Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 67 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sự</b>
<i><b>Viện Chiến lược và chính sách y tế</b></i>
<b>TĨM TẮT</b>
<i>Đây là nghiên cứu hợp tác đầu tiên giữa Việt Nam và Lào về nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở khu vực biên</i>
<i>giới, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, quan sát điểm nóng, với 409 người cung cấp thơng tin chủ</i>
<i>chốt thuộc các nhóm đối tượng khác nhau (các nhà quản lý, nhóm hành vi nguy cơ cao và một số nhóm khác).</i>
<i>Nghiên cứu “Nguy cơ lây nhiễm HIV tại biên giới Việt Lào” đã đạt được các mục tiêu đặt ra: đó là cung cấp</i>
<i>thơng tin về nguy cơ lây nhiễm HIV qua biên giới ở các nhóm nguy cơ cao tại 6 tỉnh biên giới Việt Lào; Đề xuất</i>
<i>giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu sự lây nhiễm HIV qua biên giới; và nâng cao năng lực của các đơn vị</i>
<i>tham gia nghiên cứu, thiết lập mối quan hệ hợp tác dài hạn trong nghiên cứu và triển khai các can thiệp giữa</i>
<i>các bên liên quan.</i>
<b>I. Đặt vấn đề</b>
Để góp phần cung cấp bằng chứng nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 38/QĐ - TTg ngày
8/1/2008 của Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam về “Quy định sự phối hợp trong phòng, chống lây nhiễm
<i>HIV/AIDS qua đường biên giới”; Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế Việt Nam đã phối hợp với Trung</i>
tâm phòng, chống HIV/AIDS/STDs thuộc Cục Y tế Dự phịng và Mơi trường, Bộ Y tế Lào tiến hành nghiên
cứu hợp tác “<i><b>Nguy cơ lây nhiễm HIV tại một số địa phương thuộc biên giới Việt – Lào: Thực trạng và giải</b></i>
<i><b>pháp”. </b></i>Kinh phí triển khai do văn phịng điều phối dự án Phịng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng
sơng Mê Kơng tài trợ.
<b>II. Mơc tiªu nghiªn cøu</b>
1. Đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV qua biên giới ở các nhóm nguy cơ cao.
2. Đề xuất giải pháp can thiệp nhằm thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi và tăng cường khả năng tiếp cận với
các dịch vụ dự phịng và điều trị của các nhóm nguy cơ cao nhằm giảm thiểu sự lây nhiễm HIV qua biên giới.
3. Nâng cao năng lực của các đơn vị tham gia nghiên cứu và thiết lập mối quan hệ hợp tác dài hạn trong
nghiên cứu và triển khai các can thiệp giữa các bên liên quan.
<b>III. Đối tợng, địa bàn, phơng pháp nghiên cứu</b>
<i><b>Phương pháp nghiên cứu: </b></i>Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng phương pháp thu thập thông tin định tính
(phỏng vấn sâu), thu thập phân tích các thơng tin sẵn có, quan sát trực tiếp tại các điểm nóng mại dâm và tiêm
chích ma túy ở 2 bên biên giới
<i><b>Đối tượng nghiên cứu </b>gồm cả người Lào và Việt Nam, thuộc 3 nhóm gồm<b>: </b>Nhóm lãnh đạo quản lý tại các</i>
<i>khu vực đường biên: cơ quan phòng, chống HIV/AIDS, Cơng an, Bộ đội biên phịng, Kiểm dịch, Hải quan,</i>
Chính quyền địa phương và Y tế, Nhóm nguy cơ cao tại khu vực đường biên: mại dâm, khách mua dâm, người
tiêm chích ma tuý, lái xe đường dài, lao động tự do và các nhóm có liên quan khác: chủ nhà trọ/quán giải trí,
người hành nghề y tế tư nhân và người dân tại địa phương. Tổng số đã thực hiện 409 cuộc PVS: 90 cuộc với
nhóm quản lý, 237 cuộc với nhóm nguy cơ cao và 82 cuộc với các nhóm liên quan khác.
<i><b>Địa bàn nghiên cứu:</b></i> Nghiên cứu được tiến hành ở 6 tỉnh tại 3 cặp cửa khẩu quốc tế thuộc biên giới Việt
-Lào: cửa khẩu Bờ Y –Phù Cưa tại Kon Tum (Việt Nam) và Attapư (Lào), Cầu Treo-Nam Phao tại Hà Tĩnh (Việt
Nam) và Bolykhamsay (Lào) và Tây Trang- Panghok tại Điện Biên (Việt Nam) và Phongsaly (Lào).
<b>IV. KÕt qu¶</b>
<b>1.</b> <b>Các điểm nóng trên địa bàn khu vực biên giới: </b>
<b>Nguy cơ lây nhiễm HIV qua biên giới từ các nhóm di biến động tại khu vực đường biên</b>
<i><b>1.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội của các nhóm di biến động</b></i>
<i>1.1.1.Người bán dâm</i>
Hầu hết người bán dâm trong nghiên cứu này đều là nữ, độ tuổi từ 25-30. Gái mại dâm (GMD) người Lào trẻ
hơn so với người Việt. Trình độ học vấn của họ ở mức trung bình khá, hầu hết đều đang sống độc thân, hoặc ly
thân, ly dị. Số đông đều không phải là người địa phương, sinh trưởng trong những gia đình có hồn cảnh đặc
biệt (nghèo, mồ côi, bố mẹ li dị, thiếu sự chăm sóc đầy đủ, bị chồng hoặc bị người yêu lừa gạt, ruồng rẫy, bị
cưỡng bức...)
<i>1.1.2.Người tiêm chích ma túy (TCMT)</i>
Phần đông người TCMT đều là nam giới, tuy nhiên số phụ nữ sử dụng ma túy có chiều hướng gia tăng ở một
vài khu vực. Độ tuổi trung bình của nhóm TCMT phía Lào (16 – 37 tuổi) thấp hơn phía Việt Nam (19 – 62).
Trình độ học vấn của họ đạt ở mức trung bình khá, nghề nghiệp chủ yếu là nghề nông, buôn bán nhỏ và lao
động tự do... Phần lớn họ đều đã có gia đình và hiện đang sống cùng vợ con.
<i>1.1.3.Lái xe đường dài (LXĐD).</i>
Hầu hết LXĐD là nam giới tuổi từ 30 – 50, trình độ học vấn phổ biến là phổ thông trung học và tiểu học.
Phần đông họ vận chuyển gỗ, hoa quả, hàng điện tử của Thái Lan; thu nhập tùy thuộc theo công việc đảm nhận
(5-8 triệu đồng/tháng). Số đơng LXĐD đã có gia đình. Phần lớn họ đều có chung một số sở thích như: quan hệ
tình dục, các dịch vụ giải trí thư giãn (karaoke, gội đầu thư giãn…), chơi bài…
<i>1.1.4.Các nhóm di biến động khác</i>
Chủ yếu là nam giới làm công nhân xây dựng, công nhân, chủ thầu, làm thuê... trong độ tuổi từ 20 – 50, trình
độ học vấn ở mức thấp. Người đã lập gia đình chiếm số đơng song do điều kiện công việc họ thường xuyên phải
sống xa vợ con và người thân. Thu nhập của nhóm này ổn định từ 4 - 5 triệu đồng/tháng. Điều kiện làm việc và
sinh hoạt tại nơi heo hút khiến họ rất dễ bị lôi kéo vào các hành vi nguy cơ.
<i><b>1.2. Hành vi nguy cơ cao và khả năng tiếp cận với dịch vụ dự phịng và điều trị HIV/AIDS.</b></i>
<i>1.2.1.Nhóm mại dâm: </i>
<i>a) Quan hệ tình dục: GMD người Việt có tuổi QHTD lần đầu thấp (từ 16 - 25 tuổi) nhưng GMD người Lào</i>
còn thấp hơn (từ 13 – 25 tuổi). Khách mua dâm thành phần rất đa dạng (người Việt, Lào, Campuchia, Thái Lan,
Trung Quốc...). Ngoài khách mua dâm, GMD cịn có từ 1-3 bạn tình thường xun. Thâm niên hành nghề trung
bình của GMD từ 1-5 năm. Hình thức QHTD chủ yếu của GMD là qua đường âm đạo. Bình quân GMD người
Lào tiếp từ 2 - 4 khách/tuần trong khi người Việt là 2 - 3 lần/ngày và thậm chí 7 - 8 lần/ngày. Hành vi an tồn
tình dục (sử dụng bao cao su- BCS) của GMD còn thấp, nhất là với người yêu, bạn tình hoặc khách quen. Tuy
nhiên với khách mua dâm thì tỷ lệ GMD có sử dụng BCS trong QHTD lại cao (97% với GMD người Lào và
80% GMD người Việt). Mặc dù vậy, phần đông số họ chưa biết sử dụng BCS đúng cách, hiểu biết của họ về
đường lây truyền HIV và cách phòng ngừa cũng còn rất hạn chế.
<i>b) Hành vi sử dụng ma tuý: Một số GMD và khách hàng đã sử dụng ma túy trước khi QHTD (uống</i>
Amphetamine hoặc hít/chích heroin). Thời gian đầu, GMD Lào thường uống ma túy tổng hợp trong khi GMD
Việt thường hít hêrơin, sau đó họ chuyển sang chích. Sự cộng hưởng nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm này là
rất cao.
<i>1.2.2.Nhóm TCMT</i>
<i>a) Hành vi sử dụng ma tuý: nhóm TCMT (cả Lào và Việt Nam) đều bắt đầu sử dụng ma túy từ sau năm</i>
1990, ở độ tuổi từ 16 - 39 tuổi (số đơng từ 18-25 tuổi). Hình thức sử dụng ma túy phổ biến là hút sau đó chuyển
sang chích. Địa điểm TCMT ln thay đổi và khó xác định. Mỗi tụ điểm tiêm chích ở Lào thường tập trung từ
3- 5 người có cả nam và nữ (nữ chủ yếu là GMD). Mức độ sử dụng thấp nhất là từ 1 - 2 lần/ngày, mỗi lần
50.000 đồng, trung bình từ 3 – 5 lần/ngày và cao nhất có thể lên đến 10 lần/ngày. Tất cả người TCMT được
phỏng vấn đều đã từng dùng chung hoặc dùng lại bơm kim tiêm bẩn mà không qua công đoạn làm sạch.
<i>b) Hành vi tình dục: Hầu hết số người sử dụng ma túy đều có tuổi QHTD thấp (dưới 20 tuổi). Bạn tình của</i>
họ thường là bạn học, người yêu hoặc GMD. Hành vi TDAT thường rất thấp: tất cả đều không dùng BCS khi
quan hệ với vợ , rất ít sử dụng BCS khi quan hệ với GMD. Hiểu biết của họ về phòng ngừa lây nhiễm HIV
<i>1.2.3.Lái xe đường dài </i>
Lái xe đường dài ở khu vực biên giới Việt - Lào khơng chỉ là nhóm thường xun có nhiều bạn tình, đặc biệt
là GMD mà cịn là nhóm có một số thành viên sử dụng ma túy. Đây là sự cộng hưởng của các hành vi nguy cơ,
tiềm ẩn các yếu tố làm gia tăng sự lây truyền HIV.
<i>1.2.4.Các nhóm di biến động khác </i>
Đây là nhóm có hành vi QHTD (đặc biệt là QHTD với GMD) tương tự như nhóm lái xe đường dài song tần
suất ít hơn do tính chất cơng việc và mức độ di chuyển thiếu ổn định.
rất đáng lưu ý.
<i><b>1.3. Quỹ đạo hoạt động trong quan hệ tình dục và Tiêm chích ma t của các nhóm di biến động (xem</b></i>
<i><b>bản đồ) </b></i>
<i><b>1.4. Mạng lưới quan hệ xã hội và quan hệ tình dục</b></i>
<i>a) Mạng lưới quan hệ xã hội: Nhóm gái mại dâm quan hệ xã hội bó gọn trong cùng nhóm hoặc với những</i>
nhóm có liên quan trực tiếp (chủ chứa, chủ quán, bảo kê, khách hàng,...). Nhóm TCMT phần đông chỉ quan hệ
với những người trong gia đình và bạn chích. Đáng lưu ý, quan hệ xã hội của lái xe đường dài và các nhóm di
biến động khác rất đa dạng và phức tạp (bạn cùng sở thích, bạn hàng, chủ nhà hàng, khách sạn, chủ chứa, bảo
kê, GMD...)
<i>b) Mạng lưới QHTD: Các nhóm di biến động tại khu vực biên giới Việt – Lào thường có độ mở khá lớn</i>
trong QHTD; GMD và lái xe đường dài cùng một số nhóm di biến động khác có mạng lưới QHTD phức tạp hơn
so với người TCMT.
<i><b>1.5. Mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm có nguy cơ</b></i>
Có thể thấy nhóm GMD và nhóm lái xe đường dài là hai nhóm có mối quan hệ mật thiết và tiềm ẩn nhiều
nguy cơ làm gia tăng sự lây nhiễm HIV.
<b>2.Thực trạng kiểm soát lây truyền HIV qua biên giới tại địa bàn nghiên cứu.</b>
<b>Tại khu vực đường biên phía Việt Nam,</b> khả năng cung cấp các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm và điều trị
STDs, HIV/AIDS của cả 3 tỉnh cịn nhiều hạn chế. Hiện vẫn chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và
chính quyền địa phương ở hai bên đường biên trong triển khai các hoạt động dự phòng cũng như phát hiện,
chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
<b>Tại khu vực đường biên của Lào, </b>các tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu đều chưa có đủ khả năng cung cấp các
dịch vụ khám điều trị STDs cũng như sàng lọc và xét nghiệm HIV. Tại thời điểm nghiên cứu đã có một số hoạt
động can thiệp giảm tác hại trong nhóm mại dâm ở khu vực biên giới của Lào song mới dừng lại ở các hoạt
động truyền thông.
<b>V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ</b>
- Các điểm nóng về tệ nạn xã hội đặc biệt là các cơ sở vui chơi giải trí trá hình đã xuất hiện ngày càng nhiều
xung quanh khu vực hai bên đường biên.
- GMD hành nghề tại khu vực biên giới Việt – Lào thường có độ tuổi cao hơn, thâm niên hành nghề lâu hơn
và đã trải qua hành nghề ở nhiều vùng khác. Đây là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm STDs và HIV.
- Nguy cơ lây truyền HIV qua biên giới cao nhất là ở nhóm GMD (đặc biệt là mại dâm người Việt), lái xe
đường dài, cơng nhân các cơng trình xây dựng. Người bản địa tại hai bên đường biên cũng là nhóm tiềm ẩn
nguy cơ và cũng là nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV qua biên giới.
- Khả năng tiếp cận với các thơng tin về phịng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS của các nhóm di biến động tại
khu vực biên giới Việt – Lào hiện còn hạn chế. Do vậy nhận thức của họ về các đường lây và biện pháp phòng
nhiễm HIV còn rất mơ hồ.
- Nguy cơ mắc các bệnh STIs và STDs trong nhóm GMD nhất là mại dâm người Việt hành nghề ở Lào và
mại dâm đường phố là rất cao trong khi điều kiện tiếp cận với dịch vụ khám và điều trị ở cả 2 bên đường biên.
- Khả năng tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV/ARV của các nhóm di biến động tại đường biên
cịn nhiều khó khăn cả về chi trả, khoảng cách cũng như thiếu thông tin về dịch vụ và sự kỳ thị của cộng đồng.
Hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV hiện mới bước đầu được triển khai với quy mô nhỏ lẻ tại từng địa
bàn, với một vài nhóm đối tượng cụ thể.
- Hiện chưa có sự phối hợp giữa hai nước trong kiểm sốt, giám sát tình hình dịch cũng như triển khai các
hoạt động dự phòng và chăm sóc điều trị HIV/AIDS.
Chú thích: Nghiện chích ma túy
Gái mại dâm
<i>* Một số khuyến nghị đối với các nghiên cứu hợp tác giữa hai bên giai đoạn tới:</i>
- Kết quả nghiên cứu cần được công bố rộng rãi đến với cả các địa phương.
- Cần nhân rộng nghiên cứu này ra các địa bàn khác thuộc biên giới Việt - Lào. Tại các địa bàn thuộc nghiên
cứu này nên chăng triển khai lặp lại (2 - 3 năm) để cập nhật những diễn biến mới....
* Một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát lây truyền HIV qua đường biên giới:
- Đầu tư nguồn lực để tăng cường hoạt động thông tin giáo dục truyền thơng và can thiệp giảm tác hại cho
các nhóm di biến động dễ bị tổn thương bởi HIV/AIDS ở cả hai bên đường biên. Đầu tư nguồn lực để tăng
cường các hoạt động truyền thông và giảm tác hại ngay tại các điểm dân cư sát khu vực biên giới.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế đảm nhận triển khai các hoạt động dự phòng và điều trị
HIV/AIDS tại cả hai bên đường biên đặc biệt là với nhân viên Y tế tuyến huyện ở phía Lào.
- Đầu tư trang thiết bị để các địa phương ở vùng biên giới có đủ năng lực khám chuẩn đoán và điều trị STDs.
- Đầu tư để tăng cường và mở rộng các điểm tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV nhằm giúp các nhóm đối
tượng dễ dàng được tiếp cận khi có nhu cầu đồng thời tăng cường khả năng xét nghiệm HIV cho các tỉnh phía
Việt Nam để có thể hỗ trợ các địa phương lân cận ở Lào khi có nhu cầu.
- Tăng cường sự phối hợp giữa 2 nước trong triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kiểm soát sự lây truyền
HIV qua biên giới
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>
<b>1.</b> Bộ Y tế, Cuc Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS, 2005: các ước tính và dự báo về HIV/AIDS
2005-2010
<b>2.</b> Đặng Nguyên Anh và Lưu Nguyên Hưng, 2009. Di biến động và tổn thương với HIV/AIDS ở Việt
Nam: Hệ lụy cho chương trình phịng, chống HIV/AIDS trong nhóm dân di cư và di biến động. CSEARHAP
<b>3.</b> Khuất Thu Hồng, Nguyễn Thị Văn, Lê Thị Phương, Khuất Hải Oanh "Gái mại dâm ở phía Bắc - Đặc
điêm xã hội và hành vi phịng chống HIV/AIDS và STD" - năm 1997
<b>4.</b> Chantavanich, S 2007. Mobility and HIV/AIDS in the Greater Mekong Subregion. Asian Research
Center for Migration Institute of Asian Studies Chulalongkorn UniversityBangkok, Thailand in consortium
withWorld Vision Australia and Macfarlane Burnet Centre for Medical Research.
<b>5.</b> CHAS 2009. Literature review for Cross Border Lao- Vietnam on HIV/AIDS interventions. Vientian.
27 April 2009.
<b>6.</b> UNRTF Secretariat 2008. HIV/AIDS&Mobility in South-East Asia. UNDP Regional Centre in
<b>Chu Quốc Ân</b>
<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>
Tư tưởng tự do tín ngưỡng, tơn giáo là một trong những nội dung quan trọng của Hồ Chí Minh về vấn đề tơn
giáo. Tư tưởng đó đã trở thành nền tảng xun suốt trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn
giáo; thâm nhập sâu rộng vào quần chúng nhân dân nói chung và cán bộ, đảng viên nói riêng. Đồng thời tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo đã chỉ rõ phải đấu tranh chống lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo vào mục đích
chính trị và hoạt động mê tín dị đoan; phải bình đẳng, đồn kết lương giáo và không phân biệt tôn giáo; phải
biết kế thừa, phát huy những giá trị tích cực của các tôn giáo.
Đến tháng 12/2007, Nhà nước ta đã công nhận 9 tôn giáo được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Đồng thời
đang chuẩn bị công nhận một số tôn giáo khác trong thời gian tới. Với 9 tôn giáo được cơng nhận đã có trên 20
triệu tín đồ, chiếm khoảng 25% dân số cả nước. Riêng Phật giáo đã có trên 10 triệu tín đồ, với gần 32.000 nhà tu
hành và gần 15.000 ngôi chùa đang hoạt động trong phạm vi cả nước(08)<sub>. Tín đồ Tơn giáo ở Việt Nam chủ yếu là</sub>
nhân dân lao động, chiếm khoảng 80% trong các tín đồ tơn giáo, trong đó nơng dân chiếm số lượng đơng, là
những người vốn có lịng u nước, có niềm tin tơn giáo và có nhu cầu sinh hoạt tơn giáo.
Theo cách nhìn của Phật giáo, xuất phát từ những nội dung giáo lý cơ bản của “Tứ diệu đế” cho thấy: đức
Phật đã giảng giải về sự đau khổ, vậy AIDS là sự đau khổ; người bị nhiễm HIV là khổ; bị xa lánh và phân biệt
đối xử là khổ; khơng có thu nhập vì bị mất việc làm là khổ; trẻ em vô tội không được đến trường là khổ; ốm đau
và chết do AIDS là khổ...(05)<sub>.</sub>
chức các lớp học về cách phịng, chống và chăm sóc bệnh nhân AIDS vào năm 1997. Từ đó đã lan ra các nước
khác ở khu vực Đơng Nam Á. Đã có hơn 2.000 nhà sư được học cách phịng, chống HIV/AIDS và cách chăm
sóc bệnh nhân AIDS, giờ đây họ đang hoạt động tại cộng đồng, cùng cộng đồng đối phó với đại dịch AIDS.
Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt nam đã chính thức đưa hoạt động phịng, chống HIV/AIDS vào
Chương trình Phật sự hàng năm của Giáo hội. Được sự phối hợp của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
nam và tổ chức UNICEF tại Việt nam, từ năm 2005, chùa Pháp Vân (Hà Nội), chùa Diệu Giác (quận 2, thành
phố Hồ Chí minh), chùa Kỳ Quang (quận Gị Vấp thành phố Hồ Chí Minh) và một số chùa khác đã triển khai
cơng tác phịng, chống HIV/AIDS với nhiều hoạt động phong phú, thu hút được nhiều người nhiễm HIV và gia
đình, bạn bè, người thân của họ cùng tham gia. Thông qua hoạt động của các nhà chùa đã góp phần chia sẻ cùng
cộng đồng, giảm bớt những gánh nặng xã hội do HIV/AIDS gây nên, trong đó có sự tham gia tích cực của nhà
chùa Pháp Vân và chùa Bồ Đề tại thành phố Hà Nội.
Để đánh giá thực trạng hoạt động của Phật giáo tham gia cơng tác phịng, chống HIV/AIDS, bước đầu chúng
tơi triển khai đề tài cấp cơ sở “Đánh giá thực trạng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại chùa Pháp Vân và
chùa Bồ Đề, Hà Nội”.
<b>II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI</b>
- Khảo sát đánh giá thực trạng tình hình triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại hai chùa Pháp Vân
và chùa Bồ Đề thuộc thành phố Hà Nội.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường cơng tác huy động cộng đồng Phật giáo tham gia
phịng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam.
<b>III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU</b>
<b>3.1. Đối tượng</b>
Thực trạng tình hình hoạt động phịng, chống HIV/AIDS của chùa Pháp Vân và chùa Bồ Đề tại thành phố Hà Nội.
<b>3.2. Các nhóm khách thể</b>
+ Nhóm thứ nhất: bao gồm những người đã hoặc đang tham gia sinh hoạt, hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS tại hai chùa Pháp Vân và Bồ Đề. 74 người đã tham gia khảo sát định lượng và 35 người đã tham gia
+ Nhóm thứ hai: có 56 người đã tham gia khảo sát định lượng và 27 người tham gia khảo sát định tính, bao
gồm các cán bộ chính quyền, cán bộ phịng, chống HIV/AIDS, chức sắc tơn giáo, cán bộ quản lý thuộc các cơ
quan chức năng, các ban ngành, đoàn thể có liên quan đến hoạt động tơn giáo và một số người dân thuộc
phường Hoàng Liệt, phường Bồ Đề, quận Hoàn Mai, quận Long Biên và thành phố Hà Nội.
<b>IV. ĐỊA BÀN VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU</b>
<b>4.1. Địa bàn nghiên cứu</b>
Đề tài được triển khai tại chùa Pháp Vân, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai và chùa Bồ Đề, phường Bồ
Đề, quận Long Biên Hà Nội; khu vực có ảnh hưởng của hai chùa tại phường Hoàng Liệt, phường Bồ Đề và một
số địa phương trong địa bàn thành phố Hà Nội.
<b>4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu</b>
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi các hoạt động của chùa Pháp Vân và chùa Bồ Đề đã triển khai trên
lĩnh vực phịng, chống HIV/AIDS, khơng nghiên cứu các hoạt động khác của nhà chùa và cũng khơng nghiên
cứu hoạt động phịng, chống HIV/AIDS tại các chùa khác.
<b>V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>
<b>5.1. Phương pháp điều tra xã hội học</b>
- Phương pháp định lượng được tiến hành thông qua các phiếu trưng cầu ý kiến của các nhóm khách thể
nghiên cứu với tổng số 130 trường hợp.
- Phương pháp định tính được thực hiện thơng qua phỏng vấn sâu 42 trường hợp và toạ đàm nhóm nhỏ ở hai
chùa với 21 trường hợp. Các cuộc phỏng vấn sâu và tọa đàm nhóm nhỏ đều được ghi âm và tổng hợp, xử lý số
liệu theo từng nhóm khách thể nghiên cứu.
<b>5.2. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu</b>
Được sử dụng nghiên cứu các vấn đề lý thuyết. Các văn bản, tài liệu thu thập được đã được nghiên cứu và
tổng hợp phù hợp với nội dung, yêu cầu của đề tài.
<b>5.3. Phương pháp chuyên gia</b>
Đề tài đã tiến hành phỏng vấn sâu, xin ý kiến các chuyên gia trên lĩnh vực tôn giáo-dân tộc, quản lý tôn giáo
và lĩnh vực phịng, chống HIV/AIDS đang cơng tác tại các địa phương, đơn vị trong địa bàn thành phố Hà Nội.
<b>5.4. Phương pháp xử lý số liệu</b>
- Các kết quả định lượng đã được thu thập, tổng hợp và xử lý trên chương trình phần mềm định sẵn SPSS
10.0.
- Các thơng tin định tính đã được tổng hợp, xử lý và phân tích trên cơ sở những kết quả thu được từ các băng
ghi âm các cuộc phỏng vấn sâu và các cuộc thảo luận nhóm.
của đề tài.
<b>V. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN</b>
<b>1. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG</b>
<b>1.1. Những người đang sinh hoạt, hoạt động, hoặc đã có thời gian sinh hoạt, tham gia hoạt động tại</b>
<b>chùa Pháp Vân và chùa Bồ Đề</b>
Tổng số có 74 người đang sinh hoạt, hoạt động hoặc đã có thời gian tham gia sinh hoạt, hoạt động (những
người đã sinh hoạt) tại hai chùa Pháp Vân và Bồ Đề. Mỗi chùa có 37 người. Chùa Pháp Vân có số người đã
tham gia nhiều hơn, tuy nhiên để tiện cho việc so sánh, chúng tôi chỉ xin ý kiến của 37 người tương đương với
<i>1.1.1. Về tuổi của những người đã sinh hoạt</i>
Tuổi đời của những người đã sinh hoạt tập trung chủ yếu vào độ tuổi từ 21 đến 35 chiếm 63,5%. Cao nhất là
62 tuổi (chùa Pháp Vân) và thấp nhất là 15 tuổi (chùa Bồ Đề).
<i>1.1.2. Về trình độ học vấn của những người đã tham gia sinh hoạt</i>
Những người đã sinh hoạt nhiều nhất (33,8%) có trình độ Trung học phổ thơng và ít nhất (5,4%) có trình độ
Tiểu học. Đáng chú ý có tới 28,4% (21 người) có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Trong đó có một tiến sĩ
(chùa Pháp Vân), là nam giới. Chúng tơi có tìm hiểu trường hợp không trả lời. Đây là một nữ tu sĩ tại chùa Bồ
Đề, 51 tuổi, học chữ tại nhà chùa, biết đọc biết viết nhưng chưa tốt nghiệp trường, lớp nào.
<i>1.1.3. Về quê quán của những người đã sinh hoạt </i>
Nhìn chung những người đã tham gia sinh hoạt tại hai chùa Pháp Vân và Bồ Đề có quê quán chủ yếu ở các
tỉnh thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, còn lại rải rác ở nhiều tỉnh thành phố phía Bắc và một số tỉnh
miền Trung, xa nhất là Quảng Ngãi.
<i>1.1.4. Về nơi sinh sống trước khi đến sinh hoạt, hoạt dộng tại nhà chùa </i>
63,7% người đã sinh hoạt đã sinh sống tại Hà Nội, trong đó có 3 trường hợp là sinh viên đến từ ký túc xá và
nơi ở của sinh viên trường Đại học Cơng đồn và trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Số còn lại chủ yếu sinh
sống tại 7 tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc bộ.
<i>1.1.5. Về nghề nghiệp của những người đã sinh hoạt</i>
Số người đã sinh hoạt nhiều nhất là học sinh, sinh viên (29,7%), thứ hai là công nhân (18,9%) và thứ ba là
<i>1.1.6. Về tình trạng sức khỏe hiện nay</i>
58,1% người đã sinh hoạt tự đánh giá tình trạng sức khỏe hiện nay của mình ở mức độ tốt và 36,5% tự đánh
giá mức độ trung bình. Số tự đánh giá ở mức độ yếu và rất yếu chỉ có 5,4%.
<i>1.1.7. Tâm tư tình cảm của người đã sinh hoạt</i>
Đối tượng được tâm sự khi có nỗi buồn chủ yếu là những người thân thích như cha mẹ, vợ hoặc chồng,
người yêu, bạn thân với tỷ lệ cao là 63,5%. Đến đình, chùa, đền thờ ở vị trí thứ hai là 52,7%. Số buồn chán
nhiều lúc khơng muốn bộc lộ với ai, ngồi một mình và thích yên tĩnh được sự lựa chọn ít hơn (20,3% và 9,5%).
Có 9,5% tìm đến nơi khác, như đọc sách, đi chơi cùng bạn bè, tìm đến nhóm người có HIV, tìm bạn đồng cảnh
để tâm sự, tâm sự với Thầy ở chùa.
1.2. Những người có liên quan đến hoạt động phịng, chống HIV/AIDS tại các nhà chùa (những người có
liên quan) như cán bộ chính quyền, đồn thể, nhân dân địa phương quanh khu vực nhà chùa.
Tổng số có 56 người có liên quan đã trả lời các bảng câu hỏi. Bao gồm 29 Nam, chiếm 51,8% và 27 Nữ,
chiếm 48,2%. Tỷ lệ nam/nữ tham gia khảo sát tương đương tỷ lệ giới tính trong điều tra dân số tại Việt Nam.
<i>1.2.1. Về tuổi của những người có liên quan</i>
Tuổi của những người có liên quan chủ yếu trong khoảng từ 30 đến 59 tuổi, cao nhất là trong độ tuổi từ 40
đến 49 (39,3%). Các lứa tuổi 30 – 39 và 50 – 59 đều trên 20% (21,4% và 23,2%).
Người cao tuổi nhất là 68 tuổi và ít nhất là 26 tuổi
<i>1.2.2. Về trình độ học vấn</i>
Trình độ học vấn của người có liên quan cao hơn hẳn những người đã sinh hoạt. Chủ yếu có trình độ từ cao
đẳng, đại học trở lên, chiếm 73,2%, gấp 2,57 lần số người có trình độ cao đẳng, đại học của những người đã
tham gia, trong đó có 19,6% người có liên quan có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.
Số người có liên quan có trình độ phổ thông, từ Tiểu học đến Trung học phổ thông chỉ chiếm 16,7%.
<i>1.2.3. Nghề nghiệp của những người có liên quan</i>
Chủ yếu những người có liên quan là cán bộ, cơng chức viên chức nhà nước, nếu tính gộp lại chiếm tỷ lệ
78,5%. Cịn lại số người làm các cơng việc khác chiếm tỷ lệ thấp hơn, như chức sắc tôn giáo (7,1%); nội trợ
(5,4%); làm nông nghiệp (3,6%); cán bộ hưu trí (3,6) và tình nguyện viên phịng, chống HIV/AIDS (1,8%).
Nhìn chung số người có liên quan được khảo sát không tập trung tại một địa điểm trong địa bàn khảo sát.
Điều đó cũng phù hợp với mong muốn của những cán bộ điều tra khảo sát, nhằm tìm kiếm thơng tin ở nhiều đối
tượng khác nhau, nhiều địa bàn khác nhau, kể cả những người dân đang sinh sống tại khu vực quanh các chùa.
2. NHẬN THỨC CỦA ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VỀ HIV/AIDS
2.1. Những người đang sinh hoạt, hoạt động, hoặc đã có thời gian sinh hoạt, tham gia hoạt động tại chùa
Pháp Vân và chùa Bồ Đề
<i>2.1.1.Nguồn thông tin về HIV/AIDS</i>
Các thông tin về HIV/AIDS đến với đối tượng khảo sát chủ yếu thông qua kênh các phương tiện thông tin
đại chúng và thơng qua các hoạt động xã hội. Gia đình và nơi làm việc đóng vai trị thấp trong việc cung cấp
thông tin về HIV/AIDS cho họ.
<i>2.1.2. Nhận thức của người đã sinh hoạt về mức độ nguy hiểm của HIV/AIDS</i>
BẢNG 1: MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA HIV/AIDS
<b>STT</b> <b>MỨC ĐỘ</b> <b>SL</b> <b>%</b>
1 Rất nguy hiểm 53 71,6
2 Nguy hiểm 12 16,2
3 Không nguy hiểm 7 9,5
4 Không trả lời 2 2,7
<b>Cộng</b> <b>74</b> <b>100</b>
Như vậy, phần lớn người đã sinh hoạt (71,6%) có nhận thức rằng HIV/AIDS rất nguy hiểm. Nếu tính cả số
nhận thức nguy hiểm (16,2%) thì số người lựa chọn HIV/AIDS từ nguy hiểm trở lên là 87,8%. Chỉ có 9,7% cho
là HIV/AIDS khơng nguy hiểm và 2,7% khơng có ý kiến gì.
<i>2.1.3. Một tình huống đưa ra để hỏi người đã sinh hoạt là một người trơng khỏe mạnh bình thường có thể bị</i>
<i>nhiễm HIV hay không?</i>
Số trả lời không chiếm tỷ lệ 6,8%, đây là một tỷ lệ thấp song vẫn cần quan tâm trong công tác thông tin,
tuyên truyền, giáo dục phòng, chống HIV/AIDS. Đồng thời cũng chú ý đến 8,1% trả lời không biết.
<i>2.1.4. Khi được hỏi làm cách nào để biết được một người có nhiễm HIV hay khơng</i> đã nhận được sự trả lời
phải xét nghiệm máu với một tỷ lệ 98,3%. Số trả lời phải đến bác sĩ khám chiếm tỷ lệ thấp 2,7%. Giả sử 2,7%
này cho rằng vịệc đến bác sĩ khám có cả việc làm xét nghiệm máu thì kết quả sẽ là 100% người đã sinh hoạt
thống nhất muốn biết một người có nhiễm HIV hay khơng thì phải làm xét nghiệm máu.
<i>2.1.5. Về kiến thức, thái độ và hành vi trong phòng tránh lây nhiễm HIV của những người đã sinh hoạt</i>
STT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI SL (n=74) %
1 Không ăn, uống chung với người nhiễm HIV 04 5,4
2 Không chạm vào da người nhiễm HIV 04 5,4
3 Không dùng chung nhà vệ sinh với người nhiễm HIV 04 5,4
4 Không dùng chung dao cạo râu với người nhiễm HIV 65 87,8
5 Dùng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục 67 90,5
6 Dùng màn khi ngủ tránh muỗi hoặc côn trùng đốt 09 12,2
7 Dùng dụng cụ vô trùng khi tiêm chích qua da 51 68,9
8 Đeo khẩu trang khi nói chuyện với người nhiễm HIV 03 4,1
9 Khác (dùng dụng cụ vô trùng khi tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh) 1 1,4
<b>2.2. Những người có liên quan đến hoạt động phịng, chống HIV/AIDS tại các nhà chùa</b>
<i>2.2.1. Một vấn đề được đưa ra để tìm hiểu những người có liên quan đã tham gia các hoạt động phòng,</i>
<i>chống HIV/AIDS hay chưa, đã nhận được kết quả có 91,1% người có liên quan cho biết là đã tham gia và 8,9%</i>
chưa tham gia. Chủ yếu (91,1%) những người có liên quan đã tham gia trên lĩnh vực thơng tin, giáo dục, truyền
thơng phịng, chống HIV/AIDS và tư vấn về HIV/AIDS.
Những người tham gia trên lĩnh vực giám sát, can thiệp, chăm sóc điều trị và những người làm công tác quản
<i>2.2.2. Nguồn cung cấp thông tin về HIV/AIDS </i>
cung cấp thơng tin nhiều nhất; cịn người có liên quan lựa chọn nhiều nhất là vơ tuyến truyền hình.
Tờ rơi, áp phích và cán bộ y tế được người có liên quan lựa chọn với tỷ lệ cao hơn người sinh hoạt (87,5% so
với 31,1% và 82,1% so với 32,4%). Điều này cũng cho thấy sự tiếp cận với cán bộ y tế của người đã sinh hoạt
chưa nhiều. Nói cách khác cán bộ y tế chưa tiếp cận nhiều với những người sinh hoạt phòng, chống HIV/AIDS
tại các nhà chùa.
Cũng như người đã sinh hoạt, người có liên quan đã cho thấy Internet đang có một vai trị khá quan trọng
trong việc cung cấp các thơng tin, trong đó có các thơng tin về HIV/AIDS với tỷ lệ lựa chọn 57,1%.
<i>2.2.3. Về mức độ nguy hiểm của HIV/AIDS</i>
Khi được hỏi về mức độ nguy hiểm của HIV/AIDS, 64,3% người có liên quan cho biết là rất nguy hiểm và
21,4% cho biết là nguy hiểm. Nếu tính cả hai mức độ này ta có 85,7% người có liên quan đánh giá HIV/AIDS là
nguy hiểm, có 14,3% cho là HIV/AIDS khơng nguy hiểm.
Người có liên quan có ý kiến HUV/AIDS không nguy hiểm cao hơn người đã sinh hoạt (14,3% so với 9,5%).
<i>2.2.4. Một người trông khỏe mạnh bình thường có thể là người nhiễm HIV hay khơng?</i>
89,3% người có liên quan trả lời là có. Tỷ lệ này cũng tương đương với sự trả lời của người đã sinh hoạt
(85,1%).
Tuy nhiên cũng cần quan tâm một tỷ lệ 10,7% người có liên quan trả lời khơng và khơng biết. Điều này cho
thấy cịn có người chưa có nhận thức đầy đủ về HIV/AIDS.
<i>2.2.5. Về biện pháp khẳng định người có nhiễm HIV hay khơng</i>
100% người có liên quan trả lời là phải làm xét nghiệm HIV. So với người đã tham gia tỷ lệ này ở người có
liên quan cao hơn. Tuy nhiên nếu có việc đến bác sĩ khám sẽ được tư vấn và có làm xét nghiệm HIV thì nhìn
chung các đối tượng khảo sát đều đã khẳng định với một tỷ lệ áp đảo, 100% có ý kiến muốn xác định chính xác
một người có nhiễm HIV hay khơng phải làm xét nghiệm HIV.
<i>2.2.6. Về kiến thức, thái độ, hành vi trong phòng, chống HIV/AIDS của người có liên quan</i>
STT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI SL (n+56) %
1 Không ăn uống chung với người nhiễm HIV 0 0
2 Không chạm vào da người nhiễm HIV 1 1,8
3 Không dùng chung nhà vệ sinh với người nhiễm HIV 2 3,6
4 Không dùng chung dao cạo râu với người nhiễm HIV 53 94,6
5 Dùng dụng cụ vơ trùng khi tiêm chích qua da 49 87,5
6 Dùng màn khi ngủ tránh muỗi, côn trùng đốt 08 14,3
7 Dùng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục 52 92,9
8 Đeo khẩu trang khi nói cuyện với người nhiễm HIV 0 0
9 Khác (dùng găng tay khi tiếp xúc với máu, không dùng chung bàn chải đánh răng) 3 5,0
<b>3. HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA CHÙA PHÁP VÂN VÀ CHÙA BỒ ĐỀ</b>
<b>3.1. Lý do người nhiễm HIV đến tham gia sinh hoạt tại nhà chùa</b>
Lý do nhiều nhất được những người đã sinh hoạt lựa chọn là do thành tâm mà đến với nhà chùa, chiếm
58,1%. Tác động của xã hội, của bạn bè và những hoạt động phù hợp với trạng thái tâm lý, tình cảm cũng là
những yếu tố được lựa chọn cao hơn các lý do khác. 43,5% người đã tham gia cho biết người nhiễm HIV đến
sinh hoạt tại nhà chùa là do bản thân thích sinh hoạt tập thể và 36,5% là do bạn bè giới thiệu.
<i>“Em chỉ muốn được chia sẻ nên đến chùa, để nói với nhau những điều mà khơng ai hiểu cho mình thì bọn</i>
<i>em nói với nhau, nói ở nhà thì bị kỳ thị như thế nào, vượt qua bằng cách nào, những kinh nghiệm của mình đã</i>
<i>trải qua, có thể sống với nó được không? Như vậy sẽ vơi đi nỗi bức xúc, không bị rơi vào trạng thái khủng</i>
<i>hoảng nữa” (chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, tình nguyện viên chùa Bồ Đề).</i>
Những khó khăn, nỗi khổ riêng tư khi đã nhiễm HIV cũng là những lý do khiến người nhiễm HIV đến với
nhà chùa đề cầu mong tai qua, nạn khỏi (20,3%); do bản thân gặp điều bất hạnh mà tìm đến nhà chùa (20,3%)
và để quên đi nỗi khổ trần ai (14,9%).
Lý do để tránh xa gia đình, bạn bè, người thân chỉ có 6,8% người được hỏi lựa chọn. Điều đó cho thấy những
người nhiễm HIV rất khát khao được sống trong tình cảm, sự đùm bọc, yêu thương của gia đình, người thân,
bạn bè, rất mong muốn được cộng đồng trở che, hỗ trợ. Khơng cịn cách nào khác (theo suy nghĩ của họ) phải
đến nương nhờ cửa Phật để vơi đi nỗi khổ trần ai, để mong sao cho tai qua nạn khỏi, để rồi lại được về với gia
đình, bạn bè, người thân.
văn của những người nhiễm HIV, thấu hiểu và cảm thơng với hồn cảnh, tâm trạng của những người đồng đẳng
nên sẵn sàng và mong muốn được chăm sóc cho những người cùng cảnh ngộ với mình. Trong thực tế những
hoạt động mà các nhóm Bạn giúp Bạn đã là những minh chứng cụ thể cho mong muốn này của những người
nhiễm HIV.
Thực tế những người nhiễm HIV tìm đến nhà chùa khơng phải vì mục tiêu tìm nơi ăn, chốn ở. Lựa chọn mục
tiêu này của người đã sinh hoạt và người có liên quan đều có tỷ lệ thấp nhất trong các lựa chọn (9,5% và
30,4%). Đến chùa để được chữa trị bệnh cũng không phải là mục tiêu với sự lựa chọn chỉ cao hơn mục tiêu nơi
ăn, chốn ở một chút (25,7% và 48,2%). Hoặc đến chùa vì mục tiêu giảm bớt gánh nặng cho gia đình cũng được
ít người đã sinh hoạt lựa chọn (18,9%).
Tuy nhiên mục tiêu để quên đi quá khứ, sống yên ổn hơn được người có liên quan lựa chọn với tỷ lệ cao
(80,4%). Trong khi đó chính những người đã sinh hoạt lại khơng lựa chọn nhiều như thế, với tỷ lệ lựa chọn dưới
50% (41,9%).
Ngược lại những người đã sinh hoạt lựa chọn mục tiêu để khơng cịn bị những người xung quanh kỳ thị, xa
lánh với tỷ lệ cao (73,2%). Trong khi đó theo người có liên quan mục tiêu này được lựa chọn gần thấp nhất
trong các lựa chọn (44,6%). Thực tế trong các khảo sát trước đây đã được công bố về mong muốn hiện tại của
người nhiễm HIV, thì mong muốn lớn nhất, có thể nói là ước mong lớn nhất là làm sao xã hội khơng cịn kỳ thị
phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ. Cũng có khả năng những người có liên quan không phải
là người trong cuộc nên sự lựa chọn mục tiêu này có thấp hơn người đã sinh hoạt, cũng như thấp hơn các lựa
chọn khác của chính người có liên quan.
<b>3.2. Các hoạt động phịng, chống HIV/AIDS đã được triển khai tại chùa Pháp Vân và chùa Bồ Đề</b>
<b>trong thời gian qua</b>
STT HOẠT ĐỘNG NGƯỜI ĐSH
(%/n=74) NGƯỜI CLQ(%/n=56)
1 Phổ biến, tuyên truyền, tư vấn về HIV/AIDS 90,5 85,7
2 Hướng dẫn cách chăm sóc người nhiễm HIV 77,0 73,2
3 Hướng dẫn cách điều trị HIV/AIDS bằng thuốc nam 43,2 58,9
4 Hướng dẫn ngồi Thiền 59,5 48,2
5 Tổ chức đến thăm hỏi bệnh nhân AIDS 70,3 67,9
6 Tổ chức lao động sản xuất 18,9 25,0
7 Tổ chức điều trị bằng thuốc Nam cho người nhiễm HIV 33,8 42,9
8 Tổ chức chăm sóc, ni dưỡng trẻ em nhiễm HIV trẻ em mồ côi 78,4 87,5
9 Khác (tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, tập huấn kỹ năng phòng, chống
HIV/AIDS) 2,7 3,6
Theo người đã sinh hoạt, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vừa qua triển khai tại nhà chùa nhiều nhất
là phổ biến, tuyên truyền, tư vấn về HIV/AIDS (90,5%); thứ hai là tổ chức chăm sóc, ni dưỡng trẻ em nhiễm
HIV, trẻ mồ côi (78,4%); thứ ba là hướng dẫn cách chăm sóc người nhiễm HIV (77,0%); thứ tư là tổ chức đến
thăm hỏi bệnh nhân AIDS (70,3%) và thứ năm là hướng dẫn ngồi Thiền (59,5%).
<i>“Em thấy chùa Bồ Đề có ni dưỡng trẻ mồ cơi, nhiều người đến chùa đánh giá rất cao, vì bản thân các sư</i>
<i>thì khơng có tiền, nhưng lại có tấm lịng để ni dưỡng nhừng người già yếu ốm đau, bệnh tật, trẻ em ốm đau,</i>
<i>mồ cơi thì em thấy mơ hình này là rất tốt” (chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, tình nguyện viên chùa Bồ Đề)</i>
Có hai hoạt động phổ biến, tuyên truyền, tư vấn về HIV/AIDS và tổ chức chăm sóc, ni dưỡng trẻ nhiễm
HIV, trẻ mồ côi là hai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các nhà chùa được các đối tượng khảo sát lựa
chọn nhiều nhất. Tương tự, các hoạt động được người có liên quan lựa chọn thứ 3 và thứ 4 cũng như sự lựa
chọn của người đã sinh hoạt, là hướng dẫn cách chăm sóc người nhiễm HIV (73,2%) và tổ chức thăm hỏi bệnh
Nhìn chung các họat động phòng, chống HIV/AIDS được tổ chức vừa qua tại chùa Pháp Vân và chùa Bồ Đề
đều rất thiết thực. Thiết nghĩ các chùa trong cả nước đều tiến hành các hoạt động phịng, chống HIV/AIDS thì sẽ
có một lực lượng rất đơng đảo tham gia vào cơng tác phịng, chống HIV/AIDS.
<b>3.3. Các hoạt động phịng, chống HIV/AIDS đối tượng khảo sát đã tham gia tại chùa Pháp Vân và</b>
<b>chùa Bồ Đề</b>
Trong số những người đã sinh hoạt có 93,2% đã tham gia các hoạt động phịng, chống HIV/AIDS tại nhà
chùa, chủ yếu là tại chùa Pháp Vân. Có 6,8% (5 người) do mới đến sinh hoạt nên chưa có điều kiện tham các
hoạt động phịng, chống HIV/AIDS và đều là những người đang ở chùa Bồ Đề.
lớp tập huấn tổ chức tại nhà chùa và các hoạt động thăm hỏi, tặng quà... Có 4,1% tham gia dưới hình thức đóng
góp kinh phí cùng nhà chùa mời chuyên gia đến tư vấn, hoặc mua quà đến thăm hỏi người nhiễm HIV và bệnh
nhân AIDS.
<b>3.4. Mức độ thiết thực của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được chùa Pháp Vân và chùa Bồ Đề</b>
<b>triển khai theo ý kiến của đối tượng khảo sát</b>
100% người đã sinh hoạt và 96,4% người có liên quan có ý kiến hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của các
nhà chùa là thiết thực, bổ ích, cần được tiếp tục.
<b>3.5. Sự ảnh hưởng đến sinh hoạt, hoạt động của nhà chùa khi nhà chùa tổ chức các hoạt động phòng,</b>
<b>chống HIV/AIDS</b>
83,8% người đã sinh hoạt và 82,1% người có liên quan cho biết việc nhà chùa tổ chức các hoạt động phịng,
chống HIV/AIDS khơng ảnh hưởng gì tới các hoạt động chung của nhà chùa. Như vậy sự ủng hộ cho việc triển
khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của các nhà chùa là rất cao.
Nhìn chung, các đối tượng khảo sát đều có nhận xét là hoạt động phịng, chống HIV/AIDS do nhà chùa triển
khai khơng có ảnh hưởng gì đến các hoạt động, sinh hoạt bình thường của nhà chùa.
<b>3.6. Sự ủng hộ của cộng đồng đối với việc nhà chùa tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS</b>
Kết quả cho thấy 100% người có liên quan nhận xét rằng chính quyền địa phương ủng hộ cho các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS do các nhà chùa tổ chức. Cịn những người đã sinh hoạt thì đánh giá sự ủng hộ của
chính quyền ở mức khiêm tốn hơn, với tỷ lệ lựa chọn 75,7%. Phải chăng vai trò, sự quan tâm, ủng hộ của chính
quyền đối với cơng tác phòng, chống HIV/AIDS do các nhà chùa tổ chức chưa đủ để những người trong cuộc
thừa nhận 100% như những người có liên quan.
Người đã sinh hoạt và người có liên quan đều thừa nhận và đánh giá cao sự ủng hộ của các chức sắc Phật
giáo với tỷ lựa chọn là 97,3% và 94,6%. Trong đó người đã sinh hoạt có tỷ lệ lựa chọn cao hơn người có liên
quan một chút.
Phần lớn các tăng ni, phật tử, tín đồ Phật giáo đã ủng hộ việc nhà chùa tổ chức các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS theo ý kiến của đối tượng khảo sát, với sự lựa chọn 83,9% và 89,3%. Riêng sự ủng hộ của nhân dân
xung quanh chùa được lựa chọn thấp nhất, mặc dù vẫn được hơn 50% lựa chọn (51,4% và 66,1%), xong rõ ràng
còn nhiều người dân chưa có hiểu biết về HIV/AIDS và sự kỳ thị, phân biệt đối xử còn khá nặng nề, đã dẫn đến
sự ủng hộ cịn thấp.
Người có liên quan có thể do chưa có nhiều điều kiện tiếp cận trực tiếp với các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS do nhà chùa tổ chức như những người đã sinh hoạt, nên việc đánh giá sự ủng hộ của chính quyền các
cấp và nhân dân xung quanh chùa có cao hơn, lý tưởng hơn sự đánh giá của những người trong cuộc, người đã
sinh hoạt.
<b>3.7. Những thuận lợi và khó khăn khi nhà chùa tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo ý</b>
<b>kiến đối tượng khảo sát</b>
<i>3.7.1. Thuận lợi theo ý kiến của những người đã sinh hoạt</i>
Do là câu hỏi mở nên thu được nhiều ý kiến khác nhau, khá tản mạn và đã được tổng hợp tập trung một số ý
kiến như sau:
- Nhiều cá nhân, tập thể, các cộng tác viên, các cơ quan đóng trên địa bàn, các tổ chức từ thiện, UNICEF,
nhiều tổ chức quốc tế khác và đa số nhân dân đã quan tâm, hỗ trợ, tạo sự lạc quan, phấn khởi cho người nhiễm
HIV và làm giảm bớt sự kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS.
- Đảng, Nhà nước, cơ quan y tế, cơ quan phịng, chống HIV/AIDS, chính quyền, tổ chức mặt trận, các đồn
thể đều có quan tâm đến thăm hỏi, hướng dẫn, động viên, chia sẻ và ủng hộ.
- Tiếng nói của nhà chùa rất có hiệu quả đối với nhân dân, mọi người đều tin tưởng vào nhà chùa. Các chức
sắc tôn giáo rất quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện và đã tín nhiệm, sử dụng, phân cơng người nhiễm HIV tham gia
vào các hoạt động. Điều đó đã làm cho người nhiễm HIV và các thành viên tham gia rất phấn khởi, tự tin và tích
cực tham gia các hoạt động do nhà chùa tổ chức.
<i>3.7.2. Thuận lợi theo ý kiến của những người có liên quan</i>
- Được chính quyền, các ban ngành, đồn thể ủng hộ và giúp đỡ.
- Các chức sắc Phật giáo, các tăng ni, tín đồ Phật tử và nhân dân ủng hộ.
<i>“Theo tôi, nhà chùa là một kênh thông tin tác động đến người nhiễm HIV và tác động đến cộng đồng dân cư</i>
<i>trong việc phòng, chống AIDS là rất thuận lợi và rất có hiệu quả” (anh Nguyễn Văn Đăng, phịng Lao </i>
động-Thương binh-Xã hội quận Long Biên)
- Nhà chùa có sẵn một số cơ sở vật chất, có khn viên rộng, yên tĩnh, phù hợp việc tĩnh tâm chữa bệnh.
- Nhà chùa là nơi cứu độ chúng sinh, rất quan tâm đến những người yếu thế và luôn làm các việc từ thiện.
- Phù hợp tâm lý của nhiều người, người nhiễm HIV tin vào nhà chùa. Nhà chùa có điều kiện để thu hút
người nhiễm HIV tự giác tham gia.
<i>cháu rất thuận lợi. Tôi thấy cần nêu gương, động viên và khen thưởng các nhà chùa và cần phải có sự quan tâm</i>
<i>hơn nữa của các cấp, các ngành đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của nhà chùa” (anh Nguyễn Văn</i>
- Gia đình và người nhiễm HIV yên tâm, tin tưởng vào nhà chùa.
- Không có kỳ thị, xa lánh, phân biệt đối xử trong nhà chùa. Hoạt động này phù hợp với giáo lý Phật giáo.
<i>3.7.3. Khó khăn theo ý kiến của người đã sinh hoạt</i>
- Một số người dân chưa hiểu về HIV/AIDS nên chưa ủng hộ, thậm chí cịn phản đối.
- Xã hội còn kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
- Quan tâm của chính quyền chưa thường xuyên và hiệu quả thấp.
<i>“Theo em, chính quyền phải chia sẻ gánh nặng với nhà chùa và tham gia vào các hoạt động của nhà chùa.</i>
<i>Ví dụ nhà chùa đi thăm hỏi và chăm sóc bệnh nhân AIDS, chính quyền nên có người cùng đi; nhà chùa thuyết</i>
<i>pháp về HIV/AIDS, chính quyền cũng nên đến dự và nói cho dân hiểu chính quyền đang làm gì để cho dân biết</i>
<i>và hiểu hơn” (chị Nguyễn Hải Yến, tình nguyện viên chùa Bồ Đề).</i>
<i>“Một số chùa cịn e ngại vì chính quyền chưa rõ ràng, chưa ủng hộ thực tình, mới thấy người ta làm thì làm</i>
<i>cho có thành tích. Nếu chính quyền rõ ràng về trách nhiệm, thực tâm đến với nhà chùa thì các chùa sẽ tin tưởng</i>
<i>và sẽ hoạt động có hiệu quả” (chị Trần Thị Liên, tình nguyện viên chùa Bồ Đề).</i>
- Thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu và phương tiện truyền thông để triển khai các hoạt động của câu lạc
bộ.
<i>“Thực ra Thầy cũng là con người, Thầy phải bỏ rất nhiều công sức để xây dựng chùa, nuôi các sư sãi, giờ</i>
<i>đây lại nuôi người nhiễm HIV tại chùa thì em thấy là cũng nặng” (chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, tình nguyện viên</i>
chùa Bồ Đề).
<i>“Chi phí của bọn tơi thì khơng đủ. Hàng ngày tôi đi từ đê La Thành đến đây, xăng xe các thứ đều phải tự</i>
<i>túc, khơng có cái gì hỗ trợ cho việc đi lại, xăng xe, sinh hoạt” (chị Đỗ Hà Phương Minh, Phó chủ nhiệm câu lạc</i>
- Có sư thầy chưa hiểu biết nhiều về HIV/AIDS.
- Những vấn đề nhạy cảm như an tồn tình dục, bao cao su, bơm kim tiêm dễ bị né tránh.
<i>“Các Thầy trong chùa không lấy vợ, lấy chồng để đi tu, tụng kinh, nó khác ngồi đời khơng có chuyện trai</i>
<i>gái. Trong khi đó phịng, chống AIDS thì lại phải tun truyền về quan hệ tình dục, nó cũng khó. Khi nhắc đến</i>
<i>tình dục thì Thầy cũng đỏ mặt, nhưng vì cơng việc thiện nên Thầy vẫn làm phịng, chống AIDS” (chị Trần Thị</i>
Liên, tình nguyện viên chùa Bồ Đề).
Một số người dân chưa hiểu về HIV/AIDS cũng đã có những lời nói, thái độ tác động đến tâm lý, tình cảm
của nhà chùa trong việc tham gia chăm sóc người nhiễm HIV. “Một số người khơng hiểu thì người ta đặt cho
<i>Thầy là “Thầy Huân Si Đa”, nghe nó đau, theo cách gọi tích cực thì Thầy là người đi tiên phong trong phòng,</i>
<i>chống AIDS. Nhưng theo nghĩa đen thì người ta nghe rụng rời, người ta nghĩ Thầy cũng bị” (chị Đỗ Hà Phương</i>
Minh, Phó chủ nhiệm câu lạc bộ Hương Sen).
<i>3.7.4. Khó khăn theo ý kiến của người có liên quan</i>
- Các nhà chùa thiếu điều kiện và kỹ năng chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV.
- Kỳ thị, phân biệt đối xử còn nhiều, dễ làm cho nhân dân ngại đến chùa, lo sợ lây nhiễm HIV. Chính quyền
một số nơi và một số tăng ni, phật tử chưa ủng hộ, thiếu quan tâm đến cơng tác phịng, chống HIV/AIDS của
nhà chùa.
<i>“Tơi thấy chính quyền chưa được tiếp xúc nhiều với HIV/AIDS nên làm cơng việc này theo kiểu phịng trào,</i>
<i>lúc có lúc khơng, lúc lên lúc xuống, không sâu sắc và kém hiệu quả. Tơi thấy cần làm sao cho chính quyền các</i>
<i>cấp có thêm hiểu biết về HIV/AIDS, có việc cho họ làm trực tiếp, cho họ tham gia thường xuyên, chứ khơng</i>
<i>phải là phong trào” (anh Ong Văn Tùng, nhóm Vì ngày mai tươi sáng).</i>
- Kinh phí của nhà chùa có nhiều hạn chế.
- Nhà chùa chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về HIV/AIDS, nhân lực thiếu, khơng có người được đào
tạo chun sâu về phịng, chống HIV/AIDS, khơng có chun mơn để chăm lo cho hoạt động này.
- Khó tạo việc làm cho người nhiễm HIV tại nhà chùa.
- Có thể nhà chùa sẽ bị lợi dụng, làm ảnh hưởng khơng tốt đến uy tín của nhà chùa do người nhiễm HIV chủ
yếu là những người nghiện chích ma tuý.
Nhìn chung, theo ý kiến của những người được hỏi, việc nhà chùa tổ chức các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS có nhiều thuận lợi. Thuận lợi lớn nhất là được sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện của Đảng, Nhà
nước, chính quyền các cấp, các chức sắc tơn giáo, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện
và đa số nhân dân, các tăng ni, phật tử. Đồng thời hoạt động này cũng phù hợp với giáo lý đạo Phật. Đó là
những yếu tố cần thiết và cũng là thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của nhà
chùa.
HIV/AIDS có hiệu quả thiết thực hơn. Đây cũng là một biện pháp tập hợp, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV
mạnh dạn bộc lộ mình, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội.
Những khó khăn được người trả lời đưa ra chủ yếu là những khó khăn khách quan, như sự hiểu biết của
người dân về HIV/AIDS còn thấp, kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS trong xã hội cịn nhiều và chính
quyền quan tâm chưa thường xuyên, hiệu quả thấp.
Một số khó khăn cũng cần quan tâm là nhận thức của một số sư thầy về HIV/AIDS còn thấp; những vấn đề
nhạy cảm liên quan đến quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, tiêm chích ma t khó trao đổi cụ thể, rõ ràng. Một
vấn đề khác được người trả lời đưa ra rất đáng quan tâm đó là việc có thể nhà chùa bị lợi dụng, làm ảnh hưởng
đến uy tín của nhà chùa.
<b>3.8. Các hoạt động nhà chùa cần tiến hành trong thời gian tới trên lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS</b>
STT HOẠT ĐỘNG NGƯỜI ĐSH
(%/n=74) NGƯỜI CLQ(%/n=56)
1. Phổ biến, tuyên truyền, tư vấn về HIV/AIDS 87,8 82,1
2. Hướng dẫn cách chăm sóc người nhiễm HIV 51,4 51,8
3. Hướng dẫn cách điều trị HIV/AIDS bằng thuốc Nam 10,8 23,2
4. Hướng dẫn ngồi Thiền 36,5 32,1
5. Tổ chức đến thăm hỏi bệnh nhân AIDS 25,7 28,6
6. Tổ chức cho người nhiễm HIV lao động sản xuất phù hợp 23,0 26,8
7. Tổ chức điều trị thuốc Nam cho người nhiễm HIV 9,5 19,6
8. Tổ chức chăm sóc, ni dưỡng trẻ em mồ cơi, trẻ nhiễm HIV 48,7 50,0
9. Tổ chức tụng kinh, cầu siêu cho người tử vong do AIDS 31,1 26,8
10. Khác (giảng đạo, giúp mọi người không bị kỳ thị, phân biệt đối xử
với người nhiễm HIV) 4,1 0
- Nhìn chung, người đã sinh hoạt và người có liên quan đều có ý kiến với tỷ lệ lựa chọn gần tương đương
nhau ở các hoạt động.
- Đa số (87,8% và 82,1%) người được hỏi cho biết nhà chùa cần triển khai hoạt động phổ biến, tuyên truyền
về HIV/AIDS. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của Giáo hội Phật giáo cần nhanh chóng khắc phục sự
“vô minh” về HIV/AIDS trong các chức sắc Phật giáo, cũng như các tăng ni, phật tử, tín đồ Phật giáo.
<i>“Trong các hoạt động của chùa thì hoạt động tuyên truyền, thuyết pháp về phòng, chống HIV/AIDS là có</i>
<i>hiệu quả nhất. Trong các buổi thuyết pháp có rất nhiều người đến nghe. Tôi thấy đây là hoạt động cần nhân</i>
<i>rộng” (bà Nguyễn Thị Hạnh, 60 tuổi, phật tử chùa Bồ Đề).</i>
- Hoạt động ưu tiên thứ hai là tổ chức hướng dẫn cách chăm sóc người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS, đã
có sự lựa chọn của cả hai nhóm gần tương đương nhau (51,4% và 51,8%). Thực tế những người nhiễm HIV đến
sinh hoạt tại các nhà chùa ngày một đồng, việc tổ chức hướng dẫn cách tự chăm sóc nhau khi ốm đau và tự
chăm sóc bản thân là rất cần thiết.
<i>“Tôi thấy nhà chùa phải làm tốt tuyên truyền, đồng thời phải làm tốt chăm sóc người nhiễm HIV và bệnh</i>
<i>nhân AIDS. Mình chỉ chú tâm tun truyền, khi người ta ốm mình khơng đến chăm sóc thì lời nói khơng đi với</i>
<i>việc làm” (Thầy Thích Phương Trí, Tu sĩ chùa Bồ Đề).</i>
<i>“Tơi thấy bổ ích nhất là “Tuệ Tĩnh Đường”, hoặc khi thuyết pháp mọi người lắng nghe hiệu qủa lắm. Chùa</i>
<i>cũng nên tổ chức cho người nhiễm HIV đi chăm sóc bệnh nhân AIDS, vì người bệnh khơng muốn người bình</i>
<i>thường chăm sóc họ đâu” (chị Trần Thị Liên, tình nguyện viên chùa Bồ Đề).</i>
- Hoạt động được ít người lựa chọn nhất là hoạt động tổ chức điều trị bằng thuốc Nam cho người nhiễm HIV
(9,5% và 19,6%). Thực tế hiện nay Nhà nước cũng đang triển khai rộng công tác điều trị HIV/AIDS, việc điều
trị của người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS hiện nay là khá thuận lợi. Vì vậy các tổ chức xã hội, tổ chức tôn
giáo, tổ chức trong cộng đồng... không đặt vấn đề ưu tiên cho công tác điều trị HIV/AIDS là phù hợp.
- Bên cạnh đó có một số ý kiến cần tăng cường cơng tác tập huấn về HIV/AIDS cho các sư trong các nhà
chùa và tổ chức giao lưu với nhưng người nhiễm HIV.
<i>“Theo tôi, nhà chùa cần tổ chức gặp mặt, giao lưu giữa người nhiễm HIV với các ban, ngành, đoàn thể và</i>
<b>HIV/AIDS của các nhà chùa</b>
- Thầy Thích Đàm Lan, Trụ trì chùa Bồ Đề có ý kiến:
<i>“Tơi thấy cần phải có sự kết hợp tốt giữa chính quyền và nhà chùa thì mới duy trì được lâu dài cơng việc</i>
<i>phịng, chống HIV/AIDS trong nhà chùa. Chùa Bồ Đề đang dự kiến làm một văn phòng tư vấn về HIV/AIDS tại</i>
<i>nhà chùa, để mọi người đến đây tư vấn, giao lưu, trao đổi những công việc chăm sóc người nhiễm HIV. Chúng</i>
<i>tơi sẽ có phân người trực hàng ngày, ai gọi điện đến thì tư vấn, hoặc nếu đến trực tiếp thì chúng tơi sẽ giúp đỡ.</i>
<i>Chúng tôi rất muốn các ngành, các cấp quan tâm và tạo cho chúng tôi một kỳ vọng”.</i>
- Bà Nguyễn Thị Hạnh, 60 tuổi, tín đồ chùa Bồ Đề có ý kiến:
<i>“Nhà nước, nhất là Mặt trận Tổ quốc nên có chỉ đạo từ trên xuống dưới đối với tất cả các nhà chùa, để họ</i>
<i>tham gia vào cái này”.</i>
- Thầy Thích Quảng Hố, Tu sĩ chùa Pháp Vân có ý kiến:
(1)“Chúng tơi rất muốn có hiểu biết sâu rộng về vấn đề này, nên rất mong được đi tập huấn nâng cao kiến
<i>thức và kỹ năng chăm sóc người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS. Bây giờ thì các chùa là tự nguyện, chúng tơi</i>
<i>muốn Nhà nước có một cái văn bản nào đó để Tu sĩ tham gia một cách đúng luật pháp”... </i>
(2)“Chúng tôi xin đề nghị cấp cho chúng tơi một cái thẻ gì đó, như là nhà báo thì có thẻ nhà báo, để chúng
<i>tơi đi chăm sóc bệnh nhân AIDS, hoặc những người nhiễm HIV họ ở xa xôi, hẻo lánh, nhất là các tỉnh xa thì</i>
<i>gặp khó khăn, khơng có đến được chùa. Có nơi người ta lầm tưởng mình lợi dụng cái gì đến đây, có nơi cơng</i>
<i>an cịn hỏi han các vấn đề như mình là người đi lừa đảo”.</i>
- Bà Hoàng Thị Thiệp, 66 tuổi, cán bộ hưu trí, Phật tử chùa Pháp Vân có ý kiến:
<i>“Theo tơi Đảng và Nhà nước nên có văn bản hướng dân, có phân cơng cụ thể, chứ khơng thể chỉ dừng ở</i>
<i>mức độ khuyến khích, huy động chung chung. Tơn giáo gì thì cũng là ở Việt nam, đều phải gánh vác công việc</i>
<i>của đất nước. Muốn Tu sĩ làm việc cho tốt thì phải mở các lớp đào tạo nâng cao kiến thức về HIV/AIDS cho các</i>
<i>Thầy”.</i>
- Ông Trịnh Đức Hồng, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội có ý kiến:
<i>“Theo tơi, chúng ta có thể ban hành những quy định riêng về việc chăm sóc bệnh nhân AIDS trong các nhà</i>
<i>chùa. Nếu chúng ta chỉ coi đó là nơi tích cực, hoan nghênh khơng thơi mà khơng tìm ra cái khó khăn, cái tiêu</i>
<i>cực của nó thì sẽ khơng có biện pháp đề phịng những tình huống, những hậu quả bất trắc xảy ra”.</i>
- Bà Phạm Thị Tuyết Mai, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội có ý kiến:
<i>“Theo tơi, để tăng cường vai trị của Phật giáo tham gia phịng, chống HIV/AIDS, trước hết ta phải có chế</i>
<i>độ, chính sách, chủ trương phù hợp để tạo hành lang pháp lý thì mới làm được, mới hỗ trợ được, mới quản lý</i>
<i>được. Mặc dù nó là hoạt động từ thiện, nhân đạo vẫn phải có hành lang pháp lý. Thứ hai là phải tuyên truyền</i>
<i>huy động cộng đồng xã hội tham gia vào công tác này, lôi kéo các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước vào</i>
<i>để tạo thêm nguồn lực. Thứ ba là phải thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho các</i>
<i>nhà chùa”.</i>
- Ơng Nguyễn Văn Ngà, Phó ban Tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội có ý kiến:
<i>“Theo tơi, tới đây chính quyền và Mặt trận Tổ quốc cần chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện cho mỗi quận,</i>
<i>huyện ở Hà Nội nên tổ chức làm điểm ở 1 – 2 tôn giáo tham gia cơng tác phịng, chống HIV/AIDS, có nơi làm ở</i>
<i>chùa, có nơi làm ở xứ đạo để rút kinh nghiệm và nhân rộng ra ở các địa bàn khác và các tôn giáo khác. Như</i>
<i>vậy sẽ huy động được nhiều tơn giáo tham gia vào cơng ciệc này”.</i>
- Ơng Nguyễn Văn Thắng, Phó chủ tịch phường Bồ Đề có ý kiến:
<i>“Tơi thấy các cấp uỷ Đảng và chính quyền phải có nhận thức đúng về vấn đề này, phải huy động cả hệ</i>
<i>thống chính trị cùng tham gia vào. Tơi thấy như chùa Bồ Đề và nhóm Vì ngày mai tươi sáng trong địa bàn</i>
<i>chúng tôi họ đã là những tuyên truyền viên rất tốt. Đó là những bằng chứng sống hết sức thuyết phục, đóng góp</i>
<i>nhiều cho cơng tác phịng, chống HIV/AIDS trên địa bàn”.</i>
- Chị Đỗ Hà Phương Minh, Phó chủ nhiệm câu lạc bộ Hương Sen có ý kiến:
<i>“Tơi thấy có hội của những người mắc bệnh Thận, Tiểu đường để người ta đấu tranh cho quyền lợi của họ.</i>
<i>Tại sao mình khơng lập ra cái hội để người ta có tiếng nói riêng và để người ta dám lộ diện ra trước mọi người,</i>
<i>cho người ta một cái niềm tin, một cái hy vọng”.</i>
- Những người thảo luận nhóm tại chùa Pháp Vân cũng có một số ý kiến: “Em nghĩ tại sao mình khơng làm
<i>một sân chơi thật đặc biệt cho người nhiễm HIV trên vơ tuyến truyền hình, như là chương trình “Chúng tơi là</i>
<i>chiến sỹ”, để cho người ta bộc lộ trước mọi người, để người ta giữ được cái trong sạch trong cuộc sống, không</i>
<i>hận đời, không trả thù, không làm liều. Muốn vậy họ phải được xã hội chấp nhận cho họ có một sân chơi cơng</i>
<i>khai”.... “Theo tơi chúng ta nên tổ chức hội nghị tồn quốc của những người nhiễm HIV. Trong đó có sự tham</i>
<i>gia của các câu lạc bộ người nhiễm HIV toàn quốc, có cả các cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia nữa, có</i>
<i>truyền hình trực tiếp cho mọi nhà, mọi người cùng xem người ta nói về người ta, vừa tạo niềm tin cho người</i>
<i>nhiễm HIV, vừa chống được kỳ thị, phân biệt đối xử”.</i>
1.1. Hai chùa Pháp Vân và Bồ Đề trong thời gian từ 2004 đến nay đã có nhiều cố gắng triển khai được nhiều
hoạt động có hiệu quả trên lĩnh vực phịng, chống HIV/AIDS. Có 3 hoạt động được các chức sắc Phật giáo, tăng
ni, tín đồ Phật tử, những người nhiễm HIV và những người thường xuyên sinh hoạt, hoạt động tại chùa, chính
quyền và nhân dân địa phương đánh giá cao, bao gồm:
<i>- Một là, hoạt động phổ biến, tuyên truyền, thuyết pháp và tư vấn về HIV/AIDS trong các thành viên của nhà</i>
chùa, các tình nguyện viên, cộng tác viên và trong các tín đồ Phật tử cũng như những người dân thường xuyên
đến cúng lễ tại chùa và nhân dân vùng xung quanh nơi chùa trú đóng.
<i>- Hai là, hoạt động thăm hỏi, chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS tại gia đình và tại</i>
bệnh viện.
<i>- Ba là, việc tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em nhiễm HIV, trẻ em mồ cơi do AIDS không nơi nương tựa.</i>
1.2. Việc hai nhà chùa tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS là phù hợp với giáo lý của Phật giáo
và không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của nhà chùa.
1.3. Cũng qua việc khảo sát thực trạng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại chùa Pháp Vân và chùa Bồ Đề
chúng tôi nhận thấy:
- Người nhiễm HIV đến tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở các nhà chùa với mục tiêu chủ
yếu là để khơng cịn bị kỳ thị, xa lánh, phân biệt đối xử; để có thêm hiểu biết về HIV/AIDS và để được tham gia
chăm sóc bạn bè, chăm sóc những người cùng hồn cảnh. Lý do người nhiễm HIV đến với nhà chùa trước tiên
và chủ yếu là do thành tâm. Người nhiễm HIV rất khát khao được sống trong sự đùm bọc, thương yêu của gia
đình, bạn bè và cộng đồng xã hội, biểu hiện cụ thể số người đến chùa vì lý do để xa lánh gia đình, người thân,
chiếm một tỷ lệ rất thấp (6,8%).
- Sự tôn trọng, không kỳ thị, phân biệt đối xử, phân công công việc cụ thể của nhà chùa đã tạo một động lực
tinh thần lớn, giúp cho người nhiễm HIV vượt qua được mặc cảm ban đầu, phấn khởi, hăng hái, chủ động, tích
cực tham gia các hoạt động xã hội, tiếp tục tham gia các hoạt động lao động và học tập.
- Cản trở lớn nhất khi nhà chùa tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS chính là sự kỳ thị, phân biệt
đối xử với HIV/AIDS. Đồng thời trong quá trình tổ chức các hoạt động, nhà chùa cũng có nhiều khó khăn về
kinh phí, thiêú tài liệu, trang thiết bị truyền thơng, thiếu các phương tiện phục vụ cho hoạt động của các câu lạc
bộ...
- Vai trị của chính quyền cấp cơ sở (xã, phường) nơi có các nhà chùa trú đóng rất quan trọng. Vừa tạo thuận
lợi cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của nhà chùa, vừa góp phần giảm bớt sự kỳ thị, xa lánh đối với
HIV/AIDS.
01. “Các Mác - Ăng Ghen toàn tập”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
02. “Chăm sóc cho bệnh nhân HIV/AIDS, một triển vọng của chùa chiền”, Dự án Sangha Metta, Chiang
Rai, Thái lan, 2003.
03. “Chăm sóc cho bệnh nhân HIV/AIDS, tư tưởng của Phật giáo”, Dự án Sangha Metta, Chiang Rai,
Thái lan, 2003.
04. “Giáo lý Phật giáo trong thời đại có AIDS”, Abbot Smmai Punya Khamo, Watkhiew Phrao,
Maechan, Chiang Rai, Thái lan, 2003.
05. “HIV/AIDS theo cách nhìn của Phật giáo”, Đại đức Thích Minh Tiến, Văn phịng 1, Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hà Nội, 2003.
06. “Lý luận tơn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam”, Đặng Nghiêm Vạn, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001.
07. “Lý luận về tín ngưỡng và tơn giáo”, Cao Văn Thanh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
08. “Mặt trận Tổ quốc với việc triển khai thực hiện “Sáng kiến lãnh đạo Phật giáo” tham gia phịng,
chống HIV/AIDS”, Ban Tơn giáo – Dân tộc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội, 2004.
09. “Phật giáo trong thời đại của nạn dịch AIDS”, UNICEF tại Việt nam, Hà Nội, 2003.
10. “Tứ vô lượng tâm và bệnh nhân AIDS”, Wacharapong Thongea-aad, Dự án Sangha Metta, Chiang
Rai, Thái lan, 2003.
11. “Vai trò của các nhà sư và các nhà lãnh đạo trong cộng đồng trong việc phòng, chống và chăm sóc
các bệnh nhân HIV/AIDS”, Dự án Sangha Metta, Chiang Rai, Thỏi lan, 2003.
<b>Lisa Messersmithạ , Lora Sabin, Sarah Hurlburt và Katherine Semrau</b>
<b>Trần Lan Anh, Đào Thị Mai Hoa², Nguyễn Nguyên Như Trang³</b>
<i><b>Trung tâm Y tế và Phát triển Quốc tế - Trường Đại học Boston</b><b> ¹</b></i>
<i><b>Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và phát triển (TT COHED)</b><b>²</b></i>
<i><b>Trung tâm Nâng cao chất lượng cuộc sống (Trung tâm LIFE)</b><b>³</b></i>
<b>I.</b> <b>TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU</b>
Ở Việt Nam, lượng người sống chung với HIV tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2006, với số
lượng gần 300.000. Số liệu gần đây cho thấy sự gia tăng về các vấn đề liên quan đến tình dục và sự lây lan của
HIV tại một số địa phương như Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh. Phụ nữ sống chung với HIV (PNCH) tại Việt
nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng kỳ thị, bởi họ phải chịu đối mặt với những chuẩn mực văn hoá liên
quan đến hành vi về bạo lực giới và cũng là đối tượng chính bị kỳ thị do quan niệm AIDS thường liên quan đến
nghiện hút và các hành vi tình dục ngồi hơn nhân bao gồm mại dâm. Do đó phụ nữ phải đối mặt với sự phản
đối tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ xã hội mà họ cần.
Năm 2007, TT nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng và phát triển – COHED đã có đánh giá nhanh 140 phụ nữ có
H tại Hải Phịng và HCM, đã đưa ra một số kết quả: hầu hết PNCH đều rất trẻ (trên 85% dưới 37 tuổi) và khơng
có việc làm (60%), hầu hết nhận được sự tư vấn nhưng trong 5 người chỉ được 1 người nhận tư vấn, gần 25% có
một lần được kiểm tra sức khoẻ tổng thể và 11% chưa bao giờ được kiểm tra, 67% chưa bao giờ được nhận các
dịch vụ xã hội. Những PNCH thường đối mặt với những mặc cảm hạn chế họ tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ vì
sợ hải khi phải để lộ tình trạng bệnh, sợ hãi bị từ chối cung cấp dịch vụ từ những người cung cấp nếu họ biết
tình trạng bệnh của họ, sự quá tải trong dịch vụ nên phải chờ nhận dịch vụ trong một thời gian dài. Để hiểu rõ
<b>II.</b> <b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>
<i><b>1, Phương pháp nghiên cứu</b></i> định tính và định lượng. Thiết kế nghiên cứu trước và sau can thiệp nhằm so
sánh dữ liệu thu thập được khi tiến hành khảo sát ban đầu và đánh giá vịng 2 (sau đó 12 tháng). Một số can
thiệp đã được tiến hành: (1), Nâng cao nhận thức và năng lực cho phụ nữ nhiễm HIV, gia đình họ và các nhân
viên tiếp cận cộng đồng về HIV, giới và bạo lực giới; (2), Nâng cao năng lực cho các nhà cung cấp dịch vụ về
HIV, SKSS và dịch vụ xã hội hỗ trợ đáp ứng vấn đề giới cho PNCH; 3,Nâng cao năng lực cho 2 phòng khám
ngoại trú trọng điểm tại 2 thành phố nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ đáp ứng vấn đề giới, chú trọng sàng
lọc phát hiện những PNCH có khả năng gặp vấn đề bạo lực giới; 4,Đảm bảo chăm sóc và hỗ trợ liên tục cho
PNCH trong các dịch vụ có liên quan và không liên quan đến HIV/AIDS thông qua hệ thống chuyển gửi được
thiết lập và các hoạt động dạy nghề, vay vốn tạo thu nhập ổn định.
Công cụ đánh giá: bảng hỏi cấu trúc, thảo luận nhóm, quan sát và sử dụng bảng kiểm, vẽ bản đồ các điểm
cung cấp dịch vụ sử dụng hệ thống định vị tồn cầu (GPS)
• PNCH được đào tạo tham gia nghiên cứu
<b>Người cung cấp thơng tin/phương pháp </b> <b>Hải Phịng </b> <b>TP. HCM </b>
Trước Sau Trước Sau
Phỏng vấn PNCH 150 103 150 116
Phỏng vấn sau khi sử dụng dịch vụ (PSIs) với phụ nữ
có HIV 50 45 50 50
Phỏng vấn cơ sở dịch vụ y tế 20 20 20 20
Phỏng vấn cơ sở dịch vụ xã hội 10 10 20 20
Đánh giá cơ sở 10 10 10 10
<b>Tổng số </b> <b>270 </b> <b>208 </b> <b>270 </b> <b>236 </b>
<b>III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP </b>
<b>1.</b> <b>Nhu cầu của PNCH liên quan đến các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và xã hội:</b>
<b>Nhu cầu việc làm tại Hải Phòng và HCM khảo sát lần đầu và sau can thiệp</b>
<b>2.</b> <b>Khả năng tiếp cận của các dịch vụ chăm sóc y tế và xã hội dành cho PNCH</b>
<i><b>Tiếp cận dịch vụ y tế</b></i>
<i><b>Biểu:</b></i>
<i><b>1.</b></i> <i>Bạn có phải trả tiền cho dịch vụ, xét nghiệm và các chi phí khác liên quan đến HIV (có)</i>
<i><b>2.</b></i> <i>Theo bạn, các nhân viên tại các cơ sở điều trị HIV có hiểu rõ những vấn đề liên quan đến phụ nữ có H khơng?</i>
<i>(có)</i>
<i><b>3.</b></i> <i>Kiến thức về tư vấn sức khỏe tình dục (có)</i>
<i><b>4.</b></i> <i>Kiến thức về phịng tránh thai/KHHGĐ (có)</i>
<i><b>5.</b></i> <i>Kiến thức về các dịch vụ nạo phá thai? (có)</i>
<i><b>6.</b></i> <i>Đã từng tiếp cận dịch vụ SKTDSS trong 6 tháng qua (có)</i>
<i><b>7.</b></i> <i>Đã từng tiếp cận dịch vụ nạo phá thai trong 6 tháng qua (có)</i>
<i>Tiếp cận dịch vụ và kiến thức sinh sản, làm mẹ an tồn, chăm sóc sức khỏe trẻ em</i>
Bàn luận: Sau khi có các can thiệp nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin về các dịch vụ tại các cơ sở y tế
hiện có tại địa bàn 2 thành phố. Đặc biệt là số PNCH đã tiếp cận với các dịch vụ nhiều hơn. Bên cạnh đó các cơ
sở cung cấp dịch vụ cũng được cải thiện để đáp ứng được những nhu cầu của PNCH.
<i><b>Biểu:</b></i>
<i><b>1</b></i> <i>Kiến thức liên quan đến BLGD (có)</i>
<i><b>2</b></i> <i>Đã từng sử dụng dịch vụ liên quan đến bạo lực giới trong 6 tháng qua (có)</i>
<i><b>3</b></i> <i>Được giới thiệu tới dịch vụ liên quan đến bạo lực giới (có)</i>
<i><b>4</b></i> <i>Kiến thức về vấn đề cưỡng ép/bạo lực tình dục (có)</i>
<i><b>5</b></i> <i>Được giới thiệu tới dịch vụ liên quan đến bạo lực tình dục (có)</i>
<i>Tiếp cận dịch vụ và kiến thức liên quan đến Bạo lực giới Hải Phòng & TPHCM</i>
Bàn luận: Khơng có thay đổi đáng kể ở các nguồn thông tin về dịch vụ như bạn bè, người than. Chưa có
<i>Tiếp cận dịch vụ và kiến thức về tín dụng và tạo thu nhập</i>
Bàn luận: nhu cầu vay tín dụng để tạo thu nhập ổn định đã một phần được đáp ứng sau khi được chuyển gửi
đến cơ sở cho vay vốn như các chương trình dự án tại địa bàn 2 thành phố.
<b>3. Chất lượng của những dịch vụ y tế và xã hội</b>
<i>Những cải thiện đáng kể qua phỏng vấn PNCH sau sử dụng dịch vụ</i>
<b>Thông tin về tư vấn dịch vụ xã</b>
<b>hội cả 2 địa bàn</b>
<i><b>Biểu:</b></i>
<i>6,PNCH được chuyển gửi tới cơ </i>
<i>sở DV</i>
<i>7,…được chuyển gửi bởi: NV y tế</i>
<i>8,…được chuyển gửi bởi: người </i>
<i>quen</i>
<b>Thông tin về tư vấn dịch vụ y tế cả</b>
<b>2 địa bàn</b>
<i><b>Biểu:</b></i>
<i>1,Trả lời “đủ”:Chẩn đoán/điều trị</i>
<i>BLTQĐTD</i>
<i>2,Trả lời “đủ”: Thương thuyết sử</i>
<i>dụng bao cao su với bạn tình</i>
<i>3,Trả lời “đủ”:Lạm dụng tình dục,</i>
<i>ngược đãi hay bị tổn thương trong</i>
<i>các mối quan hệ</i>
Thông tin về tư vấn dịch vụ pháp lý
cả 2 địa bàn
<i>Biểu:</i>
<i>1:Trả lời “đủ”: hỗ trợ pháp lý</i>
<b>4.</b> <b>Những cải thiện đáng kể về chất lượng dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ</b>
<i>Đào tạo cán bộ cả 2 địa bàn Hải Phịng và Tp.Hồ Chí Minh</i>
Bàn luận: Các cơ sở cung cấp dịch vụ đều có kế hoạch tập huấn trong 6 tháng tới để nâng cao chất lượng
dịch vụ với các chủ đề cụ thể như lồng ghép giới trong cung cấp dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ, kinh nghiệm sàng
lọc bạo lực giới và kỹ năng tư vấn về bạo lực giới, bạo lực gia đình, tư vấn đồng đẳng, hỗ trợ pháp lý, nhà tạm
lánh.
<b>4.</b> <b>Hiệu quả của hệ thống chuyển gửi trong việc kết nối PNCH với những dịch vụ y tế và XH</b>
Bàn luận: Nắm bắt thông tin của các cơ sở dịch vụ đã tăng sau khi hệ thông chuyển gửi được xây dựng, tuy
nhiên một cơ chế cho hệ thống chuyển gửi cần được thể chế hóa để việc chuyển gửi có hiệu quả cao.
<b>IV. KẾT LUẬN</b>
<b>Một số điểm yếu</b>
Các dịch vụ còn yếu như hỗ trợ pháp lý, ly hơn, tư vấn về cưỡng ép/bạo lực tình dục, hỗ trợ bạo lực
giới, tư vấn về bạo lực gia đình, kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến nhà ở, học tập, việc làm, biện pháp tránh
thai.
Hệ thống chuyển gửi còn yếu.
Dịch vụ hỗ trợ dạy nghề và vay vốn theo nhóm chưa thành cơng vì các thành viên nhóm thiếu kiến thức
và kinh nghiệm làm việc nhóm, thiếu kỹ năng phần mềm để quản lý nhóm và xây dựng kế hoạch kinh doanh
nhóm.
<b>Một số điểm mạnh</b>
Dịch vụ sẵn có: chăm sóc HIV tại nhà, cung cấp thuốc ARV, hỗ trợ tuân thủ điều trị ART , dự phòng
lây truyền mẹ con, tư vấn SKSS, làm mẹ an toàn, tư vấn dinh dưỡng, tư vấn đồng đẳng, chuẩn đoán và điều trị
nhiễm trùng cơ hội, v.v.
Các nguồn vốn vay của các chương trình và dự án hiện đang có tại 2 thành phố, đặc biệt chương trình
tín dụng cho PNCH thơng qua Hội phụ nữ của GIPA.
<b>V. KHUYẾN NGHỊ</b>
Đầu tư hơn nữa vào các dịch vụ SKTDSS cho PNCH, trong đó có lồng ghép SKTDSS vào các dịch vụ
HIV.
Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và xã hội đáp ứng vấn đề bạo lực giới.
Thiết lập các dịch vụ và mạng lưới chuyển tuyến có sự điều phối và tham gia của các cơ quan như TT
PC AIDS cấp tỉnh/TP hay Hội PC AIDS các cấp.
Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng nhỏ, tạo thu nhập thơng qua hỗ trợ vốn vay, giải
quyết vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử.
Thực hiện và đánh giá các mơ hình vay vốn tín dụng khác nhau,
<b>Nguyn Th Ngc Anh1<sub>, Nguyn Thu Anh</sub>1<sub>, </sub></b>
<b>Ngô Minh Trang2<sub>, Saul Helfenbein</sub>1</b>
<i><b>1 </b><b><sub>Dự ỏn HIV nơi làm việc do USAID tài trợ,</sub></b></i>
<i><b>2 </b><b><sub>Cơ quan phỏt triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)</sub></b></i>
<b>I. Đặt vấn đề</b>
Dự án Hỗ trợ việc làm và dự phòng HIV nơi làm việc cho Người có nguy cơ cao tại Việt Nam của Cơ quan
Hợp tác Phát triển Hoa Kỳ (Dự án HIV nơi làm việc) có thời hạn là 5 năm từ 2009-2013. Dự án do Chemonics
International, Inc. thực hiện trong khn khổ Chương trình cứu trợ khẩn cấp về phịng chống AIDS (PEPFAR)
của Tổng thống Hoa Kỳ. Mục tiêu của dự án là dự phịng lây nhiễm HIV trong nhóm người có nguy cơ cao và
cung cấp các cơ hội việc làm cũng như các hỗ trợ tăng cường kinh tế cho những người sống chung và có nguy
`cơ nhiễm HIV, nhằm góp phần giảm tình trạng phân biệt đối xử và tăng tác động dự phòng. Để thực hiện mục
tiêu này, Dự án tiến hành hoạt động trên ba hợp phần lớn là chính sách tại nơi làm việc, dịch vụ tư vấn hướng
Năm 2010 dự án bắt đầu thực hiện các hoạt động tài chính vi mơ nhằm giúp nhóm đối tượng tự tạo việc làm,
ổn định của cuộc sống và hòa nhập vào cộng đồng. Qua phân tích và đánh giá tình hình chung về việc tiếp cận
dịch vụ TCVM cho người sống chung, bị ảnh hưởng và có nguy cơ nhiễm HIV, Dự án đã đề xuất và được
USAID ủng hộ thực hiện thí điểm chiến lược lồng ghép HIV vào các nhà cung ứng dịch vụ TCVM chính thức
và chuyên nghiệp ở Việt Nam. Chiến lược này bao gồm:
* Hỗ trợ Ngân hàng CSXH Việt Nam thí điểm cơ chế cho vay nhóm đối tượng này thơng qua xây dựng mơ
hình hợp tác, đối tác giữa Ngân hàng và tổ chức hoạt động về HIV/AIDS
* Hỗ trợ thí điểm lồng ghép HIV vào cơ chế cho vay hiện hành của Tổ chức tài chính qui mơ nhỏ trách
nhiệm hữu hạn Tình Thương (Quỹ TYM) của TƯ Hội LHPN VN và kết nối Tổ chức này với tổ chức hoạt động
về HIV/AIDS
* Thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực về tài chính vi mô và phát triển kinh doanh cho các dự án tín
dụng nhỏ của các tổ chức hoạt động về HIV/AIDS và khách hàng của các tổ chức này.
<b>II. Sự cần thiết của mơ hình đối tác trong cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ </b>
Trong những năm gần đõy, với những cải thiện về điều trị và chăm súc y tế và xó hội, nhu cầu về việc làm
cho người sống chung với HIV và người sau cai ngày càng trở nờn cấp thiết. Việc cung cấp cỏc dịch vụ tài chớnh
vi mụ phự hợp với nhúm đối tượng này được xỏc định là một trong những chiến lược và cụng cụ hữu hiệu giỳp
cho nhúm đối tượng tự tạo việc làm, độc lập hơn về kinh tế, hũa nhập vào cộng đồng và giảm khả năng lõy
nhiễm.
Hiện tại, tiếp cận TCVM của người sống chung với HIV, bị ảnh hưởng bởi HIV và có nguy cơ nhiễm HIV
cịn rất hạn chế do nhiều lý do, trong đó có cả sự phân biệt và kỳ thị. Theo đánh giá nhanh các hoạt động tăng
thu nhập cho người sống chung với HIV và người sau cai của Dự án HIV nơi làm việc (6/2009), có một số tổ
Các tổ chức/chương trình tài chính qui mơ cho người nghèo và người có thu nhập thấp có qui mơ lớn và bền
vững thường tập trung nhiều ở các vùng nông thôn và chưa mở rộng nhiều ra các vùng đô thị và nơi có số lượng
lớn người sống chung HIV và người sau cai. Ngoài ra, những người sống chung với HIV/AIDS và có nguy cơ
nhiễm HIV thường được coi là nhóm có rủi ro tin dụng cao, do vậy khó tiếp cận được các dịch vụ của các tổ
chức/chương trình này mặc dù họ có thể thuộc đối tượng đích (người nghèo và người thu nhập thấp) của các tổ
chức/chương trình này. NHCSXH là tổ chức duy nhất được ủy thác giải ngân vốn vay cho các doanh nghiệp vi
mơ có sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy (theo NQ 212/2007/QD-TTg), tuy nhiên, nguồn vốn này
phụ thuộc vào sự quan tâm và khả năng ngân sách của từng địa phương. Hiện tại NHCSXH chưa có chương
trình cho vay chuyên biệt cho đối tượng này và cũng chưa có số liệu thống kê tỷ lệ người sống chung với HIV
được vay vốn.
hưởng bởi HIV cũng như các đối tượng có nguy cơ cao là được đánh giá là một nhu cầu cần đáp ứng trong thời
gian tới. Ngoài ra, do hạn hẹp về nguồn vốn và yêu cầu chuyên nghiệp hóa các hoạt động TCVM, cũng như sự
thiết yếu của các hỗ trợ về y tế và xã hội đối với các đối tượng này trong quá trình sử dụng các dịch vụ tài chính
vi mơ, các mơ hình hợp tác, đối tác giữa các bên hoạt động về HIV/AIDS và các chương trình/tổ chức TCVM
bền vững và chuyên nghiệp nên được nghiên cứu và thực hiện thí điểm.
Chiến lược chiến lược lồng ghép HIV vào các nhà cung ứng dịch vụ TCVM chính thức và chuyên nghiệp ở
Việt Nam được đề xuất nhằm giải quyết những khó khăn hiện tại làm cản trở sự tiếp cận của người sống chung
với HIV và người sau cai tới các dịch vụ TCVM được quản lý chuyên nghiệp và bền vững, tận dụng và phát huy
được thế mạnh của các đối tác tham gia, đồng thời tăng cường thực hiện sứ mệnh xã hội và kinh tế của các tổ
chức TCVM và tổ chức HIV tham gia.
<b>III. Giới thiệu vắt tắt về các can thiệp đề xuất về tài chính vi mơ của Dự án</b>
<b>1. Hỗ trợ Ngõn hàng CSXH Việt Nam thớ điểm cơ chế cho vay nhúm đối tượng này thụng qua xõy</b>
<b>dựng mụ hỡnh hợp tỏc, đối tỏc giữa Ngõn hàng và tổ chức hoạt động về HIV/AIDS</b>
Can thiệp này nhằm thí điểm lồng ghép cho vay nhóm đối tượng là những người sống chung với HIV/AIDS
và người sau cai vào các hoạt động cho vay hiện hành của công cụ cho vay chính sách của Chính phủ - Ngân
hàng CSXH Việt Nam. Mơ hình thí điểm này sẽ được thực hiện thông qua sự phối hợp/đối tác giữa NHCSXH
và một tổ chức hoạt động về HIV/AIDS (tổ chức HIV/AIDs) trong đó Ngân hàng sẽ tập trung vào các dịch vụ
tín dụng, tiết kiệm và đào tạo có liên quan và tổ chức HIV/AIDS sẽ chịu trách nhiệm về xác định người vay và
có những hỗ trợ y tế, xã hội cần thiết cho người vay. Tổ chức HIV/AIDS cũng sẽ tham gia tích cực trong q
trình giám sát và hồn trả vốn vay cũng như phối hợp với Dự án HIV nơi làm việc để có các hỗ trợ phát triển
kinh doanh cần thiết cho người vay. Ngân hàng CSXH đã thể hiện sự quan tâm tới hỗ trợ đối tượng này và sẵn
sàng hợp tác với Dự án để thực hiện thí điểm mơ hình đối tác. Hiện tại, Dự án đang tích cực làm việc với Ngân
hàng và tổ chức HIV/AIDS (dự kiến là FHI) để thiết kế chi tiết các bước đi và qui trình thực hiện mơ hình. Hình
dưới đây minh hoa cho mơ hình hợp tác dự kiến:
Các hoạt động dự kiến của can thiệp này bao gồm:
*Đánh giá, khảo sát tình hình để chọn địa bàn thí điểm và các đối tác có liên quan
*Kết nối và xây dựng quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan
*Đào tạo cán bộ của Ngân hàng về những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS và cách thức phục vụ nhóm đối
tượng này
*Đào tạo cán bộ của tổ chức HIV/AIDS và các bên liên quan về mô hình hợp tác, qui trình cho vay của ngân
hàng và cách thức lựa chọn đối tượng.
*Hỗ trợ Ngân hàng xem xét và điều chỉnh hệ thống quản lý vốn vay cũng như mẫu biểu cần thiết của ngân
hàng khi cho vay nhóm đối tượng này.
*Đào tạo cho người vay tiềm năng về thủ tục vay vốn, giáo dục tài chính và phát triển kinh doanh…
*Hỗ trợ kỹ thuật và theo dõi trong qua trình thực hiện mơ hình
*Đánh giá, tổng kết về mơ hình để làm cơ sở mở rộng ra các địa bàn khác của Ngân hàng.
<b>2. Hỗ trợ thí điểm lồng ghép HIV vào cơ chế cho vay hiện hành của Tổ chức tài chính qui mơ nhỏ</b>
<b>trách nhiệm hữu hạn Tình Thương (Quỹ TYM) của TƯ Hội LHPN VN và kết nối Tổ chức này với tổ</b>
<b>chức hoạt động về HIV/AIDS</b>
Các hoạt động dự kiến của can thiệp này bao gồm:
* Đánh giá, lựa chọn tổ chức đối tác, kết nối và xây dựng quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan
* Đào tạo cán bộ của Quỹ TYM về những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS và cách thức phục vụ nhóm đối
tượng này
* Đào tạo cán bộ cơ sở của tổ chức HIV/AIDS và các bên liên quan về mơ hình hợp tác, qui trình cho vay
của ngân hàng và cách thức lựa chọn đối tượng.
* Hỗ trợ TYM xem xét và điều chỉnh hệ thống quản lý vốn vay hiện hành của TYM để có thể theo dõi và
quản lý việc cho vay nhóm đối tượng này.
* Đào tạo cho người vay tiềm năng về thủ tục vay vốn, giáo dục tài chính và phát triển kinh doanh…
* Đào tạo cho thành viên của nhóm TD-TK của TYM về HIV và chống kỳ thị
* Hỗ trợ kỹ thuật và theo dõi trong qua trình thực hiện mơ hình
* Đánh giá, tổng kết về mơ hình để làm cơ sở mở rộng ra các địa bàn khác của TYM nơi có tỷ lệ HIV/AIDS cao.
<i>3. Thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực về tài chính vi mơ và phát triển kinh doanh cho các dự án tín</i>
<i>dụng nhỏ của các tổ chức hoạt động về HIV/AIDS và khách hàng của các tổ chức này.</i>
Các hoạt động ở can thiệp 3 trong chiến lược tài chính vi mơ của Dự án là các hoạt động tiếp theo các khóa
đào tạo về quản lý tài chính vi mơ cho cán bộ của các tổ chức đối tác của USAID có các dự án cho vay nhỏ cho
Trong thời gian tới, Dự án sẽ tập trung vào đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật theo yêu cầu cụ thể của dự án/hoạt
động cho vay nhỏ có mong muốn mở rộng và hoạt động bền vững trong lĩnh vực này. Ngoài ra, Dự án cũng sẽ
tiếp tục các hoạt động đào tạo và tư vấn về các kỹ năng, kiến thức cần thiết trong khởi sự và phát triển kinh
doanh cho các đối tượng vay vốn của các dự án này. Dự án dự kiến thực hiện các hoạt động đào tạo có liên quan
đến khởi sự và phát triển kinh doanh thông qua sự hợp tác và phối hợp với một tổ chức chuyên về lĩnh vực này
và dự kiến sẽ sử dụng mạng lưới giảng viên “SIYB” và “Get Ahead” đã được đào tạo bởi chương trình của
ILO-VCCI.
Ngân hàng
Chính sách
XH <b><sub>Tổ chức </sub></b>
<b>HIV/AIDs</b>
Đào tạo cán bộ, đối tác
<b>Dự án HIV Nơi làm </b>
<b>việc</b>
<b>Người vay được chọn, thẩm đ<sub>ịnh tham </sub></b>
<b>gia vào nhóm TD-TK hiện hành<sub>Ngân hàng CSXH</sub></b> <b> của </b>
<b>Cán bộ của tổ chức </b>
<b>HIV/AIDS</b>
Xác định và giới thiệu khách
hàng cho TYM
Hỗ trợ xã hội và y tế cần thiết
cho đối tượng
<b>Cán bộ tín dụng của </b>
<b>TYM</b>
Thẩm định và tuyển dụng,
đào tạo đối tượng vào
nhóm.
Thẩm định vốn và thực hiện
qui trình xét duyệt vốn
<b>Các nhóm </b>
<b>TD-TK của TYM</b>
Hỗ trợ lẫn nhau trong
q trình sử dụng và
hồn trả vốns
<b>PLHIVs </b>
Cần vốn để
sản xuất, kinh
<b>PLHIVs</b>
Nhận, sử
dụng vốn để
tăng thu nhập
và hoàn trả
vốn
<b>Chi nhánh của TYM </b>
<b>Đàm Thị Thanh Hoa, Nguyễn Thu Anh, Ngô Minh Trang,</b>
<b>Dương Trường Thủy, Saul Helfenbein</b>
<i><b>Dự án HIV nơi làm việc do USAID tài trợ,</b></i>
<i><b>Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)</b></i>
<b>GIỚI THIỆU</b>
Từ năm 2008 đến 2013, dự án HIV nơi làm việc (HIV Workplace Project) do USAID tài trợ được thực hiện
bởi tổ chức Chemonics tập trung vào việc phát triển các chính sách HIV nơi làm việc, cung cấp các dịch vụ hỗ
trợ về sức khỏe, phúc lợi xã hội cũng như tạo cơ hội làm việc và vay vốn tín dụng phát triển kinh tế cho người
sống chung với HIV và người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV tại 7 tỉnh/thành phố nhận viện trợ của Kế Hoạch
Cứu Trợ Khẩn Cấp Của Tổng Thống Hoa Kỳ Về Phòng, Chống HIV/AIDS (PEPFAR): Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và An Giang.
Để có cơ sở cho việc hỗ trợ tạo cơ hội việc làm, dự án đã tiến hành khảo sát với các mục tiêu:
- Tìm hiểu nhu cầu việc làm, năng lực làm việc và những khó khăn gặp phải trong quá trình tìm kiếm việc
làm của nhóm người sống chung với HIV và người có nguy cơ cao
- Cung cấp những dịch vụ hỗ trợ tạo cơ hội việc làm phù hợp cho nhóm đối tượng trên.
<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>
<b>1. Đối tượng nghiên cứu</b>
Người sống chung với HIV và người sau cai nghiện ma túy có nhu cầu việc làm tại Hà Nội.
<b>2. Phương pháp nghiên cứu</b>
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định tính và định lượng
- Địa bàn nghiên cứu: Hà Nội
- Thời gian: Tháng 4 và tháng 5 năm 2009
- Các bước tiến hành nghiên cứu:
Bước 1:
- Thiết kế bộ công cụ khảo sát gồm 53 câu hỏi dành cho người sống chung với HIV và người sau cai nghiện
ma túy có nhu cầu việc làm. Bộ cơng cụ được thử nghiệm với 10 mẫu được chọn ngẫu nhiên từ nhóm tự lực.
Bước 2:
- Đại diện của 23 trên 29 nhóm tự lực tại Hà Nội, đại diện cho 1.287 thành viên tham dự cuộc họp với nhóm
nghiên cứu. Trong số các nhóm tham gia khảo sát, có 20 nhóm tự lực của người sống chung với HIV và 3 nhóm
tự lực của người sau cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, các nhóm tự lực HIV cũng bao gồm cả người sau cai và các
nhóm sau cai cũng bao gồm cả người sống chung với HIV.
- Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến thành viên các nhóm tự lực thơng qua đại diện của nhóm để thu thập
thông tin thứ cấp. Việc trả lời câu hỏi khảo sát là hoàn toàn tự nguyện.
- Trong số 1.287 thành viên các nhóm tự lực, 418 người trả lời các câu hỏi trong bảng khảo sát với tỉ lệ 33%.
Trong số này, 330 người cho biết có nhu cầu việc làm và hồn thành ít nhất 25 trên 53 câu hỏi khảo sát.
<b>Quy trình chọn mẫu khảo sát</b>
Bước 3:
- Mã hóa số liệu và phân tích SPSS 12.0
<b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU</b>
<b>29 nhóm tự lực tại Hà</b>
<b>Nội</b>
<b>23 nhóm tham gia khảo</b>
<b>sát</b>
<b>1.287 thành viên</b> <b>6 nhóm khơng tham gia<sub>khảo sát</sub></b>
<b>957 người khơng có</b>
<b>nhu cầu việc làm</b>
<b>330 người có nhu cầu</b>
<b>Giới tính</b> <b>HIV khơng sử dụng ma túy</b>
<b>Sử dụng ma túy</b>
<b>khơng có HIV</b> <b>HIV và sử dụng ma túy</b> <b>Các nhóm</b>
<b>n</b> <b>%</b> <b>n</b> <b>%</b> <b>n</b> <b>%</b> <b>n</b> <b>%</b>
<b>Nam</b> <b>68</b> <b>38</b> <b>18</b> <b>46</b> <b>85</b> <b>75</b> <b>171</b> <b>52</b>
<b>Nữ</b> <b>110</b> <b>62</b> <b>21</b> <b>54</b> <b>28</b> <b>25</b> <b>159</b> <b>48</b>
<b>Tổng cộng</b> <b>178</b> <b>100</b> <b>39</b> <b>100</b> <b>113</b> <b>100</b> <b>330</b> <b>100</b>
Hầu hết những người tham gia khảo sát ở độ tuổi lao động với 77% từ 25 đến 40 tuổi. Về trình độ văn hóa,
45% có trình độ phổ thơng cơ sở, 32% phổ thơng trung học, gần 9% có học tại các trường nghề và 8% có trình
độ cao đẳng, đại học.
Làm đồng đẳng viên cho các dự án về HIV/AIDS là công việc phổ biến nhất của những người được khảo sát,
chiếm gần 23%. Khoảng 9% kinh doanh bn bán cùng gia đình, gần 5% làm thuê công nhật. Số người làm việc
tại các doanh nghiệp chỉ chiếm 5% và số thất nghiệp gần 60%.
Về kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, 22% đã và đang làm công việc bán hàng, buôn bán nhỏ, gần 15% có
nghề may và số tương tự có nghề nấu ăn. Gần 10% có nghề lái xe, 12% có nghề cơ khí, điện, điện tử. Gần một
phần tư (22%) số người được khảo sát cho biết khơng có nghề nghiệp gì.
Tìm việc làm qua người thân quen, bạn bè và các mối quan hệ nhân là kênh tìm kiếm việc làm chủ yếu của
những người sống chung với HIV và sau cai được khảo sát, với tỉ lệ gần 78%. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ tìm việc qua
<b>Kinh nghiệm làm việc</b> <b>%</b>
<b>Bán hàng / Bn bán nhỏ</b> <b>22.0</b>
<b>Thợ may</b> <b>15.2</b>
<b>Nấu ăn</b> <b>14.4</b>
<b>Lái xe </b> <b>9.7</b>
<b>Thợ cơ khí</b> <b>7.6</b>
<b>Việc liên quan đến xây dựng</b> <b> 6.3</b>
<b>Dịch vụ</b> <b>5.8</b>
<b>Kế tốn, tài chính</b> <b>3.7</b>
<b>Điện, điện lạnh</b> <b>3.1</b>
<b>Kinh doanh</b> <b>1.8</b>
<b>Khác</b> <b>8.1</b>
<b>Khơng có nghề nghiệp </b> <b>22.3</b>
internet café, và có thể có được thu nhập hàng ngày, họ cũng mong muốn làm việc như một Đồng đẳng viên
hoặc tuyên truyền viên. Một phần tư số khác thấy không chắc chắn về mong đợi và định hướng nghề nghiệp của
Các trở ngại khi tìm kiếm việc làm đối với nhóm được khảo sát bao gồm: điều kiện sức khỏe yếu, bị nhà
tuyển dụng và đồng nghiệp kỳ thị và phân biệt đối xử, khơng có phương tiện đi lại, lịch làm việc mâu thuẫn với
lịch điều trị, khơng có kinh nghiệm làm việc cũng như khơng có kinh nghiệm tìm việc và xin việc, thiếu thơng
tin về các cơ hội việc làm, trình độ học vấn thấp, thiếu các kỹ năng nghề nghiệp.
<b>KẾT LUẬN</b>
Tìm kiếm cơng việc trong các cơ sở kinh doanh chính thức thực sự là một thách thức đối với hầu hết những
người sống chung với HIV và những người sau cai do nhiều trở ngại cá nhân và thiếu chuẩn bị tr ước khi bước
vào thị trường việc làm. Khảo sát cũng cho thấy sự không tương xứng trong mong đợi về công việc, thu nhập
với trình độ học vấn khơng đáp ứng cộng với việc thiếu các kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp. Gần
43% nhóm khảo sát mong muốn có lương hàng tháng như những công nhân lành nghề trong khi phần lớn số họ
khơng có kỹ năng nghề nghiệp và có trình độ học vấn. Rất nhiều người mong có việc làm với thời gian làm việc
thoải mái trong khi các doanh nghiệp địi hỏi cơng nhân làm việc đầy đủ giờ như quy định từ 40 đến 48 tiếng
một tuần. Thêm nữa những người sống chung với HIV và những người sử dụng ma túy thường phải đối mặt với
các trở ngại như sự phân biệt đối xử hoặc các quan niệm tiêu cực từ phía nhà tuyển dụng. Điểm này thực sự đẩy
họ vào thế bất lợi trong so sánh với những người tìm việc khác.
Người sống chung với HIV và người sau cai có nhu cầu được vay vốn và thể hiện mong muốn mở các cửa
hàng nhỏ để tự kinh doanh như cửa hàng tạp hoá, bán thức ăn trên phố, cắt tóc, quán café …
<b>KHUYẾN NGHỊ</b>
Dịch vụ hỗ trợ tạo việc làm cần tập trung vào việc chuẩn bị cho người sống chung với HIV và người sau cai
trước khi tham giao vào thị trường lao động bao gồm các bước:
1. Tư vấn nghề nghiệp và hỗ trợ tâm lý xã hội
2. Đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng xin việc và kỹ năng làm việc
3. Đào tạo nghề
4. Tăng cường xây dựng mạng lưới hỗ trợ việc làm để tối đa hóa nguồn lực xã hội sẵn có như các trường /
trung tâm dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm, doanh nghiệp v.v…
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh của người sống chung với HIV và người sau
cai, dự án làm việc với Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và các tổ chức tài chính vi mơ trong việc thiết kế
chương trình tài chính vi mơ cho nhóm đối tượng trên.
<b>Nguyễn Thanh Long, Phan Thị Thu Hương,</b>
<b>Phạm Đức Mạnh, Hồng Đình Cảnh và cộng sự (VAAC)</b>
<b>TĨM TẮT</b>
<i>Điều tra mơ tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng về thực trạng cơ sở vật chất, trang</i>
<i>thiết bị và nhân lực tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại 63 tỉnh, thành phố, được tiến hành từ tháng</i>
<i>6/2007 đến tháng 9/2008. Kết quả cho thấy: Về trụ sở làm việc, hiện chỉ có 11 đơn vị có trụ sở riêng chiếm</i>
<i>17,5%, số còn lại đang mượn tạm hoặc thuê địa điểm làm trụ sở. Các trụ sở đều trong tình trạng tạm bợ và chật</i>
<i>hẹp, loại nhà cấp 4 chiếm 12,4%, nhà mái bằng chiếm 60%, chỉ có 1,6% trụ sở làm việc đã được xây dựng mới.</i>
<i>Về nhân lực, hiện có 1281 cán bộ, còn thiếu 1589 cán bộ so với định biên cho phép của Nhà nước. Về trình độ,</i>
<i>có 8,2% có trình độ sau đại học, 31,3% đại học, số trung cấp và sơ cấp chiếm khá đông 39,2%. Số cán bộ có</i>
<i>nhu cầu đào tạo về HIV/AIDS chiếm 77%. Về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của các khoa, phòng còn</i>
<i>nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng với yêu cầu hoạt động chuyên môn, đặc biệt là trang thiết bị xét nghiệm. Kết</i>
<i>quả nghiên cứu đã mô tả một bức tranh khá toàn diện về thực trạng mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS tuyến</i>
<i>tỉnh, giúp cho các nhà quản lý xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể trước mắt và lâu dài để nâng cao năng lực</i>
<i>trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, nhằm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ được giao. </i>
<i><b>EVALUATION OF THE REAL SITUATION AND PROPOSING SOME SOLUTIONS FOR</b></i>
<b>ABSTRACT</b>
<i>A cross-sectional survey combined with qualitative and quantitative research on real situation of material</i>
<i>facilities, equipment and human resources in HIV/AIDS prevention and control at 63 provinces/cities was</i>
<i>carried out from June, 2007 to September, 2008. The findings show that In term of working office, only 11</i>
<i>PACs have separated working office accounting for 17.5%, the remaining PACs have to rent or borrow the</i>
<i>offices. Almost all of these offices are unsettled and cramped in that 4th<sub> level offices make up 12.4%, 60% is flat</sub></i>
<i>roof offices and only 1.6% of PACs have their new working offices. In term of human resources, there are now</i>
<i>1281 staff, so it lacks 1589 staff in comparison with fixed number of staff regulated by the Government. In term</i>
<i>of qualifications, number of staff having post-graduate qualifications is 8.2%, university degree 31.3% and</i>
<i>junior college and vocational education make up a large propotion 39.2%. Number of staff in need of</i>
<i>HIV/AIDS training is 77%. Equipment for faculty and department activities is not enough and meets the</i>
<i>demands of technical requirements, especially laboratory facilities. The research findings presents a panorama</i>
<i>of the real situation of provincial HIV/AIDS network so it should help health managers in planning and</i>
<i>developing short-term and long-term solutions in order to strengthen capacity for PACs in responding to their</i>
<i>assigned function and responsibilities. </i>
<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>
Từ năm 1987 đến nay, hệ thống phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam đã qua nhiều giai đoạn thay đổi về cơ
cấu, tổ chức nhằm đối phó với tình hình dịch cũng như cần có sự đáp ứng liên ngành. Tuy nhiên, cho đến nay hệ
thống phòng, chống HIV/AIDS vẫn cịn đối mặt với nhiều khó khăn ở tất cả các tuyến từ Trung ương đến địa
phương[1,6]. Tại tuyến tỉnh, phần lớn các Trung tâm phòng chống (TTPC) HIV/AIDS mới được thành lập, chưa
có trụ sở làm việc, các trang thiết bị còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ tham gia cơng tác phịng, chống HIV/AIDS
tại tuyến tỉnh cịn thiếu và chưa được đào tạo cơ bản về công tác phịng, chống HIV/AIDS trong khi đó u cầu
hoạt động chun mơn về phịng, chống HIV/AIDS tại tuyến tỉnh rất cao từ công tác truyền thông thay đổi hành
vi, chăm sóc, tư vấn điều trị HIV/AIDS cũng như các biện pháp can thiệp dự phòng và giám sát ca bệnh. Trước
<b>II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>
<b>1. Đối tượng nghiên cứu</b>
- Các cán bộ đang cơng tác tại đơn vị phịng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố.
- Cán bộ của các ban ngành liên quan:
- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh.
<b>2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu</b>
- Địa điểm nghiên cứu: 63 đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh trên tồn quốc.
<b>3. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mơ tả cắt ngang, kết hợp định tính và định lượng</b>
<b>4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu</b>
a) Mẫu nghiên cứu định lượng
- Điều tra thông tin cơ bản về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của 63 đơn vị phịng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh
thơng qua bảng trống được thiết kế sẵn.
- Phỏng vấn các cán bộ tại các đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh: Chọn 7 khu vực địa lý và chọn
ngẫu nhiên mỗi khu vực 2 đơn vị. Kết quả lựa chọn 14 đơn vị đưa vào nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn toàn bộ
134 cán bộ .
b) Mẫu nghiên cứu định tính: tiến hành tại 14 tỉnh được chọn có chủ định, tại mỗi tỉnh tiến hành phỏng vấn
các đối tượng sau: phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Y tế; Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch đầu tư.
<b>III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN</b>
1. Hệ thống tổ chức Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh: Tính đến hết q II/2008 đã có 57 tỉnh đã
thành lập Trung tâm phịng, chống HIV/AIDS tỉnh. có 03 đơn vị ghép chung với chương trình khác. có 46 trung
tâm đã thành lập đủ 2 phòng, 4 khoa theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế [4,5], còn lại 11 Trung tâm do chưa bố
trí đủ nhân lực nên vẫn còn ghép khoa, phòng
2. Thực trạng nguồn nhân lực và đào tạo [2,3]
Kết quả điều tra cho thấy, số cán bộ đang công tác tại các Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh là 1281 người, theo
định biên của Nhà nước số này mới chỉ đạt một nửa, chỉ tiêu biên chế tới năm 2010 cần thêm 1589 người.
.
<b>Biểu đồ 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính</b>
Trong số 1281 cán bộ cơng tác tại Trung tâm phịng, chống HIV/AIDS các tỉnh thì tỷ lệ cán bộ là nữ chiếm
54,7% và nam chiếm 45,3%. tuổi thấp nhất là 20 tuổi, nhiều nhất là 59 tuổi, tuổi trung bình là 34,8. Thời gian
cơng tác trung bình trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS của các cán bộ là 2,28 năm
<b>Bảng 1.</b>
<b>Mức thu nhập</b> <b>Tỷ lệ (%)</b>
<b>< 1 triệu đồng</b> <b>7,2</b>
<b>1 – 2 triệu đồng</b> <b>80,4</b>
<b>> 2 triệu đồng</b> <b>12,4</b>
<b>Thu nhập trung bình</b> <b>1.543.552 đồng</b>
<b>Biến thiên</b> <b>500.000 đồng - 4.000.000 đồng</b>
Trong số các cán bộ tham gia cơng tác phịng, chống HIV/AIDS, tỷ lệ cán bộ biên chế chiếm 56,3% và tỷ lệ
cán bộ hợp đồng là 43,7%.
Về trình độ như sau: trình độ đại học chiếm 31,3%, Trung cấp và dưới trung cấp chiếm 39,26% và cao đẳng
chiếm 19,91%. Nhóm có trình độ sau đại học chiếm 8,2%.
Tính theo các khoa, phịng, phịng tổ chức - hành chính chiếm tỷ lệ cao nhất với 22,3%; phòng tư vấn - chăm
sóc - điều trị chiếm tỷ lệ 15,1%; khoa giám sát và khoa truyền thông cùng chiếm tỷ lệ 13,0%.
Qua kết quả điều tra cho thấy phần lớn cán bộ có dự định học nâng cao chun mơn, chiếm 77%, chỉ có 7%
cán bộ là chưa có dự định đào tạo nâng cao chun mơn, cịn lại 16% cán bộ khơng có dự định học nâng cao.
<b>3. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị</b>
3.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng[1,4,8]
<b>Bảng 2. Phân bố cơ sở làm việc theo sở hữu</b>
Đã được cấp cơ sở riêng 11 17.46
Mượn tạm 42 66.67
Thuê 4 6.35
Chưa thành lập TTPCHIV/AIDS 6 9.52
Tổng 63 100.0
Trong số 63 đơn vị phòng, chống HIV/AIDS thì chỉ có 11 đơn vị hiện có trụ sở riêng, chiếm 17,46%. Vẫn
còn 66,67% trung tâm mượn tạm các đơn vị khác và 6,35% trung tâm vẫn phải thuê trụ sở làm việc.
3.2. Tình trạng trụ sở làm việc hiện tại
<b>Bảng 3.</b>
Loại nhà n %
Cấp 4 8 12,70
Mái bằng còn sử dụng tốt 39 60,32
Mái bằng xuống cấp 10 15,87
Đang xây mới 1 1,59
Chưa thành lập TTPCHIV/AIDS 6 9,52
Tổng 63 100,0
Có 60,32% TTPC HIV/AIDS hiện đang làm việc tại các cơ sở là nhà mái bằng còn sử dụng được, 15,87% cơ
sở là nhà mái bằng đã xuống cấp. Vẫn còn 12,7% số cơ sở là nhà cấp 4. có 1,59% trung tâm đang được xây mới.
<b>Bảng 4. Diện tích mặt bằng cơ sở làm việc</b>
Thời điểm Diện tích (m2 <sub>)</sub> <sub>Độ lệch chuẩn</sub>
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Hiện tại 36 1000 251,3 216,19
100 5000 2005,8
Diện tích làm việc trung bình của các cơ sở là 251,3m2<sub> , diện tích làm việc bé nhất là 36 m</sub>2<sub> và diện tích lớn</sub>
nhất là 251,3m2<sub>. Theo đề xuất kế hoạch xây dựng TTPC HIV/AIDS, diện tích trung bình dự kiến là 2005,8m,</sub>
như vậy diện tích hiện tại mới đáp ứng được 12,5% theo yêu cầu dự kiến.
3.3. Trang thiết bị theo khoa phòng [2,3,7]
<i>- Phịng Tổ chức hành chính. Kết quả thống kê cho thấy các trang thiết bị tối thiểu dành cho cơng việc của</i>
phịng Tổ chức Hành chính của Trung tâm rất thiếu thốn, tính bình quân số máy tính hiện có chỉ đạt
1máy/6người (42 máy/248 người), số lượng máy in chỉ đạt 1 máy/11 người (23 máy/248 người), bàn làm việc
thường là 2-3 người/1 bàn, 1máy điện thoại/7 người…
<i>- Phòng Kế hoạch Tài chính. số trang thiết bị thiết yếu như máy tính, máy in, tủ đựng tài liệu, bàn làm việc</i>
chỉ đạt 10 - 15% nhu cầu thực tế nếu tính theo số cán bộ hiện nay, đặc biệt chỉ có duy nhất một tỉnh có máy
phơtơ, trong khi đó nhu cầu sao lưu tài liệu, chứng từ liên quan đến tài chính là rất cần thiết.
<i>- Khoa Truyền thông, can thiệp và huy động cộng đồng. Số trang thiết bị dùng cho công tác truyền thông lưu</i>
động như ti vi, loa, đài, tăng âm, máy chiếu, máy tính xách tay chưa đủ 10% so với nhu cầu thực tế, đặc biệt tủ
đựng tài liệu trưng bày chỉ đạt 2,3% so với nhu cầu.
<i>- Về trang thiết bị các phịng xét nghiệm. Đã có 43 đơn vị có phịng xét nghiệm được trang bị dàn Elisa để</i>
phục vụ cho công tác xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV(+) theo yêu cầu tối thiểu của Bộ Y tế về tiêu
chuẩn trang thiết bị của phòng xét nghiệm HIV được phép khẳng định các trường hợp HIV (+).
<b>IV. KẾT LUẬN</b>
1.Các tỉnh, thành đã thành lập TTPC HIV/AIDS, tạo thuận lợi cho việc quản lý, triển khai các chương trình
phịng chống HIV/AIDS theo chiều sâu và tránh được sự chồng chéo.
2.Thực trạng nguồn nhân lực và đào tạo:
- Tuổi nghề trung bình liên quan đến cơng tác phịng, chống HIV/AIDS khơng cao (2,28 năm), khơng có
nhiều cán bộ có kinh nghiệm về HIV/AIDS trong hàng ngũ này.
- Số lượng cán bộ biên chế tham gia công tác phòng chống HIV/AIDS tuyến tỉnh/thành phố thiếu rất nhiều
so với nhu cầu (mới đạt 50%). Phân bố cán bộ theo các khoa phịng tại trung TTPC HIV/AIDS là khơng đều,
thiếu nhiều cán bộ cho các khoa chuyên môn như xét nghiệm, giám sát, chăm sóc và điều trị.
- Thiếu các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu như tiến sĩ, thạc sỹ, bác sĩ tốt nghiệp chuyên ngành về y tế
cơng cộng và y học dự phịng (chỉ đạt 8.2%) . Số cán bộ có trình độ trung cấp trở xuống chiếm tỷ lệ rất cao tới
39.26%.
3.Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
12,7% số cơ sở là nhà cấp 4. Chỉ có 1,59% trung tâm đang được xây mới, còn nhiều TTPC HIV/AIDS nhà đã
xuống cấp cần sửa chữa (15,87%).
- Trang thiết bị theo khoa phòng đều chưa đủ số lượng để đáp ứng nhu cầu công việc theo từng lĩnh vực
chuyên môn.
<b>V. KHUYẾN NGHỊ</b>
1. Các tỉnh, thành phố cẦn khẩn trương hoàn thiện hệ thống tổ chức TTPC HIV/AIDS để tạo thuận lợi cho
2. Các tỉnh khẩn trương tuyển đủ cán bộ biên chế tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS theo định biên Nhà
nước qui định để đáp ứng yêu cầu công việc lâu dài.
3. Xây dựng kế hoạch, triển khai các khóa đào tạo chun mơn ngắn hạn, có trọng tâm, phù hợp với các cán
bộ vừa học vừa làm, bám sát theo các chương trình hành động của chiến lược quốc gia.
4. Khẩn trương đầu tư xây dựng trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố theo chuẩn quốc gia để
đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao.
5. Cung cấp các trang thiết bị hỗ trợ cho các hoạt động theo từng phịng chun mơn của trung tâm phịng
chống HIV/AIDS tỉnh.
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2005) “Chỉ thị số 54/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX)
về Tăng cường lãnh đạo cơng tác phịng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”, Hà Nội
2. Bộ Nội Vụ và Bộ Y tế (2005) “Thông tư liên tịch số 11/TTLT – BNV-BYT, ngày 12/4/2005 của Liên Bộ
Nội vụ và Y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn
giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về y tế ở địa phương”, Hà Nội
3. Bộ Y tế (2005), Các cơng trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2000 – 2005, công ty in cổ
phần 15, Hà Nội
4. Bộ Y tế (2005), “Quyết định số 25/2005/QĐ-BYT, ngày 05 tháng 9 năm 2005 về việc Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương”, Hà Nội
5. Bộ Y tế (2005), “Quyết định số 21/2005/QĐ-BYT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam”, Hà Nội
6. Bộ Y tế và Bộ Nội vụ (2007) Thông tư Liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV, ngày 05/6/2007 về hướng
dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các c s y t nh nc.
<b>Dương Trung Thu</b>
<b> ĐẶT VẤN ĐỀ</b>
Tình hình nhiễm HIV/AIDS đã và đang gia tăng hằng ngày, hằng giờ là mối đe doạ mang tính tồn cầu
khơng ở phạm vi một châu lục hay quốc gia. Đòi hỏi cả nhân loại phải nỗ lực phịng chống tích cực bằng mọi
biện pháp nhằm giảm đi tỷ lệ mắc/chết do AIDS.
Từ khi có trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện ở nước ta vào năm 1990 đến nay, số người nhiễm
HIV/AIDS đã gia tăng nhanh chóng. Đây là một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nếu gia đình nào có một người
bị nhiễm HIV/AIDS, thân nhân phải chịu áp lực rất lớn về tinh thần lẫn thể chất.
Vấn đề đặt ra là cần thiết phải có các nghiên cứu khảo sát về KAP của thân nhân người bệnh về chăm sóc tại nhà
(CSTN), để đề ra các chương trình huấn luyện, các biện pháp hỗ trợ phù hợp nhằm giúp đỡ thân nhân người bệnh
chấp nhận và thực hiện tốt việc chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà.
<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU</b>
Xác định tỷ lệ thân nhân người nhiễm HIV/AIDS có “Kiến thức, thái độ, thực hành” đúng về chăm sóc
người nhiễm HIV/AIDS tại nhà, các nguồn thơng tin phịng, chống HIV/AIDS tiếp cận được, các mối liên quan
giữa đặc điểm nhóm nghiên cứu với kiến thức thái độ hành vi đúng trong việc chăm sóc người nhiễm
<b>Đối tượng nghiên cứu:</b>
Thân nhân trực tiếp chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà có độ tuổi từ 18-65 và đồng ý tham gia nghiên
cứu trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
<b>Thiết kế nghiên cứu:</b>
Nghiên cứu cắt ngang mơ tả và phân tích.
<b>Các mẫu nghiên cứu:</b>
Được tính theo cơng thức sau:
Z2
1-α/2 P (1 - P)
n =
d2
Trong đó: Z: là giá trị lấy từ phân phối chuẩn
α: mức ý nghĩa = 0,05 => Z1-α/2 = 1,96
P = 0,5 = tỷ lệ thân nhân có KAP đúng về chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà.
d = 7% (sai số cho phép)
=> N = 1,96 # 200 thân nhân
<b>Kỹ thuật chọn mẫu:</b>
Số lượng thân nhân đưa bệnh nhân HIV/AIDS đến khám tại các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện,các
phòng khám ngoại trú tại cộng đồng tỉnh Cà Mau quản lý được.
<b>Phương pháp thu thập dữ liệu:</b>
Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn 42 câu gồm có: 9 câu thơng tin về thân nhân người nhiễm
HIV/AIDS, 14 câu về kiến thức, 04 câu về thái độ, 12 câu về thực hành chăm sóc, 03 câu về nguồn thơng tin và
nhu cầu của thân nhân. Đa số là câu hỏi đóng, một số ít những câu hỏi mở để thu thập những ý kiến.
<b>Kiểm sốt sai lệch thơng tin: </b>
Bộ câu hỏi sau khi thiết lập được tiến hành điều tra thử có sự giám sát nghiêm túc để tìm ra những điểm cần
thay đổi, bổ sung. Các điều tra viên là các y bác sỹ được tập huấn tốt về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng phỏng
vấn.
<b>Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu:</b>
Kiểm tra dữ liệu; Ghi mã cho những câu trả lời phỏng vấn; Tạo tập tin dữ liệu.
Dữ liệu được mơ tả, phân tích bằng phần mềm EPI – INFO 6.04, trình tự xử lý mơ tả và phân tích.
<b>KẾT QUẢ </b>
<b>Bảng 1: </b>
Đặc tính Tần số Tỷ lệ(%)
Giới Nam<sub>Nữ </sub> 71<sub>87</sub> 44.9<sub>55,1</sub>
Nhóm tuổi
18 -19
20-30
>30 - 65
4
45
104
2,5
28,5
69,0
Học vấn
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3, đại học và trên đại học
57
35
66
36,1
22,2
41,8
Nghề nghiệp Cán bộ, công chức
Nhân dân lao động
13
145
8,2
91,8
Quan hệ với bệnh nhân Cha, mẹ, vợ, chồng, con<sub>Anh, chi ,em, bà con</sub> <sub>103</sub>55 34,8<sub>65,2</sub>
Thể lâm sàng HIV
AIDS
157
1
99,4
0,6
<b>Bảng 2: Kiến thức về chăm sóc tại nhà người nhiễm HIV/AIDS</b>
+ Người nhiễm HIV không cần luôn luôn nằm viện
- Đúng
- Sai
+ Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà là việc làm nguy hiểm vì dễ bị lây
- Đồng ý
- Không đồng ý
- Không biết
+ Khi được CSTN sẽ làm cho người nhiễm HIV/AIDS
- Cảm thấy thỏai mái
+ Khi phải CSTN, thân nhân là người thay thế hoàn toàn nhân viên y tế
- Đúng
- Sai
- Khơng biết
+ Thân nhân có thể học cách xử lý tại nhà một số bệnh thông thường xảy ra trên
người bệnh AIDS
- Đúng
- Sai
- Khơng biết
+ Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS cần phải động viên chăm sóc giúp đỡ về mặt
tinh thần cho người bệnh
- Đúng
- Sai
+ Dinh dưỡng tốt là vấn đề quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe người
nhiễm HIV/AIDS tại nhà
- Đúng
- Sai
101
57
<b>Thái độ</b> <b><sub>n</sub></b> <b>Tần số</b> <b><sub>%</sub></b>
+ Nếu người bệnh chưa cần nằm viện, người nhà phải CSTN
- Chấp nhận hoàn toàn
- Chấp nhận nhưng e ngại
- Khơng chấp nhận
- Buột lịng chấp nhận
+ Lý do e ngại:
- Không biết đường lây truyền, sợ lây, sợ tiếp xúc
- Sợ bệnh nặng hơn
+ Lý do không chấp nhận
- Không biết đường lây truyền, sợ lây, sợ tiếp xúc
- Không biết chăm sóc
+ Lý do buộc chấp nhận
- Khơng biết nhiễm HIV/AIDS
- Không biết đường lây
- Không rõ
97
17
<b>Thực hành</b> <b><sub>n</sub></b> <b>Tần số</b> <b><sub>%</sub></b>
+ Phải rửa tay trước và sau chăm sóc người bệnh
- Có
- Thỉnh thỏang
- Không
+ Cách bảo vệ tay khi tiếp xúc vật dụng có dính máu hoặc chất dịch của người
bệnh:
- Rửa tay kỹ
- Mang găng tay hoặc bọc nilon
+ Giặt quần áo người bệnh như thế nào
- Giặt chung với đồ gia đình
- Giặt riêng sau khi ngâm thuốc sát trùng
- Chỉ giặt riêng khi có dính máu, dịch
- Giặc riêng khơng ngâm
+ Xử lý các lọai rác có dính máu, chất dịch
- Đốt
- Khơng thực hiện hoặc như rác thơng thường
+ Có dọn cơm riêng cho người bệnh không
- Có
- Khơng
52
7
41
58
75
75
45
32,9
4,4
25,9
36,7
47,5
47,5
28,5
71,5
<b>BÀN LUẬN</b>
<b>Đặc tính nghiên cứu:</b>
<b>N</b>ghiên cứu số thân nhân người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh quản lý và tiếp cận được, trong đó tỷ lệ
nữ nhiều hơn nam. Chủ yếu là nhóm > 30 tuổi; trình độ học vấn từ cấp III trở lên; đa số nhân dân lao động và
quan hệ với bệnh nhân đa số là anh chị em, bà con; thể lâm sàng đa số là nhiễm HIV.
<b>Kiến thức về chăm sóc tại nhà người nhiễm HIV/AIDS</b>
Ta thấy kiến thức của người thân về chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà số người thân biết là người
nhiễm không cần phải lúc nào cũng nằm viện, nhưng kiến thức sai vẫn còn cao. Thực chất người nhiễm
HIV/AIDS cơ thể đã suy giảm chức năng miễn dịch, tinh thần ln lo lắng. Vì vậy khơng những cần quan tâm
về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh mà cịn cần được sự quan tâm, động viên, khơng phân biệt đối xử
của người thân.
Về kiến thức chăm sóc tại nhà, thân nhân là người thay thế hoàn toàn nhân viên y tế chỉ có 32,3% hiểu đúng.
Tuy nhiên người thân chưa thấy hết vai trị nhiệm vụ của mình cịn trơng chờ vào sự giúp đỡ của nhân viên y tế.
Thân nhân có thể học cách xử lý tại nhà một số bệnh thông thường xảy ra trên người nhiễm HIV/AIDS có tới
Về sự động viên, chăm sóc giúp đỡ mặt tinh thần họ rất cần người thân quan tâm có tới 98,1% số người hiểu
đúng. Đây là kiến thức rất quan trọng được đa số người thân biết đúng.
<b>Thái độ về chăm sóc tại nhà của người thân nhiễm HIV/AIDS</b>
Về thái độ chấp nhận hồn tồn chăm sóc tại nhà khi khơng cần nằm viện có 61,4% chấp nhận. Thái độ
người thân chấp nhận chăm sóc tỷ lệ chưa cao điều này cho thấy vẫn còn kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Trong số người không chấp nhận, đa số không biết đường lây truyền. Điều này cũng cho ta thấy việc tuyên
truyền, tập huấn, tư vấn cho người thân về HIV/AIDS và cách chăm sóc người bệnh vẫn cịn hạn chế nhất định.
<b>Thực hành về chăm sóc tại nhà người thân nhiễm HIV/AIDS</b>
Trong việc thực hành chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà còn nhiều hạn chế dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao,
chủ yếu là do sự chủ quan và thiếu hiểu biết về đường lây truyền của thân nhân người nhiễm
<b>Đánh giá nguồn thông tin được tiếp cận </b>
Người thân tiếp cận qua nguồn hướng dẫn chủ yếu là sách báo và nhân viên y tế, cịn lại tự làm khơng được
hướng dẫn. Điều này cho thấy công tác huấn luyện cho người thân nhiễm HIV/AIDS chưa được quan tâm đối
với tỉnh Cà Mau.
<b>Các mối liên quan giữa đặc điểm nhóm nghiên cứu và thái độ, thực hành chăm sóc người nhiễm</b>
<b>HIV/AIDS tại nhà:</b>
Kết quả cho thấy trình độ học vấn của thân nhân người nhiễm đóng vai trị quan trọng đối với kiến thức, thái
độ, thực hành chăm sóc tại nhà, trình độ học vấn càng cao thì kiến thức chăm sóc tại nhà càng tốt, điều này cho
thấy sự cần thiết đưa các kiến thức chăm sóc tại nhà vào hệ thống giáo dục các cấp hoặc cũng đã có chương
trình phối hợp với ngành giáo dục, các trường học.
Ngoài ra những đặc điểm khác của nhóm nghiên cứu như giới tính, quan hệ và nhóm tuổi cũng ảnh hưởng
đến kiến thức, thái độ và thực hành của thân nhân người nhiễm trong chăm sóc tại nhà nhưng khơng cao.
<b>Điểm mới ứng dụng đề tài:</b>
Đây là đề tài mới hoàn toàn, nội dung đề tài sẽ cung cấp những thông tin cơ bản cho việc soạn thảo nội dung
kế hoạch phù hợp để người nhiễm HIV/AIDS được thân nhân, cộng đồng khơng cịn kỳ thị mà quan tâm, chăm
sóc họ nhiều hơn, đúng hơn về mặt y tế tránh gánh nặng cho bệnh viện, tránh lây lan trong cộng đồng, đối với
họ sẽ kéo dài cuộc sống có sức khoẻ giúp ích cho gia đình xã hội.
<b>KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ</b>
<b>Kết luận</b>
thân nhân từ cấp III trở lên cao nhất (41,8%); Nghề nghiệp đa số nhân dân lao động 91,8% và quan hệ với bệnh
nhân đa số là anh chị em, bà con (65,2%); Thể lâm sàng đa số nhiễm HIV chiếm 94,4% chỉ có 0,6% chuyển thành
AIDS.
Kiến thức, thái độ, thực hành của người thân về chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà là khá tốt, chúng
tơi thấy rằng nhiều thân nhân còn e ngại, nhưng đa số vẫn có thái độ chấp nhận việc chăm sóc tại nhà chiếm
61,4%; họ có thể xử lý một số bệnh thông thường xảy ra trên người nhiễm (81,6% trả lời đúng). Tuy nhiên họ
vẫn còn do dự, phân vân do chưa hiểu đúng về đường lây truyền và còn trông chờ vào cán bộ y tế. Tỷ lệ kỳ thị
đối với người nhiễm cịn cao vì kiến thức của họ chủ yếu qua nhân viên y tế (19%); qua tài liệu, báo, đài
(12,7%). Đó là do họ chưa hiểu rõ về HIV/AIDSvà đường lây truyền (71,4%). Điều này cũng cho ta thấy việc
tuyên truyền, tập huấn, tư vấn cho người thân về kiến thức về HIV/AIDS và cách chăm sóc người bệnh vẫn cịn
hạn chế nhất định.
Về thực hành chăm sóc tại nhà người nhiễm HIV/AIDS của người thân còn thấp do họ thiếu kiến thức về
HIV/AIDS và do chủ quan nên tỷ lệ tiếp xúc với mầm bệnh gần 50%. Trong việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng
cho bệnh nhân chưa được sự quan tâm mà cịn trơng chờ vào thầy thuốc và thuốc hỗ trợ. Vì vậy nhân thân người
<b>Khuyến nghị </b>
<b>- Tổ chức tập huấn: </b>Cần thiết tổ chức các lớp tập huấn về chăm sóc tại nhà cho thân nhân ngay tại các cơ
quan y tế chuyên khám và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS ở tuyến tỉnh, huyện. Là cầu nối để sau khi tập
huấn xong thân nhân và bệnh nhân được giới thiệu về y tế địa phương.
<b>- Nội dung tập huấn chăm sóc tại nhà người nhiễm HIV/AIDS</b>
Cần chú trọng thêm việc hướng dẫn thân nhân các biện pháp phòng tránh các mầm bệnh khác ngồi HIV (lây qua
tiếp xúc, qua khơng khí…) khi chăm sóc bệnh nhân.
<b>- Thơng tin về chăm sóc tại nhà người nhiễm HIV/AIDS cho thân nhân:</b>
Các cơ quan truyền thông của ngành y tế cần chủ động cung cấp thơng tin bằng nhiều hình thức, nhiều
phương tiện vì khơng phải ai cũng có điều kiện để tham gia các lớp tập huấn. Cần đặc biệt chú trọng đến những
thân nhân lớn tuổi, học vấn thấp nên các thông tin cần phải cụ thể, rõ ràng và phải được minh hoạ bằng hình
ảnh.
<b>Định hướng nghiên cứu trong tương lai:</b>
Đây là nghiên cứu tạo tiền đề cho những nghiên cứu kế tiếp với quy mô lớn hơn để từ đó cung cấp số liệu,
kết quả tốt nhất và khoa học nhất.
Nghiên cứu này chỉ mới khảo sát KAP về thân nhân trong việc chăm sóc tại nhà người nhiễm HIV/AIDS khi
đưa bệnh nhân đi khám ở một Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS và Bệnh viện đa khoa. Để tránh sự đánh giá
phiến diện cần có các nghiên cứu khác với nội dung tương tự ở các cơ sở y tế khác, ở các địa phương khác nhau,
và mở rộng thêm diện thân nhân khảo sát. Ngoài ra, cũng cần có những nghiên cứu đánh giá về KAP của các
nhân viên y tế cơ sở, của bệnh nhân về chăm sóc tại nhà bởi vì cùng với thân nhân, đây là hai đối tượng có tác
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>
1. GS-TSKH. Phạm Mạnh Hùng - Xét nghiệm HIV/AIDS nhà xuất bản y học 2002.
2. GSTS. Hoàng Thủy Loan; Ths. Nguyễn Thanh Long; TS. Nguyễn Trần Hiển; Ths. Nguyễn Văn Kính
-Giám sát dịch tể học HIV/AIDS 2002.
3. TS. Nguyễn Thanh Long; TS. Nguyễn Viết Tiến - Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con – nhà xuất bản y
học 2006.
4. BS. CNL. Trịnh Thị Lê Trâm; CNL. Nguyễn Huy Quang; CNL. Đỗ Trọng Hưng - Các văn bản qui phạm
phát luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS 2000.
5. GS-TS. Lê Ngọc Trọng; TS. Nguyễn Thị Xuyên - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS- Nhà xuất
bản Y học 2005.
6. GS – BS. Nguyễn Văn Truyền; BS. Lê Hoàng Ninh – Dịch tể học căn bản – Nhà xuất bản Y học chi nhánh
TP. HCM 1995.
7. Trần Sivan – Luận văn chuyên khoa I - Kiến thức – Thái độ – Thực hành về phòng chống nhiễm
HIV/AIDS của công nhân công ty chế biến thuỷ sản Út Xi, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng 2005.
8. GS. Phạm Song - Tổng hợp, cập nhật và hiện đại HIV/AIDS - Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2006.
9. Luật phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) Bộ Y
tế (Vụ pháp chế) 2006.
Đỗ Thanh Tồn3<sub>, Dương Trường Thủy</sub>1<sub>, Ngô Minh Trang</sub>4<sub>,</sub>
Saul Helfenbein1
1 <sub>Dự án HIV nơi làm việc do USAID tài trợ, </sub>2 <sub>Cục Phòng, chống HIV/AIDS,</sub>
3 <sub>Trường Đại học Y Hà Nội, </sub>4<sub> Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)</sub>
<b>GIỚI THIỆU</b>
Môi trường làm việc là nơi có thể tiếp cận với nhóm người có nguy cơ để cung cấp thông tin quan trọng cũng
như các dịch vụ y tế và xã hội liên quan đến HIV hoặc chuyển gửi tới các dịch vụ có sẵn ở cộng đồng xung
quanh. Tại một số môi trường làm việc như các cơng ty kinh doanh giải trí và những nơi mà người lao động
phải sống xa nhà, có thể tạo điều kiện nảy sinh những hành vi có nguy cơ. Ngồi ra, người có nguy cơ cao là
học viên của các trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội cũng dễ có nguy cơ tái nghiện nếu khơng được các hỗ trợ,
như là hỗ trợ tìm việc làm hoặc cung cấp những dịch vụ khác.
Từ năm 2008 đến 2013, Dự án “Dự phòng HIV nơi làm việc và việc làm và các dịch vụ hỗ trợ cho người có
nguy cơ cao tại Việt Nam” (gọi tắt là Dự án phòng chống HIV nơi làm việc) sẽ tập trung vào việc phát triển các
chính sách về nơi làm việc, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về sức khỏe và phúc lợi xã hội cũng như phát triển kinh
tế cho người có nguy cơ cao. Nhằm phát huy tối đa hiệu quả can thiệp, Dự án ưu tiên tiếp cận, phối hợp và tìm
hiểu nhu cầu của các nhóm có nguy cơ đặc biệt là người sử dụng ma túy và phụ nữ mại dâm.
Để có cơ sở cho việc xây dựng và lập kế hoạch cho các hoạt động can thiệp của dự án, một cuộc khảo sát về
chính sách và các hoạt động can thiệp dự phòng HIV tại nơi làm việc đã được thực hiện từ tháng 3-9/2009 với
mục tiêu sau:
1.Xác định những doanh nghiệp có đơng người lao động là người có nguy cơ cao;
2.Tìm hiểu những chính sách và hoạt động can thiệp dự phòng HIV tại nơi làm việc đã ban hành và triển
3.Tìm hiểu những cơ hội cho các hoạt động can thiệp và cải thiện chính sách nhằm thúc đẩy hơn nữa vai trò
của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động dự phịng và dịch vụ hỗ trợ.
<b>PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>
Nghiên cứu này được tiến hành tại 7 tỉnh PEPFAR là Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thành phố
Hồ Chí Minh, Cần Thơ và An Giang; đây cũng là các tỉnh mà Dự án dự phòng HIV nơi làm việc sẽ triển khai.
Các phương pháp đánh giá gồm việc tham khảo các nghiên cứu đã thực hiện và tổ chức hội thảo để xác định
các lĩnh vực ngành nghề chọn vào nghiên cứu; điều tra định lượng bằng bảng hỏi tự điền với nhóm mẫu gồm
323 nhà quản lý doanh nghiệp và 2.112 người lao động thuộc 106 doanh nghiệp chia theo những lĩnh vực ngành
nghề sau: xây dựng, vận tải, khai thác mỏ, du lịch và dịch vụ, thủy sản và khu cơng nghiệp; quan sát và tìm hiểu
những chính sách và tài liệu truyền thong sẵn có tại 106 doanh nghiệp được lựa chọn; thảo luận nhóm với đại
diện các hiệp hội doanh nghiệp, nhân viên y tế, cán bộ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, và cộng đồng;
phỏng vấn sâu một nhóm mẫu nhỏ gồm các nhà quản lí và người lao động.
Các cơng cụ đánh giá được xây dựng dựa trên Khung Giám sát và Đánh giá Quốc gia, bảng hỏi Giám sát kết
hợp hành vi và Các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam- IBBS, và hướng dẫn đánh giá nhu cầu do dự án
SmartWORK soạn thảo. Các công cụ này đã được áp dụng thí điểm và điều chỉnh để nâng cao tính lơ gíc và phù
hợp về văn hóa. Nhóm thu thập số liệu tại mỗi tỉnh có 8 thành viên dưới sự quản lí của cán bộ Dự án Dự phịng
HIV tại nơi làm việc, đây cũng chính là người tiến hành tập huấn và giám sát.
Việc phân tích số liệu sử dụng phần mềm SPSS. Số liệu được phân tầng theo từng nhóm doanh nghiệp,
nhóm ngành nghề, tỉnh và số lượng người lao động. Hội đồng khoa học của Trường Đại học Y Hà Nội đã đồng
ý và phê duyệt hồ sơ xin đánh giá đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của nghiên cứu này.
<b>Chỉ số</b> <b>Value</b>
<b>CÁC CHỈ SỐ USAID/PEPFAR</b>
<b>1</b> <b>Tỉ lệ doanh nghiệp thực hiện chương trình dự phịng HIV (gồm cung cấp thơng tin, giáo dục và</b>
<b>truyền thơng; giáo dục đồng đẳng; khuyến khích sử dụng bao cao su; chuyển gửi tới các dịch vụ</b>
<b>Tư vấn xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN), khám và điều trị các nhiễm khuẩn qua đường tình</b>
<b>dục (NKQDTD) và chăm sóc, hỗ trợ cho người lao động nhiễm HIV)</b>
<b>Có ít nhất là một trong những hoạt động này</b> <b>69.8%</b>
<b>Tất cả các hoạt động</b> <b>0.9%</b>
<b>Hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông</b> <b>39.6%</b>
<b>Chuyển gửi dịch vụ khám NKQDTD </b> <b>22.6%</b>
<b>Chăm sóc và hỗ trợ cho người lao động sống chung với HIV</b> <b>17.9%</b>
<b>2</b> <b>Tỉ lệ doanh nghiệp có chính sách liên quan tới HIV</b> <b>14.2%</b>
<b>3</b> <b>Tỉ lệ người lao động đã từng nghe về giảm kì thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV tại nơi</b>
<b>làm việc</b>
<b>67.6%</b>
<b>4</b> <b>Tỉ lệ người lao động được tiếp cận thông qua hoạt động tiếp cận cộng đồng nhằm quảng bá về dự</b>
<b>phòng HIV/AIDS thông qua các phương pháp truyền thông thay đổi hành vi khác ngồi việc</b>
<b>kiêng quan hệ tình dục và/hoặc chung thủy </b>
<b>25.9%</b>
<b>Nam</b> <b>23.8%</b>
<b>Nữ</b> <b>28.5%</b>
<b>5</b> <b>Tỉ lệ người lao động được tập huấn nhằm quảng bá cho các chương trình dự phịng HIV/AIDS</b>
<b>thơng qua việc kiêng quan hệ tình dục và/hoặc chung thủy và các thay đổi hành vi ngồi việc</b>
<b>giảm kiêng quan hệ tình dục và/hoặc chung thủy.</b>
<b>4.5%</b>
<b>Nam</b> <b>4.9%</b>
<b>Nữ</b> <b>4.0%</b>
<b>CÁC CHỈ SỐ CỦA DỰ ÁN</b>
<b>4</b> <b>Tỉ lệ người lao động cho biết đã từng sử dụng ma túy </b> <b>3.4%</b>
<b>5</b> <b>Tỉ lệ người lao động cho biết có quan hệ tình dục với bạn tình bất chợt trong 12 tháng qua </b>
<b>Nam</b> <b>24.6%</b>
<b>Nữ</b> <b>7.8%</b>
<b>6</b> <b>Tỉ lệ người lao động cho biết không dùng bao cao su trong lần quan hệ tình dục với bạn tình bất</b>
<b>chợt gần đây nhất </b>
<b>23.4%</b>
<b>7</b> <b>Tỉ ệ người lao động là nam giới cho biết không dùng bao cao su trong lần quan hệ tình dục gần</b>
<b>nhất với phụ nữ mại dâm </b>
<b>23.1%</b>
<b>8</b> <b>Tỉ lệ người lao động hiểu đúng cách dự phịng lây truyền HIV qua đường quan hệ tình dục và</b>
<b>phản đối những hiểu lầm cơ bản về lây truyền HIV</b>
<b>51.8%</b>
<b>9</b> <b>Tỉ lệ người lao động thể hiện thái độ chấp nhận đối với người sống chung với HIV/AIDS</b> <b>13.4%</b>
<b>10</b> <b>Tỉ lệ người lao động từng nghe nói về các dịch vụ việc làm và hỗ trợ cho người có nguy cơ cao</b> <b>42.1%</b>
<b>11</b> <b>Tỉ lệ doanh nghiệp phân phát từ 3 bao cao su trở lên cho một người lao động trong một tháng</b> <b>9.4%</b>
<b>12</b> <b>Tỉ lệ người lao động đã từng xét nghiệm HIV tại một điểm TVXNTN </b> <b>3.8%</b>
<b>CHỈ SỐ UNGASS</b>
<b>13</b> <b>Tỉ lệ người lao động là nữ và nam tuổi từ 15-24 biết đúng cách dự phịng lây truyền HIV qua</b>
<b>đường quan hệ tình dục và phản đồi những hiểu nhầm về sự lây truyền HIV </b>
<b>44.7%</b>
<b>CHỈ SỐ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ QUỐC GIA</b>
<b>14</b> <b>Tỉ lệ nam và nữ theo độ tuổi (15-24 và 15-49) đã quan hệ tình dục với bạn tình chưa kết hôn,</b>
<b>không phải là vợ chồng trong 12 tháng qua </b>
<b>Người lao động dưới 25 tuổi </b> <b>26.9%</b>
<b>Người lao động từ 15-49 tuổi</b> <b>18.7%</b>
<b>15</b> <b>Tỉ lệ người lao động là nam giới cho biết đã từng có quan hệ tình dục với phụ nữ mại dâm trong</b>
<b>12 tháng qua </b>
<b>14.1%</b>
<b>16</b> <b>Tỉ lệ người lao động từ 15-49 tuổi có thái độ chấp nhận đối với người sống chung với HIV/AIDS </b> <b>13.1%</b>
<b>17</b> <b>Tỉ lệ nam và nữ thanh niên từ 15-24 tuổi có biết về các nguồn cung cấp bao cao su </b> <b>73.5%</b>
<b>MỘT SỐ PHÁT HIỆN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH</b>
<b>Nơi làm việc có nhiều người có nguy cơ cao</b>
Các doanh nghiệp xây dựng, vận tải, khai thác mỏ, du lịch và dịch vụ, và khu công nghiệp là những nơi có tỉ
lệ tập trung lớn nhất người lao động có hành vi nguy cơ cao. Kết quả khảo sát cho thấy nhóm người lao động
này có quan hệ tình dục khơng an tồn với phụ nữ mại dâm và/hoặc bạn tình khơng phải là vợ/chồng và sử dụng
ma túy do họ thường phải sống xa nhà, xa gia đình và ít được tham gia các hoạt động xã hội. Ví dụ, 6,4% người
lao động thuộc ngành vận tải, 5% công nhân khai thác mỏ và 4,2% công nhân xây dựng cho biết đã từng sử
dụng ma túy; 26,7% lái xe và 20,5% cơng nhân xây dựng cho biết có quan hệ tình dục với bạn tình khơng phải
là vợ/chồng trong 12 tháng trước. Có khoảng 12,7% người lao động ngành du lịch và dịch vụ, khu cơng nghiệp
cho biết có quan hệ tình dục với người hành nghề mại dâm trong 12 tháng qua.
phịng HIV/AIDS, chăm sóc và hỗ trợ tại những doanh nghiệp được lựa chọn từ các ngành vận tải, xây dựng,
khai thác mỏ, thủy sản, du lịch và dịch vụ để đạt hiệu quả lớn nhất. Các thơng điệp dự phịng HIV cần bao gồm
các thơng tin về dự phịng sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, chất rượu cồn cũng như thơng tin về hành vi
tình dục an tồn như kiêng quan hệ tình dục, chung thủy và quản lí các NKQDTD.
Kiến thức về đường lây truyền HIV là rất phổ biến trong nhóm người lao động được điều tra. 51,8% người
lao động và 64,7 người quản lí có kiến thức đầy đủ về các đường lây truyền HIV (trả lời chính xác 5 câu hỏi).
Tuy nhiên, kiến thức về các dịch vụ liên quan tới HIV ở người lao động cịn rất hạn chế.
<i>Khuyến nghị: Nên cung cấp thơng tin về lây truyền HIV cho người lao động theo những cách sáng tạo để</i>
tránh hiểu sai. Các chiến dịch truyền thông cần tập trung vào việc cung cấp thông tin về dịch vụ HIV như
TVXNTN, điều trị ART, khám và điều trị NKQDTD và phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Thái độ của người lao động và các nhà quản lí đối với người sống chung với HIV/AIDS: Chỉ có 13,4%
người lao động và 13,6% nhà quản lí có thái độ chấp nhận đối với người sống chung với HIV/AIDS. Tuy nhiên,
các nhà quản lí và người lao động bày tỏ thái độ chấp nhận về việc duy trì việc làm cho người lao động nhiễm
HIV/AIDS và người sau cai mặc dù số bày tỏ sự ủng hộ cho người nhiễm HIV đông hơn là người sử dụng ma
túy.
<i>Khuyến nghị: Các hoạt động can thiệp về giảm kì thị và phân biệt đối xử nên ưu tiên khuyến khích phát triển</i>
mơi trường làm việc thân thiện cho người sống chung với HIV/AIDS và người sau cai.
<b>Chính sách và hoạt động dự phịng HIV tại nơi làm việc</b>
Các chính sách về HIV tại nơi làm việc: Chỉ có 14,2% doanh nghiệp có chính sách riêng về dự phịng HIV.
Rất ít doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ người sống chung với HIV/AIDS và/hoặc người sử dụng ma túy ở
doanh nghiệp. Những chính sách hiện nay chủ yếu tập trung vào nội dung khám sức khỏe định kì, thành lập ban
phịng chống HIV/AIDS, và cấm sử dụng, bn bán ma túy.
<i>Khuyến nghị: Các hoạt động can thiệp nhằm phát triển chương trình dự phịng nên bắt đầu với việc xây dựng</i>
chính sách liên quan tới nơi làm việc. Nội dung của các chính sách về HIV cần được xây dựng dựa trên Luật
Phòng chống HIV của nhà nước và những hướng dẫn quốc tế có sự điều chỉnh cho phù hợp với những điều kiện
cụ thể của từng nơi làm việc.
Các chương trình HIV nơi làm việc:
- Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông/truyền thông thay đổi hành vi: 39,6% doanh nghiệp đã có
những hoạt động này nhằm dự phòng HIV. Các hoạt động chủ yếu là tổ chức sự kiện truyền thông để cung cấp
thơng tin về lây truyền HIV và dự phịng hoặc triển lãm các tài liệu thông tin giáo dục và truyền thơng trong đó
có thơng tin về HIV.
- Giáo dục đồng đẳng: 11,3% doanh nghiệp cho biết có giáo dục viên đồng đẳng. Rất ít doanh nghiệp tổ chức
- Chương trình quảng bá về bao cao su: 53,8% doanh nghiệp không hề phát bao cao su trong khi đó có
36,8% doanh nghiệp phát chưa đầy 3 bao cao su một tháng cho một người lao động. Trung bình, 2,1 bao cao su
được phát cho người lao động. Tại các nhóm ngành khai thác mỏ và vận tải, nơi người lao động có tỉ lệ cao nhất
về hành vi nguy cơ chỉ 1/3 doanh nghiệp mà chúng tơi điều tra có hoạt động này. Trung tâm phòng chống
HIV/AIDS tỉnh, các cơ sở y tế và các nhà thuốc là những nguồn cung cấp bao cao su phổ biến nhất mà cả người
lao động nam và nữ đều nhắc tới.
- Xét nghiệm HIV
* Các hoạt động chuyển gửi TVXNTN: 29% doanh nghiệp cho biết họ đã cung cấp địa chỉ các dịch vụ
TVXNTN đến người lao động nhưng chỉ có 11,5% người lao động tại đây cho biết họ từng được nhân thông tin
về TVXNTN từ nơi làm việc, khoảng 3,8% người lao động cho biết đã từng xét nghiệm HIV tại một điểm
TVXNTN.
* Xét nghiệm HIV tại nơi làm việc: 20,8% doanh nghiệp tiến hành xét nghiệm HIV tại nơi làm việc. Xét
nghiệm HIV khi tuyển dụng là bắt buộc đối với người xin việc tại 10 trong số 22 doanh nghiệp làm xét nghiệm
HIV nơi làm việc.
* 80,5% người lao động đã nhận kết quả xét nghiệm, 46,7% được tham vấn trước xét nghiệm và 17,8% tham
vấn sau xét nghiệm.
- Dịch vụ chuyển gửi khám và điều trị các NKQDTD: 22,6% doanh nghiệp cho biết họ cung cấp địa chỉ các
dịch vụ khám và điều trị các NKQDTD cho người lao động nhưng chỉ có 48,9% người lao động trả lời là biết
dịch vụ khám và điều trị các NKQDTD ở đâu.
- Chăm sóc và hỗ trợ người lao động nhiễm HIV: 17,9% doanh nghiệp có các hoạt động chăm sóc và hỗ trợ
cho người lao động nhiễm HIV và gia đình họ.
đối xử; khuyến khích sử dụng bao cao su bằng các hoạt động phát bao cao su miễn phí, tiếp thị xã hội sản phẩm
bao cao su; nâng cao tiếp cận dịch vụ HIV như TVXNTN, phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, điều trị ART
và NKQDTD; và dịch vụ điều trị thay thế bằng Methadone; khuyến khích doanh nghiệp tạo cơ hội việc làm cho
người có nguy cơ cao và duy trì việc làm cho những người đang có việc làm. Cần cố gắng giảm số doanh nghiệp
yêu cầu bắt buộc làm xét nghiệm HIV để bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Quan điểm về hiệu quả của các chương trình HIV nơi làm việc: Gần ½ số người lao động và nhà quản lí cho
rằng truyền thơng bằng phương tiện thông tin đại chúng là phương pháp hiệu quả nhất, tiếp theo là các cuộc thi
tìm hiểu, phát tờ rơi về HIV. Truyền thơng trực tiếp thơng qua nhóm nhỏ không được đánh giá là phương pháp
truyền thông hiệu quả. Hỗ trợ người sống chung với HIV/AIDS và người phụ thuộc, chăm sóc, hỗ trợ và tiếp
cận dịch vụ điều trị cũng được cho là hoạt động hiệu quả tại nơi làm việc.
<i>Khuyến nghị: Cung cấp thông tin về HIV cần được duy trì thơng qua phương tiện thơng tin đại chúng ở cộng</i>
đồng, các cuộc thi tìm hiểu về HIV, phát tờ rơi ở nơi làm việc. Phương pháp truyền thông trực tiếp nên được
đánh giá và điều chỉnh theo từng nhóm người lao động cụ thể.
<b>Cơ hội cho các hoạt động can thiệp và cải thiện chính sách</b>
Các nhà quản lí doanh nghiệp thừa nhận tác động của đại dịch HIV với việc kinh doanh của họ, và tỏ ra quan
tâm tới việc xây dựng, thực hiện một chương trình dự phịng HIV. Tuy nhiên, chỉ có 30% trong số này đồng ý
rằng trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp của họ. Tình trạng doanh nghiệp thiếu nhân viên có kinh nghiệm hoặc
nguồn lực hỗ trợ vẫn là những trở ngại cho việc triển khai các hoạt động dự phịng HIV nơi làm việc. 2/3 số
người quản lí tỏ thái độ cởi mở về việc tiếp nhận sự hỗ trợ từ Liên minh doanh nghiệp Quốc gia về Phòng,
chống HIV/AIDS. Về việc tham gia của người nhiễm HIV vào các hoạt động truyền thông HIV tại nơi làm việc,
2/3 số người quản lí tỏ thái độ chấp nhận và tin rằng sự tham gia của người nhiễm HIV vào những hoạt động
này sẽ làm tăng hiệu quả của các hoạt động dự phòng.
<i>Khuyến nghị: Liên minh Doanh nghiệp Quốc gia có thể đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt</i>
động dự phòng HIV của các chương trình phịng chống HIV nơi làm việc. Sự tham gia của người nhiễm HIV
vào những chương trình này cần được khuyến khích ở tất cả các doanh nghiệp.
Cơ hội lồng ghép các hoạt động HIV vào các chương trình định kỳ tại nơi làm việc: 79,2% doanh nghiệp tiến
hành ít nhất một lớp tập huấn trong 1 năm qua và 34,9% tiến hành tập huấn về các vấn đề sức khỏe. 65% doanh
nghiệp đã tiến hành nhiều hoạt động thể thao hoặc giải trí sau giờ làm việc cho người lao động.
<i>Khuyến nghị: Để giảm bớt đầu tư nguồn lực và góp phần giảm kì thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV,</i>
các hoạt động HIV nên được lồng ghép vào các chương trình tại nơi làm việc thường qui hiện nay.
Một tỉ lệ lớn doanh nghiệp được đánh giá có những đóng góp cho các chương trình HIV/AIDS và xã hội.
Nhiều người lao động bày tỏ thái độ sẵn sàng trả tiền để mua tài liệu về thông tin, giáo dục và truyền thông liên
quan tới HIV/AIDS hoặc bao cao su hoặc đóng góp thời gian để tham gia các hoạt động dự phòng HIV. Những
chi phí dành cho việc dự phịng HIV vẫn chưa được miễn thuế vì vậy đã khơng khuyến khích được người quản
lí.
<i>Khuyến nghị: Doanh nghiệp cần được khuyến khích để nâng cao nguồn lực gồm đóng góp tài chính, nhân</i>
lực cho các chương trình HIV. Chi phí về dự phịng HIV tại nơi làm việc nên được miễn trừ thuế. Chính phủ
Việt Nam và những cơ quan liên quan nên tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ cũng như hướng dẫn thực hiện
cụ thể cho doanh nghiệp sử dụng lao động là người nhiễm HIV và người sau cai. Các doanh nghiệp quan tâm
nên lập quỹ dành cho các hoạt động HIV.
Cơ hội việc làm cho người có nguy cơ cao: Nói chung, các ngành thủy sản, xây dựng và các doanh nghiệp
nằm trong các khu công nghiệp cần nhiều nhân cơng nhất. Các nguồn tuyển dụng lao động chính thường là đăng
quảng cáo trên báo (52,8%, thông qua liên hệ với người thân của người tìm việc (51,9%), đối tác của doanh
nghiệp (35,8) và các trung tâm môi giới việc làm (34%). Chỉ ½ số doanh nghiệp được điều tra liên hệ với các
trung tâm dạy nghề vì mục đích tuyển dụng lao động.
<i>Khuyến nghị:</i> Can thiệp đối với các dịch vụ việc làm cho người có nguy cơ cao cần tập trung vào những
doanh nghiệp làm về thủy sản, xây dựng, và sản xuất ở khu công nghiệp vì họ có nhu cầu tuyển dụng cao.
Thơng tin về việc làm có thể được đăng tải trên báo/tập san và các phương tiện thơng tin dành cho các nhóm hỗ
trợ cộng đồng và các dịch vụ hỗ trợ xã hội và trợ giúp khác đang phục vụ người có nguy cơ cao và người sau cai
<b>Masaya Kato(2)<sub>, Masami Fujita</sub>(4)<sub>, Cao Thị Thanh Thủy</sub>(3)<sub>,</sub></b>
<b>Nguyễn Thị Minh Thu(2)<sub>, Nguyễn Thị Hoài Dung</sub>(3)</b>
<i><b>(1) </b><b><sub>Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Thành phố Hà Nội;</sub></b></i>
<i><b>(2) </b><b><sub>Văn phòng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam;</sub></b></i>
<i><b>(3) </b><b><sub>Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; </sub></b><b>(4)</b></i>
<i><b>Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Campuchia</b></i>
<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>
Chúng ta đã biết, công tác thống kê báo cáo giữ một vai trò to lớn trong việc quản lý, theo dõi và đánh giá
chương trình nói chung. Số liệu báo cáo sẽ cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác cho việc điều chỉnh hoạt động
và lựa chọn giải pháp can thiệp hiệu quả, cung cấp số liệu cơ bản cho xây dựng chương trình và hoạch định
chính sách dựa trên bằng chứng. Đồng thời, số liệu của các chương trình hoạt động giúp chúng ta tính tốn và
phân bổ nguồn lực hợp lý hiệu quả, theo dõi kết quả của quá trình hoạt động Số liệu về kết quả hoạt động của
chương trình sẽ khơng có ý nghĩa, nếu khơng được sử dụng.
Hiện tại chương trình phịng chống HIV/AIDS ở Hà Nội đang áp dụng nhiều hệ thống báo cáo hàng tháng,
hàng quý thuộc vào các chương trình dự án đang có (hệ thống báo cáo theo quyết định 28, hệ thống báo cáo của
các nhà tài trợ, v.v…). Các cơ sở chưa có thói quen sử dụng các báo cáo này để lập kế hoạch cũng như cải thiện
Nhằm mục đích tăng cường năng lực cho cơ sở, giúp cán bộ cơ sở biết cách phân tích và sử dụng các số liệu
sẵn có từ hệ thống sổ sách báo cáo hiện hành. Chúng tơi tiến hành thí điểm thu thập số liệu sẵn có trong hệ
thống ghi chép sổ sách và báo cáo của 3 quận, tiến hành phân tích kết quả thu thập được, thảo luận với 3 quận
và các đơn vị liên quan tại mỗi quận về kết quả phân tích được. Gợi ý cho đơn vị lập ra kế hoạch hành động cải
thiện chương trình dựa vào những bằng chứng phân tích.
<b>II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN </b>
Hoạt động được triển khai tại 3 quận: Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân.
Số liệu được thu thập dựa trên hệ thống sổ sách ghi chép và biểu mẫu báo cáo sẵn có của cơ sở, do cán bộ
của 3 cơ sở thực hiện, với sự hướng dẫn và hỗ trợ của cán bộ Trung tâm PC HIV/AIDS Hà Nội. Sau khi số liệu
được thu thập, cán bộ của TTPC HIV/AIDS Hà Nội tiến hành phân tích kết quả.
Những thơng tin được rà sốt và phân tích bao gồm:
1. Tình hình trước điều trị ARV: Giai đoạn lâm sàng của BN lúc đăng ký điều trị; Tỷ lệ BN bỏ trị trước điều
trị ARV; Tỷ lệ BN tử vong trước điều trị ARV; Thời gian từ lúc đủ tiêu chuẩn đến khi được điều trị ARV
2. Tình hình điều trị ARV: Tỷ lệ BN tiếp tục duy trì điều trị sau 12, 24 tháng; Tỷ lệ BN bỏ điều trị sau 12, 24
tháng; Tỷ lệ BN tử vong sau 12, 24 tháng; Các chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc (Tỷ lệ BN đến tái khám
đúng hẹn; Tỷ lệ BN được kê phác đồ ban đầu hợp lý)
3. VCT: Tỷ lệ khách hàng quay lại nhận kết quả xét nghiệm HIV; Tỷ lệ khách hàng có HIV(+); Tỷ lệ khách
hàng có HIV(+) được chuyển gửi sang OPC
4. Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Tỷ lệ phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV; Tỷ lệ phụ nữ mang
thai được điều trị ARV
5. Phối hợp Lao/HIV: Tỷ lệ BN lao được xét nghiệm HIV; Tỷ lệ BN lao có HIV (+)
Kết quả hoạt động của mỗi cơ sở được đưa ra thảo luận tại những buổi họp riêng biệt tại cơ sở. Thành phần
tham dự họp tại các cơ sở điều trị bao gồm các bác sỹ, y tá, tư vấn viên đang tham gia hoạt động tư vấn xét
nghiệm tự nguyện, chăm sóc điều trị, điều trị ARV, v.v… Nội dung họp bao gồm trao đổi kết quả phân tích số
liệu về thực trạng các hoạt động đang triển khai tại từng cơ sở với từng nội dung cụ thể. Sau đó, các cán bộ của
cơ sở cùng với các cán bộ của TTPC HIV/AIDS Hà Nội đã thảo luận về các biện pháp cải thiện kết quả và tăng
cường chất lượng dịch vụ.
<b>III. TÓM TẮT KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU TẠI ĐƠN VỊ</b>
Tại mỗi đơn vị, sau khi thu thập và phân tích số liệu, chúng tôi phát hiện ra ở mỗi đơn vị có 1 số vấn đề tồn
tại riêng biệt và một số vấn đề mang tính hệ thống chung.
- Số khách hàng đến với VCT không đồng đều giữa các cơ sở và trong các khoảng thời gian khác nhau.
- Tỷ lệ khách hàng được chuyển sang phòng khám ngoại trú khá cao (giao động trong khoảng từ 75% đến
85%) song số khách hàng thực sự đến với phòng khám ngoại trú lại thấp. Nếu chúng ta coi VCT là một điểm
đầu vào quan trọng cho chương trình chăm sóc điều trị, và trong bối cảnh cơ sở VCT nằm ngay trong khuôn
viên của cơ sở y tế nơi có các hoạt động chăm sóc điều trị thì việc giới thiệu/chuyển gửi khách hàng có HIV+
từ VCT sang cơ sở chăm sóc điều trị là một hoạt động rất cần thiết để kết nối các dịch vụ dự phịng và chăm sóc
liên tục.
Giải pháp do các cơ sở đề ra:
- Tăng cường sự phối hợp/trao đổi giữa VCT và phòng khám ngoại trú trong việc chuyển gửi khách hàng có
HIV dương tính. Đưa nội dung chuyển gửi vào các buổi giao ban thường kỳ để theo dõi tỷ lệ thành cơng và có
biện pháp khắc phục.
- Tăng cường quảng bá về tư vấn xét nghiệm HIV qua các khoa/phòng trong TTYT Quận giới thiệu BN đến
- Tư vấn viên ở VCT dành nhiều thời gian khai thác nguy cơ để chuyển gửi bệnh nhân kịp thời đến các cơ sở
dịch vụ liên quan và mục đích của việc đăng ký điều trị sớm và các nội dung liên quan.
<b>2. Tình hình chăm sóc điều trị </b>
<i>a. Tình hình trước điều trị ARV </i>
Thực trạng ở 3 cơ sở
- Số bệnh nhân đến đăng ký điều trị thấp hơn so với số người nhiễm đang quản lý trên địa bàn 3 quận.
- Tính đến tháng 7/2009, cả 3 cơ sở có 792 bệnh nhân đăng ký điều trị, trong đó 382 người đã được điều trị
ARV (48%), 70 người tử vong trước điều trị ARV (9%), 18 người bỏ trước khi được điều trị ARV (2%), 38
người chuyển đi khỏi cơ sở điều trị trước khi được điều trị ARV (5%), và số còn lại 284 người chưa đủ tiêu
chuẩn để được điều trị ARV (30%).
- Đa số bệnh nhân đến đăng ký điều trị tại 3 cơ sở khi đã ở giai đoạn muộn (lâm sàng 3 và 4).
- Về thời gian bệnh nhân điều trị ARV từ lúc đủ tiêu chuẩn cho đến lúc được ĐT ARV, có một số bệnh nhân
cịn phải đợi quá lâu mới được nhận thuốc (từ 60 ngày trở lên), đặc biệt trong số đó có những bệnh nhân ở
GĐLS 3.
Giải pháp do cơ sở đề ra:
- Tăng cường quản lý và theo dõi bệnh nhân HIV+ ngay từ lúc BN phát hiện nhiễm HIV và ở GĐLS thấp để
hỗ trợ chăm sóc điều trị kịp thời, tránh tình trạng BN đến khi đã quá muộn.
- Tăng cường các hoạt động quảng bá để thu hút số lượng bệnh nhân đến đăng ký chăm sóc điều trị nhiều
hơn để đáp ứng nhu cầu thực tế của BN.
Thực trạng ở 3 cơ sở:
- Tỷ lệ BN duy trì điều trị tại các cơ sở sau 12 tháng từ năm 2006 đến 2008 đều đạt trên 80%
- Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong tương đối cao ở một số nhóm bệnh nhân. (Ba Đình – trong số BN bắt đầu điều trị
ARV năm 2008)
Giải pháp do cơ sở đề ra:
- Cố gắng duy trì kết quả về tỷ lệ bệnh nhân tiếp tục điều trị ARV ở mức trên 80%.
- Tăng cường rà soát nguyên nhân bệnh nhân tử vong và bỏ trị để đề ra các can thiệp kịp thời và rút bài học
kinh nghiệm trong việc điều trị, đồng thời phối hợp các hoạt động kết nối ở cộng đồng và nhóm tự lực ở các cơ
sở điều trị, để tăng cường hỗ trợ bệnh nhân tuân thủ điều trị
Cơ sở điều trị
Số quý không bị
hết thuốc ARV
trong kho
% BN được kê đơn
phác đồ điều trị
ARV hợp lý
% BN bỏ điều
trị trong vòng
12 tháng
% BN đến tái
khám đúng hẹn
% bệnh nhân duy
trì phác đồ điều
trị ARV bậc 1
sau 12 tháng
Q2/2008-Q2/2009 7/08-6/09 7/08-6/09 5-7/09 7/08-6/09
Mục tiêu = 4 Mục tiêu = 100% Mục tiêu <<sub>20%</sub> Mục tiêu = 80% Mục tiêu > 70%
1 Ba Đình 4 100% 8% 18% 79%
2 Thanh Xuân 4 100% 2% 87% 90%
3 Đống Đa 4 100% 2% 96% 86%
Các chỉ số nhìn chung đều tốt. Chỉ riêng chỉ số tỷ lệ BN đến tái khám đúng hẹn ở Ba Đình chỉ đạt 18%
(17/93) trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2009. Chỉ số này là một cách gián tiếp đo lường mức
độ tuân thủ điều trị của BN. Do đó, giải pháp đề ra của Ba Đình là cân nhắc sắp xếp lại lịch tư vấn điều trị ARV,
lịch tái khám và cấp phát thuốc cho bệnh nhân để đảm bảo BN đến tái khám và lĩnh thuốc đúng hẹn, tránh tình
trạng BN có thể cịn nhiều thuốc dư hoặc BN hết thuốc vào những ngày tái khám. Điều này giúp đánh giá tuân
thủ điều trị của bệnh nhân cũng như ghi nhận kết quả triển khai hoạt động tại cơ sở.
Tỷ lệ bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV cả cả 3 cơ sở điều trị trong năm 2008/2009 là khá cao (đều đạt
trên 70%). Tỷ lệ bệnh nhân lao có HIV+ đều ở mức trên 10% ở cả 3 cơ sở. Tuy nhiên, ở các cơ sở này còn thiếu
số liệu về số bệnh nhân đồng nhiễm Lao/HIV được điều trị đồng thời cả lao và ARV.
<i>b. Chương trình dự phịng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PMTCT)</i>
Tính đến tháng 6 năm 2009, chỉ có Ba Đình triển khai các hoạt động PMTCT với sự hỗ trợ của dự án Quỹ
Toàn Cầu. Hai quận Thanh Xn và Đống Đa khơng có số liệu về tình hình triển khai chương trình PMTCT. Số
liệu của Ba Đình cho thấy trong năm 2008, chỉ có 59,7% phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV, và trong nửa
đầu năm 2009, chỉ có 35,5% phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV. Tỷ lệ phụ nữ mang thai có HIV+ được
điều trị dự phịng lây truyền từ mẹ sang con đều đạt 100%. Kết quả này góp phần làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV
trong cộng đồng. Tuy nhiên, việc xem xét triển khai hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở các
quận khác trên địa bàn thanh phố Hà Nội là rất cần thiết.
<b>4. Kết quả thu được sau khi cơ sở triển khai các biện pháp cải thiện chất lượng:</b>
Sau 4-8 tháng, cán bộ của Trung tâm PC HIV/AIDS Hà Nội đã rà soát lại các can thiệp mà cơ sở đã đề ra để
nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tại cơ sở, chúng tôi thu được một số kết quả sau:
1. Cán bộ tư vấn viên tại cả 3 cơ sở VCT đã tăng cường thu thập thông tin khách hàng đến tư vấn đầy đủ
(nguyên nhân, hành vi nguy cơ, v.v..), điều này đã giúp ích rất nhiều cho việc tư vấn sau xét nghiệm đồng thời
chuyển gửi khách hàng đến các dịch vụ phù hợp sau khi có kết quả xét nghiệm.
2. Cả 3 cơ sở đều đã đưa nội dung thông tin về chuyển gửi trong các buổi giao ban định kỳ giữa các bộ phận
VCT và PKNT, đối chiếu từng khách hàng chuyển gửi để theo dõi các trường hợp chuyển gửi thành công. Đến
tháng 8/2010 (8 tháng sau áp dụng số liệu): Tỷ lệ chuyển gửi thành công là 67,9% tại VCT Đống Đa, 37,8% tại
VCT Thanh Xuân
3. Số BN đến đã đăng ký ĐT ở GĐ LS sớm hơn. Tại PKNT Đống Đa, 8 tháng đầu năm 2010, sau 7 tháng
triển khai HN, trong số 47 BN đến đăng ký có 65% BN GĐLS 1,2; chỉ có 6% BN ở GĐ LS 4.
4. Sau 4 tháng sắp xếp lại lịch tái khám, số lượng thuốc cấp PKNT ba Đình đã có 58% bệnh nhân tới lĩnh
thuốc đúng hẹn
<b>IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM </b>
<b>1. Đối với tuyến cơ sở: </b>
- Việc thu thập, phân tích số liệu dựa vào hồ sơ sổ sách và báo cáo sẵn có tại cơ sở là hồn tồn khả thi và có
thể thực hiện. Cán bộ của cơ sở có thể thường xun tự rà sốt những hoạt động cùng với các chương trình liên
quan (CT lao, sức khỏe sinh sản, v.v…) bằng các chỉ số sẵn có, qua đó tăng cường sự phối kết hợp giữa các cán
bộ và chương trình trong cùng một địa bàn hoạt động.
- Việc phân tích sử dụng số liệu sẵn có rất hữu ích cho việc (1) Lập kế hoạch các hoạt động; (2) Rà soát kết
quả nhằm cải thiện thực hành để nâng cao chất lượng dịch vụ qua đó tăng cường hiệu quả của chương trình can
thiệp; (3) Tăng cường kết nối giữa các cơ sở dịch vụ (VCT, CSĐT, Lao, Sản, Nhi, v.v… ) trên địa bàn.
<b>2. Đối với tuyến thành phố: </b>
- Việc hỗ trợ các cơ sở phân tích số liệu là hoàn toàn khả thi.
- Số liệu đưa ra rất hữu ích cho việc (1) Theo dõi giám sát và quản lý chương trình; (2) Hỗ trợ kỹ thuật cho
các cở sở để nâng cao chất lượng dịch vụ
- Kết quả số liệu thu được cũng giúp thành phố có kế hoạch đánh giá và sốt lại kết quả của các cơ sở
- Đối với Trung tâm PC HIV/AIDS Hà Nội, hoạt động này sẽ được cân nhắc nhân rộng tại các quận/huyện
khác trên địa bàn thành phố trong năm 2010.
<b>France Lert, Nguyễn Thị Thiềng, Lưu Bích Ngọc,</b>
<b>Bùi Thị Hạnh, Lê Thị Mỹ, Bùi Đức Kính, Nguyễn Thị Minh Châu,</b>
<b>Hà Thúc Dũng, Lế Thế Vững, Đào Quang Bình.</b>
<i><b>Đế tài hợp tỏc giữa INSERM-Phỏp và Bệnh viện Nhi Đồng 1</b></i>
<b>I. Đặt vấn đề </b>
Mặc dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ về tình hình trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS và bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại Việt Nam, nhưng tỷ lệ trẻ bị nhiễm HIV/AIDS trong thời gian qua ngày càng cao. Theo số liệu
của Bộ Y tế, hiện có khoảng 2.800 trẻ sơ sinh, 14.500 trẻ ở độ tuổi từ 14 – 19 nhiễm HIV. Chương trình phịng
tránh lây nhiễm mẹ - con ra đời và trong thời gian qua đã cho thấy hiệu quả tích cực trong việc giảm tỷ lệ nhiễm
mới ở trẻ sơ sinh. Nhưng mức độ bao phủ của chương trình chưa rộng khắp đến các vùng nông thôn, chỉ nhắm
đến các nhóm mục tiêu ở các đơ thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM. Để phòng tránh các trường hợp nhiễm mới ở
trẻ em, việc xét nghiệm HIV và điều trị ARV kịp thời ở các bà mẹ mang thai là vô cùng cần thiết. Hơn thế nữa,
nếu không được chẩn đóan sớm sau khi sinh, thì một tỷ lệ lớn trẻ em sẽ chết trong vòng những năm đầu đời và
các em cũng sẽ khơng được chẩn đốn HIV cho đến khi các bệnh nhiễm trùng cơ hội bộc phát. Kể từ năm 2006,
trẻ em nhiễm HIV dương tính đã có cơ hội tiếp cận điều trị. Trong thời gian qua, đã có rất nhiều nghiên cứu về
HIV/AIDS dưới góc độ dịch tễ lẫn xã hội. Các nghiên cứu đều tập trung vào các nhóm nguy cơ cao, và các vấn
đề kỳ thị trong gia đình với người nhiễm HIV,... mà hầu như chưa có nghiên cứu nào chú ý đến khía cạnh xã hội
của trẻ em chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Chính vì vậy, nghiên cứu này được xem như một phần bổ sung vào họat động khoa học nghiên cứu
HIV/AIDS, chủ yếu tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội đối với quá trình chăm sóc, điều trị trẻ nhiễm HIV ở
Việt Nam.
<b>II. Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu</b>
<b>1. i tng nghiên cứu</b>
Trẻ em nhiễm HIV ở Việt Nam, đang được điều trị tại các bệnh viện: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện
<i>Mục tiêu nghiên cứu</i>
- Đánh giá hồn cảnh kinh tế gia đình, sức khỏe của trẻ khi các em được tiếp nhận các chăm sóc chun
mơn về HIV để nhằm phát hiện ra các đặc điểm kèm theo như chẩn đoán HIV muộn hay chậm tiếp cận dịch vụ
chăm sóc y tế.
gồm: điều kiện sống; mức sống; cấu trúc hộ gia đình; thái độ và kiến thức về HIV; thực hành chăm sóc sức
khỏe; kỳ thị và sự cơng khai tình trạng nhiễm HIV,...
<b>2. Phương pháp nghiên cứu</b>
Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận định lượng và định tính.
<i>Nghiên cứu định lượng cho phép mô tả về lượng dân số trẻ em được chăm sóc HIV ở các cơ sở y tế và xác</i>
định mối tương quan có thể có giữa các đặc trưng xã hội, gia đình với việc chậm tiếp cận chăm sóc HIV và tham
gia vào chăm sóc y tế đặc biệt khác. Dự án tiến hành một nghiên cứu cắt ngang trong vòng 12 tháng. Công cụ
thu thập thông tin là phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi bán cơ cấu người chăm sóc chính cho trẻ. Nghiên cứu đã
thu thập thơng tin tại các bệnh viện với tổng số lượng mẫu là 699.
Căn cứ thời gian vào viện, chúng tôi phân loại thành hai trường hợp trẻ nhiễm HIV: trường hợp đang điều trị
và trường hợp mới. Đối với nhóm trẻ em mới vào viện ≤ 3 tháng (trường hợp mới) thì ngồi việc sử dụng bảng
câu hỏi để thu thập thông tin, chúng tơi cịn sử sụng thêm bảng Lưới tiểu sử với mục đích phát hiện ra những
nhân tố tác động đến việc trẻ chậm trễ tiếp cận chăm sóc HIV sau khi được chẩn đoán HIV hoặc được chẩn
đoán trễ HIV dẫn đến tiếp cận chăm sóc điều trị muộn. Những thông tin này sẽ được xây dựng lại (viết lại)
thành một câu chuyện cho mỗi đối tượng.
Nghiên cứu còn thu nhận nguồn thơng tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của trẻ từ Bảng thông tin y tế
(đối với mỗi trẻ) do nhân viên y tế cung cấp khi thực hiện mỗi cuộc phỏng vấn.
<i>Nghiên cứu định tính bổ sung cho nghiên cứu định lượng thơng qua các cuộc phỏng vấn sâu và nghiên cứu</i>
tiểu sử nhằm tường thuật các sự kiện có ý nghĩa liên quan đến việc nhiễm HIV và bối cảnh liên quan đến các sự
kiện đó. Các cuộc phỏng vấn sâu chú trọng vào việc tường thuật các sự kiện quan trọng và các giai đoạn quá độ
(sự kiện sinh, thông báo kết quả chẩn đóan HIV, sự kiện chết trong gia đình, các giai đọan bệnh nặng, mất việc
làm hoặc nhà ở, cơng khai tình trạng nhiễm, thay đổi mơ hình chăm sóc với trẻ); vai trị của mạng lưới xã hội
trong việc hỗ trợ vật chất và tinh thần; thực hành chăm sóc sức khỏe cho trẻ, thái độ của người chăm sóc đối với
vấn đề điều trị HIV; những khó khăn và thuận lợi trong q trình chăm sóc cho trẻ; nguyện vọng của họ đối với
tương lai của trẻ. Các cuộc phỏng vấn sâu được ghi âm và được gỡ băng thành các văn bản. Chúng tôi đã thực
hiện 56 cuộc phỏng vấn sâu ở cả hai địa bàn nghiờn cu Tp.HCM v H Ni.
<b>III. Kết quả nghiên cứu</b>
- Phần lớn hồn cảnh kinh tế gia đình của những trẻ nhiễm HIV rất khó khăn. Nghề nghiệp những người
chăm sóc chính cho trẻ (cha/mẹ, ơng/bà) thường khơng ổn định, mang tính bấp bênh: nội trợ, làm thuê/lao động
tự do, bn bán nhỏ. Đây là những hộ gia đình có thu nhập thấp, trong gia đình thường chỉ có 1 lao động chính
(nếu trẻ sống cùng cha mẹ) và có tỷ lệ ăn theo tương đối. Mức thu nhập của họ chỉ đủ cho chi tiêu ăn uống và có
khi đủ khi không. Đối với những trường hợp là người nhập cư và dân cư đô thị tại chỗ nghèo thì họ phải ở nhà
th với chi phí khá cao so với mức thu nhập.
- Quy mô hộ gia đình mà trẻ đang sống thường từ 3-6 thành viên trong cùng một hộ. Lọai gia đình phổ biến
nhất là có cả cha và mẹ, kế đến là chỉ có mẹ/ba hoặc là trẻ sống với gia đình ngoại/nội. Người chăm sóc chính
cho trẻ là mẹ (chủ yếu là nội trợ), kế đến là cha, hoặc bà ngoại hoặc bà nội.
- Khỏang cách địa lý cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến q trình chăm sóc, điều trị cho trẻ
nhiễm HIV. Kết quả nghiên cứu ghi nhận một tỷ lệ không nhỏ trẻ em tham gia điều trị tại các bệnh viện là cư trú
ở các tỉnh, là trẻ em di cư theo gia đình.
- Phần lớn trẻ em không bị phân biệt đối xử và bị kỳ thị. Nhưng điều này có liên quan đến việc gia đình trẻ
có cơng khai tình trạng nhiễm bệnh của trẻ với tất cả mọi người hay không. Nghiên cứu định tính cho thấy việc
- Việc trẻ nhiễm HIV tiếp cận được với các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc y tế sớm hay muộn có liên quan đến
nguyên nhân phát hiện ra bé nhiễm HIV. Nghiên cứu cho thấy, phần lớn trẻ em được xét nghiệm HIV khi trẻ ốm
nặng phải nhập viện và mẹ được phát hiện nhiễm trong thời gian mang thai hoặc ngay lúc sinh.
- Khi phát hiện con hay cháu bị nhiễm HIV thì gia đình họ ln cố gắng tn thủ việc điều trị. Tuy nhiên,
một tỷ lệ lớn người chăm sóc cho trẻ hiện không biết đến cách thức mà trẻ đang đựơc điều trị (27,8%). Nhưng
đại đa số người trả lời đều tỏ ra hài lòng và tin tưởng vào hiệu quả của việc điều trị, bởi vì tình hình sức khỏe
của trẻ ngày được cải thiện hơn so với trước khi được điều trị.
- Lo lắng lớn nhất đối với những trẻ đang đi học và trong độ tuổi đi học là gia đình phải giấu tình trạng bệnh,
vì sợ thầy cô biết sẽ bị đuổi học và không nhận vào học. Nghiên cứu định tính cho thấy những trường hợp cơng
khai tình trạng bệnh với nhà trường thì đều không nhận được sự đồng cảm.
- Việc trẻ sống với cha mẹ hay ông bà hay người nuôi dưỡng thì khơng ảnh hưởng đến việc tn thủ điều trị
của trẻ.
<b>IV. Bµn luËn</b>
- Nghiên cứu đã cho thấy yếu tố địa lý, mức sống của hộ gia đình, thời gian phát hiện nhiễm và sự cơng khai
tình trạnh nhiễm,.. là những rào cản có ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận dịch vụ chăm sóc, điều trị ở những trẻ
có HIV. Đối với những hộ gia đình nghèo thì tình trạng nghèo của họ ngày càng nghèo hơn do tình trạng nhiễm
của các thành viên trong gia đình (Knodel, 2004). Mặc dù, việc điều trị HIV đựoc miễn phí, nhưng gia đình họ
cũng gặp phải những khó khăn trong việc chăm sóc như chi phí cho phương tiện đi lại và ăn uống mỗi lần tái
khám, mất việc làm, giảm thu nhập là một trong những khó khăn trực tiếp của các hộ gia đình có trẻ nhiễm.
- Vai trị của mạng lưới thân tộc cũng được ghi trong việc hỗ trợ vật chất và tinh thần đối với cha/mẹ và trẻ
- Vấn đề cơng khai tình trạng nhiễm HIV ở những gia đình có trẻ nhiễm HIV cũng là vấn đề đòi hỏi sự thay
đổi của nhận thức xã hội đối với dịch bệnh này. Phần lớn những trẻ không nhận thức được tình trạng bệnh của
mình và cũng như nhận thức của cha mẹ phải cơng khai tình trạng bệnh của trẻ cho trẻ và cho mọi người là một
điều khó khăn. Một tỷ lệ lớn người chăm sóc cho trẻ cho biết họ muốn giữ bí mật tình trạng bệnh của trẻ cũng
như của họ là bởi vì họ sợ người thân không chấp nhận được sự thật, rồi sẽ bị xa lánh, xua đuổi và bị kỳ thị, đặc
biệt là họ mất đi việc làm, trẻ không được đến trường. Họ chỉ cơng khai tình trạng bệnh của trẻ với người thân
khi sức khỏe họ suy kiệt để sau khi họ chết đi thì họ có thể gửi gắm con của họ lại cho người thân hoặc người
ni dưỡng chăm sóc (ni dưỡng và đến các cơ sơ y tế tiếp tục điều trị cho trẻ). Như trong nghiên cứu của
Funck Brentano cũng đề cập đến công khai tình trạng nhiễm HIV ở trẻ. Nhận thức của trẻ về bệnh của mình là
bước khó khăn đối với trẻ lớn lên với HIV. Nhiều bậc cha mẹ lo sợ những phản ứng của con cái họ khi được
thông báo về tình trạng nhiễm HIV (Funck Brentano, 1997).
- Việc người trả lời đồng thời cũng là người thường xun chăm sóc bé khơng biết rõ bé đang được chữa trị
cách thức gì ở cơ sở y tế cũng là vấn đề chúng ta đặc biệt quan tâm. Bởi, họ chỉ biết tuân thủ theo hướng dẫn
của bác sĩ về giờ giấc cho bé uống thuốc nhưng họ không hiểu rõ được tác dụng và ý nghĩa của chương trình mà
trẻ đang được điều trị. Điều này, một phần do trình độ học vấn của họ thấp và do tâm lý sợ sệt, e ngại mỗi khi
tiếp cận với nhõn viờn y t.
<b>V. Kết luận và khuyến nghị</b>
Nghiờn cứu đã cho thấy bối cảnh phát hiện tình trạng nhiễm bệnh của trẻ em tập trung vào hai nguyên nhân
chính đó là trẻ ốm nặng nhập viện được cơ sở y tế xét nghiệm máu, và các bà mẹ được xét nghiệm máu phát
hiện trong lúc mang thai hoặc ngay lúc sinh. Vấn đề trẻ khơng được chẩn đóan sớm tình trạng nhiễm HIV do gia
đình khơng biết triệu chứng và khơng nghĩ đến việc trẻ có thể bị lây nhiễm là một trong những yếu tố hạn chế
trẻ tiếp cận với chăm sóc y tế sớm. Kết quả này gợi cho chúng ta nghĩ đến cần có mức độ bao phủ của chương
trình phịng lây truyền mẹ-con đến mỗi tỉnh thành, và cần có biện pháp thích hợp nhằm khuyến khích nam nữ
kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi kết hôn. Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy một tỷ lệ lớn trẻ em di cư
sống chung với HIV/AIDS. Từ đây, chúng ta cần tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức HIV/AIDS đến với
nhóm cư dân nhập cư kịp thời hơn. Bên cạnh đó, những người chăm sóc cho trẻ thường có hồn cảnh kinh tế
khó khăn, trình độ học vấn thấp nên ít nhiều tác động đến việc chăm sóc tinh thần, vật chất, tâm lý và y tế cho
trẻ nhiễm HIV. Vấn đề kỳ thị và tự kỳ thị đã được đề cập nhiều trong các nghiên cứu khác nhau, nhưng đây vẫn
còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Bởi, chính yếu tố khơng cơng khai tình trạng nhiễm của trẻ với mọi người
nên trẻ không bị kỳ thị, nhưng đây lại là một gánh nặng về mặt tâm lý cho gia đình trẻ và bản thân trẻ khi lớn
lên,..
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>
- Funck-Brentano I, Costagliola D, Siebel N, Straub E, Tardieu M, Blanche S. 1997. Patterns of disclosure
and perception of HIV in infected school aged children. Arch.Pediatrc Adolesc. Med, 51 (10) 978-85.
- Knodel, J., Im-Em, W. 2004. The economic consequences for parents of losing an adult child to AIDS:
evidence from Thailand. Soc.Sci.Med, 57 (2), 327-342.
<b>Lu Bớch Ngc</b>
<i><b>Phú Viện trưởng, Viện Dân số và CVĐXH, </b></i>
<i><b>Trường Đại học Kinh tế quốc dân</b></i>
<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>
Ở Việt Nam, với mức độ gia tăng tiếp tục tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS, các phương thức lây nhiễm có xu
hướng thay đổi, HIV/AIDS đang dần lan truyền cả sang những nhóm dân số khơng đặc thù <i>(Bộ Y tế, 2008)</i>.
Những khó khăn mà các chương trình phịng chống HIV/AIDS đang phải đối mặt không chỉ đơn thuần là do
tăng thêm số người nhiễm HIV và số bệnh nhân AIDS mà còn liên quan đến sự tiến triển của các phương thức
chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS. Người nhiễm HIV/AIDS ngày càng có cơ hội tiếp cận với thuốc kháng
virus (ARV) và các chương trình giảm thiểu tác hại, giúp kéo dài quá trình hình thành các bệnh nhiễm trùng cơ
hội, đẩy lùi thời gian tử vong <i>(de Loenzien et al, 2005)</i>.
Thời điểm hiện nay gia đình Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ dịch bệnh HIV/AIDS.
Với tỷ lệ lây nhiễm hiện tại, trung bình cứ 60 hộ gia đình lại có một hộ gia đình có người nhiễm. Tại Hạ Long,
cứ khoảng 12 hộ gia đình có một hộ gia đình có ít nhất một thành viên nhiễm HIV hiện còn sống. Ở mức độ hộ
gia đình, những ảnh hưởng của đại dịch HIV/AIDS mang ý nghĩa to lớn bởi vì nó ảnh hưởng đến tài sản của xã
hội, lực lượng lao động xã hội, năng suất lao động của các thành viên trong gia đình cũng như chi phí và thu
nhập. Bên cạnh những khó khăn về kinh tế, điều kiện sống, những ảnh hưởng về tâm lý - xã hội kết hợp với đại
dịch HIV/AIDS khiến cho các gia đình có người nhiễm phải chịu đựng gánh nặng tinh thần của người chăm sóc,
xã hội kỳ thị và xa lánh, cấu trúc gia đình và mạng lưới xã hội bị phá vỡ…HIV/AIDS cũng đã gây nên những
biến đổi trong các chức năng của gia đình, đảo lộn những quy luật của cuộc sống đã được hình thành tương đối
ổn định trong nhiều thế hệ đã qua. Nghiên cứu này sẽ nêu lên những dẫn chứng về ảnh hưởng của HIV/AIDS
đến những hộ gia đình đang có người nhiễm HIV/AIDS tại Hạ Long, Quảng Ninh thời gian qua.
<b>II. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU</b>
Các phân tích chủ yếu được thực hiện với bộ số liệu thu được từ điều tra « Gia đình Việt Nam đối mặt với
HIV/AIDS : phịng tránh lây nhiễm và chăm sóc cho người nhiễm tại Hạ Long, Quảng Ninh » (FAVIHVIET Hạ
Long) và từ nghiên cứu “HIV/AIDS và tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình Việt Nam” do PCSA Việt Nam,
UNDP thực hiện năm 2009. FAVIHVIET Hạ Long là một điều tra nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác
giữa Viện nghiên cứu phát triển Pháp ; Đại học Paris Ouest với Viện Dân số và CVĐXH. Nó được thực hiện
ĐTĐT trong điều tra này gồm có người thừa nhận nhiễm HIV (gọi là « người nhiễm »), người không thừa
nhận nhiễm trong hộ gia đình của họ (hộ gia đình trường hợp) và người khơng thừa nhận nhiễm HIV trong các
hộ gia đình đối chứng. Bộ số liệu gồm 326 hộ gia đình, trong đó một nửa là các hộ gia đình trường hợp cịn nửa
kia là các hộ gia đình đối chứng. Điều tra định tính gồm 45 phỏng vấn sâu và 13 thảo luận nhóm. Các phân tích
được thực hiện ở cả cấp độ cá nhân và cấp độ hộ gia đình trên cả nguồn số liệu định lượng và dữ liệu định tính.
<b>III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU</b>
Các kết quả của nghiên cứu đã cho thấy sự đối mặt của các gia đình ở Hạ Long nói riêng và gia đình Việt
Nam nói chung với HIV/AIDS.
<i>+ « Tệ nạn xã hội » và HIV/AIDS bước vào các gia đình</i>
Cùng với những mặt tích cực của q trình phát triển, những mặt tiêu cực cũng có cơ hội xuất hiện và phổ
biến hơn trong cộng đồng. Ma tuý và mại dâm - những hành vi được coi là « tệ nạn, xã hội » đã là nguyên nhân
khởi đầu cho sự lan truyền của HIV/AIDS. Tại thời điểm điều tra, các ĐTĐT đã cảm nhận được sự phổ biến của
ma tuý tại nơi họ sinh sống. Họ nhìn thấy xi lanh dùng tiêm chích ma tuý vứt đầy trên đường tàu, trong sân vận
động… Họ đã từng nhìn thấy người nghiện ma túy tiêm chích cơng khai trên phố. Trong bối cảnh xã hội có
nhiều nguy cơ lây nhiễm, chức năng giáo dục của gia đình khơng được thực hiện tốt, nhiều hộ gia đình đã phải
đối mặt với sự xuất hiện của HIV/AIDS trong gia đình mình.
<i>+ Kỳ thị với NCH trong xã hội còn mạnh đã gây áp lực tới thái độ kỳ thị với NCH trong gia đình</i>
sau đó sẽ diễn ra.
Kỳ thị với người nhiễm HIV sẽ có xu hướng giảm dần theo diễn tiến của dịch bệnh nhưng thực tế vẫn còn
mạnh ở Hạ Long vào thời điểm điều tra. Thái độ kỳ thị với NCH trong xã hội gây áp lực lại với thái độ kỳ thị
đối với NCH trong gia đình.
<i>+ “Cú sốc tinh thần” và sự đối mặt với kỳ thị từ xã hội, với nguy cơ lây nhiễm trong gia đình ở các thành</i>
<i>viên hộ gia đình</i>
Các thành viên khơng nhiễm của gia đình cũng chịu những tác động mạnh mẽ sau sự xuất hiện của
HIV/AIDS trong gia đình. Họ cũng sốc về tinh thần khi nhận được tin người thân của mình nhiễm HIV/AIDS.
Sau đó, họ phải đối diện với những phản ứng của xã hội đối với gia đình mình. Sự kỳ thị của xã hội dưới dạng
phán xét, đổ lỗi, xa lánh… cũng dành cho họ. Tiếp theo, những thành viên của hộ gia đình phải đối diện với
nguy cơ lây nhiễm và sự phân tách trong các sinh hoạt hàng ngày…
<i>+ Mâu thuẫn giữa thái độ phán xét, đổ lỗi với lòng bao dung, tha thứ và sự sẵn lịng chăm sóc sức khoẻ cho</i>
<i>người nhiễm ở các thành viên hộ gia đình</i>
Ban đầu, các thành viên của gia đình có thể phán xét, đổ lỗi cho người nhiễm vì những nguyên nhân dẫn tới
tình trạng nhiễm HIV của họ. Tuy nhiên, sau đó, cũng chính các thành viên gia đình lại bao dung, lượng thứ,
vượt qua kỳ thị, dành tình thương và nỗ lực của mình để chăm sóc, động viên người nhiễm. 41% các thành viên
hộ gia đình có người nhiễm và 56% các thành viên của hộ gia đình khơng có người nhiễm trong FAHIVVIET
Hạ Long có thái độ kỳ thị với người nhiễm trong lựa chọn nơi chăm sóc sức khoẻ nhưng 98% thành viên của tất
cả các hộ gia đình được điều tra lại cho biết họ sẵn sàng chăm sóc cho người nhiễm khi người nhiễm có vấn đề
về sức khoẻ. Thực tế, 98% những người nhiễm HIV cũng đã nhận được sự chăm sóc từ ít nhất một người thân
trong gia đình mình, 53% được nhận sự chăm sóc của 2 người trở lên và họ thường nhận sự chăm sóc từ bố mẹ,
anh chị em ruột của họ.
<i>+ Sau khi có HIV, mọi thành viên của hộ gia đình từ già đến trẻ đều phải gánh chịu những hậu quả về kinh</i>
<i>tế do HIV/AIDS đem lại</i>
Sự xuất hiện của ma túy trong hộ gia đình thường làm kiệt quệ kinh tế hộ gia đình. Sau ảnh hưởng của ma
Sự suy giảm kinh tế hộ gia đình kéo theo sự suy giảm trong chất lượng cuộc sống của toàn bộ các thành viên
trong gia đình. Điều kiện sống, mức thu nhập, phúc lợi gia đình dành mọi thành viên đều suy giảm do chi phí cơ
hội (mất nhân lực, giảm năng suất lao động) và chi phí chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm tăng lên (có thể tới
gần 3 lần theo dẫn chứng từ nghiên cứu của PCSA Việt Nam, UNDP năm 2009).
<i>+ Hạn chế của các cơ sở hạ tầng y tế và các chương trình chăm sóc và điều trị khiến gia định chịu gắng</i>
<i>nặng hơn trong chăm sóc cho người nhiễm</i>
Sẵn sàng chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm đồng nghĩa với việc gia đình phải gánh vác một trách nhiệm
nặng nề. Ngoài yếu tố kinh tế, các thành viên phải hy sinh thời gian, sức lực, tâm trí của họ cho công việc này.
Cơ sở hạ tầng y tế và các nguồn lực dành cho chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV ở Việt Nam nói chung
cũng như Hạ Long nói riêng có nhiều hạn chế (83,2% người nhiễm trong điều tra FAHIVVIET Hạ Long khơng
có bảo hiểm y tế, chỉ có 6,0% người nhiễm tại Hạ Long được nhận ARV miễn phí). Điều này làm gánh nặng
trong chăm sóc cho người nhiễm của các hộ gia đình trở nên nặng nề hơn.
<i>+ Điều trị ARV mang lại lợi ích cho người nhiễm và gia đình họ nhưng đặt ra những thách thức mới đối với</i>
<i>gia đình</i>
Sự phổ biến thuốc kháng vi-rút đã mang lại lợi ích khơng chỉ cho người nhiễm mà cịn cho gia đình họ
nhưng đồng thời nó cũng đặt ra cho gia đình những thách thức mới. Gia đình sẽ cần phải có những ứng phó phù
hợp để chung sống lâu dài hơn với người thân mang vi-rút HIV. Gia đình cần phải suy nghĩ và xây dựng những
kế hoạch mới cho tương lai của người nhiễm và các thành viên trong hộ gia đình của mình như phát triển kinh tế
hộ gia đình, cải thiện sức khoẻ của các thành viên, xây dựng mơi trường gia đình (xố bỏ kỳ thị, tăng cường
đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa mọi thành viên). Gia đình cũng phải đồng hành với người nhiễm trong suốt quá
trình điều trị. Đây là một yếu tố quan trọng, bắt buộc phải có, nó giúp đảm bảo sự thành công của việc điều trị.
<i>+ Trong gia đình, những người vợ phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm HIV cao, những người mẹ phải đảm</i>
<i>+ HIV/AIDS đã gây biến đổi trong hầu hết các chức năng của gia đình. </i>
Về chức năng tâm lý, tình cảm, HIV/AIDS gây nên những cú sốc, những nỗi đau hay những mâu thuẫn mà
mọi thành viên trong gia đình phải gánh chịu. Thái độ kỳ thị, tự kỳ thị đã dẫn tới sự loại trừ, phân tách đối với
người nhễm và các thành viên trong gia đình. Điều này tạo nên những khoảng cách về tình cảm trong các mối
quan hệ gia đình. HIV/AIDS phá vỡ cấu trúc gia đình khi vợ chồng phải ly thân, ly hôn hay một người chết sớm
do AIDS. Sự ra đi của người nhiễm còn gây nên sự thiếu hụt của những vai trò người con, người anh/chị em,
người cha, người mẹ trong các mối quan hệ tình cảm.
Về chức năng chăm sóc sức khoẻ, thay vì cha mẹ già được con cái chăm sóc sức khoẻ khi đau ốm, cha mẹ
già trong các gia đình có người nhiễm lãnh trách nhiệm là người chăm sóc chính cho những người nhiễm. Họ
phải tiếp nhận những vai trị mới trong chăm sóc, cụ thể họ là người hỗ trợ tuân thủ điều trị khi người nhiễm
được tiếp cận điều trị ARV. Đặc biệt trong kỷ ngun của thuốc kháng vi-rút, vai trị chăm sóc của cha mẹ đối
với người nhiễm sẽ diễn ra trong thời gian dài hơn so với trước đây.
Sự xuất hiện của HIV/AIDS trong gia đình đã chứng tỏ chức năng giáo dục của gia đình chưa có những biến
đổi thích hợp để ứng phó với những nguy cơ về HIV/AIDS ở bên ngoài xã hội. Trong chức năng giáo dục của
gia đình, các kiến thức về HIV/AIDS và những trải nghiệm của gia đình khi có người nhiễm HIV sẽ là những
nội dung mới cần được truyền thụ và chuyển giao.
Về chức năng kinh tế, HIV/AIDS đã làm giảm khả năng đóng góp nguồn vốn lao động cho sản suất gia đình
và cho nền kinh tế quốc dân của các gia đình. Chức năng tái sản xuất con người của gia đình khơng cịn được
đảm bảo sau khi có HIV/AIDS do sự phá vỡ cấu trúc gia đình hay sự suy giảm động lực kết hôn và sinh con ở
người nhiễm.
<b>IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ</b>
HIV/AIDS bước vào gia đình như một “cú sốc”, nó ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi thành viên. Cả người
Trong tương lai, cần phải khẳng định rằng nên tiếp tục đẩy mạnh thêm nữa các can thiệp giúp cung cấp
thông tin về HIV/AIDS và giảm kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS trong cộng đồng. Để phòng chống HIV/AIDS
hiệu quả, giáo dục trong gia đình cần được nhấn mạnh trong các chiến lược giáo dục của quốc gia. Cần có các
nghiên cứu chuyên sâu về việc thực hiện chức năng này ở các gia đình Việt Nam hiện nay nói chung cũng như
gia đình có người nhiễm HIV/AIDS nói riêng để phát hiện ra những hạn chế của nó và đề xuất những giải pháp
cho những ứng phó phù hợp của giáo dục gia đình trong bối cảnh HIV/AIDS.
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>
1. Bộ Y tế (2008a). Báo cáo quốc gia lần thứ 3 về việc thực hiện tuyên bố cam kết về HIV/AIDS, giai đoạn
1/2006-12/2007. Hà Nội, Việt Nam, 142 trang.
2. Bộ Y tế (2009a). Báo cáo tổng kết cơng tác phịng chống HIV/AIDS năm 2008 và kế hoạch cho 2009. Hội
nghị Tổng kết cơng tác phịng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2008 và phương
hướng công tác năm 2009. Hà nội, Việt Nam, tháng 2, 117 trang.
3. ĐẶNG Cảnh Khanh, NGUYỄN Thị Quý (2007). Gia đình học. Nhà xuất bản lý luận chính trị quốc gia,
Hà Nội, Việt Nam, 687 trang.
4. de LOENZIEN Myriam, NGUYỄN Thị Thiềng, LƯU Bích Ngọc, TRẦN Ngọc Yến (2006). Chăm sóc
tâm lý xã hội cho người sống chung với HIV/AIDS: Nghiên cứu tại Hải Phòng (Việt Nam). Báo cáo đề trình
chương trình ESTHER. Hà Nội, Việt Nam, 17 trang.
5. KNODEL John, VU Manh Loi, JAYAKODY Rukmalie, VU Tuan Huy (2005). “Gender roles in the
family : change and stability in Vietnam”. Asian Population Studies, n° 1, March, pp: 69-92.
6. KNOWLES J., NGUYÊN T., DANG N. B., NGUYÊN K., TRÂN T., and VU N. (2005). Making Health
Care More Affordable for the Poor: Health Financing in Vietnam. Hanoi, Medical Publishing House, 82 pages.
7. LE Bach Duong, DANG Nguyen Anh et al (2006). Social security for disadvantage groups in Vietnam.
World Publisher, Hanoi, Vietnam, 285 pages.
8. LUU Bich Ngoc (2009). “ La famille vietnamienne face au VIH/sida: Les attitudes de stigmatisation”.
Journées doctoriales en Sciences sociales - 4ème session. Hanoi, 17 septembre, 10 pages.
9. LOENZIEN et LUU (2009). “Application de la méthode cas-témoin à l’étude de la place et du rôle de la
famille dans la prise en charge des séropositifs VIH/sida au Viêt-Nam”. Journées des methodologies statistiques
– INSEE, Paris, 23-25 avril, 2009, 14 pages.
10. NGUYÊN Thi Thieng et al (2007). Situation and needs of HIV/AIDS infected and affected children in
Ha-Long city, Quang-Ninh province. Care International, Hanoi, Viêt-Nam, 58 pages.
<b>Lưu Bích Ngọc</b>
<i><b>Phó Viện trưởng, Viện Dân số và CVĐXH,</b></i>
<i><b>Trường Đại học Kinh tế quốc dân</b></i>
<b>I- BỐI CẢNH VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU</b>
Ở Việt Nam, với mức độ gia tăng tiếp tục tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS, các phương thức lây nhiễm có xu
hướng thay đổi, HIV/AIDS đang dần lan truyền cả sang những nhóm dân số khơng đặc thù, các chương trình
phịng, chống HIV/AIDS và hỗ trợ cho người nhiễm vẫn đang phải tiếp tục tìm kiếm những giải pháp nhằm hạn
chế sự phát triển của dịch bệnh và khuyến khích việc chăm sóc tốt hơn cho những người nhiễm HIV <i>(Bộ Y tế,</i>
<i>2008)</i>. Người nhiễm HIV ngày càng có cơ hội tiếp cận với thuốc kháng virus (ARV) và các chương trình giảm
thiểu tác hại, giúp kéo dài quá trình hình thành các bệnh nhiễm trùng cơ hội, đẩy lùi thời gian tử vong <i>(de</i>
<i>Loenzien et al, 2005)</i>. Trong bối cảnh mới, gia đình với những chức năng đặc thù vẫn đóng vai trò then chốt
trong việc phòng tránh lây nhiễm cho các thành viên và chăm sóc về mọi mặt cho người nhiễm HIV và bệnh
nhân AIDS <i>(Ủy ban quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, 2004; de Loenzien et al, 2005)</i>.
Thời điểm hiện nay gia đình Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ dịch bệnh HIV/AIDS.
Với tỷ lệ lây nhiễm hiện tại, trung bình cứ 60 hộ gia đình lại có một hộ gia đình có người nhiễm. Ở mức độ hộ
gia đình, những ảnh hưởng của đại dịch HIV/AIDS mang ý nghĩa to lớn bởi vì nó ảnh hưởng đến tài sản của xã
hội, lực lượng lao động xã hội, năng suất lao động của các thành viên trong gia đình cũng như chi phí và thu
nhập. Bên cạnh những khó khăn về kinh tế, điều kiện sống, những ảnh hưởng về tâm lý - xã hội kết hợp với đại
dịch HIV/AIDS khiến cho các gia đình có người nhiễm phải chịu đựng gánh nặng tinh thần của người chăm sóc,
xã hội kỳ thị và xa lánh, cấu trúc gia đình và mạng lưới xã hội bị phá vỡ…
Một vài nghiên cứu ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã cố gắng tìm hiểu những ảnh hưởng về mặt tâm lý
– xã hội, về kỳ thị và phân biệt đối xử, sự loại trừ dành cho người nhiễm HIV/AIDS và các thành viên gia đình
họ trong bối cảnh cộng đồng hoặc trong các cơ sở y tế <i>(Khuất Thu Hồng và cộng sự, 2004; Khuất Hải Oanh và</i>
<i>cộng sự, 2006)</i>. Kỳ thị và loại trừ liên quan đến HIV/AIDS trong chính các gia đình đang chịu ảnh hưởng của
HIV/AIDS được đánh giá là rất quan trọng. Nhưng trước năm 2006 chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về chủ đề
này được thực hiện ở Việt Nam. Hơn thế nữa, các mối quan hệ tương tác các thái độ kỳ thị liên quan đến
HIV/AIDS mới chỉ được một số nhà nghiên cứu phân tích dưới góc độ định tính, nó chưa từng được lượng hóa
cụ thể để khẳng định mức độ quan hệ cũng như các xu thế mang tính đại diện.
Bài viết này trình bày các phân tích và đo lường các thái độ kỳ thị có ở người nhiễm HIV, thành viên khơng
nhiễm trong các hộ gia đình đang chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và thành viên của các hộ gia đình khơng chịu
ảnh hưởng bởi HIV tại Hạ Long, Quảng Ninh. Số liệu được sử dụng cho phân tích đã được thu thập từ một điều
tra thuộc nghiên cứu “Gia đình Việt Nam đối mặt với HIV/AIDS - FAHIVVIET” do Viện Dân số và CVĐXH,
trường Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện giai đoạn 2006-2010 theo phương pháp tiếp cận “trường hợp - đối
<b>II- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>
<b>2.1. Địa bàn nghiên cứu</b>
Quảng Ninh được chọn làm địa bàn nghiên cứu với lý do tỷ lệ người nhiễm HIVvà bệnh nhân AIDS ở đây
tương đối cao (1,15% dân số tuổi 15-49, năm 2005). Đây là địa phương có cả địa hình miền núi và dun hải
nằm ở cực đơng bắc của Việt Nam. Quảng Ninh có đường biên giới phía Bắc và phía Đơng với Trung Quốc
<i>(Loenzien et Luu, 2009)</i>. Quảng Ninh có trên 1 triệu dân, chiếm 1,3% dân số cả nước tại thời điểm Tổng điều tra
dân số năm 1999 <i>(GSO, 2001)</i>. Tỷ lệ dân số thành thị ở đây tăng tương đối nhanh (54% dân số nông thôn so với
46% dân số đô thị) <i>(GSO, 2001)</i>.
Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh. Thành phố Hạ Long là nơi tập trung số
lượng người nhiễm HIV nhiều nhất của tỉnh Quảng Ninh, đồng thời là nơi có tỷ lệ người nhiễm HIV dân lớn
nhất cả nước. Vào thời điểm cuối năm 2004, trước khi nghiên cứu được thiết kế, số người có HIV quản lý được
tại Hạ Long đã lên đến 3.996 người, chiếm gần 40% tổng số người nhiễm HIV của toàn tỉnh Quảng Ninh. Theo
báo cáo của trung tâm y tế Hạ Long được thu thập trong điều tra, đến tháng 8 năm 2006, Hạ Long có 5.159
người nhiễm HIV nhưng cơ quan y tế này chỉ xác định được địa chỉ chính xác của 502 người. Theo thống kê
gần đây, tính đến hết tháng 2/2008, thành phố Hạ Long đã có 5.744 người nhiễm HIV, số người đã chết do
AIDS là 1.347 người.
<b>2.2. Điều tra FAVIHVIET Hạ-Long 2006</b>
hợp phần: định lượng và định tính. Đối với phần nghiên cứu định lượng, điều tra được thực hiện theo phương
pháp trường hợp - đối chứng mà trong đó một nửa số hộ gia đình được điều tra là các “hộ gia đình trường hợp”.
Đó là các hộ gia đình có ít nhất một người nhiễm HIV tuổi từ 15-60 hiện đang sinh sống (coi là “gia đình đang
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS”). Một nửa số hộ gia đình cịn lại là những gia đình khơng có người nhiễm HIV
Trong 3 tuần của tháng 11/2006, 326 hộ gia đình của thành phố Hạ Long đã được điều tra. Một nửa số đó là
hộ gia đình hiện có người nhiễm sinh sống (163 hộ). Trong tổng số các hộ gia đình được điều tra, hiện có 1.283
thành viên. Trong số đó, 3/4 nằm trong độ tuổi 15-60. Tỷ lệ từ chối trả lời phỏng vấn là 9%. Tỷ lệ từ chối tương
đương giữa hộ gia đình có người nhiễm với hộ gia đình khơng có người nhiễm và khơng có sự khác biệt theo
phương thức lựa chọn hộ gia đình. Trong tổng số người được phỏng vấn, 1/4 là những người nhiễm HIV (179),
hơn 1/4 (221) là những người không nhiễm nhưng hiện đang sống trong các gia đình đang bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS và gần 1/2 số người được phỏng vấn là thành viên của những hộ gia đình đang khơng bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS (420).
<b>3. Phân tích so sánh với điều tra quốc gia VPAIS 2005</b>
Trong cơng trình của mình, tơi đã sử dụng bộ số liệu “Điều tra dân số và các chỉ báo HIV/AIDS Việt Nam
2005” (VPAIS 2005) để thực hiện phân tích so sánh với điều tra FAVIHVIET Hạ Long 2006. VPAIS 2005
được thực hiện để thu nhận những thông tin ở cấp độ quốc gia và dưới quốc gia về các chỉ báo của các chương
trình liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến HIV/AIDS.
<b>III- KỲ THỊ LIÊN QUAN ĐẾN HIV/AIDS TRONG CÁC GIA ĐÌNH Ở HẠ LONG</b>
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu : (1) Phát hiện các hình thái thái độ kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS và gia
Kết quả phân tích cho thấy có 4 loại thái độ kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS được xác định trong nghiên cứu
này và có thể được lượng hóa. Đó là : (1) Thái độ kỳ thị của thành viên các hộ gia đình đối với người nhiễm
HIV trong xã hội nói chung; (2) Nhận thức của người nhiễm HIV về thái độ kỳ thị của xã hội đối với mình, (3)
Thái độ tự kỳ thị của người nhiễm HIV và thành viên các hộ gia đình có người nhiễm HIV, (4) Thái độ kỳ thị
của thành viên các hộ gia đình đối với người nhiễm HIV trong bối cảnh gia đình.
Những thái độ kỳ thị dành cho người nhiễm HIV trong xã hội được đánh giá ở những phạm vi như: người
nhiễm HIV trong xã hội nói chung phải xấu hổ về bản thân mình, có lỗi vì đã mang bệnh vào cộng đồng hay
người dân không chấp nhận mua hàng nếu biết người bán hàng nhiễm HIV hay một người giáo viên nhiễm HIV
thì khơng nên đứng lớp. Thái độ tự kỳ thị được đánh giá trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng. Thái độ
kỳ thị đối với người nhiễm HIV trong phạm vi gia đình liên quan đến các sinh hoạt hàng ngày như ăn chung
mâm, ngủ chung giường, giặt chung quần áo và trong chăm sóc sức khỏe như việc lựa chọn gia đình là nơi
chăm sóc khi người nhiễm HIV có các vấn đề về sức khỏe.
50% thành viên của các gia đình bị ảnh hưởng và 68% thành viên của các gia đình khơng bị ảnh hưởng có
thái độ kỳ thị với người nhiễm HIV trong xã hội.
47% người nhiễm HIV đã ghi nhận thái độ xa lánh từ xã hội sau khi biết mình nhiễm HIV. Hàng xóm, họ
hàng, bạn bè là những người được người nhiễm HIV nhìn nhận là có thái độ xa lánh nhất.
53% thành viên gia đình bị ảnh hưởng và 61% thành viên các hộ gia đình khơng bị ảnh hưởng có thái độ kỳ
thị với người nhiễm HIV trong các sinh hoạt hàng ngày. Hầu hết thành viên các gia đình bị ảnh hưởng cũng như
thành viên các gia đình khơng bị ảnh hưởng (97-98%) thông báo họ sẵn sàng chăm sóc cho người nhiễm HIV
khi có vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, 32% thành viên gia đình bị ảnh hưởng và 44% thành viên gia đình khơng
bị ảnh hưởng cho rằng người nhiễm HIV cần được chăm sóc sức khỏe tại nơi dành riêng cho người nhiễm HIV.
13% thành viên của các hộ gia đình bị ảnh hưởng và 30% thành viên của các hộ gia đình khơng bị ảnh hưởng đã
Phân tích mối quan hệ giữa các dạng thái độ kỳ thị thì thấy : Nhận thức có sự xa lánh từ xã hội đã làm tăng
mức độ tự kỳ thị đối với việc tham gia các hoạt động cộng đồng (OR = 3,5) và lựa chọn nơi chăm sóc sức khoẻ
của người nhiễm HIV (OR = 2,1). Thành viên các hộ gia đình bị ảnh hưởng có thái độ kỳ thị với người nhiễm
HIV trong xã hội thì bản thân có thái độ tự kỳ thị trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng lớn gấp 3,5 lần
thái độ tự kỳ thị ở những người không có thái độ kỳ thị với người nhiễm HIV trong xã hội. Thành viên hộ gia
đình có thái độ kỳ thị đối với người nhiễm HIV trong xã hội thì có thái độ kỳ thị với người nhiễm HIV trong các
sinh hoạt hàng ngày tại gia đình mạnh hơn những thành viên hộ gia đình khơng mang thái độ kỳ thị đối với
người nhiễm HIV trong xã hội (Khơng có sự khác biệt nhiều giữa thái độ của thành viên các gia đình vị ảnh
hưởng so với thái độ của thành viên các gia đình khơng bị ảnh hưởng, tương ứng OR = 3,3 đối với thành viên
các hộ gia đình bị ảnh hưởng và OR=3,4 đối với thành viên các hộ gia đình khơng bị ảnh hưởng). Thành viên hộ
gia đình có thái độ kỳ thị với người nhiễm HIV trong xã hội thì có thái độ kỳ thị trong chăm sóc sức khỏe với
người nhiễm HIV trong gia đình mạnh hơn những thành viên hộ gia đình khơng có thái độ kỳ thị với người
nhiễm HIV trong xã hội (Thái độ của thành viên hộ gia đình bị ảnh hưởng mạnh hơn nhiều so với thái độ của
thành viên hộ gia đình khơng bị ảnh hưởng, tương ứng - OR = 3,6 và 2,1).
<b>IV. KẾT LUẬN</b>
<b>1.</b> Mức độ kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS trong xã hội tại Ha Long vẫn còn mạnh
<b>2.</b> Thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS trong xã hội làm tăng thái độ tự kỳ thị của người
nhiễm HIV cũng như thành viên hộ gia đình họ trong tham gia các hoạt động cộng đồng hay chăm sóc sức khỏe
cho người nhiễm HIV
<b>3.</b> Thái độ kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS trong xã hội cũng làm tăng thái độ kỳ thị của thành viên hộ gia
đình đối với NCH trong gia đình (cụ thể, trong các sinh hoạt hàng ngày và trong chăm sóc sức khỏe cho người
nhiễm HIV
<b>4.</b> Đặc biệt, trong các hộ gia đình có người nhiễm, mức độ tác động này lại còn mạnh hơn so với các hộ gia
<b>5.</b> Thành viên hộ gia đình phải đấu tranh với mâu thuẫn trong thái độ như sẵn sàng chăm sóc người thân
nhiễm HIV/AIDS nhưng lại khơng coi gia đình là cơ sở chăm sóc hay mong muốn người nhiễm HIV nên được
chăm sóc tại cơ sở riêng biệt dành cho người nhiễm HIV khi họ có vấn đề về sức khỏe.
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>
1.Khuất Hải Oanh và cộng sự (2008). Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong cơ sở y tế ở Việt
Nam. Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội, ICRW, Chương trình Horison. Hà Nội, Việt Nam.
2.GSO, NIHE, ORC Macro (2006). Vietnam: Population and HIV/AIDS indicators 2005. Hanoi, Vietnam.
94 p. + appendices.
3.Khuat TH, Nguyen VA, J. Ogden (2004). Understanding HIV/AIDS – related stigma and discrimination in
Vietnam. CHANGE and ICRW, ISDS, 56 pages.
4.Link, B. G., & Phelan, J. C. (2001). “Conceptualizing stigma”. Annual Review of Sociology, 27, 363–385.
5.Loenzien et Luu. (2009). “Application de la méthode cas-témoin à l’étude de la place et du rôle de la
famille dans la prise en charge des séropositifs VIH/sida au Vietnam”. Journées des methodologies statistiques –
INSEE, Paris, 23-25 avril, 2009
6.Parker.R, P. Aggleton (2003). “HIV and AIDS related stigma and discrimination: A conceptual framework
and implications for action”. Social Science and Medicine, 57: 13-24.
7.UNAIDS (2008). 2008 Report on the global AIDS epidemic. UNAIDS, Geneva. August. 362 pages.
<b>Trần Văn Hí, Trần Thị Thu Nga,</b>
<i><b>(giảng viên/trợ giảng trường ĐH YTCC, Viện Pastuer)</b></i>
Nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của phòng khám với số lượng bệnh nhân tham gia chương trình chăm
sóc điều trị ngày càng tăng trong khi số lượng nhân sự làm việc không tăng. Đồng thời nâng cao mức độ hài
lòng của bệnh nhân với dịch vụ cũng là một giải pháp giúp chương trình chăm sóc điều trị bệnh nhân AIDS đạt
hiệu quả cao, hạn chế được tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị thuốc ARV. Cải thiện toàn bộ quy trình từ lúc bệnh nhân được
tiếp nhận đến khi nhận thuốc ra về không chỉ giảm thời gian chờ cho bệnh nhân mà còn gắn kết các khâu của
quy trình hoạt động nhịp nhàng, nhân viên tại mỗi khâu có trách nhiệm trong cơng tác. Bằng phương pháp áp
dụng quản lý chất lượng toàn diện (TQM) đã giúp tìm ra nguyên nhân tại các khâu dẫn đến kéo dài thời gian
chờ của bệnh nhân như: phương pháp làm việc và phối hợp của nhân viên giữa các khâu, phương pháp quản lý
và điều phối công việc chưa hợp lý, …Với các giải pháp được lựa chọn từ các đề xuất, điều chỉnh và thống nhất
giữa các khâu làm việc và nhân viên của Khoa kết quả đã giảm thời gian chờ của một lượt khám từ 32 phút
(trước can thiệp) xuống còn 21 phút (sau can thiệp) và vẫn đảm bảo thực hiện tốt công tác chuyên môn.
<b>BÁO CÁO TOÀN VĂN</b>
<b>I. Đặt vấn đề:</b>
Trung Tâm Tham Vấn & Hỗ Trợ Cộng Đồng Quận 8 được thành lập từ tháng 7/2003 do tổ chức WHO tài
trợ xây dựng mô hình với mục tiêu: chăm sóc và hỗ trợ tồn diện cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS cả
về mặt điều trị bệnh và phòng lây nhiễm HIV trên các nhóm đối tượng dễ có hành vi nguy cơ cao: ma túy, mại
dâm, người tái hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện. Đến năm 2008, khoa TV&HTCĐ đã triển khai các mảng
hoạt động: tham vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, chăm sóc điều trị, khám điều trị bệnh lây truyền qua đường
tình dục, tư vấn quản lý hỗ trợ cho người sau cai nghiện, hỗ trợ xã hội, …Song song đó các hoạt động tại cộng
đồng cũng được đẩy mạnh để tăng cường phòng lây nhiễm HIV: can thiệp giảm tác hại, chăm sóc tại nhà, tiếp
cận hồi gia tại cộng đồng.
Mơ hình đã thu hút được số người tham gia chương trình ngày càng tăng, đến tháng 7/2010 số người đăng ký
tham gia chương trình chăm sóc điều trị: 2.018 người trong đó có: 335 người điều trị nhiễm trùng cơ hội và 843
người điều trị ARV hiện còn sống được theo dõi. Với số nhân sự hiện tại gồm: 2 bác sĩ điều trị, 2 tham vấn viên
tuân thủ điều trị, 2 điều dưỡng, 2 nhân viên dược phải đảm nhiệm tồn bộ cơng tác điều trị kể cả cơng việc hành
Theo kết quả kiểm định chất lượng QA/QI vào tháng 9/2008 của tổ chức FHI – đơn vị tài trợ chính về mặt
tài chính và kỹ thuật cho các hoạt động chăm sóc điều trị và tham vấn xét nghiệm HIV tại Quận 8, đánh giá mức
độ hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ phòng khám còn chờ lâu. Tháng 12/2008, nhóm cải thiện chất lượng khảo
sát nhận được kết quả: thời gian hoàn tất 01 ca khám ARV là 44 phút trong đó thời gian chờ 31 phút và 55.4%
bệnh nhân đánh giá là thời gian chờ khám bệnh lâu, 11.5% đánh giá là quá lâu.
Nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ của phòng khám với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng nhất là nhóm
bệnh nhân đã điều trị ARV, chúng tôi quyết định áp dụng Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) nhằm cải thiện
<i>thời gian chờ của bệnh nhân điều trị ARV đến tư vấn-khám bệnh-nhận thuốc tại Khoa Tham Vấn & Hỗ Trợ</i>
<i>Cộng Đồng Quận 8.</i>
<i>Sơ đồ diễn tiến quy trình tiếp nhận, tham vấn, khám bệnh và nhận thuốc của bệnh nhân điều trị ARV tại</i>
<i>Khoa TV&HTCĐ Quận 8</i>
<b>II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN</b>
<b>1. Phân tích tìm ngun nhân</b>
Nhóm đã sử dụng sơ đồ khung xương cá để phân tích và tìm ra một số ngun nhân gốc rễ sau: nhân viên
tiếp nhận điều phối lượt khám vào phòng bệnh không liên tục, nhân viên tiếp nhận chưa chuẩn bị sẳn HSBA,
<b>BN mang HSBA đến bàn điều dưỡng phân loại bệnh</b>
<b>ĐD phân loại bệnh ngay?</b>
<b>Khám bệnh</b>
<b>BN mang toa nộp tại bàn cho nhân viên phátthuốc</b>
<b>Được nhận thuốcngay?</b>
<b>Kiểm thuốc vànhận</b> <b>thuốc ra về</b>
Có
Có
BN chờ 4 phút
BN chờ 10 phút
Khơng
Khơng
<b>HSBA được chuẩn bịsẳn?</b>
<b>Cân trọng lượng cho BN</b>
<b>BN mang HSBA vào phòng tham vấn TTĐT</b>
<b>NV tham vấn TTĐT nhận HSBA</b>
<b>Được tham vấn TTĐT ngay?</b>
Có
Khơng BN chờ 12 phút
BN chờ 6 phút
Khơng
nhân viên tham vấn TTĐT và điều dưỡng phân loại bệnh phải kiêm nhiệm các công việc khác, điều dưỡng phân
loại bệnh chưa điều phối bệnh nhân vào các phòng khám liên tục, nhân viên các khâu chưa quan tâm đến tầm
quan trọng của việc giảm thời gian chờ của bệnh nhân, nhân viên phòng dược chưa phối hợp hỗ trợ cơng việc
cho nhau, chưa có người hỗ trợ BN kiểm thuốc, phương pháp quản lý và điều phối
<i>Sơ đồ khung xương cá </i>
<b>2. Mục tiêu cải thiện:</b>
Giảm thời gian chờ từ 31 phút (12/08) xuống 20 phút (3/2009) của 01 lượt tư vấn-khám bệnh-nhận thuốc của
BN điều trị ARV tại Khoa TV&HTCĐ Q8
<b>3. Giải pháp và phương pháp thực hiện: </b>
Thời
gian chờ
tiếp
nhận- tư
vấn
-khám
bệnh-
nhận
thuốc
của 01
lượt BN
điều trị
là 20
phút
<b>Khâu tiếp nhận bệnh</b>
<b>Điều phối lượt BN không </b>
<b>liên tục</b> <b>(CTHT)</b>
<b>20% HSBA chưa chuẩn bị sẳn </b>
<b>(HS BN khám sai lịchhẹn) </b>
<b>(CTMP) </b>
<b>Bố trí thời gian điền HS cũ và </b>
<b>mới không phù hợp(CTMP)</b>
<b>Chưa quan tâm đến việc giảm </b>
<b>thời gian chờ choBN (CTHT) </b>
<b>Quản lý và điều phối</b>
<b>NV chưa được nhắc </b>
<b>nhở(CTHT)</b>
<b>Chưa có KH, cơng cụ </b>
<b>GS(CTHT)</b>
<b>Chưa phân công công </b>
<b>Họp giao ban chưa </b>
<b>thường xuyên (CTHT)</b>
<b>Khâu cấp phát</b> <b>thuốc</b>
<b>Chưa có người hỗ trợ BN </b>
<b>kiểm thuốc</b> <b>(CTHT)</b>
<b>NV kho chẳn chưa chủ động </b>
<b>hỗ trợ NV cấp</b> <b>phát (CTHT)</b>
<b>Điền biểu mẫu phản ứng </b>
<b>thuốc của BN(KCT)</b>
Bằng phương pháp thảo luận liệt kê tất cả các giải pháp có thể và sử dụng các cơng cụ lựa chọn ưu tiên,
nhóm đã đưa ra các giải pháp và phương pháp thực hiện sau:
Nguyên nhân gốc
rễ Giải pháp Phương pháp thực hiện Hiệuquả Khảthi Tíchsố Lựa chọn
1.BGB tiếp nhận,
điều dưỡng phân
loại bệnh điều
phối lượt BN vào
quy trình khơng
liên tục
Quy định 01
lượt BN ra
bàn nhận
thuốc thì sẽ
bổ sung 01
lượt bệnh vào
Giao nhiệm vụ trực tiếp cho BGB tiếp
nhận, điều dưỡng phân loại bệnh
Điều phối viên giám sát thường xuyên
và đột xuất
Nhắc nhở tại cuộc họp giao bantuần
nếu vi phạm
4
4
4
4
3
4
16
12
16
Có
Khơng
Có
2. Nhân viên tiếp
nhận chưa chuẩn
án
Chuẩn bị sẳn
hồ sơ bệnh
án tái khám
hằng ngày
theo lịch hẹn
Khâu TTĐT cung cấp lịch tái khám
theo ngày của BN cho BGB tiếp nhận
Phân loại, bố trí tủ hồ sơ theo đợt ARV,
mã số điều trị
5
5
5
4
25
20
Có
Có
3. Nhân viên
kiêm nhiệm
nhiều việc
Bố trí lại
cơng việc tại
các khâu
Đưa quy định thời gian thực hiện công
việc hành chánh vào quy chế làm việc
của nhân viên
Phân tách 2 mảng công việc riêng biệt
cho 2 nhân viên TTĐT: tham vấn theo
dõi khám bệnh định kỳ, tham vấn BN
mới và giải quyết hỗ trợ tâm lý xã hội
Hai thành viên tại mỗi khâu phối hợp
bổ sung lẫn nhau để đảm bảo vị trí
cơng tác
4
4
4
5
5
4
20
20
16
Có
Có
Có
4. Nhân viên
đến tầm quan
trọng của việc
giảm thời gian
chờ của BN
Cung cấp
thông tin Cung cấp thông tin qua giao ban tuầnnhân viên
Thông báo kết quả kiểm định QA/QI
của nhà tài trợ
Quy định các khâu thực hiện đúng, đầy
đủ các bước của quy trình
Dán sơ đồ quy trình có ghi cụ thể thời
gian chờ tại mỗi khâu để thông báo đến
BN
4
4
4
4
5
4
4
4
20
20
20
5. Nhân viên
phịng dược chưa
hỗ trợ nhau, chưa
có người hỗ trợ
BN kiểm thuốc
Quy định cụ
thể nhiệm vụ
nhân viên
kho chẳn,
kho lẻ, phân
công BGB hỗ
trợ kiểm
thuốc
Làm việc trực tiếp với bộ phận dược,
BGB
Sắp xếp lại quy trình phân phát và kiểm
kê thuốc
5
4 44 2016 CóCó
6. Phương pháp
điều phối và quản
lý
Đưa ra các
quy định việc
phối hợp
giữa các khâu
Qua họp giao ban tuần
Họp rút kinh nghiệm, rà sốt lại cơng
việc 01q/01lần
Giám sát hoạt động của phịng khám
4
4
4
4
4
4
16
16
16
Có
Hoạt động Thời gian Địa điểm Người thực
hiện
Người
phối hợp
Giám sát
viên
Dự kiến kết quả
Thành lập nhóm
làm việc
Tuần 2
12/2008
Khoa
TV&HTCĐ
Q8
Hí - Nga PAC Có NLV gồm 11
người
Họp trao đổi
thơng tin triển
khai TQM
Tuần 3
12/2008
Phòng họp
Khoa TV Q8
NLV Bộ phận
OPC
NV OPC biết về dự
án TQM
Thu thập số liệu,
thông tin
Tuần 4
12/2008
Khoa TV Q8 NLV Bộ phận
OPC
Thông tin được thu
thập và xử lý
Xây dựng đại
cương
Tuần 1
01/2009
Khoa TV Q8 NLV Nhóm GV Có đại cương
dung cải thiện dự
án TQM đến
toàn bộ NV OPC
01/2009 Khoa TV Q8 Khoa TV,
ĐPV
và chấp nhận tham
gia
Phân cơng nhân
sự và nhiệm vụ
cụ thể của các
khâu
Tuần 3
01/2009
Phịng họp
Khoa TV Q8
Điều phối
viên
NLV Phó Trưởng
Khoa TV
Tất cả NV OPC biết
rõ vị trí và nhiệm vụ
Phổ biến tầm
quan trọng của
việc giảm thời
gian chờ cho BN
ARV
Tuần 4
01/2009
Phòng họp
Khoa TV Q8
Điều phối
viên
Phó Trưởng
Khoa TV
Các nhân viên biết và
thay đồi cách làm
việc
Thực hiện thử
nghiệm quy trình
Tuần 1
02/2009
Khoa TV Q8 Nhân viên
OPC
Phó Trưởng
Khoa TV
Các nhân viên thực
hiện đúng quy trình
Họp thống nhất
và điều chỉnh
Tuần 2
02/2009
Phịng họp
Khoa TV Q8
Điều phối
viên
NLV Phó Trưởng
Khoa TV
Thống nhất quy trình
Thực hiện quy
trình và lập KH
giám sát HĐ
Tháng
2,3/2009
Khoa TV Q8 Phó Trưởng
Khoa TV,
ĐPV
NLV Phó Trưởng
Khoa TV
KH được lập và thực
hiện
Thu thập và xử
lý số liệu cuối dự
án
Tuần 1
04/2009 Khoa TV Q8 NLV Bộ phậnOPC Phó TrưởngKhoa Kết quả được xử lývà hoàn thành báo
cáo
<b>III. KẾT QUẢ</b>
<b>1. Kết quả đạt được của dự án:</b>
Sau 4 tháng thực hiện cải thiện (12/2008 – 4/2009) thời gian chờ khám bệnh – nhận thuốc của 01 lượt bệnh
nhân ARV tại khoa TV & HTCĐ Quận 8 giảm từ 31 phút xuống còn 21 phút.
Biểu đồ 6: Mức độ hài lòng của BN với thời gian tiếp nhận-tư vấn-khám bệnh-nhận thuốc ARV trước can
thiệp (12/08): N=52
<b>2. Hành động tương ứng: </b>
Các hoạt động có hiệu quả sau đã được đưa vào chuẩn hóa:
- Quy định quy chế làm việc và quy chế phối hợp tất cả nhân viên tại Khoa.
- Khâu theo dõi TTĐT lên lịch hẹn định kỳ hàng quý cho các đợt BN đã đi vào lịch nhận thuốc tháng.
- Phân loại, bố trí tủ hồ sơ theo đợt ĐT ARV, mã số ĐT
- Khâu dược chuẩn bị số thuốc theo ngày và phát đồ sẳn có của BN theo lịch
- Áp dụng sơ đồ diễn tiến đã điều chỉnh, thông báo cho tất cả BN ARV
- Song song các quy trình chuẩn thực hiện phải thực hiện đầy đủ 12 điều y đức và quyết định 29/BYT-2008
về quy tắc ứng xử của cán bộ nhân viên trong ngành y tế.
<b>IV. Ý NGHĨA THỰC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM</b>
- Giảm thời gian chờ khám- nhận thuốc của bệnh nhận điều trị ARV: tăng tỷ lệ bệnh nhân hài lòng với dịch
vụ của khoa Tham Vấn từ đó bệnh nhân an tâm đi lãnh thuốc đúng lịch hẹn
- BN được hướng dẫn và thực hiện đầy đủ các khâu trước khi nhận thuốc ra về hạn chế được tình trạng nhầm
lẫn gây tranh cãi giữa các nhân viên.
- Số lượng BN được phân phối đều cho các ngày khám khơng gây tình trạng q tải cho nhân viên giảm
được áp lực trong cơng việc, có tinh thần trách nhiệm và phối hợp với nhau chặt chẽ, logic hơn hạn chế được
các sai sót
-Phục vụ được số lượng bệnh nhân tham gia dịch vụ chăm sóc – điều trị tại Khoa Tham Vấn số lượng ngày
càng tăng.
- Mở đầu cho một loạt dự án TQM khác trong cơng cuộc xây dựng mơ hình “chăm sóc, điều trị và hỗ trợ
toàn diện cho người nhiễm HIV/AIDS” (kể cả phịng lây nhiễm HIV) tuyến Quận.
<b>V.DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG ÁP DỤNG TQM</b>
<b>a. Kết quả khảo sát lại sự duy trì quy trình (7/2010):</b>
Kết quả khảo sát sau hơn một năm thực hiện quy trình đã được chuẩn hóa nhận thấy là quy trình vẫn được
duy trì tốt mặc dù số lượng bệnh nhân đến tháng 7/2010 đã tăng thêm gần 500 người.
<b>b. Quy trình theo dõi, hỗ trợ BN ARV TTĐT kém (6/2009):</b>
Khi chưa thực hiện TQM:
- Số BN bỏ thuốc mỗi tháng tăng
- ĐD nhập sổ ĐT ARV cập nhật số ca bỏ thuốc 1 tháng/lần " BN được TV quay lại ĐT khi đã bỏ thuốc nhiều
ngày
- Công tác vãng gia BGB chậm " mất dấu BN
Sau khi áp dụng TQM:
- Khâu tiếp nhận phát hiện các hồ sơ lãnh thuốc trễ hẹn 1 ngày thông báo cho khâu TTĐT
- Hàng tháng khâu TTĐT mời BN tuân thủ kém và thân nhân sinh hoạt 01 lần để củng cố việc TTĐT
-Số BN không khám hàng tháng giảm 30%
<b>c. Quy trình phát hiện, theo dõi BN ARV kháng thuốc (9/2009):</b>
Trước can thiệp:
- Số BN kháng thuốc bị bỏ sót khơng được làm xét nghiệm Viral Load
- BN không xét nghiệm CD4 định kỳ đầy đủ
- Không quản lý được DS BN nằm trong tiêu chuẩn thất bại điều trị để hỗ trợ
Sau khi áp dụng TQM:
- Nhân viên M&E cập nhật CD4 tất cả BN hàng tháng và lọc DS BN nằm trong tiêu chuẩn thất bại chuyển
cho TVV TTĐT và BS điều trị
- ĐD nhập sổ ĐT ARV ghi nhận các TH không làm XN CD4 định kỳ chuyển cho ĐD phân loại bệnh
- Hẹn lịch tái khám của BN phát đồ 2 vào cùng một ngày
- Tất cả bệnh nhân nằm trong tiêu chuẩn thất bại điều trị tham vấn viên mời tham vấn nhóm và bác sĩ chỉ
định điều làm xét nghiệm Viral load.
- Kết quả đến tháng 9/2010: 98.5% bệnh nhân điều trị ARV nằm trong tiêu chuẩn thất bại điều trị được phát
hiện và theo dõi kháng thuốc (1.5% bệnh nhân tuân thủ quá kém nên khó khăn trong việc liên lạc và mời tham
vấn, xột nghim Viral load).
<b>Nguyn Th Tuyt Mai</b>, <i><b>Trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng</b></i>
<b>Hồ Thị Hiền</b>, <i><b>Trường Đại học Y tế Công cộng Hà nội</b></i>
<b>Tãm t¾t</b>
<i><b>Đặt vấn đề</b>: Chương trình cai nghiện được triển khai trên địa bàn quận Hai Bà Trưng còn quá nhiều bất</i>
<i>cập. Báo cáo này là một phần của nghiên cứu lớn hơn trên người TCMT tại quận Hai Bà Trưng năm 2009.</i>
<i><b>Mục tiêu:</b> Tìm hiểu thực trạng và những khó khăn trong tiếp cận dịch vụ cai nghiện của người TCMT tại quận</i>
<i>Hai Bà Trưng năm 2009. <b>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</b>: nghiên cứu định tính trên 31 người TCMT</i>
<i>tại địa bàn quận theo phương pháp chọn mẫu hòn tuyết lăn. <b>Kết quả nghiên cứu</b> cho thấy các chương trình cai</i>
<i>nghiện chỉ dừng lại ở cắt cơn, tỷ lệ tái nghiện rất cao. Người TCMT rất sợ phải đi cai nghiện tập trung do hiệu</i>
<i>quả điều trị thấp, điều kiện sống thấp, có nhiều nguy cơ về sức khỏe. Phương pháp cai nghiện có hiệu quả như</i>
<i>điều trị thay thế bằng Methadone chưa được triển khai tại quận. <b>Kết luận và khuyến nghị:</b> Người TCMT gặp</i>
<i>rất nhiều khó khăn trong tiếp cận dịch vụ cai nghiện. Cần triển khai chương trình điều trị cai nghiện bằng</i>
<i>Methadone phối hợp với các dịch vụ cai nghiện sẵn có. </i>
<i>Từ khúa: tiờm chớch ma tỳy, cai nghiện, bơm kim tiờm, quận Hai Bà Trưng, Hà nội.</i>
<b>I. Đặt vấn đề</b>
Chương trình điều trị cai nghiện cho người tiêm chích ma tuý (TCMT) là một cấu phần rất quan trọng của
chiến lược giảm tác hại. Hà Nội là địa bàn có số lượng người nhiễm HIV cũng như tỷ lệ người TCMT nhiễm
HIV cao trên tồn quốc, trong đó quận Hai Bà Trưng có số lượng người nghiện ma túy cao nhất. Mặc dù
chương trình cai nghiện đã được triển khai tại quận từ lâu, nhưng qui mô và hiệu quả của nó trong điều trị cai
nghiện, chống tái nghiện vẫn cịn quá nhiều bất cập.
Tại Việt Nam, mặc dù tỉ lệ nhiễm HIV trong dân cư nói chung là 0,53% nhưng dịch HIV/AIDS hiện vẫn
đang tập trung trong nhóm dễ có hành vi nguy cơ cao, trong đó ở nhóm TCMT là cao nhất. Tỉ lệ nhiễm HIV
trên nhóm người TCMT trung bình trên tồn quốc là 28,6%. Tỉ lệ người TCMT trên nhóm người nhiễm HIV là
52% (2007).
Quận Hai Bà Trưng nhiều năm qua ln có số người nghiện ma túy cao nhất thành phố Hà Nội và cũng là
quận đứng thứ 2 của thành phố về số lũy tích người nhiễm HIV. Tại quận chưa có một nghiên cứu nào về khó
khăn tiếp cận điều trị cai nghiện trên nhóm người TCMT. Báo cáo này đưa ra kết quả nghiên cứu với các mục
tiêu:
1. Tìm hiểu thực trạng và những khó khăn trong tiếp cận và sử dụng chương trình điều trị cai nghiện của
người tiêm chích ma túy tại quận Hai Bà Trưng năm 2009.
2. Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm duy trì, mở rộng chương trình cai nghiện cho người TCMT
tại quận Hai B Trng.
<b>II. Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu</b>
i tượng nghiên cứu: 31 người TCMT hiện đang sinh sống tại địa bàn quận. Phương pháp nghiên cứu: thiết
kế định tính. Thu thập số liệu nghiên cứu định tính bằng phỏng vấn sâu bán cấu trúc và thảo luận nhóm tập
trung từ tháng 4 đến tháng 10 tại quận Hai Bà Trưng. Các dữ liệu được phân tích theo chủ .
<b>III. Kết quả nghiên cứu và bàn luận</b>
Cai nghin cho người TCMT quận Hai Bà Trưng được thực hiện bởi cai nghiện tại các trung tâm giáo dục
lao động xã hội (TT GDLĐXH) của thành phố và cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.
Trong nghiên cứu này 31/31 người TCMT đều không muốn tham gia cai nghiện bắt buộc vì có rất nhiều lý
do: Nội quy, quy chế của trung tâm đối với người cai nghiện họ cho là “khổ”.
<i>11 chế độ trong ngày. Chị bảo rèn luyện như quân đội, giáo dục như nhà trường…mốt hai mốt chị bảo nghiện</i>
<i>thì mốt hai mốt làm sao được. (Huấn, nam, 41 tuổi)</i>
Chế độ ăn uống tại trung tâm cai nghiện thiếu thốn và mất vệ sinh khiến nhiều người đi cai nghiện rất sợ.
<i>Cơm thì chỉ có 2 miếng thịt mỏng dính mỡ thổi bay này này, ruồi nhặng nó bậu đầy lên, canh thì có những</i>
<i>Ăn thì chị bảo cả năm mỗi miếng thịt với miếng đậu. Miếng thịt nói xin lỗi chị ném miếng thịt từ tầng 3</i>
<i>xuống xong mình chạy xuống tầng 1 miếng thịt còn chưa rơi được xuống. Ăn như nhà sư…(Tuấn, nam, 41 tuổi)</i>
Chế độ ăn uống tại các trung tâm GDLĐXH được trợ cấp cho mỗi người nghiện ma túy trong thời gian cai
nghiện bắt buộc là 240.000 đồng/người/tháng với thời gian là 12 tháng. Thời gian cịn lại phải đóng tiền ăn theo
quy định. Với chế độ ăn 8.000 đồng/ngày/người ta thấy được sự thiếu thốn là điều dễ hiểu.
