Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.95 KB, 113 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ BRVT</b>
<b>MƠ ĐUN: THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP</b>
<b>NGHỀ: KẾ TỐN DOANH NGHIỆP</b>
<b>TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG </b>
<i>(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTCN ngày tháng năm </i>
<i>của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ BR – VT)</i>
<b>TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN</b>
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên nghề
Kế toán doanh nghiệp trong trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng
Tàu. Chúng tôi đã thực hiện biên soạn tài liệu Thống kê doanh nghiệp này.
Tài liệu được biên soạn thuộc giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập, lưu hành
nội bộ trong nhà trường nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng ngun
bản hoặc trích dùng cho các mục đích đào tạo và tham khảo.
<b>LỜI GIỚI THIỆU</b>
Trong số các công cụ trợ giúp đắc lực cho công việc của các nhà nghiên cứu
và quản lý doanh nghiệp, các doanh nhân… phải kể đến thông tin thống kê về các
mặt hoạt động của doanh nghiệp và phương pháp xử lý các thơng tin đó.
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp được biên soạn theo chủ trương đổi mới
nội dung, chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa
Vũng Tàu, nhằm trang bị những kiến thức thống kê chuyên ngành cơ bản, hiện đại
cần thiết cho sinh viên chuyên ngành kinh tế. Lần này “Giáo trình Thống kê doanh
nghiệp được biên soạn trên cơ sở tiếp thu những nội dung và kinh nghiệm giảng
dạy môn Thống kê doanh nghiệp trong nhiều năm qua và yêu cầu ứng dụng trong
quản lý kinh tế theo xu hướng hội nhập.
Giáo trình biên soạn lần này có nhiều thay đổi, nhằm phục vụ giảng dạy, học
tập của giáo viên và sinh viên.
Trong qua trình biên soạn giáo trình, tác giả đã cố gắng cập nhật thông tin
mới, đồng thời tham khảo nhiều giáo trình khác, nhưng chắc chắn sẽ khơng tránh
khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà
chun mơn, các anh chị đồng nghiệp và các bạn đọc để giáo trình được hồn thiện
hơn.
Nội dung giáo trình gồm:
<i>Bài 1: Những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp.</i>
<i>Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê.</i>
<i>Bài 3: Phân tích dãy số thời gian và chỉ số thống kê.</i>
<i>Bài 4: Thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.</i>
<i>Bài 5: Thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp.</i>
<i>Bài 6: Thống kê lao động trong doanh nghiệp.</i>
<i>Bài 7: Thống kê giá thành sản xuất của doanh nghiệp.</i>
Xin trân trọng cảm ơn!
<i>Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày tháng năm 2020</i>
<b>Tham gia biên soạn</b>
<b>MỤC LỤC</b>
Trang
LỜI GIỚI THIỆU...1
BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP...9
1. Những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp...9
1.1. Một số vấn đề chung về Thống kê học...9
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của thống kê học...9
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học...10
1.1.3. Cơ sở lý luận của thống kê học...11
1.1.4. Cơ sở phương pháp luận của thống kê học...11
1.1.5. Nhiệm vụ của thống kê học...12
1.1.6. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê học...12
1.2. Một số vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp...15
1.2.1. Khái niệm thống kê doanh nghiệp...15
1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp...16
1.2.3. Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp...16
2. Vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp...16
2.1. Khái niệm và vai trị của thơng tin thống kê...16
2.2. Loại thông tin và nguồn thông tin phục vụ quản lý của doanh nghiệp...17
BÀI 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ...20
1. Điều tra thống kê...20
1.1. Khái niệm chung về điều tra thống kê...20
1.2. Các loại điều tra thống kê...21
1.2.1. Điều tra thường xuyên:...21
1.2.2. Điều tra không thường xuyên:...22
1.2.3. Điều tra tồn bộ:...22
1.2.4. Điều tra khơng tồn bộ:...22
1.3. Các phương pháp điều tra thống kê...24
1.3.1. Phương pháp trực tiếp:...24
1.3.2. Phương pháp gián tiếp:...25
2. Tổng hợp thống kê...27
2.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê...27
2.2. Phương pháp tổng hợp thống kê...28
3. Phân tích thống kê...35
3.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích thống kê...35
3.2. Các bước tiến hành phân tích thống kê...36
3.3.1. Chỉ tiêu số tuyệt đối...37
3.3.2. Chỉ tiêu số tương đối...39
3.3.3. Chỉ tiêu số bình qn...45
BÀI 3: PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN VÀ CHỈ SỐ THỐNG KÊ...53
1. Dãy số thời gian...53
1.1. Khái niệm chung về dãy số thời gian...53
1.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian...54
2. Chỉ số thống kê...57
2.1. Khái niệm...57
2.2. Phân loại chỉ số...58
3. Hệ thống chỉ số...61
3.1. Khái niệm và cấu thành hệ thống chỉ số...61
3.2. Hệ thống chỉ số tổng hợp...62
3.3. Hệ thống chỉ số bình quân...64
BÀI 4: THỐNG KÊ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP...68
1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất...68
1.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ...68
1.2. Phân loại nguyên vật liệu...70
2. Thống kê theo dõi tình hình cung cấp, dự trữ nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình
sản xuất liên tục...71
2.1. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu...71
2.1.1. Thống kê tính đầy đủ về mặt số lượng của việc cung cấp nguyên vật liệu...71
2.1.2. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu theo chủng loại...73
2.1.3. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu về tính đồng bộ...73
2.1.4. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu về mặt chất lượng...73
2.1.5. Thống kê tình hình cung cấp ngun vật liệu về tính kịp thời:...74
2.2. Thống kê tình hình dự trữ nguyên vật liệu...74
2.2.1. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên...74
2.2.2. Chỉ tiêu lượng dự trữ vật liệu bảo hiểm cho sản xuất...75
2.2.3. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ theo thời vụ...75
3. Thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu...76
3.1. Các chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu...76
3.1.1. Chỉ tiêu khối lượng nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ...76
3.1.2. Chỉ tiêu giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ...77
3.2. Kiểm tra, phân tích tình hình sử dụng tổng khối lượng nguyên vật liệu...77
3.3. Phân tích tình hình thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị...83
3.3.1. Trường hợp sử dụng 1 loại NVL để sản xuất 1 loại sản phẩm...83
3.3.2. Trường hợp sử dụng 1 loại NVL để sản xuất nhiều loại sản phẩm...83
3.3.3. Trường hợp sử dụng nhiều loại NVL để sản xuất một loại sản phẩm...84
BÀI 5: THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP...87
1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp...87
1.1. Khái niệm, phân loại tài sản cố định...87
1.1.1. Khái niệm:...87
1.1.2. Phân loại...88
1.2. Ý nghĩa của thống kê tài sản cố định...90
1.3. Nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định...90
2. Phương pháp đánh giá tài sản cố định...90
2.1. Các loại giá dùng để đánh giá tài sản cố định...90
2.2. Các cách đánh giá tài sản cố định...92
3. Thống kê số lượng và sự biến động của tài sản cố định...92
3.1. Thống kê số lượng tài sản cố định...92
3.2. Thống kê kết cấu tài sản cố định...94
3.3. Thống kê hiện trạng tài sản cố định...94
3.4. Thống kê tình hình biến động và hiệu quả sử dụng tài sản cố định...95
BÀI 6: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP...99
1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp...99
1.1. Ý nghĩa:...99
1.2. Nhiệm vụ:...100
2. Thống kê số lượng và biến động số lượng lao động trong doanh nghiệp...100
2.1. Khái niệm và phân loại số lượng lao động trong doanh nghiệp...100
2.2. Phương pháp tính số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp...102
2.3. Thống kê biến động số lượng lao động...103
3. Thống kê tình hình sử dụng số lượng lao động trong doanh nghiệp...104
3.1. Phương pháp kiểm tra giản đơn...104
3.2. Phương pháp kiểm tra có liên hệ với kết quả sản xuất...104
BÀI 7: THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP...108
1. Một số vấn đề chung về chỉ tiêu giá thành của doanh nghiệp...108
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành...108
1.2. Tác dụng của giá thành sản xuất trong hoạt động quản lý doanh nghiệp...109
1.3. Các loại chỉ tiêu giá thành...109
<b>GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN</b>
<b>Tên mơ đun: Thống kê doanh nghiệp</b>
<b>Mã mơ đun:MĐ20 </b>
<b>Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun: </b>
- Vị trí: Mơ đun Thống kê doanh nghiệp được bố trí giảng dạy sau mơ đun Kế
tốn thanh toán; Kế toán kho; Kế toán tài sản cố định, cơng cụ; Kế tốn tiền lương;
Kế tốn giá thành; Kế toán bán hàng; Kế toán khách sạn, nhà hàng và học trước
mơ đun Thực hành kế tốn; Thực tập doanh nghiệp.
- Tính chất: Mơ đun cung cấp những kiến thức cơ bản về thống kê các hiện
tượng kinh tế - xã hội, cung cấp hệ thống các phương pháp phân tích làm cơ sở cho
dự đốn các mức độ của hiện tượng trong tương lai, từ đó giúp cho việc điều hành,
ra các quyết định của doanh nghiệp.
- Ý nghĩa và vai trị: Mơn học Thống kê doanh nghiệp là công cụ trợ giúp đắc
lực cho công việc thu thập và xử lý thông tin thống kê của các nhà nghiên cứu và
quản lý doanh nghiệp.
<b>Mục tiêu của mô đun: </b>
- Về kiến thức:
+ Trình bày được những khái niệm cơ bản trong thống kê học và thống kê
+ Trình bày được quá trình nghiên cứu thống kê trong doanh nghiệp, từ khâu
thu thập, tổng hợp đến xử lý và phân tích dữ liệu.
+ Trình bày được các bước tiến hành và các chỉ tiêu phân tích thống kê.
+ Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của dãy số thời gian và chỉ số thống kê
+ Trình bày được phương pháp tính chỉ số thống kê
+ Trình bày được ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê nguyên vật liệu trong
doanh nghiệp.
+ Trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định trong doanh
nghiệp.
+ Trình bày được phương pháp tính và ý nghĩa của từng chỉ tiêu đánh giá tình
hình sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp.
+ Trình bày được nội dung, phương pháp phân tích, đánh giá tình hình sử
dụng lao động trong doanh nghiệp.
+ Trình bày được khái niệm ý nghĩa, nhiệm vụ thống kê giá thành sản phẩm.
+ Trình bày được các phương pháp phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành
đến các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.
- Về kỹ năng:
+ Hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp.
+ Thực hiện được các bước trong quá trình nghiên cứu thống kê.
+ Phân tích được mức độ và sự biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội.
+ Phân tích được các chỉ tiêu của dãy số thời gian và chỉ số thống kê
+ Phân tích được các chỉ tiêu thống kê nguyên vật liệu và đánh giá được tình
hình sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
+ Phân tích được các chỉ tiêu thống kê tài sản cố định và đánh giá được tình
hình sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp
+ Phân tích được các chỉ tiêu thống kê số lượng lao động và đánh giá được
tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp
+ Phân tích được các chỉ tiêu thống kê giá thành sản phẩm và mức độ ảnh
hưởng của chỉ tiêu giá thành đến các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nhiệt tình, tự tin, có tinh thần trách nhiệm với công việc.
+ Chủ động, độc lập trong công việc.
+ Chịu sự chỉ đạo của cấp quản lý trực tiếp và tham mưu cho cấp quản lý khi
cần thiết.
<b>BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP</b>
<b>Mã bài: 20.1</b>
<b>Giới thiệu:</b>
Thống kê đóng một vai trị hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động của
con người, từ việc xác định thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ
nghiệp, Thương mại, Vật lý, Hóa học, Kinh tế, Tốn học, Sinh học, Tâm lý học,
Văn học, ... phạm vi áp dụng các số liệu thống kê là rất rộng.
Trong kinh doanh, thống kê cũng có một vị thế to lớn, quyết định vì nó cung cấp
cơ sở định lượng đi đến quyết định trong tất cả các vấn đề kết nối với các hoạt
động kinh doanh. Thống kê được xem như là một công cụ quản lý để đánh giá hiệu
suất của máy móc và nhân viên. Nó cũng cho phép các doanh nhân để đánh giá
hiệu quả của các phương thức sản xuất mới bằng cách nghiên cứu mối quan hệ
giữa chi phí và phương thức sản xuất.
<b>Mục tiêu:</b>
- Trình bày được những khái niệm cơ bản trong thống kê học và thống kê doanh
nghiệp.
- Trình bày được vai trị của thơng tin thống kê trong quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trình bày được cơ sở lý luận, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu của
thống kê doanh nghiệp.
- Phân tích được các đối tượng, phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp
- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi thống kê số liệu.
<b>Nội dung:</b>
<b>1. Những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp</b>
<b>1.1.1. Sự ra đời và phát triển của thống kê học</b>
Tính thống kê ở thời chiếm hữu nơ lệ chưa rõ rệt, chỉ là những ghi chép công
việc đơn giản, ở phạm vi nhỏ hẹp như ghi chép về số dân, súc vật, nô lệ…
Thống kê dưới chế độ phong kiến phát triển hơn ở các quốc gia Châu Á, Châu
Âu: phạm vi rộng hơn, nội dung rõ rệt hơn (việc ghi chép thu thuế, đăng ký dân số,
tài sản, bắt đi lính) nhưng cịn mang tính tự phát, chưa đúc kết thành lý luận và
chưa trở thành một môn khoa học độc lập.
Cuối thế kỷ XVII với sự ra đời của phương thức Sản xuất tư bản chủ nghĩa (nền
kinh tế hàng hóa), thống kê phát triển nhanh chóng ở nhiều vấn đề (thông tin về thị
trường, giá cả, sản xuất, nguyên vật liệu, lao động, dân số…) đã được đúc kết
thành lý luận. Nhiều ấn phẩm về lĩnh vực này được sản xuất và thống kê cũng
được đưa vào giảng dạy:
+ Năm 1660, Côngrinh đã giảng dạy phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã
hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể.
+ Năm 1682, William Petty đã xuất bản “Số học chính trị” và được C.Mark
mệnh danh là người sáng lập ra môn thống kê học.
+ Năm 1975, G.Achenwall – giáo sư đại học Đức - lần đầu tiên dùng từ
“Thống kê”.
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, thống kê phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Viện
Thống kê và nó đã trở thành 1 môn khoa học độc lập với sự ra đời của mơn Lý
thuyết xác suất và Thống kê tốn.
Ngày nay, thống kê phát triển và hoàn thiện hơn về phương pháp luận, và trở
thành công cụ quan trọng trong mọi lĩnh vực để nhận thức xã hội và cải tạo xã hội:
nghiên cứu tính quy luật về lượng của các hiện tượng, các con số thống kê giúp
kiểm tra, đánh giá các chương trình, kế hoạch và đinh hướng phát triển kinh tế - xã
hội; cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin thống kê trung thực, khách quan cho
cấp quản lý từ vĩ mô đến vi mô.
<b>1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học</b>
<i>Thống kê học không trực tiếp nghiên cứu mặt chất của hiện tượng mà thông </i>
<i>qua biểu hiện về mặt lượng</i> bằng cách sử dụng là các con số về quy mô, kết cấu,
quan hệ so sánh, tốc độ phát triển… <i>để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của các </i>
<i>hiện tượng</i>. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chất và lượng là 2
mặt không thể tách rời, chất nào lượng đó và ngược lại. Do đó, nghiên cứu về mặt
lượng của hiện tượng sẽ giúp ta nhận thức được mặt chất của nó. Vì vậy, số liệu
của thống kê là những con số có ý nghĩa kinh tế, chính trị hoặc xã hội nhất định,
chứ không phải là những con số trừu tượng, mang tính số học thuần túy.
<i>Thống kê học nghiên cứu hiện tượng số lớn</i> vì nếu nghiên cứu trên một số ít
các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thì các con số thống kê tính ra khó có thể
phản ánh được bản chất và tính quy luật của hiện tượng. Nhưng khơng có nghĩa là
bỏ qua việc nghiên cứu các hiện tượng cá biệt do hiện tượng số lớn và cá biệt có
mối quan hệ biện chứng: số lớn được tổng hợp từ cá biệt, tổng hợp các biệt sẽ tìm
ra quy luật, bản chất số lớn.
<i>Trong những điều kiện lịch sử khác nhau, hiện tượng nghiên cứu sẽ có đặc </i>
<i>điểm về chất và biểu hiện về lượng không giống nhau</i>, vì vậy khi sử dụng các tài
liệu thống kê phải chú ý đến điều kiện lịch sử cụ thể của nó.<b> </b>
<b>1.1.3. Cơ sở lý luận của thống kê học</b>
Thống kê học lấy:
- Chủ nghĩa Mác – Lênin;
- Kinh tế chính trị học;
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử;
làm cơ sở lý luận vì những mơn này có khả năng:
+ Giải Thích rõ ràng và đầy đủ nhất các khái niệm, các phạm trù kinh tế - xã
hội;
+ Vạch rõ mối liên hệ ràng buộc và tác động qua lại giữa các hiện tượng.
Trong đó, Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguyên lý quan trọng bậc nhất, quyết định
tính chất khoa học và chính xác của thống kê học, nhưng vẫn phải dựa vào kinh tế
học thị trường bởi sự xuất hiện nhiều chỉ tiêu kinh tế mới mẻ.
Thống kê học lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận. Cụ
thể:
- <i>Giai đoạn điều tra thống kê</i>: để thu thập các tài liệu ban đầu 1 cách chính xác,
kịp thời và đầy đủ nên sử dụng nhiều hình thức tổ chức, nhiều loại và phương pháp
điều tra khác nhau.
- <i>Giai đoạn tổng hợp thống kê:</i> nhằm chỉnh lý và hệ thống hóa các tài liệu ban
đầu nhằm tìm ra đặc trưng cơ bản của hiện tượng nghiên cứu. Giai đoạn này sử
dụng phương pháp phân tổ có sự khác nhau về tính chất do hiện tượng nghiên cứu
phức tạp.
- <i>Giai đoạn phân tích thống kê</i>: vạch rõ nội dung cơ bản của các tài liệu đã được
<b>1.1.5. Nhiệm vụ của thống kê học</b>
- Phục vụ cho công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.
- Chỉ đạo và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.
- Tổng hợp tình hình hồn thành kế hoạch.
- Giữ vai trị chủ đạo trong hệ thống hạch toán kinh tế quốc dân thống nhất.
<b>1.1.6. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê học</b>
<b>a) Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể:</b> <b> </b>
<i><b> Tổng thể thống kê:</b></i>
<i><b>Khái niệm:</b></i>
Tổng thể thống kê là một đối tượng nghiên cứu cụ thể thuộc hiện tượng kinh tế
- xã hội, trong đó bao gồm những đơn vị cá biệt được kết hợp với nhau trên cơ sở 1
hay 1 số đặc điểm, đặc trưng chung được đề cập quan sát, phân tích mặt số lượng
của chúng nhằm rút ra những nhận định, kết luận về đặc trưng chung, bản chất
chung của tổng thể hiện tượng nghiên cứu.
Ví dụ: Tổng dân số, tổng số nhân khẩu trong hộ gia đình.
<i><b>Phân loại:</b></i>
+ <i>Tổng thể bộc lộ</i>: các đơn vị tổng thể được biểu hiện rõ ràng, dễ xác định.
Ví dụ: số học sinh của 1 lớp, số nhân khẩu của 1 địa phương.
+ <i>Tổng thể tiềm ẩn</i>: không thể nhận biết các đơn vị của tổng thể 1 cách trực
tiếp, ranh giới không rõ ràng.
Ví dụ: số người mê tín dị đoan.
- <i><b>Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của tổng thể:</b></i> có 02 loại
+ <i>Tổng thể đồng nhất</i>: tập hợp các đơn vị giống nhau hoặc gần giống nhau về
đặc điểm, đặc trưng cơ bản.
Ví dụ: số học sinh yếu của 1 lớp
+ <i>Tổng thể không đồng nhất</i>: các đơn vị khác nhau về đặc điểm, đặc trưng,
loại hình.
Ví dụ: tình hình học tập của 1 lớp: học sinh có lực học khác nhau; hành khách
trên 1 chuyến xe.
- <i>Căn cứ vào phạm vi biểu hiện của tổng thể:</i> có 02 loại
+ <i>Tổng thể chung</i>: các đơn vị thuộc cùng 1 phạm vi nghiên cứu.
Ví dụ: danh sách lớp CD12KT2 là 18 sinh viên
+ <i>Tổng thể bộ phận</i>: 1 bộ phận đơn vị trong tổng thể chung có cùng tiêu thức
nghiên cứu.
Ví dụ: Danh sách 1 tổ của lớp CD12KT2 là 4 sinh viên
<i><b> Đơn vị tổng thể:</b></i>
- Đơn vị tổng thể là những phần tử cấu thành hiện tượng, nó mang đầy đủ các
đặc trưng chung nhất của tổng thể và cần được quan sát, phân tích mặt lượng của
chúng.
Ví dụ: Trang là sinh viên lớp CD12KT2
Trong thực tế, nhiều khi ranh giới của tổng thể còn mập mờ nên cần phải quy
ước 1 số loại đơn vị nào đó được đưa vào tổng thể, cịn 1 số khác không được xem
là đơn vị của tổng thể.
<b>b) Tiêu thức thống kê</b>
Tiêu thức thống kê là các đặc điểm cơ bản nhất của đơn vị tổng thể. Ví dụ:
nghiên cứu về lớp CD12KT2 phải nghiên cứu nơi sinh, giới tính, độ tuổi….
Khi nghiên cứu tổng thể thống kê, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu chọn
ra 1 tiêu thức để thu thập thông tin ban đầu.
Tiêu thức thống kê được phân thành các loại:
- <i>Tiêu thức thuộc tính</i>: là tiêu thức phản ánh tính chất hay loại hình của đơn vị
tổng thể, không biểu hiện trực tiếp bằng các con số.
Ví dụ: tiêu thức giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân, dân tộc, tơn giáo…
là các tiêu thức thuộc tính.
- <i>Tiêu thức số lượng</i>: là tiêu thức có biểu hiện trực tiếp bằng con số. Bao gồm:
+ Lượng biến rời rạc: là lượng biến mà các giá trị có thể có của nó là hữu hạn
hay vô hạn đếm được.
Ví dụ: số cơng nhân trong một doanh nghiệp, số sản phẩm sản xuất trong
một ngày của một phân xưởng…
+ Lượng biến liên tục: là lượng biến mà các giá trị có thể có của nó có thể lấp
kín cả một khoảng trên trục số.
Ví dụ: trọng lượng, chiều cao của sinh viên; năng suất của một loại cây trồng…
- <i>Tiêu thức nguyên nhân:</i> là tiêu thức tác động tạo ra kết quả theo quy luật biến
động thuận hoặc nghịch.
Ví dụ: năng suất làm việc của cơng nhân…
- <i>Tiêu thức kết quả</i>: là tiêu thức chịu tác động của tiêu thức nguyên nhân
Ví dụ: giá thành sản phẩm.
- <i>Tiêu thức thời gian</i>: là tiêu thức biểu hiện độ dài thời gian nghiên cứu.
Ví dụ: giờ, ngày, tháng, năm.
