
80% nhíng người được hỏi không chung sống với ông bà nội (và ngoại nữa ),
từ đó siy ra rằng đại đa sô' gia đình Việt Nam khơng phải mỏ hình Khổng
giáo ( Hrschman & Vũ Mạnh Lợi, 1996:167).


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

ở chung, rồi ăn riêng và ở riêng. Theo một nguồn, 93,7% trong số 206 phụ
nữ kết hơn nói rằng họ khời đầu cuộc sống hôn nhàn ờ cùng một nhà với bô
mẹ chồng, chỉ có 6,3% có nhà và tự lập hộ riêng ngay sau khi cưới (Võ


Phương Lan, 1994). Một nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự: hầu hết
trong sơ' 1.200 phụ nữ có chồng ở sáu xã miền Bắc thích lập hộ riêng sau kh
cưới, nhưng không đủ khả năng m u a hoặc làtn nhà mới, nên 73% son ,


chung với bố mẹ chổng 1-2 năm để chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc làm nl.a
riêng, chỉ 10% có nhà ngay sau lễ cưới (Havanon et al., 1997:22). •


Vậy các tác giả Hirschman và Vũ Mạnh Lợi đi đến kết luận sai lẩm đó
như thế nào? May mắn thay họ có cho biết (trong bài viết của mình) nhừng
phương pháp nghiên cứu họ đã áp dụng, cách họ chọn những người được hỏi
ý kiến (tức là cách chọn mẫu nghiên cứu), và họ đặt câu hỏi như thế nào -
điều này khiến họ hoàn toàn khác với đa sô các nghiên cứu khác vé gia đình
(như dưới đây ta sẽ rõ). Nhờ thế, người đọc đã biết sai lầm của hai nhà
nghiên cứu này là:


- Đặt câu hỏi chung chung và dễ gây sai sót. Hai câu hỏi của họ nhằm
kiểm định có hay khơng mơ hình gia đình sống chung hoặc gần bố mẹ
chồng được đặt ra như sau: "Khi cịn bé ơng (bà) cố sống cùng làng hoặc
gần gia đình bố đẻ hoặc gia đình mẹ đẻ không?" và "Khi cịn nhỏ, anh (chị)
có sống cùng với ông (bà) hoặc bà con họ hàng không?". Rõ rang các câu
hỏi này quá mông lung, không xác định về mặt thời gian. "Khi còn bé (nhỏ)"
chỉ một thời gian gần như vơ định, trong khi đó thời kỳ một cặp vợ chổng
mới cưới chung sống với bố mẹ chồng lại rất xác định, không kéo dài, nhất
là trong trường hợp tập tục khơng địi hỏi họ là người trực tiếp chịu trách
nhiệm chãm sóc cha mẹ chồng.


- Không hỏi trực tiếp các cặp vợ chồng về nơi cư trú của họ sau khi
cưới, mà hỏi "tất cả những người trong độ tuổi 15-65 trong mỗi gia đình" vé
ông bà nội (ngoại) cùa họ khi họ còn bé. Như vậy, hai tác giả đã hỏi nhầm
đối tượng, và điều đó cịn kéo theo những sai sót về trí nhớ của người được


hỏi (nhất là khi hỏi về thời xa xưa, lúc họ còn nhỏ, thêm nữa, nhiều người
được hỏi bây giờ đã già).


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Thiếu một tri thức lý luận về quan hệ qua lại mât thiết giữa con cái đã
lây vợ lấy chổng và cha mẹ họ còn khiến các tác già trẽn quy quan hệ giữa
gia đình hạt nhún với bô mẹ chồng (và vợ) chỉ vé một khía cạnh duv nhất: di
thâm lần nhau, và thấy rằng hơn 75% người được hỏi có bơ mẹ cịn sơng dã
viếng thám bô mẹ hàng ngày hoặc hàng tuần. Bằng cách xem xét như vậy,
những khác biệt (nếu có) giữa gia đình Việt Nam và phương Tây về mật
quan hệ với bố mẹ chồng (hoặc vợ) đã bị quy giàn đến mức tối thiểu. Cháng
hạn, nếu ta so sánh con số trên đây của hai tác già với tỳ lệ viếng thăm bỏ
mẹ ờ gia đình Anh mà Willmott và Young cung cấp (ờ hai địa bàn dược
nghicn cứu, 30% và 43% thăm bô' mẹ ngay ngày hôm trước khi được hỏi ý
kiến), thì ngồi sự khác biôt về tỷ lệ người thăm viếng, chúng ta hầu như
khơng được cho biết gì về khác biệt giữa hai nền văn hoá. Nhưng như một
nhà nghiên cứu gia đình người Anh đã nêu rõ, "vổ mặt xã hội học, hộ vấn dc
lý thú nhất là những vấn đề vể ý nghĩa" (Morgan, 1985:163) cùa hành dộng
và sự kiện. Vé mặt này, có thể nói dưới góc độ xã hội học, ý nghĩa cùa các
cuộc viếng thăm bố mẹ là khác hẳn nhau dối với các cập vợ chồng Anh và
Viột Nam, ngay dù tỳ lệ người đi thãm có thể gần hoặc giống nhau. Ở Việt
Nam, "thăm bố mẹ" có thể hàm nghĩa trao đổi với bố mẹ sự giúp đữ thiết
thục, trong khi tại Anh, "thăm bô' mẹ" rất có thể chỉ hàm.đúng nghĩa của tù
đó. Rõ ràng, sự khiếm khuyết trong kiến thức lý luận đã đưa các tác giả bài
viết nói trên tới chỗ bỏ qua một đặc điểm quan trọng của gia đình Việt Nam.


3. Đọc 45 ấn phẩm nghiên cứu gia đình, ta thấy một điểm nổi bật là vẻn
vẹn một ít trong số đó cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết vé các
phương pháp đã áp dụng; đa số chỉ nêu vắn tát vẻ thời gian và địa diôm
nghiên cứu. Trừ năm bài có tính chất lý luận, chi mười trong sơ' cịn lại có
nêu rõ phương pháp nghiơn cứu; cịn ba mươi bài khác trình bày luôn kết quà


nghiôn cứu dưới dạng các con sổ, tỷ lệ phần trăm, bảng biểu, v.v. mà không
cho biết phương pháp nghiên cứu nào đã áp dụng để đi đến kết quả, dung
lượng mẫu ra sao, mảu được chọn như thế nào, cơ cấu mẫu ra sao về giới, lứa
tuổi, tôn giáo, học vấn và nghể nghiệp, v.v. và v.v.


Nhiều bài viết trong cuốn sách "Những nghiôn cứu xã hội học vể gia
đình Việt Nam" là những ví dụ như vậy. Có bài hồn tồn khịng dựa irôn cơ
sờ bất cứ nghiên cứu thực nghiệm nào; trái lại, đó chỉ là một tiểu luận, phát
hiểu những suy nghĩ, ấn tượng chủ quan cùa tác giả về chủ đề gia đình,
khơng hề có lấy một trích dần của các nhà nghiẽn cứu nào khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

dáng tin cậy và có căn cứ hay khơng, mẫu nghiên cứu có đại diện cho cư dâ.n
đòng đào khổng, nguyên tắc giấu tên những người trả lời dược tuân thủ h ay
không, những chù đề nhạy cảm (tính dục, mâu thuản vợ chồng, bạo lực gua
đình...) được hỏi ra sao. v.v. Nói cách khác, đằng sau vè ngoài chinh xác,
khoa học của kết quả nghiên cứu dưới dạng các con số, tỷ lệ phần trăm, bán g
biểu, là một sự mập mờ phi khoa học: người đọc không dược cho biết chút gì
về phương pháp nghiên cứu đã áp dụng để thu lại kết quả ấy.


Yêu cầu nêu rõ phương pháp nghiên cứu trong một ấn phẩm khoa học
không phải nhầm thoả mãn trí tị mị thơng thường thc hiện ớ một câu nói
nổi tiếng: "Điều quan trọng khòng phải ở phát hiện rằng trái đất tròn, mà là
làm thế nào người ta đi đến phát hiện đó". Yêu cầu này là nhằm đảm bảo
một nguyên tắc cơ bủn khác của tư duv khoa học: tính lặp lại (replicability).
Tính lặp lại nghĩa là những phát hiện của một nghiên cứu có thể gặp bới nhà
nghiên cứu khác nếu họ đi theo cùna một số thể thức nghiên cứu, hay những
thể thức tương tự. Cần phân biệt nhà khoa học, người có thổ có những thicn
vị và những giá trị ricng, với những thể thức khoa học vốn là các quy ước
chung. Ncu các thể thức mang tính khách quan và chung cho mọi người,
được nêu rõ cho các nhà nghiên cứu khác biết, thì các nhà nghiên cứu khác


có thể tuân theo chúng, và gặp lại, hav bác bỏ, những phát hiện đã đạt <b>đượe.</b>


Tất nhicn rất khó, hoặc khơng thể gặp lại đúng y hệt các kết quả nghiên cứu
trước, nhưng nếu các phát hiện nêu lên được những mị hình quan hệ mạnh
mẽ và nhất quán, dủ để nhiều người khảo sát cùng thấy lại, thì chúng đáng
tin cậy hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Một cuộc khảo sát thực nghiệm khác dật mục đích tìm hiểu "gia đình,
riha nước và cá nhàn đã kct hợp như thế nào trong khi thực hiện các mong
rnuốn và đòi hỏi cùa họ trong quá trình hỏn nhân" (Belanger & Khuất Thu
lỉổng, 1996:246) ớ Hà Nội trước và sau công cuộc đổi mới kinh tế xã hội.
Tuân theo yêu cầu dối với một ấn phẩm khoa học thực nghiệm là nêu
phương pháp nghiên cứu của mình, hai đồng tác giả người Canada và Việt
Nam cho biết họ đã dùng phương pháp phỏng ván nhóm tập trung dối với
nhung người đã kết hỏn ờ Hà Nội thuộc ba trình độ học vấn khác nhau.
ỉ)áng tiếc họ khơng nói rõ có ai (trong số những người tham gia thảo luận
nhóm tẠp trung) khơng thuộc biên chế nhà nước, "làm ngoài" hay khơng. Có
vẻ tồn bộ những người tham gia đều là cán bộ nhà nước. Do đó, một trong
nhừng kết luận quan trọng cùa bài viết rằng trước đổi mới, "trong khi lựa
chọn, tiêu chuẩn quan trọng của người bạn đời tương lai là phài làm việc
trong cơ quan Nhà nước (tốt nhất là đã có bicn chế)", xem ra chi đúng với
những người trong biên chế nhà nước. Như vậy. trong việc chọn mẩu, hai
đồng tác già này có lẽ đã sai lệch và thicn vị khi khỏng đưa bất kỳ người
ngoài biên c h ế nhà nước vào mẫu. Dù rất có thể người ngồi biên ch ế chi là
sơ' ít trong cư dan Hà Nội thời đó, điều này cần được chứng minh bàng con
số (mà hai dồng tác già không làm). Thêm nữa, ngay dẫu điều trên có thể là
đúng, vẫn cần đưa dại diện của những người ngoài biên chế nhà nước vào
niẫu nghiên cứu, đổ nghe ý kiến họ, và đê biết tiêu chuẩn chọn bạn đời của
họ. Tiếc thay, đây cũng là việc mà hai đồng tác già khỏng thực hiện. Họ
cũng không đưa ra bất kỳ lời thuyết minh nào dê giới hạn tính khái quát


