Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.54 KB, 1 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Ngày soạn: 26/07/2015</b> <b>Ngày dạy:</b> <b>Lớp:</b>
<i><b>Tuần: 12</b></i> <i><b>Tiết PPCT: 12</b></i>
<i><b>I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải:</b></i>
<b>1. Kiến thức:</b>
- Nêu được cách tiến hành, thực hành và nhận xét được thí nghiệm về co nguyên sinh.
- Nêu được cách tiến hành, thực hành và nhận xét được thí nghiệm về phản co nguyên sinh.
<b>2. Kĩ năng, thái độ:</b>
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.
- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.
- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.
<i><b>II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:</b></i>
- Lá thài lài tía hoặc lá cây khác có kích thước tế bào lớn và dễ tách lớp biểu bì.
- Kính hiển vi quang học với vật kính x10, x40 và thị kính x10, x15.
- Dao lam, phiến kính, lá kính, ống nhỏ giọt và giấy thấm.
- Nước cất và dung dịch muối (đường) loãng.
<i><b>III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình – Giảng giải ; Quan sát – Vấn đáp – Thảo luận – Tìm tịi.</b></i>
<i><b>IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:</b></i>
<b> 1. Giáo viên phân cơng và chia nhóm: 6 nhóm.</b>
<b> 2. Giáo viên tiến hành thí nghiệm mẫu: Học sinh lắng nghe và ghi chú.</b>
<b> 3. Học sinh tiến hành thí nghiệm:</b>
- Dùng dao lam tách lớp biểu bì lá thài lài tía và đặt lên phiến kính đã nhỏ sẵn 1 giọt nước cất.
- Đặt lá kính lên mẫu vật và dùng giấy thấm hút bớt phần nước cất dư ở phía ngồi lá kính.
- Đặt tiêu bản lên bàn kính hiển vi quang học và điều chỉnh vào giữa bàn kính hiển vi quang học.
- Tiến hành quan sát mẫu vật (x10 <sub></sub> x40) và vẽ các tế bào biểu bì bình thường, các tế bào cấu tạo nên khí
khổng quan sát được dưới kính hiển vi quang học.
- Tiếp theo, lấy tiêu bản ra khỏi bàn kính hiển vi quang học.
- Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt dung dịch muối (đường) loãng vào rìa lá kính của tiêu bản và dùng giấy
thấm đặt ở đầu kia của lá kính để dung dịch muối (đường) được đưa nhanh vào vùng có tế bào.
- Tiến hành quan sát mẫu vật (x10 <sub></sub> x40) và vẽ các tế bào biểu bì đang co nguyên sinh chất, các tế bào cấu
tạo nên khí khổng quan sát được dưới kính hiển vi quang học.
- Cuối cùng, dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt dung dịch nước cất vào rìa lá kính của tiêu bản và dùng giấy
thấm đặt ở đầu kia của lá kính để dung dịch nước cất được đưa nhanh vào vùng có tế bào.
- Tiến hành quan sát mẫu vật (x10 <sub></sub> x40) và vẽ các tế bào biểu bì đang phản co nguyên sinh chất, các tế
bào cấu tạo nên khí khổng quan sát được dưới kính hiển vi quang học.
<i><b>V. THU HOẠCH:</b></i>
- Các nhóm báo cáo về kết quả thí nghiệm.
- Các nhóm nộp bài tường trình về kết quả thí nghiệm.
- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa: