Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Phát triển sản xuất chè ở huyện thuận châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CẦM THỊ TÚ UYÊN

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
Ở HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành:
Mã số:

Kinh tế nông nghiệp

8620115

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Văn Đãn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và tất cả những trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 7 năm 2018

Tác giả luận văn

Cầm Thị Tú Uyên



i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài: “Phát triển sản xuất chè ở huyện Thuận
Châu tỉnh Sơn La” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các
thầy cơ giáo thuộc khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, một số cơ quan ban ngành, gia đình và bạn bè.
Tới nay, luận văn của tơi đã được hồn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn TS
Đinh Văn Đãn đã giúp đỡ tơi rất tận tình và chu đáo về chun mơn trong q trình thực
hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới các phòng ban của huyện Thuận Châu, UBND
các xã Phổng Lái, Chiềng Pha, Mường É, Phổng Lập và các hộ đồng bào dân tộc Thái,
Mông tham gia trồng chè tại huyện Thuận Châu đã giúp đỡ tôi trong q trình nghiên
cứu đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nơng
thơn, gia đình và bạn bè đã đóng góp nhiều ý kiến q báu giúp tơi hồn thiện đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng 7 năm 2018

Tác giả luận văn

Cầm Thị Tú Uyên

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ v
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.
1.2.
1.2.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................. 3
Mục tiêu chung ................................................................................................. 3

1.2.2.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .............................................................................. 3

1.3.
1.3.1.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................... 3
Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4


1.4.
CÂU HỎI ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT .............................. 4
1.5.
Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ.......... 6
2.1.
2.1.1.
2.1.2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 6
Một số khái niệm .............................................................................................. 6
Vai trò phát triển sản xuất chè ........................................................................ 10

2.1.3.

Nội dung phát triển sản xuất chè .................................................................... 12

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè .......................................... 14

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................ 20

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè tại một số nước trên thế giới ................ 20


2.2.2.

Phát triển sản xuất chè ở Việt Nam ................................................................ 23

2.2.3.

Các chủ trương, chính sách phát triển sản xuất chè.......................................... 27

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 30
3.1.
3.1.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................... 30
Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 30

3.1.2.

Điều kiện đất đai ............................................................................................ 33

3.1.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 34

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 39

iii



3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra ........................... 39

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 40

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thơng tin .......................................... 42

3.3.
HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................. 43
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 46
4.1.
4.1.1.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TẠI HUYỆN THUẬN
CHÂU TỈNH SƠN LA ................................................................................... 46
Sản xuất chè ...................................................................................................... 46

4.1.2.

Thị trường đầu vào và đầu ra trong sản xuất chè.............................................. 63

4.1.3.

Kết quả khảo sát, điều tra về điều kiện bảo đảm an toàn trong sản xuất chè ở
Thuận Châu....................................................................................................... 67


4.2.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CHÈ TẠI HUYỆN THUẬN CHÂU TỈNH SƠN LA .......................... 71

4.2.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 71

4.2.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 72

4.2.3.

Chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển sản xuất chè .......................... 74

4.3.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ TẠI HUYỆN THUẬN
CHÂU, TỈNH SƠN LA .................................................................................... 81

4.3.1.

Định hướng ....................................................................................................... 81

4.3.2.

Giải pháp........................................................................................................... 82


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 94
5.1.
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
5.2.
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 96

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Thuận Châu giai đoạn 2014 – 2016 ........... 34

Bảng 3.2.

Dân số, dân tộc và lao động của huyện Thuận Châu ................................ 35

Bảng 3.3.

Giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 của huyện Thuận Châu giai đoạn
2014 - 2016 ............................................................................................... 37

Bảng 3.4.

Mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 40

Bảng 3.5.


Mẫu điều tra cán bộ quản lý ...................................................................... 40

Bảng 4.1.

Diện tích, sản lượng chè búp tươi trên địa bàn huyện Thuận Châu giai
đoạn 2014 - 2016 ....................................................................................... 46

Bảng 4.2.

Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên địa bàn huyện Thuận Châu giai
đoạn 2014 - 2016 ....................................................................................... 48

Bảng 4.3.

Diện tích, sản lượng chè trên địa bàn huyện Thuận Châu phân theo loại
giống.......................................................................................................... 49

Bảng 4.4.

Tổ chức, cá nhân trồng chè trên địa bàn huyện Thuận Châu giai đoạn 2014
- 2016 ........................................................................................................ 50

Bảng 4.5.

Tình hình nhân lực của hộ điều tra năm 2017 ........................................... 52

Bảng 4.6.

Tình hình nhân lực của doanh nghiệp, hợp tác xã điều tra năm 2017 ...... 53


Bảng 4.7.

Nguồn vốn đầu tư của các hộ gia đình trồng chè ...................................... 55

Bảng 4.8.

Nguồn vốn đầu tư trồng chè áp dụng VietGAP của các doanh nghiệp, hợp
tác xã trên địa bàn huyện Thuận Châu ...................................................... 56

Bảng 4.9.

Tình hình đầu tư hàng năm cho 01 ha chè của hộ gia đình, doanh nghiệp
trồng chè trên địa bàn huyện Thuận Châu ................................................ 57

Bảng 4.10. Chi phí, doanh thu, lợi nhuận bình quân của 01 ha chè ............................ 58
Bảng 4.11. Quan niệm về nơi trồng chè ...................................................................... 60
Bảng 4.12. Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân
trồng chè ở huyện Thuận Châu ................................................................. 63
Bảng 4.13. Liên kết tiêu thụ của các tổ chức sản xuất chè ở huyện Thuận Châu ....... 65
Bảng 4.14. Diện tích chè có liên kết sản xuất thơng qua hợp đồng liên kết sản xuất và
tiêu thụ chè giai đoạn 2014 - 2016 ............................................................ 66

v


Bảng 4.15. Kết quả khảo sát, đánh giá các cơ sở chế biến chè trên địa bàn huyện
Thuận Châu ............................................................................................... 68
Bảng 4.16. Cơ cấu mẫu điều tra .................................................................................. 74
Bảng 4.17. Đánh giá tổng hợp hiệu suất thực hiện các nội dung chính sách quản lý nhà

nước địa phương với sản xuất kinh doanh chè tại tỉnh Sơn La hiện tại ........ 75
Bảng 4.18. Đánh giá chất lượng hoạch định triển khai chính sách quản lý nhà nước đối
với sản xuất chè tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La ............................... 76
Bảng 4.19. Đánh giá chất lượng triển khai thực thi, kiểm sốt chính sách quản lý nhà
nước địa phương đối với sản xuất kinh doanh chè tại tỉnh Sơn La ........... 78
Bảng 4.20. Kế hoạch chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang trồng chè .................. 83

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CP

Chính phủ


CT

Chỉ thị

DN

Doanh nghiệp

ĐH

Đại hội

GAP

Thực hành nơng nghiệp tốt

GlobalGAP

Thực hành nơng nghiệp tốt tồn cầu

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHCN


Khoa học công nghệ



Nghị định

NQ

Nghị quyết

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

TT

Thơng tư

TTg

Thủ tướng Chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân


USD

Đơ la Mỹ

VSATTP

Vệ sinh an tồn thực phẩm

VietGAP

Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Cầm Thị Tú Uyên.
Đề tài: Phát triển sản xuất chè ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp

Mã số: 8620115

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
triển sản xuất chè. Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè và phân tích các yếu tố
chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè đạt hiệu quả cao tại huyện
Thuận Châu trong những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp như chọn điểm

nghiên cứu, chọn mẫu điều tra, thu thập số liệu, xử lý số liệu, phân tích thông tin để
điều tra, thu thập thông tin, tổng hợp xử lý thông tin và sử dụng các phương pháp phân
tích để thống kê, đánh giá hiện trạng về hiện trạng kinh tế - xã hội của huyện Thuận
Châu, đồng thời chỉ ra được những khó khăn, thuận lợi trong việc phát triển sản xuất
chè tại huyện Thuận Châu trên các lĩnh vực: Giống, vật tư phục vụ sản xuất, quá trình
sản xuất, chế biến, tiêu thụ, vệ sinh an tồn thực phẩm chè, cơ chế chính sách phát triển
chè, công tác quản lý nhà nước đối với phát triển sản xuất chè.
Trên cơ sở khoa học về phát triển sản xuất chè, thực trạng và định hướng phát
triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trong thời gian tới, tác
giả đưa ra các nhóm giải pháp phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La như giải pháp về: Nhóm giải pháp tăng cường thực hiện có hiệu quả các
chính sách liên quan đến phát triển chè trên địa bàn huyện Thuận Châu; Nhóm giải pháp
nâng cao năng lực đội ngũ cơng chức, viên chức quản lý chính sách quản lý nhà nước
địa phương đối với phát triển sản xuất chè của huyện Thuận Châu; Nhóm giải pháp vĩ
mơ; Đầu tư về vốn cho sản xuất chế biến và tiêu thụ chè; Ứng dụng khoa học - công
nghệ nhất là khoa học công nghệ sản xút giống chè; Giải pháp về đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực; Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại; Tăng cường quy hoạch
đất, xây dựng cơ sở hạ tầng và lựa chọn các hình thức sản xuất chè hợp lý.

viii


THESIS ABSTRACT
Author: Cam Thi Tu Uyen
Thesis title: "Development of tea production in Thuan Chau district, Son La province"
Advisor: Dr. Dinh Van Dan
Major: Agricultural Economics

Code: 8 62 01 15


Academic Institution: Vietnam National University of Agriculture
Research Findings
The thesis aims to contribute to systematize theoretical and practical basis for tea
production development; to assess the current status of tea production and analyze the
main factors affecting the development of tea production in Thuan Chau district, Son La
province; and to propose some major solutions to develop tea production in Thuan Chau
district in the coming years.
The thesis uses methods such as site selection, sampling, data collection, data
processing and analysis methods. Collected data was used to assesse current status of
socio-economic status of Thuan Chau district, to point out the difficulties and
advantages in tea production development in Thuan Chau district with specific contents
such as seeds, production materials, processing, consumption, tea safety, mechanisms
for tea development, state management of tea production development.
Based on the science of tea development, current situation and development
orientation of tea production in Thuan Chau district, Son La province in the coming
time, the author propose solutions for developing tea production as follows: policies
related to tea development; improvement of the capacity of officials; macro solutions;
capital investment for tea production and processing, application of science and
technology, especially tea seedlings science and technology; human resource
development; solutions for market and trade promotion; land planning, infrastructure
improvement and selection of tea production forms.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X
về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn đã khẳng định: “Cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nơng nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của q trình

cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông
nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây
dựng nơng thơn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát
triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển tồn diện, hiện đại hóa nơng
nghiệp là then chốt. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải
phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất
đai, rừng; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho
phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực;
đồng thời tăng mạnh đầu tư của nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành
tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn
nhân lực, nâng cao dân trí nơng dân. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội; trước hết, phải
khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân…”
(Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung
ương Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nơng nghiệp,
nơng dân, nơng thơn).
Nước ta hiện nay có 122.500 ha chè, trong đó diện tích chè cho sản phẩm
là 117.400 ha (Niên giám thống kê tóm tắt, 2016). Thị trường xuất khẩu chè hiện
nay chủ yếu xuất chè sang Pakistan, Nga, Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Mỹ,
Châu Âu, Philippines…. Hiện nay, do lợi nhuận trước mắt nên một số hộ gia
đình, cá nhân đã làm ảnh hưởng đến chất lượng chè sản xuất ra như vụ cho bùn,
bột đá, thậm chí mùn quặng vào chè ở Thái Nguyên; Pha trộn các loại tạp chất
không rõ nguồn gốc ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và huyện Đoan Hùng,
tỉnh Phú Thọ; Chế biến chè bẩn ở tỉnh Yên Bái. Để có nguyên liệu sản xuất nhiều
nhà máy trong nước thu mua nguyên liệu mà không quan tâm đến chất lượng đầu

1



vào, khơng kiểm sốt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kim loại nặng và
các nguy cơ mất an toàn khác.
Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La được thiên nhiên ưu đãi với một hệ thống
đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết thích hợp cho việc phát triển cây chè. Huyện
có diện tích chè khá lớn được phân bố chủ yếu ở các xã phía Đường 6 và phía hạ
huyện, với xã nhiều xã trọng điểm đang được chú trọng phát triển. Cây chè đã trở
thành một trong những cây trồng quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân trong huyện.
Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La định hướng phát triển ngành trồng trọt,
trong thời gian tới là theo hướng sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo
quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm
và lợi thế của địa phương. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là
công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, thích ứng với
biến đổi khí hậu. Để thực hiện được định hướng trên, một trong những giải pháp
là tổ chức triển khai thực hiện phát triển cây chè trên địa bàn huyện Thuận Châu.
Có thể nói việc phát triển cây chè trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã
và đang được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, Ủy ban nhân dân tỉnh
Sơn La quan tâm, chỉ đạo triển khai trong nhiều năm qua. Đây là một trong
những mơ hình liên kết 4 nhà (Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông - Nhà
khoa học) tiêu biểu của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La với mục tiêu phát triển
cây chè trở thành cây xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu cho nhân dân các
dân tộc vùng trồng chè gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực;
chuyển đổi một phần diện tích đất nơng nghiệp kém hiệu quả sang trồng, kinh
doanh cây chè, dần chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp trong vùng sang
làm công nhân cho các nhà máy chế biến chè và dịch vụ.
Những năm trước, tình hình tiêu thụ chè, xuất khẩu chè rất tốt, nhưng
những năm gần đây yêu cầu chè ngày một cao hơn về chất lượng, mẫu mã… chỉ
có thể bán được chè chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là các sản
phẩm chè xuất khẩu. Sản phẩm chè của nước ta đang phải cạnh tranh gay gắt với

sản phẩm của các nước có quy trình sản xuất tiên tiến. Do đó sản xuất chè theo
hướng an tồn trên địa bàn huyện Thuận Châu đã có bước phát triển đang được
đặt ra, song kết quả chưa cao và chưa tương ứng với tiềm năng hiện có. Các hộ
trồng chè vẫn chưa kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật và
kim loại nặng trong đất gây nên hiện tượng an toàn vệ sinh thực phẩm kém; Chất

2


lượng chè chưa cao, mẫu mã không đẹp, chuyển giao công nghệ trong sản xuất,
thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch cịn hạn chế dẫn đến tình trạng giá chè thấp,
khó tiêu thụ và cây chè khơng phát triển hết tiềm năng.
Như vậy thực trạng phát triển sản xuất chè ở huyện Thuận Châu như thế
nào? Những yếu tố nào ảnh huởng đến phát triển sản xuất chè ở Huyện. Giải
pháp nào để thúc đẩy phát triển sản xuất chè để đạt hiệu quả cao tương xứng với
ưu đãi của thiên nhiên dành cho huyện? ….
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn Đề tài: “Phát triển sản xuất
chè tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của
mình để tiếp tục khẳng định những giá trị lý luận, thực tiễn về công tác quản lý
nhà nước đối với việc phát triển chè tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè, phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển sản xuất chè tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản
xuất chè.
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè và phân tích các yếu tố chủ
yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè đạt hiệu
quả cao tại huyện Thuận Châu trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất chè tại huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La với các đối tượng nghiên cứu sau:
Chủ thể nghiên cứu: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân trồng
chè trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Khách thể nghiên cứu: Thực trạng phát triển sản xuất chè, cơ chế chính
sách thúc đẩy phát triển chè, các giải pháp đang áp dụng ở địa phương.

3


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất chè VietGap, các yếu tố
ảnh hưởng đến sản xuất chè từ đó đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất chè tại
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đạt tiêu chuẩn tốt hơn.
Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Về thời gian
Thông tin số liệu thứ cấp thu thập từ năm (2014 - 2016).
Số liệu điều tra sơ cấp trong năm 2016, 2017.
Thời gian định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Thời gian áp dụng các giải pháp từ nay đến năm 2030.
Thời gian áp dụng các giải pháp từ nay đến năm 2030.
1.4. CÂU HỎI ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT
Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản xuất chè trên địa bàn huyện Thuận
Châu, tỉnh Sơn La?

Thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
trong thời gian qua như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất chè trên địa bàn
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La?
- Các giải pháp cụ thể nào để phát triển sản xuất chè đạt hiệu quả cao,
bền vững tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trong những năm tới trong thời
gian tới?
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài hệ thống được cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè. Từ đó, đưa
lý luận vào đối chiếu với hoạt động thực tiễn sản xuất chè trên địa bàn huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Đánh giá được thực trạng sản xuất chè trên địa bàn
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trong thời gian qua như thế nào; Các yếu tố nào
ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất chè ; Đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm
phát triển sản xuất chè đạt hiệu quả cao, bền vững tại huyện Thuận Châu, tỉnh
Sơn La trong thời gian tới.

4


Trong thời gian tới có thể vận dụng các kết quả của đề tài vào quá trình
xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về phát
triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La như các văn bản
về: Kế hoạch sản xuất chè, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm chè, phân cơng
bố trí cơng chức, viên chức và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong thực hiện
nhiệm vụ phát triển sản xuất chè.
Đề tài là tài liệu tham khảo, có thể vận dụng một số kết quả nghiên cứu
vào phát triển sản xuất chè tại một số huyện của tỉnh Sơn La như huyện Mộc
Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Bắc Yên, Phù Yên và trong công tác lãnh đạo, chỉ
đạo về quản lý nhà nước đối với sản xuất chè của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Sơn La, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý

chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Trung tâm Khuyến nông và UBND các
huyện trồng chè trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Ngoài ra, đề tài là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
gia đình sản xuất chè và cho các địa phương ở các tỉnh miền núi phía bắc có
trồng chè trong tổ chức triển khai các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với phát
triển sản xuất chè theo hướng bền vững.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển, phát triển sản xuất
Khái niệm phát triển
Cho đến nay có nhiều nghiên cứu đã nhiều định nghĩa khác nhau về phát
triển đại diện cho mỗi cách đánh giá khác nhau về phát triển.
Theo Ngân hàng thế giới: Phát triển là sự tăng trưởng về kinh tế, bao gồm
những thuộc tính liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, tự do về
chính trị và các quyền tự do của con người (World Bank, 1992).
Có thể hiểu sự phát triển được hình thành bởi nhiều yếu tố, nó là một q
trình thay đổi phức tạp của tập hợp các phạm trù: vật chất, tinh thần, sống, niềm
tin, các quan hệ xã hội khác Tuy nhiên, phát triển kinh tế được hiểu là sự lớn lên
về mọi mặt như: tăng lên về số lượng, tốt hơn về chất lượng, cân đối, hiệu quả,
công bằng, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế không chỉ tạo ra
nhiều hơn về số lượng của cải vật chất, tốt hơn về chất lượng mà cịn bao gồm cả
phân phối cơng bằng lợi ích xã hội. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với
những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và
những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực thô sơ, tăng tỷ trọng

của khu vực chế biến và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hồn thiện
về kinh tế, xã hội, mơi trường, thể chế trong một thời gian nhất định (Tạ Ngọc
Tấn và cs., 2016).
Nội dung của phát triển kinh tế bao gồm: sự tăng lên của tổng sản phẩm
quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân(GNP) và GDP theo đầu người; Sự biến
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng các ngành dịch vụ và
công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp giảm
xuống; Mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên
của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế,… mà mỗi người dân được hưởng
Phát triển cũng được hiểu là đáp ứng nhu cầu hiện tại, nhưng để đảm bảo
phát triển bền vững thì phát triển hiện tại phải không làm tổn thương đến nhu cầu

6


phát triển của tương lai. Do đó trên thế giới đã xuất hiện khái niệm mới về phát
triển, là “phát triển bền vững”. Như vậy phát triển bền vững phải lồng ghép các
vấn đề kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Phát triển
kinh tế, xã hội và quản lý môi trường vững chắc là những mặt bổ sung cho nhau
trong một chương trình hành động, cho thế hệ tương lai được thừa hưởng thành
quả của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục, khoa học, kỹ thuật, kiến thức và các
nguồn lực khác.
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế.
Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là
sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở
mỗi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006). Phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình
qn đầu người, cịn bao gồm cả các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân,
nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, cải thiện sức khoẻ và đảm bảo sự
bình đẳng cũng như quyền cơng dân. Phát triển còn là sự tăng bền vững về các tiêu
chuẩn sống, bảo gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường.