trong các kết quà nghiên cứu của họ.


Tóm lại, rất ít bài cung cấp thõng tin về việc làm thê' nào họ đi đến các
kết quả nghiên cứu. Càng ít bài viết nhìn nhận các phương pháp và kết quà
nghiên cứu cùa mình băng con mắt tự phc bình khoa học, nồu lên một cách
trung thực những thiếu sót và sai lệch có thể có trong nghicn cứu của mình,
cũng như gợi ý cho những nghiẽn cứu cần tiến hành trong tương lai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

nghiên cứu. Chỉ có điều, độ khả thi và sự mới mỏ cùa các kiến nghị thì cán phải
bàn, vì chúng phụ thuộc vào nhiều nhàn tố, trước hết là độ tin cậy và có càn cứ
của bản thân các kết quả nghiên cứu.


Trong bài viết về tính dục trẻ vị thành niên, hiếp dâm trẻ em và lạm
dụng tình dục trẻ em, v.v. (đăng trên một sô' của tạp chí "Vietnam social
sciences" bằng tiếng Anh), một số tác giả nêu kiến nghị về giải pháp
bằng cách yêu cầu mọi người tìm hiểu và thực thi bộ luật hình sự trừng trị
những tơi trên. Để tăng sức nặng cho kiến nghị của minh, các tác giũ đó
cịn trích dần nhiều điều luật liên quan của bộ luật hình sự (Vietnam
social sciences, 1996).


Nhiều nhà nghicn cứu lập luận rằng: những nhà tài trợ cho một dự án,
một đề tài nghiên cứu rất cán có và đã "đặt hàng" những kiến nghị thực tiền,
nên giới khoa học phải thực hiện theo đơn đặt hàng này. Nhưng bảo rầng
một kiến nghị chung chung (ví dụ "Nhà nước cần quan tâm...", hay "quan
tâm thôi chưa đủ, nhà nước nên giúp đỡ...") là bổ ích cũng đúng, mà nói rằng
nó vu vơ (vì không nhằm vào một ai rõ ràng, và không đề đạt một hành động
cụ thể nào) cũng không sai.


Tinh trạng lạm phát kiến nghị cho các nhà hoạch định chính sách, và vể
phần mình, thiếu những nhận xét tự phê bình và những thỏng tin vé phương


pháp nghiên cứu... phản ánh sự tự-tin thái quá của nhiều nhà nghiên cúu.
Điều này quả khác hẳn với một thực tiễn phổ biến trong khoa học xã hội
phương Tây. Theo một tác giả Mỹ, "nhiều nhà nghiên cứu phương Tây có
thái độ hồi nghi đối với những chính sách xuất phát trực tiếp từ nghiên cún,
vì người ta cho rằng họ (tức các nhà nghiên cứu - MHB.) có thể không nhn
xa trông rộng do họ bỏ qua một điều gì đó trong khn khổ hạn họp cua
nghiên cứu của mình" (Barry, 1996:16-17). Thiết nghĩ tinh thần thận trọng khia
học này đáng là bài học cho nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam chúng ta.


Quá nhiều kiến nghị cịn có một gốc rễ sâu xa: không phân biệt dươc
những nghiên cứu ứng dụng với nghiên cứu thuần tuý. Nghiên cứu ứng ciụig


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Liên quan đến các kiến nghị, còn một vấn đề nữa: nhiều bài viết đưa ra
những kiến nghị không hề xuất phát từ các bằng chứng và lập luận trong
cuốc nghiên cứu, mà đột nhiên được đé xuất, như "từ trên trời rơi xuống"
vậy. Khỏi cần nói những kiến nghị kiểu này thật vô cân cứ đến đâủ!


Chúng tôi mới dọc và phân tích một số lượng nhị các ấn phẩm nghiên
cứu về gia đình gần dây, từ một sơ' sách báo chuyên môn hẹp, nên bỏ sót rất
nhiều ấn phẩm khác. Cần có một sự bao quát rộng rãi hơn nữa sô lượng ấn
phẩm trước khi rút ra những kết luận chắc chắn vé tình hình nghiên cứu gia
đình. Thêm vào đó, nhũng nhận xét, đánh giá trên đày xuất phát từ các quy
ước chung của giới học thuật quốc tế, nhưng rất có thể bị coi là không thích
hợp với hồn cảnh Việt Nam. Dù sao chúng tôi cũng mạnh dạn đưa ra V kiến
cùa mình với hy vọng góp ý, trao đổi nhằm nâng cao tính khoa học cùa
nghiên cứu gia đình.


