Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Nghiên cứu so sánh hai tác phẩm nghìn lẻ một đêm và mười ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 205 trang )

ðẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ðẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN NGỌC BẢO TRÂM

NGHIÊN CỨU SO SÁNH HAI TÁC PHẨM

NGHÌN LẺ MỘT ðÊM VÀ MƯỜI NGÀY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NƯỚC NGỒI
MÃ SỐ: 60.22.30

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009

1


ðẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ðẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN NGỌC BẢO TRÂM

NGHIÊN CỨU SO SÁNH HAI TÁC PHẨM

NGHÌN LẺ MỘT ðÊM VÀ MƯỜI NGÀY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
Mã số: 60.22.30


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009

2


LỜI CẢM ƠN
Tôi được may mắn hơn nhiều bạn bè đồng trang lứa khi có cơ hội
nối dài những năm tháng gắn bó với trường lớp và sách vở. Trong suốt
những chặng đường liên tiếp ấy, tôi đã nhận được rất nhiều yêu thương,
chỉ dạy, quan tâm và giúp đỡ nhiệt thành từ thầy cô, gia đình, bè bạn và
những người thân thuộc.
Và không gì hơn những thành quả từ nỗ lực và cố gắng chính là
niềm tri ân tôi dành cho những tình cảm yêu mến ấy.
Em cảm ơn những tấm lòng thầy cô đã mở đường và khuyến khích
em vùng vẫy với đam mê.
Con cảm ơn bố từ con đường Văn ngày trước. Cảm ơn mẹ từ
nhiều năm mong nhớ con xa.
Ở cuối chặng đường này, em cảm ơn thầy Huỳnh Như Phương,
người đã nhiệt tâm và cẩn trọng cho công trình nghiên cứu của em được
hoàn thiện.
...Và cảm ơn mọi bước chân đã đi cùng tôi giữa cuộc đời này!

Tp. Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 10 năm 2009

Nguyễn Ngọc Bảo Trâm

3



MỤC LỤC
ðề mục

Trang

DẪN NHẬP .......................................................................................................... 6
CHƯƠNG MỘT: NGHÌN LẺ MỘT ðÊM VÀ MƯỜI NGÀY
NHỮNG TIỀN ðỀ NGHIÊN CỨU SO SÁNH ................... 21
1.1. Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày dưới ánh sáng phương pháp
so sánh loại hình lịch sử ............................................................................ 22
1.2. Phương ðông - phương Tây và những mối liên hệ lịch sử văn hóa ............. 28
1.3. Nghìn lẻ một ñêm và Mười ngày trong phối cảnh văn học ......................... 42
1.3.1. Văn bản và nguồn gốc ..................................................................... 42
1.3.2. Nghìn lẻ một ñêm và Mười ngày trong truyền thống văn
học dân tộc ...................................................................................... 49
1.3.3. Ảnh hưởng của Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày ........................... 56
CHƯƠNG HAI: GIÁ TRỊ NHÂN VĂN
TRONG NGHÌN LẺ MỘT ðÊM VÀ MƯỜI
NGÀY .................................................................................... 63
2.1. Con người tự do và những nhận thức mới ................................................. 66
2.1.1. Khẳng ñịnh tư cách và các phẩm chất con người ............................ 67
2.1.2. ðả kích và trào lộng đời sống xã hội .............................................. 74
2.2. Cảm hứng tận hưởng trong cuộc sống thế tục ............................................. 80
2.2.1. ðề cao nhu cầu bản thể .................................................................. 80
2.2.2. Những cung bậc tụng ca tình yêu ................................................... 87
2.3. Ngợi ca vẻ đẹp nhục thể và nữ tính ............................................................ 93
CHƯƠNG BA:

NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN

TRONG NGHÌN LẺ MỘT ðÊM VÀ MƯỜI
NGÀY .................................................................................. 108
3.1. Nghệ thuật truyện khung trong Nghìn lẻ một ñêm và Mười ngày ............ 109
3.1.1. Kiểu truyện khung trong văn học ................................................ 109
3.1.2. Truyện kể và mơ hình ñời sống trong Nghìn lẻ một ñêm
và Mười ngày ............................................................................. 115
3.2. Các mơ thức truyện kể trong Nghìn lẻ một ñêm và Mười ngày ................ 123
3.2.1. Sự vay mượn các mô thức phổ biến trong văn học thế giới .......... 124
3.2.2. Các mô thức thần kỳ và hiện thực ................................................ 132
3.3. Người kể chuyện và những truyện kể ....................................................... 143
3.3.1. Hình tượng người kể chuyện ........................................................ 143
3.3.2. Ý nghĩa của truyện kể .................................................................. 147

