Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 4: Hữu nghị và hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.39 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 TUẦN: …... Giáo viên: Trương Hoàng Thông Ngày soạn: ……/……/2011 Ngày dạy: ……/……/2011. Nội dung 1: “ Thi tìm hiểu về các di sản văn hóa trong nước và thế giới ” Nội dung 2: “ Sinh hoạt văn nghệ ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước mừng ngày chiến thắng 30/4” ( 2 tiết ) I/.Mục tiêu hoạt động: 1/ Kiến thức: Sau hoạt động học sinh có thêm hiểu biết về di sản, di tích lịch sử địa phương đất nước và thế giới. Hiểu được vì sao phải bảo vệ và phát huy di sản di tích lịch sử. Học sinh ý thức được ý nghĩa của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/40/4975. 2/ Kỹ năng: Thông qua hoạt động biết cách tổ chức một cuộc thi tìm hiểu cho một đề tài được tiến hành như thế nào. Học sinh tự hào về những di sản văn hóa từ đó có những kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ, giữ gìn và tiếp tục phát huy giá trị của các di sản văn hóa trong nước và thế giới. Rèn luyện kỹ năng ca hát, tư duy sáng tạo trong hoạt động văn nghệ. 3/ Thái độ: Học sinh biết xác định trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ các di sản, di tích địa phương đất nước và thế giới. Tích cực góp phần vào việc bảo vệ di sản, di tích di tích địa phương đất nước và thế giới. Có lòng tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, có thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp xây dựng đất nước. II/.Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động. 1. Các kỹ năng sống có liên quan: - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các di sản văn hóa trong nước và thế giới, các di sản văn hóa có tại địa phương. - Kỹ năng trình bày suy nghĩ-ý tưởng của bản thân trong việc tìm ra những biện pháp vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ, giữ gìn và tiếp tục phát huy giá trị của các di sản văn hóa trong nước và thế giới. Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Giáo viên: Trương Hoàng Thông - Kỹ năng xác định-tìm kiếm các lựa chọn để đưa ra những quyết định góp phần tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc. - Kỹ năng tự nhận thức. - Kỹ năng giải quyết vấn đề. - Kỹ năng đặt câu hỏi. - Kỹ năng phản hồi, lắng nghe. 2. Nội dung tích hợp: - Kể chuyện, trò chơi . III/. Các phuơng pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có sử dung: - Bản đồ tư duy. - Động não. - Hỏi và trả lời. - Phương pháp trò chơi. - Trình bày tích cực. - Trình bày 1 phút. IV/. Tài liệu và phương tiện - Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi về ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/40/1975. - Các câu hỏi tìm hiểu về các di sản văn hóa trong nước và thế giới. - Các bài hát về chủ đề quê hương đất nước. - Phần thưởng. - Các phương tiện khác như: giấy màu, bút màu, … V/. Tiến hành hoạt động 1/ Khám phá: Bản đồ tư duy: sử dụng kĩ thuật bản đồ tư duy, GV tổ chức cho HS chơi trò “ viết về nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/40/4975”. GV viết lên bảng “ nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/40/1975” và vẽ bốn nhánh cho các tổ tiếp tục trình bày nội dung họp nhóm. Sau đó cho HS họp nhóm theo tổ 1 phút và cử đại diện lên bảng ghi nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/40/4975” mà nhóm biết. Hoạt động này diễn ra rất nhanh với mục đích để HS biết nghĩa về nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/40/1975”. Gv yêu cầu tất cả HS trong lớp hãy cùng nhau theo dõi cuộc thi. 2/ Kết nối: Hoạt động 1: Khởi động, giới thiệu và nghe báo cáo thông tin. Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Giáo viên: Trương Hoàng Thông - Bạn Trương Thị Hải Yến tuyên bố lý do buổi sinh hoạt và giới thiệu đại biểu: Thầy chủ nhiệm cùng tham gia. + Tuyên bố lý do buổi sinh hoạt: Đất nước thanh bình cuộc sống ấm no của chúng ta hiện nay là nhờ sự hy sinh xương máu anh dũng của ông cha ta. Cùng hòa vào trong xu hướng phát triển chung của thế giới nhưng những giá trị truyền thống hào hùng của một thời dựng nuớc và giữ nước vẫn được giữ gìn và phát huy. Những di tích lịch sử, di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước Việt Nam là tài sản chung của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng đất nước vì vậy chúng ta phải ra sức giữ gìn di sản, di tích đó. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những giá trị quý báu ấy bằng cách thể hiện sự hiểu biết, thể hiện tình cảm của mình qua hai nội dung chính: Nội dung 1: “ Thi tìm hiểu về các di sản văn hóa trong nước và thế giới ” Nội dung 2: “ Sinh hoạt văn nghệ ca ngợi vẽ đẹp quê hương, đất nước mừng ngày chiến thắng 30/4” - LPVT bắt nhịp bài hát tập thể: “lên đàng” - Bạn Trương Thị Hải Yến mời các đội thi ra mắt khán giả và nêu thể lệ cuộc thi. - Từng đội tự giới thiệu về đội của mình. - Thầy Trương Hoàng Thông: Cung cấp những thông tin về ngày 30/04/1975, một số thông tin về các di sản văn hóa trong nước và thế giới.  Ý nghĩa quan trọng của ngày 30.4 ngày giải phóng miền Nam.  Thông tin về các di sản văn hóa trong nước và thế giới. Hoạt động 2: Thi tìm hiểu Hoạt động 2.1: Thi tìm hiểu về các di sản văn hóa trong nước và thế giới ( Chọn 4 đội chơi mỗi đội 5 thành viên) phần thi gồm 14 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 10 giây. Hết thời gian suy nghĩ mà đội đó chưa trả lời được thì các đội khác đội nào có tín hiệu trả lời đầu tiên thì được quyền trả lời. Nếu không đội nào trả lời đúng thì cổ động viên có thể tham gia trả lời; nếu không ai biết thì ban cố vấn sẽ giúp. - Nội dung các câu hỏi: Mỗi đội lần lượt trả lời các câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. - Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Câu 1: Hai ngàn năm rưỡi trước đây Ở vùng Bắc Bộ hiện nay ra đời Một nhà nước có vua tôi . Đây là nhà nước nào ?  TL : Nhà nước Văn Lang Câu 2: Nơi nào thành đắp công phu Nỏ quý bắn giặc chết như ngả rừng . Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Giáo viên: Trương Hoàng Thông Đây là nơi nào ?  TL : Thành cổ Loa Câu 3: Ở đâu có bãi cát vàng Hòn Đào- Ti _tốp vẫn mang đậm tình . Đây là nơi nào ?  Tl : Vịnh Hạ Long Câu 4: Nơi nào ở chốn kinh đô Thây giặc chết chất thành gò đất cao . Đây là nơi nào ?  TL : gò Đống Đa Câu 5: Nơi nào rừng núi một màu Cử ải tướng giặc mất đầu lăn quay . Đây là nơi nào ?  Tl : Ải Chi Lăng Câu 6: Đây là một khu phố cổ nổi tiếng ở Việt Nam ?  TL : Phố cổ Hội An Câu 7: Tai nghe bài hát ngựa ô Đi tìm lời hát bạn vô nơi nào ? Miền nào ?  TL : Nam Bộ Câu 8: Cùng miền nam bộ quê ta Hai sông vàm Cỏ chảy qua tỉnh nào ?  TL : Long An Câu 9: Hãy kể tên những di sản văn hoá ở nước ta đã được UNESCO công nhận ?  Gợi ý :  Cố đô Huế  Phố Cổ Hội An  Thánh Đại Mỹ sơn  Vịnh hạ Long Câu 10: Đây là biểu tượng của đất nước Ai cập. Có 9 chữ cái . K I M T Ự T H Á P CÂU 11: Đây là tên của tháp, biểu tượng của nước Cam puchia ? Có 5 chữ cái Ă N G C O CÂU 12: Đây là biểu tượng của nước Trung quốc. Có 16 chữ cái. V Ạ N L Ý T R Ư Ờ N G T H À N H Câu 13: Đây là biểu thượng của nước mỹ Có 10 chữ cái. N Ữ T H Ầ N T Ự D O. Câu 14: Tìm hiểu về các di tích trên thế giới? - Người điều khiển sẽ yêu cầu các tổ sẽ thảo luận tìm ra tên 7 kỳ quan là di sản của thế giới hiện nay . - Các nhóm suy nghĩ tìm ra 7 kỳ quan của thế giới.. Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7  Đáp án:      . Giáo viên: Trương Hoàng Thông. 1 Khu lăng mộ Giza , 3 Tượng thần Zeus ở Olympia 4 Đền Artemis 5 Lăng mộ của Mausolus 6 Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes 7 Hải đăng Alexandria. - Các nhóm trình bày. - Người điều khiển sẽ yêu cầu các tổ sẽ thảo luận tìm ra tên 6 kỳ quan là di sản của thế giới. - Các nhóm suy nghĩ tìm ra 6 kỳ quan của thế giới mà em biết.  Đáp án : Vạn lý trường thành ( TQ), đền Ăngcôpat ( Capuchia), Kim tự tháp (ai cập) , Cung điện mùa động ( Anh) , Nhà hát Opera ( úc) , Ngọn núi khắc chân dung 4 vị tổng thống Mỹ( mỹ), Tháp nghiêng ( ý), Kênh đào suyuê …………. - Mời ban giám khảo công bố điểm cho hoạt động Thi tìm hiểu về các di sản văn hóa trong nước và thế giới. - Đề nghị các bạn giữ trật tự. Mời BGK công bố điểm:………………………………………………… Thư ký ghi điểm lên bảng. Hoạt động 2.2: Thi tìm hiểu thông tinh lịch sử ( Chọn 4 đội chơi mỗi đội 5 thành viên) phần thi gồm 7 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 10 giây. Hết thời gian suy nghĩ mà đội đó chưa trả lời được thì các đội khác đội nào có tín hiệu trả lời đầu tiên thì được quyền trả lời. Nếu không đội nào trả lời đúng thì cổ động viên có thể tham gia trả lời; nếu không ai biết thì ban cố vấn sẽ giúp. - Nội dung các câu hỏi: Mỗi đội lần lượt trả lời các câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm - Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm Câu 1: Ngày 21.4 ai là người lên thay chức tổng thống Ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu ?  