Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 32: Bài tập - Năm học 2011-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.68 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 02/4/2012. Ngày dạy: 8A: 05/4/2012 8B: 05/4/2012. Tiết 32: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: - Vận dụng thành thạo công thức Qtỏa ra = Qthu vào để giải bài tập. 2) Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tóm tắt, đồng nhất đơn vị, vận dụng và biến đổi công thức. 3) Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, nghiêm túc, tự giác trong học tập. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1) Giáo viên: - SBT, giáo án, bảng phụ ghi một số bài tập. 2) Học sinh: - SBT, học bài cũ, làm cá bài tập trong SBT. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1) Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: - Phát biểu nội dung 3 nguyên lý truyền nhiệt? Viết phương trình cân bằng nhiệt? Đáp án: - Nguyên lý truyền nhiệt: Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì: + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau thì ngừng lại. + Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. - Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa ra = Q thu vào. Đặt vấn đề: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập. 2) Dạy bài mới: Trợ giúp của Thầy Hoạt động của Trò Hoạt động 1: Bài tập 1. (13’) GV: Treo bảng phụ bài tập: Một học sinh thả 300g chì ở 1000C vào 250g nước ở 58,50C làm cho nước nóng tới 600C. a) Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt? b)Tính nhiệt lượng nước thu vào. c) Tính nhiệt dung riêng của chì. d) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì ghi trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch? GV: Gọi 1 em đọc và tóm tắt đề - 1 em đọc và tóm bài. tắt đề. Lop8.net. Ghi bảng Bài tập 1: Cho biết. m1 = 300g = 0,3kg m2 = 250g = 0,25kg t1 = 1000C t2 = 58,50C t = 600C c2 = 4200J/kg.K a) Hỏi nhiệt độ của chì khi cân bằng nhiệt? b) Tính Q2 = ? c) Tính c1 = ? d) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với trong bảng?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ? Hãy đồng nhất đơn vị các đại lượng trong bài toán? ? Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của chì bằng bao nhiêu? GV: Thống nhất. ? Nêu cách tính nhiệt lượng nước thu vào? GV: Gọi 1 em lên thực hiên ý b) GV: Thống nhất đáp án. ? Nêu cách tính nhiệt dung riêng của chì? GV: Gọi 1 em lên thực hiên ý c) GV: Thống nhất đáp án.. ? So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với trong bảng? Giải thích tại sao? GV: Thống nhất. Hoạt động 3: Bài tập 2. (12’) GV: Treo bảng phụ bài tập: Một nhiệt lượng kế chứa 12 lít nước ở 150C. Hỏi nước nóng lên tới bao nhiêu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng thau khối lượng 500g được nung nóng tới 1000C. Lấy nhiệt dung riêng của đồng thau là 368J/kg.K, của nước là 4186J/kg.K. GV: Gọi 1 em đọc và tóm tắt đề bài. ? Đơn vị của các đại lượng trong bài toán đã đồng nhất hay chưa? ? Biết thể tích của nước là 12 lít ta suy ra khối lượng của nước bằng bao nhiêu? ? Nêu cách tính nhiệt tăng lên của nước?. - Cá nhân đồng nhất Giải: đơn vị. - Cá nhân trả lời; HS a) Khi có cân bằng nhiệt khác NX. thì nhiệt độ của chì và của nước bằng nhau 600C. - Cá nhân nêu cách b) Nhiệt lượng của nước làm. thu vào là: - 1 em lên bảng làm; Q2 = m2.c2.(t - t2) HS khác NX. = 0,25.4200.(60 - 58,5) = 1575 (J) - Cá nhân nêu cách c) Nhiệt lượng của chì tỏa tính. ra là: - 1 em lên bảng làm; Q1 = m1.c1(t1 - t) = 0,3.c1.(100 - 60) HS khác NX. 12.c1 (J) Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q1 = Q2 Hay: 12.c1 = 1575  c1 = 131,25 (J/kg.K) - Cá nhân trả lời; HS d) Sở dĩ có sự chênh lệch khác NX.. là do thực tế có sự mất mát nhiệt ra môi trường ngoài. Bài tập 2: Cho biết V1 = 12 lít  m1 = 12kg m2 = 500g = 0,5kg t1 = 150C t2 = 1000C c1 = 368J/kg.K c2 = 4186J/kg.K Tính t = ? - 1 em đọc và tóm tắt đề. - Cá nhân đồng nhất đơn vị.. - V1 = 12 lít  m1 = 12kg - Tính Q1; Q2. Sau đó áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2. GV: Gọi 1 em lên bảng trình - 1 em lên bảng bày. trình bày. Lop8.net. Giải: Nhiệt lượng do nước thu vào là: Q1 = m1.c1.(t - t1) = 12.4186.(t - 15) = 50232(t - 15) Nhiệt lượng do quả cân tỏa ra là: Q2 = m2.c2.(t1 - t) = 0,5.368.(100 - t) = 184(100 - t) Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q1 = Q2 Hay:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV: Thống nhất cách giải, đáp án. Hoạt động 3: Bài tập 3. (10’) GV: Treo bảng phụ bài tập: Thả một quả cầu nhôm có khơi lượng 0,2kg đã được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 270C. a) Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra. b) Tìm khối nước trong cốc? GV Yêu cầu 1 em đọc và tóm tắt đề bài. ? Hãy đồng nhất đơn vị của các đại lượng trong bài? ? Để tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra và khối lượng của nước ta làm như thế nào? GV: Gọi 1 em lên bảng trình bày. GV: Thống nhất.. 50232(t - 15)=184(100 - t)  t  15,30C Vậy nước nóng lên tới 15,30C. Bài tập 3:. - 1 em đọc và tóm tắt đề. - Cá nhân đồng nhất đơn vị. - Cá nhân nêu cách làm. - 1 em lên bảng làm; HS khác NX.. Cho biết. m1 = 0,2kg c1 = 880J/kg.K c2 = 4200J/kg.K t1 = 1000C t2 =270C a) Q1 = ? b) m2 = ? Giải: a) Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra là: Q1 = m1.c1.(t1 - t) = 0,2.880.(100 - 27) = 12848 (J) b) Nhiệt lượng do nước thu vào là: Q2 = m2.c2.(t - t2) = m2.4200.(27 - 20) = m2.29400 (J) Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q1 = Q2 Hay: 12848 = m2.29400  m2  0,44 (kg). 3) Củng cố - Luyện tập: (3’) - Nguyên lý truyền nhiệt: Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì: + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau thì ngừng lại. + Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. - Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa ra = Q thu vào. 4) Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà: (2’) - Ôn lại công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt. - Xem lại các dạng bài tập đã chữa. - Làm các bài tập trong SBT. NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ BÀI DẠY. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×