SÁCH BÁO TRÍCH DẪN



- Barry, K. (ed.) 1996. <i>Vietnam's women in transition.</i> London: Macmillan


Press Limited.


- Belanger, D. & Khuất Thu Hồng. 1996 "Một số biến đổi trong hơn nhân và
gia đình ờ Hà Nội". Trong sách: Tương Lai (chù biến). <i>Những nghiên</i>


<i>cứu xã hội học về gia đình Việt Nam.</i> Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học


xã hội.


- Giddens, A. 1989. <i>Sociology.</i> London: Polity Press.


- Havanon, N. & Archavannitknl, K. 1997. <i>Production reproduction and</i>
<i>fa m ily well-being. The analysis o f gender relations in Vietnamese</i>


<i>household.</i> Hanoi: The population council.


- Hirschman, Ch. & Vũ Mạnh Lợi. 1996. "Gia đình và cơ cấu hộ gia đình


Việt Nam. Vài nét đại cương từ một cuộc khảo sát xã hội học gần đây".
Trong sách: Tương Lai (chủ biến). <i>Những nghiên cứu xã hội học về gia</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Lang, o . 1946. <i>Chinese fam ily and society.</i> New Haven: Yale Univcrsiụ
Press.


- Morgan. D.H.J. 1985. <i>The family</i>, <i>politics and social theory.</i> London
Routlcdgc and Kegan Paul.


- Nguyễn Từ Chi. 1997. "Nhận xét bước đầu về gia đình của người Việl"
Tạp chí <i>Vùn hố nghệ thuật,</i> N. 1.



- Trần Đình Ilượu. 19% "Gia đình và giáo dục gia dinh". Trong sách:
Tương Lai (chù bién) <i>Những nghiên cứu xã hội học vè gia đình Việt</i>
<i>Nam.</i> Hà Nội: Khoa học xã hội.


- <i>Vietnam social sciences.</i> 1996. N. 6 (56), pp. 57 - 69.


- Vo Phuong Lan. 1994. "A study o f the reproductive life o f women by
the method o f reproductive history life lines". <i>Vietnam social</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>VỀ MỘT CÁCH NHẬN DIỆN GIA ĐÌNH VIỆT NAM</b>

• • • •


(Nhân đọc cuốn: Y u Insun. 1994. <i>L uật và x ã hội \ ’iệt</i>
<i>Nưiỉi t h ế k ỳ W U -X \ III.</i> H à Nội: N h à xuất há« K h o a học
xã hội. Ng u y ễ n Q u a n g N g ọ c tổ chức dịch và hiệu đính)


Mấy năm gần đày chúng ta đã có những nỗ lực đáng kể để dịch và xuất
bàn nhiều công trình nghiên cứu Việt Nam của các học giả nước ngọài, giúp
giới khoa học xã hội thấy được hình ảnh nước ta qua con mắt người ngồi,
c ỏ n g trình nghiên cứu của Yu Insun là mơt trong số đó. Tác già đã tiếp cân
được và khai thác một khối lượng tư liệu đổ sộ bằng cả chữ H in lẫn các
ngón ngữ châu Âu khác nhau do người phương Tây đã từng đến Việt Nam
viết ra, nên cuốn sách thật đáng quý. Những nhà nghiên cứu Việt Nam quan
tâm đến gia dinh truvền thống, nhưng khơng có điều kiện đọc trực tiếp các
tài liệu lịch sử bằng chữ Hán, hoặc tài liệu phương Tây vốn thường được lưu
trữ tại các thư viện nước ngoài càng tràn trọng hơn cuốn sách này. Sách được
nhiều học giả đánh giá cao và nhiều nhà nghicn cứu chúng ta trích dẫn.
Thậm chí báo “Vã/Ỉ <i>nghệ”</i> năm 1999 đã trích đăng dài kỳ (từ số 29 đến 34)
các phần khác nhau trong cuỏn sách, đưa nó đến với đông đảo hcni nữa bạn
đọc ngoài giới hàn lâm viện.



Yu Insun xác định mục đích chung của cơng trình là "chủ yếu nhằm
vào viộc tìm hiểu xã hội Việt Nam truyền thống, bằng cách tập trung vào gia
dinh Viột Nam ờ các thế kỷ mười bảy và mười tám" (trang 11). Phương pháp
cùa ông là từ "cái bản chất thật của gia đình Viột Nam" ngoại suy ra nhằm
"hiểu được tính chất cơ bản của xã hội Việt Nam" (tr. 12). Xin mờ ngoặc nói
thêm: <i>ờ</i> đây tỏi không đồng ý với cách các dịch già chuyến ngữ từ tiếng
Anh. Nguyên văn tác giả dùng thuật ngữ "extrapolation” - ngoại suy'11 - đế
nói rõ ơng sử dụng phép tư duy ngoại suy, từ gia đình suy ra xã hội. Nhưng
bàn tiếng Việt dịch chệch đi là "việc suy tìm cái bản chất thật của gia đinh
Việt Nam".