TL : Trần Văn Hương Câu 2: Quân ta phục kích và bắt sống 1200 tên địch , thu 36 xe . Đó là địa điểm nào? a. Lái Thiêu b. Phú Lợi c. An Lợi  Đáp án : c Câu 3: Binh đoàn số mấy của ta đã vượt sông vàm Cỏ đánh chiếm Hậu Nghĩa , Đức Hoà ? a. 231 b. 232 c. 233 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Giáo viên: Trương Hoàng Thông  đáp án : b Câu 4: sáng 30.4 ta bắn pháo với 304 viên đạn tại 1 sân bay . Đó là sân bay nào ?  Đáp án : tân Sơn Nhất Câu 5: Tổng thống Ngụy Dương Văn Minh đầu hàng vào ngày tháng năm nào ?  Đáp án : 30.4 1975 Câu 6: Trụ sở Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 25 của Ngụy nằm ở hướng nào ? a. Tây Bắc b. Tây Nam c. Đông nam  Đáp án : a Câu 7: Đây là tên gọi của một chiến dịch trong ngày 30.4 .1975 . Ô chữ có 9 chữ cái H. Ồ. C. H. Í. M. I. N. H. - Mời ban giám khảo công bố điểm cho hoạt động thi tìm hiểu thông tinh lịch sử. - Đề nghị các bạn giữ trật tự. Mời BGK công bố điểm tổng 2 hoạt động:…………………………………… Thư ký ghi điểm lên bảng. Hoạt động 3: Thảo luận - Bạn Trương Thị Hải Yến nêu các câu hỏi thảo luận cho các tổ. - Thông qua thành phần BGK. - Các đội thi phần trắc nghiệm về đơn vị tổ tiến hành phần thảo luận. - Nội dung thảo luận: Câu 1: Hãy nêu những tấm gương hy sinh quên mình vì độc lập tự do của nước nhà. HSTL: Phạm Hồng Thái, Lê Văn Tám, Lý Tự Trọng, Tô Vĩnh Diện, Cù Chính Lan… Câu 2: Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ di sản, di tích di tích địa phương đất nước và thế giới. Câu 3: Hãy nêu cảm nhận của em về ngày 30/4. - Mời các tổ thảo luận và đưa ra ý kiến trình bày. - Các bạn lắng nghe tích cựu và góp ý kiến bổ sung hoặc tranh luận - BGK nhận xét và đánh giá điểm. Hoạt động 4: Văn nghệ - Thi nốt nhạc vui: - Các đội lần lượt nghe lời bài hát và đoán tên bài hát. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm Câu 1: “………. Ta nguyện đồng lòng điểm tô non sông …”  Lên đàng Câu 2: “… Không có việc gì khó ………..”  Thanh niên làm theo lời bác câu 3: “…….. đời mình là bài ca chiến sĩ …” Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Giáo viên: Trương Hoàng Thông  Hát mãi khúc quân hành câu 4: “… mùa hoa lê ki ma nở , quê ta …”  Biết ơn chị Võ Thị Sáu Câu 5: “…. Lá còn xanh như anh …”  Lá xanh câu 6: “… bao yêu thương ôi mùa hè xanh vấn vương ….”  Mùa hè xanh. Câu 7 : “… ta đi trong muôn ánh sao vàng …”  Đất nước trọn niềm vui Câu 8: “… đừng hỏi tổ quốc đã làm ….”  Khát vọng tuổi trẻ Mời BGK công bố điểm:………………………………………………… Thư ký ghi điểm lên bảng. - Thi hát: Các đội sẽ biểu diễn tiết mục văn nghệ nội dung liên quan đến chủ đề hoạt động. Các đội có thể biểu diễn đơn ca, song ca hoặc tốp ca . Ban giám khảo tuỳ vào từng nội dung mà cho điểm. Mời ban giám khảo công bố điểm. Mời ban giám khảo công bố kết quả phần thi hát. 3/ Thực hành/ Luyện tập: Hoạt động 5: Người điều khiển gọi một số học sinh trình bày trong một phút với các câu hỏi sau.  Hãy trình bày một phút để kể về ý nghĩa ngày 30/4?  Điều quan trong nhất bạn thu hoạch được hôm nay sau khi nghe báo cáo và tham gia thảo luận là gì?  Hãy nêu một số di sản văn hóa trong nước và thế giới mà em biết? 4/ Vận dụng: - GV Giao nhiệm vụ cho HS các tổ tìm hiểu thêm về các di sản văn hóa trong nước và thế giới. -. Giáo viên nêu nhận xét chung về tinh thần thái độ tham gia của HS, hoặc tự các em rút ra những vấn đề đã đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục.. VI/. Tư liệu: 1. Tư liệu về ngày 30/4 lịch sử. Đại thắng mùa Xuân 1975 – Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc. Đại thắng mùa Xuân 1975 là bước phát triển ở quy mô cao nhất của toàn bộ tiến trình cách mạng ở miền Nam và của cuộc kháng chiến. Sẽ không thể thấu hiểu sâu sắc nguyên nhân thắng lợi vĩ đại của Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7. Giáo viên: Trương Hoàng Thông. cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nếu không đặt trong tổng thể quá trình Đảng hoạch định đường lối, lãnh đạo và chỉ đạo ở từng chặng đường cụ thể giành thắng lợi từng bước, tiến tới thắng lơi hoàn toàn. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển và thắng lợi của cuộc kháng chiến. Sau khi hoàn thành việc thay thế thực dân Pháp để chiếm miền Nam nước ta (28-4-1956), đế quốc Mỹ thực hiện chính sách của chủ nghĩa thực dân mới, dựa vào chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu đài nước Việt Nam, phá hoại sự nghiệp hoà bình thống nhất của dân tộc Việt Nam như đã được quy định tại Hiệp định Geneve (7-1954). Mỹ - Diệm đã đàn áp đẫm máu phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân miền Nam. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khoá II) 15.7.1954 đã xác định rõ kẻ thù chính của cách mạng nước ta là đế quốc Mỹ. Tháng 9. 1954 Bộ Chính trị đã có những chủ trương cụ thế đế chống âm mưu phá hoại của Mỹ, giữ vững thành quả cách mạng, chống những hành động tiến công của địch. Tháng 10-1954 thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Xứ uỷ Nam Bộ được thành lập ở căn cứ Chắc Băng- U Minh để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Tháng 8.1956 đồng chí Lê Duẩn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ bám trụ hoạt động tại miền Nam đã soạn thảo tài liệu Đề cương đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam. Đề cương đã đặt ra những vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết đối với phong trào cách mạng miền Nam. Trong những năm 1956-1959 Mỹ - Diệm điên cuồng khủng bố cách mạng. Nhưng với sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng, nhân dân Nam Bộ, và khu V đã từng bước xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa để đấu tranh chống địch. Yêu cầu đấu tranh vũ trang trở thành bức bách và đặt ra trực tiếp. Từ ngày 12 đến 22.1.1959 Trung ương Đảng (khoá II) họp Hội nghị lần thứ 15 đề ra Đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam. Trung ương chủ trương con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Thực hiện đường lối của Nghị quyết 15, toàn miền Nam đã nổ ra phong trào Đồng khởi cuối năm 1959 đầu năm 1960. Phong trào Đồng khởi thật sự là một cao trào cách mạng, và bước phát triển nhảy vọt về chất của cách mạng miền Nam, giáng đòn nặng nề vào bộ máy thống trị của Mỹ -Diệm làm phá sản một hình thức điển hình của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Đế quốc Mỹ rất hiếu chiến và ngoan cố không cam chịu thất bại. Nghị quyết 15 đã dự kiến với một đối tượng như vậy và trong điều kiện nào đó"Cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ. Trên thực tế, do phong trào Đồng khởi của ta chưa giành được thắng lợi hoàn toàn nên đã chuyển thành chiến tranh cách mạng lâu dài chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Để tăng thường sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng miền Nam, Đại hội III của Đảng (9. 1960) đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam gồm những uỷ viên Trung ương trực tiếp chỉ đạo trên chiến trường. Trung ương Cục chính thức hoạt động từ 10. 1961. Những nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị năm 1961, 1962, Nghị quyết Trung ương 9 (12.1963), với sự cha đạo trực tiếp của Trung ương Cục, của các cấp bộ Đảng ở miền Nam và với sự chi viện ngày càng tăng của miền Bắc xã hội chủ nghĩa trên đường Trường Sơn, phong trào cách mạng miền Nam có những bước phát triển mạnh mẽ. Chiến thắng ấp Bắc (2.1. 1963), cuộc khủng hoảng của ngụy quyền dẫn tới đảo chính 1.11.1963, Mỹ phải trừ bỏ Ngô Đình Diệm. Kế đó là những chiến thắng lớn ở Bình Giã, Ba Giao An Lão đến Đồng Xoài đã làm thất bại "Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Thất bại trong "Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, đồng thời ồ ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ và các nước chư hầu vào tham chiến ở miền Nam, phát động cuộc Chiến tranh cục bộ chống nhân dân Việt Nam. Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3.1965), Hội nghị Trung ương l2 (12.1965) và Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17.7. 1966 đã thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Chiến thắng trong trận đầu đánh Mỹ ở Núi Thành (Quảng Nam) 26.5.1965, Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) 8. 1965, tiếp đó là thắng lợi trong chiến dịch mùa khô 1965-1966, mùa khô 1966-1967 và chiến thắng xuân Mậu Thân 1968 đã làm thất bại chiến tranh cục bộ của Mỹ, chứng minh Mỹ không thể thắng bằng quân sự trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, buộc Mỹ phải chấm đứt ném bom miền Bắc (1.11. 1968) và ngồi vào bàn đàm phán ở Hội nghị Paris bắt đầu từ 13.5. 