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 154

4


THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 159
PHỤ LỤC ..........................................................................................................
1. ðoạn kết truyện Nghìn lẻ một đêm .........................................................
2. Niên biểu Boccaccio – Cuộc ñời và tác phẩm ..........................................
3. Các bài thơ trong tác phẩm Mười ngày ...................................................
4. Truyện (V,4) trong Mười ngày – Chim họa mi .......................................
5. Bản chú giải (một số từ vựng và thuật ngữ)..............................................

5

170
170

181
185
194
201


DẪN NHẬP

1. Lý do chọn ñề tài
Ngành văn học so sánh hiện nay ñã trở thành một ngành nghiên cứu quan
trọng trong hoạt ñộng nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Khuynh hướng nghiên cứu
văn học so sánh mở ra những khả năng nghiên cứu bao quát và thiết thực cũng như
tạo ra cái nhìn nền tảng và hệ thống trong nghiên cứu văn học. ðặc biệt là ưu thế
trong việc xác ñịnh giá trị của các ñối tượng văn học khơng phải như là những cá
thể độc lập mà có sự đối chiếu, liên hệ với các đối tượng khác ñể ñạt ñược những
ñánh giá rõ nét, khái quát và ña chiều hơn.
Văn học Arab và văn học Italy là hai nền văn học có lịch sử lâu đời và có
nhiều thành tựu của văn học thế giới. Văn học Arab phát triển từ cái nôi cổ xưa
Trung Cận ðông với những di sản rực rỡ từ văn học Sumer, Akkad, Babylon, Do
Thái,... Văn học Italy hình thành từ q hương La Mã cổ đại, vốn có vị trí quan
trọng trong thời đại Phục hưng châu Âu và bình minh của thời hiện ñại trong văn
học thế giới. Ở Việt Nam, đã có những tác phẩm văn học Arab và Italy ñược dịch và
giới thiệu, tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu về hai nền
văn học này, các nghiên cứu thực sự chưa ñược bao quát và liền mạch. Nếu văn học
Italy không ñược nghiên cứu nhiều và lâu dài như các nền văn học Tây Âu khác là
Anh, Pháp, ðức, thì văn học Trung Cận ðơng vẫn là một vùng đất xa xơi và nhiều
lạ lẫm.
Ra đời từ những nền văn học lớn, hai kiệt tác Nghìn lẻ một đêm và Mười
ngày ñều là những ñại diện ưu tú của văn học dân tộc góp mặt vào văn học thế giới.
Hai tác phẩm được phổ biến và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong văn học thế giới

này ñã ñược giới thiệu và dịch sang tiếng Việt tuy rằng chưa trọn vẹn. ðược u
thích ở Việt Nam, đặc biệt là trường hợp của Nghìn lẻ một đêm, hai tác phẩm vẫn
chưa thực sự ñược giới nghiên cứu chú ý tương xứng với tầm giá trị của chúng. Vì

6


vậy, nghiên cứu Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày cũng như nghiên cứu văn học
Arab và văn học Italy là cần thiết và hứa hẹn những kết quả nghiên cứu mới mẻ.
Khi tiếp xúc với Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày, chúng tôi nhận thấy ý
nghĩa quan trọng của hai tác phẩm này là việc dùng những truyện kể để tái hiện,
ngợi ca sự tồn tại và gìn giữ đời sống con người. ðó là ý nghĩa nhân văn quan trọng
mà văn học bất kỳ thuộc về thời ñại nào, ở biên giới quốc gia nào cũng theo ñuổi ñể
tạo nên một nguồn mạch tinh thần mạnh mẽ và giàu ñẹp cho nhân loại. Từ ý nghĩa
sâu sắc ấy người viết đã chọn Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày làm đối tượng
nghiên cứu của mình, với suy nghĩ rằng văn học cũng như hoạt ñộng văn học khơng
phải là điều gì trừu tượng, phi thực tế, mà đó thực sự là những điều hữu ích cho đời
sống tinh thần của con người.

2. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của luận văn là hai tác phẩm văn học Nghìn lẻ một
đêm và Mười ngày trong mối quan hệ so sánh.
2.1. Tác phẩm Nghìn lẻ một đêm vốn có nhiều bản dịch tiếng Việt ở Việt
Nam cũng như nhiều bản dịch tiếng Anh trên thế giới. Trong q trình thực hiện
luận văn chúng tơi sử dụng song song hai bản dịch tiếng Việt và tiếng Anh.
Về bản dịch tiếng Việt chúng tôi chọn bản dịch của nhà xuất bản Văn học Hà
Nội gồm 10 tập, ñã ñược in từ năm 1982 (tập 1) ñến năm 1989 (tập 10). Bốn tập ñầu
do Phan Quang dịch theo bản tiếng Pháp Contes des mille et une nuits của Antoine
Galland (1646-1715) (Nxb Frères Garnier, Paris, 1962). Sáu tập sau do nhóm dịch
giả Nguyễn Trác (chủ biên), ðồn Nồng, Nguyễn ðăng Châu, Tấn Khang dịch từ

bản tiếng Pháp Mille nuits et une nuit của Joseph Charles Mardrus (1868-1949)
(Nxb Charpentier et Fasquelle, Paris, 1925). Do ñược dịch từ hai nguồn văn bản
khác nhau, nên một vài truyện trong bốn tập ñầu và sáu tập sau có trùng lặp.

7


Trong số 10 tập sách, phần truyện kể do Phan Quang dịch ñã ñược chỉnh sửa
và tái bản rất nhiều lần dưới tiêu đề Nghìn lẻ một đêm (tồn tập). Phần cịn lại
khơng được tái bản, tuy nhiên đây chính là những tập sách dịch có văn phong uyển
chuyển, linh hoạt, và là bản dịch duy nhất ở Việt Nam dịch Nghìn lẻ một đêm gồm
các bài thơ, các lời ñối thoại giữa Shahrazad và vua Shahryar trong các ñêm kể
chuyện, cùng với phần kết của truyện nền. Trong tình hình tư liệu hiện nay ở Việt
Nam, theo chúng tơi bộ Nghìn lẻ một đêm 10 tập này là bản dịch tiếng Việt đầy đủ,
đáng tin cậy, và có giá trị nhất.
Về bản dịch tiếng Anh chúng tôi sử dụng bộ sách The Book of the
Thousand Nights and a Night (Cuốn sách Nghìn lẻ một đêm) của Richard Francis
Burton (1821-1890) gồm 17 tập, đã được soạn giả cơng bố lần ñầu trong các năm từ
1885 ñến 1888. Có thể xem ñây là bộ Nghìn lẻ một ñêm ñầy ñủ nhất hiện nay trên
thế giới, ñược tác giả soạn thảo từ q trình nghiên cứu văn hóa phương ðơng và
sưu tập văn bản tác phẩm trong nhiều năm.
Trong luận văn này, chúng tơi sử dụng văn bản định dạng kỹ thuật số từ bản
gốc ở thư viện ðại học California, Hoa Kỳ, trong dự án sách điện tử của tập đồn
Microsoft do Internet Archive thực hiện vào năm 2007, thông qua nguồn lưu trữ của
Internet Archive tại thư viện ñiện tử ðây là
trọn bộ sách 17 tập ñược xuất bản vào đầu thế kỷ XX do nhóm Burton Club xuất
bản hạn chế 1000 bản, các cuốn sách ñược ñánh số từ 1 đến 1000. Mười tập đầu có
tiêu đề A Plain and Literal Translation of the Arabian Nights Entertainments, now
Entituled The Book of the Thousand Nights and a Night with Introduction
Explanatory Notes on the Manners and Customs of Moslem Men and a Terminal

Essay upon the History of The Nights (Một bản dịch sát nghĩa và mạch lạc của tác
phẩm Những chuyện tiêu khiển trong ñêm Arab, với tiêu ñề Cuốn sách của Nghìn
lẻ một đêm và Giới thiệu những chú giải về phong tục tập quán của người Hồi giáo
và Những nghiên cứu về truyện kể ðêm). Bảy tập sau có tiêu đề Supplemental
Nights to The Book of the Thousand Nights and a Night with Notes

