Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tuần 7. Trung thu độc lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.74 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TẬP ĐỌC </b>



<b>TRUNG THU ĐỘC LẬP</b>


(Thép Mới)


<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: Trăng
ngàn, man mác, vằng vặc, quyền mơ ước, đổ xuống, cao thẳm, thơm vàng,…


- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.


- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về
tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


+ Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 66 (phóng to nếu có điều kiện).


+ HS sưu tầm một số tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, nhà máy lọc dầu, các khu
công nghiệp lớn.


+ Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: </b>


HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC


<i>1. Khởi động: (1 phút)</i>
<i>2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)</i>
<i> Bài: Chị em tôi</i>


<i>-</i>Gọi một HS đọc đoạn 1 và trả lời câu


hỏi: Vì sao mỗi lần nói dối cơ chị lại
thấy ân hận?


- Gọi một HS đọc tồn bài và nêu nội
dung chính của truyện.


-GV gọi hai HS khác nhận xét.
-GV kết luận


<i>3. Bài mới: (29 phút)</i>


<i>a. Giới thiệu bài: (1 phút)</i>


-Em nào cho cô biết chủ điểm của tuần
này là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì?
-Chỉ vào tranh minh họa chủ điểm và
nói: Mơ ước là quyền của con người,
giúp cho con người hình dung ra tương
lai và luôn có ý thức vươn lên trong
cuộc sống.


-Treo tranh minh họa bài học và hỏi:
Bức tranh vẽ cảnh gì?


-Điều đặc biệt đáng nhớ đây là đêm
trung thu năm 1945, là đêm trung thu


-Phó văn thể bắt giọng cho cả lớp cùng hát.
-Vì cơ thương ba, biết mình đã phụ lịng tin ở
ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì cơ đã quen nói dối.


-HS đọc tồn bài và nêu ý nghĩa.


-HS nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.


-Tên của chủ điểm tuần này là <i>Trên đôi cánh</i>
<i>ước mơ. </i>Tên của chủ điểm nói lên niềm mơ
ước, khát vọng của mọi người.


-Lắng nghe.


-Bức tranh vẽ cảnh anh bộ đội đang đứng gác
dưới đêm trăng trung thu. Anh suy nghĩ và mơ
ước một đất nước tươi đẹp cho trẻ em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

độc lập đầu tiên của nước ta. Anh bộ đội
đã mơ ước về điều gì? Điều mơ ước của
anh so với cuộc sống hiện thực của
chúng ta hiện nay như thế nào? Các em
sẽ hiểu được điều đó qua bài tập đọc
“Trung thu độc lập” mà chúng ta sẽ học
ngày hôm nay.


-GV ghi tựa


<i>b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:</i>
<i>HĐ1: Luyện đọc: (10 phút)</i>


- Hướng dẫn phân đoạn: 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Đêm nay… của các em.


+ Đoạn 2: Anh nhìn trăng … vui tươi.
+ Đoạn 3: Trăng đêm nay … các em.
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1.
Kết hợp hướng dẫn cách đọc bài.
-GV cho HS đọc nối tiếp lần 2.
-GV ghi từ ngữ phần chú giải và giải
nghĩa một số từ khó:


- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.


+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, thể
hiện niềm tự hào, mơ ước của anh chiến
sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước,
của thiếu nhi. Đoạn 1, 2: giọng đọc ngân
dài, chậm rãi. Đoạn 3: giọng nhanh, vui
hơn.


+ Nghỉ hơi dài sau dấu chấm lửng cuối
bài.


+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: man mác,
độc lập, u q, thân thiết, nhìn trăng,
tươi đẹp, vơ cùng, phấp phới, chi chít,
cao thẳm, to lớn, vui tươi, Trung thu độc
lập, mơ ước, tươi đẹp…


<i> HĐ2: Tìm hiểu bài: (13phút)</i>



-GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn 1 cả lớp
đọc thầm và trả lời câu hỏi:


+Anh chiến sĩ nghĩ tới Trung thu và các
em vào thời điểm nào?


+Đối với thiếu nhi, Tết Trung thu có gì
vui?


-HS nhắc lại nối tiếp tựa bài.
-Tiếp nối nhau đọc từng đoạn.


-HS đọc từ khó.


-Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
-HS đọc chú giải.


-Luyện đọc theo cặp.
-1 HS đọc toàn bài.
-HS lắng nghe.


- 1 HS đọc đoạn 1 cả lớp đọc thầm.


+Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm
trăng trung thu độc lập đầu tiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+Đứng gác trong đêm trung thu, anh
chiến sĩ nghĩ đến điều gì?


+Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?



-Đoạn 1 nói lên điều gì?


-GV: Trung thu thật là vui với thiếu nhi.
Nhưng Trung thu độc lập đầu tiên thật
có ý nghĩa. Anh chiến sĩ đứng gác và
nghĩ đến tương lai của các em nhỏ.
Trăng đêm trung thu thật đẹp. Đẹp vẻ
đẹp của núi sông tự do, độc lập. Trong
đêm trăng đầy ý nghĩa ấy, anh chiến sĩ
còn mơ tưởng đến tương lai của đất
nước.


-GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả
lời câu hỏi:


+Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước
trong đêm trăng tương lai ra sao?


-Vẻ đẹp tưởng tượng đó có gì khác so
với đêm Trung thu độc lập?


-Đoạn 2 nói lên điều gì?


* Kể từ ngày đất nước giành được độc
lập 8/1945 ta đã chiến thắng 2 đế quốc
lớn. Từ năm 1975, ta bắt tay vào xây
dựng sự nghiệp tổ quốc. Từ ngày anh
chiến sĩ mơ ước về tương lai của trẻ em
đến nay đã trôi qua hơn 50 năm.



** Ngày anh chiến sĩ mơ tưởng về tương
lai của các em, tương lai của đất nước,


+Anh chiến sĩ nghĩ đến các em nhỏ và tương
lai của các em.


+Trăng ngàn và gió núi bao la. Trăng soi sáng
xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý. Trăng
vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc,
núi rừng.


-Cảnh đẹp trong đêm trăng trung thu độc lập
đầu tiên. Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai
tươi đẹp của trẻ em.


-Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời.


+Anh chiến sĩ tưởng tượng ra cảnh tương lai
đất nước tươi đẹp: Dưới ánh trăng, dòng thác
nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa
biển rộng, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới giữa
những con tàu lớn, ống khói nhà máy chi chít,
cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát của những
nông trường to lớn, vui tươi.


+Đêm trung thu độc lập đầu tiên, đất nước còn
đang nghèo, bị chiến tranh tàn phá. Còn anh
chiến sĩ mơ ước về vẻ đẹp của đất nước đã
hiện đại, giàu có hơn nhiều.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

đến nay đất nước ta đã có nhiều đổi
thay.


+ Theo em, cuộc sống hiện nay có gì
giống với mong ước của anh chiến sĩ
năm xưa?


-GV: Qua tranh ảnh các em sưu tầm ta
thấy những ước mơ của anh chiến sĩ đã
trở thành hiện thực. Nhiều điều mà cuộc
sống hôm nay của chúng ta đang có cịn
vượt qua ước mơ của anh chiến sĩ năm
xưa.


-GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3và trả
lời câu hỏi:


+Hình ảnh <i>Trăng mai cịn sáng hơn</i> nói
lên điều gì?


+Em mơ ước đất nước mai sau sẽ phát
triển như thế nào?


-Đoạn 3 nói lên điều gì?
-1 HS đọc lại bài


-Bài văn nói lên điều gì?


<i>HĐ3: Đọc diễn cảm: (5 phút)</i>



-GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn
cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 2.
+GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo
cặp.


+Cho HS thi đọc diễn cảm.


- Nhận xét, tuyên dương những em đọc
hay.


-HS giới thiệu các tranh ảnh và phát biểu.
+Ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa về tương
lai của trẻ em và đất nước đã thành hiện thực:
chúng ta đã có nhà máy thủy điện lớn: Hồ
Bình, Trị An, Y- a- li… những con tàu lớn
chở hàng, những cánh đồng lúa phì nhiêu,
màu mỡ…


*Nhiều điều trong thực tế đã vượt quá ước mơ
của anh: nhà máy, khu phố hiện đại mọc lên,
những con tàu lớn vận chuyển hàng hố xi
ngược trên biển, những thành tựu khoa học
của thế giới áp dụng vào VN – vơ tuyến
truyền hình, máy vi tính, cầu truyền hình, Anh
hùng Phạm Tn bay vào vũ trụ…


-HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:


+Hình ảnh <i>Trăng mai cịn sáng hơn</i> nói lên


tương lai của trẻ em và đất nước ta ngày càng
tươi đẹp hơn.


+Em mơ ước nước ta có một nền công nghiệp
phát triển ngang tầm thế giới.


-Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với
trẻ em và đất nước.


-HS đọc


-Bài văn nói lên tình thương yêu các em nhỏ
của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai
đẹp đẽ của các em và của đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)</i>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×