Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài 2. Lai một cặp tính trạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.16 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Tuần 1


<b> </b>


Bài 1

LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG


Tiết 2


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Kiến thức


- Học sinh nêu được các thí nghiệm của Men Đen và rút ra nhận xét
-Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.


- Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp; phát biểu được nội
dung quy luật phân li viết sơ đồ lai; Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích số liệu, kênh hình.và tư duy lơgic.


3<b>. </b> Giáo dục : Ý thức học tập nghiêm túc.Yêu thích học bộ môn.


II: CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :


Kĩ năng : tự tin trình bày ý kiến trước lớp, lắng nghe tích cực,trình bày suy nghĩ hợp tác trong hoạt
động nhóm .Tìm kiếmvà xử lí thông tinSGK.


III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC SỬ DỤNG
Vấn đáp tìm tòi,động não, trực quan, dạy học nhóm


IV: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Tranh hình 2.1, 2.2,2.3 ,
V: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC



1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)


- Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?
3. Khám phá


<b>*</b> Bằng phân tích thế hệ lai, Menđen rút ra các quy luật di truyền, đó là quy ḷt gì? Chúng ta sẽ tìm
hiểu trong bài hơm nay.


4: Kết nối<b> : </b>


Hoạt động 1: I: Thí nghiệm của Menđen(19p’)


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH


- GV hướng dẫn HS quan sát tranh H 2.1 và giới thiệu sự
tự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.


- GV giới thiệu kết quả thí nghiệm ở bảng 2 đồng thời phân
tích khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, lặn.


- GV: Yêu cầu HS: Xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu
hình ở F2 vào ô trống.


-Mức 1: Nhận xét tỉ lệ kiểu hình ở F1; F2?


- GV nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm bố và làm mẹ
thì kết quả phép lai vẫn không thay đổi.


HS quan sát tranh, theo dõi và ghi nhớ cách tiến


hành.


- HS: Ghi nhớ khái niệm.


- HS: Phân tích bảng số liệu, thảo luận nhóm và nêu
được:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

-GV: Yêu cầu HS làm bài tập điền từ SGK trang 9.


-GV: Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài tập sau khi đã điền.


cơ thể,


- Tính trạng trội. Là tính trạng biểu hiện ở F1
- Tính trạng lặn. Là tính trạng đến F2 mới được


biểu hiện
+ F2: 3 trội: 1 lặn


- HS: Lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống:
1. đồng tính


2. 3 trội: 1 lặn
- 1, 2 HS đọc.
Tiểu kết:


a. Thí nghiệm:


- Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản
VD: P: Hoa đỏ x Hoa trắng



F1: Hoa đỏ


F2: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng


b. Các khái niệm:


- Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
- Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở F1.


- Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.


c. Kết quả thí nghiệm – Kết luận:


Khi lai hai bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về


tính trạng của bố hoặc mẹ, F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.


Hoạt động 2: II: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm(16’)
.


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH


GV giải thích quan niệm đương thời và quan niệm
của Menđen đồng thời sử dụng H 2.3 để giải thích.
-Mức 1: Do đâu tất cả các cây F1 đều cho hoa đỏ?


- GV: Yêu cầu HS:


- Mức 1; Hãy quan sát H 2.3 và cho biết: tỉ lệ các loại


giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử F2?


- Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng?


- GV nêu rõ: khi F1 hình thành giao tử, mỗi nhân tố di


truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử
và giữ nguyên bản chất của P mà không hoà lẫn vào


- HS ghi nhớ kiến thức, quan sát H 2.3


+ Nhân tố di truyền A quy định tính trạng trội (hoa đỏ).
+ Nhân tố di truyền a quy định tính trạng lặn(hoa trắng).
+ Trong tế bào sinh dưỡng, nhân tố di truyền tồn tại
thành từng cặp: Cây hoa đỏ thuần chủng cặp nhân tố di
truyền là AA, cây hoa trắng thuần chủng cặp nhân tố di
truyền là aa.


- Trong quá trình phát sinh giao tử:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nhau nên F2 tạo ra:


1AA:2Aa: 1aa


trong đó AA và Aa cho kiểu hình hoa đỏ, còn aa cho
kiểu hình hoa trắng.


-Mức 1: Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li
trong quá trình phát sinh giao tử?



hiện.


- HS: Quan sát H 2.3 thảo luận nhóm xác định được:
GF1: 1A: 1a


+ Tỉ lệ hợp tử F2


1AA: 2Aa: 1aa


+ Vì hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình giống AA.
Tiểu kết:


Theo Menđen:


- Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định ( gọi là gen).


- Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một
giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể P thuần chủng.


- Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh thành hợp tử quy định kiểu hình của
cơ thể


5: Thực hành luyên tập<b> : (3’)</b>


- Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả thí nghiệm của Menđen?
- Phân biệt tính trạng trội, tính trạng lặn và cho VD minh họa.


6: Vận dụng Dặn dò<b>(3’)</b>


- Học bài và trả lời câu hỏi SGK



- Làm bài tập 4 (GV hướng dẫn cách quy ước gen và viết sơ đồ lai)


Vì F1 toàn là cá kiếm mắt đen nên tính trạng màu mắt đen là trội so với tính trạng mắt đỏ.


Quy ước gen A quy định mắt đen
Quy ước gen a quy định mắt đỏ


Cá mắt đen thuần chủng có kiểu gen AA
Cá mắt đỏ thuần chủng có kiểu gen aa
Sơ đồ lai:


P: Cá mắt đen x Cá mắt đỏ


AA aa


GP: A a


F1: Aa (mắt đen) x Aa (mắt đen)


GF1: 1A: 1a 1A: 1a


</div>

<!--links-->

×