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Để hiểu đúng gia đình, qua đó biết xã hội Việt Nam các thế kỷ X V II-
XVIII, tác giả có sử dụng bộ Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức) như một
căn cứ khoa học, nhung ơng rất có ý thức về sự khác biệt giữa luật và hiện
thực xã hội. Ơng khơng coi văn bản luật là căn cứ khoa học chủ yếu. Trái lại,
ông xác định rằng đê’ hiểu đúng hiện thực xã hội, phải vượt ra khỏi vãn bàn
luật. Ông viết rằng ơng tìm hiểu gia đình "bằng cách khảo sát hệ thống phiíip
luật đương thời” chù yếu ờ phần I cuốn sách, còn trong các phần sau, ông
"xem xét bối cảnh xã hội rộng rãi hơn" (tr.15). Ờ đây ông sử dụng khá nhiều
tư liệu khác - các tác phẩm văn học Việt Nam, ghi chép của người Trung
Quốc và phương Tây, v.v. Chẳng hạn ông viết: "Câu hỏi mà chúng tôi đặt ra
là các quy định trên đây của bộ Luật nhà Lê đa phàn ánh đến chừng mực nào
địa vị thực sự cùa người chồng và người vợ trong xã hội thời kỳ nhà Lê. Có
thể cho rằng các quy định ấy đã không được tuân thủ chặt chẽ" (tr. 114).


Đó là phương hướng khoa học đúng đắn cho một cơng trình nghiên ciru
vốn đặt ra một trong nhiều mục đích là tìm hiếu gia dinh Việt Nam n hư nó
hiện hữu trong thực tế, chứ không phải trên văn bàn luật.


Nhưng đáng tiếc, tác giả chỉ đúng ở phương hướng chung. Còn trong


cách chứng minh, lập luận cụ thể, cuốn sách đã bộc lộ nhiều sai lầm, sơ hở
mà bài viết này muốn nói tới. Không phải một nhà sử học, tơi khơng có khả
năng và điều kiộn xác minh giá trị nhận thức của cơng trình. Cuốn sách có
nhiêu phần; ở đây tơi không bàn đến phần tác giả xem xét vãn bản luật Việt
Nam và so sánh nó với luật Trung Quốc, và phần ông đặt gia đình trong bối
cảnh rộng hơn của làng và nhà nước. Ở đây tôi chỉ khoanh lại và để cập đến
cách nêu, đặt vấn để khoa học, cách lập luận, chứng minh và giải quyết vấn
để của nhà nghiên cứu trong phần sách mà ông cố gắng phác họa diện mạo
thực tế của gia đình Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Có thể nói
trong q trình chứng minh luận điểm của mình vể diện mạo thật cùa gia
đình Việt Nam thể hiện qua hai mối quan hệ xương sống ở mỗi gia đình (vợ
- chồng và cha mẹ - con cái), ông đã mắc nhiều sai lầm về phương pháp
luận. Chúng ta hãy lần lượt xét cách ỏng chứng minh luận điểm cùa mình <i>ờ</i>


từng quan hệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i>Thứ nhủi,</i> "nếu người vợ xuất thân từ một gia đình có thế lực và giàu có
hơn chổng, chị ta thường có xu hướng coi thường chổng và gia dinh nhà
chồng" (tr. 115). Nhưne tác giả tự thu hẹp phạm vi xác thực trong luận cứ cùa
chính mình khi ơng viết ờ trang 101: "Việc dàn xếp hỏn nhân như thế đã trờ
thánh truyén thống ở các gia đình quan cách và giàu có, họ thường tìm kiếm
sự kết giao trong giới có địa vị xã hội cao, thông qua hòn nhân cúa con cái
họ (...) Các gia đình có chức tước cao, theo thói thường, hay cưới gá con cái
mình cho những chỗ mơn đãng hộ đơi". Nói cách khác, khi môn đãng hộ dôi
là một xu hướng, thì thực tế có bao nhicu người vợ xuất thân từ gia đình giàu
và có địa vị cao hơn chổng để được hướng địa vị bình dáng hoặc cao hơn
chổng? Tác già không đưa ra một cứ liệu nào trà lời câu hỏi này. Vậy thì ví
dụ mà tác giả sử dụng dê chứng minh người vợ bình đáng hoặc cao hơn
chổng có là số dông hay không - điéu này rất đáng ngờ.



<i>Thứ hai,</i> tác giả dùng luận cứ khác là những trường hợp ờ rẽ. trone dó


"cliấc chắn người vợ có iru thế hơn" (tr.l 15). Ông cho rằng "hiện tượng đi ờ
rể khá phổ biến ở xã hội Việt Nam truyền thống" (tr. 109). Điều đó đúng hay
khơng, cồn có bằng chứng cụ thể mà rất tiếc tác giả lại thiếu. Sau đó ở trang
168 ỏng viết: "trong xã hội Việt Nam con gái sau khi cưới thường được về ở
nhà chồng". Như thế tác giả tự mâu thuẫn với chính mình. Chúng la nên tin
theo ý kiến nào của tác giả? Ý kiến nào khớp với thực tế? Có thổ hồi nghi ý
kiến cho rằng ờ rổ khá phổ biến. Nếu ở rể khơng phổ biến, thì việc tác già
dùng một hiện tượng cục bộ để chứng minh một luận điểm khái quát không
phái là một viộc làm có sức thuyết phục. Ây là chưa kổ ý kiến của tác giả cho
rằng :'K h ô n g có gì là bất bình thường đối với một chàng trai nghèo <i>ờ</i> rê tại
nhà cô gái và cổng hiến sức lao động của mình khi anh ta khơng có khả năng
dâng nộp các lẻ vật cho cuộc hôn nhàn" (tr. 109). Liệu có đúng ờ rể là khịng
bất bình thường khơng nếu xét câu nói cửa miệng trong dân gian dè bỉu cành
ờ rè như "chó chui gầm chạn"?