<b>c) Chỉ tiêu thống kê</b>
<i><b>- Khoản 3, điều 3, chương 1 Luật Thống kê 2006</b></i>: “Chỉ tiêu thống kê là tiêu
chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mơ, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan
hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ
thể”.
- <i><b>Mỗi chỉ tiêu thống kê đều gồm các thành phần:</b></i>
+ Khái niệm: bao gồm định nghĩa và giới hạn về thuộc tính.
+ Thời gian, không gian
+ Mức độ của chỉ tiêu: các thang đo khác nhau phản ánh quy mô, tốc độ phát
triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng nghiên cứu
+ Đơn vị tính của chỉ tiêu
Ví dụ: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 là 5,32%
+ Khái niệm (mặt chất): tốc độ tăng trưởng GDP
+ Thời gian, không gian: năm 2009, Việt Nam.
+ Mức độ của chỉ tiêu: 5,32.
+ Đơn vị tính của chỉ tiêu: %
- <i><b>Căn cứ vào nội dung</b></i>, chỉ tiêu thống kê gồm:
+ <i>Chỉ tiêu chất lư</i>ợng: biểu hiện các tính chất, tốc độ phát triển, trình độ phổ
biến, mối quan hệ của tổng thể.
Ví dụ: giá bán đơn vị sản phẩm, tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm và cung cấp
dịch vụ…
+ <i>Chỉ tiêu số lượng</i>: biểu hiện quy mơ, khối lượng của tổng thể.
Ví dụ: số lượng sản phẩm tiêu thụ.
<b>1.2. Một số vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp</b>
<b>1.2.1. Khái niệm thống kê doanh nghiệp</b>
Thống kê doanh nghiệp là một trong những cơng cụ quản lý sắc bén, có hiệu lực
về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng hệ thống chỉ tiêu thống kê phù
hợp. Thống kê doanh nghiệp cung cấp những thông tin làm căn cứ đánh giá, nhận
<b>1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp</b>
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp là mặt lượng gắn
liền với mặt chất của các hiện tượng và sự kiện xảy ra trong phạm vi doanh nghiệp
và bên ngồi doanh nghiệp có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp qua từng thời kỳ nghiên cứu nhất định.
Thông qua biểu hiện bằng số lượng trên phạm vi số lớn người ta rút ra được tính
quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ, khi xem xét số liệu về thu nhập của
người lao động trong doanh nghiệp qua các tháng trong năm và qua các năm có thể
thấy được doanh nghiệp làm ăn tốt lên hay kém đi.
<b>1.2.3. Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp</b>
Thống kê doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu dưới đây:
- Thống kê và phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ sở
vật chất, vốn, lao động, nguyên vật liệu trong kinh doanh sản xuất và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
- Thống kê và phân tích giá thành, hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Thống kê và phân tích hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Thống kê và phân tích lựa chọn quyết định đúng đắn cho hướng phát triển
kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian trước mắt và lâu dài.
Các nhiệm vụ trên đây cũng chính là nội dung đề cập nghiên cứu trong giáo
trình thống kê doanh nghiệp.
<b>2. Vai trị của thơng tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp</b>
<b>2.1. Khái niệm và vai trị của thơng tin thống kê</b>
Thơng tin thống kê ln gắn với q trình quản lý và ra quyết định đối với mọi
cấp quản lý. Bởi vì, trong quản lý và ra quyết định địi hỏi phải nắm được thông tin
về hiện tượng kinh tế - xã hội có liên quan một cách chính xác. Để theo dõi tình
hình tiêu thụ sản phẩm, lỗ hoặc lãi trong sản xuất kinh doanh… đều thể hiện quả
các thông tin thống kê. Việc ghi chép mọi hoạt động sản xuất, chi phí các yếu tố
đầu vào và kết quả đầu ra được gọi là ghi chép ban đầu, đây là nguồn cung cấp
thông tin ban đầu của thống kê.
Muốn có được quyết định thành lập, doanh nghiệp cần phải có những thơng tin
làm căn cứ xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật như: những thông tin về ý nghĩa
tác dụng của sản phẩm, của kết quả dịch vụ đối với nhu cầu sản xuất hoặc tiêu
dùng cho cá nhân và cho xã hội; những thơng tin được lượng hóa bằng con số
thống kê cụ thể về nhu cầu trước mắt, lâu dài và thời gian có thể tồn tại của sản
phẩm mà doanh nghiệp sẽ sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại.
Trong cơ chế thị trường, quan hệ cạnh tranh sẽ quyết định sự sống còn của
doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải có trong tay những thông tin về khả
năng kinh doanh, sự chiếm lĩnh thị trường của đối thủ cạnh tranh và của chính bản
thân doanh nghiệp trước để có thể chiến thắng đối thủ cạnh tranh.
Những thơng tin về quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, về nguồn
sản phẩm, về nhu cầu và tình hình tiêu thụ sản phẩm hiện tại và tương lai; Những
thông tin về cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn, lao động, nguyên vật liệu cho việc hình
thành và phát triển của doanh nghiệp; Những thơng tin về chi phí, doanh thu, dự
tính mức lời, khả năng thanh tốn nợ và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp…
là căn cứ quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Tất cả những thông tin cần thiết trên đây đều do Thống kê doanh nghiệp cung
cấp.
- Thơng tin định tính là các thơng tin khơng biểu hiện bằng con số mà chỉ mang
tính cảm nhận, như: chất lượng sản phẩm tăng lên hay giảm đi, uy tín của DN được
nâng cao hay suy giảm, tinh thần thi đua của NLĐ như thế nào…
- Thông tin định lượng là các thông tin biểu hiện bằng con số: số lao động của
doanh nghiệp ngày đầu tháng có bao nhiêu người, doanh thu tiêu thụ sản phẩm
trong tháng đạt bao nhiêu tỷ đồng…
<b>b)</b> <i><b>Xét về nội dung thông tin</b></i>: người ta chia thông tin mà doanh nghiệp cần thu
thập thành các loại như:
- Thông tin về chính sách của nhà nước: chính sách thuế, bảo vệ môi trường..
- Thông tin liên quan đến nguồn cung, giá cả, chất lượng các yếu tố đầu vào
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các thông tin liên quan đến tiêu thụ sản phẩm.
- Các thông tin về xã hội như dân số, lao động việc làm, đời sống dân cư…
- Các thông tin về điều kiện tự nhiên liên quan đến huy động nguồn lực cho sản
xuất, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
<b>c)</b> Để có thơng tin phục vụ cơng tác quản lý doanh nghiệp, người ta có thể
thu thập thơng tin từ hai nguồn:
<i>- Nguồn thông tin tự thu thập:</i>
+ Nguồn thông tin bên trong: tổ chức ghi chép hoặc điều tra thống kê
+ Nguồn thơng tin bên ngồi doanh nghiệp: tổ chức mạng lưới thông tin kịp
thời, đáng tin cậy để thu thập thông tin bằng cách điều tra thống kê, mua lại thông
tin của các cơ quan có liên quan.
- <i>Nguồn thơng tin sẵn có:</i> các thông tin lan truyền trên thông tin đại chúng:
thông tin quảng cáo, sách, báo, truyền hình…
<b>CÂU HỎI, BÀI TẬP</b>
<b>Câu 1.1:</b> Khái niệm và sự ra đời của hoạt động thống kê ? Vai trò của thống kê
trong quản lý kinh tế?
<b>Câu 1.2:</b> Nêu các khái niệm thường dùng trong thống kê học?
<b>Câu 1.3:</b> Thông tin thống kê là gì? Nhiệm vụ cơng tác thơng tin trong thống kê.
<b>Câu 1.4:</b> Trình bày cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của thống kê DN?
<b>Câu 1.5: Hãy chọn đáp án đúng nhât</b>
<b>(1). </b>Ai là người được C.Mác mệnh danh là người sáng lập ra môn Thống kê học
A. William Petty B. Côngrinh C. G.Achenwall
D. Cả 3 đều đúng E. Cả 3 đều sai
<b>(2).</b> Ai là người đầu tiên sử dụng từ “Thống kê"
A. William Petty B. Côngrinh C. G.Achenwall
D. Cả 3 đều đúng E. Cả 3 đều sai
<b> (3).</b> Đối tượng nghiên cứu của thống kê học không bao gồm?
A. Nghiên cứu trên số lớn B. Trực tiếp mặt lượng
C. Trực tiếp mặt chất D. Điều kiện lịch sử cụ thể
<b>(4).</b> Trong cơ sở lý luận của Thống kê học, cơ sở nào là quan trọng bậc nhất, quyết
định tính chất khoa học và chính xác của thống kê học
A. Chủ nghĩa Mác - Lênin B. Kinh tế chính trị học
C. Chủ nghĩa duy vật lịch sử D. Cả 3 đều đúng E. Cả 3 đều sai
<b>(5). </b>Các đơn vị cá biệt cấu thành nên tổng thể thống kê được gọi là..
A. Chỉ tiêu thống kê B. Tiêu thức thống kê
<b>BÀI 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ</b>
<b>Mã bài: 20.2</b>
<b>Giới thiệu:</b>
Quá trình nghiên cứu Thống kê bao gồm 03 giai đoạn: Điều tra thống kê, Tổng
hợp thống kê và Phân tích thống kê. Mỗi giai đoạn có nội dung và phương pháp sử
dụng thích hợp.
<b>Mục tiêu</b>
- Trình bày được các loại điều tra thống kê và phân biệt được các loại điều
- Trình bày được các nội dung cơ bản của phương án điều tra thống kê.
- Trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ của tổng hợp thống kê.
- Trình bày được vai trị của phân tổ trong nghiên cứu thống kê và các loại
phân tổ thống kê.
- Trình được ý nghĩa, nhiệm vụ và các yêu cầu của phân tích thống kê.
- Xây dựng được bảng thống kê trình bày kết quả phân tổ.
- Xác định được các loại số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân cộng trong
thống kê.
- Phân tích được mức độ và sự biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội.
- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và tuân thủ các bước trong quá trình nghiên cứu
thống kê.
<b>Nội dung:</b>
<b>1. Điều tra thống kê</b>
<b>1.1. Khái niệm chung về điều tra thống kê</b>
<b>a)</b> <i><b>Khái niệm</b></i>:
Điều tra thống kê là giai đoạn đầu tiên của q trình nghiên cứu thống kê.
Đó là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập,
ghi chép tài liệu ban đầu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội để phục vụ
cho những mục đích nhất định.
- Tài liệu điều tra thống kê là để thu thập được các tài liệu (số liệu), tài liệu điều
tra chính xác (thơng qua tổng hợp, phân tích và dự đốn) là:
+ Căn cứ tin cậy để đánh giá tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;
+ Biết được cụ thể tình hình tài ngun, từ đó đề ra đường lối, chính sách kế
hoạch, chương trình phát triển của doanh nghiệp.
- Tài liệu điều tra thống kê là cơ sở để tiến hành tổng hợp, phân tích và dự đốn
thống kê: phải xác định đúng mục đích, đối tượng, phương pháp, thời điểm bắt đầu
thực hiện, thời kỳ và thời điểm kết thúc điều tra.
<b>c)</b> <i><b>Nhiệm vụ:</b></i>
Điều tra thống kê có nhiệm vụ thu thập các tài liệu ban đầu về các đơn vị tổng
thể, dùng làm căn cứ cho các khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê
(tổng hợp, phân tích, dự đốn thống kê). Số liệu thu được phải:
- Trung thực
- Khách quan
- Chính xác
- Đầy đủ
- Kịp thời
<i>Ví dụ:</i> giá gạo xuất khẩu nửa đầu năm 2008 lên tới gần 1.000 USD/tấn.
+ Nếu có đầy đủ thơng tin về lượng gạo đang có trong dân và khả năng thu
hoạch lúa năm 2008 một cách chính xác là trúng mùa lớn => quyết định ký Hợp
đồng xuất khẩu nửa đầu 2008 thì sẽ thu được Lợi nhuận lớn.
+ Nếu để đến tháng 08/2008 mới xác định được lượng gạo có thể xuất khẩu,
rồi mới tìm thị trường => mất cơ hội và giá có thể bị rớt từ 30 – 40%.
<b>1.2. Các loại điều tra thống kê</b>
<b>1.2.1. Điều tra thường xuyên:</b>
- <i>Khái niệm</i>: Là tiến hành thu thập tài liệu của các đơn vị tổng thể một cách
thường xuyên.
- <i>Đối tượng áp dụng:</i> hiện tượng nghiên cứu có sự biến động liên tục.
- <i>Nhược điểm:</i> tốn kém chi phí và thời gian.
+ Thu thập, ghi chép tình hình biến động nhân khẩu của một địa phương
(sinh, tử, đi, đến)
+ Trong phạm vi một doanh nghiệp việc theo dõi, ghi chép hằng ngày về số
công nhân đi làm, số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ…
<b>1.2.2. Điều tra không thường xuyên:</b>
- <i>Khái niệm</i>: Là tiến hành thu thập thông tin của hiện tượng nghiên cứu khi
thấy cần thiết.
- <i>Đối tượng áp dụng:</i> những hiện tượng nghiên cứu ít biến động, biến động
chậm hoặc không cần theo dõi thường xuyên.
- <i>Ưu điểm: </i>cho kết quả nhanh, ít tốn kém
<i>Ví dụ:</i> Tổng điều tra dân số, tổng điều tra đất đai nơng nghiệp…
<b>1.2.3. Điều tra tồn bộ:</b>
- <i>Khái niệm</i>: Là tiến hành thu thập thông tin trên tất cả các đơn vị của tổng thể.
<i>Ví dụ:</i> điều tra chất lượng sản phẩm
- <i>Ưu điểm:</i> khơng có sai số lấy mẫu.
- <i>Nhược điểm:</i> tốn kém về chi phí và thời gian.
<b>1.2.4. Điều tra khơng tồn bộ:</b>
- <i>Khái niệm</i>: Là tiến hành thu thập thông tin từ một số đơn vị được chọn ra từ
tổng thể chung.
- <i>Ưu điểm:</i> tiết kiệm chi phí và thời gian điều tra, đi sâu nghiên cứu được nhiều
mặt (nhiều chỉ tiêu) về hiện tượng nghiên cứu do số đơn vị chọn mẫu ít.
<i>Ví dụ:</i> chọn 1 mẫu nhỏ độ 100 lao động để điều tra thì có thể điều tra: giới tính, độ
tuổi, thâm niên, sức khỏe… ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Điều tra khơng tồn bộ gồm 03 loại:
<i><b>a) Điều tra chọn mẫu:</b></i> là loại điều tra thống kê khơng tồn bộ mà trong đó một
số đơn vị được <i>chọn ra đủ lớn</i> (được gọi là mẫu) theo những nguyên tắc nhất định,
đảm bảo tính đại diện cho tổng thể chung để điều tra thực tế và dựa vào kết quả
điều tra được có thể tính tốn <i>suy rộng ra cho tồn bộ tổng thể chung.</i>
<i>Ví dụ 1:</i> để xác định năng suất sản lượng cây trồng: không thể gặt, cân đong toàn
bộ các hộ dân cư.
Để điều tra chọn mẫu phải tính quy mơ mẫu với điều kiện biết trước xác suất tin
cậy t và phạm vi sai số chọn mẫu <i>ε</i>
<b>Mục đích</b> <b>Chọn lặp (hồn lại)</b> <b>Chọn khơng lặp</b>
Để suy rộng số bình qn
<i>n</i>≥<i>t</i>
2<i><sub>σ</sub></i>2
<i>ε</i>2 <i>n</i>≥
<i>t</i>2<i>σ</i>2<i>N</i>
<i>ε</i>2<i>N</i>+<i>t</i>2<i>σ</i>2
Để suy rộng tỷ lệ
<i>n</i>≥<i>t</i>
2<i><sub>p</sub></i>
(1−<i>p</i>)
<i>ε</i>2 <i>n</i>≥
<i>t</i>2<i>p</i>(1−<i>p</i>)<i>N</i>
<i>ε</i>2<i>N</i>+<i>t</i>2<i>p</i>(1−<i>p</i>)
Trong đó:
+ n: cỡ mẫu cần chọn để điều tra.
+ t: độ tin cậy theo xác suất: có 3 mức:
t = 1: độ tin cậy 68,4% ( 2<i>φ</i>(<i>t</i>)=0<i>,</i>684 )
t =2: độ tin cậy 95,4% ( 2<i>φ</i>(<i>t</i>)=0<i>,</i>954 )
t = 3: độ tin cậy 99,7% ( 2<i>φ</i>(<i>t</i>)=0<i>,</i>997 )
+ p: tỷ trọng của bộ phận nghiên cứu.
+ <i>ε</i> <sub>: phạm vi sai số chọn mẫu cho phép.</sub>
+ <i>σ</i>2 <sub>: phương sai.</sub>
<i><b>Ví dụ 2:</b></i> Cơng ty VLC có thường xun 4.000 lao động, tiến hành chọn mẫu vì
NSLĐ trung bình của tồn cơng ty q lớn nên khơng điều tra tồn bộ được. Yêu
cầu của cuộc điều tra:
+ Đảm bảo sai số chọn mẫu không vượt quá 3 sản phẩm/ngày/người.
+ NSLĐ của mẫu điều tra chỉ sai lệch so với thực tế: 0,3%
+ Phương sai của cuộc điều tra trước được sử dụng cho cuộc điều tra này là 30.
<i>Yêu cầu: </i>Tính số mẫu cần thiết phải điều tra trong trường hợp:
(1). Chọn hồn lại.
(2). Chọn khơng hồn lại
<i>Giải:</i>
(1).Chọn hồn lại: áp dụng cơng thức ta có:
<i>n</i>≥<i>t</i>
2<i><sub>σ</sub></i>2
<i>ε</i>2 =
32<i>x</i>30
32 =30 <sub> người</sub>
<i>n</i>≥ <i>t</i>
2<i><sub>σ</sub></i>2<i><sub>N</sub></i>
<i>ε</i>2<i>N</i>+<i>t</i>2<i>σ</i>2=
32<i>x</i>30<i>x</i>4 .000
32<i>x</i>4 . 000+32<i>x</i>30≈30 <sub> người</sub>
<i><b>b) Điều tra trọng điểm:</b></i> là loại điều tra khơng tồn bộ, chỉ tiến hành điều tra ở
bộ phận chủ yếu nhất, có đặc điểm nổi bật nhất của tổng thể xét theo tiêu thức điều
tra.
- Ưu điểm: nghiên cứu tính chất điển hình của hiện tượng.
- Nhược điểm: Kết quả điều tra không được dùng để suy rộng các đặc trưng đó
cho tổng thể chung.
<i><b>c) Điều tra chuyên đề: </b></i>là loại điều tra chỉ được tiến hành trên một số rất ít đơn
vị (thậm chí chỉ 1 đơn vị) của tổng thể nghiên cứu.
- Ưu điểm: có thể đi sâu thu thập thơng tin nhiều tiêu thức.
- Nhược điểm: kết qủa điều tra không được dùng để suy rộng hoặc làm căn cứ
để đánh giá tổng thể chung. Nó chỉ nghiên cứu kinh nghiệm, phân tích ngun
nhân đạt đơn vị điển hình tiên tiến hoặc yếu kém là chủ yếu.
<i>Ví dụ:</i> Điều tra điển hình một số ít sinh viên có đi làm thêm, đạt kết quả học tập tốt
và thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc, vài sinh viên có đi làm thêm nhưng kết
<b>1.3. Các phương pháp điều tra thống kê</b>
<i><b>1.3.1. Phương pháp trực tiếp: </b></i>
- Là điều tra viên trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra để thu thập thơng tin
bằng nhiều hình thức: phỏng vấn trực tiếp, đăng ký trực tiếp, phỏng vấn qua điện
thoại.
- Ưu điểm: độ chính xác cao.
- Là điều tra viên không trực tiếp thu thập thông tin ban đầu mà những thông
tin này được cung cấp thơng qua phiếu điều tra theo các hình thức: tự đăng ký, kê
khai….
- Ưu điểm: không tốn kém.
- Nhược điểm: chất lượng của các tài liệu thường không cao.
<b>Mẫu Phiếu điều tra:</b>
<b>BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT</b>
Mục tiêu của cuộc thăm dị này là tìm hiểu thái độ của khách hàng cá nhân đối
với dịch vụ ngân hàng. Sự trả lời khách quan của anh/chị sẽ góp phần quyết định
sự thành cơng của cơng trình nghiên cứu này và giúp cải thiện dịch vụ của các
ngân hàng. Tất cả các câu trả lời của từng cá nhân sẽ được giữ kín, chúng tơi chỉ
cơng bố kết quả tổng hợp. Cám ơn sự hợp tác của anh/chị.
BCH số: …….Phỏng vấn lúc____giờ, ngày ___/___/2008.
Phỏng vấn viên:__________________________________.
Sau đây là những phát biểu liên quan đến cảm nhận về thương hiệu ngân hàng X
mà anh/chị đang sử dụng. Xin anh/chị vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn một
con số ở từng dòng. Những con số này thể hiện mức độ anh/chị đồng ý hay không
đồng ý đối với các phát biểu theo qui ước sau:
<i>1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Trung lập; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý</i>
1. Tôi biết ngân hàng X. 1 2 3 4 5
2. Tơi có thể dễ dàng phân biệt ngân hàng X với các ngân hàng khác. 1 2 3 4 5
3. Tơi có thể đọc đúng tên ngân hàng X. 1 2 3 4 5
4. Tơi có thể nhận biết logo của ngân hàng X một cách nhanh chóng. 1 2 3 4 5
5. Tơi có thể nhớ màu sắc đặc trưng của ngân hàng X. 1 2 3 4 5
6. Nhân viên ngân hàng X cư xử với tôi như một quý khách hàng. 1 2 3 4 5
7. Cơ sở vật chất ngân hàng X đảm bảo an toàn trong giao dịch. 1 2 3 4 5
9. Giá phí dịch vụ của ngân hàng X thể hiện sự tương xứng giữa chất
lượng và giá cả 1 2 3 4 5
10. Nhân viên ngân hàng X ăn mặc lịch sự, sáng sủa. 1 2 3 4 5
11. Nhân viên ngân hàng X nắm bắt nhanh & đáp ứng tốt nhu cầu khách
hàng. 1 2 3 4 5
12. Nhân viên ngân hàng X giải quyết sự cố rất khéo léo. 1 2 3 4 5
13. Các điểm giao dịch tại ngân hàng X rất tiện nghi, thoải mái. 1 2 3 4 5
14. Bầu khơng khí phục vụ tại ngân hàng X rất chun nghiệp. 1 2 3 4 5
15. Ngân hàng X chuyên sâu về dịch vụ tài chính - tiền tệ. 1 2 3 4 5
16. Ngân hàng X có sản phNm/dịch vụ rất đa dạng. 1 2 3 4 5
17. Ban lãnh đạo ngân hàng X giỏi quản lý. 1 2 3 4 5
18. Ngân hàng X có thành tích cao trong lĩnh vực ngân hàng. 1 2 3 4 5
19. Ngân hàng X rất đáng tin cậy. 1 2 3 4 5
20. Ngân hàng X có điểm giao dịch ở nhiều tỉnh thành. 1 2 3 4 5
21. Tôi vẫn đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng X. 1 2 3 4 5
22. Tôi nghĩ ngay đến ngân hàng X khi có nhu cầu khác về tài chính –
tiền tệ. 1 2 3 4
23. Tôi sẽ sử dụng dịch vụ ngân hàng X lâu dài. 1 2 3 4 5
24. Thật có ý nghĩa khi mua dịch vụ ngân hàng X thay cho các ngân
hàng khác, dù cho các ngân hàng đều như nhau. 1 2 3 4 5
25. Dù các ngân hàng khác có cùng đặc điểm như ngân hàng X, tơi vẫn
chọn sử dụng dịch vụ ngân hàng X. 1 2 3 4 5
26. Dù các ngân hàng khác cũng tốt như ngân hàng X, tơi thích sử dụng
dịch vụ ngân hàng X hơn. 1 2 3 4 5
30. Anh/chị đã sử dụng dịch vụ ngân hàng X bao lâu? ________năm.
31. Loại dịch vụ nào anh/chị đang sử dụng tại ngân hàng X (có thể chọn nhiều hơn
một):
Thẻ rút tiền và thanh toán nội địa 1
Thẻ rút tiền và thanh toán quốc tế 2
Tiết kiệm có kỳ hạn 4
Vay tiêu dùng 5
Dịch vụ khác (ghi rõ……… ……….) 6
32. Mức thu nhập hàng tháng của anh/chị là:
< 2 triệu đồng 1
2- < 5 triệu đồng 2
5 - < 8 triệu đồng 3
≥ 8 triệu đồng 4
33. Trình độ học vấn của anh/chị là:
Dưới phổ thông trung học 1
Phổ thông trung học 2
Cao đẳng/đại học 3
Trên đại học 4
34. Nghề nghiệp của anh/chị là:
Cán bộ, nhân viên nhà nước 1
Nhân viên văn phịng cơng ty ngoài quốc doanh 2
Giáo viên 3
Buôn bán, kinh doanh nhỏ 4
Công nhân 5
Sinh viên 6
Hưu trí 7
Chủ doanh nghiệp tư nhân 8
Nghề chuyên môn (bác sĩ, luật sư…) 9
Nội trợ 10
Nghề khác (ghi rõ:……….) 11
<b>XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN</b>
<b>2. Tổng hợp thống kê</b>
Là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hoá một cách khoa học các thông tin
thu thập được nhằm bước đầu chuyển một số đặc điểm riêng của các đơn vị điều
tra thành đặc điểm chung của tổng thể nghiên cứu.
