Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐẶC ĐIỂM DU LỊCH HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.22 KB, 15 trang )

ĐẶC ĐIỂM DU LỊCH HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN
1. Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên.
 Địa chất- địa mạo:
- Là một huyện miền núi, hải đảo nên Vân Đồn có địa hình khá đa dạng, song
có thể chia thành hai dạng phổ biến:
- Loại thứ nhất : Là các đảo đá vơi có vách đứng, đỉnh hình răng cưa lởm
chởm tạo ra rất nhiều cảnh quan kì thú khơng kém gì Vịnh Hạ Long. Vân
Đồn có địa hình chủ yếu là đồi núi, với những núi đá vôi có độ cao từ 200300m. Địa hình thấp dần từ Đơng sang Tây, độ dốc trung bình là 25 độ.
- Loại thứ hai: Là các đảo mang dáng chung đỉnh cao, sườn dốc đơi khí thấp
thoải, thùy thuộc vào sự bào mòn của nước mưa. Các đảo đất này đã tạo cho
huyện Vân Đồn nhiều nét hấp dẫn khác biệt so với các hịn đảo trên Vịnh Hạ
Long. Địa hình đảo đất không chỉ tạo ra những bãi tắm đẹp : Bãi Dài, Quan
Lạn, Minh Châu…mà còn ẩn chưa trong đó nhiều hang động kì vĩ như hang
Soi Nhụ, hang Hà Giắt…
- Huyện Vân Đồn tổng số có 600 hịn đảo,, trong đó hơn 200 hịn đảo có
người ở,. Lớn nhất là đảo Cái Bầu với 17.212ha, giáp địa phận thị xã Cẩm
Phả. Các đảo đều có địa hình núi đá vôi, thường chỉ cao từ 200-300m so với
mực nước biển, nhiều hang động Karst.
- Cũng giống như các đảo trên Vịnh Bắc Bộ, các đảo của huyện Vân Đồn
trước kia là các đỉnh núi của thềm lục địa, ở vị trí Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ, các
đỉnh núi này cịn sót lại, năm nổi trên mặt biển thành các đảo độc lập thuộc
hai vùng biển của Vịnh Bắc Bộ đó là Vịnh Hạ Long Và Vịnh Bái Tử Long.
Các ngọn nùi trên đảo tiêu biểu gồm: núi Nàng Tiên ở đảo Trà Bàn, trên địa
phận xã Bản Sen, cao 450m; núi Vạn Hoa ở đảo Cái Bầu cao 397m.
- Đảo Ngọc Vừng:
+ Đảo Ngọc Vừng hay còn gọi là Đảo Ngọc. Hòn đảo xinh đẹp nằm giữa hai
đảo đa nhỏ là Hịn Nét và Đảo Phượng Hồng. Từ trên cao nhìn xuống, đảo
Ngọc Vừng như tấm khăn chồng nhung đang nổi giữa biển khơi,. Xung
quanh đảo, những con song xơ bờ tạo bọt trắng là những diềm trang trí của
tấm khăn chồng.
+ Đảo có tổng diện tích là 42km2, cách cảng Cái Rồng 2h( 34km) tàu chạy.


+ Xung quanh đảo có nhiều bãi biển đẹp, có núi Vạn Xuân cao 182m, có di
chỉ khảo cổ thuộc Văn hóa Hạ Long 45.000m2. Có bến cảng cổ Cống Yên


thuộc hệ thống thương cảng cổ Vân Đồn TK XI, có di tích thành cổ nhà Mạc
và nhà Nguyễn.
+ Cho tới nay có nhiều truyền thuyết về đảo Ngọc Vừng,. Có truyền thuyết
cho rằng sở dĩ có tên là Ngọc Vừng vì xưa kia có vơ số lồi trai q hiếm.
Đêm đêm những viên ngọc ở những con trai phát sáng cả một vùng biển
rộng lớn. Vì thế có tên là đảo Ngọc Vừng, tức là vầng ngọc sáng.
+ Một số người giá trên đảo giải thích rằng do giữa đảo có ngọn nùi nhỏ,,
gọi là núi Ngọc nên gọi là Ngọc Vầng, lâu dần biến thành Ngọc Vừng. Sách
Đại Nam Nhất Thống Chí ghi chép về sự kiện xây dựng đồn Tĩnh Hải trên
đảo Ngọc Vừng, năm Minh Mạng thứ 20 ( 1840 ), trong đó có nói tới địa
danh thôn Vựng là nơi “ thuyền ghe người Thanh qua lại tấp nập”. Như vậy,
có thể nói rằng Vựng hay Vầng đều là tên cũ của Đảo Ngọc Vừng ngày xưa.
Trong thời kì chiếm đóng vùng mỏ Quảng Ninh, người Pháp đã gọi đảo
Ngọc Vừng là Danh Do La. Hiện nay, vẫn chưa có tài liệu giải thích rõ
nguồn gốc , xuất xứ của tên gọi này.
+ Đảo Ngọc Vừng có bề dày truyền thống lịch sử lâu đời.
+ Một trong những sự kiện nổi bật nhất là ngày 12/11/1962 Bác Hồ đã đến
thăm quân và dân trên đảo Ngọc Vừng. Để ghi nhớ sự kiện đó, nhân dân trên
đảo đã trồng 2 cây đa nơi Bác đứng nói chuyện., hai cây quanh năm xanh
tốt.
+ Khơng chỉ có bề dày truyền thống lịch sử, đảo Ngọc Vừng cịn có cảnh
quan rất đẹp. Bãi tắm Ngọc Vừng dài tựa như vầng trăng khuyết dài trên
2km, cát vàng, nông, thoải và rộng. Phía sau là rừng phi lao xanh tốt. Mơi
trường ở đây rất sạch, cát mịn, trắng. Tất cả những tiềm năng đó là những
điều kiện để đảo Ngọc Vừng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng.

+ Mấy năm gần đây, ngành du lịch đã đầu tư CSHT xây dựng con đường bê
tong xuyên đảo, nối từ bến Cống Yên tới trung tâm đảo và chạy suốt chiều
dài bãi tắm. Như các đảo khác, người dân đảo Ngọc Vừng thật thà, chất
phác, hiếu khách, sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.
- Đảo Quan Lạn:
+ Đảo Quan Lạn thuộc vùng vịnh Bái Tử Long, đây là tuyến đảo phía ngồi
cùng của Vịnh Bắc Bộ, tồn đảo có diện tích 11km2, có cư dân sống theo
thôn, làng. Đảo Quan Lạn trải dài theo hướng Đông Tây, từ chân dãy núi
Vân Đồn tới núi gót tới các ngọn núi phía Đơng cao tạo nên bức tường thành
ngăn sóng gió của biển khơi để bảo vệ ngư dân trên đảo.


+ Đo địa hình chủ yếu là quần đảo và các đảo nhỏ, lại là núi đá vơi nên trong
tồn bộ đất tự nhiên của huyện, diện tích đất liền khơng lớn, chủ yếu là diện
tích mặt biển. Huyện đảo Vân Đồn có 65% đất tự nhiên trên các đảo là rừng
và đất rừng. Trên các đảo khơng có song ngịi mà chỉ có một số con suối trên
các đảo lớn.
+ Du lịch biển là một thế mạnh của huyện đảo Vân Đồn, bởi trong tồn bộ
diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đất liền khơng lớn mà chủ yếu là diện
tích mặt biển. Huyện có hệ thống các bãi chạy dài, dọc thao các đảo : Quan
Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Bãi Dài…với cát trắng phau, nước biển trong
xanh,với những rừng thông, rừng phi lao ven biển, không khí trong lành.
+ Cịn gì tuyệt vời hơn khi bạn đến với Vân Đồn, hịa mình vào khung cảnh
thiên nhiên thơ mộng, hịa mình vào làn nước trong xanh mát lành để quên
đi cái nóng nực của mùa hè.
- Việt Mỹ - Bãi Dài:
+ Bãi Dài nằm ở khoảng giữa cảng Cái Rồng và cảng Vạn Hoa (thuộc huyện
Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh), cách Bãi Cháy 60 km với hơn 1 giờ chạy xe cách trung tâm thị trấn Cái Rồng khoảng 10km.
+ Nằm bên bờ vịnh Bái Tử Long xinh đẹp, bãi biển Bãi Dài dựa vào chân
núi rừng còn hoang sơ trải dài gần 2km với bờ biển thoai thoải cát trắng mịn

màng và làn nước trong xanh có thể nhìn thấu tận đáy. Đến đây vào dịp hè,
du khách có thể tản bộ dọc bờ biển để vừa nghe tiếng sóng vỗ rì rào vừa
ngắm bức tranh sơn thủy hữu tình của Vịnh Bái Tử Long.
+ Gần 10 năm trước, khu vực Bãi Dài còn là một vùng đất hoang sơ, cỏ cây
mọc um tùm. Thời điểm đó, huyện đảo Vân Đồn cịn nghèo, cơ sở hạ tầng giao thơng đi lại cịn khó khăn. Vậy mà chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm cải
tạo, xây dựng trên cơ sở tôn trọng vẻ đẹp tự nhiên sẵn có, những nhà đầu tư
đã làm cho vùng đất hoang vu này trở thành một khu du lịch sinh thái hấp
dẫn.
+ Nằm bên bờ vịnh Bái Tử Long xinh đẹp, bãi biển Bãi Dài trải dài gần
2km, với bờ biển thoai thoải cát trắng và làn nước trong vắt có thể nhìn thấu
tận đáy. Đến đây vào dịp hè, du khách có thể tản bộ dọc bờ biển để vừa nghe
tiếng sóng vỗ rì rào vừa ngắm bức tranh sơn thuỷ hữu tình của Vịnh Bái Tử
Long.
+ Mà khơng chỉ có bãi biển hoang sơ và thơ mộng, đến Bãi Dài, du khách
cịn có dịp được hồ mình vào khơng gian tĩnh lặng của những khu nghỉ


dưỡng thật dễ chịu, với hệ thống bãi tắm, nhà hàng, khách sạn được chia làm
4 khu: 3 tầng, 2 tầng, văn phòng và Làng tre, với hơn 100 phòng nghỉ. Bên
cạnh đó, để phục vụ nhu cầu giải trí cho khách du lịch, các khu nghỉ dưỡng ở
Bãi Dài, như Mai Quyền, Vân Hải, Việt Mỹ cũng đã đưa vào hoạt động
nhiều mơn thể thao trên biển, như bóng chuyền bãi biển, chèo thuyền kayak,
lái xe máy nước và cả những trị chơi giải trí như hát karaoke tập thể, tennis
v.v..
+ Với cảnh quan thơ mộng, cây cầu tàu bằng gỗ cũng chính là một trong
những điểm nhấn của Bãi Dài, là nơi không thể bỏ qua của các bạn trẻ đam
mê chụp ảnh và các đôi uyên ương đến để chụp ảnh cưới. Ngoài ra, với
những du khách u thích khám phá, từ đây cũng có thể khởi hành bằng
xuồng ra thăm Vịnh Bái Tử Long hay các hòn đảo xinh đẹp với hệ sinh thái
rừng, biển phong phú như Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu hay tới thăm

chùa Cái Bầu - một trong hai thiền viện Phật giáo ở Quảng Ninh.
+ Đến nay dù đã được đưa vào khai thác nhưng Bãi Dài vẫn không bị mất đi
vẻ yên tĩnh vốn có của nó. Vào những ngày hè nắng gió, ngồi dưới rặng phi
lao ngắm dãy núi xa xa phía chân trời, thỉnh thoảng có con tàu lướt sóng
ngang qua rồi vút đi trong tích tắc.
+Đó là những chuyến tàu cánh ngầm, cao tốc trở hành khách từ TP. Hạ Long
hoặc cảng Vân Đồn ra các xã đảo xung quanh. Nếu ai đã một lần đi trên
chuyến tàu đó sẽ được nhìn tận mắt Bài Dài từ xa, uốn mình quanh bờ biển.
Chắc chắn đã khơng ít người từng ngạc nhiên hỏi: Bãi gì mà dài thế?
+Mùa hè đứng trên bãi Dài thật thú vị. Mỗi buổi sáng bình minh, tiết trời
mát mẻ, khơng khí trong lành, dạo bộ dọc bờ biển để thưởng ngoạn thiên
nhiên hùng vĩ, ngắm nhìn những ngọn núi cịn ngun vẻ hoang sơ. Phóng
tầm mắt ra xa là Vịnh Bái Tử Long với những đảo đá nhấp nhô, như một bức
tranh sơn thủy hữu tình. Quay lại phía sau lưng là những dãy núi thoai thoải
tựa như chiếc đuôi rồng ôm trọn vùng vịnh. Bạn sẽ nhận ra một điều chẳng
nơi đâu trên đất nước mình có được cảnh tượng mây – trời, non – nước lại
hòa quyện cùng nhau tại đây: thật hoang sơ và thơ mộng.
+ Còn khu du lịch sinh thái Việt Mỹ dựa vào chân núi với những dãy nhà sàn
liên hoàn và những bãi cỏ rộng, rặng phi lao xanh rì. Ở đây có một cảng nhỏ
để đón khách du lịch ra thưởng thức đặc sản tươi sống trên nhà bè. Không
gian này phù hợp với du khách đi theo nhóm đơng, tắm biển, tối đến đốt lửa


trại, sinh hoạt ngồi trời... Bạn cũng có thể thử mạo hiểm khám phá những
hang động còn tự nhiên xung quanh khu vực này.
- Bãi Quan Lạn:
+ Bãi tắm Quan Lạn tọa lạc ngay trong vịnh Bái Tử Long, thuộc huyện đảo
Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh, giữa hai xã Quan Lạn và Minh Châu. Đây là
một trong bãi biển đẹp, cịn giữ ngun được vẻ hoang sơ, mơi trường sinh
thái chưa bị ơ nhiễm.

+ Nước biển xanh ngắt, sóng to, cát trắng trải dài tới vài km. Cách mép nước
vài chục mét là những bãi dứa dại xanh ngút ngát làm cho bãi tắm dường
như hoang sơ hơn.
+ Hiện nay các công ty đã đầu tư xây dựng một hệ thống nhà nghỉ theo kiểu
nhà sàn ẩn mình trong những rặng phi lao xanh ngắt. Một con đường lát
gạch đỏ au đón du khách từ trục đường chính của xã đến bãi tắm Quan Lạn.
+ Vẻ đẹp hoang sơ và môi trường sinh thái trong lành ở đây tạo nên sự hấp
dẫn du khách đến với bãi tắm Quan Lạn. Cát tại đây được ví “ Trắng như
Tuyết , mượt như Nhung”, có bãi biển dài đến nhiều km, sóng to và rất trong
lành mang đến nhiều điều hấp dẫn du khách yêu thích tắm biển, vận động và
tham gia cắm trại, hội hè …
 Khí hậu :
- Cũng như các vùng miền khác ở miền Bắc, Vân Đồn năm trong khu vực
nhiệt đới gió mùa song khí hậu ở đây chịu ảnh hưởng và tác động nhiều của
biển, tạo ra những vùng sinh thái mốn hợp miền núi, ven biển. Khí hậu nóng
ẩm, mưa nhiều.
- Vân Đồn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, từ tháng 3 đến tháng 8, gió
Đơng Nam từ biển thổi vào mát mẻ, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, khí
hậu lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc thổi về, bởi vậy, hay gây ra
sương mù. Lượng mưa trung bình năm ở khu vực quần đảo Cái Bầu là
1.748mm, ở Bản Sen thuộc quần đảo Vân Hải là 2.442mm.
 Tài nguyên nước:
- Vân Đồn có tài nguyên nước khá phong phú và đặc sắc
- Là một huyện đảo nên Vân Đồn có ít sơng suối. Trên huyện có sơng lớn và
sông dài nhất là sông Voi Lớn, dài 18km. Tốc độ dịng chảy của các con
sơng khá ơn hịa, nên không gây lũ lụt vào mùa mưa bão.
- Hệ thống nước ngầm khá phong phú, trữ lượng dồi dào. Ở bất cứ đâu trên
huyện người dân cũng có thể đào giếng để lấy nước ngọt dùng trong sinh
hoạt. Nước ở đây không bị nhiễm mặn, nhiềm phèn chua như nước ở vùng



đồng bằng Bắc Bộ. Chính vì thế mà người dân trong vùng không bị thiếu
nước ngọt dùng tring sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
- Tiềm năng lớn nhất của Vân Đồn là ở biển. Vùng biển có nhiều chủng loại
hải sản. Có những hải sản q như tơm he, cá mực, sá sùng, cua, ghẹ, trai
ngọc, bào ngư, ốc bể. Nghề đánh bắt cá biển có truyền thống lâu đời song
chủ yếu là đánh bắt trong lộng và ven bờ.
 Tài nguyên sinh vật:
- Vân Đồn là vùng đất đa dạng về địa hình, khí hậu thổ nhưỡng nên hệ sinh
thái cũng phát triển đa dạng và rất phong phú về chủng loại.
- VQG Bái Tử Long có hệ thực vật khá phong phú và đa dạng. Hệ thực vật ở
đây bao gồm 780 loài, 468 chi, 135 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có
mạch. Trong đó ngành Mộc lan (Magnoliphyta) chiếm đa số với 729 loài,
438 chi, 114 họ. Ngành Dương xỉ (Podipidiophyta) với 16 họ, 24chi, 45 lồi.
Hai ngành ít lồi nhất là Lá thơng (Psiliophyta) và ngành Thông đất
(Lycopodiophyta), mỗi ngành chỉ gặp mỗi một họ, 1 chi, 1lồi. Ngành thơng
(Polyphyta) có 3 họ 4 chi 4 lồi. Cịn ngành Tháp bút (Equiseptophyta) chưa
gặp đại diện nào trong khu vực VQG Bái Tử Long.
- Trong tổng số 135 họ thực vật có ở Vườn, số lồi gặp trong mỗi họ có khác
nhau. Có 31 họ mới gặp 1lồi, 32 họ có 3-4 lồi, 28 họ có 5-9 lồi và 24 họ
có trên 10 lồi. Hai họ có số lượng trên 40 lồi là Rubiaceae (47 loài ) và
Euphorbiaceae(41 loài). Đây cũng là những họ có số chi và lồi đa dạng nhất
trong hệ thực vật Việt Nam. Có 18 chi có số lồi nhiều hơn, 5 trong đó 2 chi
Fiecus (18 lồi), Symplocos (11lồi) có số lồi lớn nhất.
- VQG Bái Tử Long có 21 loài thực vật quý hiếm được ghi nhận trong sách
đỏ Việt Nam (1996) và 10 lồi có tên trong các phụ lục IA, IIA của Nghị
định 32/2006/CP-NĐ của Chính phủ quy định danh sách các loài động thực
vật quý hiếm cần bảo vệ.
- Nguồn tài ngun cây có ích bao gồm: 431loài cây thuốc ,126loài cây cho
gỗ, 44 loài cây cho quả và hạt ăn được, 33 loài cây làm rau ăn ,27 loài cây

cho tinh dầu và dầu béo , 14 loài cây làm thức ăn cho gia súc.
- Thành phần loài động vật hoang dã trên đảo trong phạm vi Vườn quốc gia
Bái Tử Long có:
+ Lớp thú có 24 lồi thuộc 13 họ, 6 bộ.
+ Lớp chim có 71 lồi thuộc 28 họ, 9 bộ
+ Lớp lưỡng cư có 15 lồi thuộc 1 họ, 1 bộ.
+ Lớp bị sát có 33 lồi thuộc 12 họ, 2 bộ.


+ Cơn trùng bộ Cánh phấn ( Lepidoptera) có 120 loài, thuộc 8 họ.
- Nằm trong danh sách được đưa vào sách đỏ về động vật rừng có: Bồ câu
nâu, Báo gấm (Neofelis nebulosa), Báo lửa , Sơn dương (Capricornis
sumatraensis), Rùa hộp ba vạch (Cuora trifasciata), Tắc kè (Gekko gekko),
Kỳ đà hoa (Varanus salvator), Trăn đất ( Python molurus), Rắn ráo thường
(Ptyas korros), rắn cạp nong (Bungaus fasciatus), rắn Hổ mang (Naja naja),
rắn Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah)...
- Thực vật ngập mặn : Qua khảo sát ở 15 điểm khu vực Bái Tử Long và kết
quả khảo sát của năm 1999, đã phát hiện được 19 loài thực vật ngập mặn
(TVNM) thuộc hai nhóm: nhóm lồi chủ yếu và nhóm loài chịu mặn gia
nhập vào rừng ngập mặn (RNM). Trong đó, nhóm lồi chủ yếu có 11 lồi, và
nhóm lồi chịu mặn gia nhập RNM có 8 lồi. Trong thành phần của khu hệ
loài sú Aegiceras corniculatum chiếm ưu thế trong tồn khu vực.
- Về đa dạng lồi: Tính đến thời điểm tháng 1 năm 2008 đã thống kê được
1.909 lồi động thực vật. Trong đó hệ sinh thái rừng có: 1.028 lồi gồm các
nhóm: thực vật bậc cao có mạch, thú, chim, bò sát, lưỡng cư. Hệ sinh thái
biển có 881 lồi gồm: thực vật ngập mặn, rong biển, thực vật phù du, động
vật phù du, giun đốt, thân mềm, giáp xác, Da gai, san hô, cá.
- Tổng số lồi q hiếm lên đến 60 lồi, trong đó có 52 lồi trong sách đỏ Việt
Nam (1996); 10 lồi có tên trong Nghị định 32/2006/CP-NĐ của Chính phủ
quy định danh sách các loài động thực vật quý hiếm cần bảo vệ (NĐ 32) và

2 lồi có tên trong cả 2 danh sách.
2. Tài nguyên du lịch nhân văn:
 Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể:
 Đình – Chùa- Miếu Quan Lạn :
- Đảo Quan Lạn là một đảo thuộc quần đảo Vân Hải, cách trung tâm huyện
Vân Đồn 55km, có diện tích đất tự nhiên 6.472ha, gồm 5 thơn chính : Đơng
Nam, Thái Hịa, Bấc, Đồi,Tân Phong và 3 thôn lẻ : Sơn hảo, Tân Lập, Yến
Hải.
- Quan Lạn từng là trung tâm của thương cảng cổ Vân Đồn sầm uất và thịnh
vượng, tàu bè ra vào tấp nập. Hiện nay, trên đảo cịn có rất nhiều các chi tiết
liên quan tới thương cảng cổ đó.
- Đình Quan Lạn :
+ Quan Lạn có một quần thể di tích đình, chùa, miếu, nghè đã tồn tại từ rất
lâu đời nhưng nổi bật nhất phải nói tới chính là ngơi đình quay mặt ra hướng
biển cả bao la được xây dựng ở thương cảng cổ Cái Làng dưới thời hậu Lê


(khoảng thế kỷ XVII). Vào thời nhà Nguyễn, ngơi đình ở thương cảng cổ
Cái Làng được di chuyển về Quan Lạn và đặt tên mới là đình Quan Lạn.
Trước, đình có kết cấu mặt bằng hình chữ cơng gồm bái đường 5 gian, 2
chái, 1 hậu cung ở phía sau. Vị trí đình hiện nay được xây dựng vào năm
Thành Thái thứ 12 trên thế đất nhìn ra biển. Phía trước là 3 ngọn núi: Sao
Trong, Sao Ngoài, Sao Ơn và 5 đỉnh núi sau lưng. Từ Cái Làng về Quan Lạn
đình phải chuyển đến 3 lần. Có một sự giải thích khá thú vị của các cụ trong
làng rằng: Thoạt tiên đình được xây dựng ở chân núi Đơng Đồn. Sau một
thời gian chuyển về thôn Nam làm theo kiểu chữ khẩu và từ bấy ở đây
thường xảy ra cãi cọ, xơ xát đến mức túm tóc cắt búi tó của nhau nên người
ta phải một lần nữa di chuyển về thơn Đồi như ngày nay.
+ Đình được làm bằng gỗ mần lái, mịn và chắc hơn gỗ lim, đặc biệt chống
được sự ăn mòn của hơi nước biển. Gỗ Mần Lái mọc trên núi đá, áng đá.