Phát triển là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng
về cơ hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do cơng dân của con người.
2.1.1.3. Chè an toàn, phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
Chè an toàn
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Chương I Thông tư số 59/2012/TTBNNPTNT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an tồn (Thơng tư
đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2015): Chè an toàn là sản
phẩm chè búp tươi được sản xuất phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều
kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc phù hợp quy trình sản xuất chè an toàn
(bao gồm cả sản phẩm) hoặc phù hợp với các quy định liên quan đến đảm bảo an
toàn thực phẩm có trong quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt cho chè
búp tươi an toàn VietGAP hoặc các tiêu chuẩn GAP khác và được chế biến theo
quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và mẫu
điển hình đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định.
Cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến chè an toàn
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Chương I Thông tư số 59/2012/TTBNNPTNT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát

7


triển nông thôn Quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an tồn (Thơng tư
đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2015): Cơ sở sản xuất, sơ
chế, chế biến chè an toàn là cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn
thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến chè.
Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến chè
Theo quy định tại Điều 5, Chương II Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT
ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an tồn (Thơng tư đã hết hiệu
lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2015):
Điều kiện sản xuất chè: Thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chè búp tươi trong sản xuất do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc các quy định liên quan đến
đảm bảo an toàn thực phẩm có trong VietGAP nhưng mức giới hạn an tồn
khơng thấp hơn các quy định tại VietGAP.
Điều kiện chế biến chè: Thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 01- 07: 2009/BNNPTNT cơ sở chế biến chè - điều kiện đảm bảo vệ sinh
an tồn thực phẩm.
VietGAP
Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP - Vietnamese
Good Agricultural Practices) cho sản phẩm trồng trọt là những nguyên tắc, trình
tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm bảo đảm
an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người
sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguồn gốc sản phẩm do
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc các tiêu chuẩn GAP khác
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định (Trung tâm Thông tin
nghiên cứu và phát triển, 2014).
VietGAP và các GAP khác không phải là quy trình sản xuất mà chỉ nêu
lên các nguyên tắc và hành động đúng mà nhà sản xuất, sơ chế phải áp dụng để
loại trừ các mối nguy có thể xẩy ra từ khi bắt đầu sản xuất đến khi sản phẩm
được đưa ra thị trường tiêu thụ. Các nhóm mối nguy đó bao gồm các mối nguy
về hóa học (kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật và nitorat ), vi sinh vật (E.
Coli, Samonella, Coliforms…) và vật lý (như mảnh vỡ bóng đèn…) có thể
nhiễm vào sản phẩm từ đất trồng, nước tưới, phân bón, thuốc BVTV, nước rửa,

8


dụng cụ sơ chế, người sản xuất, sơ chế…và có thể xẩy ra trong suốt q trình
sản xuất, sơ chế.
Ngồi ra, VietGAP yêu cầu nhà sản xuất phải ghi chép các thông tin về

điều kiện sản xuất, sơ chế và các biện pháp đã áp dụng trong quá trình sản xuất,
sơ chế, bán sản phẩm để nhà sản xuất kịp thời khắc phục sai sót và có thể truy
nguyên được nguồn gốc khi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. VietGAP
có thể được tóm tắt, cụ thể hố như sau:
Đáp ứng điều kiện sản
xuất, sơ chế an toàn
theo VietGAP

Cán bộ kỹ thuật, người
Sử dụng giống, phân
lao động, quy trình sản
bón, thuốc BVTV, nước
xuất, sơ chế an tồn; đất
tưới và các biện pháp kỹ
trồng; nước tưới; nước
thuật khác theo đúng quy
rửa, nhà xưởng, dụng cụ +
định.
sơ chế, bao gói; biểu
mẫu ghi chép.
Ghi chép lập hồ sơ về
điều kiện sản xuất, sơ
chế....

Áp dụng quy trình sơ
chế an tồn theo
VietGAP

Áp dụng quy trình sản
xuất an tồn theo

VietGAP

+

Ghi chép về sử dụng
giống, thuốc bảo vệ thực
vật, phân bón....

Thời điểm thu hoạch; sử
dụng nước rửa, hóa
chất, dụng cụ bảo quản,
bao gói, phương tiện
vận chuyển... theo đúng
quy định.
Ghi chép về thời điểm
thu hoạch, chủng loại,
khối lượng sản phẩm,
nơi bán hàng....

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sản xuất theo GAP là xu thế tất yếu của
ngành trồng trọt, trước hết đối với sản xuất rau, quả, chè. Nhà sản xuất tuân thủ
GAP thì chắc chắn sản phẩm của họ sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
(VSATTP). Sản phẩm được công bố sản xuất, sơ chế theo GAP sẽ tạo niềm tin
cho người tiêu dùng rằng sản phẩm đó có mức độ VSATTP cao hơn các sản
phẩm chưa được công bố.
Khái niệm về sản xuất và Phát triển sản xuất chè
Sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất,
thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời
sống con người. Sản xuất là q trình phối hợp và điều hịa các yếu tố đầu vào
(tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ

(đầu ra). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử

9


dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng
một hàm sản xuất: Q = f (X 1 , X 2 ,..., X n ).
Phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của
quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên
về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu. Phát triển sản xuất bao gồm
phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn là cơ sở được cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến
rau, quả hoặc sản xuất, chế biến chè
Phát triển sản xuất chè an toàn là thực hiện sản xuất chè theo quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chè
trong sản xuất do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc theo
quy trình kỹ thuật sản xuất an tồn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phê duyệt hoặc theo các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm.
2.1.2. Vai trò phát triển sản xuất chè
2.1.2.1. Đảm bảo ổn định sản lượng, chất lượng chè
Việc đề ra một tiêu chuẩn phát triển sản xuất chè an toàn như VietGAP là
rất quan trọng góp phần đảm bảo sản lượng chè phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu, mang lại thu nhập cho người nông dân. Phát triển sản xuất
chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là một xu hướng tất yếu, quan trọng để đảm
bảo chất lượng chè trong thời gian tới.
2.1.2.2. Bảo vệ sức khỏe người lao động tiêu dùng
Việc tuân thủ theo quy trình sản xuất chè an tồn VietGAP khơng chỉ bảo
vệ sức khỏe người tiêu dùng qua chất lượng chè mà còn bảo vệ người sản xuất.
Việc sử dụng bừa bãi các loại phân hóa học, phân tươi, thuốc bảo vệ thực vật,

nước tưới không đảm bảo sẽ dễ thấy sự ảnh hưởng tới sức khỏe trực tiếp người
lao động. Dư lượng để lại trong các sản phẩm chè sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới
người tiêu dùng.
Sức khỏe con người và vệ sinh an tồn thực phẩm (VSATTP) có mối
quan hệ mật thiết với nhau, mỗi thay đổi nhỏ của thực phẩm cũng tác động đến
sức khỏe có thể theo hướng tích cực hoặc khơng tích cực. Chính vì tính chất quan
trọng của thực phẩm đối với sức khỏe con người, nhất là khi Việt Nam đã gia

10


nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), sản phẩm nơng nghiệp khơng chỉ cịn
phục vụ tiêu dùng trong nước mà cịn là hàng hóa xuất khẩu đảm bảo tiêu chuẩn
quốc tế, nên việc kiểm soát được chất lượng VSATTP ngày càng trở nên cấp
thiết, trong đó vấn đề kiểm sốt được quy trình sản xuất thực phẩm và các sản
phẩm có liên quan được đặt lên hàng đầu.
Để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông phẩm, thực phẩm an tồn nói chung
và rau, quả, chè an tồn nói riêng, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã ban
hành VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt cho rau, quả, chè
búp tươi an toàn tại Việt Nam). Đây là một quy trình áp dụng tự nguyện, có mục
đích hướng dẫn các nhà sản xuất nâng cao chất lượng, đảm bảo VSATTP, nâng
cao hiệu quả, ngăn ngừa hoặc giảm tối đa những nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, sinh
học và vật lý có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo
quản, vận chuyển mua bán chè. Những mối nguy cơ này tác động xấu đến chất
lượng, VSATTP, môi trường và sức khỏe của con người. Chính vì vậy, các tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh muốn cung cấp được sản phẩm nông nghiệp
sạch, đảm bảo VSATTP theo tiêu chuẩn quốc tế cần áp dụng VietGAP và phải
được chứng nhận, đó là bước khởi đầu cần thiết, tạo cơ sở cho việc phát triển và
thực thi chương trình thực hành nơng nghiệp tốt (GAP) đối với sản xuất chè.
2.1.2.3. Bảo vệ người sản xuất chân chính

Hiện tượng phổ biến hiện nay là chè an toàn chưa được đánh giá đúng với
giá trị thực vì vẫn cịn trình trạng “lập lờ đánh lận con đen” khi mà khơng ít lái
bn đã làm giả nhãn mác, ảnh hưởng đến uy tín chất lượng chè an toàn. Bởi
vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần vào cuộc, có chế tài cụ thể, xử lý nghiêm
minh những trường hợp vi phạm để bảo vệ người làm chè làm ra sản phẩm an
toàn, chất lượng cao. Phát động các phong trào, tăng cường kiểm tra theo dõi
giám sát để thúc đẩy phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP là việc làm
rất quan trọng nâng cao tính cạnh tranh của chè an tồn, bên cạnh đó ngăn chặn
việc làm gian dối của nhiều người chuộc lợi, bảo vệ người sản xuất trân chính,
nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng chè cũng như nâng cao đời sống của
nhiều người nghèo.
2.1.2.4. Bảo vệ môi trường
Phát triển sản xuất chè an tồn theo VietGAP cịn góp một phần khơng
nhỏ vào bảo vệ mơi trường. Việc triển khai phát triển sản xuất chè an toàn theo

11


tiêu chuẩn VietGAP có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi tập quán canh tác
chè theo hướng truyền thống sang thâm canh cây chè theo hướng sản xuất hàng
hóa, nhằm mang lại năng suất, chất lượng cao. Việc hạn chế sử dụng các loại
phân hóa học, phân tươi, hóa chất BVTV bừa bãi, nước tưới không đảm bảo,
cũng như các vùng đất không đủ điều kiện trồng chè sẽ hạn chế được tiếp thêm
các dư lượng hóa chất khơng an tồn vào mơi trường đất, nước và khơng khí. Với
mục đích đảm bảo an tồn thực phẩm, an tồn cho người sản xuất và bảo vệ mơi
trường thì việc áp dụng VietGAP vào sản xuất chè là thực sự quan trọng và có ý
nghĩa thực tiễn.
2.1.3. Nội dung phát triển sản xuất chè
2.1.3.1. Phát triển diện tích trồng chè
Quy hoạch và phát triển diện tích đất trồng chè

