Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Thuyết Minh Huớng Dẫn Khu Du Lịch Bản Lác Mai Châu Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.64 KB, 16 trang )

NHÓM 1
Bài tập số 4: Thuyết Minh Huớng Dẫn Khu Du Lịch
Bản Lác – Mai Châu- Hịa Bình

1. Giới thiệu chung (Nguyễn Ngọc Anh)

Kính chào quý khách!. Chúng ta đang đi trên quốc lộ 6. Từ hà nội, theo
con đường này, chúng ta đến được mai châu hịa bình, mai châu cách hà nội
135km.
Mai Châu là huyện cực tây của tỉnh, phía bắc giáp tỉnh Sơn La, phía nam
giáp tỉnh Thanh Hóa. Mai Châu trước kia được gọi là Mường Mai, được
hình thành vào khoảng thế kỷ XIII, thời nhà Trần, những người con của đất
Mường Mai đã trấn ải biên giới, lập nhiều chiến cơng, được triều đình ban
thưởng. Hiện nay huyện Mai Châu có 22 xã với diện tích hơn 550 km2. Có
dân số hơn 55 ngàn người, trong đó dân tộc Thái chiếm trên 57%; dân tộc
Mường chiếm 17%, dân tộc Kinh chiếm 12% còn lại là các dân tộc khác từ
đó tạo nên một nền văn hóa chung đa bản sắc cùng tồn tại và phát triển. Mai
Châu còn là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội đặc sắc, ngành
nghề thủ cơng truyền thống mang đậm nét văn hóa các dân tộc anh em.
Vùng đất Mai Châu còn được thiên nhiên ưu đãi với các khu rừng nguyên
sinh, sông hồ tự nhiên, núi non hùng vĩ và hệ thống các hang động, thác
nước tạo nên cảnh quan sinh động, khí hậu mát mẻ. Cũng bởi những lẽ đó,
chắc chắn đây sẽ là một điểm du lịch hứa hẹn đầy sự thú vị với quý khách!


Giờ chúng ta đang qua dốc Cun đến đèo Thung Khe rồi đèo Thung
Nhuối, đèo Thung Nhuối được bao phủ bởi mây có lẽ là vì vậy mà đèo mang
tên Thung Nhuối, trong tiếng thái, “nhuối” có nghĩa là mây. Chúng ta đang
có mặt tại đèo Thung Nhuối, từ đây nhìn xuống thị trấn Mai Châu nằm gọn
trong một thung lũng, vơ cùng nên thơ và n bình. Nói đến Mai Châu hẳn
nhiều người sẽ liên tưởng đến câu thơ “Mai châu mùa em thơm nếp xôi”


trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Trong hành trình lên tây bắc, Mai
Châu là điểm đến được rất nhiều người yêu thích. Thị trấn Mai Châu là trung
tâm của huyện Mai Châu và cũng là điểm dừng chân của chúng ta lần này.
Đến Mai Châu chúng ta sẽ được hịa mình vào thiên nhiên rừng núi, thăm
các bản của người Thái như bản Pom Coọng, bản Nhót, Bản Văn và cùng
trải nghiệm văn hóa và cuộc sống của dân bản nơi đây.
2. Giới thiệu chung (Truơng Quỳnh Anh):

Như các bạn đã biết dân cư sinh sống trên địa bàn Mai châu chủ yếu là
người dân tộc Thái, vì vậy nên hơm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một sô
phong tục của người Thái sinh sống.
Đã thành thông lệ, mỗi năm, cứ vào độ tháng 5 - 6 và tháng 9 - 10 dương
lịch, khi những cách đồng lúa trải tấm thảm vàng óng khắp bản làng cũng là
lúc các gia đình ở làng trên, xóm dưới của huyện Mai Châu lại chộn rộn với
công việc chuẩn bị cho Lễ cơm mới. Người dân tộc Thái nơi đây quan niệm,
để có một mùa vụ bội thu, thì sự phù hộ của đất trời, tổ tiên là rất quan trọng.
Do vậy, sau mỗi mùa vụ, khi thóc, lúa đã nồng thơm, đầy bồ, các gia đình
đều làm lễ cúng cơm mới với ý nguyện bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, trời
đất.
Từ bao đời nay, người Thái Mai Châu rất coi trọng lễ cơm mới bởi nó
vừa phản ánh tín ngưỡng tâm linh, vừa biểu hiện nét văn hóa truyền thống
đặc trưng và cũng mang tính nhân văn sâu sắc khi qua lễ cúng sẽ là dịp để
ông bà, cha mẹ dạy bảo con cháu biết qúy trọng sức lao động và đạo lý, lối
sống đúng mực ở đời. Vì thế, dù cơng việc có bận rộn đến đâu, con cháu vẫn
cố gắng sắp xếp thời gian về xum vầy cùng gia đình trong ngày cơm mới.
Phong tục lễ tết: Để đón chào một năm mới với nhiều điều may mắn,
thường ngày 24 đến 26 tháng chạp, người Thái Mai Châu cầm quả cau, lá


trầu đến mời thầy mo trong làng về nhà làm lễ cúng tổ tiên, xua đuổi tà ma

và xin điều tốt lành.
Trong quan niệm của người Thái, thầy mo luôn được coi trọng và kính
nể nhất làng.Thầy mo có thể nói chuyện với những người âm, gửi những lời
chúc tốt đẹp nhất của người đang sống đến với tổ tiên họ.Đối với người
Thái, những ngày này là ngày họ gửi gắm những tình yêu thương, những lời
chúc tốt đẹp nhất đến với những người đã khuất.
Theo phong tục, chủ nhà treo cây nêu trước cửa ra vào và treo 4 lá bùa
làm bằng những cành cây có hoa (cây khơng có hoa khơng được coi là lá
bùa hiệu nghiệm), được treo ở 4 góc của mái hiên nhà sàn, người Thái gọi
đó là cái “Tà neo.”
Đến tối 30 tết, gia đình người Thái cũng tổ chức bữa cơm tất niên giống
như người Kinh có sự góp mặt của anh em, bạn bè, làng xóm… Cả đêm mọi
người thức uống rượu và đốt hương nhang không bao giờ tắt.
Sau lễ cúng giao thừa có đủ thịt, cơm và bánh chưng, nhà nào có chiêng
hay cồng mang ra gõ... Theo quan niệm của người Thái, tiếng cồng, tiếng
chiêng làm cho hoa xuân đua nở, vạn vật như gần gũi nhau hơn. Lúc vui
tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên ngân nga không kể ngày hay đêm.
Trước khi các thành viên trong gia đình qy quần, vui vẻ thì chủ nhà
mang một vị rượu cần đến đặt trước bếp lửa nhà mình để cúng lễ cầu mong
thần bếp luôn giữ ngọn lửa ấm áp, tượng chưng cho ấm cúng và cầu cho gia
đình ln nhiều cơm, no đủ. Đến sáng mồng 1 tết, con gái Thái đem xôi ra
quạt ở giữa gian nhà sàn để cúng ma nhà.
Họ dọn ra hai hoặc ba mâm cúng, mâm đặt trên cao là cúng tổ tiên nhà
chồng, còn mâm đặt thấp hơn để cúng tổ tiên nhà vợ. Sau đó, gia đình qy
quần lại ăn bữa cơm đầm ấm.
Tục ” chọc sàn” : Là một nét đẹp trong hơn nhân của người Thái tại Mai
Châu nói riêng và người Thái trên đia bàn Việt Nam nói chung.
Từ khi quen nhau, yêu nhau đến khi kết hôn, tục chọc sàn có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong việc thành đôi thành cặp của cộng đồng người
Thái.Mỗi khi làm nương rẫy về, người con gái Thái luôn chuẩn bị cho mình

một chiếc gậy thật đẹp, nhỏ nhắn để dưới sàn nhà để chờ người con trai đến
“chọc sàn”.
Những người con trai Thái sẽ nắm được hết danh sách những cơ gái Thái
đến tuổi cập kê, những cái nhìn đầu tiên ấy sẽ thu hút người con trai để rồi
cứ mỗi khi màn đêm buông xuống, con trai Thái sẽ đứng dưới sàn nhà dùng
gậy chọc đúng vị trí của người con gái đang nằm. Thường thì họ đã có hẹn
hò, ước định từ trước đến khi chọc sàn nhận ra nhau, người con gái sẽ xuống
và hẹn hò cùng người con trai đó.Sau một thời gian tìm hiểu, chàng trai về
thưa lại với mẹ cha, cùng mẹ cha bàn bạc chuẩn bị cho những ngày cưới xin.


Trước kia theo phong tục cưới hỏi của người Thái các nghi thức sẽ kéo dài
từ 1-3 năm và gia đình chàng trai sẽ phải trải qua nhiều thủ tục, nghi lễ.
Kiêng kỵ trong sinh đẻ : Khi trở dạ đẻ, người chửa được đưa về gầnbếp
lửa ngồi ghế hoặc vịn vào địn tre buộc cọc bếp để đẻ (vì bếp lửa là nơi xua
đuổi tà khí, sưởi ấm con người).Nếu đẻ khó người ta buộc một sợi dây từ xà
nhà thõng xuống, đểngười đẻ bám vào.Để trẻ cất tiếng chào đời, bà đỡ cắt
rốn rồi đưa vào nằm trong một cái mẹt tre có lót lá chuối. Bà đỡ nhấc đứa bé
lên xuống ba lần để đứa bé sau này khỏi bực mình.
Nếu đứa trẻ trùng năm tuổi với cha mẹ để chođứa trẻ dễ ni gia đình sẽ
nhờ một người thân đến nhận đứa trẻ làm con nuôi và buộc vào cổ nó một
sợi chỉ nến.
Trong thời gian này, gia đình treo ở cầu thang một cái ta leo (dấu hiệu
đan bằng tre có gài cục than) để báo cho biết trong nhà có người đẻ, ai vía
xấu chớ vào.Qua thời gian trên, gia đình chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ
ra lửa cho người mẹ và tạơn thần bếp vào lúc mờ sáng. Trong lúc dời lửa,
người mẹ uống một bát thuốc sắc đặc rồi úp bát xuống, xong người nhà ra
cất ta leo và đưa người mẹ và đứa bé ra ở gian nhà ngoài. Mọi việc kiêng kỵ
sẽchấm dứt.
Tang ma của người Thái: Người mới chết, con cháu vuốt mắt, lau người

bằng nước thơm, và mặc quần áo (thường là quần áo mặc ngày hội, may
theo lối cổ), bên ngoài mặc thêm một chiếc áo thụng bằng tơ màu tím.
Người chết đội mũ vải, lưng thắt dải, chân đi tất.
Người Thái kỵ chôn theo đồ sắt, đồ đồng, sợ con cháu chột mắt. Người
chết được đặt trên đệm bông lau màu đỏ, dưới là chiếu cói. Con cháu lấy chỉ
buộcchụm ngón chân và ngón tay cái người chết vào với nhau, lấy vuông vải
buộc cằm để khỏi há miệng, con cháu lần lượt đắp vải trắng lên người chết.
Liệm xong, tang chủ đặt một mâm cúng có xơi gà và đánh một hồi một tiếng
chiêng để báo cho dân bản biết. Con cháu, họhàng khóc thương người chết
theo hiệu lệnh của trống chiêng.
Nếu chưa có sẵn quan tài, thi hài được đặt tạm trong khung vải màu vây
kín xung quanh.Phía đầu và dưới chân người chết người ta cắm hai con dao
xuống sàn nhà để hồn người chết dùng làm vũ khí tự vệ, còn trên trần nhà
giăng tấm lưới nhằm che mặt ma trời. Trước khi đặt xác vào quan tài (khoét
bang cây gỗ trịn), người ta bỏ tro bếp và bơng lau vào. Ông mo tay cầm
đuốc, tay xách lồng gà trống, đứng sát quan tài gọi hồn người chết nhập vào
quan và ngăn vía con cháu khơng cho theo. Tiếp theo, mọi người mới khiêng
xác đặt vào quan tài, bỏ theo chiếu, gối, quần áo cũ. Con cháu cởi chỉ buộc
ngón chân, ngón tay và nhìn người thân lần cuối cùng trước khi quan tài
đóng nắp. Người ta bọc quan tài bằng lớp “xứa cố” bằng giấy màu.Nếu là
đàn ông, nắp quan tài dán giấy đỏ, nếu là đàn bà thì dán giấy xanh.Quan tài


được khiêng xuống sân, và được buộc chặt vào bốn đòn khiêng bằng bương
dài 5 mét, rồi chụp nhà xe bằng vải màu kín lên quan tài. Trống chiêng đánh
mở đường đểkhiêng quan tài ra mồ. Người Thái phân chia bãi tha ma theo
dòng họ và kiêng đụng tới mồ mả sau khi chơn cất. Họ hàng dựng nhà mồ,
cịn con cháu xếp đá mó để đánh dấu
Tổ chức chơn cất xong 2- 3 ngày, tang chủmổ gà và mời ơng mo tới xua
đuổi tà khí.Ơng mo lấy chổi lá gai nhúng nước bồ kết vẩy khắp sàn nhà; nhà

cửa trở nên sạch sẽ, cuộc sống trở lại bình thường.
3. Giới thiệu bản Lác (Phạm Đức Cảnh + Duơng Nhật Anh)

Bản Lác, thuộc huyện lỵ Mai Châu, thành phố Hòa Bình, là nơi sinh sống
của người dân tộc Thái đen với 5 dịng họ Hà, Lị, Vì, Mác, Lộc. Theo
Trưởng bản Hà Cơng Tím, bản Lác đã có tuổi đời trên 700 năm. Trước đây
dân bản chỉ sống dựa và nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm. Sau này, vẻ
đẹp tiềm ẩn của bản Lác đã dần được du khách khám phá. Năm 1993,
UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị tỉnh Hịa Bình cho phép khách
du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Cũng từ đó, cái tên bản Lác đã được nhiều
người biết như một “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Bản Lác là nơi cư trú của người dân tộc, nhưng ai đến đây cũng khơng
khỏi bất ngờ bởi bản Lác có đường nhựa trải từ đầu bản đến tận sân từng nếp
nhà sàn mộc mạc bằng gỗ. Hiện tồn bản có 25 “hotel” là nhà sàn được xây
cất theo quy hoạch, mỗi “khách sạn” đều được đánh số theo thứ tự từ 1 đến
25. Người Thái coi trọng nơi làm nhà sàn. Hướng nhà phải trùng với hướng
núi, rộng, thống, hài hịa với thiên nhiên và phải gần nơi có nước. Theo đó,
ngơi nhà sàn đặt ở địa thế tốt là ngôi nhà dựa vào núi, trước mặt là cánh
đồng, cạnh nhà có mó nước.
Người Thái đã dành nhiều thời gian để tính tốn, thiết kế khung nhà sàn
sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Phần quan trọng nhất của khung nhà
chính là cột. Cột nhà thường được làm bằng gỗ tốt, đường kính tối thiểu
phải từ 30cm trở lên. Nhà được bố trí có một gian tiếp khách, một gian để
thờ tổ tiên (đây cũng là gian dành cho ông bà ở), cịn các gian khác thì cứ
theo thứ bậc con trai trong nhà để sắp xếp: con trai cả sẽ được ở gần gian bố
mẹ và lần lượt đến các con thứ. Vì thế mà trong lịch sử của người Thái, có
những ngơi nhà sàn dài tới 13 gian với 13 cặp vợ chồng cùng chung sống.
Du lịch gần như là nguồn thu chính của bà con nơi đây. Nhà sàn ở bản Lác
được dát bằng tre rộng mênh mông, cái nào cũng cao ráo, sạch sẽ và giữ



được truyền thống kiến trúc cổ. Bên trong có đầy đủ chăn, đệm, gối được
gấp ngăn nắp, gọn gàng. Sát cạnh sàn ngủ – nghỉ là sàn ngồi để ăn cơm và
uống trà.
Cùng với đó là các dịch vụ du lịch mang đậm bản sắc dân tộc như biểu diễn
văn nghệ, các bài hát truyền thống, các điệu xòe Thái, các món ăn và khơng
thể thiếu rượu cần. Ở đầu Bản Lác có một khu đất rộng có thể tổ chức các
hoạt động sinh hoạt, giao lưu tập thể như cắm trại, thi hát karaoke. Bản Lác
không chỉ cuốn hút du khách bởi núi rừng, vẻ e ấp của những sơn nữ mà nó
cịn cuốn hút bởi sự ấm áp tình người của người dân nơi đây.
Điều thú vị ở bản Lác là đi tới đâu du khách cũng có thể bắt gặp hình
ảnh những người phụ nữ ngồi trước cửa nhà dệt vải, đôi bàn tay đưa nhanh
thoăn thoắt nhưng miệng vẫn luôn tươi cười mời bạn vào xem những sản
phẩm thổ cẩm đa dạng được đặt ở ngay đó.
Từ lâu, du khách trong và ngồi nước biết đến mai châu như một địa
chỉ đỏ của nghề dệt thổ cẩm. Nghề dệt thổ cẩm của người Thái hoàn toàn
làm bằng thủ công, để dệt nên một tấm thổ cẩm phải trải qua nhiều công
đoạn. Tơ được quấn bằng tay thành những cuộn trịn, sau đó đem nhuộm
bằng màu của các loại cây rừng rồi mới bắt đầu dệt. Trước khi dệt một tấm
vải thổ cẩm, người thợ phải xem trước mẫu hoa văn, sau đó họ lần lượt tính
các loại sợi màu để đính vào khung cửi. Dưới bàn tay khéo léo của những
người phụ nữ Thái, những cuộn tơ, cuộn sợi với nhiều màu sắc khác nhau đã
trở thành những tầm thổ cẩm có giá trị cao với nhiều hoa văn, họa tiết và
màu sắc rực rỡ.
Ghé thăm bản Lác, du khách khơng thể bỏ qua những món ăn đặc sản
nơi này. du khách sẽ được chủ nhà mời ngồi trên chiếc chiếu hoa được đặt
trang trọng ở giữa nhà. Sau đó khách sẽ được chủ nhà mời uống rượu cần, ăn
cơm lam với thịt nướng, kèm theo rất nhiều món ăn dân tộc mà bất kỳ ai
từng một lần nếm thử sẽ không thể nào quên như gà gói lá dong nướng, cá
suối hấp, măng đắng xào, xôi nếp nương…

Bản Lác ngày nay đã là một điểm du lịch cộng đồng rất quen thuộc trong
lòng du khách gần xa. Không phải là một nơi sầm uất, tấp nập, không hào
hoa tráng lệ, không cao sơn mỹ vị mà tất cả đều dân dã, tự nhiên, gần gũi
thân thiện khiến du khách một lần tới đây sẽ nhớ mãi không quên.
4. Bảo tang dân tộc Thái (Trần Thị Anh)


Thưa quý khách! Truớc mắt quý khách là bảo tang dân tộc Thái. Bảo
tàng là một ngôi nhà sàn.Người thành lập ra bảo tàng là anh Kiều Văn
Kiên(1977). Quê gốc của anh là ở Thạch Thất , Hà Nội. Anh Kiên tình cờ đã
quen với cơ gái người dân tộc Thái là Khà Thị Lê (ở xã Xăm Khòe, huyện
Mai Châu, Hịa Bình). Với lịng đam mê tìm hiểu văn hóa của vùng miền núi
Tây Bắc,anh Kiên đã lập nên hẳn một bảo tàng văn hóa Thái với hàng nghìn
cổ vật quý giá do chính anh lặn lội đi khắp các vùng miền để sưu tầm.
Hiện nay trong bảo tàng đang giữ gần 1000 cổ vật mà anh Kiên đã sưu
tầm được.
Trong đó, quý hiếm nhất là hơn chục cuốn sách chữ Thái, đặc biệt là ba
cuốn gia phả của dòng tộc người Thái cách đây trên 200 năm.Những cuốn
gia phả này đã ố vàng theo thời gian, gáy đã sờn hết, nhiều chữ trong đó bị
mờ khơng cịn đọc được nữa. Anh Kiên kể lần đầu nhìn thấy anh rất bất ngờ
vì chữ viết trong ấy rất lạ, anh khơng đọc được.Bỏ tiền mua những cuốn
sách đó về nhờ các cụ cao tuổi trong bản dịch, anh mới biết đấy là những bài
thuốc gia truyền và những câu vè, bài hát của người Thái.
Hầu hết những cổ vật anh sưu tập được là những dụng cụ gắn bó với sinh
hoạt hằng ngày của người Thái ngày xưa như bộ dụng cụ chế biến lương
thực (gồm nồi, niêu cơm, bát, đĩa, mâm, đũa, chum, bầu, cối xay đá); bộ
dụng cụ săn bắn hái lượm (gồm bẫy, nỏ, súng chi mai, nơm, đăng, đó...); đèn
đất, đèn soi, đèn đi tuần của quan lang thời trước; bộ đồ cúng của thầy mo
gồm áo làm phép, trống, chiêng, lịch…Bộ sưu tập nhạc cụ thì gồm khèn bè,
kèn đám ma, chiêng, cồng, trống, chập chóe, lằng khằng trong ma chay, cưới

hỏi. Bộ trang sức gồm dây xà tích, vịng bạc, hoa tai…đặc biệt, có chiếc chõ
dùng để bắn 3 tiếng khi có người qua đời.
5. Bản Pom Cọong (Trần Thị Cúc):
Chào mừng quý khách đến với điểm du lịch Bản Poom Cọng.
Lời đầu tiên thay mặt cho công ty du lịch …. Hướng dẫn viên xin gửi lời
chúc sức khỏe và lời chào trên trọng nhất tất cả các quý khách.Tôi xin tự
giới thiệu tôi tên là Nguyễn Thị cúc là hướng dẫn viên của công ty
……….Rất vui mừng được đồng hành cùng quý khách trong chuyến tham
quan Bản Poom cọng.
Pom là quả đồi, coọng là cái trống; còn bản Lác tiếng Thái là bản Lạ.
Pomcoọng nghĩa là bản của những quả đồi nằm trên cái trống lớn, ngụ ý chỉ
đồng ruộng - một cái tên giàu tượng hình và nhiều ý nghĩa.
Thưa quý quý khách nằm dưới thung lũng giữa ngút ngàn màu xanh
đồng ruộng ; Poom cọng với gần 70 hộ dân đều là người dân tộc thái thuộc
nhóm thái trắng (Tày Khao ) đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách
trong và ngồi nước.Tuy nhiên khơng vì thế mà poom cọng đánh mất những
phong tục tập quán,văn hóa của bản người thái.Họ ở nhà sàn và các ngôi nhà


ở đây vẫn giữ được những nét kiến trúc truyền thống .Các ngôi nhà chủ yếu
được xây bắng gỗ,tre nứa và lợp bằng lá gianh.Các vật liệu này được lấy trên
núi Pù Tọc ( núi lạt ),Pù Khà ( núi gianh ).Đó là hai dãy gần bản.[ hdv chỉ
tay lên hai ngọn núi.].Tuy nhiên do ảnh hưởng của khí hậu mỗi khi mưa
xuống mái danh thường bị ướt dột,mái lợp lâu thì bị mục trời nắng sẽ có bụi
bẩn nên người dân đã thây thế bắng các loại mái khác tiện lợi hơn.Nhà sàn
của bản poom cọng thì có khá nhiều nét tương đồng với nhà của người Tày –
Nùng.Đó là nhà tựa lưng vào núi,hướng nhà nhìn ra cánh đồng.Nhà có lan
can,có cửa sổ ở đầu hồi hoặc vách phía sau.Tuy nhiên có một nét rất đặc biêt
Nhà sàn của bản Poom Cọng nhà nào cũng có 9 bậc cầu thang mỗi bậc
tượng trưng cho một vía của người phụ nữ.với vài chiếc bàn con trước cửa

bày các loại thổ cẩm: dải dây, ví tay, túi xách, khăn piêu quanh nhà treo la
liệt những súc vải dài hay áo quần may sẵn với hoa văn Thái đặc trưng,...
nhà sàn cao hơn mặt đất chừng khoảng một mét rưỡi, làm bằng gỗ, rất khang
trang. Quý khách trước khi bước lên cầu thang lưu ý phải rửa chân sạch
sẽ.Sở dĩ người Thái ở nhà sàn là do trong tâm thức tâm linh của người thái
có 3 tầng và nguyên nhân nữa là cần phải làm nhà vừa cao, vừa vững chắc
để có thể tránh được sự rình mị của thú dữ đối với con người”.Xa xưa người
dân ở dây đã có câu nói rằng :
Mùng 1 hổ lên núi cao
Mùng 2 xuống núi thấp
Mùng 3 hổ vào làng tìm lợn
Mùng 4 đến các chuồng để ngó
Mùng 5 bắt mang đi vào rừng.
Vào thăm bản quý khách sẽ rất dễ bắt gặp hình ảnh những cơ gái thái
đang miệt mài bên khung cửi dệt vải ngay dưới chân nhà sàn.
Quý khách có thể trò chuyện,chụp ảnh hoặc xin được ngồi học nghề
ngay tại chỗ.Bởi người dân poom cọng rất thân thiện và hiếu khách.Tuy
nhiên thường thì để làm thành thào được cơng việc này bạn sẽ phải học việc
trong khoảng thời gian ít nhất là 3 tháng.Khơng biết trong đồn có chị hay
anh nào muốn ở lại Poom cọng 3 tháng để học nghề khơng ạ ? Biết đâu lại
tìm được một nửa yêu thương tại mảnh đất tây bắc này.Còn nếu q khách
nào muốn hóa thân thành cơ gái,chàng trai dân tộc thiểu sơ thì có thể chọn
th những bộ váy,trang phục dân tộc để chụp ảnh làm kỉ niệm với giá
20k/1h,hoặc mua những chiếc vòng tay xinh xắn được tết bằng len và chỉ
màu.
Sau khi ăn tối với các món ăn đặc sản như Cơm lam,thịt trâu hun
khói,món pía,thịt nướng và mắc khén,lúc đã ngây ngất trong men rượu cần
mà mặc những bộ trang phục này đi xem văn nghệ,đốt lửa trai cùng hịa
mình vào điệu xịe thương nhau,góp chung tình yêu vào những bước nhảy



cùng các chàng trai cô gái thái trong bản poom cọng thì đó sẽ là một ấn
tượng rất khó qn mỗi khi nhớ về mảnh đất nơi đây.
Có thể đến Pomcoọng vào bất cứ mùa nào. Mùa hạ mát mẻ, mùa đơng
ấm áp (vì bản nằm trong thung lũng). Đặc biệt vào dịp cuối năm, tha hồ
được ngắm những sắc màu phớt hồng của đào Tây Bắc, những màu trắng
tinh khơi của hoa mận, dưới gốc cây có những con ngựa hiền lành gặm cỏ.
Đi sâu vào núi quãng 10km nữa sẽ tới bãi Sang, gặp con sông Đà nước xanh
ngăn ngắt. Cỏ bạc hà tím bạt ngàn, hoa cải vàng nở rộ. Bạn có thể thuê
thuyền đi ra đền Thác Bờ nổi tiếng linh thiêng nằm giữa lòng hồ sơng Đà và
cầu nguyện những điều tốt lành...
Vậy là đồn của chúng ta đã tham quan được xong điểm du lịch bản
Poom cọng.Thay mặt cho công ty ………..dhv xin cảm ơn quý khách đã
tham gia vào chương trình tham quan du lịch bản Poom cọng.Trong chuyến
đi nếu có điều gì đó chưa thật sự hồn hảo.Hdv rất mong nhận được sự
thơng cảm của q khách.Chúc q khách có một chuyến du lịch vui vẻ tại
thung lũng Mai Châu xinh đẹp này.hdv Hi vọng sẽ gặp quý khách trong một
chuyến du lịch gần đây nhất
6. Hang Mỏ Luông (Nguyễn Thị Anh):
Trong thung lũng Mai Châu có rất nhiều các di tích, danh lam thắng
cảnh đẹp, trong đó phải kể đến hang Mỏ Luông.Hang Mỏ Luông nổi
tiếng với những nhũ đá kỳ bí như níu chân mỗi người. Đá kết thành hoa,
thành hình dịng suối như một tuyệt tác.
Nằm trong hệ thống dãy núi Pù Kha, Thị trấn Mai Châu. Tỉnh Hòa Bình,
cách bản Lác khoảng 2 km đường bộ. Hang Mỏ Luông là một địa điểm
du lịch lý tưởng cho những du khách thích khám phá và tìm cảm giác lạ
khi đến với Mai Châu.
Cách không xa trung tâm thị trấn Mai Châu, nằm sát quốc lộ 15 nhìn về
phí bản Lác, Pom Coọng là hang Mỏ Luông: Tên gọi cũ là hang Bó Lng,
tiếng Thái Bó Lng có nghĩa là mạch nước lớn. Đó là mạch nước bắt nguồn

từ trong lòng dãy núi Pù Khà. Mạch nước này chảy ra cánh đồng phía Tây,
nhân dân địa phương đã đào đắp thành hồ chứa nước và đặt tên là hồ Mỏ
Luông.
Hang Mỏ Lng nằm trong lịng núi Pù Khà, thuộc địa phận thị trấn Mai
Châu và 1 phần xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, cách trung tâm thành phố
Hồ Bình 61km về phía Tây bắc. Cửa chính đi vào hang đá thuộc thị trấn Mai
Châu, còn cửa phụ đi vào theo dịng nước thuộc xã Chiềng Châu..
Hang Mỏ Lng là một hang động tự nhiên trong các dẫy núi đá vôi,
trải qua q trình xâm thực của nước bào mịn đá vôi tạo thành các khối nhũ
đá đẹp. Hang Mỏ Luông nằm trong thung lũng có cảnh quan đẹp bởi núi rừng


sông suối và các bản làng người Thái trù phú thơ mộng. Do vậy hang Mỏ
Lng là loại hình di tích thắng cảnh hang động.
Dãy núi Pù Khà là sườn phía Đơng của thung lũng mai Châu. Hang Mỏ
Lng có 2 cửa đều trông ra cánh đồng và các bản làng trong thung lũng.
Nằm ở độ cao chách mặt ruộng xung quanh khoảng 5 đến 7m, hang Mỏ
Luông cách đường 15 chừng 10m, ngay gần khu dân cư thị trấn Mai Châu.
Hang ăn sâu vào lòng núi hơn 500m kể cả ngách. Chiều rộng từ 1m đến 30m.
Vịm trần có chiều cao trung bình 10m, chỗ cao nhất 30m.
Hang có 2 cửa chính: Cửa hướng Tây bắc trơng ra nhà nghỉ Mai Châu vào
bằng đường bộ. Cửa hướng Tây trông ra hồ Mỏ Lng vào bằng đường thuỷ.
Ngồi cửa được bảo vệ bằng một bức tường bê tông và cửa sắt chắc chắn do
quân đội xây dựng từ những n
Từ đường 15 leo lên cửa hang hướng Tây bắc chừng 18m, cửa cao 3m, rộng
2m nằm ở độ cao 8m so với chân núi. Đường lên tương đối thuận tiện ăm
chiến tranh. Bên ngoài cửa là một bức rèm nhũ xám màu thời gian.
Hang Mỏ Lng có 4 động chính:
Động thứ nhất:có chiều dài 60m, rộng 16m, vịmd trần cao 20m. Nền động
đã được đổ bê tơng bằng phẳng, có rãnh thoát nước ở xung quanh trong kháng