1968. Cùng với những chiến thắng về quân sự, Đảng chủ trương mở mặt trận ngoại Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7. Giáo viên: Trương Hoàng Thông. giao, kết hợp vừa đánh vừa đàm theo chủ trương của Hội nghị Trung ương 13 (27. 1.1967), Đảng ta cho rằng đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động”. Thất bại trong chiến tranh cục bộ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc, đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố kéo dài chiến tranh bằng chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh” cực kỳ tàn ác và thâm độc. Trong những năm 1969, 1970 cách mạng miền Nam chịu nhiều tổn thất và gặp nhiều khó khăn. Song toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trên cả nước vẫn nêu cao ý chí, quyết tâm giành thắng lơi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thực hiện bằng được Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ta tích cực, chủ động khôi phục và phát triển lực lượng trên tất cả các chiến trường, tăng cường chi Viện của hậu phương miền Bắc. Nghị quyết 19 của Trung ương Đảng (1971) khẳng định quyết tâm đó. Đầu năm 1971 phối hợp với chiến trường các nước bạn Lào và Campuchia ta đã giành thắng lợi lớn về quân sự, nhất là việc đánh tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 với chiến địch Đường 9 Nam Lào. Thắng lợi đó chứng minh quân ngụy Sài Gòn không thể đương đầu với lực lượng vũ trang cách mạng, nhất là với chủ lực của miền Bắc, chứng minh sự phá sản của "Việt Nam hoá chiến tranh”. Trong bối cảnh quốc tế rất phức tạp, ta mở cuộc tiến công Xuân - hè 1972 trên toàn miền Nam. Mỹ lo sợ thất bại hoàn toàn nên vội vã "Mỹ hoá” trở lại cuộc chiến tranh phát động cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc bắt đầu từ ngày 6.4.1972 và đỉnh cao nhất là cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối tháng 12.1972. Thất bại trong trận "Điện Biên Phủ trên không” của quân dân Việt Nam, Mỹ buộc phải trở lại bàn đàm phán và ký kết Hiệp định Paris (27.l.1973). Ngày 29.3.1973 quân Mỹ ở miền Nam làm lễ cuốn cờ chấm dứt sự có mặt của quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam. Sau Hiệp định Paris, đế quốc Mỹ vẫn tăng cường viện trợ về quân sự và kinh tế cho chính quyền Sài Gòn, tiếp tục thực hiện chiến lước "Việt Nam hoá chiến tranh”. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu được Mỹ trợ giúp đã vi phạm những điều khoản của Hiệp định, lấn chiếm và tiếp tục mở rộng chiến tranh. Tình hình đó cho thấy một thực tế là, con đường phát triển của cách mạng miền Nam vẫn phải là tiếp tục tiến hành chiến tranh cách mạng để đánh bại chính quyền tay sai của Mỹ để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong bối cảnh đó Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III được triệu tập để quyết định những nhiệm vụ của cách mạng miền Nam. Hội nghị họp đợt I: từ ngày 19.6 đến 6.7.1973 và đợt II: từ ngày 1.IO đến 4.11.1973. Hội nghị tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn sâu sắc của 18 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước làm cơ sở cho những quyết sách trong giai đoạn mới tiến lên giành thắng lợi cuối cùng. Hội nghị 21 của Ban Chấp hành Trung ương phân tích, đánh giá tình hình so sánh lực lượng giữa ta và địch, trên chiến trường, phân tích âm mưu và thủ đoạn của địch và dự kiến hai khả nàng phát triển: Một là, Hiệp định được thi hành từng bước, xung đột quân sự giảm dần, hoà bình được lập lại về cơ bản; đấu tranh chính trị ngày càng phát triển, cách mạng ở thế tiến lên mạnh mẽ. Hai là, địch gây chiến tranh trở lại; ta phải tiến hành chiến tranh cách mạng để giành thắng lợi. Trung ương Đảng nhấn mạnh, ta phải nắm vững tình hình, nắm vững thời cơ, chỉ đạo kiên quyết khôn khéo và linh hoạt để đưa cách mạng tiến lên. Trong mỗi khả năng phát triển của tình hình sẽ còn nhiều tình huống phức tạp. "Song dù tình hình phát triển theo khả năng nào, con đường tiến lên giành thắng lợi của cách mạng miền Nam chỉ có thể là con đường bạo lực diễn ra dưới hình thức này hay hình thức khác. Ta phải chuẩn bị sẵn sàng đối phó chắc thắng với khả năng xấu nhất là địch gây đại chiến tranh”. Nghị quyết 21 của Trung ương đề ra những biện pháp cơ bản thúc đẩy cách mạng miền Nam phát triển. Thực hiện nhiệm vụ do Hội nghị 21 của Trung ương Đảng đề ra, cả nước dốc sức chuẩn bị lực