Với môi trường thiếu vệ sinh, sự lây lan bệnh tật là điều khó tránh khỏi.
<i>Ở trung tâm nhiều thằng ở ngoài cai khỏe mạnh thế mà lên đến nơi bệnh tật. Vào cái môi trường ấy chả</i>
<i>bệnh tật gì mà lại lây nhiễm ơng kia (Huấn, nam, 41 tuổi)</i>
27/31 người TCMT trong nghiên cứu này đều đã từng đi cai nghiện tại các trung tâm GDLĐXH. Họ khẳng
định hình thức cai nghiện tại các trung tâm là khơng hiệu quả. Bởi vì một người nghiện khi từ trung tâm ra đã
quen tới hàng trăm người nghiện khác. Chính mạng lưới quen biết rộng lớn này khiến người TCMT càng khó
thốt ra khỏi tình trạng nghiện.
<i>Vì cái hình thức cai nghiện bắt buộc theo bản thân em thì em nghĩ khơng có hiệu quả. Vì một người nghiện</i>
<i>trước khi đi vào trung tâm cai nghiện có khi chỉ quen khoảng 5-6 bạn nghiện thơi, nhưng mà có khi từ trung</i>
<i>tâm cai nghiện về người ta quen hàng trăm người. (Dũng, nam, 36 tuổi)</i>
Cai nghiện tại cộng đồng là hình thức cai nghiện tự nguyện và hầu hết người TCMT đều thích cai nghiện
theo hình thức này hơn là cai nghiện tập trung.
[Trong tất cả các hình thức cai ví dụ như bắt buộc, tự nguyện thì nếu cho bạn chọn thì bạn thích hình thức
nào nhất?] Tự nguyện. Cai thì em nói thật với chị chứ bắt buộc thì 100% lại nghiện lại. (Huấn, nam, 41 tuổi)
Cai nghiện tại cộng đồng ở các cơ sở phòng khám Thúy Ái, phòng khám tư nhân Bạch Đằng thực chất chỉ là
điều trị cắt cơn. Một nam TCMT đã nói cắt cơn đồng nghĩa với khơng cai gì vì họ cho rằng đi cai ở trại cai
nghiện (người TCMT đều gọi các trung tâm GDLĐXH là trại cai nghiện) những 2 năm mà khi ra trại đã lại chơi
rồi thì cai ở các cơ sở tư nhân 5-7 ngày thì có ăn thua gì đâu. Một nữ TCMT khẳng định “1 tuần đấy nó chỉ là
<i>cắt cơn thơi, nghĩa là nó khơng mệt mỏi gì nữa thơi, chứ nó khơng ra khỏi cái đầu mình được”</i>
<i>Thực chất ra là người ta chỉ cai cắt cơn thôi, mà cai cắt cơn thì đồng nghĩa với khơng cai gì, ở trại cai</i>
<i>nghiện ra 2 năm về mà chưa về đến nhà mà đã lại chơi rồi thì cai ở ngồi tư nhân này 5 ngày 7 ngày ăn thua gì</i>
<i>đâu. (An, nam, 47 tuổi)</i>
Tại Phòng khám Cai nghiện Thúy Ái quận Hai Bà Trưng, các bài thuốc an thần kinh và kỹ thuật cai nghiện
được thực hiện theo hướng dẫn của Sở Y tế Hà Nội. Tuy các bài thuốc cai nghiện hiện nay không hiệu quả
nhưng người TCMT vẫn rất muốn đến các cơ sở cai nghiện để “được có những ngày thốt khỏi ma túy”, để
được cắt cơn.
Khó khăn lớn nhất và là rào cản giữa người TCMT đến tiếp cận với các dịch vụ cai nghiện là vấn đề kinh tế.
Những gia đình có người nghiện kinh tế hầu như đã bị kiệt quệ. Họ mong muốn được cai nghiện, mong muốn
được giúp đỡ đó là giảm giá thành khi cai để những người nghiện đến với các cơ sở cai nghiện nhiều hơn. Hơn
nữa, vì tiền kiếm được hàng ngày họ đã dùng hết cho việc tiêm chích lấy đâu ra tiền tiết kiệm để mà vào các cơ
sở cai nghiện.
<i>Muốn nhất là khi mà cai nghiện nói chung là giúp đỡ về kinh tế, ít đi, đáng 10 rút đi chỉ cịn 5 thơi thì sẽ có</i>
<i>nhiều người cai, thì người ta…cai nghiện. Vì gia đình nào có con nghiện cũng kiệt quệ rồi, về kinh tế cũng phải</i>
<i>chiếm 80-90% vấn đề cai nghiện. (Tuấn, nam, 41 tuổi)</i>
<i>Bây giờ em đang nghiện thế này nhé em muốn đi cai hết khoảng 2 triệu có nghĩa là ngày hơm đó em phải có</i>
<i>2 triệu em vào em nằm và uống thuốc ngủ luôn chứ bây giờ bảo em đi quay 2 triệu mà vẫn ở ngoài thì em phải</i>
<i>có thuốc em chơi đã đấy là cái khó khăn cho người nghiện. Mới cả chị bảo đã nghiện rồi 1 ngày làm lụng xoay</i>
<i>sở 100-200 ngàn đồng để chơi rồi thì lấy đâu 1-2 triệu để vào trung tâm cai. (Chung, nam 29, tuổi)</i>
Những đau đớn về thể xác mà người TCMT gặp phải trong quá trình cai nghiện thật là kinh khủng và họ chỉ
muốn dùng lại ma túy, muốn có nó ngay, có nó bằng được.
<i>Mệt mỏi, khó chịu, bứt dứt. Nói chung là cảm giác…khó chịu, cảm giác ấy nó kinh lắm. Nó khó chịu lúc nào</i>
<i>cũng chỉ muốn có nó ngay có nó bằng được. (Huấn, nam, 41 tuổi)</i>
TCMT đi cai nữa.
<i>Về gia đình xin thì cũng quá nhàm rồi cai quá nhiều lần rồi đến ông già em cịn bảo mày khơng cai được</i>
<i>đâu cứ đi chơi đi con ạ thơi đừng làm trị nữa, thiếu tiền lên cơn vật thì tao đưa tiền cho mày đi chơi tức là</i>
<i>người ta hết hi vọng ở mình rồi ngày xưa vợ đẹp con khôn công ăn việc làm đầy đủ còn chẳng cai được nữa là</i>
<i>bây giờ. Bây giờ mình chẳng cịn cái gì nữa mà bệnh tật đầy người. Người ta vẫn nghĩ là như thế. </i>(Hải, nam, 35
tuổi)
Khó khăn tiếp theo khi người TCMT đến với các cơ sở cai nghiện là sự thiếu thốn về số lượng cũng như chất
lượng của các cơ sở. Cơ sở cai nghiện Thúy Ái do quá xuống cấp cũ nát nên không thể nhận nữ vào điều trị
<i>Thúy Ái là người ta không nhận nữ chỉ nhận nam thôi…(Yến, nữ 34 tuổi)</i>
Cơ sở cai tư nhân khác tại quận không nhận cai nghiện cho người có những bệnh mãn tính hoặc người nhiễm
HIV vì sợ khơng đủ sức khỏe để cắt cơn nghiện:
<i>Nếu người nhiễm HIV thì người ta sẽ khơng nhận, các bệnh mãn tính khác cũng khơng nhận vì người ta bảo</i>
<i>là người ta khơng có nghiệp vụ về cái đấy xong em bảo tại sao lại phân biệt như thế người ta bảo tại vì cái</i>
<i>thuốc này những người đang uống ARV là không uống được thuốc cai nghiện (Minh, nữ, 33 tuổi)</i>
<i>Như em mà đi cai ở trên kia í người ta bắt làm một loạt các xét nghiệm để người ta bảo sức khỏe không đảm</i>
<i>bảo, sợ không đủ sức khỏe để cắt cơn, sợ là trong thời gian cắt cơn không đủ sức khỏe người ta bảo mày yếu</i>
<i>lắm không cai được. (Dũng, nam, 36 tuổi)</i>
Khi người bệnh quyết tâm đi cai nhưng đến với cơ sở cai nghiện đóng tiền để vào nằm cai nhưng khơng
được, phải chờ. Đến khi khơng cịn quyết tâm nữa thì đến lượt gọi vào cai.
<i>Cơ sở người ta cũng không rộng rãi lắm cái số lượng giường nó cũng chỉ có giới hạn thơi nên mình phải</i>
<i>chờ đợi, đi cai lúc quyết tâm cao thì khơng được cai, đến khi tặc lưỡi thì thơi kệ nó vậy thì mới đến lượt mình</i>
<i>cai. (Minh, nữ, 33 tuổi)</i>
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người TCMT luôn mong muốn cai nghiện và thường được sự ủng hộ của gia
đình khi đi cai nghiện. Tuy nhiên do hiệu quả cai nghiện rất thấp, chỉ dừng lại ở cắt cơn nên dễ dẫn đến tái
nghiện. Phương pháp điều trị thay thế như điều trị bằng điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện = thuốc thay thế
Methadone chưa được triển khai tại địa bàn quận Hai Bà Trưng. Methadone đã được Tổ chức y tế Thế giới đưa
vào các danh mục thuốc thiết yếu. Tại Việt Nam, Methadone đã được triển khai điều trị tại Hải Phòng và Thành
phố Hồ Chí Minh từ tháng 4/2008. Trong nghiên cứu này đã có 15/31 người biết đến Methadone và “Chỉ mong
<i>muốn sớm có cái Methadone” để được cai nghiện cho dù phải lộ tên để được uống thuốc họ cũng chấp nhận</i>
<i>“Như thế mà bỏ được ma túy thì em nghĩ nó cũng là tốt ạ”. “Mê tha đơn chứ gì? Bọn em chưa chứng kiến, bọn</i>
<i>em chỉ nghe nói bây giờ các bạn đã từng sử dụng và như em là niềm mơ ước đấy”. (Hạnh, nữ, 37 tuổi)</i>
<i><b>Biểu đồ 1: </b></i>Tỉ lệ tái nghiện của các đối tượng sau cai tại quận Hai Bà Trưng
<i>Nguồn: Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội Hà Nội</i>
<b>V. KÕt luËn</b>
Hai B Trng.
<b>Tài liệu tham khảo</b>
1.Cc Phũng chống tệ nạn xã hội- Bộ LĐTBXH, Văn phịng thường trực phịng chống ma t - Bộ Cơng an
& Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế HIV/AIDS- Hội luật gia Việt Nam (2008), Báo cáo kết
quả nghiên cứu "Đánh giá hiệu quả cai nghiện ma tuý và các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc và điều trị
2. Eamonn Murphy (2007), Từ bằng chứng tới hành động: giai đoạn thực thi mới, Hội nghị quốc gia về giảm
hại, Unitted Nations Viet Nam.
3. Lưu Minh Trị (2000), Hiểm họa ma túy Nhận biết và hành động, Nhà xuất bản Văn hóa –Thơng tin.
4. United Nations - Office on Drug and Crime (2005), "World Drugs Report", HIV/AIDS and Drugs, 1:
Analysispp.149.
<b>Nguyễn Văn Hanh</b>
<i><b>Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội</b></i>
<b>1. Các giải pháp chuyên môn.</b>
<i><b>*Can thip giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV</b>.</i>
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác thông tin, giáo dục, truyền
thông thay đồi hành vi phòng chống HIV/AIDS
- Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật cho lãnh đạo cơ sở và các tầng lớp nhân nhân nhằm xây dựng
hành lang pháp lý cho việc triển khai đồng bộ các hoạt động giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền
thông về can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS với các hoạt động truyền thơng khác trong đó
- Phân công cụ thể trách nhiệm thực hiện công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phù
hợp với từng ban, ngành, đoàn thể.
- Tổ chức các chiến dịch truyền thơng rộng rãi về chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại nhằm từng bước
làm thay đổi nhận thức của người dân ủng hộ các hoạt động của chương trình phịng chống HIV/AIDS. Đưa
cơng tác giáo dục phịng, chống HIV/AIDS thành một trong những nội dung thường xuyên trong các kỳ họp,
sinh hoạt cơ quan đoàn thể, các lớp học tập tổ chức trong cộng đồng.
- Triển khai giáo dục phổ cập về dự phòng lây nhiễm HIV, giáo dục giới tính, kỹ năng sống và sức khỏe sinh
sản tại các trường phổ thông, hệ thống trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, dạy nghề.
- Triển khai công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác giám sát HIV/AIDS , theo dõi, đánh giá các
chương trình phịng chống HIV/AIDS
- Triển khai chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại đồng bộ: chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch và
chương trình 100% bao cao su đối với các địa bàn có nhiều người nghiện chích ma tuý, gái mại dâm và tỷ lệ
nhiễm HIV cao. Tập trung can thiệp vào nhóm dễ bị nhiễm HIV, nhóm có hành vi nguy cơ cao như tiêm chích
ma t, gái mại dâm, tình dục đồng giới nam, nhóm người lao động dễ vụ ngoại tỉnh, thanh thiếu niên, phụ nữ.
<b>* Chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cho người nhiễm HIV và bệnh nhân </b>AIDS
- Nâng cao và phát huy vai trò của Trung tâm điều trị và chăm sóc bệnh nhân AIDS của Thành phố. Xây
dựng Trung tâm chăm sóc và ni dưỡng trẻ mồ cơi do AIDS và trẻ bị nhiễm HIV và bệnh nhân
- Xây dựng mơ hình chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV và bệnh nhân tại gia đình và cộng đồng. Tuyến
quận, huyện là trung tâm của cơng tác chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIVvà bệnh nhân. Tại mỗi quận, huyện
thành lập một đơn vị chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV và bệnh nhân do Trung tâm Y tế dự phòng quận,
huyện là cơ quan thường trực cùng với việc huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIVvà bệnh nhân AIDS cho hệ thống cán
bộ, tình nguyện viên tham gia chương trình.
Khuyến khích hình thành các Trung tâm chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIVvà bệnh nhân dựa vào cộng
đồng, thành lập các câu lạc bộ người nhiễm, các nhóm tự chăm sóc lẫn nhau của người nhiễm. Xây dựng chính
sách hỗ trợ, động viên người nhiễm tham gia các hoạt động phòng, chống HIV và bệnh nhân.
- Khuyến khích việc áp dụng các hình thức chữa bệnh bằng Y học cổ truyền dân tộc. Khuyến khích các tổ
chức tơn giáo, từ thiện, các tổ chức nhân đạo xây dựng các khu chăm sóc bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối hoặc
bệnh nhân AIDS không nơi nương tựa.
tiếp cận dễ dàng; kể cả cho những người nhiễm HIV và bệnh nhân, ma tuý, mại dâm, trong các Trung tâm giáo
dục lao động xã hội, các Trại giam, Trường giáo dưỡng.
- Có chính sách khuyến khích người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS được tham gia bảo hiểm Y tế, bảo hiểm
xã hội tự nguyện. Tăng cường khả năng tiếp cận với thuốc điều trị đặc hiệu (ARV) cho người nhiễm HIV và
bệnh nhân AIDS từ nguồn tài trợ của các dự án quốc tế, từ nguồn ngân sách, từ các tổ chức từ thiện và cá nhân.
<b>* Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong hoạt động Y tế.</b>
- Giám sát HIV/AIDS và tăng cường tư vấn xét nghiệm tự nguyện.
- Xây dựng các phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn của thành phố. Các quận, huyện trọng điểm có đầy đủ các
trang thiết bị, cơ sở vật chất, cán bộ được đào tạo, kiểm tra và giám sát được chuẩn hoá.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng giám sát thế hệ 2 như giám sát huyết thanh học HIV, giám sát lây truyền
qua đường máu.
- Giám sát huyết thanh học HIV/AIDS. Mở rộng và nâng cao chất lượng xét nghiệm phát hiện, chỉ xét
nghiệm khi đối tượng đã được tư vấn đầy đủ. Bảo đảm thực hiện kỹ thuật theo phương cách III cho xét nghiệm
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động giám sát trọng điểm. Thống nhất và đảm bảo thực
hiện công tác giám sát theo các quy định chun mơn như quy trình lấy mẫu, cách chọn mẫu, phương pháp xét
nghiệm, phân tích số liệu và báo cáo kết quả. Mở rộng và tăng cường chất lượng giám sát hành vi, để có cơ sở
cảnh báo sớm về xu hướng phát triển của dịch. Lồng ghép giữa giám sát hành vi và giám sát huyết thanh học.
- Tăng cường sử dụng các kết quả dữ liệu giám sát để hoạch định chính sách, chương trình phát triển và thực
hiện kế hoạch sử dụng dữ liệu giám sát cho các mục đích.
- Triển khai chương trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại tất cả 1.4 quận, huyện vào năm 2010. Lồng ghép
dịch vụ tư vấn vào các chương trình y tế, các chương trình chăm sóc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, chương
trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
- Kết hợp giám sát HIV với giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tăng cường công tác quản lý
và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thúc đẩy việc quản lý, tư vấn bệnh nhân mắc các bệnh lây
truyền qua đường tình dục tại các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân.
- Bảo đảm an tồn truyền máu và dự phịng nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế.
- Duy trì sàng lọc HIV cho 100% mẫu máu và chế phẩm truyền máu theo đúng quy định tại Quyết định số
12/2005/QĐ- BYT ngày 28/3/2005 của Bộ Y tế. Thực hiện việc chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra về công tác an tồn
truyền máu phịng lây nhiễm HIV/AIDS.
- Vận động người khoẻ mạnh tình nguyện hiến máu nhân đạo, duy trì nguồn người cho máu an toàn. Nâng
cao chất lượng sàng lọc máu và chế phẩm máu trước khi truyền, có đủ sinh phẩm cho cơng tác sàng lọc máu.
Khuyến khích thực hiện các biện pháp làm giảm nguy cơ nhiễm HIV do truyền máu như truyền máu từng phần,
truyền máu tự thân, lọc bạch cầu. Xây dựng ngân hàng máu tại các bệnh viện của Thành phố.
- Đầu t trang thiết bị hiện đại cho chẩn đoán phát hiện, xét nghiệm
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động dự phòng phổ cập phòng lây nhiễm HIV trong các cơ sở y tế nhà
nước và tư nhân.
<b>* Đẩy mạnh hoạt động tiếp cận điều trị bằng thuốc đặc hiệu cho bệnh nhân AIDS, điều trị dự phòng</b>
<b>lây truyền HIV từ mẹ sang con.</b>
- Tăng cường khả năng tiếp cận với các thuốc ARV cho bệnh nhân AIDS, góp phần làm giảm ảnh hưởng
kinh tế - xã hội do HIV/AIDS gây ra. Tăng số lượng người bệnh được tiếp cận với thuốc điều trị ARV mỗi năm.
Phấn đấu đến 2010 có khoảng 80-90% bệnh nhân AIDS được tiếp cận với thuốc ARV.
- Đưa danh mục thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội vào danh mục thuốc thiết yếu của bệnh viện, các cơ sở y
tế xã, phường. Hướng dẫn về chẩn đoán, điều trị các nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân AIDS tại các cơ sở y tế và
tại cộng đồng. Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn và quản lý cho cán bộ y tế làm công tác quản lý và điều
trị HIV/AIDS.
- Quản lý chặt chẽ và điều trị dự phòng nhiễm HIV từ mẹ sang con, phấn đấu từ năm 2007, đảm bảo 100%
phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị phịng lây cho con. Lồng ghép chương trình truyền thơng này với
chương trình giáo dục sức khoẻ và làm mẹ an tồn.
- Chăm sóc trẻ bị nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Bảo đảm thuốc điều trị đặc hiệu và điều trị
nhiễm trùng cơ hội cho các cháu nhiễm HIV. Thành lập Trung tâm chăm sóc, điều trị và nuôi dưỡng trẻ mồ côi
nhiễm HIV, không nơi nương tựa.
- Huy động sự tham gia tích cực của liên ngành vào cơng tác chăm sóc và hỗ trợ trẻ em nhiễm HIV và trẻ em
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Tăng cờng đầu t mua Tăng cờng đầu t trang thiết bị
<b>2. giải pháp về đầu t kinh phÝ:</b>
- Huy động nguồn lực từ ngân sách thành phố, quận.huyện, xã/phường, các tổ chức đoàn thể và doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ để đáp ứng kinh phí cho các chương
trình.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí. Phân cấp về quản lý ngân sách đảm bảo tính chủ động của địa phương
trong việc triển khai thực hiện cơng tác phịng, chống HIV/AIDS.
<b>- Về Hợp tác quốc tế: </b>
+ Củng cố mối quan hệ hợp tác sẵn có, đồng thời tìm kiếm các khả năng hợp tác mới theo hướng đa phương
hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ với các tổ chức Liên hợp quốc. Tích cực vận động sự hỗ trợ của các tổ chức
Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế cho cơng tác phịng, chống HIV/AIDS.
+ Tranh thủ sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế.
+ Phát huy tính chủ động trong việc điều phối, quản lý, sử dụng các dự án viện trợ, đảm bảo các dự án phải
theo đúng chương trình mục tiêu.
<b>3. triển khai cụ thể các chơng trình hành động phòng, chống HIV/AIDS.</b>
Tỏc động của HIV/AIDS tới phỏt triển kinh tế, xó hội và sức khỏe cộng đồng phụ thuộc vào hiệu quả việc tổ
chức thực hiện cụng tỏc phũng, chống HIV/AIDS. Để từ nay đến năm 2010 HIV/AIDS khụng lõy lan rộng ra
cộng đồng cú một ý nghĩa đặc biệt quan trọng; Như thế chỳng ta mới khống chế được tốc độ lõy nhiễm của
HIV/AIDS. Tốc độ lõy nhiễm giảm, thỡ việc hỗ trợ người nhiễm được tốt hơn và sẽ làm giảm cỏc tỏc động nờu
trờn. Vỡ vậy, thành phố Hà Nội cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt cỏc chương trỡnh hành động phũng, chống
HIV/AIDS cụ thể sau đõy:
- Chương trình hành động về thơng tin giáo dục, truyền thơng thay đổi hành vi phịng, chống HIV/AIDS.
- Chương trình hành động can thiệp giảm tác hại dự phịng lây nhiễm HIV.
- Chương trình hành động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV& bệnh nhân AIDS
- Chương trình hành động giám sát HIV, theo dõi, đánh giá chương trình.
- Chương trình hành động phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
- Chương trình hành động phịng, chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Chương trình an tồn tuyền máu.
- Chương trình nâng cao năng lực và hợp tác quốc tế trong cơng tác phịng, chống HIV/AIDS.
<b>Trần Xuân Bách1<sub>, Dương Thúy Anh</sub>2<sub>, Nguyễn Thanh Long</sub>2</b>
<i><b>1</b><b><sub>Đại học Y Hà Nội, Viện Y học Dự phòng và</sub></b></i>
<i><b>Y tế công cộng, Bộ môn Kinh tế Y tế (Email: )</b></i>
<i><b>2</b><b><sub>Bộ Y tế, Cục Phịng, chống HIV/AIDS</sub></b></i>
<b>Tãm t¾t</b>
<i>Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá chi phí – hiệu quả của chương trình điều trị nghiện chất dạng</i>
<i>thuốc phiện bằng Methadone (MMT) đối với dự phịng, chăm sóc và điều trị AIDS tại Việt Nam. Mơ hình</i>
<b>Abstract</b>
<i>highly cost-effective. Futher study may explore the optimal scaling-up plan for integrating MMT to other </i>
<i>HIV-related services in Vietnam.</i>
<b>I. Đặt vấn đề</b>
Việc triển khai các can thiệp dự phịng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại những vùng có dịch HIV tập
trung trên nhóm đối tượng nghiện chích ma túy đang phải đương đầu những “gánh nặng kép”, do những khó
khăn bắt nguồn từ nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) và HIV/AIDS. Chính vì vậy, điều trị nghiện CDTP,
đóng vai trị quan trọng trong các kế hoạch chiến lược phòng, chống HIV/AIDS, cũng như các chính sách nâng
cao sức khỏe và phúc lợi xã hội của các quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch HIV [1].
Điều trị nghiện CDTP sử dụng Methadone (MMT) là một trong những liệu pháp hiệu quả. Tuy nhiên, tỉ lệ tái
nghiện và bỏ cuộc lớn trên thế giới làm gia tăng những băn khoăn về tính chi phí – hiệu quả của liệu pháp này
[2]. Dịch vụ MMT bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 2008, cho đến nay, đã có khoảng 2000 bệnh nhân
sử dụng MMT. Để cung cấp bằng chứng xây dựng chiến lược quốc gia về HIV/AIDS trong giai đoạn tới, đánh
giá tác động của các chính sách nhìn từ góc độ kinh tế và xã hội là cần thiết. Nghiên cứu này là một cấu phần
trong dự án Đánh giá kinh tế và mơ hình hóa các chính sách can thiệp HIV/AIDS ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể
của nghiên cứu là Phân tích chi phí – hiệu quả của MMT đối với dự phịng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
<b>II. Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu</b>
<b>Gi thuyt v quan điểm trong phân tích chi phí hiệu quả</b>
Từ quan điểm hệ thống y tế và xã hội, nghiên cứu sẽ phân tích chi phí và hiệu quả của MMT đối với việc
cung ứng dịch vụ y tế và dự phòng lây nhiễm HIV. Giả thuyết của nghiên cứu là MMT góp phần thay đổi hành
vi sử dụng ma túy, hành vi tiêm chích, nguy cơ lây nhiễm HIV; từ đó, cải thiện chất lượng cuộc sống của người
nghiện CDTP. Chi phí cho chăm sóc Y tế từ hộ gia đình, nhà nước và cơ quan bảo hiểm y tế, chi phí cho mua
CDTP, thu nhập tăng thêm từ việc tham gia lao động cũng thay đổi tương ứng.
<b>Thiết kế mơ hình Markov:</b>
Phương pháp mơ hình hóa trong phân tích ra quyết định được sử dụng thơng qua xây dựng các mơ hình xác
suất theo phương pháp của Markov và mơ phỏng Monte-Carlo. Trong các mơ hình Markov, một chuỗi đầy đủ
các tình trạng sức khỏe riêng biệt sẽ được xác định đặc trưng cho tiến triển tự nhiên qua từng giai đoạn. Các đối
tượng được giả định sẽ duy trì ở một tình trạng ở một xác suất xác định. Khi đối tượng tiếp tục duy trì tình trạng
đó hoặc chuyển sang 1 tình trạng khác trong thời kì tiếp theo sẽ dẫn đến những phát sinh về chi phí, cũng như
những thay đổi về hiệu quả đầu ra dưới góc độ kinh tế hay sức khỏe. Các chiến lược can thiệp khác nhau sẽ
quyết định xác suất để 1 bệnh nhân chuyển sang 1 tình trạng sức khỏe nhất định, cũng như chi phí và hiệu quả
tương ứng.
Chi phí-hiệu quả của các can thiệp được đo lường bằng tỉ số giữa chi phí và hiệu quả, và so sánh các can
thiệp theo chỉ số chi phí – hiệu quả tăng thêm (ICER). Chi phí được ước tính từ giá trị của nguồn lực được sử
dụng cho các dịch vụ y tế, chi phí trực tiếp và gián tiếp cho chăm sóc sức khỏe từ phía hộ gia đình, chi phí do
các chương trình điều trị liên quan đến HIV/AIDS chi trả, và bảo hiểm y tế. Chi phí từ phía xã hội bao gồm chi
tiêu liên quan đến hành vi nghiện CDTP và mất khả năng lao động. Một số chi phí gián tiếp khó xác định sẽ
khơng được đưa vào phân tích, tuy nhiên, giả định của mơ hình là các chi phí này giống nhau giữa 2 chiến lược
cần so sánh. Hiệu quả được đo lường bằng: 1)số năm sống được hiệu chỉnh theo chất lượng cuộc sống (QALY),
và 2) số ca nhiễm HIV mới được ngăn ngừa.
<b>Hình 1:</b> Mơ hình phân tích dựa trên giả thuyết nghiên cứu
HIV/AIDS, 2) ước tính tác động lên thỏa dụng của điều trị MMT dựa trên số liệu theo dõi dọc và hiệu chỉnh
theo hệ số thiên hướng của tái nghiện, 3) phân tích đa tầng các số liệu khảo sát ART thuần tập, số liệu MMT
thuần tập, 4) mơ hình xác suất lây nhiễm theo hành vi nguy cơ, và 5) các số liệu thứ cấp. Các kết quả phân tích
được trình bầy trong từng báo cáo nghiên cứu chuyên đề của dự án chung [3-7]. Các số liệu về chi phí cũng
được tổng hợp giữa trên các nguồn thơng tin có sẵn về 1) chi phí điều trị MMT, 2) chi phí điều trị ART, 3) chi
phí chăm sóc sức khỏe chung và chăm sóc người nhiễm HIV từ phía hộ gia đình, và 4) chi phí rịng ước tính từ
lợi ích của can thiệp [7-9].
<b>Phân tích độ nhậy và phương pháp mơ phỏng Monte- Carlo</b>
Phương pháp phân tích độ nhạy theo phân bố xác suất được áp dụng, theo đó, chi phí, hiệu quả và xác suất
chuyển tiếp của mơ hình sẽ lần lượt tuân theo quy luật của các phân phối <i>gamma</i>, và <i>beta</i>. Sử dụng phương
pháp mô phỏng Monte Carlo để chọn mẫu từ các phân phối này, với giả định các nhóm thuần tập riêng biệt. Q
trình phân tích sẽ được tiến hành lặp đi lặp lại 10,000 lần nhằm kết hợp các khoảng biến thiên của các tham số
(tính khơng chắc chắn của đo lường). Ước lượng khoảng của tỉ số chi phí-hiệu quả gia tăng sẽ được xác định và
biểu diễn dưới dạng tập hợp các quan sỏt trong min chi phớ-hiu qu.
<b>III. Kết quả nghiên cøu</b>
Bảng 1 miêu tả tỉ số chi phí – hiệu quả của việc sử dụng MMT so với không sử dụng MMT đối với dự phòng
lây nhiễm HIV và cải thiện chất lượng cuộc sống. Chi phí cho 1 QALY và 1 ca nhiễm HIV ngăn ngừa được do
chương trình MMT đem lại tương ứng là: 880 USD và 793 USD. Hình 2 so sánh can thiệp MMT với việc khơng
có MMT. Cả 2 phương án này đều nằm trong miền tăng chi phí và tăng hiệu quả. Tuy nhiên, khi so sánh ICER,
chương trình MMT tạo thêm 1 QALY hay ngăn ngừa thêm 1 ca HIV mới với chi phí tương ứng là 1 980 USD
và 1 592 USD. Điều này cho thấy MMT có tính chi phí – hiệu quả cao đối với cả dự phịng, chăm sóc và điều
trị, từ góc độ hệ thống Y tế.
<b>Bảng 1:</b> Tỉ số chi phí-hiệu quả và chi phí – hiệu quả gia tăng của MMT
Phạm vi Hiệu quả Điều trị
MMT TrungChi phí Hiệu quả Tỉ số CP/HQ
bình tăngGia Trungbình Gia tăng Trungbình Gia tăng
Hệ thống Y tế
Dịch vụ
Y tế QALY KhơngCó 533777 244 0.7600.883 0.123 702880 1,980
Dự phịng Ca HIV ngăn
ngừa KhơngCó 533780 247 0.8280.983 0.155 643793 1,592
Xã hội
Dịch vụ
Y tế QALY KhơngCó 7,624842 6,782 0.8840.760 -0.124 10,031952 Khơng
CP-HQ
Dự phịng Ca HIV ngăn
ngừa MMTnon- 326 6,768 0.983 -0.155 331
MMT
7,094 0.828 8,567 Khơng
CP-HQ
<b>Hình 3:</b> Miền chi phí – hiệu quả từ góc độ Y tế dựa trên mơ phỏng Monte-Carlo
<b>Hình 4:</b> Phân bố đường chấp nhận về chi phí- hiệu quả theo sự sẵn sàng chi trả
Miền chi phí-hiệu quả từ góc độ Y tế được minh họa trên hình 3, trong đó, hệ số góc của tương quan giữa 2
phân bố tương đối nhỏ, đồng thời từng chiến lược có độ tập trung lớn và tách rời nhau. Kết hợp với hình 4, cho
thấy từ khoảng sẵn sàng chi trả trên 3000, khả năng chiến lược sử dụng MMT có tính chi phí – hiệu quả cao hơn
nhiều lần so với không sử dụng MMT, và khoảng cách giữa 2 chiến lược ngày càng lớn khi mức độ sẵn sàng chi
trả tăng lên.
<b>Hình 5:</b> Miền chi phí – hiệu quả từ góc độ Xã hội dựa trên mơ phỏng Monte-Carlo
Từ góc độ xã hội, phương án mở rộng MMT có ưu thế tuyệt đối. Trong hình 5, phân bố hiệu quả đầu ra giữa
MMT và không sử dụng MMT trùng nhau, tuy nhiên miền chi phí – hiệu quả hồn tồn tách rời, đồng thời, chi
phí xã hội của khơng sử dụng MMT lớn hơn rất nhiều lần so với việc sử dụng MMT.
Can thiệp điều trị nghiện CDTP bằng Methadone ở Việt Nam có tính chi phí – hiệu quả cao đối với dự
phịng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS từ góc độ y tế cũng như xã hội. Giá trị ICER trên 1 QALY thấp hơn
nhiều so với mức khuyến cáo chung là 20 000 USD và thấp hơn nhiều so với các đánh giá kinh tế đối với can
thiệp Methadone ở các quốc gia khác[10, 11]. Điều trị nghiện CDTP bằng Methadone cũng góp phần nâng cao
hiệu quả của các can thiệp chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Do đó, kết hợp mở rộng dịch vụ methadone với các
dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS là một chiến lược có tính chi phí – hiệu quả cao. Tuy nhiên, để xác định
kế hoạch triển khai và lộ trình mở rộng dịch vụ trong thời gian tới, cần có các phân tích mơ hình hóa chính sách
tiếp theo để xác định phương án tối ưu nhất.
Lợi ích xã hội của chương trình methadone cịn được thể hiện ở việc tái cơ cấu chi phí cho chăm sóc sức
khỏe, từ đó, giảm bớt gánh nặng đối với hộ gia đình, nâng cao cơ hội có việc làm và tái hịa nhập cộng đồng cho
những người nghiện CDTP. Vì vậy, việc triển khai chương trình methadone sẽ góp phần giảm nguy cơ đói
nghèo, đặc biệt ở những địa bàn mà dịch HIV chủ yếu bùng phát trên các đối tng nghin chớch ma tỳy.
<b>V. Kết luận và khuyến nghị</b>
Chng trình điều trị nghiện CDTP ở Việt Nam có tính chi phí – hiệu quả cao đối với dự phịng, chăm sóc,
và điều trị HIV/AIDS. Việc mở rộng chương trình Methadone, kết hợp lồng ghép với các dịch vụ y tế khác,
đồng thời tiến hành các phân tích mơ hình hóa để xác định lộ trình của triển khai là cần thiết để đảm bảo tính
bền vững và hiệu quả chin lc Quc gia giai on 2011-2020.
<b>Tài liệu tham khảo</b>
1. WHO/ONODC/UNAIDS position paper, Substitution maintenance therapy in the management of opioid
dependence and HIV/AIDS prevention. Geneva, 2004.
2. Liu, E., et al., Correlates of methadone client retention: a prospective cohort study in Guizhou province,
China. Int J Drug Policy, 2009. 20(4): p. 304-8.
3. Tran Xuan Bach et al., A multilevel study of antiretroviral treatment initiation and retention among
adults with HIV/AIDS in Vietnam. VAAC - CEA project, 2010.
4. Tran Xuan Bach et al., Changes in drug use are associated with health-related quality of life among
methadone maintenance patients with HIV/AIDS. VAAC - CEA project, 2010.
5. Tran Xuan Bach et al., Utility estimates and impact of antiretroviral treatment for HIV/AIDS patients: A
Bayesian meta-analysis. VAAC - CEA project, 2010.
6. Tran Xuan Bach et al., Multilevel predictors of drug use relapse in a cohort of methadone maintenance
patients in Vietnam. VAAC - CEA project, 2010.
7. Ministry of Health, HIV/AIDS Estimates and projections 2005-2010
2004.
8. Ministry of Health Vietnam, Đánh giá thí điểm điều trị Methadone. 2010.
9. UNDP, Socioeconomic impact of HIV AIDS on poverty and household vulnerability in Vietnam. 2010.
10. Vanagas, G., Z. Padaiga, and E. Bagdonas, Cost-utility analysis of methadone maintenance treatment in
Lithuania. Medicina (Kaunas). 46(4): p. 286-92.