Sự tăng lên của diện tích chè được sản xuất là một mặt quan trọng của nội
dung phát triển sản xuất chè. Sự tăng lên của diện tích chè theo VietGAP góp
phần chứng minh hướng sản xuất chè theo tiêu chuẩn này đã có bước phát triển
đầu tiên về phát triển sản xuất chè an tồn theo tiêu chuẩn VietGAP. Diện tích
tăng chứng minh xu thế đúng đắn, được nhiều người làm theo.
Diện tích chè thể hiện ở diện tích trồng mới và diện tích kinh doanh. Nếu
diện tích trồng mới tăng lên chứng tỏ xu hướng đang bước vào giai đoạn đầu phát
triển. Nếu diện tích chè kinh doanh tăng lên chứng tỏ nhận thức của người dân về
sự an toàn của chè tiến bộ và đã được áp dụng từ lâu. Khi đó cần xét đến vấn đề
bảo tồn diện tích và nguyên nhân làm cho chất lượng chè mất vệ sinh an tồn
thực phẩm (VSATTP) có nằm ở khâu sản xuất chè khơng? Từ đó có giải pháp
thích hợp.
2.1.3.2. Tăng trưởng về nâng cao năng suất, sản lượng chè
Năng suất, sản lượng là yếu tố biểu hiện rõ nhất sự phát triển sản xuất
một loại cây trồng nào đó. Sự tăng lên của năng suất, sản lượng còn chứng minh
trình độ tổ chức quản lý sản xuất tăng lên, đầu tư tăng lên, hay nói cách khác là
phương thức làm đã được thay đổi. Năng suất, sản lượng chè an toàn theo
VietGAP tăng lên chứng tỏ hướng phát triển, trình độ quản lý sản xuất và đầu tư
của người sản xuất vào các quy trình đã được cập nhật và áp dụng.
Năng suất, sản lượng tăng góp phần tăng lên về giá trị sử dụng đất, giá trị
sản xuất, giá trị nguồn nhân lực và quan trọng là nâng cao thu nhập cho người

12


trồng chè. Năng suất, sản lượng tăng lên cịn góp phần ổn định sự phát triển sản
xuất của ngành chè, hướng phát triển sản xuất chè an toàn cũng như xu thế tất
yếu của sự phát triển.
2.1.3.3. Tăng trưởng của giá trị sản xuất chè, giá trị xuất khẩu
Giá trị sản xuất của sản phẩm chè tăng lên chứng tỏ được sự phát triển

mạnh của sản phẩm. Giá trị sản xuất được hình thành từ sản lượng và giá bán, khi
một trong hai yếu tố tăng lên sẽ làm cho giá trị sản xuất tăng lên. Điều đó cho
thấy, sản lượng tăng lên chứng minh sự phát triển ở khâu sản xuất, nhận thức
đúng đắn, đầu tư hiệu quả, quy trình được áp dụng rộng rãi hơn, quy mơ hơn. Giá
bán tăng lên chứng minh sự quan tâm của ngành chè, cơ quan chức năng, người
sản xuất và người tiêu dùng tới tiêu thụ của sản phẩm chè. Việc tăng giá trị sản
xuất chè an toàn theo VietGAP hiện nay là yếu tố quyết định lớn nhất tới sự phát
triển và khả năng duy trì sự phát triển đó của ngành chè. Căn cứ vào đó để có
những giải pháp hợp lý tăng cường năng suất, sản lượng, giá trị và thị trường
đảm bảo phát triển sản xuất chè.
2.1.3.4. Tăng trưởng về chất lượng, thị trường tiêu thụ chè
Tăng trưởng về chất lượng là một phạm trù trong phát triển sản xuất chè
an tồn. Chất lượng được đảm bảo thì tất yếu sẽ giữ được thị trường ổn định,
nhất là các thị trường xuất khẩu trên thế giới.
Thị trường tiêu thụ chè ổn định và ngày càng tăng lên là minh chứng cho
thấy sự phát triển sản xuất chè theo VietGAP đang có bước phát triển mạnh và
đột phá, sự tăng lên của thị trường cho thấy cả sản lượng, giá trị, năng suất và cả
chất lượng, uy tín, thương hiệu… đều phát triển. Từ đó đánh dấu một sự phát
triển mới, và giải pháp duy trì thị trường là thực sự cần thiết để duy trì sự phát
triển sản xuất ngành chè.
2.1.3.5. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và đầu tư thâm
canh, ứng dụng khoa học công nghệ nhất là khuyến nông cho sản xuất chè
Cơng tác khuyến nơng cũng có vai trị hết sức quan trọng trong việc
chuyển giao những tiến bộ khoa học cơng nghệ, xây dựng mơ hình trình diễn kỹ
thuật tiên tiến nhân ra diện rộng và phổ biến chính sách định hướng phát triển sản
xuất chè an toàn đến người dân.
Các nội dung tăng cường gồm bố trí cán bộ chuyên phụ trách về chè, tăng
cường công tác đào tạo tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ khuyến nông viên