chiến chống Mỹ hang dịng làm kho chữa vũ khí của qn đội.
Động được bố cục như một phòng khách lớn, trên vòm trần hai bên vách từng
chùm nhũ đá như các cụm đèn trần trang trí, như các bức tranh, các trùm hoa
rực rỡ.
Động thứ hai: Cao hơn động một khoảng10m khi bước chân vào động hai du
khách có cảm giác như ta vừa bước lên một cõi khác. Đó là xứ sở thần tiên
của đá. Hai bên vách là các khối nhũ như những ông tiên, ông phật, trên vách
là các dải nhũ trắng, vàng, xanh, xám như những đám mây lóng lánh. Dưới
chân là các làn vân đá trải dài óng ả như tấm thảm được dát bạc.
Bước vào bên trong vài mét có một cửa tị vị, hai bên là hai dải nhũ trắng
muốt như dải lụa bay phất phới, xung quanh là hàng rào nhũ đá, ở giữa là các
bờ đá nổi vân uốn lượn như con rồng mẹ đang ủ trứng chờ ngày trứng nở.
Chếch lên phía trên, một con đại bàng lớn như đang rình trộm trứng rồng nên
đã bị nhà trời quở phạt, trói chặt đôi cánh vào vách đá.
Đi tiếp vào bên trong, bạt ngàn nhũ đá hiện ra như một phòng trưng bày thổ
cẩm. Giữa phịng là một khối nhũ lớn óng ánh, vàng tươi như những cuộn tơ
đang chờ tay người kéo sợi. Hai bên vách đá các dải nhũ đua nhau toả sắc như
tầng tầng lớp lớp thổ cẩm được trưng bày trải dài theo tầm mắt. Các tấm thổ
cẩm đá như được trang trí bằng các hoạ tiết hoa văn hình học, hình con rồng,
hình con cơng, hình hoa lá thật đẹp mắt.
Tiếp theo là các dải nhũ đá mang hình như những bơng hoa trắng kiêu sa cái


thì như những bơng hồng, bơng cúc, bơng sen trơng như một vườn hoa xuân
đủ hương sắc.
Cuối động là các nhũ đá đua nhau mọc lên, trông thon thả mềm mại, tinh
nghịch như các thiếu nữ Thái đang chơi trò đuổi bắt.
Động thứ ba: Thấp hơn động thứ nhất tới 7m. Muốn thăm động thứ ba
này du khách phải nghiêng mình lách qua khe cửa tị vị rồi luồn qua một
đoạn dài chừng 10m, du khách chợt sững sờ khi thấy trên nền đá trước mặt

là các bát sữa đá trắng tinh, nước cịn sóng sánh. Phía trên những nhũ đá như
những bầu sữa mẹ đang nhỏ từng giọt sữa ngọt ngào xuống bát.
Đi tiếp vào trong, lòng hang mở rộng khoảng 20m, trần cao khoảng 20m
vách hang có những ngách nhỏ như những căn phòng xinh xắn, bên trong
lấp lánh ánh bạc. Các dải nhũ buông xuống bên vách động như những bộ
đàn đá, khi gõ vào âm thanh vang vọng khác nhau.
Rẽ theo tay phải, tụt xuống một ngách nhỏ sâu khoảng 3m, du khách sẽ ngỡ
ngàng khi nhìn thấy bờ cát trải dài theo một con suối chảy ngầm trong lòng
núi. Con suối ngầm này dài chừng 240m, du khách có thể đi bằng các bè
mảng nhỏ. Lòng suối chỗ sâu nhất khoảng 3m, rộng nhất 8m, vịm trần cao
ráo, các dải nhũ bng xuống đầy thơ mộng. Nước suối trong vắt mát về
mùa hè, ấm áp về mùa đông, chảy suốt quanh năm, cung cấp nước tưới tiêu
cho cánh đồng khu vực xã Chiềng Châu và tthị trấn Mai Châu.
Động thứ tư: Có chiều dài 15m, rộng 12m, vòm trần cao 25m. Đặc
biệt trong lòng động này các khối nhũ đá như được mọc lên từ mặt nền lên
với đủ các hình dáng. Có chỗ chen chúc như cây nhũ, chỗ thì trơng như một
buổi chợ phiên đơng đúc, Có chỗ nhũ đá lại như một bầy thú đang chạy nhảy
thật sinh động. Trong lòng động nước suối trong vắt in hình các những dải
nhũ đá mềm mại từ trên vòm trần rủ xuống. Trong khắp lịng động là vơ vàn
thạch nhũ rủ từ vịm trần xuống, vươn từ lòng hang lên, từ vách động xoè ra.
Các khối nhũ hoà quyện, đan xen vào nhau tạo nên những bức tranh vô cùng
sinh động.
7. Hang Chiều (Phạm Thị Ngọc Anh):