<b>b.Ý nghĩa:</b>
- Bước đầu có những nhận xét khái quát về hiện tượng nghiên cứu.
- Là cơ sở cho các giai đoạn nghiên cứu sau.
<b>c. Nhiệm vụ:</b>
Nhiệm vụ cơ bản của tổng hợp thống kê là chuyển từ các đặc trưng các biệt của
từng đơn vị thành những đặc trưng chung của tổng thể. Đây là tài liệu để phục vụ
cho phân tích và dự đốn thống kê.
<b>2.2. Phương pháp tổng hợp thống kê</b>
Yêu cầu quan trọng nhất của tổng hợp thống kê là phải nêu lên được cơ cấu theo
các mặt của tổng thể nghiên cứu. Để đáp ứng yêu cầu này người ta dùng một số
phương pháp tổng hợp như sau:
- Khi tổng hợp thống kê, nếu số lượng đơn vị điều tra ít, tứ là lượng tài liệu ít,
ta có thể tiến hành bằng các phương pháp đơn giản là sắp xếp các đơn vị theo một
trật tự nào đó.
<i>Ví dụ:</i> Theo số thứ tự tăng dần hoặc giảm dần
- Khi số liệu điều tra lớn không thể tiến hành theo phương pháp trên mà cần
phải có phương pháp hợp lý hơn để có thể làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
Phương pháp được dùng phổ biến nhất là phương pháp phân tổ.
<i><b>a) Khái niệm phân tổ thống kê</b></i>
Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Nếu
khơng phân tổ thống kê được thì sẽ khơng hệ thống hóa một cách có khoa học các
tài liệu điều tra được.
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành
phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác
nhau.
Các đơn vị trong tổ có tính chất giống nhau hoặc gần giống nhau.
<i> </i>
<i> Ví dụ:</i> phân tổ dân số theo giới tính, trình độ văn hóa.
<i><b>b) Ngun tắc chọn tiêu thức phân tổ</b></i>
Phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận 1 cách sâu sắc để chọn ra tiêu thức bản
chất nhất, phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu.
Phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu và điều kiện nguồn thơng tin sẵn có để
quyết định nên phân tổ theo cách nào.
<i>Ví dụ:</i> Năng suất lao động khơng chỉ phụ thuộc vào tuổi nghề (thâm niên lao
động) mà cịn phụ thuộc vào trình độ chun mơn, trang thiết bị lao động....nhưng
các nguồn thơng tin đó khơng có, vì vậy phải lựa chọn phân tổ đơn giản.
<i><b>c) Xác định số tổ cần thiết</b></i> <i><b> </b></i>
Sau khi lựa chọn tiêu thức phân tổ Thích hợp, vấn đề phải giải quyết tiếp theo là
xét xem cần phải chia hiện tượng nghiên cứu thành bao nhiêu tổ và căn cứ vào đâu
để xác định số tổ định chia.
Việc xác định số tổ định chia là bao nhiêu tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu
và tính chất của tiêu thức phân tổ. Có 2 trường hợp sau:
<i><b>Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính</b></i>
Theo cách phân tổ này các tổ được hình thành khơng phải do sự khác nhau về
lượng biến của tiêu thức mà thường do các loại hình khác nhau.
Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính được chia làm 02 loại:
- <i><b>Trường hợp giản đơn:</b></i> là trường hợp số tổ đã hình thành sẵn trong thực tế (số
loại hình tương đối ít), ta có thể coi mỗi loại hình đó là một tổ. .
- <i><b>Trường hợp phức tạp:</b></i> là trường hợp xác định số tổ và tính chất từng tổ phải
trải qua phân tích nghiên cứu tỉ mỉ đối tượng rồi mới quy định thống nhất cách sắp
xếp các đơn vị tổng thể vào các tổ.
<i>Ví dụ:</i> Trong phân tổ dân số theo khu vực: Thành thị và Nơng thơn thì cần có
tiêu chuẩn thống nhất về các điểm dân cư được coi là Thành thị, Nông thôn rồi mới
sắp xếp dân cư vào các khu vực Thích hợp.
<i><b>Phân tổ theo tiêu thức số lượng</b></i>
Theo cách phân tổ này phải căn cứ vào sự khác nhau giữa các lượng biến của
tiêu thức mà xác định các tổ khác nhau.
- <i><b>Trường hợp giản đơn:</b></i> Là trường hợp mà tiêu thức chỉ có ít lượng biến và
lượng biến khơng liên tục. Trường hợp này mỗi lượng biến được xác định là một
tổ, tức là có bao nhiêu lượng biến là có bấy nhiêu tổ.
<i>Ví dụ:</i> Phân tổ các gia đình của một nhóm dân cư nào đó theo số nhân khẩu,
phân tổ học sinh theo nhóm học tập…
- <i><b>Trường hợp phức tạp:</b></i> Là trường hợp khi tiêu thức có nhiều lượng biến mà
phạm vi lượng biến rất rộng, hoặc khi lượng biến liên tục. Trong trường hợp này ta
ghép nhiều lượng biến vào một tổ, cách phân tổ như vậy gọi là phân tổ có khoảng
cách tổ.
<i>Ví dụ:</i> Khi phân tổ học sinh trường THPT theo từng độ tuổi…
<b>Độ tuổi (tuổi)</b> <b>Số học sinh</b>
18 – 20 500
20 – 22 600
22 – 24 300
24 – 26 100
Tổng cộng 1500
<i> Để xác định khoảng cách tổ ta có các trường hợp sau:</i>
<b>(1)Phân tổ khép kín:</b>
<i><b>Phân tổ có khoảng cách tổ khơng đều:</b></i>
<i>Ví dụ:</i> Ta cần xác định tổ khơng đều nhằm nghiên cứu nguồn lao động và lập
các kế hoạch phát triển giáo dục và sự nghiệp xã hội cho địa phương, cụ thể:
+ Phát triển giáo dục tiểu học: tổ 2: 4 – 5 tuổi….
Bảng phân tổ theo độ tuổi của số nhân khẩu ở địa phương X năm 2013:
<b>Số tổ Độ tuổi (tuổi)</b> <b>Số nhân khẩu (người)</b>
1
2
3
4
5
6
0 – 3
4 – 5
15
10
20
19
70
22
<b>Tổng cộng</b> 156
<i><b>Phân tổ có khoảng cách tổ đều</b><b> :</b><b> </b></i> Khi tổng thể nghiên cứu tương đối đồng
nhất về loại hình kinh tế xã hội và lượng biến tương đối đều đặn thì ta áp dụng
phân tổ có khoảng cách đều.
<i><b>* Trường hợp lượng biến liên tục:</b></i> các tổ được thành lập theo các quy định sau:
- Giới hạn trên của tổ trước trùng với giới hạn dưới của tổ sau.
- Trị số của khoảng cách tổ đều được xác định theo cơng thức:
<i>h</i>=<i>X</i>max−<i>X</i>min
<i>n</i>
Trong đó: + h: Trị số của khoảng cách tổ đều.
+ Xmax: Lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tổ.
+ Xmin: Lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức phân tổ.
+ n: Số tổ định chia
<b>-</b> Nếu đơn vị có lượng biến trùng với giới hạn của hai tổ thì chỉ được xếp vào
01 tổ.
<i><b>Ví dụ:</b></i>
Có tài liệu về mức tiêu thụ hàng hóa của 28 tổ quầy hàng thuộc Công ty kinh
doanh tổng hợp quận Cầu Giấy tháng 01 năm 2003 như sau:
Quầy Mức tiêu
thụ hàng
hóa (Tr.đ)
Quầy Mức tiêu
thụ hàng
hóa (Tr.đ)
Quầy Mức tiêu
thụ hàng
hóa (Tr.đ)
Quầy Mức tiêu
thụ hàng
hóa (Tr.đ)
2 57,5 9 42,5 16 47,5 23 47,5
3 52,4 10 41,7 17 38,8 24 47,0
4 50,9 11 41,1 18 50,3 25 49,6
5 50,2 12 45,8 19 37,6 26 46,2
6 53,3 13 47,2 20 38,9 27 49,8
7 50,1 14 46,9 21 52,3 28 36,8
Ta có:
<b>+</b> Xmax = 57,8 (Tr.đ) ;
<b>+</b> Xmin = 36,8 (Tr.đ) ;
<b>+</b> n = 6
<i>h</i>=<i>X</i>max−<i>X</i>min
<i>n</i> =
57<i>,</i>8−36<i>,</i>8
6 =3,5(<i>Tr</i>.<i>đ</i>)
Ta tính được giới hạn trên và giới hạn dưới cụ thể như sau:
Tổ Giới hạn dưới Giới hạn trên
1 36,8 40,3
2 40,3 43,8
3 43,8 47,3
4 47,3 50,8
5 50,8 54,3
6 54,3 57,8
Ta có Bảng thống kê trình bày kết quả phân tổ:
Tổ Mức tiêu thụ hàng hóa (Triệu đồng) Số quầy
1
2
3
4
5
6
36,8 – 40,3
40,3 – 43,8
43,8 – 47,3
47,3 – 50,8
50,8 – 54,3
54,3 – 57,8
4
4
5
8
Tổng cộng 28
<i><b>* Trường hợp lượng biến không liên tục:</b></i> lượng biến của đơn vị chỉ nhận giá trị
nguyên.
Quy định khi phân tổ: giới hạn dưới của tổ sau sẽ lớn hơn giới hạn trên của tổ
trước 01 đơn vị.
+ lớn hơn “1”: tức là <i>giá trị dưới tổ sau = giá trị dưới tổ trước + 1</i>
+ lớn hơn “1 đơn vị”: có thể lớn hơn 1; 0,1; hay 0,01; …
- Công thức xác định giới hạn tổ: <i>h</i>=
(<i>X</i><sub>max</sub>−<i>X</i><sub>min</sub>)−(<i>n</i>−1)
<i>n</i> <sub> </sub>
<i><b>Ví dụ:</b></i> Có tài liệu về số lao động của 16 DN ngành thương mại ở Hà Nội sau:
DNT
M
Số lao
động
DNT
M
Số lao
động
DNTM Số lao
động
DNTM Số lao
động
1
2
3
4
300
300
500
500
5
6
7
8
675
670
636
765
9
10
11
12
760
590
575
<i>h</i>=(<i>X</i>max−<i>X</i>min)−(<i>n</i>−1)
<i>n</i> =
(1103−300)−(4−1)
4 =200
Như vậy, ta có:
Tổ Giới hạn dưới Giới hạn trên
1
2
3
4
300
501
702
Tổ Số lao động Số Doanh nghiệp
1
2
3
4
300 – 500
501 – 701
702 – 902
903 – 1103
4
5
5
2
Tồng cộng 16
<=> Kết luận: Cách phân tổ như trên gọi là phân tổ có khoảng cách tổ khép kín
(các tổ có đầy đủ giới hạn dưới và giới hạn trên).
<i> Tổ đầu tiên khơng có giới hạn dưới</i>
<i>Ví dụ:</i> Phân tổ các DNTM ở Hà Nội theo số nhân viên
Tổ Số nhân viên Số doanh nghiệp
1 Dưới 100 16
2 Từ 100 – 200 10
3 Từ 201 trở lên 3
Tổng cộng 29
<i> </i>
<i> Tổ cuối cùng khơng có giới hạn trên</i>
<i>Ví dụ:</i> Phân tổ Cán bộ - giảng viên trường A theo tuổi
Tổ Tuổi Số người
1 Từ 26 – 30 20
2 Từ 30 – 34 15
3 Từ 34 trở lên 24
Tổng cộng 59
<i> </i>
<i> Tổ đầu khơng có giới hạn dưới, tổ cuối khơng có giới hạn trên.</i>
<i>Ví dụ:</i> Phân tổ nhân khẩu địa phương X theo độ tuổi năm 2000:
Tổ Độ tuổi (tuổi) Số người
1 Từ 5 trở xuống 3.000
2 Từ 6 – 10 6.040
3 Từ 11 – 15 9.430
4 Từ 16 – 55 13.799
5 Từ 56 – 60 1.570
6 Từ 61 trở lên 5.800
Tổng cộng 39.639
<b>3. Phân tích thống kê</b> <b> </b>
<b>3.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích thống kê</b>
<b>a. Khái niệm</b>
Phân tích thống kê là nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể, tính quy luật
của hiện tượng và q trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định thơng
qua biểu hiện bằng số lượng, tính tốn các mức độ tương lai của hiện tượng nhằm
đưa ra những căn cứ cho quyết định quản lý.
- Phân tích thống kê là khâu cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê, biểu
hiện tập trong kết quả của tồn bộ q trình nghiên cứu thống kê. Phân tích thống
kê là căn cứ vào tài liệu tổng hợp thống kê để:
+ Xem xét mối quan hệ của các nguyên nhân đến kết quả của hiện tượng
nghiên cứu.
+ Để rút ra xu hướng vận động, quy luật vận động của hiện tượng nghiên cứu.
+ Dự báo quy mô, khối lượng hoặc chiều hướng vận động của hiện tượng
nghiên cứu trong tương lai.
- Phân tích thống kê khơng những có ý nghĩa quan trọng về nhận thức hiện
tượng kinh tế xã hội mà cịn góp phần cải tạo hiện tượng kinh tế xã hội và thúc đẩy
sự phát triển của nó theo quy luật khách quan.
<b>c. Nhiệm vụ</b>
Nêu rõ được bản chất cụ thể, tính quy luật, sự phát triển tương lai của hiện tượng
kinh tế xã hội mà chúng ta cần nghiên cứu.
<b>3.2. Các bước tiến hành phân tích thống kê</b>
Khi phân tích ta thực hiện các bước sau đây:
<i><b>Bước 1: </b></i>Lựa chọn đánh giá tài liệu dùng để phân tích vì phải sử dụng một khối
lượng lớn tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Phần lớn các tài liệu được thu thập
qua báo cáo thống kê định kì và điều tra chun mơn do hệ thống thống kê, kế toán
chuyên trách đảm nhiệm.
<i><b>Bước 2: </b></i>Xác định các phương pháp và chỉ tiêu phân tích thống kê học. Vì có
nhiều phương pháp phân tích khác nhau như: phương pháp phân tổ, phương pháp
<i><b>Bước 4:</b></i> Đề xuất các ý kiến cho các quyết định về quản lý. Các vấn đề trên được
thực hiện cho phép kết luận chính xác và khoa học về bản chất, tính quy luật và xu
hướng phát triển của hiện tượng cần nghiên cứu.
<b>3.3. Các chỉ tiêu phân tích thống kê</b>
Các hiện tượng kinh tế xây dựng, tồn tại trong những thời gian và địa điểm nhất
định. Mỗi đặc điểm cơ bản của hiện tượng có thể được biểu hiện bằng các mức độ
khác nhau.
Nghiên cứu các mức độ của hiện tượng kinh tế xây dựng là một trong những vấn
đề quan trọng của phân tích thống kê. Nhằm biểu hiện mặt lượng trong mối quan
hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và
địa điểm cụ thể. Thống kê dùng các phương pháp của mình để biểu hiện các mức
độ đó.
Mức độ đầu tiên được biểu hiện trong thống kê là số tuyệt đối. Số tuyệt đối thu
được trực tiếp sau điều tra và tổng hợp tài liệu. Trên cơ sở các số tuyệt đối, có thể
tính số tương đối, số bình qn… Muốn nghiên cứu một hiện tượng nào đó thường
phải tính tốn nhiều loại mức độ.
<b>3.3.1. Chỉ tiêu số tuyệt đối</b>
<i><b>a) Khái niệm</b></i>
Số tuyệt đối có thể biểu hiện quy mơ, khối lượng của hiện tượng kinh tế - xã hội
trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
<i>Ví dụ:</i> Số học sinh của một lớp, số doanh nghiệp của một địa phương, số vật tư
<i><b>b) Ý nghĩa</b></i>
Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng đối với mọi cơng tác quản lý kinh tế - xã hội.
Số tuyệt đối chính xác đó là sự thật khách quan, có sức thuyết phục, không thể phủ
nhận được.
Trong công tác quản lý kinh tế - xã hội, số tuyệt đối có tầm quan trọng đặc biệt
vì dựa vào số tuyệt đối để xây dựng những kế hoạch dài hạn, ngắn hạn.
- Thông qua số tuyệt đối chúng ta sẽ nhận thức được cụ thể về quy mô, khối
lượng thực tế của hiện tượng nghiên cứu.
- Thông qua số tuyệt đối chúng ta sẽ nhận thức được cụ thể về nguồn tài
nguyên của đất nước, kết quả phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội.
<i><b>c) Đặc điểm </b></i>
Các số tuyệt đối trong thống kê không phải là con số được lựa chọn tùy ý, mà
phải quan điều tra thực tế và tổng hợp một cách khoa học. Điều kiện chủ yếu để có
số tuyệt đối chính xác là phải xác định được một cách cụ thể, đúng đắn nội dung
kinh tế mà chỉ tiêu phản ánh.
Số tuyệt đối trong thống kê đều gắn với một hiện tượng cụ thể vì thế khơng
được tùy tiện thay đổi quy mơ mức độ của nó.
<i><b>d) Đơn vị đo lường</b></i>
Các số tuyệt đối trong thống kê đều có đơn vị tính cụ thể. Tùy theo tính chất của
- <i>Đơn vị tự nhiên:</i>
+ Đơn vị tính tốn phù hợp với đặc điểm vật lý của hiện tượng: chiều dài (m,
km, hải lý…), diện tích (m2<sub>, ha, km</sub>2<sub>…), trọng lượng (tấn, tạ, kg…), dung tích (m</sub>3<sub>, </sub>
lít…)
+ Số đơn vị tổng thể: cái, con, chiếc, số người, số sự kiện…
- <i>Đơn vị thời gian lao động:</i> thời gian hao phí sản xuất (giây, phút, giờ, ngày,
tháng…), giờ công, ngày công
- <i>Đơn vị tiền tệ:</i> đồng, đôla…
<i><b>e) Các loại số tuyệt đối</b></i>
Tùy theo tính chất của hiện tượng nghiên cứu có thể phân biệt 2 loại số tuyệt đối
sau đây:
<i><b>- Số tuyệt đối thời kỳ:</b></i>
<i>Ví dụ:</i> Giá trị sản lượng của một doanh nghiệp trong năm (1999) là 173.897 tỉ
đồng. Số liệu này là do lũy kế của các tháng trong năm.
Đặc điểm của số tuyệt đối thời kỳ là cộng lại được với nhau, hay nói cách khác,
số tuyệt đối thời kỳ nếu đem cộng với nhau nó vẫn có ý nghĩa.
<i><b>- Số tuyệt đối thời điểm.</b></i>
Phản ánh quy mô, mức độ, khối lượng của hiện tượng kinh tế - xã hội tại một
thời điểm nhất định.
<i>Ví dụ: </i>Số vật tư tồn kho cối kỳ, tài sản cố định của doanh nghiệp A hiện có đầu
năm 2000 là 5,5 tỷ đồng…
Số tuyệt đối thời điểm chỉ phản ánh tình hình của hiện tượng. Vì vậy muốn có số
tuyệt đối thời điểm chính xác, phải quy định thời điểm hợp lý và phải tổ chức điều
tra kịp thời.
<b>3.3.2. Chỉ tiêu số tương đối</b>
<b>a) Khái niệm</b>
- Số tương đối trong thống kê là loại chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quan hệ tỉ lệ,
tốc độ trình độ phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội trong thời gian và không
gian cụ thể.
- Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ só sánh giữa hai mức độ của
hiện tượng nghiên cứu.
<i>Ví dụ:</i>
+ Giá trị sản lượng xây lắp của doanh nghiệp xây lắp A năm 1999 so với năm
1998 bằng 110%.
+ Số học sinh nữ lớp A gấp 2 lần số học sinh nam lớp A v.v..
<b>b) Ý nghĩa</b>
Số tương đối trong thống kê có ý nghĩa quan trọng, nó là một trong những chỉ
đối. Khi kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, ngồi việc tính số tuyệt đối cịn
phải đánh giá trình độ hồn thành bằng số tương đối.
Trong trường hợp cần phải giữ bí mật số tuyệt đối, người ta có thể sử dụng số
tương đối để biểu hiện tình hình thực tế của hiện tượng.
<b>c) Đặc điểm </b>
Các số tương đối trong thống kê không phải con số trực tiếp thu được qua điều
tra mà là kết quả so sánh hai số đã có. Bởi vậy mỗi số tương đối đều có gốc so
sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu, gốc so sánh được chọn khác nhau.
Để biểu hiện sư phát triên của hiện tượng theo thời gian thì gốc là mức độ kì
trước để biểu hiện mối lên hệ giữa bộ phận và tổng thể thì là mức độ của tổng thể.
Như vậy, do sử dụng gốc so sánh khác nhau, sẽ được tính được nhiều số tương đối
khác nhau.
<b>d) Hình thức biểu hiện</b>
Số tương đối được tính dựa trên cơ sở là so sánh giữa các mặt lượng với nhau,
nó khơng có sẵn trong thực tế. Hình thức biểu hiện của số tương đối là %, o<sub>/</sub>
oo và
số lần.