Loại gỗ này chỉ có ở đảo Cát Bà và hiện khai thác rất khó khăn. Thế mới biết
được sự kỳ cơng và sức người để có được một ngơi đình có quy mô, đẹp đẽ
như bây giờ.
+ Trải qua hơn 300 năm và nằm ở nơi đầu sóng ngọn gió, thời gian cũng đã
để lại dấu vết ở ngơi đình nên một số cột trong đình đã được tu bổ trong năm
1995 và 2002. Tuy nhiên, sự không tinh tế của người thợ khi phết lên màu
sắc cho cây cột thay vì phần lớn các cây cột gỗ là màu nguyên bản đã khiến
nhiều người trong chúng tôi cảm thấy đáng tiếc. Và ngay chính chú Phạm
Duyệt cũng bng tiếng thở dài khi nhắc lại câu chuyện tu bổ ngày trước.
+ Trời quang mây tạnh, cư dân trên đảo từ ngoài biển nhìn thấy bóng dáng
đình là biết sắp trở về đến nhà. Tháng 6 âm lịch hàng năm tại đình làng tưng
bừng diễn ra lễ hội Vân Đồn trong 10 ngày. Người đi làm ăn xa ở bất cứ nơi
đâu để cố gắng về cho đông đủ, bà con trên đảo thì “nội bất xuất” 10 ngày
vui chơi lễ hội và làm lễ cầu bình an. Vậy nên tới hịn đảo xinh đẹp Quan
Lạn mà chỉ đắm say trong gió, cát biển thơ mộng mà qn đi ngơi đình cổ
thì hành trang trở về của du khách phương xa sẽ ít nhiều tiếc nuối lắm thay.
- Chùa Quan Lạn:
+ Chùa Quan Lạn nằm cạnh đình Quan Lạn. Chùa có tên chữ là Linh Quang
tự. Chùa có kiến trúc giản dị. Ngoài cùng là tam quan, sau đến bái đường và
hậu cung. Mái lợp ngói mũi hài. Hệ thống vì kèo cột gỗ theo kiểu giá chiêng
chồng rường, trên các đầu xà, đầu trụ có chạm khắc hoa lá, chủ yếu là hoa
sen. Chùa Quan Lạn thờ phật, thờ mẫu Liễu Hạnh và cụ Hậu. Cụ Hậu là


người gốc Quan Lạn khơng có con, sống rất hiền lành phúc hậu, trước khi
chết cụ đã hiến toàn bộ tài sản của mình cịn lại cho nhà chùa, vì vậy mà
người dân trong vùng đã tôn cụ làm Hậu Phật, tạc tượng cụ và đặt tượng cụ
ở ngay trong chùa. Tượng cụ Hậu là bức tượng dân gian khá đặc sắc còn lưu
giữ trong chùa.
+ Hiện nay chùa còn lưu giữ được đầy đủ hệ thống tượng phật có giá trị

điêu khắc mang đậm phong cách thời Nguyễn, các bức hoành phi, câu đối,
sắc phong của vua Thành Thái (1889) phong cho mẫu Liễu Hạnh.
- Nghè Quan Lạn :
+ Đảo Quan Lạn cịn có 2 nghè: nghè Bản Thổ và nghè Trần Khánh Dư.
+ Nghè Bản Thổ rất nhỏ nằm giữa đình và chùa, thờ thần bản thổ. Trong
sách chép nói về các thần của Quan Lạn có ghi: “Thần thổ địa là vị có cơng
khai phá đất đai dựng nên xã này, cũng là vị dũng mãnh chết trong chiến
trận”. Hiện trong nghè đang thờ một bài vị, trên bài vị có ghi: “Đương Cảnh
thổ địa thần kỳ - vị hiền”.
+ Nghè Trần Khánh Dư nằm ở xóm Thái Hà, bị hỏng nặng, năm 1995 được
xây dựng lại theo kiểu chữ đinh gồm 3 gian tiền đường và 1 gian hậu cung.
Nghè thờ tướng Trần Khánh Dư, người có cơng lao to lớn trong việc bảo vệ
vùng biển biên ải Đông Bắc của tổ quốc.
+ Nghè Trần Khánh Dư và đình Quan Lạn có mối quan hệ rất gắn bó và mật
thiết với nhau. Hàng năm dân làng vẫn tổ chức rước kiệu Trần Khánh Dư từ
đình về nghè để thờ.
- Miếu :
+ Ở Quan Lạn có bốn ngơi miếu, đó là miếu Cao Sơn, miếu Đức Ơng, miếu
Sao Ỏn và miếu Đồng Hồ.
+ Miếu Sao Ỏn và miếu Đức Ông, Miếu Đồng Hồ là nơi thờ ba anh em
tướng lĩnh họ Phạm đã tham gia chiến đấu trong trận đánh giặc Nguyên
Mông thế kỷ XIII và các ông đã hy sinh ngay trên vùng biển Quan Lạn. Xác
của ba ông đã trôi dạt vào bờ ở ba nơi: Sao Ỏn, Đồng Hồ, Bến Đình như vị
trí miếu thờ ba ông ngày nay.
+ Miếu Cao Sơn thờ thần núi, một vị thần mà người dân trong đảo tôn sùng,
họ cho rằng nhờ có vị thần này che chở mà đời sống của họ được ấm êm, no
đủ. Ngoài ra, miếu còn thờ Đỗ Tấn Thân, cụ tổ của dịng họ Đỗ.
+ Cụm di tích đình, chùa, miếu, nghè Quan Lạn thực sự là cụm di tích lịch
sử và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân



biển. Đặc biệt lễ hội ở đây cũng mang sắc thái riêng biệt gắn chặt với đời
sống lao động của cư dân làng biển và truyền thống đánh giặc giữ nước của
cha ông ta. Lễ hội Quan Lạn diễn ra vào ngày 18 tháng 6 âm lịch, không
kéo dài đến hết tháng sáu. Lễ hội có hai phần gắn bó chặt chẽ với nhau đó là
lễ rước Tướng Trần Khánh Dư và hội chèo thuyền.
- Đền thờ Cặp Tiên :
+ Nằm ngay cửa ngõ của huyện đảo Vân Đồn, cách khu di tích đền Cửa Ơng
khơng xa là ngơi đền Cặp Tiên (hay cịn gọi là đền Cơ bé Cửa Suốt) thuộc
địa bàn xã Đông Xá, huyện đảo Vân Đồn. Đền toạ lạc ở một vị trí đắc địa,
giữa một vùng sơn thuỷ hữu tình,“đầu tựa sơn, chân đạp thuỷ” cảnh đẹp thơ
mộng, yên tĩnh...
+ Đền Cặp Tiên là một cơng trình tín ngưỡng dân gian. Trải qua thời gian,
ngơi đền đã bị hư hỏng khá nhiều nhưng hiện nay được trùng tu tôn tạo lại
nên khá khang trang. Đến với khu di tích, ngồi tham quan, vãng cảnh hành
lễ tại khu vực Đền chính và động Sơn trang, một địa điểm mà du khách
khơng thể bỏ qua, đó là giếng Tiên, nằm trong khuôn viên của đền. Đây là
một giếng nước ngọt nằm ngay bên bờ biển. Khi nước thuỷ triều lên, dù
giếng có bị ngập nước mặn nhưng ngay sau đó lại ngọt trở lại. Quanh năm
giếng khơng bao giờ hết nước. Bởi vậy, không chỉ nhân dân trong vùng mà
cả những người đi biển đều rất quý giếng nước này. Giếng Tiên còn liên
quan đến câu chuyện truyền thuyết về hai vị tiên ông thường hay lui tới
ngắm “non xanh nước biếc” phong cảnh bồng lai và chơi cờ giải trí. Đi theo
phục vụ hai vị tiên ông là hai tiên nữ xinh đẹp. Hàng ngày hai vị tiên ơng
chơi cờ thì hai nàng tiên xuống giếng này lấy nước về đun uống cho hai vị
tiên ông... Tương truyền nếu ai dùng nước giếng Tiên, da sẽ trắng như các vị
tiên và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Chính vì thế, khi đến tham quan
khu di tích này, du khách là nữ thường khơng bỏ qua cơ hội dừng chân ghé
vào giếng Tiên...
+ Hiện hay khu vực đền Cặp Tiên có 3 cơng trình : Đền Chính, Giếng Tiên

và động Sơn Trang.
+ Đền chính quay hướng Đông Bắc, kiến trúc chữ Đinh, gôm bái đường và
hậu cung với tổng diện tích là 102m2. Kiến trúc vì kèo ở bái đường theo cấu
trúc chống rường con nhị, cột cửa được làm bằng gỗ táu, trên các vì có treo
các hồnh phi, ở các cột có treo các câu đối, sân đền xây dựng phương đình,


mái lợp ngói mũi hài, hai tầng tám mái, điểm mái ghép ngói lá đề, trong
phương đình đặt bát hương công đồng lớn bằng đồng.
+ Động Sơn Trang được chia làm 2 phần theo cấu trúc của đền. Phía ngồi
bằng phẳng là nơi hành lễ, cịn phía trong được đắp thành các dãy núi đá và
đặt các pho tượng, phía trên bức tường ngăn giữa nơi làm lễ và động thờ treo
bức hoành phi cuốn thư gồm 4 đại tự bằng chữ Hán “ Công đồng sơn
trang” . Tượng thờ bài trí khắp khơng gian hậu cung tỏng động, gồm tượng
mẫu Đệ nhị thượng ngàn, tượng nhị vị vương bà và 12 cơ sơn trang, hai bên
pho tượng cậu. Chính giữa động là bức hồnh phi tạo hình cuốn thư đề 4 chữ
“ Nữ động sơn trang”.
+ Giếng Tiên trong khuôn viên của đền, đây là một khẩu giếng nước ngọt
nằm ngay bên bờ biển, khi nước triều lên dù có bị ngập thì ngay khi triều
xuống nước lại ngọt trở lại, quanh năm giếng không bao giờ hết nước. Nước
giếng thiêng! Nghe nói uống hay tắm gội sẽ tang cường sức khỏe, đặc biệt là
với tẻ em nên mọi người thi nhau múc.
+ Hiện nay, đền Cặp Tiên được xây dựng và trùng tu lại rất khang trang và
sạch đẹp, nay đã trở thành điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
tới tham quan.
- Thương cảng cổ Vân Đồn:
+ Năm con Rắn (1149) - cũng vào mùa xuân, cách đây đúng 864 năm, vua
Lý Anh Tông đã cho lập trang Vân Đồn - đánh dấu sự ra đời của thương
cảng sớm nhất lịch sử Việt Nam. Giá trị lịch sử, văn hoá của thương cảng
Vân Đồn và tầm ảnh hưởng của nó đến lịch sử Quảng Ninh nói riêng, đất

nước nói chung, đã được nhiều nhà khoa học khẳng định.
+ Đến thời Trần, đồ sứ phát triển thêm một bước mới, kiểu dáng khoẻ khoắn,
men son nâu thanh thoát, giản dị chẳng những làm cho thương nhân nhiều
nước ưa chuộng, mà ngay đến cả vua chúa triều Nguyên (Trung Quốc) cũng
ưa dùng, muốn trong số những cống vật của nhà Trần dâng cho “Thiên triều”
phải có loại bát sứ.
+ Sau khi được cơng nhận di tích cấp quốc gia và là một trong 4 di tích trọng
điểm của tỉnh, việc quy hoạch, đầu tư, tôn tạo phát huy giá trị di tích Thương
cảng Vân Đồn cịn rất hạn chế so với 3 di tích cịn lại (Chiến thắng Bạch
Đằng 1288, Yên Tử, Lăng mộ các vua Trần ở Đơng Triều). Lý do dễ hiểu
bởi di tích Thương cảng Vân Đồn là một hệ thống có phạm vi quá rộng, bao
trùm cả Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long; các di tích vật thể gần như khơng


