Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài 11. Phát sinh giao tử và thụ tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.29 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tuần :06 Ngày soạn: 25/092017</b>
<b>Tiết :11 Ngày dạy: 27/09/2017</b>


<b>BÀI 11 : PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH</b>


<b>I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.</b>


<b>1. Kiến thức:</b>


- Mô tả và so sánh các quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái.


- Nêu được bản chất của thụ tinh cũng như ý nghĩa của nó và giảm phân đối với sự di truyền
và biến dị.


<b>2. Kỹ năng</b>.


- Tiếp tục rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và tư duy (phân tích, so sánh).


<b>3. Thái độ</b> :


Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.


<b>II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC. </b>
<b>1. Giáo viên:</b>


- Tranh phóng to hình 11 SGK.


<b>2. Học sinh</b>.


- Đọc bài trước khi tới lớp.


<b>III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP</b>.<b> </b>



<b>1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:</b> (1’)
9A1………...…
9A2...


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>: (6’)


- Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân?


- Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân là gì?


<b>3. Hoạt động dạy - học:</b>


<b>Mở bài:</b> Các tế bào con được hình thành qua giảm phân sẽ phát triển thành các giao
tử, nhưng sự hình thành giao tử đực và cái có gì khác nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu bài
hôm nay.


<b> Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phát sinh giao tử. (15’)</b>


<b>Hoạt động của giáo viên </b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
mục I, quan sát H 11 SGK và trả lời câu
hỏi:


+ Trình bày quá trình phát sinh giao tử
đực và cái?


- GV chốt lại kiến thức.



- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Nêu sự
giống và khác nhau cơ bản của 2 quá trình
phát sinh giao tử đực và cái?


- GV chốt kiến thức với đáp án đúng.
- Sự khác nhau về kích thước và sớ lượng
của trứng và tinh trùng có ý nghĩa gì?


- HS tự nghiên cứu thông tin, quan sát h.11
SGK và trả lời.


+ HS lên trình bày trên tranh quá trình phát
sinh giao tử đực và phát sinh giao tử cái.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.


- HS dựa vào thông tin SGK và H 11, xác
định được điểm giống và khác nhau giữa 2
quá trình.


- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ
sung.


- HS suy nghĩ và trả lời.


<b>Tiểu kết:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp
nhiều lần.


- Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho ra giao tử.



+ Khác nhau:


<b>Phát sinh giao tử cái</b> <b>Phát sinh giao tử đực</b>


- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể
cực thứ 1 (kích thước nhỏ) và nỗn bào
bậc 2 (kích thước lớn).


- Nỗn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1
thể cực thứ 2 (kích thước nhỏ) và 1 tế bào
trứng (kích thước lớn).


- Kết quả: từ 1 noãn bào bậc 1 qua giảm
phân cho 3 thể định hướng và 1 tế bào
trứng (n NST).


- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 tinh
bào bậc 2.


- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân cho 2
tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh
trùng.


- Kết quả: Từ 1 tinh bào bậc 1 qua giảm phân
cho 4 tinh trùng (n NST).


<b> Hoạt động 2: Tìm hiểu thụ tinh.</b> (10’)


<b>Hoạt động của giáo viên </b> <b>Hoạt động của học sinh</b>



- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
mục II SGK và trả lời câu hỏi:


+ Nêu khái niệm thụ tinh?


+ Nêu bản chất của quá trình thụ tinh?
- Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các
giao tử đực và cái lại tạo các hợp tử chứa
các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc?


- Sử dụng tư liệu SGK để trả lời.
+ HS nêu khái niệm.


+ HS xác định được bản chất.


- HS vận dụng kiến thức để nêu được: Do sự
phân li độc lập của các cặp NST tương đồng
trong quá trình giảm phân tạo nên các giao
tử khác nhau về nguồn gốc NST. Sự kết hợp
ngẫu nhiên của các loại giao tử này đã tạo
nên các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác
nhau về nguồn gốc.


<b> Tiểu kết: </b>


- Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực và 1 giao tử cái.


- Bản chất của sự thụ tinh là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội ơ
hợp tử<b>.</b>



<b> Hoạt động 3: Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh(10’)</b>


<b>Hoạt động của giáo viên </b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục
III, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
về các mặt di truyền và biến dị?


- GV chốt lại kiến thức.


- HS dựa vào thông tin SGK để trả lời:
- HS nêu ý nghĩa của giảm phân và thu tinh.
- HS tiếp thu kiến thức.


<b>Tiểu kết: </b>


- Duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ cơ thể.
- Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hóa.


<b>IV. CỦNG CỚ - DẶN DÒ.</b>
<b>1. Củng cớ.</b> (2’)


Bài tập:


Bài 1: Giả sử có 1 tinh bào bậc 1 chứa 2 cặp NST tương đồng Aa và Bb giảm phân sẽ cho
ra mấy loại tinh trùng? Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Bài 2: Giả sử chỉ có 1 noãn bào bậc 1 chứa 3 cặp NST AaBbCc giảm phân sẽ cho ra mấy


trứng? Hãy chọn câu trả lời đúng:


a. 1 loại trứng c. 4 loại trứng
b. 2 loại trứng d. 8 loại trứng


(Đáp án a: 1 tế bào sinh trứng chỉ cho ra 1 trứng và 3 thể cực, trứng đó là một trong
những loại trứng sau: ABC, ABc, AbC, Abc, aBC, aBc, abC, abc).


Bài 3: Sự kiện quan trọng nhất của quá trình thụ tinh là:
a. Sự kết hợp của 2 giao tử đơn bội.


b. Sự kết hợp theo nguyên tắc : 1 giao tử đực, 1 giao tử cái.
c. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.


d. Sự tạo thành hợp tử.
(Đáp án a).


<b>2. Dặn do.</b> (1’)


- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK.
- Làm bài tập 4, 5 trang 36.


- Đọc mục “Em có biết” trang 37.


<b>V. RÚT KINH NGHIỆM.</b>


</div>

<!--links-->

×