<b>e) Các loại số tương đối</b>
Căn cứ vào nội dung mà số tương đối phản ánh, có các loại số tương đối sau
đây:
<i><b>Số tương đối kế hoạch</b></i>
- Số tương đối kế hoạch là số tương đối phản ánh tỷ lệ cần đạt được hoặc đã đạt
được của hiện tượng nghiên cứu.
<i>Ví dụ:</i> Nhiệm vụ đặt ra về giá trị sản xuất của doanh nghiệp X năm 2012 là bằng
120% giá trị sản xuất của năm 2011. Tình hình thực hiện kế hoạch của năm 2012
là 110%.
- Các loại số tương đối kế hoạch:
<i><b> Số lương đối nhiệm vụ kế hoạch: </b></i>
+ Là tỷ lệ so sánh giữa mức độ cần đạt tới của chỉ tiêu nào đó trong kỳ kế
hoạch với mức độ thực tế ở kỳ gốc. là loại số tương đối dùng để lập kế hoạch.
<i>K</i><sub>KH</sub>=<i>y</i>KH
<i>y</i><sub>0</sub> ×100%
Trong đó:
KKH: số tương đối nhiệm vụ kế hoạch
yKH: là mức độ nhiệm vụ kế hoạch của hiện tượng
y0: Là mức độ thực tế kỳ gốc
<i><b>Ví dụ:</b></i> Sản lượng của một doanh nghiệp theo thống kê là 6.800.000 SP, kế
hoạch năm sau dự kiến 7.140.000SP. Như vậy KKH là:
<i>K</i><sub>KH</sub>=7 .140 .000SP
6 .800.000SP×100%=105% <sub> hay 1,05 lần (tăng 5%)</sub>
Tính theo số tuyệt đối
yKH – y0 = 7.140.0000SP – 6.800.000SP = 340.000SP
<i><b>Số tương đối thực hiện kế hoạch:</b></i>
Còn được gọi là số tương đối chấp hành kế hoạch hay số tương đối hoàn thành
kế hoạch. Là tỷ lệ so sánh giữa mức thực tế đạt được trong kỳ nghiên cứu, với mức
kế hoạch đặt ra cùng kỳ của một chỉ tiêu nào đó.
Số tương đối thực hiện kế hoạch xác định mức độ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch
trong thời gian nhất định
Cơng thức tính:
KTH: số tương đối thực hiện kế hoạch
y1: Là mức độ thực tế của hiện tượng kỳ nghiên cứu
yKH: là mức độ nhiệm vụ kế hoạch của hiện tượng
<i><b>Ví dụ :</b></i> Trong năm doanh nghiệp đã đạt được một sản lượng 72.500 sản phẩm, kế
hoạch năm sau dự kiến 71.400 sản phẩm.
Vậy: <i>KTH</i>=
72.500
71. 400×100%=101<i>,</i>5 % <sub>hay 1,015 lần</sub>
Tính theo số tuyệt đối:
y1 – yKH = 7.250.000SP – 7.140.000SP = 110.000SP
Như vậy: Trong năm doanh nghiệp đã vượt kế hoạch 1,5% hay 110.000SP.
(%)
<i><b>Số tương đối động thái</b></i>:
- <i>Khái niệm:</i> Số tương đối động thái biểu hiện sự biến động về mức độ của hiện
tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó.
- <i>Phạm vi áp dụng:</i> Số tương đối này được sử dụng rộng rãi trong phân tích
thống kê vì nó xác định xu hướng biến đổi tốc độ phát triển của hiện tượng qua
thời gian. Số tương đối động thái là kết quả so sánh hai mức độ cùng loại của hiện
tượng ở hai thời kỳ (hay thời điểm) khác nhau, được biểu hiện bằng số lần hay số
phần trăm.
- <i>Cơng thức tính</i> như sau:
<i>t</i>
(%)
=<i>y</i>1
<i>y</i><sub>0</sub>×100%
Trong đó:
t(%): số tương đối động thái
y1: Mức độ kỳ báo cáo.
y0: Là mức độ kỳ gốc (thực tế kỳ trước)
<i><b>Ví dụ:</b></i> Giá trị sản lượng của một doanh nghiệp năm trước đạt 10 tỷ đồng, năm sau
đạt 12 tỷ đồng.
Vậy số tương đối động thái là:
<i>t</i>
(%)
=<i>y</i>1
<i>y</i><sub>0</sub>=
12
10=1,2 <sub> lần hay 120%</sub>
(tăng 20%)
Tính theo số tuyệt đối: y1 – y0 = 12 tỉ - 10 tỉ = 2 tỉ đồng
<i><b>-</b></i> <i>Các loại số tương đối động thái:</i>
<i><b> Số tương đối động thái định gốc</b><b> :</b></i> là số tương đối mà kỳ chọn làm gốc so
sánh được cố định cho cả dãy số thời gian.
<i><b> Số tương đối liên hoàn</b><b> :</b></i> là số tương đối mà kỳ chọn làm gốc so sánh là kỳ ở
ngay trước kỳ nghiên cứu trong dãy số thời gian.
<i>Ví dụ:</i> Giá trị sản xuất của một doanh nghiệp X qua các năm như sau:
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
(triệu đ)
Yêu cầu: Tính số tương đối động thái định gốc và liên hoàn?
Giải:
+ Dãy số tương đối động thái liên hoàn:
T1 = 2100 / 2000 x 100% = 105%
T2 = 2150 / 2100 x 100% = 102,4 %
T3 = 2200 / 2150 x 100% = 102,3%
T4 = 2300 / 2200 x 100% = 104,5%
T5 = 2300 / 2300 x 100% = 100%
+ Dãy số tương đối động thái định gốc:
T1 = 2100 / 2000 x 100% = 105%
T2 = 2150 / 2000 x 100% = 107,5%
T3 = 2200 / 2000 x 100% = 110%
<i><b>Chú ý</b></i>: Trong cùng khoảng thời gian, cùng một hiện tượng nghiên cứu thì:
T1 x t2 x t3 x t4 (liên hoàn) = t5 (định gốc)
<i><b>Số tương đối kết cấu: </b></i>
<i><b>- </b></i> Là loại số tương đối được tính bằng cách so sánh giữa mức độ của bộ phận
với mức độ của tổng thể.
- Qua chỉ tiêu này có thể phân tích được đặc điểm cấu thành của hiện tượng.
nghiên cứu sự thay đổi kết cấu sẽ thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng và
sự ảnh hưởng của các điều kiện liên quan.
- Số tương đối kết cấu muốn đảm bảo chính xác, thì phân tổ thống kê phải
chính xác.
- Phương pháp tính:
<i>t</i><sub>KC</sub>=<i>y</i>bp
<i>y</i><sub>TT</sub>×100%
Trong đó:
ybp: Mức độ của bộ phận
yTT: Mức độ chung của tổng thể.
<i><b>Ví dụ</b></i>: Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất 3 loại sản phẩm với tổng chi phí: 340 triệu
đồng: Trong đó: Sản phẩm A: 200 triệu đồng, Sản phẩm B: 60 triệu đồng, Sản
phẩm C: 80 triệu đồng
Vậy tỉ lệ kết cấ chi phí sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp là:
Sản phẩm A =
200
340×100%=58<i>,</i>82%
Sản phẩm B =
60
340×100 %=17<i>,</i>66 %
Sản phẩm C =
80
340×100%=23<i>,</i>52%
<i><b>Số tương đối so sánh</b></i>:
Là loại số tương đối được so sánh giữa các bộ phận với nhau trong một tổng
thể.
<i><b>Ví dụ</b></i>: Cũng ví dụ trên ( số tương đối kết cầu) người ta có thể so sánh:
+ Chi phí dùng để sản xuất sản phẩm A so với sản phẩm B:
200
60 ×100 %=333<i>,</i>3%
+ Hoặc so sánh chi phí dùng để sản xuất sản phẩm B so với sản phẩm C:
- Số tương đối cường độ biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng trong điều
kiện lịch sử nhất định.
- Hình thức biểu hiện của số tương đối cường độ là đơn vị ghép do đơn vị tính
của tử số và mẫu số hợp thành.
<i>Ví dụ:</i>
Số sản phẩm tính
theo đầu người =
Số sản phẩm sản xuất trong năm (SP)
= SP/người
Số dân bình quân trong năm (người)
Mật độ dân số = Số dân bình quân trong năm (người) = Người/km2
Diện tính đất đai (km2<sub>)</sub>
- Số tương đối cường độ được sử dụng rộng rãi biểu hiện trình độ phát triển sản
xuất, trình độ bảo đảm về mức sống vật chất và văn hóa của nhân dân một nước,
đó là các chỉ tiêu như: thu nhập quốc dan tính theo đầu người, các loại sản phẩm
chủ yếu tính theo đầu người… số tương đối cường độ cịn được sử dụng để so sánh
trình độ phát triển sản xuất giữa các nước khác nhau.
Cơng thức tính:
<b> n =</b>
<b>Mức độ của hiện tượng nghiên cứu</b>
<b></b>
<b>---Mức độ của hiện tượng có quan hệ</b>
<i>Ví dụ:</i> tổng dân số của địa phương X trong năm 2011 là 1.190.000 người, Tổng
diện tích của địa phương đó là 6.300 km2<sub>. Xác định mật độ dân số của địa phương </sub>
X?
n = 1.190.000 / 6.300 = 189 (người/km2<sub>)</sub>
<i><b>f) Điều kiện vận dụng số tương đối, số tuyệt đối</b></i>
- Phải xét đến đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu
<i>Ví dụ:</i> Tỷ lệ lao động nữ cao hơn tỷ lệ lao động nam trong ngành giáo dục phổ
thông hoặc y tế là hợp lý, nhưng lại không hợp lý trong ngành khai thác than hoặc
vận tải…
- Phải vận dụng một cách kết hợp các số tương đối với số tuyệt đối
+ Có khi số tương đối tính ra rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng, vì trị số
tuyệt đối tương ứng với nó rất lớn.
<b>3.3.3. Chỉ tiêu số bình qn</b>
<i><b>a) Khái niệm</b></i>
Khi phân tích thống kê thường phải so sánh nhiều tập hợp số liệu với nhau. Nếu
không “hội tụ” các tập hợp số liệu thành những hình ảnh đơn giản thì khơng thể so
sánh được. Chính vì vậy, nhất thiết phải tính các giá trị trung tâm.
Các tham số do xu hướng hội tụ dùng để xác định mức độ trung bình hoặc điểm
giữa các tập hợp số liệu (đó chính là số bình qn).
Số bình quân trong thống kê là một loại chỉ tiêu biểu hiện mức độ đại diện
chung nhất của hiện tượng kinh tế - xã hội, bao gồm nhiều đơn vị cá biệt cùng loại
theo một số lượng nào đó.
<i><b>b) Ý nghĩa</b></i>
Số bình qn có vị trí quan trọng trong lý luận và thực tế.
- Nó được dùng trong mọi công tác nghiên cứu, nhằm nêu lên đặc điểm chung
của hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn hơn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ
thể
<i>Ví dụ:</i> Giá thành bình qn, giá cả bình quân, năng suất lao động bình quân, tốc
độc chu chuyển bình quân…
- Là những chỉ tiêu rất cần thiết trong phân tích hoạt động kinh tế.
- Được dùng khi muốn so sánh các hiện tượng không cùng quy mơ
<i>Ví dụ:</i> So sánh năng suất lao động bình qn và tiền lương bình qn của một cơng
- Dùng số bình quân so sánh các hiện tượng cùng loại nhưng ở thời gian khác
nhau.
<i>Ví dụ:</i> So sánh thu nhập bình qn của 1 cơng nhân năm nay so với năm trước.
<i><b>c) Đặc điểm </b></i>
- Chỉ dùng một đại lượng duy nhất để nêu lên đặc điểm chung của cả tổng thể,
tức là nó san bằng mọi sự chênh lệch về lượng của các đơn vị cá biệt.
<i><b>d) Các loại số bình quân</b></i>
<i><b>Số bình quân cộng (trung bình cộng)</b></i>
Trung bình cộng được dùng nhiều nhất trong nghiên cứu thống kê. Số liệu cần
thiết để tính trung binh cộng thường có sẵn trong các nguồn tài liệu thống kê hoặc
kế tốn trung bình cộng được tính bằng cách đem tổng lượng biến của tiêu thức
chia cho tổng số đơn vị tổng thể (tổng các tần số). Có các trường hợp tính tốn như
sau:
<i><b>Tính trung bình cộng từ tài liệu khơng phân tổ</b></i> (bình qn cộng giản đơn)
Cơng thức tính:
<i>n</i>
Trong đó:
<i>X</i> <sub>: Trung bình cộng</sub>
Xi: lượng biến thứ 1 (i = 1, 2,…, n)
n: Số lượng các lượng biến
<i>Ví dụ</i>:
Tính năng suất lao động trung bình của một nhóm cơng nhân gồm 7 người:
Công nhân sản xuất Số sản phẩm sản xuất
A 50
B 51
C 53
D 55
E 60
F 63
G 67
Năng suất lao động trung bình của 7 cơng nhân sẽ được tính như sau:
<i>X</i>=50+51+53+55+60+63+67
7 =57 <sub>sản phẩm/ người</sub>
Nếu tập hợp số liệu đã được phân tổ thì mỗi lượng biến có thể gặp nhiều lần,
nghĩa là có tần số khác nhau. Muốn tính trung bình cơng, trước hết phải nhân từng
lượng biến (xi) với tần số (fi) tương ứng rồi cộng lại và đem chia cho tổng số các
đơn vị tổng thể (tổng các tần số)
Trong thống kê, việc nhân các số lượng biến xi với các tần số fi tương ứng được
gọi là gia quyền. Các tần số cịn được gọi là quyền số vì nó có ảnh hưởng quan
trọng đến trị số trung bình cộng.
Cơng thức tính trung bình cộng gia quyền như sau:
<i>i</i>=1
<i>n</i>
<i>i</i>=1
<i>n</i>
Trong đó:
xi: Lượng biến thứ i (i = 1, 2, ….n)
fi: tần số tương ứng với lượng biến thứ i (i = 1, 2, ….n)
n: số lượng của lượng biến
<i><b>Ví dụ:</b></i>
Tăng năng suất trung bình của cơng nhân theo tài liệu ở bảng phân tổ sau:
Tổ Năng suất lao động 1 ngày công của công nhân
SP/ngày công (xi)
Số cơng nhân tương
ứng (fi)
1
2
3
<i>X</i>=
<i>i</i>=1
<i>n</i>
<i>x<sub>i</sub>f<sub>i</sub></i>
<i>i</i>=1
<i>n</i>
<i>f<sub>i</sub></i>
=(50×3)+(55×5)+(60×10)+(65×12)+(70×7)+(72×3)
40 =
2511
40 =62<i>,8</i>
(sản phẩm/ngày cơng)
<i><b>Số bình qn được xác định từ dãy số phân tổ có khoảng cách tổ</b></i>
- Khi phải tính số bình qn từ bảng phân tổ có khoảng cách tổ ta phải tính trị
số giữa của tổ làm lượng biến đại diện cho tổ đó. Rồi áp dụng cơng thức tính như
trên.
<i>i</i>=1
<i>n</i>
<i>i</i>=1
<i>n</i>
Trong đó: x’i: trị số giữa của lượng biến ở tổ thứ i:
+ xi max: trị số lớn nhất của lượng biến ở tổ thứ i.
+ xi min: trị số nhỏ nhất của lượng biến ở tổ thứ i.
<i><b>Ví dụ:</b></i> Có tài liệu về NSLĐ của cơng nhân trong doanh nghiệp X như sau:
Năng suất dệt của một
công nhân (m/người)
Số công nhân
(người – fi)
Trị số giữa
(xi’)
(xi’.fi)
80 – 86
86 – 92
92 – 98
50
70
40
83
89
95
4150
6230
3800
<i>Yêu cầu:</i> Tính năng suất dệt của mỗi cơng nhân.
<i><b>Số bình qn điều hịa</b></i>
X =
85 x 50 + 89 x 70 + 95 x 40
Trong nhiều trường hợp không đủ số liệu để tính số bình qn bằng phương
pháp số bình quân cộng thì người ta phải tìm cách để tính bằng số bình qn điều
hịa (phải áp dụng cơng thức tính số bình qn điều hịa)
Cơng thức bình qn điều hịa gia quyền.
<i>X</i>= <i>M</i>1+<i>M</i>2+. . .. .+<i>Mn</i>
<i>M</i><sub>1</sub>
<i>x</i><sub>1</sub> +
<i>M</i><sub>2</sub>
<i>x</i><sub>2</sub> +.. . .+
<i>M<sub>n</sub></i>
<i>x<sub>n</sub></i>
=
<i>i</i>=1
<i>n</i>
<i>M<sub>i</sub></i>
<i>i</i>=1
<i>n</i> <i><sub>M</sub></i>
<i>i</i>
<i>x<sub>i</sub></i>
Trong đó:
xi: Lượng biến thứ i (i = 1, ….n)
Mi: tổng lượng biến thứ i (i = 1, ….n)
<i>Chú ý:</i> Trong trường hợp các Mi bằng nhau, nghĩa là M1 = M2 = …=Mn – 1 cơng
thức có thể biến đổi thành:
<i>X</i>= <i>n</i>
<i>i</i>
<i><b>Số bình quân nhân (trung bình nhân)</b></i>
Trong thực tế thường gặp sự thay đổi của hiện tượng trong khoảng thời gian nào
đó, trong trường hợp này cần phải biết sự thay đổi trung bình, chẳng hạn tỉ lệ thay
đổi trung bình trong khoảng thời gian vài năm.
Vậy sẽ tính tỉ lệ trung bình đo như thế nào? Nếu dùng trung bình cộng thì kết
quả dễ bị sai lệch vì các tỉ lệ sẽ tăng này khơng có quan hệ với tổng số với nhau mà
chúng có quan hệ tích số. Khi tính trung bình các lượng biến có quan hệ tích số với
nhau ta phải dùng trung bình nhân.
Số bình quân nhân là số bình quân của những đại lượng có quan hệ tích số với
nhau.
<i><b>e) Điều kiện áp dụng số bình quân</b></i>
<b>CÂU HỎI, BÀI TẬP</b>
<b>Câu 2.1:</b>
Tổng giá trị TSCĐ của doanh nghiệp X là 10 tỷ đ. Trong đó giá trị của nhà cửa,
<b>Câu 2.2:</b>
Hãy tính mức lương tháng bình quân một công nhân trong phân xưởng, biết:
Mức lương tháng (đ) Số cơng nhân (người)
500.000 13
600.000 20
700.000 10
<b>Câu 2.3:</b>
Có tình hình kế hoạch sản xuất của 3 đội trong tháng của một DN như sau:
Đội SX Sản lượng hoàn thành thực tế Sản lượng kế hoạch
1
2
3
105
102
96
740
650
<i>Yêu cầu:</i> Hãy tính tỉ lệ % hồn thành kế hoạch sản xuất bình qn tồn DN?
<b>Câu 2.4: </b>
Có tài liệu về mức tiêu thụ hàng hóa của 14 quầy hàng thuộc công ty thương mại
X như sau: ĐVT: Triệu đồng
<b>Quầy</b> <b>Mức tiêu thụ hàng</b>
<b>hóa</b>
<b>Quầy</b> <b>Mức tiêu thụ hàng</b>
<b>hóa</b>
1 112, 0 8 198,3
2 114,4 9 176,4
3 152,6 10 156,9
4 223,6 11 143,7
5 222,6 12 177,9
6 90,8 13 83,6
<i>Yêu cầu:</i> Hãy phân tổ số quầy hàng của cơng ty trên thành 6 tổ (có khoảng cách
đều nhau) theo mức tiêu thụ hàng hóa. Trình bày kết quả phân tổ bằng bảng thống
<b>BÀI 3: PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN VÀ CHỈ SỐ THỐNG KÊ</b>
<b>Mã bài: 20.3</b>
<b>Giới thiệu:</b>
Bài học này giới thiệu về khái niệm, ý nghĩa cũng như chỉ tiêu phân tích đặc biệt
của dãy số thời gian và phương pháp biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng
qua thời gian. Sinh viên cần hiểu rõ đặc điểm của dãy số thời gian trên cơ sở liên
hệ với các hiện tượng kinh tế xã hội nhằm vận dụng trong phân tích để rút ra được
bản chất và quy luật biến động của các hiện tượng. Bên cạnh đó, qua phân tích tính
quy luật của dãy số thời gian sinh viên cũng phải vận dụng các phương pháp phù
hợp nhằm biểu diễn xu hướng phát triển của hiện tượng, từ đó đưa ra những dự
đốn về phát triển của hiện tượng trong tương lai về quy mô, số lượng cụ thể.
<b>Mục tiêu:</b>
- Trình bày được khái niệm và ý nghĩa của dãy số thời gian.
- Trình bày được các loại dãy số thời gian và các yêu cầu khi xây dựng dãy số
thời gian.
- Trình bày được khái niệm, đặc điểm và tác dụng của phương pháp chỉ số thống
kê.
- Trình bày được các loại chỉ số trong thống kê.
- Phân tích được các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian.
- Xây dựng được hệ thống chỉ số theo phương pháp liên hồn.
- Phân tích được hệ thống chỉ số và đặc điểm biến động của hiện tượng do ảnh
hưởng của các nhân tố
- Cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong q trình thống kê số liệu.
<b>Nội dung:</b>
<b>1. Dãy số thời gian</b>
<b>1.1. Khái niệm chung về dãy số thời gian</b>
<i><b>a. Khái niệm</b></i>
số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời
gian.
<i>Ví dụ:</i> Thu nhập quốc dân của nước ta thời kỳ 2005 – 2008 như sau:
Thời gian 2005 2006 2007 2008
TNQD 4682 4975 5076 5185
<i>Các yếu tố cấu thành dãy số thời gian:</i>
Một dãy số thời giam gồm 2 yếu tố:
- Thời gian: có thể là (tháng, quý, năm…).
- Trị số của chỉ tiêu: được gọi là mức độ của dãy số được biểu hiện cả số tuyệt
đối, số tương đối, số tương đối, số bình quân (thường ký hiệu là y) cả 2 yếu tố đều
biến động.
<i><b>b. Ý nghĩa</b></i>
Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm biến động của
hiện tượng qua thời gian, tính quy luật của sự biến động, từ đó tiến hành dự đốn
về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới.
<i><b>c. Các loại dãy số thời gian</b></i>
Căn cứ vào đặc điểm tồn tại của hiện tượng qua thời gian có thể phân dãy số
thời gian nhất định.
- <i>Dãy số thời kỳ</i>: biểu hiện quy mô, mức độ, khối tượng của hiện tượng trong
khoảng thời gian nhất định.
- <i>Dãy số thời điểm:</i> Biểu hiện quy mô, mức độ, khối tượng của hiện tượng
trong khoảng thời điểm nhất định.