lượng về mọi mặt. Trong nửa cuối năm 1973 và cả năm 1974, cùng với gấp rút củng cố và phát triển lực lượng tại chỗ trên chiến trường, Đảng chỉ đạo nhiệm vụ tăng cường chi viện của hậu phương miền Bắc. Mức tuyển quân và huy động của cải vật chất ở miền Bắc tăng nhiều lần so với các thời kỳ trước. Hội đồng chi viện tiền tuyến được thành lập. Điều đó nói lên quyết tâm chiến lược của Đảng và nhân dân ta. Định hướng lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng là phải nắm vững tình hình, nắm vững thời cơ, chỉ đạo kiên quyết và khôn khéo. Đến cuối năm 1974, việc chuẩn bị về mọi mặt đã tạo nên sự chuyển biến căn bản trong thế và lực của ta trên chiến trường. Bộ Chính trị hạ quyết tâm động viên sức mạnh của quân dân cả nước hoàn thành giải phóng miền nam trong 2 năm 1975, 1976. Sau chiến thắng Phước Long (1-1975) thế và lực của ta tăng lên, khả năng Mỹ đưa quân trở lại là rất khó xảy ra, Bộ Chính trị đi đến quyết định mở cuộc Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7. Giáo viên: Trương Hoàng Thông. tiến công chiến lước để hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1975. Bộ Chính trị và quân uỷ Trung ương quyết định mở chiến dịch Tây Nguyên. Ngày 10- 3-1975 ta tiến công Buôn Ma Thuật. Chiến thắng Buôn Ma Thuật và chiến địch Tây Nguyên thắng lợi chẳng những đã tăng cường thế và lực của ta mà còn xuất hiện thời cơ giải phóng miền Nam trong thời gian ngắn nhất. Ngày 18-3-1975 một ngày sau khi địch rút chạy hoàn toàn khỏi Bắc Tây Nguyên, Bộ Chính trị và quân uỷ Trung ương đã họp ngày 253-1975 và quyết định nhanh nhạy, chớp thời cơ giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975 nghĩa là chậm nhất là cuối tháng tư năm 1975. Phát triển thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, Bộ Chính trị, quân uỷ Trung ương và Bộ Thắng tư lệnh quyết định mở chiến dịch Huế-Đà Nẵng. Ngày 26-3- 1975, giải phóng Huế. Ngày 29-3-1975, giải phóng Đà Nẵng. Tiếp tục tuy quét địch dọc các tỉnh cực nam Trung Bộ. Ngày 24-4-1975, ta phá tan phòng tuyến Xuân Lộc của địch mở cánh cửa hướng đông tiến vào Sài Gòn. Cùng ngày 24-4-1975 Bộ Chính trị quyết định chiến dịch giải phóng Sài Gòn mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. 17 giờ ngày 26-4-l975 chiến dịch Hồ Chí Minh đỉnh cao nhất của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 bắt đầu và toàn thắng vào lúc 11h30 ngày 30-4-1975 giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Có thể thấy rõ sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Bộ Chính trị, quân uỷ Trung ương đã có vai trò quyết định đến sự phát triển thần tốc, táo bạo của quân và dân ta trên toàn chiến trường và chỉ trong 55 ngày đã giành thắng lợi hoàn toàn. Sự lãnh đạo ở đây thể hiện ở đường lối kháng chiến và phương pháp cách mạng đúng đắn mà Đảng đề ra đã đưa toàn bộ cuộc kháng chiến lần lượt vượt qua những khó khăn thách thức, đánh bại các chiến lược chiến tranh của tên đế quốc hùng mạnh nhất. Trong đại thắng mùa Xuân 1975 sự lãnh đạo của Đảng cần được nhấn mạnh từ Nghị quyết 21 của Trung ương và tiếp đó là những quyết định quan trọng của Bộ Chính trị cuối năm 1974 đầu năm 1975. Tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo chỉ đạo chiến tranh cách mạng đã được thể hiện trong những quyết sánh và thắng lợi liên tiếp trên chiến trường. Không có sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, quyết đoán và táo bạo như thế thì không thể có thắng lợi. Ở đây đã đạt tới trình độ cao trong khoa học, nghệ thuật lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng của bộ thống soái tối cao của Đảng và sự năng động, sáng tạo của lãnh đạo ở các địa phương, chiến trường. Đại thắng mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn là sự hội tụ sức mạnh của quân và dân cả nước, sức mạnh của toàn dân tộc. Đó là sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam thần kỳ với sự hy sinh to lớn của đồng bào chiến sĩ miền Nam trên tiền tuyến lớn và sự chi viện hết lòng của hậu phương lớn miền Bắc với tinh thần "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” và "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Đó là thắng lợi của khát vọng độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc "Không có gì quý hơn độc lập tự do” đồng thời cũng tỏ rõ sức mạnh của chủ nghĩa xã hội của sự kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, của sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân l975, về quân sự là sức mạnh tổng hợp của sự hiệp đồng binh chủng của bộ binh, pháo binh, xe tăng, lực lương phòng không, không quân, hải quân, đặc công, vận tải, hậu cần, tình báo..., của sự tiến công như vũ bão của các binh đoàn chủ lực với sự phối hợp của lực lượng vũ trang địa phương. Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi nhớ sự hy sinh của chiến sĩ, đồng chí, đồng bào trong suốt cuộc kháng chiến và trong các chiến dịch của mùa xuân đại thắng, của những người đã ngã xuống ngay cửa ngõ Sài Gòn trước giờ toàn thắng. Trong đấu tranh cách mạng, muốn giành thắng lợi phải có thực lực. Thắng lợi trên chiến trường phải có thực lực quân sự mạnh. Mạnh được, yếu thua. Cuộc tổng tiến công và nổi đậy mùa Xuân 1975 đã huy động sức mạnh quân sự tối đa cùng với sự chủ huy tài ba, thao lược quả cảm của những tướng lĩnh nắm vững khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam và dày dạn kinh nghiệm trận mạc suốt 30 năm kháng chiến. Từ Bộ Tổng tư lệnh đến Bộ Tư lệnh các chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế-Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh bao gồm các đồng chí lãnh đạo lỗi lạc và tướng lĩnh tài ba. Bộ đội chiến đấu dũng cảm, chỉ huy tài giỏi bảo đảm chắc thắng. Đại thắng mùa Xuân 1975 kế thừa và phát triển những kinh nghiệm, những bài học của các cuộc tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) và Xuân hè 1972 do đó đã phát huy những yếu tố làm nên sức mạnh và khắc phục những hạn chế. Đại thắng mùa Xuân 1975 đã phát triển đến đỉnh cao, làm phong phú khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Chỉ trong 55 ngày đêm đã đánh sập toàn bộ bộ máy chmh quyền địch và hơn một triệu Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7. Giáo viên: Trương Hoàng Thông. quân đội tay sai được Mỹ trang bị và huấn luyện ở trình độ hiện đại trên toàn miền Nam. Cần phải nhấn mạnh rằng, sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, ta đã nắm phần thắng trong tay. Hội nghị Bộ Chính trị ngày 18-3-l975 đã nhận định sự tan vỡ của ngụy quân, ngụy quyền là không thể cứu vãn được. Vì thế, phải chớp thời cơ và quyết giành thắng lợi hoàn toàn trước khi mùa mưa đến. Thắng lợi của chiến dịch Huế-Đà Nẵng và suốt các tỉnh Nam Trung Bộ đã cho thấy thắng lợi hoàn toàn đang đến gần. Khi các mũi tiến công của đại quân ta áp sát Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh thì tình thế không thể đảo ngược, thắng lợi cuối cùng chỉ tính từng ngày, từng giờ. Mặc dù ngay ở cửa ngõ Sài Gòn, địch vẫn chống trả quyết liệt, nhưng sức mạnh quân sự áp đảo của đại quân ta đa buộc toàn bộ ngụy quân và ngụy quyền phải đầu hàng vô điều kiện. Đối phương đã phải ngừng chống cụ, hạ vũ khí và tuyên bố đầu hàng. Đối phương sẽ không tuyên bố đầu hàng nếu như họ còn sức mạnh, còn có khả năng kéo dài sự kháng cự để hy vọng làm chuyển biến tình hình có lợi cho họ. Buổi sáng 30-4-1975 là giờ phút tuyệt vọng của địch chứng kiến sự cáo chung của chế độ tay sai Mỹ kéo dài 21 năm ở miền Nam nước ta. Đại thắng mùa Xuân 1975 không chỉ kết thúc cuộc kháng chiến oanh liệt chống Mỹ cứu nước suốt 21 năm, mà còn chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới trên đất nước ta kéo đài 117 năm (1858-1975). Đó là thắng lợi vẻ vang của toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh bại những thế lực thực dân, phát xít, đế quốc hùng mạnh nhất trong thế kỷ XX. Thắng lợi đó đã hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và thống nhất hoàn toàn cho Tổ quốc Việt Nam. Với đại thắng mùa Xuân 1975 một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc đã được mở ra- kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội. 30 năm đã trôi qua kể từ thắng lợi vẻ vang đó, đất nước Việt Nam độc lập, thống nhất đã tiến những bước dài chưa từng có trong lịch sử, giành những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới. Hào khí Xuân 1975 đã và mãi mãi cổ vũ các thế hệ người Việt Nam quyết tâm gìn giữ nền độc lập thống nhất- thành quả mà các thế hệ cha anh đã đổ biết bao xương máu mới giành được. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu mà đại thắng mùa Xuân 1975 là bản hùng ca tuyệt (diệu vẫn đang có ý nghĩa sâu sắc động viên toàn thể dân tộc Việt Nam hôm nay vững bước trên con đường xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh để đến năm 2010 ra khỏi tình trạng một nước nghèo, chậm phát triển và đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa. Ý chí tự lực tự cường, sự thông minh sáng tạo và lòng quả cảm của những người Việt Nam đã làm nên đại thắng mùa Xuân 1975 lịch sử, sự đoàn kết và sức mạnh phi thường của cả dân tộc trong trận thắng huyền thoại đó đã và đang được mọi người con của nước Việt hôm nay tăng cường đoàn kết, nêu cao niềm tự hào, tự tôn dân tộc xây dựng đất nước giàu mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới như mong muốn của Bác Hồ kính yêu. Tạp chí Tư tưởng – Văn hoá. 2. 10 di sản thế giới được UNESCO công nhận từ trước tới nay. - Việt Nam có 10 di sản thế giới được UNESCO công nhận từ trước tới nay. 1. Quần thể di tích Cố đô Huế 1) Vịnh Hạ Long 2) Khu di tích Mỹ Sơn 3) Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 4) Nhã nhạc cung đình Huế 5) Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 6) Quan họ Bắc Ninh 7) Ca trù 8) Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội 3. Danh sách 100 di sản văn hóa thế giới. Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7. Giáo viên: Trương Hoàng Thông. 1. Pyramids of Egypt. 26 Chichen Itza. 51 Pompeii. 76 Mont St Michel. 2. Great Wall of China. 27 Petra. 52 Kashmir Valley. 77 Topkapi Palace. 3. Taj Mahal. 28 Nile River Cruise. 53 Prague Old Town. 78 Carnival in Rio. 4. Serengeti Migration. 29 Easter Island. 54 Golden Temple. 79 Stonehenge. 5. Galapagos Islands. 30 Cappadocia. 55 Amalfi Coast. 80 Angel Falls. 6. Grand Canyon. 31 Colosseum of Rome. 56 Meenakshi. 81 Yellowstone NP. 7. Machu Picchu. 32 Fjords of Norway. 57 Chartres Cathedral. 82 Santorini. 8. Antarctica Cruise. 33 St Peter's Basilica. 58 Mezquita Cordoba. 83 Matterhorn. 9. Iguazu Falls. 34 Egyptian Museum. 59 Damascus Old City. 84 New York Skyline. 10. Bali. 35 Borobudur. 60 Dubrovnik. 85 Marrakesh. 11. Amazon Rain Forest 36 Valley of the Kings. 61 Uffizi Gallery. 86 Eiffel Tower. 12. Ngorongoro Crater. 37 Hong Kong. 62 Rio Panoramic View. 87 Ladakh. 13. Great Barrier Reef. 38 Sistine Chapel. 63 Golden Pavilion. 88 Niagara Falls. 14. Angkor Wat. 39 Burj Khalifa. 64 Delphi. 89 British Museum. 15. Victoria Falls. 40 Alhambra. 65 St. Basils Cathedral. 90 Burj al Arab. 16. Forbidden City. 41 Louvre Museum. 66 Abu Simbel. 91 Yangtze Riv. Cruise. 17. Bagan. 42 Canals of Venice. 67 St Mark's Basilica. 92 Yosemite NP. 18. Karnak. 43 Versailles. 68 Florence Cityscape. 93 Ayers Rock. 19. Teotihuacan. 44 Carlsbad Caverns. 69 Kremlin. 94 Hermitage Museum. 20. Banaue Rice Terr.. 45 Mecca. 70 Varanasi/Ganges. 95 Chambord Chateau. 21. Bora Bora. 46 Kathmandu Valley. 71 Li River Cruise. 96 Lijiang/Shangri La. 22. Acropolis. 47 Metropolitan Mus. 72 Shwedagon Stupa. 97 Neuschwanstein. 23. Potala Palace. 48 Mt Everest. 73 Sahara Desert. 98 Banff NP. 24. Jerusalem Old City. 49 Temple Em. Buddha 74 Leaning Tower Pisa. 25. TerraCotta Warriors 50 Hagia Sophia. 75 Baalbek. 99 San Francisco 100 Portofino. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM THÁNG 4 HÒA BÌNH HỮU NGHỊ 1. Qua các hoạt động của chủ điểm em thu hoạch được những gì ? 2. a. Học sinh tự đánh giá Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Tốt. Giáo viên: Trương Hoàng Thông. khá. TB. yếu. b. Học sinh tự đánh giá ? Tốt khá. TB. yếu. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGOAØI GIỜ LÊN LỚP TT 1. TỰ XẾP LOẠI. Họ và Tên Dương Duy. Anh Lop7.net. XẾP LOẠI CỦA TỔ. XẾP LOẠI CỦA GVCN.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 2. Nguyễn Thế. Anh. 3. Nguyễn Hữu Nguyên. Chương. 4. Phạm Thị Kỳ. Duyên. 5. Ngô Vũ Hải. Đăng. 6. Trần Đình. Đức. 7. Nguyễn Phi. Hòa. 8. Nguyễn Minh. Hiếu. 9. Lê Thị Thúy. Kiều. 10. Thị. Liên. 11. Nguyễn Thị Ánh. Linh. 12. Nguyễn Thị Minh Mỹ. Linh. 13. Nguyễn cao. Long. 14. Nguyễn Thị Tuyết. Mai. 15. Thuận Thị Yến. Nga. 16. Đặng Thị Hồng. Nhật. 17. Phan Lê Hoài. Như. 18. Nguyễn Minh. Quang. 19. Võ Văn. Sang. 20. Thổ. Sanh. 21. Trần Đinh Ngọc. Sơn. 22. Tống Hữu. Tài. 23. Trần Duyên. Thấm. 24. Ngô Minh. Thảo. 25. Thái Triều. Tiên. 26. Võ Quốc. Tín. 27. Nguyễn Dương Hoàng. Trí. 28. LêVăn. Trí. 29. Nguyễn Đức. Trung. 30. Trần Đình Anh. Văn. 31. Lê Thị Hồng. Vân. Nguyễn Thúy Tường Trương Thị Hải. Vi Yến. 32 33. Giáo viên: Trương Hoàng Thông. Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

×