<i>Thứ ba,</i> một luận cứ chủ chốt để tác già chứng minh người vợ bình đảng


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

đời sống vật chất cùa gia đình, khơng phải hoặc chưa dạt đến mức irú>t hoạt
động liỏn quan tới địa vị và có thể nâng cao địa vị cùa họ. Hơn thế nữa, tác
già sẽ luận chứng ra sao nếu được nghe câu ca dao và lối suy luận sau đây:
"Trai tay không chăng ăn mày vợ. gái trăm vạn vãn phái nhờ chổng”. It nhất
ta có thổ nói câu ca dao đã cho thấy ở xã hội nam trị kiểu Khổng giáo tại
Việt Nam, tài sản, tình trạng và cống hiến kinh tế của nam và nữ đã bị tách
rời khỏi địa vị xã hội mà họ có trong gia đình. Trong khi đó, tác giá tỏ ra
theo thuyết quyết định luận kinh tế, một học thuyết cho rằng có mỏi liên hệ
trực tiếp, thảng tuột giữa địa vị kinh tế và địa vị xã hội; từ đó suy ra rằng nếu
nâng cao thu nhập cho phụ nữ, địa vị của họ trong gia đình dứt khốt sẽ cao
hơn. Thực tế có đơn giản như vậy khóng - đó là một nghi vấn.



<i>Thứ tư,</i> để tiếp tục chứng minh địa vị bình đảng cùa người vợ so với


chồng, tác già để cập đến ly hơn. Ơng cho rằng trong ba loại ly hôn (rẫy vợ.
ly hôn bắt buộc và ly hơn thịa thuận), thì luật rảy vợ trên cơ sở "bảv lý do"
có lẽ chì được thực thi ờ một vài tầng lớp (học già chính thịng, quan lại),
nhung họ gập rắc rối với gia đình nhà vợ. Cịn ngưừi bình dản khỏnịĩ chấp
nhận rộng rãi diều này vì "lấy vợ là một việc tớn kém dối với phẩn nhiều
người Việt Nam do những đồ sính lễ và các khoản tiôu pha như thù lao cho
đám cưới, thiết dãi khách khứa" (tr. 123). Thêm một cách dịch nữa tỏi không
tán thành: "marriage fee" chỉ nên dịch là "chi phí đám cưới" chứ không the
dịch là "ihù lao cho đám cưới". Tuy nhiên ở trang 111, tác gia khẳng tíịnh
điều ngược lại: "Người nghèo có thể giao ước kết hỏn chi đơn gián bảng đưa
trầu cau". Vậy thì điểu nào đúng? Đây hồn toàn là một nghi vấn chừng nào
tác giả chưa giài quyết dược màu thuẫn trong lập luận cúa ổng.


Còn loại ly hỏn thứ ba (ly hỏn bằng thỏa thuận chung), tác già phàn tích
khá kỹ và dảc biôt muốn dùng nó để chứng minh địa vị hình dẳng của phụ
nữ. Song ơng hồn tồn khơng xác định được nó phổ biên đến mức độ ỉiào.
Ông viết một câu đầy mâu thuẫn: "Ly hôn bằng thòa thuận chung ktong
phải là điều hiếm thấy trong xã hội Việt Nam truyển thống tuy rằng chúng ta


<b>không biết được tàn </b>sơ' <b>của </b>sự ly <b>hơn </b>đó" (tr.126). "Khổng <b>biết được tàn </b>số"
mà ông lại nói rẳng nó "khơng phải là điều hiếm thấy" (!).


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

nảy sinh nhiều nghi vấn. Một là. đây mới chỉ là một nhận xét rút ra lừ việc
phân t ch so sánh các vãn bản luật, chứ chưa có cơ sờ thực tế để khắng đinh
dieu liậl này được thực thi đến độ nào. Tác già đã nghi ngờ mức độ thực thi
nhiều Jicu khoàn quy định uy quvền cùa người chồng, vậy thì có lý do gì đẽ
kbịng hoài nghi hiệu lực thực tế cùa điều khoản vổ địa vị người vợ? Chừng


nào tác già chưa chứng minh được mức độ thực (hi điều khoản nàv. thì
quyền bình đắng của người vợ chỉ là trên giấy! Hai là, khi người chổng
khơng chăm sóc vợ trong thời hạn nãm tháng, có the đặt già thuyết rằng
chính inh ta đã m’n ruồng bỏ vợ nhưng chưa tìm được lý do. Vậy thì địa vị
bình ding của người vợ trong trường hợp này có thực sự ý nghĩa hay không?


Tic giả kết luận: "(...) phụ nữ Việt Nam khơng tự mình cảm thấy bị đe
dọa bứi việc ly hịn. và do đó. họ có thế xin ly hơn dễ dàng và chóng vánh"
(tr.l 27). Tỏi không tin rằng câu tiếng Anh mà tác già dùng "...they were able
to ask for divorce easily and frequently" ÇƠ thể dịch như trên; thay vào đó,
nCn dịch là "họ có thể xin ly hôn dễ dàng và thường xuycn". Nếu diều tác
gịà nhận định là đúng, tỷ lệ ly hôn trong thời kỳ này phải cao, nhưng đáng
tiếc tá: giả không hể nêu được bằng chứng cụ thể, càng khơng có dữ liệu dc
chứng minh.