<i><b>Ví dụ:</b></i>
Có chỉ tiêu về giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp (X) qua các năm như sau:
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Giá trị tổng sản lượng 2561 2966 3676 4602 5694
<i>i</i>=1
<i>n</i>
Trong đó: Yi (i = 1, 2….n) là lượng biến ở thời kỳ thứ i (i = 1, 2…n)
<i><b>Ví dụ</b></i>:<i><b> </b></i> Có chỉ tiêu về giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp (X) qua các năm:
<i>Năm</i> <i>2006</i> <i>2007</i> <i>2008</i> <i>2009</i> <i>2010</i>
Giá trị tổng sản lượng (Tấn) 2.561 2.966 3.676 4.602 5.694
Từ bảng ví dụ trên ta có:
<i>Y</i>=2.561+2. 966+3 .676+4 . 602+5.694
5 =3899,8T
<i><b>b) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối</b></i>
Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có các chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc giảm) sau
đây:
<b>-</b> <i><b> Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn</b></i>: là số chênh lệch giữa mức độ
kỳ báo cáo với mức độ kỳ liền trước đó.
Cơng thức tính như sau: <b>∆i = Yi – Yi-1 (1 = 2, 3,…n)</b>
<i><b>Ví dụ 1:</b></i> Có chỉ tiêu về giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp (X) qua các năm
như sau:
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Giá trị tổng sản lượng 2.561 2.966 3.676 4.602 5.694
Từ bảng ví dụ trên ta có:
∆2 = Y2 – Y1 = 2.966 – 2.561 = 405 Tđ
∆3 = Y3 – Y2 = 3.676 – 2.966 = 710 Tđ
∆4 = Y4 – Y3 = 4.602 – 3.676 = 926 Tđ
∆5 = Y5 – Y4 = 5.694 – 4.602 = 1.092 Tđ
<i>- </i> <i><b>Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc:</b></i> là số chênh lệch giữa mức độ
của kỳ báo cáo (kỳ nghiên cứu) (yi) và mức độ một kỳ nào đó được chọn làm gốc,
thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (Y1).
Cơng thức tính: <b>∆i = Yi – Y1</b>
∆2 = Y2 – Y1 = 2.966 – 2.561 = 405 Tđ
∆3 = Y3 – Y1 = 3.676 – 2.561 = 1.115 Tđ
∆4 = Y4 – Y1 = 4.602 – 2.561 = 2.041 Tđ
∆5 = Y5 – Y1 = 5.694 – 2.561 = 3.133 Tđ
<i><b>c) Tốc độ phát triển</b></i>
Tốc độ phát triển là một số tương đối (thường được biểu hiện bằng % hoặc số
lần) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tùy
theo mục đích nghiên cứu, ta có các loại tốc độ phát triển sau đây: Tốc độ phát
triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau.
Cơng thức tính như sau:
Trong đó:
ai: Tốc độ phát triển liên hồn của lượng biến (đơn vị %)
Yi-1: Lượng biến ở thời kỳ thứ i (thời gian i-1)
Yi: Lượng biến ở thời kỳ thứ i (thời gian i)
<i><b>Ví dụ 3:</b></i> Lấy số liệu của ví dụ 1 ở trên, ta có:
<i>a</i><sub>2</sub>=<i>Y</i>2
<i>Y</i><sub>1</sub>=
2966
2561=1,15 8 <sub>lần hay 115,8%</sub>
<i>a</i><sub>3</sub>=<i>Y</i>3
<i>Y</i><sub>2</sub>=
3676
2966=1<i>,</i>239 <sub>lần hay 123,9%</sub>
<i>a</i><sub>4</sub>=<i>Y</i>4
<i>Y</i><sub>3</sub>=
4602
3676=1<i>,252</i> <sub> lần hay 125,2%</sub>
<i>a</i><sub>5</sub>=<i>Y</i>5
<i>Y</i><sub>4</sub>=
5694
4602=1<i>,</i>416 <sub>lần hay 141,6%</sub>
<i>- </i> <i><b>Tốc độ phát triển định gốc:</b></i> phản ánh sự biến độ của hiện tượng trong những
khoảng thời gian dài.
<i>b<sub>i</sub></i>=<i>Yi</i>
<i>Y</i><sub>1</sub>(<i>i</i>=1, 3, ... , n)
Trong đó:
bi: tốc độ phát triển định gốc
Yi: Lượng biến ở thời kỳ thứ i (thời gian i = 1… n)
Y1: Lượng biến ở thời kỳ gốc
<i><b>Ví dụ 4:</b></i> Lấy số liệu của ví dụ 1 ở trên, ta có:
<i>b</i><sub>2</sub>=<i>Y</i>2
<i>Y</i><sub>1</sub>=
2966
2561=1,15 8 <sub>lần hay 115,8%</sub>
<i>b</i><sub>3</sub>=<i>Y</i>3
<i>Y</i><sub>1</sub>=
3676
2561=1,4 <sub>lần hay 143,5%</sub>
<i>b</i><sub>4</sub>=<i>Y</i>4
<i>Y</i><sub>1</sub>=
4602
2561=1<i>,</i>797 <sub>lần hay 179,7%</sub>
<i>b</i><sub>5</sub>=<i>Y</i>5
<i>Y</i><sub>1</sub>=
5694
2561=2<i>,</i>223 <sub>lần hay 222,3%</sub>
<b>2. Chỉ số thống kê</b>
<b>2.1. Khái niệm </b>
Chỉ số thống kê là một chỉ tiêu tương đối phản ánh sự biến động của hiện tượng
kinh tế xã hội giữa hai thời kỳ.
<i>Ví dụ:</i> Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của doanh nghiệp A năm 2009 là 500
triệu đồng, năm 2010 là 800 triệu đồng. Nếu lấy năm 2010 so với 2009 ta có chỉ số
phát triển giá trị tổng sản lượng công nghiệp của doanh nghiệp là 1,6 lần (hay
160%)
<i><b>a) Đặc điểm của phương pháp chỉ số</b></i>
- Khi nói đến chỉ số thống kê ta hiểu đó là một loại số tương đối, bao gồm
nhiều đơn vị cá biệt tạo thành, các đơn vị cá biệt đó chính là ngun nhân ảnh
hưởng đến sự tăng, giảm giữa kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
<i>Ví dụ:</i> Ta khơng thể so sánh toàn bộ khối lượng các loại sản phẩm tính bằng hiện
vật của một đơn vị sản xuất giữa 2 thời kỳ khác nhau. Toàn bộ sản phẩm sản xuất
ra trong một thời kỳ tính bằng hiện vật là một hiện tượng kinh tế phức tạp, bao
gồm các phần tử (các loại sản phẩm) có đơn vị đo khác nhau, nên khơng thể trực
tiếp cộng lại được với nhau. Nếu ta dùng giá cả đơn vị sản phẩm làm công cụ bằng
cách nhân giá này với khối lượng sản phẩm tương ứng thì có thể chuyển các phần
tử khác nhau đó thanh dạng đồng nhất (dạng giá trị) và vì vậy có thể cộng chúng
lại với nhau, thành chỉ tiêu giá trị sản xuất để so sánh.
- Khi có nhiều nhân tố cùng tham gia vào việc tính tốn phải giả định có một
nhân tố thay đổi, cịn các nhân tố khác khơng thay đổi.
<i>Ví dụ:</i> khi tính chỉ số để nghiên cứu sự biến động của toàn bộ khối lượng sản phẩm
sản xuất ra giữa 2 thời kỳ khác nhau của đơn vị sản xuất nói trên. Có 2 nhân tố
<i><b>b) Ý nghĩa: </b></i>
- Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian (chỉ số phát
triển): so sánh 2 mức độ của hiện tượng ở 2 thời gian khác nhau (kỳ nghiên cứu so
với kỳ gốc).
- Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua những điều kiện không
gian khác nhau (chỉ số không gian): so sánh một hiện tượng kinh tế giữa 2 ngành, 2
địa phương hoặc 2 doanh nghiệp khác nhau…
- Biều hiện nhiệm vụ kế hoạch và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đối
với các chỉ tiêu nghiên cứu
- Phân tích vai trị và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến
động của hiện tượng kinh tế - xã hội được cấu thành từ nhiều nhân tố
<b>2.2. Phân loại chỉ số</b>
<i><b>a) Căn cứ vào phạm vi tính tốn</b></i>
<i>Ví dụ:</i> Chỉ số giá cả từng mặt hàng, chỉ số số lượng hàng hóa tiêu thụ, chỉ số
công nhân…
- <i>Chỉ số chung</i> (hay chỉ số tổng hợp)
Là chỉ số dùng để nói lên sự biến động của tất cả các đơn vị cá biệt trong một
<i>Ví dụ:</i> Chỉ số chung về mức tiêu thụ hàng hóa, chỉ số về tổng chi phí sản xuất,
chỉ số về giá trị tổng sản lượng của một doanh nghiệp…
<i><b>b) Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu</b></i>
- <i>Chỉ số chỉ tiêu số lượng</i>: số lượng hàng hóa tiêu thụ, khối lượng sản phẩm sản
xuất, số lượng cơng nhân, diện tích gieo trồng…
- <i>Chỉ số chỉ tiêu chất lượng</i>: giá cả, giá thành, tiền lương, NSLĐ, năng suất thu
hoạch…
<b>Ký hiệu thường dùng khi tính chỉ số</b>
i: chỉ số cá thể
I: chỉ số chung
<i><b>Chỉ số cá thể</b></i>
<i>Ví dụ</i>: Có tài liệu của một doanh nghiệp trong 2 thời kỳ như sau:
Tên mặt hàng Số lượng hàng bán (cái) Giá bán đơn vị (1.000đ)
Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế
A
E
C
D
6.000
Cơng thức:
<i>i<sub>q</sub></i>=<i>q</i>1
<i>q</i><sub>0</sub>×100%
q1: Kỳ thực hiện (kỳ báo cáo)
q0: Kỳ kế hoạch (kỳ gốc)
Ta có: <i>HàngA</i>=
6.100
<i>HàngB</i>=2.800
3.000=0<i>,</i>93 hay 93%
<i>HàngC</i>=1. 000
1. 000=1,0 hay 100%
<i>HàngD</i>=900
1. 000=0,9 hay 90%
<i>* Tính chỉ số cá thể về giá bán lẻ đơn vị</i>
Áp dụng công thức:
<i>i<sub>p</sub></i>= <i>p</i>1
p
ơ <sub>0</sub>×100%
Thay số ta có:
<i>HàngA</i>=84
80×100 %=105 %
<i>HàngB</i>=40
40×100 %=100 %
<i>HàngC</i>=16
15×100 %=106 %
<i>HàngD</i>=21
20×100 %=105 %
<i><b>Chỉ số chung</b></i>
<i>Ví dụ:</i> Lấy ví dụ ở trên (Tính chỉ số cá thể)
* <i>Tính chỉ số chung (hay chỉ số tổng hợp) về lượng hàng hóa tiêu thu</i>
Áp dụng cơng thức:
<i>I<sub>q</sub></i>=
<i>n</i>
<i>q</i><sub>1i</sub><i>P</i><sub>0i</sub>
<i>i</i>=1
<i>n</i>
<i>q</i><sub>0i</sub><i>p</i><sub>0i</sub>
×100%
Thay số ta có:
<i>I<sub>q</sub></i>=(6100×80)+(2800×40)+(1000×15)+(900×20)
(6000×80)+(3000×40)+(1000×15)(1000×20)×100%
=488.000+112. 000+15.000+18 .000
480.000+120 . 000+15.000+20.000=
633 .000
Như vậy kỳ báo cáo so với kỳ gốc 4 mặt hàng tính thành tiền giảm 1% làm cho
tổng mức tiêu thụ hàng hóa giảm 2.000 ngàn đồng.
<i>* Chỉ số chung (hay chỉ số tổng hợp) về giá bản lẻ đơn vị</i>
<i>i</i>=1
<i>n</i>
<i>i</i>=1
<i>n</i>
Thay số ta có:
<i>I<sub>p</sub></i>=(6100×84)+(2800×40)+(1000×16)+(900×21)
(6100×80)+(2800×40)+(1000×15) <i>x</i>100 %
=512 . 400+112. 000+16 .000+18. 900
633 . 000 =
659 .300
633 .000=104 %
Số tuyệt đối = 659.300 – 633.000 = +26.300 (ngàn đồng)
Do giá cả bình quân của 4 mặt hàng tăng 4% làm cho doanh nghiệp đã thu thêm
được số tiền 26.300 ngàn đồng. Số tiền 26.300 ngàn đồng là số tiền thực tế mà
người mua hàng phải trả thêm do giá cả tăng.
<b>3. Hệ thống chỉ số</b>
<b>3.1. Khái niệm và cấu thành hệ thống chỉ số</b>
Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có quan hệ tích số với nhau, dùng để biểu
hiện sự biến động của hiện tương qua thời gian, không gian. Hệ thống chỉ số được
lập thành dựa trên cơ sở phương trình kinh tế.
<b>Cấu thành của hệ thống chỉ số: gồm có 2 thành phần</b>
- Chỉ số toàn bộ: phản ánh sự biến động của hiện tượng phức tạp
do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành.
<b>Ví dụ: </b>Chỉ số sản lượng, chỉ số doanh thu, chi phí sản xuất ở ví dụ
trên.
nhân tố.
<b>Ví dụ: </b>Chỉ số năng suất, chỉ số số công nhân...
<b>3.2. Hệ thống chỉ số tổng hợp</b>
Cơ sở xây dựng hệ thống chỉ số tổng hợp là mối liên hệ thực tế giữa các chỉ tiêu
và được biểu hiện bằng cơng thức hoặc phương trình kinh tế.
Có hai phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số. Lấy phân tích biến
động doanh thu làm ví dụ
<b>Phương pháp ảnh hưởng biến động riêng biệt</b> Đặc điểm
của phương pháp này là quyền số của các chỉ số nhân tố đều lấy
ở kỳ gốc.
Trong đó: K là chỉ số liên hệ phân tích tác động đồng thời của
<b>Phương pháp liên hoàn</b> Các nhân tố cấu thành hiện tượng
đều biến động. Nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố giả định
các nhân tố lần lượt biến động. Chỉ số tồn bộ bằng tích của các
chỉ số nhân tố. Mẫu số của chỉ số nhân tố đứng trước tương ứng
là tử số của chỉ số nhân tố đứng sau. Sự kết hợp của các chỉ số
nhân tố hình thành một dãy các chỉ số liên tục và khép kín đảm
bảo quan hệ cân bằng.
Chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của chỉ số toàn bộ
bằng tổng các chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của các
chỉ số nhân tố. Đây chính là biến động tuyệt đối của chỉ tiêu
nghiên cứu do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành.
Quyền số của các chỉ số nhân tố lấy ở các kỳ khác nhau. Trong
thực tế, quyền số của chỉ số chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu khối
lượng liên quan được lấy ở kỳ nghiên cứu, còn quyền số của chỉ số
chỉ tiêu khối lượng là chỉ tiêu chất lượng liên quan được lấy ở kỳ
gốc.
Biến động tương đối:
Biến động tuyệt đối:
∆pq : Biến động chung của tổng doanh thu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc
∆p: Biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng biến động của giá bán đơn vị
∆q : Biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng biến động của lượng hàng đơn vị
<b>Ví dụ:</b>Số liệu về tình hình tiêu thụ 3 loại hàng hóa khác nhau của
1 cửa hàng :
285.900
210.000=
285. 900
237. 000 <i>x</i>
237. 000
210. 000
Biến động tương đối: 1,3614 = 1,2063 x 1,1286
136,14% = 120,63% x 112,86%
(+36,14%) = (+20,63%) x (12,86%)
Biến động tuyệt đối :
285.900 – 210.000 = (258.900 – 237.000) +(237.000 – 210.000)
75.900 = 48.900 + 27.000 (nghìn đồng)
<b>Nhận xét: </b>Tổng doanh thu 3 mặt hàng kỳ nghiên cứu bằng 136,14% kỳ gốc, tức đã
tăng 36,14%, tương ứng với 75.900 nghìn đồng do các nhân tố:
- Sự biến động về giá bán chung của 3 mặt hàng kỳ nghiên cứu làm cho tổng doanh
thu thay đổi 120,63% kỳ gốc, tức đã tăng 20,63% tương ứng với một lượng tuyệt
đối là 48.900 nghìn đồng.
tăng lên của giá cả đóng vai trò quan trọng hơn sự tăng lên của lượng hàng tiêu
thụ.
<b>3.3. Hệ thống chỉ số bình quân</b>
Trong bài học số 3, số bình qn được tính theo cơng thức:
Từ cơng thức số bình qn như vậy, ta thấy số bình quân phụ
thuộc vào hai nhân tố: (1) Lượng biến của tiêu thức nghiên cứu và
(2) Kết cấu của tổng thể nghiên cứu.
Để phân tích sự biến động của số bình quân qua thời gian, hệ thống chỉ số được
xây dựng như sau:
Hay:
Rút gọn:
<b>Phân</b>
<b>xưởng</b>
<b>Kỳ gốc</b> <b>Kỳ nghiên cứu</b>
<b>Sản lượng</b>
<b>(sản phẩm)</b>
<b>Giá thành sản phẩm</b>
<b>(nghìn đồng)</b>
<b>Sản lượng</b>
<b>(sản phẩm)</b>
<b>Giá thành sản phẩm</b>
<b>(nghìn đồng)</b>
A 1.000 10 8.000 9
B 2.500 12 3.000 11,5
C 4.500 13 1.000 12,5
<b>Yêu cầu: </b>Phân tích biến động giá thành của doanh nghiệp
<b>Hướng dấn:</b>
<b>PX</b> <b>qo</b> <b>zo</b> <b>q1</b> <b>z1</b> <b>zo q1</b> <b>z1 q1</b> <b>zo qo</b>
A 1.000 10 8.000 9 9.000 72.000 10.000
B 2.500 12 3.000 11,5 28.750 34.500 30.000
C 4.500 13 1.000 12,5 56.250 12.500 58.500
8.000 12.000 129.000 119.000 98.500
Ta có:
119. 000
12 .000
98.500
8.000
Biến động tương đối: 0,806 = 0,9228 x 0,873
(80,6%) (92,28%) (87,3%)
(-19,4%) (- 7,72%) (- 12,7%)
Biến động tuyệt đối: 9,92 – 12,31= (9,92 – 10,75) + (10,75 – 12,31)
-2,39 = (-0,83) + (-1,56) (nghìn đồng)
<b>Nhận xét: </b>Giá thành sản phẩm bình quân chung của xí nghiệp kỳ nghiên cứu bằng
80,6% kỳ gốc, tức đã giảm 19,4% tương ứng là 2.390 đồng/sản phẩm là do ảnh
hưởng tác động của các nhân tố:
Giá thành sản phẩm của các phân xưởng trong xí nghiệp kỳ nghiên cứu đã giảm so
với kỳ gốc làm giá thành bình quân chung giảm 7,72%, tương ứng là 830 đồng/sản
phẩm.
<b>CÂU HỎI, BÀI TẬP</b>
<b>Câu 3.1: </b>Có tài liệu về giá bán 3 loại tivi LCD của hãng LG ở một cửa hàng trong
hai tháng cuối năm 2019 như sau:
<b>Loại</b>
<b>tivi</b>
<b>Tháng 11</b> <b>Tháng 12</b>
<b>Giá bán (triệu đồng) Giá bán (triệu đồng) Doanh số (triệu đồng)</b>
19” 7,5 5,5 990
29” 12 10,3 2.317,5
31” 19,5 12 1.944
<b>Yêu cầu:</b>
a. Tính chỉ số giá của từng loại tivi tháng 12 so với tháng 11.
b. Tính chỉ số giá chung của cả 3 loại tivi nói trên.
<b>Câu 3.2: </b>Có tài liệu về kết quả sản xuất tại một doanh nghiệp trong 4 tháng đầu
năm 2019 như sau:
<b>Chỉ tiêu</b> <b>Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4</b>
Số lao động ngày đầu tháng
(người)
180 188 192 188
Năng suất lao động (triệu đồng) 11,2 11,8 11,5 12,1
Lợi nhuận (triệu đồng) 206 242 222 234
<b>u cầu:</b>
a. Tính số lao động bình qn q I của doanh nghiệp.
b. Tính năng suất lao động bình qn một cơng nhân trong q I.
c. Tính lợi nhuận bình qn một cơng nhân của từng tháng.
d. Tính lợi nhuận bình qn một cơng nhân trong q I.
<b>BÀI 4: THỐNG KÊ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP</b>
<b>Mã bài: 20.4</b>
<b>Giới thiệu:</b>
tăng lợi nhuận cho DN. Đó chính là những nội dung chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
trong bài 3: “Thống kê nguyên liệu vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất”.
<b>Mục tiêu: </b>
- Trình bày được ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê nguyên vật liệu trong doanh
- Trình bày được nội dung thống kê tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng
nguyên vật liệu.
- Phân tích được các chỉ tiêu thống kê tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng
nguyên vật liệu
- Đánh giá được tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu trong
doanh nghiệp
- Đề xuất được các giải pháp sử dụng hợp lý nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp.
- Cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong q trình thống kê số liệu.
<b>Nội dung:</b>
<b>1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản </b>
<b>xuất</b>
<b>1.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ</b>
<i><b>a. Khái niệm:</b></i>
Đối tượng lao động trong các DN sản xuất gồm 2 bộ phận hợp thành:
<b>+</b> <i>Tài nguyên thiên nhiên</i>:
Là đối tượng lao động chưa bị lao động của con người tác động vào như các loại
quặng ở trong lòng đất, gỗ ở trên rừng, cá ở dưới biển… Đó là đối tượng lao động
của các doanh nghiệp khai thác.
<i><b>+</b></i> <i>Nguyên vật liệu các loại</i>:
<i><b>b. Ý nghĩa:</b></i>
Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành được đều
đặn, liên tục phải đảm bảo cung cấp, dự trữ đầy đủ các loại nguyên vật liệu, năng
lượng, đủ về mặt số lượng, kịp thời về mặt thời gian và đảm bảo về mặt chất
lượng. Thống kê tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu của DN có
ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN:
- Phản ánh tình hình cung cấp dự trữ nguyên vật liệu, đảm bảo cho sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phản ánh mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, qua đó
doanh nghiệp kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm để phát huy, hay
lãng phí để có biện pháp khắc phục.
- Phản ánh hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất của DN.
<i><b>c. Nhiệm vụ:</b></i>
Thống kê nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu, đối chiếu với
tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình dự trữ nguyên vật liệu trong kho để kịp
thời báo cáo cho bộ phận thu mua có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Thống kê phân tích tình hình dự trữ, nhất là những loại nguyên vật liệu chủ
yếu, NVL chiến lược và NVL theo mùa, vụ để có kế hoạch thu mua và dự trữ.
- Thống kê đánh giá tình hình sử dụng và định mức tiêu hao nguyên vật liệu
<b>1.2. Phân loại nguyên vật liệu</b>
Phân loại nguyên vật liệu là việc sắp xếp các loại nguyên vật liệu thành từng
loại, từng thứ nguyên vật liệu theo những tiêu thức nhất định phục vụ cho yêu cầu
quản lý. Mỗi loại hình doanh nghiệp, do tính chất đặc thù trong sản xuất kinh
doanh khác nhau nên sử dụng các loại nguyên vật liệu cũng khác nhau cả về số
lượng lẫn tỷ trọng.
+ Nguyên liệu, vật liệu chính: Là loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh sẽ cấu thành nên thực thể sản phẩm, toàn bộ giá trị
nguyên vật liệu được chuyển vào giá trị sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+ Vật liệu phụ: Là loại nguyên vật liệu được sử dụng trong sản xuất để làm
tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản
lý sản xuất,…. Các loại nguyên vật liệu này không cấu thành nên thực thể sản
phẩm.