8


Anthropological and Explanatory (Các bổ sung cho Cuốn sách của Nghìn lẻ một
đêm với các chú thích nhân học và giảng giải).
ðồng thời, trong q trình nghiên cứu chúng tơi có tham khảo các bản dịch
tiếng Anh của các dịch giả khác như Joseph Charles Mardrus, Edward William
Lane, Husain Haddawy.
2.2. Về tác phẩm Mười ngày, chúng tôi sử dụng bản dịch tiếng Anh The
Decameron of Giovanni Boccaccio (Mười ngày của Giovanni Boccaccio) của dịch
giả Richard Aldington (1892-1962), Dell Publishing Co. Inc xuất bản năm 1968
(New York).
ðồng thời chúng tôi tham khảo và ñối chiếu với bản dịch tiếng Việt Mười
ngày do nhóm dịch giả Hướng Minh, Thiều Quang, ðào Mai Quyên dịch, nhà xuất
bản Văn học Hà Nội ấn hành năm 1985, dịch theo bản tiếng Pháp Le Décaméron
của Jean Boureiez (Nxb Garnier Frères, Paris, 1979). Hiện nay, ñây là bản dịch
Mười ngày duy nhất ở Việt Nam và ñã ñược tái bản nhiều lần. Bản dịch này bao
gồm ba mươi chín truyện trong tổng số một trăm truyện của Mười ngày, lược bỏ
toàn bộ mười bài thơ và nhiều ñoạn của văn bản gốc.
2.3. Trong luận văn này, hai tác phẩm Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày được
nghiên cứu so sánh trên những phương diện quan trọng như mối giao lưu văn hóa
lâu dài giữa vùng Trung Cận ðông và Tây Âu, tư tưởng và giá trị nhân văn trong
hai tác phẩm và những ñặc trưng về nghệ thuật kể chuyện. Trong khi thực hiện luận
văn, chúng tôi ñã tiếp cận nhiều truyện kể nổi tiếng của văn học thế giới nói chung,

đặc biệt là nguồn truyện Ấn ðộ. Những tác phẩm quan trọng gồm có ðại dương
truyện, Bảy bậc hiền minh, Truyện bốn mươi tể tướng, Nghìn lẻ một ngày,
Những câu chuyện Canterbury,… Văn bản tiếng Anh của các tác phẩm này cũng
như nhiều tài liệu khác ñược chúng tôi tham khảo từ nguồn học liệu mở của ðại học
California, ðại học Michigan, Hoa Kỳ và ðại học Toronto, Canada cùng với các dự
án số hóa sách của các tập đồn Google và Microsoft.

9


3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Nghìn lẻ một ñêm và Mười ngày là những tác phẩm có giá trị và tầm
ảnh hưởng mạnh trong văn học thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, các nghiên cứu về
hai tác phẩm này cịn rất hạn chế. Hầu như khơng có những nghiên cứu tập trung,
bao quát về hai tác phẩm mà chỉ dừng lại ở những bài viết, bài giới thiệu hoặc
những nghiên cứu rải rác và thơng tin ít ỏi.
– La Cơn (1961), “Mơ ước và đấu tranh của nhân dân trong truyện Một
nghìn một đêm lẻ”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 1. 1961, tr.59-72. ðây là một
nghiên cứu sớm về Nghìn lẻ một đêm với nhiều thơng tin bao qt và có giá trị.
– Một số thơng tin sơ lược về Nghìn lẻ một đêm và thời ñại của tác phẩm
trong sách Lịch sử văn minh Ả Rập của Will Durant do dịch giả Nguyễn Hiến Lê
dịch và giới thiệu năm 1975.
– Là một trong những người tham gia dịch Nghìn lẻ một đêm sang tiếng
Việt, dịch giả Phan Quang cũng có một số bài viết về tác phẩm, tuy nhiên vẫn có
nhiều hạn chế khi ông bỏ lửng kết thúc, và thiếu những hình dung về kiểu truyện
khung và truyện nền của tác phẩm. Các bài viết của ông gồm:
- “Lời giới thiệu” cho bộ Nghìn lẻ một đêm (1982), Nxb Văn học, tr.3-22
- “Cuộc sống thực tại và những ảo giác nhiệm màu (ðọc lại Nghìn lẻ một
đêm)”, Tạp chí Văn học số 6. 1982, tr.12-22
- “Nghìn lẻ một đêm một hiện thực khác của đạo Hồi”, Tạp chí Kiến thức