13



và cán bộ phụ trách ngành chè như điều kiện sản xuất, điều kiện nhân lực, đất
trồng và giá thể, nước tưới, quy trình sản xuất theo hướng an tồn; điều kiện chế
biến chè an toàn về nhân lực, nhà xưởng, nước sử dụng, và quy trình chế biến
chè an toàn.
Tăng cường xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống giao
thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống tưới (nhỏ giọt, phun)… phục vụ sản xuất chè.
Đưa các giống chè mới cho năng suất, chất lượng cao và phù hợp với nhu cầu thị
trường vào trồng với quy mơ lớn.
Tăng cường đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất chè như đưa máy móc,
khoa học kỹ thuật vào trong khâu: làm đất chuẩn bị trồng chè, thu hoạch, bảo
quản chè sau thu hoạch… nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng chè sản xuất ra.
2.1.3.6. Thu nhập tăng lên của các hộ trồng chè
Thu nhập của các hộ trồng chè nói chung và theo VietGAP tăng lên là yếu
tố góp phần quyết định sự phát triển bền vững sản xuất chè. Các hộ trồng chè là
yếu tố quan trọng của chương trình phát động, quy trình VietGAP là cơng cụ
phát triển ngành chè. Thu nhập của các hộ trồng chè tăng lên cho thấy sự phát
triển đúng đắn của xu hướng sản xuất chè an toàn được ứng dụng đúng đắn và có
chính sách phát triển hợp lý. Thu nhập tăng lên góp phần tăng mức sống, khả
năng tái đầu tư cũng như một phần mong muốn của người làm chè an tồn được
đáp ứng. Góp phần duy trì sự phát triển ổn định của ngành chè (Ngô Quang
Trung (2006).
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè
2.1.4.1. Các yếu tố nội tại
Diện tích, năng suất, sản lượng, giá bán và giá trị sản xuất sản phẩm chè
Diện tích, năng suất, sản lượng là yếu tố rõ nhất biểu thị sự phát triển sản
xuất chè. Diện tích, năng suất, sản lượng ảnh hưởng tới các chỉ tiêu như giá trị
sản xuất, thu nhập, mức sống của những người sản xuất chè, cùng với giá bán,
diện tích, năng suất, sản lượng mang yếu tố quyết định việc hộ trồng chè. Thông

thường, thay đổi một tập quán canh tác cần phải có những yếu tố cần và đủ.
Những chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lượng chính là yếu tố cần và giá bán, khả
năng tiêu thụ, giá trị sản xuất và mức sống là yếu tố đủ để quyết định một hộ
trồng chè tuân thủ theo quy trình.

14


Nhiều hộ gia đình tuân thủ theo quy trình thì việc quy hoạch phát triển
vùng chè theo VietGAP là điều khơng mấy khó khăn đối với địa phương. Do đó
khi định hướng phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP địa phương cần chú
ý phát triển diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất của chè VietGAP,
như vậy sẽ tạo động lực cho người trồng chè chú ý hơn đến tiêu chuẩn chất lượng
chè, đây cũng là yếu tố góp phần giữ ổn định thị trường.
Trình độ lao động tham gia sản xuất chè
Việc áp dụng một quy trình mới, với nhiều yêu cầu kỹ thuật và tuân thủ
nhiều nguyên tắc mới, làm quen với cách tổ chức quản lý sản xuất mới với một
người lao động có kinh nghiệm và tập quán canh tác cũ thì ít nhiều sẽ gặp phải
khó khăn. Nhất là những người có trình độ lao động thấp, việc này càng trở nên
khó khăn. Họ cần có những lớp tập huấn, những buổi thuyết trình và mơ hình thử
nghiệm nhiều hơn.
Trình độ lao động ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu kỹ thuật và ứng
dụng kỹ thuật vào sản xuất cũng như tổ chức quản lý sản xuất hiệu quả khoa học,
từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển chè của chính hộ gia đình đó cũng như phát
triển chè của địa phương.
Tình hình đầu tư và sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật và xử lý
rác thải của người sản xuất chè
Đầu tư là bước cơ bản và quan trọng nhất của sự phát triển sản xuất một
cây trồng nào đó. Việc đầu tư hợp lý cho cây chè thể hiện quá trình quản lý tổ
chức sản xuất. Tuy nhiên đầu tư đi kèm với sử dụng các loại phân hóa học, hóa

chất BVTV vào chè an tồn cần tn thủ đúng quy trình kỹ thuật, và xử lý rác
thải nông nghiệp cũng yêu cầu đúng quy trình kỹ thuật và tuân thủ chặt chẽ.
Thực tế hiện nay việc quản lý sử dụng phân bón và hóa chất BVTV cũng
như xử lý rác thải nơng nghiệp ở các vùng trồng chè an toàn chưa thật sự chặt
chẽ. Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp tới dư lượng hóa chất độc hại như: NO 3 ;
thuốc BVTV, kim loại nặng… trong sản phẩm chè vượt mức cho phép, làm giảm
chất lượng chè. Xử lý rác thải nông nghiệp cũng là vấn đề đáng bàn, nó cũng
đang góp phần làm môi trường đất, nước ô nhiễm nghiêm trọng.
Phát triển sản xuất chè an toàn cần đặc biệt chú ý tới nguồn gốc phân bón,
thuốc BVTV, tình hình sử dụng và xử lý rác thải nông nghiệp, cần kiểm tra giám
sát và xử lý nghiêm để người trồng chè an toàn tuân thủ chặt chẽ, đảm bảo chất
lượng chè đáp ứng tiêu chuẩn.

15


×