+ Nhiên liệu: Là những loại có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình
sản xuất kinh doanh, phục vụ cho cơng nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công
tác quản lý,… Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng như xăng, dầu ; ở thể rắn như
than, củi, ở thể khí như gas.
+ Phụ tùng thay thế: Là những loại nguyên vật liệu dùng để thay thế, sửa chữa
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, cơng cụ, dụng cụ, . . .
+ Thiết bị xây dựng cơ bản: Là những nguyên vật liệu được sử dụng cho công
việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp
+ Phế liệu: Là các loại nguyên vật liệu được thải ra từ quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, phế liệu có thể sử dụng vào những công việc khác hay
bán ra ngồi.
<i>Căn cứ vào mục đích và cơng dụng của nguyên vật liệu</i>: nguyên vật liệu chia
làm:
+ Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm.
+ Nguyên vật liệu dùng cho phục vụ quản lý sản xuất.
+ Nguyên vật liệu dùng cho bộ phận bán hàng.
+ Nguyên vật liệu dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
<i>Căn cứ vào nguồn gốc, xuất xứ nguyên vật liệu</i>: nguyên vật liệu được chia
thành 2 loại:
+ Nguyên liệu, vật liệu mua ngoài.
<b>2. Thống kê theo dõi tình hình cung cấp, dự trữ nguyên vật liệu đảm bảo cho </b>
<b>quá trình sản xuất liên tục</b>
Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đảm bảo cung cấp đầy
đủ nguyên vật liệu cả về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, thời gian
là điều kiện có tính chất tiền đề, của sự liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Vì vậy, ta phải thường xuyên thống kê tình hình cung cấp
nguyên vật liệu để kịp thời phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong công
<b>2.1. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu</b>
<i>Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm </i>
Cơng thức:
<b>Tỷ lệ hồn thành kế hoạch cung cấp NVL cho sản xuất sản phẩm:</b>
Trong đó:
+ M1: số lượng nguyên vật liệu cung cấp thực tế
+ Mk: số lượng nguyên vật liệu cung cấp theo kế hoạch.
Chỉ tiêu này đánh giá tình hình hồn thành kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu,
cho từng loại nguyên vật liệu cũng như toàn bộ khối lượng nguyên vật liệu cung
cấp trong kỳ. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ tình hình cung ứng nguyên vật liệu cho
sản xuất càng tốt.
<i>Thời gian đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất</i>:
Là số ngày đêm có thể đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất sản
phẩm, căn cứ để tính là số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất bình quân một ngày
đêm, và mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm.
Cơng thức:
+ M1: số lượng nguyên vật liệu cung cấp theo thực tế
+ m: mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm.
+ q: khối lượng sản phẩm sản xuất.
<i><b>2.1.2. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu theo chủng loại </b></i>
Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc thống kê tình hình cung cấp
nguyên vật liệu theo chủng loại là không được lấy số lượng nguyên vật liệu cung
cấp thừa bù cho số lượng nguyên vật liệu cung cấp thiếu, bởi vì mỗi loại nguyên
vật liệu có tính năng tác dụng khác nhau. Khi phân tích tình hình cung cấp từng
loại ngun vật liệu chủ yếu, cần phân biệt loại nguyên vật liệu có thể thay thế
được và loại nguyên vật liệu khơng thể thay thế được.
<b>-</b> Ngun vật liệu có thể thay thế được: Là loại nguyên vật liệu có giá trị sử
dụng tương đương, khi sử dụng không làm thay đổi lớn đến giá trị của sản phẩm
sản xuất, khi phân tích loại nguyên vật liệu này ngoài chỉ tiêu số lượng, chất lượng,
cần chý ý đến chỉ tiêu chi phí (giá cả của loại nguyên vật liệu thay thế).
<b>-</b> Nguyên vật liệu không thể thay thế được: Là loại nguyên vật liệu mà trong
thực tế khơng có ngun vật liệu khác thay thế hoặc thay thế sẽ làm thay đổi tính
năng, tác dụng của sản phẩm.
<i><b>2.1.3. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu về tính đồng bộ </b></i>
Trong doanh nghiệp để sản xuất ra một loại sản phẩm ta sử dụng nhiều loại
nguyên vật liệu khác nhau và theo 1 tỷ lệ nhất định, hơn nữa mỗi loại ngun vật
liệu có tính năng, tác dụng khác nhau và chúng không thể thay thế cho nhau được.
Chính vì vậy cung cấp ngun vật liệu phải đồng bộ, bởi vì có đồng bộ thì q
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới liên tục không bị gián đoạn và đạt
hiệu quả cao.
<i><b>2.1.4. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu về mặt chất lượng </b></i>
<i><b>2.1.5. Thống kê tình hình cung cấp ngun vật liệu về tính kịp thời: </b></i>
Trong nền kinh tế thị trường, việc thu mua nguyên vật liệu được thực hiện thông
qua các hợp đồng kinh tế ký kết với các nguồn cung ứng. Trong đó có ghi rõ các
đợt cung ứng, thời gian và kế hoạch từng loại nguyên vật liệu sẽ cung ứng trong
từng đợt. Các thơng số đó được tính toán dựa trên nhiệm vụ sản xuất kinh doanh,
mức dự trữ hợp lý và mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm giữa
hai đợt cung ứng.
Bởi vậy, nếu tính kịp thời của việc cung ứng nguyên vật liệu bị phá vỡ, sẽ làm
cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp bị ngưng trệ, và có thể làm cho
lượng dự trữ vượt quá mức hợp lý, gây ứ đọng vốn.
<b>2.2. Thống kê tình hình dự trữ nguyên vật liệu</b>
Vì sao doanh nghiệp phải dự trữ nguyên vật liệu: Để có thể tồn tại và hoạt động
được, tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuộc mọi lĩnh vực kinh tế đều cần phải dự
trữ. Sở dĩ phải có dự trữ là do hoạt động của các doanh nghiệp luôn diễn ra trong
điều kiện có biến động về nhu cầu, về thời gian sản xuất, vận chuyển,. . .Do đó dự
Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là dự trữ càng nhiều càng tốt, cho tất cả mọi
hoạt động sản xuất, việc tạo ra một lượng dự trữ quá lớn hoặc quá nhỏ đều gây ra
những thiệt hại về kinh tế. Vì thế, vấn đề đặt ra là phải xác định được mức dự trữ
nguyên vật liệu hợp lý.
<b>2.2.1. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên</b>
Mức dự trữ thường xuyên (Mdttx) được xác định dựa vào mức tiêu dùng bình
quân một ngày đêm (M) và độ dài bình quân mỗi đợt nhập tính theo số ngày đêm
(D)
<b>Mdttx = M x D</b>
Trong đó: M được xác định theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu và khối lượng
sản phẩm có thể sản xuất ra trong một ngày đêm.
<b>2.2.2. Chỉ tiêu lượng dự trữ vật liệu bảo hiểm cho sản xuất</b>
Loại dự trữ này cần phải có để cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được
liên tục trong một số trường hợp sau:
- Mức tiêu dùng nguyên vật liệu bình quân trong một ngày đêm thực tế cao hơn
so với kế hoạch. Điều này thường xảy ra khi có sự thay đổi kế hoạch sản xuất theo
chiều sâu hoặc kế hoạch sản xuất không thay đổi nhưng mức tiêu hao nguyên vật
liệu tăng lên.
- Lượng nguyên vật liệu nhập giữa 2 lần cung cấp cách nhau thực tế ít hơn kế
hoạch (giả thuyết mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm và lượng
nguyên vật liệu cung cấp vẫn như cũ)
- Số ngày cách nhau giữa 2 lần cung cấp thực tế dài hơn so với kế hoạch.
Trên thực tế sự hình thành mức dự trữ này, chủ yếu là do nguyên nhân cung cấp
nguyên vật liệu của DN và của các nhà cung cấp không ổn định, do vậy các DN
phải tổ chức tốt khâu cung cấp để đảm bảo đến mức tối đa dự trữ bảo hiểm góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nhưng vẫn phải có dự trữ bảo hiểm.
Mức dự trữ bảo hiểm thường được tính theo tỷ lệ % của mức dự trữ thường
xuyên, tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại nguyên vật liệu.
<b>2.2.3. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ theo thời vụ</b>
sàng lọc, ngâm tẩm, sấy khô, thái cắt, và những công đoạn sơ chế khác, để đảm
bảo chất lượng nguyên vật liệu dự trữ trước khi đưa vào sản xuất.
Mức dự trữ nguyên vật liệu có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật, đơn vị
tiền tệ và thời gian dự trữ (tính theo ngày). Để tiết kiệm chi phí trong khâu dự trữ
nguyên vật liệu, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải xác định được mức dự trữ
hợp lý. Mức dự trữ hợp lý là mức dự trữ đảm bảo cho quá trình sản xuất sản phẩm
được tiến hành thường xuyên và liên tục, có thể ứng phó được trong các tình huống
bất trắc, nhưng khơng gây tình trạng ứ đọng trong khâu dự trữ.
Phương pháp thống kê: so sánh mức dự trữ thực tế với mức dự kiến của từng
loại nguyên vật liệu, phát hiện các trường hợp dự trữ trên mức hoặc dưới mức hợp
lý để kiến nghị với bộ phận thu mua có biện pháp kịp thời.
<b>3. Thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu</b>
Sử dụng nguyên vật liệu là khâu cuối cùng của quản lý nguyên vật liệu, khối
lượng nguyên vật liệu tiêu dùng vào sản xuất rất lớn, phụ thuộc hoàn toàn vào kết
quả trực tiếp và gián tiếp của sản xuất. Do vậy sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là
yếu tố quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Để góp phần sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, thống kê sử dụng 2 chỉ tiêu khối
lượng và giá trị nguyên vật liệu để theo dõi kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật
liệu, kịp thời phát hiện những hiện tượng lãng phí để có biện pháp quản lý chặt
chẽ.
<b>3.1. Các chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu</b>
<b>3.1.1. Chỉ tiêu khối lượng nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ </b>
Là chỉ tiêu phản ánh khối lượng hiện vật từng loại nguyên vật liệu thực tế sử
dụng vào sản xuất trong kỳ.
Công thức: <b>M = Σmq </b>
Trong đó:
+ M: tổng khối lượng nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ.
<b>3.1.2. Chỉ tiêu giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ </b>
Là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của toàn bộ khối lượng nguyên vật liệu thực tế sử
dụng vào sản xuất trong kỳ.
Công thức: <b>M = Σs.m.q</b>
Trong đó: s : giá thành đơn vị từng loại ngun vật liệu.
<b>3.2. Kiểm tra, phân tích tình hình sử dụng tổng khối lượng nguyên vật liệu</b>
<i><b>3.2.1. Kiểm tra tình hình sử dụng tổng khối lượng nguyên vật liệu </b></i>
<i><b>a) Theo phương pháp giản đơn:</b></i>
- Số tương đối: <i>IM</i>=
<i>M</i><sub>1</sub>
<i>M</i><sub>0</sub>×100 %
- Số tuyệt đối: M = M<b>1 - M0</b>
Trong đó:
+ M1 : tổng khối lượng nguyên vật liệu sử dụng kỳ báo cáo
+ M0 : tổng khối lượng nguyên vật liệu sử dụng kỳ kế hoạch (gốc).
<b>-</b> Nhận xét: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng
(giảm)
<i><b>Chú ý:</b></i> M1, M0 : có thể tính theo đơn vị hiện vật, nếu nghiên cứu cho một loại
nguyên vật liệu; hoặc tính theo đơn vị giá trị nếu tính chung cho nhiều loại nguyên
vật liệu.
<i><b>b) Theo phương pháp có liên hệ với kết quả sản xuất: </b></i>
Theo phương pháp kiểm tra giản đơn mới chỉ cho ta nhận định khái quát là tình
hình sử dụng nguyên vật liệu kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng hay giảm, chưa thể kết
- Số tương đối:
<i>M</i><sub>1</sub>
<i>M</i><sub>0</sub>.<i>I<sub>Q</sub></i> <i>x</i>100 % <sub> với </sub>
<i>Q</i><sub>1</sub>
<i>Q</i><sub>0</sub>
- Số tuyệt đối: <i>ΔM</i>=<i>M</i>1−<i>MQ</i>=<i>M</i>1−(<i>M</i>0<i>x</i>
<i>Q</i><sub>1</sub>
<i>Q</i><sub>0</sub>)
+ Q1 : Khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ thực tế (báo cáo)
+ Q0 : Khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch (gốc)
<b>-</b> Nhận xét:
+ Nếu M1 < (M0IQ) hay IM < 100%, M < 0
=> Tình hình sử dụng nguyên vật liệu thực tế tiết kiệm so với kế hoạch.
+ Nếu M1 > (M0IQ) hay IM > 100%, M > 0
=> Tình hình sử dụng nguyên vật liệu thực tế lãng phí so với kế hoạch.
+ Nếu M1 = (M0IQ) hay IM = 100%, M = 0
=> Tình hình sử dụng nguyên vật liệu thực tế đúng như kế hoạch.
<i><b>Chú ý:</b></i> Khi kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật liệu theo phương pháp kết hợp
với kết quả sản xuất, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất có thể tính theo đơn vị
hiện vật hay đơn vị giá trị.
<i><b>Ví dụ: </b></i>Tổng mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm của công ty A
năm trước là 2.200 triệu đồng, năm nay là 2.500 triệu đồng. Chỉ số biến động giá
trị sản xuất của công ty năm nay so với năm trước là 120%.
<i>u cầu</i>: Phân tích tình hình biến động khối lượng NVL của cơng ty A.
<i>Giải: </i>Tích tình hình biến động khối lượng NVL của công ty A như sau:
<i>- Theo phương pháp giản đơn:</i>
+ Số tương đối: <i>IM</i>=
<i>M</i><sub>1</sub>
<i>M</i><sub>0</sub>×100 %=
2 .500
2 .000×100 %=113<i>,</i>6 %
+ Số tuyệt đối: M = M1 - M0 = 2.500 – 2.000 = 500 (triệu đồng)
Kết quả cho thấy: Tổng mức tiêu dùng NVL cho sản xuất sản phẩm của công ty
năm nay tăng so với năm trước 13,6% (tương đương tăng 500 triệu đồng).
<b>-</b> <i>Theo phương pháp có liên hệ với kết quả sản xuất</i>:
+ Số tương đối:
<i>M</i><sub>1</sub>
<i>M</i><sub>0</sub>.<i>I<sub>Q</sub></i>×100%=
2.500
2.000×1,2×100%=94<i>,7%</i>
+ Số tuyệt đối:
<i><b>3.2.2. Phân tích tình hình sử dụng tổng khối lượng nguyên vật liệu</b></i>
<i><b> a) Trường hợp dùng một loại nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm </b></i>
Công thức:
Tổng khối lượng
NVL sử dụng =
Tổng mức tiêu hao NVL
cho 1 đơn vị sản phẩm x
Khối lượng sản
phẩm sản xuất
Từ phương trình kinh tế trên, ta xây dựng hệ thống chỉ số:
<b>-</b> Số tương đối:
<i>I<sub>M</sub></i>=<i>M</i>1
<i>M</i><sub>0</sub>=
M = M<b>1 – M0 = (</b>
<b>-</b> Nhận xét<i>: </i>Mức tăng (giảm) tổng khối lượng nguyên vật liệu sử dụng thực tế
so với kế hoạch, do ảnh hưởng 2 nhân tố:
+ Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm thay đổi.
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi.
<i><b>Ví dụ:</b></i>
Tại doanh nghiệp X có tình hình sử dụng nguyên vật liệu K vào sản xuất sản phẩm
như sau:
Tên
sản
phẩm
Mức hao phí nguyên vật liệu K để sản
xuất ra 1 đơn vị sản phẩm (kg/SP) Số lượng sản phẩm sản xuất (sp)
Kỳ kế hoạch (m0) Kỳ thực tế (m1) Kỳ kế hoạch (q0) Kỳ thực tế (q1)
A 45 47 3.000 4.500
B 45 44 2.500 3.000
<i>Yêu cầu</i>: Phân tích tình hình sử dụng ngun vật liệu K vào sản xuất của DN?
Giải:
<b>-</b> Số tương đối:
1,388 = 1,018 x 1,364
138,8% = 101,8% x 136.4%
(+38,8%) (+1,8%) (+36,4%)
<b>-</b> Số tuyệt đối:
(343.500 – 247.500) = (343.500 – 337.500) + (337.500 – 247.500)
(+96.000) = (+6.000) + (+90.000)
<i><b>-</b></i> Nhận xét<i>: </i>
Mức tăng tổng khối lượng nguyên vật liệu sử dụng thực tế so với kế hoạch là
38,8% (tương đương tăng 96.000 kg), do ảnh hưởng 2 nhân tố:
+ Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch
tăng 1,8% (6.000kg)
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch tăng 36,4%
(tương ứng tăng 90.000kg)
<i><b>b) Trường hợp dùng nhiều loại nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm </b></i>
Trường hợp này tổng khối lượng nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố
sau:
+ Đơn giá từng loại nguyên vật liệu
+ Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm; và
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất
Ta có cơng thức:
<b>Khối lượng</b>
<b>NVL sử dụng</b> <b>=</b>
<b>Đơn giá từng</b>
<b>loại NVL</b> <b>x</b>
<b>Mức tiêu hao NVL cho</b>
<b>1 đơn vị sản phẩm</b> <b>x</b>
<b>Khối lượng sản</b>
<b>phẩm sản xuất</b>
Gọi:
<b> + </b>s: Đơn giá từng loại NVL
+ m: Mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm.
+ q: Khối lượng sản phẩm sản xuất.
Từ phương trình kinh tế trên ta xây dựng hệ thống chỉ số:
<b>-</b> Số tương đối:
<i>I<sub>M</sub></i>=<i>M</i>1
<i>M</i><sub>0</sub>=
<b>-</b> Số tuyệt đối:
M = M<b>1 – M0</b>
<b>= (</b>
<b>s0m0q0) </b>
- Nhận xét: Mức tăng (giảm) tổng khối lượng nguyên vật liệu sử dụng thực tế
so với kế hoạch do ảnh hưởng 3 nhân tố:
+ Đơn giá từng loại nguyên vật liệu thay đổi.
+ Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm thay đổi.
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi.
<i><b>Ví dụ: </b></i>
Hãy phân tích tình hình biến động của tổng khối lượng nguyên vật liệu sử dụng
thực tế so với kế hoạch của xí nghiệp xây lắp Y trong 2 kỳ báo cáo như sau:
Cơng
việc
Loại
NVL sử
dụng
Mức tiêu hao
NVL cho 1 đơn
vị SP
Đơn giá từng loại
ngun vật liệu (đ)
Khối lượng
cơng việc hồn
thành
KH TH KH TH KH TH
Đổ bê
tông
(m3<sub>)</sub>
Xi măng Kg 280 270 1.000 1.200
100 120
Sắt Kg 150 145 12.000 11.800
Đá 1x2 m3 <sub>0,9</sub> <sub>0,85</sub> <sub>160.000</sub> 180.00
0
<i>Giải:</i>
Ta có:
Thế số vào hệ thống chỉ số:
<b>-</b> Số tương đối:
262.560
222.400=
262 .560
257 .520×
257 .520
266 .880×
266 .880
222. 400
1,18 = 1,019 x 0,965 x 1,2
Hay upload.123doc.net% = 101,9% x 96,5% x 120%
(+18%) (+1,9%) (-3,5%) (+20%)
<b>-</b> Số tuyệt đối:
(262.560 – 222.400) = (262.560 – 257.520)
+ (257.520 – 266.880)
+ (266.880 - 222.400)
40.160 = (+5.040) + (-9.360) + (+44.480)
<b>-</b> Nhận xét: Tổng khối lượng NVL sử dụng kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch tăng
18%, tương ứng tăng 40.160.000 đồng do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
+ Đơn giá NVL kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch tăng 1,9 %, làm cho tổng khối
lượng NVL sử dụng tăng 5.040.000 đồng.
+ Mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch
giảm 3,5%, làm cho tổng khối lượng NVL sử dụng giảm 9.360.000 đồng.
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế so với kế hoạch tăng 20%, làm cho
tổng khối lượng NVL sử dụng tăng 44.480.000 đồng.
<b>3.3. Phân tích tình hình thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một </b>
<b>đơn vị</b>
Việc theo dõi và phản ánh tình hình thực hiện định mức tiêu hao
NVL cho 1 đơn
vị sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng của thống kê NVL nhằm xác
định mức tiết kiệm
hay lãng phí NVL so với định mức.
Để phản ánh tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL cho 1 đơn
vị sản phẩm
ta xác định các chỉ số (Im) tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Chỉ số có dạng:
Chênh lệch tuyệt đối: ( <i>m</i><sub>1 - </sub><i><sub>mK </sub></i>)
Trong đó:
+ Im: chỉ số hoàn thành mức tiêu hao NVL
+ m1: mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ thực tế
+ mK: mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch
Chỉ số này phản ánh mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm
tăng hoặc giảm so với kế hoạch một lượng tuyệt đối là bao nhiêu.
<i><b>3.3.2.</b><b>Trường hợp sử dụng 1 loại NVL để sản xuất nhiều loại sản phẩm</b></i>
Chỉ số có dạng:
<i>I<sub>m</sub></i>=
Trong đó: + q1: khối lượng từng loại sản phẩm theo thực tế
Chỉ số này phản ánh NVL hao phí để sản xuất tồn bộ sản phẩm (tính theo
đơn vị hiện vật) thực tế so với kế hoạc tăng hay giảm.
<b>Ví dụ: </b>Có số liệu về tình hình sản xuất và sử dụng NVL tại nhà máy sản xuất đồ
gồm trong 2 kỳ báo cáo như sau:
Sản
phẩm
Khối lượng sản phẩm sản
xuất (sản phẩm) Định mức tiêu hao NVL đểsản xuất sản phẩm (kg)
KH TT KH TT
Chén 500 1.000 1 0,8
Tô 1.000 1.200 1,5 1,3
Dĩa 700 1.500 2,0 1,8
<i><b>Yêu cầu: </b></i>Phân tích tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL để sản xuất 1 đơn
vị sản phẩm tính chung cho cả 3 loại sản phẩm
<b>Bài giải:</b>
<i>Nhận xét: </i>Do mức tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch giảm
13% làm cho tổng khối lượng nguyên vật liệu đất giảm 740 kg.
<i><b>3.3.3. Trường hợp sử dụng nhiều loại NVL để sản xuất một loại sản phẩm</b></i>
Chỉ số có dạng:
<i>I<sub>m</sub></i>=
Trong đó: + sK: đơn giá kế hoạch từng loại NVL
<b>CÂU HỎI, BÀI TẬP</b>
<i><b>Câu 4.1: </b></i> Đơn vị tính: triệu đồng
Có tài liệu về tình hình cung cấp nguyên vật liệu của một doanh nghiệp như sau:
Tên
nguyên
vật liệu
Giá trị
nguyên
vật liệu
cần
cung
ứng
Giá trị
Thực hiện kế hoạch
khối lượng nguyên vật
liệu cung ứng
Thực hiện kế hoạch
chủng loại nguyên vật
liệu cung ứng
Số
chênh
lệch
%
Mức
thực
hiện
%
1 2 3 4=3-2 5=(3/2)x100
% 6
7=(6/2)x100
%
A 200 220 +20 110 200 100
B 400 400 0 100 400 100
C 150 100 -50 66,7 100 66,7
D 300 500 +200 166,7 300 100
E 250 150 -100 -60 150 60
<b>CỘNG</b> <b>1.300</b> <b>1.370</b> <b>+70</b> <b>105,4</b> <b>1.150</b> <b>88,5</b>
<i>u cầu</i>: Phân tích tình hình cung ứng ngun vật liệu của doanh nghiệp.