Nhu vậy, những nỗ lực của tác giả để chứng minh địa vị bình đắng cua
nj'irOri vợ với chồng chưa có sức thuyết phục.


II. Về quan hộ cha mẹ - con cái, Yu Insun cho rằng "gia đình Việt Nam
có \ u hướng tập trung vào quan hệ vợ - chồng, khác với gia đình Trung
Q c <i>:ó</i> xu hướng tập trung vào quan hệ cha - con" (tr. 149). Nếu đối chiếu
vứi câJ chữ tiếng Anh mà tác giả dùng, thiết nghĩ nên dịch như sau cho sát
ý: gia dinh Viét Nam có xu hưứne lấy vợ chổng làm trung tâm, khác với gia
đình Trung Quốc vốn lấy cha - con trai làm Irung tàm. Tác già chứng minh
rằng cuan hộ cha mẹ - con cái không phải là trung tâm, và lòng lèo bàng các
luận cứ như sau: cha mẹ ít tham dự trực tiếp vào chuyện kết hỏn của con cái;
con céi nghiêng vổ phía độc lập với cha mẹ, v.v.


Yể hôn nhân của con cái, tác giả chỉ nhận xét mà không đưa bằng
chứng cụ thể ràng họ được tự do.



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

nghèo và thuộc các tầng lớp xã hội thấp thì có xu hướng muôn độc lập hơn,
bới vì chúng chẳng có gì đê’ mất khi ra ở riêng. Hơn nữa, chúng có quyỗn có
ruộng đất cổng làng xã (công điền), và việc được hường cõng điền làm cho
chúng dỗ lập những hộ gia đình riêng cùa mình" (tr. 147-148). Việc con cái
tách ra ở riêng và "được tự do" có đơn giàn và đạt đến mức độ như tác già
trình bày khơng? Ơng thậm chí mơ tả hành vi đó của con cái là "cá nhân chủ
nghĩa" (tr. 149). Nhưng khi tách khỏi cha mẹ thì con cái đi đâu? di chỗ khác
trong cùng làng hay làng khác? Tác giả không đặt ra câu hỏi này nên không
trả lời; ông dùng khái niệm "ở riêng" khá mơ hồ.


Nếu ông hiểu nó theo nghĩa "đi làng khác", thì ờ một chỗ khác ông viết,
và đoạn này đật ỏng vào một vấn đề hết sức nan giải, nếu khịng nói là ông
tự mâu thuẫn: "Trong tình thế ấy, một trong những lối thốt khỏi đói nghèo
là di cư đến những nơi khác để mưu tìm vận hội (...) Song những biên cương
như th ế không phải là vô hạn (...) Thêm nữa, phần lớn những người Việt
Nam đã sống yên ổn trong làng và trong gia đình của họ cũng vẫn giữ thói
bảo thủ đặc thù cho một xã hội nông dân và họ không sẵn lòng dời đến niột
nơi không quen biết. Và chính phần đất mong được thừa kế từ tài sàn của
cha mẹ - dù nó nhỏ đến đâu - đã củng cố thêm xu hướng đó. T hế là phần lớn
nhân dân có khuynh hướng sống ở trên mảnh đất mà họ đã sinh ra, chỉ trừ
khi họ bị cưỡng ép phải dời đi" (tr. 187-188). Đoạn này cho thấy dù phần
ihừa kế tài sản từ cha mẹ có nhỏ đến đàu, con cái vẫn trông monị^clưạc thừa
hưởng, nghĩa là tác giả tự mâu thuẫn với chính mình khi trước dó ơng cho
rằng con cái "chẳng có gì dê mất khi ra ờ riêng". Thêm nữa, đoạn trích cũng
cho thấy có những giới hạn cho việc con cái đi khỏi làng quê của nùnh.
Ngoài ra cần tính tới một thực tế khác mà tác giả không lưu ý: sự phân biệt
đối xử giữa dân chính cư và ngụ cư ở nhiều nơi khiến người ta rất khó di cư.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

lập như thế. Trái lại, họ vản giữ quan hệ qua lại đều đặn với cha mẹ: "Quan


hộ giữa cha mẹ và con cái không phải châm dứt sau khi con cái lập hộ gia
đình độc lập. Con cái ván còn bổn phận chịu ơn nghĩa đối với cha mẹ như
triíớc, và người ta vẫn đòi hòi chúng phải biết vâng lời, kính trọng cha mẹ
trong lúc họ còn sống, phải tuân thủ thời kỳ chịu tang khi cha mẹ qua dời.
Con cái được quyền thừa kế gia tài của cha mẹ và tham gia vào việc phân
chia tài sản. v ề phía cha mẹ, họ vẫn thấy mình cịn có bổn phân đối với con
cái, phải dạy bảo chúng và giúp chúng sửa chữa những thói xấu" (tr. 155).
Viết như vậy, tác giả đã tự phù nhận luận điểm của mình về quan hệ cha mẹ
- con cái lịng lèo. Có thó’ doán ràng con cái dù ờ riêng trong cùng làng vẫn
cần sự hổ trợ cùa cha mẹ, ví dụ như khi làm nhà mới, trỏng nom giúp trẻ nhó
của họ cùng muôn vàn quan hệ qua lại khác trong đời thường hàng ngày, và
họ vẩn giữ ctn nghĩa và bổn phận nhất định vói cha mẹ. Họ khơng "cá nhân
chù nghía" như tác giả đã hiểu.