Hang Chiều. Cái tên Hang Chiều được người dân địa phương đặt cho,
bởi mỗi khi chiều về, ánh sáng mặt trời lại chiếu thẳng vào lòng hang, những
tia sáng làm tô thêm vẻ lộng lẫy của thạch nhũ, tạo nên một cảnh đẹp như
chốn bồng lai.
Để lên tới Hang Chiều du khách phải trải qua 1200 bậc đá, bên cạnh
cửa hang có cây Xà Pùng cổ thụ.Hang Chiều nằm ở hướng Tây Nam của thị

trấn Mai Châu. Cửa hang rộng khoảng 10 – 15m, dài ngược lên đỉnh núi


khoảng hơn 30m, cách khu dân cư khoảng 350m. Hang có chiều dài trên 150
mét, chia thành 2 tầng.
Từ cửa xuống tầng hang thứ nhất khoảng hơn 15m, nơi đây là động
chính, có chiều dài khoảng 50m, rộng hơn 40m, vịm trần cao trung bình
55m. Lịng hang tương đối bằng phẳng, thoáng mát, lộng lẫy và uy nghi.
Vào đến động chính, cảm giác đầu tiên của du khách là sự chống ngợp
trước rừng thạch nhũ cịn ngun sơ trùng trùng, điệp điệp, lung linh và
huyền ảo. Nhũ mọc từ bên trái, nhơ ra từ bên phải, từ vịm trần rủ xuống, từ
đất mọc lên với mn hình khối và màu sắc, dáng vẻ sinh động với bao hình
thái và tư thế khác nhau.
Bước vào cửa hang, ta thật sự ngỡ ngàng khi gặp con đại bàng đá
khổng lồ, nằm áp sát vào vách hang, đang gồng mình cố đẩy cho trần hang
cao thêm. Càng đi sâu vào hang, du khách sẽ thực sự bất ngờ trước vẻ đẹp
lộng lẫy và kì vĩ của rừng thạch nhũ đua nhau khoe sắc. Khối giống con thú
hung tợn của núi rừng, khối như những con vật ni hiền lành và ngoan
ngỗn. Khối thì cứng cáp, sắc nhọn như gươm đao, khối lại mang sự êm dịu,
hiền lành tựa áng mây. Tất cả đều hịa chung, tạo nên cảnh sắc của bức tranh
hồnh tráng mà thiên nhiên ban tặng.
Nơi chính cung, đối diện với cửa hang là nơi quần tụ của những khối
đá mang hình hài ơng bụt, tọa lạc ở độ cao khoảng 20m. Dưới nền hang, một
bên là con khủng long, một bên là con dê đá đang quỳ phủ phục, canh gác và
bảo vệ giấc ngủ vĩnh hằng cho vạn vật sinh linh.
Đi sâu về bên hữu du khách sẽ gặp con Lạc Đà khổng lồ, nằm nghỉ ngơi
thanh thản. Sau nó là cây thời gian cao khoảng 25m, đường kính từ 2 đến
3m, với nhiều mấu mốc như một cuốn lịch thiên nhiên, nó được tạo thành từ
những giọt nước chắt lọc từ trần hang nhỏ xuống cách đây hàng triệu năm.
Tạm biệt sự lộng lẫy của tầng thứ nhất, đến cuối du khách sẽ gặp bậc xuống

tầng hang thứ hai.
Với chiều dài khoảng hơn 80m, rộng khoảng 30m, được chia thành 2
ngách, một ngách đi lên khoảng trên 30m, một đi xuống khoảng trên 80m. Ở
giữa là một gian phịng rất rộng, nền hang hơi nghiêng, có rừng thạch nhũ
với đủ hình hài khác nhau, khối thì như con kỳ đà, khối như con sư tử, khối
như bầy thú rừng.., nhưng tất thảy chúng đều mang dáng vẻ hùng dũng, tự
nhiên và sống động. Điều đặc biệt, chúng đều ở những vị trí thật phù hợp, cứ
như được sắp đặt từ trước. Trên nền nghiêng của hang, hàng trăm bức tượng
bằng nhũ đá.
Leo lên khoảng 30m về bên trái, du khách sẽ thích thú trước cảnh đẹp
kỳ vĩ và huyền ảo của rừng nhũ đá, lúc đó du khách mới thực sự tin rằng đã
có sự sắp đặt, gọt đẽo, chạm khắc của tạo hóa. Chúng mang vẻ bí ẩn, có
những đường nét uyển chuyển, cân đối và được xếp đặt cực kỳ khoa học và


hồn chỉnh. Nơi đây, có bức tượng cơ gái Thái với khuôn mặt thanh tú, đầu
mang vành khăn của ngày hội, đang cõng theo đứa con thân yêu.
Tiếp tục đi xuống chừng 80m, đường hơi quanh co, uốn lượn. Nhũ từ trần
hang rủ xuống, chảy dài óng ánh như tấm lụa bạc. Đi đến cuối hang là một
dòng suối nhỏ, ln có nước trong vắt và mát lành.
8. Bản Nhót (Nguyễn Thị Ngọc Anh):

Theo chân hướng dẫn viên bản địa du khách sẽ được đi tham quan
quanh các bản nằm sâu trong thung lũng Mai Châu để chiêm ngưỡng cảnh
đẹp của núi rừng Tây Bắc và tìm hiểu phong tục, tập quán, đời sống sinh
hoạt của dân tộc Thái , Mường , Dao,…Bản Nhót thuộc xã Nà Phịn nằm
cách trung tâm huyện Mai Châu 2km về phía Tây. Tổng diện tích của xã rất
ít, xã có 5 cụm dân cư, mỗi cụm dân cư đều sống tập trung, các cụm dân cư
cách nhau khơng xã lắm. Xã Nà Phịn có 5 cụm dân cư, gồm 405 hộ với
1.664 nhân khẩu, bao gồm 4 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó dân

tộc Thái chiếm 98,44%, dân tộc Kinh chiếm 0,30%, dân tộc Mường chiếm
1,20%, Dao 0,06% (theo hồ sơ mới). Bản Nhót tập trung chủ yếu là dân tộc
Thái.
Bản Nhót nằm ở thung lũng với những vạt nương định canh, những
cánh đồng lúa làm nên một phong cảnh hữu tình.
Trong bản, hầu hết là dân tộc Thái nên nhà cửa trong bản khơng bố trí
mỗi nhà một hướng lộn xộn mà đều thống nhất quay mặt ra trục đường đi
lại. Họ dựng nhà sát nhau nên một bản cổ truyền của người Thái khơng có
vườn tược. Nhà cửa được đặt vào trung tâm của khổ đất, xung quanh là
những dải đất hẹp chừng 2, 3m trong đó có vài cây ăn quả, vài bụi sả,.. Cịn
vườn chính của họ ở trên nương cách xa nhà.
Đời sống kinh tế của người dân ở bản Nhót gắn liền với trồng trọt, dệt
vải , may vá. Người dân ở đây lấy việc trồng lúa nước làm nghề chính.
Trước kia họ chỉ trồng lúa nếp là chính, cấy 1 vụ trong năm; ngày nay họ đã
chuyển sang trồng 2 vụ lúa tẻ/ năm.
Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của người dân tại bản tạo nên bản
sắc văn hóa riêng hấp dẫn du khách. Ở đây, người phụ nữ Thái rất cần cù lao