<i><b>Câu 4.2:</b></i> Đơn vị tính: tấn
Có tài liệu về tình hình cung ứng nguyên vật liệu của một doanh nghiệp như sau:
Tên
nguyên
vật liệu
Lượng
cần
nhập
Lượng
thực
nhập
% thực hiện kế
hoạch khối lượng
nguyên vật liệu
cung ứng
Mức độ đảm bảo tính đồng
bộ
Số tuyệt đối Số tương đối
%
1 2 3 4=3/2 5=(min4)x2 6=min4
A 500 700 140 350 70
B 300 240 80 210 70
C 150 150 100 105 70
D 100 70 70 70 70
<i>Yêu cầu</i>: Phân tích tình hình cung ứng ngun vật liệu của doanh nghiệp.
<b>BÀI 5: THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP</b>
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là các hoạt động
trao đổi, là quá trình chuyển biến các tài sản trong DN. Tài sản cố định (TSCĐ) là
tư liệu lao động quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo ra sản phẩm sản xuất. Có
thể khẳng định rằng, Tài sản đóng vai trò lớn trong việc thực hiện mục tiêu của
doanh nghiệp mà trong đó TSCĐ có ý nghĩa quan trọng, góp phần đáng kể đem lại
những lợi ích cho DN. Dưới đây ta sẽ nghiên cứu cụ thể hơn về việc thống kê
TSCĐ trong doanh nghiệp.
<b>Mục tiêu: </b>
- Trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định trong doanh
nghiệp.
- Trình bày được các phương pháp đánh giá tài sản cố định.
- Phân tích được các chỉ tiêu thống kê số lượng tài sản cố định trong doanh
nghiệp.
- Đánh giá được hiện trạng sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp.
- Đề xuất được các giải pháp sử dụng hiệu quả tài sản cố định trong doanh
nghiệp.
- Cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong q trình thống kê số liệu.
<b>Nội dung:</b>
<b>1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp </b>
<b>1.1. Khái niệm, phân loại tài sản cố định</b>
<b>1.1.1. Khái niệm:</b>
Tài sản cố định trong doanh nghiệp là bộ phận tài sản có giá trị lớn, thời gian sử
dụng lâu dài và khi tham gia vào quá trình sản xuất vẫn giữ nguyên hình thái vật
chất ban đầu nhưng giá trị của chúng đã bị giảm dần do chuyển vào giá trị sản
phẩm dưới hình thức khấu hao tài sản cố định, nếu thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu
chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản (tài
- Thời gian sử dụng ước tính từ một năm trở lên;
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (từ 30 triệu đồng trở lên).
<b>1.1.2. Phân loại</b>
Tài sản cố định trong doanh nghiệp, có nhiều cơng dụng khác nhau trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, tùy theo mục đích nghiên cứu, để quản lý tốt cần phải
phân loại tài sản cố định. Phân loại tài sản cố định là việc sắp xếp, các tài sản cố
định trong doanh nghiệp thành các loại, các nhóm tài sản cố định có cùng tính chất,
đặc điểm theo các tiêu thức nhất định. Trong doanh nghiệp thường phân loại tài
sản cố định theo một số tiêu thức sau:
<i><b>a) Theo hình thái biểu hiện:</b></i>
- <i>Tài sản cố định hữu hình</i>: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ
thể như đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị sản xuất,
thiết bị truyền dẫn, dụng cụ quản lý, cây lâu năm và tài sản cố định hữu hình
khác, . . .
- <i>Tài sản cố định vơ hình</i>: Là những tài sản cố định khơng có hình thái vật chất
cụ thể như giá trị quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền, bằng sáng
chế, phần mềm máy vi tính; giấy phép, giấy phép nhượng quyền, quyền phát
hành, . . .
<i>Tác dụng:</i> Cách phân loại này dùng làm căn cứ cho việc đề ra các quyết định
đầu tư, hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư, cho phù hợp với tình hình thực tế
của doanh nghiệp.
<i><b>b)</b> Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế </i>
Căn cứ theo công dụng kinh tế, TSCĐ được phân thành 2 loại:
- <i>Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh</i>: Là những tài sản cố định
tham gia trực tiếp, hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp như nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị động lực, máy móc thiết bị sản xuất,. .
và những tài sản cố định khơng có hình thái vật chất khác.
phục vụ cho sản xuất kinh doanh phụ; nhà cửa và phương tiện dùng cho sinh hoạt
văn hóa, nghiên cứu, và các cơng trình phúc lợi tập thể.
<i>Tác dụng</i>: Giúp người quản lý thấy được kết cấu tài sản cố định theo cơng
dụng kinh tế và trình độ cơ giới hóa của doanh nghiệp từ đó xác định được mức độ
đảm bảo đối với nhiệm vụ sản xuất và có phương hướng cãi tiến tình hình trang bị
kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
<i><b>c)</b></i> <i> Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng </i>
- <i>Tài sản cố định đang dùng:</i> Là những tài sản cố định đang sử dụng cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh, hay các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạt
động phúc lợi sự nghiệp, hay an ninh quốc phòng.
- <i>Tài sản cố định chưa cần dùng:</i> Là những tài sản cố định cần thiết cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, nhưng hiện
tại chưa đưa vào sử dụng đang được dự trữ để sử dụng cho kỳ sau.
- <i>Tài sản cố định không cần dùng:</i> Là những tài sản cố định khơng cịn sử dụng
được cho sản xuất của doanh nghiệp, vì khơng cịn phù hợp với qui trình sản xuất
hiện nay của doanh nghiệp.
<i><b>d)</b> Theo quyền sở hữu </i>
- <i>Tài sản cố định tự có:</i> Là những tài sản cố định do DN tự mua sắm, xây dựng
bằng nguồn vốn ngân sách cấp, vốn vay, vốn tự bổ sung và vốn góp liên doanh.
- <i>Tài sản cố định đi thuê:</i> Là những tài sản cố định mà DN thuê của các DN
khác (không thuộc quyền sở hữu của FN). Tài sản cố định đi thuê gồm 2 loại: tài
sản cố định thuê hoạt động và tài sản cố định thuê tài chính.
- <i>Tài sản cố định đi thuê hoạt động:</i> DN có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo
các quy định trong hợp đồng th. DN khơng có trích khấu hao đối với tài sản cố
định này, chi phí thuê tài sản cố định được hạch tốn vào chi phí kinh doanh trong
kỳ.
Ngoài ra, tài sản cố định của DN cịn có thể đựơc phân loại theo một số tiêu
thức khác, như theo nguồn gốc hình thành…
<b>1.2. Ý nghĩa của thống kê tài sản cố định</b>
Thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp có nhiều ý nghĩa trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
- Qua thống kê tài sản cố định đánh giá việc trang bị tài sản cố định cho người
lao động, nâng cao năng suất lao động, giải phóng con người khỏi những lao động
chân tay nặng nhọc vất vả.
- Đồng thời tài sản cố định cũng là cơ sở vật chất kỹ thuật, là nguồn lực sản
xuất của doanh nghiệp hay của tồn bộ nền kinh tế. Điều này cịn được thể hiện rõ
rệt trong mỗi chế độ xã hội chính là sự khác nhau về trình độ sử dụng tài sản cố
<b>1.3. Nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định</b>
Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp, thống kê tài
sản cố định là một công cụ, hổ trợ đắc lực cho công tác quản lý tài sản cố định
trong doanh nghiệp. Để việc quản lý tài sản cố định có hiệu quả, cần thực hiện tốt
các nhiệm vụ sau:
- Thống kê tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, kết cấu, hiện trạng
và tình hình tăng giảm tài sản cố định.
- Thống kê được các phương pháp đánh giá tài sản cố định và các phương pháp
khấu hao.
- Nghiên cứu tình hình trang bị tài sản cố định cho người lao động trong sản
xuất.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
<b>2. Phương pháp đánh giá tài sản cố định</b>
<b>2.1. Các loại giá dùng để đánh giá tài sản cố định</b>
Trong thống kê, người ta thường dùng các loại giá sau để đánh giá tài sản cố định
của một doanh nghiệp:
sắm tài sản cố định ở trạng thái mới nguyên. Như vậy, nó phản ánh số tiền thực tế
mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua sắm, xây dựng mới tài sản cố định (bao gồm cả
chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt chạy thử, chi phí nghiệm thu). Bên cạnh đó, nó
cịn phản ánh số tiền cần phải thu hồi về trong quá trình sử dụng tài sản cố định
Ưu điểm, nhược điểm:
Ưu điểm: dễ tính tốn, có thể xác định số lượng đầu tư của doanh nghiệp qua
các thời kỳ, là cơ sở để tính tốn khấu hao.
Nhược điểm: do tài sản cố định của doanh nghiệp thường được xây dựng hoặc
mua sắm theo các thời gian khác nhau nên loại giá này khơng phản ánh chính
xác quy mô, khối lượng và hiện trạng của tài sản cố định ở một
thời điểm nhất định.
<b>(2)</b> <b>Giá khôi phục hoàn toàn (giá đánh giá lại): </b>là toàn bộ số vốn đầu tư để
xây dựng, mua sắm hình thành tài sản cố định ở thời điểm trước được tính lại theo
điều kiện giá cả hiện tại của cùng loại tài sản cố định đó ở trạng thái mới nguyên.
Thực chất, nó phản ánh số tiền cần phải có để tái sản xuất giản đơn tài
sản cố định.
Ưu điểm, nhược điểm:
Ưu điểm: có thể nghiên cứu quy mơ tài sản cố định qua các thời kỳ khác nhau,
có thể so sánh tình hình tài sản cố định giữa các doanh nghiệp cùng ngành.
Nhược điểm: khó tính tốn, đặc biệt với những tài sản cố định sản xuất từ lâu mà
hiện nay khơng sản xuất nữa.
<b>(3) Giá cịn lại của tài sản cố định: </b>là phần còn lại của giá trị ban đầu sau khi
o Ưu điểm, nhược điểm:
Ưu điểm: giống như giá ban đầu hoàn toàn hoặc giá khơi phục hồn tồn, giá cịn
lại của tài sản cố định phản ánh được tình trạng hiện tại của tài sản cố định, từ đó
đánh giá được năng lực sản xuất thực tế của tài sản cố định.
Nhược điểm: giống như giá ban đầu hồn tồn hoặc giá khơi phục hồn tồn.
do đó chúng khơng cho phép nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng của tài sản cố
định. Để khắc phục nhược điểm này, người ta thường sử dụng giá so sánh do Nhà
nước quy định.
<b>(4)Giá so sánh do Nhà nước quy định: </b>là giá trị ban đầu hoàn toàn của tài sản
cố định ở một thời kỳ nào đó được dùng làm gốc để tính cho các thời kỳ tiếp theo.
<b>2.2. Các cách đánh giá tài sản cố định</b>
<b>Đánh giá tài sản cố định theo giá ban đầu hoàn toàn: </b>cho
biết quy mô của các nguồn vốn đã đầu tư vào tài sản cố định của
doanh nghiệp. Nhưng do thời kỳ xây dựng hoặc mua sắm khác
nhau nên với cùng một loại tài sản cố định trong doanh nghiệp lại
có nhiều giá ban đầu khác nhau, gây khó khăn trong việc so sánh
và nghiên cứu các chỉ tiêu về sử dụng tài sản cố định.
<b>Đánh giá tài sản cố định theo giá ban đầu còn lại: </b>phản
ánh tổng giá trị tài sản cố định danh nghĩa còn lại tại thời điểm
đánh giá sau khi trừ đi giá trị hao mịn hữu hình luỹ kế của chúng.
<b>Đánh giá tài sản cố định theo giá khơi phục cịn lại: </b>phản
ánh tổng giá trị tài sản cố định thực tế còn lại tại thời điểm đánh
giá lại sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn của chúng.
<b>Đánh giá tài sản cố định theo giá so sánh: </b>với loại giá này,
thống kê nghiên cứu được sự biến động thuần tuý về mặt khối
lượng của tài sản cố định khi đã loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá
cả
<b>Đánh giá tài sản cố định theo giá khơi phục hồn tồn: </b>
cho biết quy mô nguồn vốn để trang bị lại tài sản cố định ở tình
trạng mới nguyên. Đây cũng là tổng giá trị ban đầu của các tài
sản cố định tương tự được sản xuất ở thời kỳ đánh giá lại.
<b>3. Thống kê số lượng và sự biến động của tài sản cố định</b>
<b>3.1. Thống kê số lượng tài sản cố định </b>
<b>TSCĐ hiện có cuối kỳ = TSCĐ đầu kỳ + TSCĐ tăng trong kỳ - TSCĐ giảm trong</b>
<b>kỳ.</b>
* <i><b>Chỉ tiêu tài sản cố định bình qn:</b></i>
Áp dụng cơng thức chủ yếu được dùng:
Trong đó:
+ G : giá trị tài sản cố định bình quân.
+ Gđk: giá trị tài sản cố định hiện có đầu kỳ.
+ Gck: giá trị tài sản cố định hiện có cuối kỳ.
<i><b>Ví dụ:</b></i>
Có tài liệu về tình hình sử dụng TSCĐ của Cơng ty TNHH Bình Minh trong 2 quý
cuối năm 2009 như sau:
+ Giá trị TSCĐ có đầu quý 3: 5.000 triệu đồng
+ Tăng trong quý 3: 480 triệu đồng
+ Tăng trong quý 4: 1.870 triệu đồng
+ Giảm trong quý 4: 200 triệu đồng.
<i>Yêu cầu: </i>
(1). Tính giá trị TSCĐ hiện có cuối mỗi q.
(2). Tính giá trị TSCĐ bình quân trong từng quý.
<i>Bài giải: </i>
(1). Giá trị TSCĐ hiện có:
- Cuối quý 3 = 5.000 +480 = 5.480 (tr.đồng)
- Cuối quý 4 = 5.480 + 1.870 - 200 = 7.150 (tr.đồng)
(2). Giá trị TSCĐ bình quân trong từng quý
- Quý 3 ( <i>G</i>0 <sub>)</sub>
<i>G</i><sub>0</sub>=5. 000+5. 480
<i>G</i><sub>1</sub>=5 .480+7 .150
2 =6 .315(<i>Tr</i>.<i>đ</i>)
<b>3.2. Thống kê kết cấu tài sản cố định </b>
Kết cấu tài sản cố định phản ánh tỷ trọng của từng loại tài sản cố định trong toàn
bộ tài sản cố định của doanh nghiệp.
Cơng thức tính:
Tỷ trọng từng loại tài
sản cố định =
Giá trị từng loại tài sản cố định
x 100%
Giá trị tồn bộ tài sản cố định
<i>Trong đó</i>:
+ kGi : Kết cấu loại tài sản cố định i trong toàn bộ tài sản cố định của doanh
nghiệp (có thể tính cho từng thời điểm hoặc tính bình qn cho kỳ nghiên cứu)
+ Gi : Gía trị của loại tài sản cố định i
+ G: Tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp.
<b>3.3. Thống kê hiện trạng tài sản cố định </b>
Hiện trạng của tài sản cố định, phản ánh năng lực sản xuất hiện tại về tài sản cố
định của doanh nghiệp. Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của tài sản cố định
là sự hao mịn. Trong q trình sử dụng tài sản cố định hao mòn dần và đến một
lúc nào đó khơng cịn sử dụng được nữa.
Mặt khác, q trình hao mịn tài sản cố định diễn ra đồng thời với q trình sản
xuất kinh doanh, có nghĩa là sản xuất càng nhiều thì sự hao mịn càng nhanh.
Vậy hao mòn tài sản cố định, là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản
cố định, do tham gia vào sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên, do tiến bộ
khoa học kỹ thuật,. . . trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.
Theo nguyên nhân hao mòn tài sản cố định gồm hai loại:
+ Do tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, thì tài sản
cố định bị cọ sát, bào mòn dần theo thời gian, theo cường độ sử dụng của tài sản cố
định.
+ Do tác động của yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, độ ẩm, . . . làm cho tài
sản cố định bị han rỉ, mục nát,. . . trường hợp này mức độ hao mịn phụ thuộc vào
cơng tác bảo quản, bảo dưỡng tài sản cố định của doanh nghiệp.
Việc nhận thức được nguyên nhân, mức độảnh hưởng của hao mịn hữu hình tài
sản cố định, sẽ giúp cho các doanh nghiệp có những biện pháp thiết thực, hữu hiệu
để hạn chế hao mòn.
- <i><b>Hao mòn vơ hình tài sản cố định:</b></i> là sự suy giảm thuần tuý giá trị của tài sản
cố định (tài sản cố định bị mất giá), nguyên nhân:
+ Do năng suất lao động xã hội tăng lên, làm cho giá thành sản phẩm giảm
dẫn đến giá bán của tài sản cố định giảm, do đó với cùng một loại tài sản cố định,
nhưng doanh nghiệp mua ở thời kỳ sau có giá thấp hơn ở thời kỳ trước (mặc dù
tính năng, tác dụng của tài sản cố định như nhau).
+ Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, làm cho tài sản cố định cùng một loại sản
xuất có tính năng, tác dụng đa dạng hơn kỳ trước nhưng giá bán không đổi, làm
cho tài sản cố định cũ bị lạc hậu và mất giá.
+ Do kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm, chu kỳ sống của một loại sản phẩm
nào đó kết thúc làm cho tài sản cố định bị dơi thừa, bị mất giá hồn tồn, hao mịn
vơ hình xảy ra đối với tất cả tài sản cố định hữu hình và vơ hình.
Do vậy, việc thống kê phân tích hiện trạng của tài sản cố định, là một vấn đề hết
sức quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức tài sản cố định của doanh nghiệp đang sử
dụng là mới hay cũ, cũ ở mức độ nào, qua đó có biện pháp đúng đắn để tái sản xuất
tài sản cố định.
Việc thống kê phân tích hiện trạng tài sản cố định, liên quan đến nguyên giá và
khấu hao tài sản cố định. Do đó ta phải xác định được nguyên giá tài sản cố định.
<b>3.4. Thống kê tình hình biến động và hiệu quả sử dụng tài sản cố định </b>
<b>Hệ số tăng TSCĐ =</b> <b> Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ</b>
<b>Giá trị TSCĐ có đầu kỳ</b>
<b>Hệ số giảm TSCĐ =</b> <b> Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ</b>
<b>Giá trị TSCĐ có cuối kỳ</b>
<b>Hệ số đổi mới TSCĐ = </b>
<b>Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ</b>
(chỉ kể số TSCĐ xây dựng hoặc mua sắm mới)
<b>Giá trị TSCĐ có cuối kỳ</b>
<b>Hệ số loại bỏ TSCĐ =</b>
<b>Giá trị tài sản cố định loại bỏ trong kỳ </b>
(do hết hạn sử dụng, hỏng và sự cố khơng khắc phục được<b>)</b>
<b>Giá trị TSCĐ có đầu kỳ</b>
Các hệ số tăng giảm tài sản cố định cho biết thông tin về tình hình biến động tài
sản cố định trong kỳ nghiên cứu theo công dụng và theo nguồn hình thành tài sản.
Chỉ tiêu hệ số đồi mới tài sản cố định trong kỳ, cho biết trong tổng số tài sản cố
định hiện có cuối kỳ thì có bao nhiêu tài sản cố định mới được trang bị bổ sung
trong năm.
Hệ số này cho biết trong tổng số tài sản cố định có đầu kỳ thì có bao nhiêu đơn
vị tài sản cố định cũ, lạc hậu được loại bỏ trong kỳ.
<b>CÂU HỎI, BÀI TẬP</b>
<i><b>Câu 5.1</b></i>:
Có tài liệu thống kê về tình hình trang bị máy dệt của cơng ty dệt vải VLC trong
năm 2018 như sau:
<b>-</b> Số máy dệt có trên sổ sách ngày 31/12/2018 là 40 chiếc
<b>-</b> Ngày 1/2, doanh nghiệp mua thêm 20 chiếc;
<b>-</b> Ngày 1/5, doanh nghiệp mua thêm 15 chiếc;
<b>-</b> Ngày 1/6, doanh nghiệp mua thêm 20 chiếc;
<b>-</b> Ngày 1/8, doanh nghiệp thanh lý 8 chiếc;
<b>-</b> Ngày 1/10, doanh nghiệp bán 12 chiếc;
Từ đó, số máy dệt giữ ổn định cho đến hết năm.
<i>u cầu: </i>Tính số lượng máy dệt có bình qn trong năm 2018?
<i><b>Câu 5.2:</b></i>
Có tài liệu về số xe chở khách của hãng taxi 6 tháng đầu năm 2019 như sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7
Số xe có ngày đầu
tháng (chiếc) 400 420 450 440 500 515 530
<i>u cầu</i>: Tính số xe bình qn trong tháng, quý và 6 tháng đầu năm?
<i><b>Câu 5.3:</b></i>
Trong kỳ báo cáo, Cơng ty TNHH Hiệp Hồ mua một tài sản cố định (mới
100%), với giá ghi trên hoá đơn là 195 triệu đồng, chi phí vận chuyển, lắp đặt,
chạy thử là: 5 triệu đồng, thời gian phục vụ dự kiến là 5 năm.
<i>Yêu cầu</i>: Trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Một xí nghiệp cơ khí đầu năm 2018 đã mua và đưa vào sử dụng 10 máy tiện, giá
mua mỗi máy là 20 triệu động, chi phí chuyên chở và lắp đặt của cả 10 máy hết 10
triệu động.
Đầu năm 2019, xí nghiệp mua thêm 15 máy tiện tượng tự, giá mua mỗi máy 18
triệu, chi phí vận chuyển lắp đặt chung cho cả 15 máy hết 30 triệu đồng.
Biết rằng thời hạn sử dụng mỗi mãy là 8 năm,tính khấu hao theo phương pháp
đường thẳng và giá 1 máy tiện tại thời điểm hiện tại là 15 triệu đồng.
<i>Yêu cầu:</i> Xác định giá trị của 25 máy tiện tại DN cơ khí vào đầu năm 2019 theo:
(1). Giá ban đầu hoàn toàn
(2). Giá khơi phục hồn tồn
(3). Giá ban đầu cịn lại
(4). Giá khơi phục cịn lại
<i><b>Câu 5.5</b></i>
<b>BÀI 6: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP</b>
<b>Mã bài: 20.6</b>
<b>Giới thiệu:</b>
Lao động là một trong ba yếu tố của q trình sản xuất, trong đó yếu tố lao động
là yếu tố quan trọng nhất, vì khơng có lao động của con người thì tư liệu lao động
và đối tượng lao động chỉ là những vật vơ dụng, vì con người là chủ thể của quá
trình sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc bố trí sắp xếp lao động đảm nhận các
cơng việc phải chú trọng đến trình độ chun mơn nghiệp vụ, thành thạo với công
việc, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của cơng việc, có như vậy mới tạo cơ sở tăng
năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất. Do đó, DN phải
thường xuyên xem xét, đánh giá và thống kê chất lượng lao động, đặc biệt là bộ
phận công nhân trực tiếp sản xuất.