cịn, cơ bản chỉ cịn lại dấu tích vị trí các bến thuyền với mảnh gốm sứ, dấu
tích một số ngôi chùa, tháp trên đảo Cống Đông…
+ Mặc dù vai trị, giá trị, ý nghĩa lịch sử của di tích Thương cảng Vân Đồn
đã được các nhà khoa học làm sáng tỏ nhưng nó đã, đang và sẽ vẫn được các
nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế quan tâm. Đơn giản bởi tầm ảnh
hưởng của nó đến đời sống chính trị nhiều thế kỷ của nước Đại Việt, và quan
trọng - nó là thương cảng đầu tiên trong lịch sử nước Việt Nam.
- Đền thờ vua Lý Anh Tông:
+ Đền vua Lý Anh Tông (Vân Hải Linh Từ) thuộc khu 9 thị trấn Cái Rồng
cách không xa đường ra cảng được xây trên bậc thềm triền núi phía tây nam,
khuôn viên của đền, vách núi uốn cong, tay long cao và dài liên tục, tay hổ
thấp và ngắn. Đền có thế tọa sơn ỷ dốc đón thuỷ mạch để trị long khí, lấy
dãy đồi xa phía tây thị trấn làm án, thời gian đã biến đền Vân Hải linh từ
thành phế tích, tháng 3/1993 được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các
cơ quan chức năng và của du khách thập phương Đền thờ vua Lý Anh Tông
đã được phục dựng lại trên nền móng cũ và hồn thành năm 1997.

làm kỷ niệm. Thương cảng Vân Đồn sầm uất kéo dài gần 5 thế kỷ.
+ Nằm ở vị trí đắc địa giữa vùng nước sơn thuỷ hữu tình, cảnh quan thiên
nhiên thơ mộng, với cơng trình mang nét kiến trúc cổ truyền thống. Đền thờ
vua lý Anh Tông đang là một trong những điểm nhấn văn hóa tâm linh đáp
ứng phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm bái nhân dân trong, ngồi huyện đây
khơng chỉ là cơng trình lịch sử văn hóa tâm linh mà cịn là địa chỉ du lịch
sinh thái hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
+ Sự thờ cúng ở Đền thờ vua Lý Anh Tông không chỉ là những biểu hiện
điển hình của tín ngưỡng dân gian, mà ở đó tính huyền thoại và tính lịch sử
ln hồ quyện vào nhau, hướng tới sự cầu mong cho mọi người sức khoẻ,
bình n hạnh phúc, mưa thuận, gió hồ, mùa màng bội thu, đất nước thanh
bình.
- Chùa Cái Bầu :
+ Nằm ngoài khu vực dân cư, tránh xa khỏi những ồn ào xô bồ của đời
thường, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (hay còn gọi là chùa Cái Bầu) ở
Vân Đồn cũng có thể coi là điểm đến cuối cùng trong chuyến hành trình tơn
giáo về phía Đơng Bắc Tổ quốc, qua Yên Tử, đền Cửa Ông, đền Cặp Tiên...
+ Tựa lưng vào dãy núi xanh nguyên sơ, hướng mặt ra vịnh Bái Tử Long
mênh mơng sóng nước, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm được bao trùm bởi
khơng khí thanh bình, tĩnh lặng khiến cho mỗi tiếng chuông chùa, mỗi tiếng


tụng kinh gõ mõ như càng ngân vang hơn. Thiền viện được xây dựng trên
nền ngôi Phúc Linh Tự, đền thờ các vị tướng nhà Trần trong cuộc chiến
chống quân xâm lược Nguyên - Mông từ thế kỷ XIII, nơi đây đã từng chứng
kiến trận đánh đón đầu, tạo tiền đề cho cuộc chiến thắng trên sông Bạch
Đằng năm 1288. Để tưởng nhớ công đức của các vị anh hùng nhà Trần đã hi
sinh bảo vệ dân tộc, hồi tưởng về nền miếu thờ cũ, Thiền viện Trúc Lâm
Giác Tâm đã xây dựng đền thờ nằm trong diện tích tâm linh của chùa, tiền lệ
chưa từng có trước kia (đền kết hợp với chùa).

+ Khởi công từ năm 2007, chùa đã hồn thành được Chánh điện, lầu
Chng, lầu Trống, cổng tam quan, tăng phòng, nhà khách chư tăng, chư ni
v.v.. và vẫn đang được tiếp tục xây dựng thất đường trụ trì, thất chuyên tu,
thiền đường, nhà trưng bày trai đường, nhà phát hành các ấn phẩm Phật giáo
và một tượng Phật lớn từ trên đỉnh núi nhìn ra vịnh…
+ Chánh điện có tổng diện tích 6.000m2, gồm hai tầng; tầng trên đặt tượng
Phật Thích Ca Mâu Ni, phía sau là phù điêu bằng đồng mô tả lại quang cảnh
của gốc cây Bồ đề, nơi Ngài giác ngộ. Hai bên là tượng của Văn Thù Sư Lợi
và Phổ Hiền Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ và từ bi. Trên bức tường quanh
Chánh điện là các bức phù điêu tinh xảo bằng đồng, mô tả lại cuộc đời Đức
Phật kể từ lúc Ngài đản sanh tại vườn Lâm Tì Ni cho đến khi nhập cõi Niết
bàn. Tầng dưới hiện nay là nhà tổ, thờ các chư vị tổ sư, Bồ Đề Đạt Ma khai
sinh ra thiền phái Trúc Lâm, Phật hồng Trần Nhân Tơng, Pháp Loa đại sư,
Huyền Trang đại sư là các vị có cơng phát triển và duy trì thiền phái Trúc
Lâm tại Việt Nam. Từ đây nhìn xuống, thấy vịnh Bái Tử Long mênh mơng
sóng nước trong khơng khí tĩnh lặng trong tiếng chng chùa thanh tịnh, bao
nhiêu muộn phiền, những toan lo của đời thường đều được xố tan.
+ Để giữ gìn sự tơn nghiêm nơi cửa Phật, công tác an ninh trật tự trong khu
vực chùa được triển khai rất tốt. Trong khuôn viên nhà chùa khơng cho phép
bán hàng, khơng có các hoạt động mê tín dị đoan như coi bói, rút quẻ. Các
du khách, phật tử thập phương đến chùa nếu muốn đều được phục vụ cơm
chay miễn phí…
+Với cảnh đẹp làm say lịng người, khơng khí trong lành, gần với khu du
lịch Bãi Dài nổi tiếng, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (Chùa Cái Bầu) đang
dần trở thành một điểm du lịch tâm linh thu hút rất đơng du khách tín
ngưỡng đạo Phật mỗi khi về với Quảng Ninh.


