Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số sáng kiến kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng giờ lên lớp của bộ môn Toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.15 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỘT SỐ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ LÊN LỚP CỦA BỘ MÔN TOÁN. Nhằm đổi mới nội dung và phương pháp, Bộ Giáo dục Đào tạo đã có tập huấn và tài liệu hướng dẫn để giáo viên thực hiện. Trong công tác chỉ đạo của tổ chuyên môn chúng tôi đã tìm và thực hiện một số việc nhằm nâng cao chất lượng giờ lên lớp như sau: 1. Nắm tình hình của việc đổi mới nội dung và phương pháp Đổi mới nội dung và phương pháp nhằm mục đích tổ chức cho học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách chủ động, qua đó rèn kỹ năng thực hành, năng læûc tæ duy... Sách giáo khoa mới trình bày khá rõ về công việc của thầy và trò trong một tiết lên lớp. Nếu thầy hiểu đúng ý đồ của tác giả và thực hiện đầy đủ các bước tức là thầy đã đi đúng hướng của việc đổi mới phương pháp. Tuy nhiên chúng tôi tổ chức cho giáo viên hiểu sâu thêm một số vấn đề. * Sách giáo khoa rất chú trọng tổ chức cho học sinh tiếp cận kiến thức mới thông qua những ví dụ, những thao tác cơ bắp... sau đó mới đưa ra kiến thức mới. Ta không được xem đó là một sự chứng minh qui nạp. Với tinh thần đó thì việc sử dụng các mô hình chỉ nhằm cụ thể hóa khái niệm trừu tượng của toán học chứ không thể thay thế cho chứng minh. Điều này khác hẳn với phương pháp của các bộ môn mang tính thực nghiệm như vật lí, hóa học.... 2. Việc thực hiện đổi mới phương pháp:. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trong phương pháp dạy học mới, học sinh phải làm việc nhiều hơn, tư duy nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, do đó chúng tôi đã thực hiện một số công việc khi lên lớp theo tinh thần như: a) Thay đổi cách ghi chép của thầy và trò: - Chè ghi näüi dung chênh cuía baìi (coï khi chè laì daìn baìi). - Ghi những vấn đề sách giáo khoa chưa nêu. Điều này bước đầu làm cho học sinh khó khăn nhưng dần quen rồi buộc học sinh phải tập trung suy nghĩ từ đó hiểu bài và ghi theo cách hiểu của mình (không phải là chép bài). Khi học ở nhà các em có sách giáo khoa hỗ trợ. b) Việc sửa bài tập và làm bài tập: Thầy chú ý tổ chức cho học sinh thảo luận rồi đề ra phương hướng giải quyết vấn đề và hơn thế nữa là tại sao chúng ta có phương hướng đó. Sau đó yêu cầu học sinh tự trình bày bài giải. Tránh việc thầy đưa ra một bài giải có sẵn rồi học sinh cẩn thận chép vào vở bài tập. Dù bài giải của thầy có hay đến máy cũng có rất ít tác dụng nhằm nâng dần năng lực tư duy cho học sinh. Với tinh thần dạy luyện tập như trên thì vấn đề một bài toán đôi khi chưa khép lại trên lớp mà lúc về nhà các em còn tiếp tục suy nghĩ, tìm tòi và hoàn thiện việc tự mình phải đi lại con đường thầy đã giúp các em tìm ra cách giải. c) Việc tổ chức học nhóm. Nên tổ chức nhóm nhỏ, không nên đông quá như trong các tiết dạy ở băng hình. Vì như thế số lượng học sinh tham gia thảo luận rất hạn chế. Có quan điểm cho rằng nhóm nhỏ làm cho số nhóm nhiều và thầy không kiểm soát được cả lớp. Thực ra với 4 nhóm một lớp thì thầy cũng chỉ kiểm soát được 4 đến 8 em trong cả lớp.. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> d) Việc tổ chức cho học sinh xây dựng bài: Đây là công việc khó trong một tiết dạy. Thường thì học sinh khá giỏi hay đưa tay phát biểu trước, nếu thầy cho những em này phát biểu sớm quá sẽ làm cho số học sinh yếu hoặc trung bình chưa suy nghĩ kịp bởi thế chúng tôi thường dành cho đối tượng này một thời gian thích hợp (đôi khi phải gợi mở bằng những câu hỏi phụ) và câu phát biểu của các em này đôi khi nhận và có lời động viên. e) Việc hướng dẫn học sinh học ở nhà: Chúng tôi hướng dẫn những bài khó khá cụ thể. Thường là định hướng giải quyết kèm theo kiến thức cần sử dụng, đến lớp chúng tôi cũng chú ý kiểm tra đối tượng yếu và trung bình nhiều hơn. 3. Thầy phải nắm hệ thống kiến thức của cấp học: Việc thay sách giáo khoa làm cho hệ thống kiến thức thay đổi, do đó chúng tôi phải tổ chức nghiên cứu hệ thống kiến thức cũ. Từ đó việc giải quyết vấn đề không bị sai lệch. 4. Thầy cần phải chuẩn bị đồ dùng dạy học và các phương tiện hỗ trợ. Qua nghiên cứu hệ thống kiến thức, chúng tôi biết số đồ dùng nào đã có ở phòng thực hành, cái gì cần làm thêm để phục vụ cho các tiết lên lớp. Sau một năm thực hiện, chúng tôi thấy kết quả các tiết dạy được nâng lên. Học sinh hứng thú hơn, chủ động hơn trong giờ học và kết quả học tập từng bước được cải thiện.. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×