động, khéo léo thêu thùa, khâu vá. Theo pong tục truyền thống, từ nhỏ các
bé gái đã được mẹ dạy cho cách trồng bông, quay sợi, dệt vải. Đến tuổi
trưởng thành, người con gái phải tự tay dệt vải làm chăn, gối, đệm mang về
nhà chồng. Đây là tiêu chuẩn tất yếu của con gái Thái ( “gái phải biết làm
vải, trai phải biết đan chài” ).
Với vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu mát mẻ cùng nét văn hóa độc đáo
của đồng bào dân tộc Thái, bản Nhót đã để lại ấn tượng trong lòng du khách.
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái như: khôi phục và
phát triển nghề trồng bông, dệt thổ cẩm truyền thống; ẩm thực; các lễ hội;
làn điệu dân ca, dân vũ, biểu diễn văn nghệ phục vụ du khách…
Người dân ở đây rất mến khách và tính cộng đồng được thể hiện qua

Hội Chá chiêng, hội xên bản xên mường, tết cơm mới… là những sinh hoạt
cộng đồng nổi bật của người Thái …
Bản Nhót khơng chỉ có phong cảnh đẹp, khơng khí trong lành mà nơi
đây cịn ln ấm áp tình người. Đến với bản , du khách được ở lại trong
những ngôi nhà sàn, tham quan tập quán canh tác lúa nước, làm nương (nếu
muốn), có thể trực tiếp tham gia lao động sản xuất với người dân, cịn được
theo chân những cơ gái lên đồi kiếm bông lau dệt chăm, nệm để trải nghiệm
và cảm nhận 1 cách chân thực đời sống của người dân nơi đây. Du khách
được hịa mình trong khơng gian ấm cúng khi cùng chủ nhà ngồi trên chiếu
hoa, uống rượu cần, ăn cơm nếp, thịt nướng, cá suối hấp,… những món đặc
sản mà xưa kia họ chỉ làm trong các dịp lễ hội. Đêm đến được chiêm
ngưỡng những điệu xòe, những bài ca ngọt ngào của trai gái trong bản. Nét
hấp dẫn của bản còn ở những lễ hội văn hóa truyền thống được tổ chức ở
quanh vùng như lễ hội cồng chiêng vào tháng giêng hàng năm để chào xuân,
cầu phúc; lễ hội cầu mưa vào tháng 4 âm lịch; lễ hội xên bản để tạ ơn thổ
địa, tổ tiên;….
Đến với nơi đây, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng núi
rừng Tây Bắc, hiểu được phong tục tập quán của người dân sau bao nhiêu
năm tháng vẫn giữ được nét mộc mạc vốn có, trải nghiệm và cảm nhận 1
cách chân thực cuộc sống bình dị , lịng hiếu khách của họ. Chính nét văn


hóa đặc trưng đó đã lay động trái tim bao du khách, đến một lần và không
thể quên.
9. Bản Văn (Đặng Tú Anh):

Nằm ở thị trấn Mai Châu – Bản Văn hiện nay vẫn bảo tồn những nét
truyền thống từ rất xa xưa tạo nên đặc điểm nổi trội trong một tập thể sinh
hoạt cộng đồng hấp dẫn.
Đến với bản Văn, các bạn sẽ được trải nghiệm không gian rất cổ xưa

khi chứng kiến và được trải nghiệm nghỉ ngơi, thư giãn dưới mái nhà
sàn.Hòa chung với cuộc sống thường nhật của đồng bào nơi đây. Khơng gian
thống đãng, khí hậu mát mẻ, dân dã, đời thường là những cảm nhận chung
của du khách đi tới tham quan nơi đây. Khi đến mai châu nhiều du khách đã
phải nói rằng khi đi du lịch mai châu mà không ở nhà sàn của người Thái thì
chuyến đi chưa có nhiều ý nghĩa và chưa cảm nhận được cuộc sống nơi đây.
Mặc dù kinh tế đời sống người Thái đã phát triển rất nhiều từ khi du lịch
được biết đến nhưng bản sắc văn hóa, nối sống, đặc biệt là những ngơi nhà
sàn vẫn giữ được màu sắc từ xưa để lại. Người thái vẫn sử dụng nghề truyền
thống “dệt vải thổ cẩm” thủ công để làm kinh tế phục vụ cho khách du lịch,
ngồi ra thì trồng lúa nước, chăn ni..là khơng thể thiếu trong mỗi hộ gia
đình.
Khi tới tham quan bản Văn, bạn sẽ được tự do ngắm cảnh đồng lúa,
ruộng bậc thang,dịng suối, thác nước chảy róc rách hịa mình vào tiếng
chim kêu, tiếng gió đại ngàn. Cùng đó chụp những bức ảnh ghi lại khoảnh
khắc kỷ niệm đẹp khi tới đây.
Bạn sẽ được tận mắt chứng kiến từng công đoạn dệt hàng thổ cẩm, hàng thủ
công được làm hồn tồn thủ cơng dưới bàn tay khéo léo của những cơ
gái,của các cơ trong bản.Bạn có thể đặt mua những thứ hàng thủ cơng mà
mình thích, hay có thể nhờ các cô, các chị dạy để làm nên những sản phẩm
cho riêng mình.
Buổi tối ở bản Văn là khoảng không gian vui vẻ, ấm áp nhưng cung
vô cùng sôi động trong tiếng gõ sạp, trong khơng khí vui tươi, náo nhiệt của
những cơ gái, chàng trai Thái múa xịe, và các điệu múa dân gian truyền


thống. Cùng ấm nồng trong hơi men rượu cần. Cùng nhau nhảy múa dưới
ánh lửa bập bùng, trong niềm vui, tiếng cười, niềm hạnh phúc về một bản
sắc văn hóa dân tộc vẫn còn được bảo lưu, phát triển cho tới tận ngày nay.
Hãy đến với bản Văn, và cảm nhận khơng khí và bản sắc văn hóa dân tộc

truyền thống ở nơi đây. Chắc chắn sẽ không làm du khách thất vọng.



×