<b>Mục tiêu: </b>
- Trình bày được ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh
nghiệp.
- Trình bày được các phương pháp tính số lượng lao động trong doanh nghiệp.
- Phân tích được các chỉ tiêu thống kê số lượng lao động trong doanh nghiệp.
- Đánh giá được tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp.
- Đề xuất được giải pháp sử dụng hiệu quả lao động trong doanh nghiệp.
- Cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong q trình thống kê số liệu.
<b>Nội dung:</b>
<b>1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp</b>
<b>1.1. Ý nghĩa:</b>
Quá trình sản xuất muốn tiến hành được cần phải có ba yếu tố: sức lao động, tư
liệu lao động và đối tượng lao động.
tiến công cụ, hợp tác cùng nhau để không ngừng nâng cao năng suất lao động, qua
đó trình độ kỹ thuật của người lao động, kinh nghiệm sản xuất, chun mơn hóa
lao động ngày càng nâng cao.
<b>1.2. Nhiệm vụ:</b>
- Nghiên cứu số lượng, cơ cấu lao động trong doanh nghiệp. Phân tích sự biến
động về số lượng lao động, sự thay đổi về cơ cấu lao động thông qua các chỉ tiêu
thống kê. Qua đó phân tích đánh giá tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
về mặt số lượng và chất lượng lao động.
- Nghiên cứu sự biến động năng suất lao động và các nhân tốảnh hưởng đồng
thời đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu thu nhập các nguồn thu nhập của người lao động. Qua đó xem xét
mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình
quân.
<b>2. Thống kê số lượng và biến động số lượng lao động trong doanh nghiệp</b>
<b>2.1. Khái niệm và phân loại số lượng lao động trong doanh nghiệp </b>
Số lượng lao động trong doanh nghiệp là toàn bộ lực lượng lao động tham gia
vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý và
trả lượng.
Số lượng lao động của doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác
nhau phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Sau đây là một số phương
pháp phân loại lao động theo một số tiêu thức chủ yếu sau:
<i><b>a. Căn cứ vào việc quản lý lao động và trả lương:</b></i> chia ra 2 loại
- <i>Lao động trong danh sách:</i> Là lực lượng chủ yếu trong doanh nghiệp, bao
gồm những người do doanh nghiệp trực tiếp sử dụng và trả lương và được ghi vào
- <i>Lao động ngoài danh sách</i>: Là những người không thuộc quyền quản lý sử
dụng và trả lương của doanh nghiệp.
- Lao động thường xuyên: Là lực lượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp
bao gồm những người được tuyển dụng chính thức và làm những cơng việc lâu dài
thuộc chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- Lao động tạm thời: Là những người làm việc theo các hợp đồng tạm tuyển
ngắn hạn để thực hiện các công tác tạm thời, theo thời vụ.
<i><b>c. Căn cứ vào phạm vi hoạt động</b></i>: chia ra 2 loại
- <i>Công nhân viên sản xuất kinh doanh chính</i>: Là số lượng lao động tham gia
vào các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, mà kết quả của hoạt động này chiếm
tỷ trọng lớn trong kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
<i>Ví dụ:</i> trong công nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động sản
xuất ra sản phẩm cơng nghiệp.
- <i>Công nhân viên sản xuất kinh doanh khác</i>: Là những người làm việc trong các
lĩnh vực sản xuất khác.
<i>Ví dụ</i>: trong doanh nghiệp cơng nghiệp những người làm ở các bộ phận như sản
xuất xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, thương mại, dịch vụ. .
<i><b>d. Căn cứ vào chức năng của người lao động trong quá trình sản xuất </b></i>
Lao động thuộc sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được phân thành
- <i>Công nhân:</i> Là người trực tiếp tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản
phẩm hay là những người phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất.
- <i>Thợ học nghề:</i> Là những người học tập kỹ thuật sản xuất sản phẩm dưới sự
hướng dẫn của công nhân lành nghề .
- <i>Nhân viên kỹ thuật:</i> Là những người đã tốt nghiệp ở các trường lớp kỹ thuật
từ trung cấp trở lên, đang làm công tác kỹ thuật và hưởng theo thang lương kỹ
thuật.
- <i>Nhân viên quản lý hành chính:</i> Là những người đang làm công tác tổ chức
quản lý hành chính của doanh nghiệp như nhân viên tổ chức, văn thư, lái xe, bảo
vệ.
Ngồi ra, người ta cịn tiến hành phân loại lao động theo một số tiêu thức khác
như: nghề nghiệp, giới tính, tuổi đời, thâm niên nghề, trình độ văn hóa, bậc thợ, . . .
Nghiên cứu phân loại lao động của doanh nghiệp trước hết phục vụ cho việc
đánh giá, phân tích thực trạng đội ngũ lao động hiện có cuối kỳ báo cáo, tuỳ theo
mục đích nghiên cứu mà vận dụng theo các tiêu thức khác nhau.
<b>2.2. Phương pháp tính số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp</b>
<i><b>a. Số lượng lao động hiện có</b></i>
Số lượng LĐ
hiện có cuối kỳ =
Số lượng LĐ
có đầu kỳ +
Số lượng LĐ
tăng trong kỳ
-Số lượng LĐ
giảm trong kỳ
<i><b>b. Số lượng lao động bình quân trong kỳ </b></i>
Là chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động mà doanh nghiệp sử dụng bình quân
trong một thời kỳ nhất định.
Nếu theo dõi thống kê số lượng lao động từng ngày: số lượng lao động bình
qn được xác định theo cơng thức
Hay:
<i>T</i>=
i > 1
Trong đó:
+ <i>T</i> : số lượng lao động bình quân trong kỳ (tháng, quý hoặc năm)
+ Ti: số lượng lao động có từng ngày trong kỳ (tháng, quý hoặc năm)
+ n: số ngày theo lịch trong kỳ (tháng, quý hoặc năm)
+ ni : số ngày của thời kỳ i
+ ni: tổng số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu
<i><b>Lưu ý:</b></i> Khi tính chỉ tiêu lao động này thì số lao động hiện có của các ngày lễ, ngày
chủ nhật qui ước lấy số lao động hiện có của ngày trước ngày lễ, ngày chủ nhật. Ví
dụ như số lượng lao động hiện có tại doanh nghiệp ngày thứ bảy là: 500 người thì
đó cũng chính là số lượng lao động của ngày chủ nhật tại doanh nghiệp.
<i><b>Ví dụ</b></i>: Có tài liệu thống kê về số lượng lao động có trong tháng 11 năm N của một
doanh nghiệp như sau:
<b>-</b> Từ 1/11 đến hết 10/11 có 300 người;
<b>-</b> Từ 11/11 đến hết 20/11 tuyển thêm 10 người;
<b>-</b> Từ 21/11 đến hết 30/11 cho thơi việc 5 người;
Tính số lao động bình quân của doanh nghiệp trong tháng 11.
<i>Bài giải</i>:
Số lượng lao động bình qn trong tháng 11 là:
<i>T</i>=(300×10)+(310×10)+(305×10)
30 =305 <sub> (người)</sub>
<i><b>2.3. Thống kê biến động số lượng lao động</b></i>
Chỉ tiêu phản ánh biến động số lượng lao động của doanh nghiệp:
<i><b>Tỷ lệ biến động</b></i>
<i><b>tăng lao động</b></i> <i><b>=</b></i>
<i><b>Số lượng lao động tăng trong kỳ</b></i>
<i><b>x 100</b></i>
<i><b>Số lượng lao động có đầu kỳ</b></i>
<i><b>Tỷ lệ biến động</b></i>
<i><b>giảm lao động</b></i> <i><b>=</b></i>
<i><b>Số lượng lao động giảm trong kỳ</b></i>
<i><b>x 100</b></i>
<i><b>Số lượng lao động có đầu kỳ</b></i>
<i><b>Tỷ lệ đổi mới </b></i>
<i><b>lao động</b></i> <i><b>=</b></i>
<i><b>Số lượng lao động tuyển dụng mới trong</b></i>
<i><b>kỳ</b></i> <i><b>x 100</b></i>
<i><b>Số lượng lao động có cuối kỳ</b></i>
<i><b>Tỷ lệ lao động</b></i>
<i><b>=</b></i> <i><b>Số lượng lao động nghỉ việc theo chế độ</b></i>
<i><b>trong kỳ</b></i>
<i><b>chế độ</b></i> <i><b>Số lượng lao động có đầu kỳ</b></i>
<i><b>3. Thống kê tình hình sử dụng số lượng lao động trong doanh nghiệp </b></i>
Định mức lao động là số lượng lao động cần thiết theo quy định để hoàn thành
việc sản xuất sản phẩm. Để kiểm tra đánh giá tình hình hồn thành định mức sử
dụng lao động thống kê dùng một trong hai phương pháp sau:
<i><b>3.1. Phương pháp kiểm tra giản đơn </b></i>
Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh số lượng lao động bình quân kỳ báo
cáo (thực tế) với số lượng lao động bình quân kỳ gốc (kế hoạch).
- Số tương đối: <i>IT</i>=
<i>T</i><sub>1</sub>
<i>T</i><sub>0</sub>×100% <sub> </sub>
- Số tuyệt đối:
<i>T</i><sub>1</sub><i>,T</i><sub>0</sub> <sub>: Số lao động thực tế làm việc bình quân kỳ báo cáo (kỳ thực tế) và </sub>
kỳ gốc (kỳ kế hoạch)
<b>-</b> Nhận xét:
+ Nếu IT >100, T>0: DN gia tăng số lượng lao động.
+ Nếu IT =100, T=0: DN không thay đổi số lượng lao động qua hai kỳ.
+ Nếu IT <100, T<0: DN cắt giảm số lượng lao động
<i><b>3.2. Phương pháp kiểm tra có liên hệ với kết quả sản xuất </b></i>
Xác định bằng cách so sánh số lượng lao động bình quân kỳ báo cáo với số
lượng lao động bình quân kỳ gốc đã được điều chỉnh với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
sản xuất.
- Số tương đối: <i>IT</i>=
<i>T</i><sub>1</sub>
<i>T</i><sub>0</sub>×<i>I<sub>Q</sub></i>×100 %
- Số tuyệt đối:
<i>Trong đó</i>: <i>IQ</i>=
- Nhận xét: IT <100, T<0: DN sử dụng tiết kiệm lao động, và ngược lại.
<b>CÂU HỎI, BÀI TẬP</b>
<i><b>Câu 6.</b><b> 1:</b><b> </b></i>
Có số liệu về tình hình số lượng lao động của xí nghiệp An Phú trong tháng 01
năm 2019 như sau:
<b>+</b> Số lượng lao động có ngày 1/01 là 500 công nhân,
<b>+</b> Ngày 05/01 doanh nghiệp tuyển dụng thêm 130 công nhân,
<b>+</b> Ngày 15/01 bổ sung thêm 20 cơng nhân bậc cao,
<b>+</b> Ngày 26/01 có 02 công nhân nghỉ chế độ và số liệu không đổi cho đến hết
tháng 01.
<i>Yêu cầu</i>: Tính số lượng lao động bình quân trong tháng 01/2019.
<i><b>Câu 6.2</b></i>:
Có tài liệu thống kê của một doanh nghiệp về số lượng lao động có ở ngày đầu của
các tháng (từ tháng 1 đến tháng 7) như sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7
Số lao động (người) 500 510 510 515 520 520 530
<i>Yêu cầu</i>: Tính số lao động bình quân trong tháng, quý và 6 tháng đầu năm?
<i><b>Câu 6.3:</b></i>
Có số liệu về kết quả sản xuất và lao động của một doanh nghiệp trong hai tháng
như sau:
<b>Chỉ tiêu</b> <b>Tháng 3/2019</b> <b>Tháng 4/2019</b>
Giá trị sản xuất (triệu đồng) 1.207,5 1.494,9
Số cơng nhân bình qn (người) 150 151
Số ngày công làm việc thực tế trong tháng
(ngày) 3.450 3.322
Số giờ công làm việc thực tế trong tháng (giờ) 24.150 24.915
<i><b>Câu 6.4</b></i>:
Có tài liệu về tình hình sản xuất của một cơng ty như sau :
Tình hình sản xuất :
<b>Sản phẩm</b> <b><sub>Tháng 2</sub>Sản lượng sản xuất<sub>Tháng 3</sub></b> <b>Đơn giá cố định</b>
A 50.000 50.000 100
B 60.000 65.000 100
C 80.000 90.000 80
Tình hình biến động số lượng lao động trong danh sách :
- Ngày 1/2 : có 50 người đang làm việc thực tế
- Ngày 6/2 : tăng 24 người
- Ngày 16/2: giảm 12 người
- Ngày 21/2: tăng 6 người
Từ đó đến cuối tháng 3 số lượng lao động khơng đổi
<i>u cầu:</i>
<i>(1).</i>Tính giá trị sản xuất công nghiệp của công ty tháng 2 và tháng 3
<i>(2).</i>Tính số lượng lao động bình qn tháng 2 và tháng 3.
<b>BÀI 7: THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP</b>
<b>Mã bài: 20.7</b>
<b>Giới thiệu:</b>
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều
phải có đủ 3 yếu tố cơ bản đó là: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao
động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh phải tiêu hao 3 yếu tố trên để làm ra sản
phẩm vật chất và dịch vụ, đồng thời tạo ra chi phí tương ứng đó là chi phí về lao
động sống, chi phí về tư liệu lao động và chi phí về đối tượng lao động. Các loại
chi phí này phát sinh thường xuyên và luôn luôn thay đổi.
Do vậy để quản lý chi phí một cách có hiệu quả thống kê cần nắm vững ý nghĩa,
nhiệm vụ, tác dụng của từng loại chi phí, phân loại và sử dụng chi phí tiết kiệm
góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận đây là một trong những điều
kiện quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
<b>Mục tiêu: </b>
- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
- Trình bày được nội dung thống kê giá thành sản xuất của doanh nghiệp.
- Phân biệt được các loại chỉ tiêu giá thành.
- Phân tích được sự biến động của chỉ tiêu giá thành bình qn.
- Phân tích được mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến các chỉ tiêu kinh
tế tổng hợp
- Cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong quá trình thống kê số liệu.
<b>Nội dung:</b>
<b>1. Một số vấn đề chung về chỉ tiêu giá thành của doanh nghiệp.</b>
<b>1.1. Khái niệm và ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành</b>
<b>a. Khái niệm</b>
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền tồn bộ chi phí của doanh nghiệp để
hồn thành việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định.
<b>b. Ý nghĩa thống kê giá thành sản phẩm</b>
về chi phí sản xuất, và phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm. Mặt khác,
giá thành sản phẩm còn là cơ sở để xác định giá bán sản phẩm cho từng thời điểm,
từng khu vực.
<b>1.2. Tác dụng của giá thành sản xuất trong hoạt động quản lý doanh nghiệp</b>
Trong công tác quản lý hoạt động doanh nghiệp, chỉ tiêu giá
thành giữ một vai trò quan trọng thể hiện trên các mặt sau:
Giá thành là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để
kiểm sốt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu
quả của các biện pháp tổ chức, kỹ thuật.
Giá thành là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng
chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm sản xuất ra. Như vậy,
giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ quan
trọng để các nhà quản lý nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Do vậy, cần phải tổ chức tính đúng, tính đủ chi phí vào giá
thành của các loại sản phẩm.
<b>1.3. Các loại chỉ tiêu giá thành</b>
Xét theo mối quan hệ với kết quả sản xuất, giá thành được chia
thành 2 loại: Giá thành 1 đơn vị sản phẩm và giá thành tổng hợp.
Giá thành 1 đơn vị sản phẩm (zđvsp) là biểu hiện bằng tiền tồn
bộ chi phí vật chất, dịch vụ, lao động và tiền tệ đã chi để sản xuất
ra 1 đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu
<b>2. Phân tích thống kê chỉ tiêu giá thành sản xuất của </b>
<b>doanh nghiệp</b>
<b>2.1. Phân tích tình hình hồn thành thành kế hoạch chỉ </b>
<b>tiêu giá thành</b>
Để đánh giá xem doanh nghiệp có thực hiện được nhiệm vụ hạ giá
<b> Đối với một loại sản phẩm</b>
o Chỉ số giá thành kế hoạch: dùng làm căn cứ để lập kế hoạch giá
thành.
<i>i<sub>zkh</sub></i>=<i>zkh</i>
<i>z</i><sub>0</sub>
+ zkh: giá thành kế hoạch
+ z0: giá thành kỳ gốc.
o Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành: dùng để kiểm tra tình
hình thực hiện kế hoạch giá thành.
<i>i<sub>zht</sub></i>= <i>z</i>1
<i>z<sub>kh</sub></i>
+ z1: giá thành kỳ nghiên cứu
o Chỉ số giá thành thực tế: dùng để xác định biến động của giá
thành đơn vị kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
<i>i<sub>z</sub></i>=<i>z</i>1
<i>z</i><sub>0</sub>
<b>Đối với nhiều loại sản phẩm</b>
Trường hợp này, người ta tính chỉ số giá thành tổng hợp cho nhiều
loại sản phẩm khác nhau.
Quyền số là sản lượng thực tế (q1): các chỉ số tính được sẽ giúp ta
đánh giá đúng các điều kiện sản xuất thực tế của doanh nghiệp
trong kỳ.
<i>I<sub>zkh</sub></i>=<i>Σzkhxq1</i>
<i>Σz</i><sub>0</sub><i>xq<sub>1</sub></i>
o Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành:
<i>I<sub>zht</sub></i>= <i>Σz</i>1<i>xq1</i>
<i>Σz<sub>kh</sub>xq<sub>1</sub></i>
o Chỉ số giá thành thực tế:
Quyền số là sản lượng kế
hoạch (qkh): thông qua các chỉ số nhằm kiểm tra tình hình thực
hiện kế hoạch giá thành và kiểm tra việc tôn trọng kết cấu mặt
hàng đã ghi trong kế hoạch.
o Chỉ số giá thành kế hoạch:
<i>I<sub>zkh</sub></i>=<i>Σzkhxqkh</i>
<i>Σz</i><sub>0</sub><i>xq<sub>kh</sub></i>
o Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành:
<i>I<sub>zht</sub></i>= <i>Σz</i>1<i>xqkh</i>
<i>Σz<sub>kh</sub>xq<sub>kh</sub></i>
o Chỉ số giá thành thực tế:
<b>2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá </b>
<b>thành bình qn</b>
Để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá thành bình
quân, người ta thường sử dụng hệ thống chỉ số số bình qn. Khi
đó, giá thành bình quân sẽ chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố:
Giá thành cá biệt của từng bộ phận (phân xưởng).
Sự thay đổi cơ cấu sản xuất giữa các bộ phận.
Hệ thống chỉ số được xây dựng như sau:
<i>I<sub>z</sub></i>=<i>Σz</i>1<i>xq1</i>
<i>Σz</i><sub>0</sub><i>xq<sub>1</sub></i>
<i>I<sub>z</sub></i>=<i>Σz</i>1<i>xqkh</i>
<i>z</i><sub>1</sub>
<i>z</i><sub>0</sub>=
<i>z</i><sub>1</sub>
<i>z</i><sub>01</sub><i>x</i>
<i>z</i><sub>01</sub>
<i>z</i><sub>0</sub>
Biến động tương đối: <i>Iz</i>=<i>IZxI<sub>d</sub>q</i>
Biến động tuyệt đối:
Trong đó:
<i>z</i><sub>1</sub>=
<b>2.3. Phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến một số</b>
<b>chỉ tiêu kinh tế tổng hợp</b>
Phân tích ảnh hưởng chỉ tiêu giá thành đến tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp
Phương pháp hệ thống chỉ số:
<i><b>Câu 7.1:</b></i> Có tình hình chi phí sản xuất sản phẩm A của DN T như sau:
+ Gía thành đơn vị sản phẩm của A năm 2013 là 20.000 đồng/sản phẩm.
+ Theo kế hoạch đặt ra, giá thành đơn vị sản phẩm của A năm 2014 là 19.500
đồng/sản phẩm.
+ Thực tế giá thành đơn vị sản phẩm của A năm 2014 là: 19.000 đồng/sản phẩm.
<i>Yêu cầu</i>:<i> </i> Tính chỉ nhiệm vụ kế hoạch giá thành, hoàn thành kế hoạch giá thành, chỉ
số giá thành thực tế của sản phẩm A.
<i><b>Câu 7.2</b></i>:
Có tình hình giá thành sản phẩm một nhà máy chế biến hoa quả như sau
Loại sản
phẩm
Sản lượng (hộp) Gía thành 1 sản phẩm (1.000 đ)
KH 2004 TT 2004 TT 2003 KH 2004 TT 2004
Dưa hấu 1.200 1.400 10 8 9
Cam 6.000 1.000 20 19 17
Xoài 2.400 1.800 18 17 15
(1). Chỉ số giá thành kế hoạch.
(2). Chỉ số giá thành thực tế.
(3). Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành
<i><b>Câu 7.3:</b></i> Có số liệu về việc sử dụng nguyên vật liệu của một DN như sau:
Sản
phẩ
m
Sản
lượng
thực tế
Gía thành
ĐVSP KH
(triệu đ)
NVL
sử
dụng
Hao phí NVL cho 1
ĐVSP (kg) Đơn giá NVL (đồng)
KH TT KH TT
A 850 5,5 X
Y
300
200
270
180
2.700
3.750
2.500
3.600
B 650 4 X
Y
250
180
235
180
2.700
3.750
<b>CÁC THUẬT NGỮ CHUN MƠN</b>
CNV : Cơng nhân viên
C1 : Chi phí khấu hao tài sản cố định
DN : Doanh nghiệp
GO : Giá trị sản xuất
IC : Chi phí trung gian
KH : Kế hoạch
LVTT : Làm việc thực tế
M : Thu nhập của DN
m : Mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm.
NLĐ : Người lao động
NVA : Giá trị gia tăng thuần
NVL : Nguyên vật liệu
SX : Sản xuất
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TT : Thực tế
TSCĐ : Tài sản cố định
V : Thu nhập của người lao động
VA : Chỉ tiêu giá trị gia tăng
s : Đơn giá từng loại NVL
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>
<b>[1.]</b> TS. Chu Văn Tuấn, <i>Giáo trình Thống kê doanh nghiệp</i>, NXB Tài chính, Hà
Nội, 2010.
<b>[2.]</b> ThS. Đồng Thị Vân Hồng, <i>Giáo trình thống kê doanh nghiệp</i>, NXB Lao
động, Hà Nội, 2009.
<b>[3.]</b> PGS, TS. Trần Ngọc Phác và TS. Trần Thị Kim Thu, <i>Giáo trình Lý thuyết </i>
<i>Thống kê</i>, NXB Thống kê, 2006.
<b>[4.]</b> PGS.TS. Trịnh Thị Kim Vân và TS. Chu Văn Tuấn, <i>Giáo trình Lý thuyết </i>
<b>[5.]</b> NGƯT.GS.TS. Phạm Ngọc Kiểm – PGS.TS. Nguyễn Công Nhự, <i>Giáo trình </i>
<i>Thống kê doanh nghiệp</i>, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.
<b>[6.]</b> Luật Thống kê, NXB thống kê, 2005