Tóm lại, với so sánh tổng quát về tầm quan trọng của hai mối quan hệ
rường cột irong gia đình Việt Nam, rất tiếc tác già chỉ cố gắng chứng minh
một vô (rằng quan hệ cha mẹ - con cái lỏng lèo, không phải là trung tâm),
nhưng không đù sức thuyết phục. Còn vế thứ hai (quan hệ vợ - chồng được
đặt vào trung tâm hơn so với quan hệ cha mẹ - con cái), thì ơng bỏ ngỏ.
không chứng minh. Song từ những dẫn giải rải rác đó đây trong cuốn sách,
ta có the thấy chúng nói lên điều ngược lại với nhận định của ỏng. Chảng
hạn ông viết: "Điều ngụ ý rõ ràng là một người phụ nữ không đương nhiên
hoàn toàn là thành vicn trong gia đình nhà chổng do cuộc hốn nhan; sự hội
nhập cùa người vợ vào gia đình ấy là khơng có hiệu lực nếu như chị ta khịng
có con với chổng" (tr. 126-127). Đó là một bằng chứng cho thấy quan hệ cha
mo * con cái (không phải quan hệ vợ - chồng) mới là trung tâm, bời vì nếu
quan hệ vợ - chồng là trung tâm, tự bản thân việc người vợ kết hỏn với chổng
đã đù dổ người vợ hội nhạp được vào gia đình chổng, chứ khơng địi hỏi chị
phải có con làm diéu kiên. Tiếp nữa, tác giả viết: "Điều 377 [D 376] cùa bộ
Luật nhà Lô ghi rõ hình phạt dối với một người vợ đcm bán tài sàn của con


cái vốn được thừa kế cùa chổng mình" (tr. 171), "người mẹ khơng có quyền
định đoạt vé tài sản cùa con và khi bán tài sản đó, người mẹ buộc phải được
sự đổng ý của con" (tk 171-172). Nếu quả thực quan hộ vợ chổng là trung
tâm như tác giả nhận định, thì sao lại có tình trạng hạn ch ế quyển của người
vợ như thế, và con cái có quyền đến vậy? Rõ ràng bàng chứng mà tác già
đưa ra dã nói lên điều ngược lại với nhận định của ông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Như đã nêu rõ ớ trên, tịi khơng có khả năng và ý định khào sát, đúnh
giá toàn bộ cơng trình của Yu Insun. Tôi chỉ giới hạn ờ việc xem xét và itưa
ra những hồi nghi đơi với cách tác giả nêu lên và chứng minh nhận định cùa
mình vế diện mạo thật (không phải trên văn bản luật) của gia đình Việt Nam
các thế kỷ XVII-XVIII. Tôi cũng không kết luận bằng việc trả lời câu hòi:
vậy ihực tế gia dinh trong giai đoạn lịch sử đó là như thế nào? Thiết nghĩ câu
hỏi đó dành cho các nhà sử học. Có thể nói: dựa trên một số bằng chứng có
thể là có thật, tác giả đã đi đến khái quát hố mà khơng lưu tâm đầy đù (ỉến
việc bằng chứng có đại diện cho số đơng hay khơng. Ví thừ ông xem xét
bằng chứng theo cách tiếp cận sử học - một khoa học nghiên cứu hành vi c on
người dưới nhãn quan đặc thù hóa (particularizing perspective), nghĩa là mỏ
tả cả các sự kiện duy nhất - thì vấn đề tính đại diện của bằng chứng khỏng
đặt ra. Nhưng rõ ràng tác giả tỏ ra quan tâm đến tính đại diện; ơng viết rang
ông tập trung vào phong tục các tầng lớp dưới ở miền Bắc vì "nó mang tính
đại diện hơn cho truyền thống bàn địa Việt Nam" (tr. 18). Như vậy ống muốn
từ bằng chứng có thật để khái quát hóa, và đã vượt ra khỏi cách tiếp cận <lặc
thù hóa của sử học mà bước sang dùng nhãn quan khái quát hóa
(generalizing perspective) của xã hội học, nghĩa là quan tâm khóng phải đến
các sự kiện duy nhất, mà những mẫu hình lặp đi lặp lại mang tính phổ biến,
thường kỳ của các sự kiện, của hành vi. Dù quan tâm như vậy song trong
thực tế ông đã dừng lại ở tính đại diện của khu vực địa lý (miền Bắc) và
nhóm xã hội (tầng lớp dưới) mà không tiếp tục quán triệt ycu cầu về tính dại
diện của các bang chứng. T hế ncn những bằng chứng có thể có thật mà óng


đưa ra không chắc đại diện cho số đồng. Và ống cường điệu mức độ của một
số hiện tượng có thể có thật đó. Hơn thế nữa. ơng tự mâu thuẫn quá nliiổu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

như ỏng đ ã chứng minh ờ dây - thì có lẽ cũng chỉ mang ý nghĩa tương đỏi và
trong bôi cành hẹp, chảng hạn so với Trung Quốc mà thói, và gia dinh Việt
Nam chưa đốn mức "gần như hình dẳng" vợ chổng.


</div>

<!--links-->

×