+ Muốn đến chùa Cái Bầu, bạn có thể đón xe về Cửa Ông hoặc thị trấn Cái
Rồng (Vân Đồn - Quảng Ninh). Chùa nằm cách trung tâm thị trấn Cái Rồng

khoảng 10km, về phía xã Hạ Long (đường độc đạo).
 Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể:
 Lễ hội Vân Đồn:
- “Đến hẹn lại lên”, hàng năm cứ đến ngày 10 tháng 6 Âm lịch, người dân đảo
Quan Lạn (Vân Đồn) lại làm lễ “khoá làng” để nghỉ ngơi chuẩn bị cho lễ
hội; bà con đi làm ăn đâu xa thì cố gắng trở về tham gia lễ hội Vân Đồn - lễ
hội biểu dương tinh thần thượng võ của người dân biển nơi đây...
- Lễ hội Quan Lạn vừa kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288 và
chiến công của Trần Khánh Dư, vừa là ngày hội cầu được mùa của cư dân
vùng biển.
- Lễ hội Quan Lạn (còn gọi là hội đua bơi Quan Lạn), là hội làng của người
dân xã đảo Quan Lạn, một hòn đảo nằm ở khu trung tâm thương cảng cổ
Vân Đồn.
- Lễ hội được tổ chức trên bến Đình, nơi có đình Quan Lạn, một ngơi đình cổ
trong số ít những ngơi đình cịn giữ được cho đến ngày nay.
- Ngày 10 tháng 6: khoá làng (một tục làm trong lễ hội của người Việt), dân
trong làng không được đi bất cứ đâu nhưng những người làm ăn ở xa và
khách thập phương lại có thể về làng dự hội.
- Lễ hội Quan Lạn có tục đua thuyền khác với bơi trải. Dân làng chia làm hai
phe Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ lập doanh trại riêng từ ngày 13 để
luyện quân, chuẩn bị thuyền đua. Thuyền đua thường là thuyền đi biển trọng
tải 5 đến 6 tấn, rộng và sâu lịng, được hạ buồm, trang trí đầu rồng ở mũi
thuyền.
- Ngày 16 làm lễ nghinh thần. Dâng lễ rước bài vị của Trần Khánh Dư từ nghè
(cách đình 1, 5 km) về đình. Dưới bến, đơi thuyền đua tập luyện tạo một
khơng khí tưng bừng náo nhiệt.
- Ngày 18 tháng 6 vào 3 giờ chiều (năm nào cũng vậy thường lúc này nước
triều lên tới sát bến của đình) hai bên bắt đầu xuất phát. Lính bên văn áo
trắng quần xanh, chân quấn xà cạp xanh, lính bên võ quần áo xám hoặc đen.
Tiếng chiêng trống, tiếng hơ vang, cờ bay phần phật đầy khí thế. Mỗi khi hai

đàn giáp nhau ở sân đình, qn lính cùng dân chúng hét lớn vang dậy cả một
vùng. Hai tướng múa những đường đao đẹp mắt, hai đoàn quân gặp nhau ba
lần, tượng trưng cho ba lần đánh thắng quân Nguyên thời Trần. Tới lần thứ


-

-

-

-

ba hai đoàn quân tập hợp trước miếu, hai vị tướng vào tế, khi quay trở ra thì
cuộc đua thuyền mới chính thức bắt đầu.
 Lễ hội đền Cặp Tiên:
Lễ hội được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm, và kéo dài đến hết tháng ba,
nhưng chính hội là ngày mùng 6 tháng Giêng. Lễ hội này được tổ chức từ
năm 1997 khi đền Cặp Tiên được giao về huyện Vân Đồn quản lý.
Hàng năm cứ vào ngày mùng 6 Tết, nhân dân địa phương và du khách gần
xa lại kéo về khu vực đền Cặp Tiên để xem lễ khai hội. Đầu tiên là nghi lễ
thắp hương của đồng chí lãnh đạo tỉnh, tiếp thao là diễn văn khai mạc hội,
going trống khai hội, và cuối cùng là nghi lễ dâng hương. Nghi lễ này
thường do một đoàn tế của huyện chịu trách nhiệm. Đồn tế gồm 20 người,
có quần áo trang phục sặc sỡ. Lễ khai hội được diễn ra suốt này mùng 6.
Đây là lễ hội mang đậm tín ngưỡng dân gian với ý nghĩa cấu mong sóng yên
biển lặng, cấu sức khỏe, may mắn. Nhân dân huyện vào ngày này thường
đến đây cầu khấn, uống nước Giếng Tiên để mong cả năm được may mắn.
Hơn nữa, lễ hội này có một bộ phận khơng thể thiếu đối với du khách du lịch
lễ hội. Bởi theo truyền thuyết thì đây là ngơi đền “ Con”, nghĩa là Đền Cửa

Ơng thờ cha Trần Quốc Tảng, cịn Đền Cặp Tiên thờ con gái của ngài. Chính
vì thế du khách bao giờ cũng đến thăm Đền cha xong rồi đến Đền con. Đã
trở thành thói quen của người dân. Một khi đến thăm Đền cha và không tới
thăm Đền con thì tâm lý sẽ khơng thấy thoải mái, họ cho rằng như tehes sẽ
bị thần thánh trừng phạt.
Vì lẽ đó, du khách biết và đến với đền Cặp Tiên nhiều nhất vào dịp lễ hội.
Được công nhận là một di tích lịch sử, danh thắng. Lễ hội đền Cặp Tiên dần
trở thành lễ mang tầm cỡ quốc gia.



×