ngày nay số 516, 10.02.2004
- “Những bản Nghìn lẻ một đêm cổ nhất ở nước ta”, Tạp chí Kiến thức
ngày nay số 683, 01.08.2009, tr.8-11, 121
– Trần Thị Hồng Vân (1997), “Về nguồn gốc truyện kể Nghìn lẻ một đêm”,
Tạp chí Văn học số 11. 1997, tr.57-63. Bài viết này chủ yếu trình bày về nguồn gốc
và các văn bản của Nghìn lẻ một ñêm từ Ba Tư, Ấn ðộ.

10


– Trong cơng trình Câu chuyện văn chương phương ðơng do nhà xuất
bản Giáo dục xuất bản năm 1997, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã trình bày bao qt
về các nền văn học phương ðơng, có tính gợi mở và ñịnh hướng cho việc nghiên
cứu các vấn ñề liên quan, trong đó bao gồm phần giới thiệu về Nghìn lẻ một đêm
ngắn gọn, cơ đọng với những nhận xét khái qt và xác đáng về tác phẩm.
Cũng như Nghìn lẻ một ñêm, tác phẩm Mười ngày cũng xuất hiện trong
những nghiên cứu ngắn và những giới thiệu sơ lược còn nhiều hạn chế về tư liệu.
– Nhà nghiên cứu ðặng Thai Mai từ năm 1949 ñã giới thiệu về Boccaccio
và Mười ngày trong bài viết “Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kỳ văn hóa Phục hưng”,
tuy nhiên bài viết khá sơ lược, khơng đủ bao qt và có thơng tin khơng chính xác.
– In cùng bản dịch tiếng Việt Mười ngày (1985) của Hướng Minh, Thiều
Quang, ðào Mai Quyên là bài viết của Hữu Ngọc giới thiệu về Boccaccio và Mười
ngày, mang ý nghĩa ñịnh hướng cho người ñọc tiếp cận tác phẩm.
– Phần giới thiệu về Boccaccio do Lương Duy Trung viết ở chương hai,
phần thứ hai giáo trình Văn học phương Tây (1999), do nhóm tác giả ðặng Anh
ðào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung,… biên soạn, nhà xuất bản Giáo dục ấn hành.
– Mười ngày ñược dẫn ra như một ví dụ về thể loại truyện ngắn trong tiến
trình phát triển của thể loại này trong sách của tác giả Bùi Việt Thắng (2000),
Truyện ngắn, những vấn ñề lý thuyết và thực tiễn thể loại, nhà xuất bản ðại học
Quốc gia, HN và sách của Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: Lý luận tác gia và tác

phẩm, tập 1, nhà xuất bản Giáo dục.
Ngồi ra, cần kể đến các cơng trình nghiên cứu quan trọng của Tzvetan
Todorov là Thi pháp văn xuôi do ðặng Anh ðào, Lê Hồng Sâm dịch, nhà xuất bản
ðH Sư phạm xuất bản năm 2004, trong đó có các bài viết “Ngữ pháp của truyện kể:
Truyện Mười ngày” và “Những con người truyện kể: Ngàn lẻ một đêm”; và cơng
trình Dẫn luận về văn chương kì ảo do Lê Hồng Sâm, ðặng Anh ðào dịch, nhà
xuất bản ðH Sư phạm xuất bản năm 2008. Trong các cơng trình này là những
nghiên cứu sâu sắc về nghệ thuật kể truyện của Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày.

11


3.2. Tác phẩm Nghìn lẻ một đêm là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn ñối với
nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Qua tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy tác phẩm ñã
ñược nghiên cứu ở nhiều khuynh hướng như văn bản học, thi pháp học, văn hóa học,
xã hội học,… tập trung ở những vấn ñề quan trọng như nguồn gốc và quá trình hình
thành tác phẩm, lịch sử các văn bản và các bản dịch ở Arab và châu Âu, các vấn ñề
nội dung và những nghiên cứu về nghệ thuật kể chuyện cũng như mối tương quan
và những ảnh hưởng của tác phẩm trong văn học thế giới. Hầu hết những nghiên
cứu đó khơng được dịch ở Việt Nam. Trong khả năng hạn chế của mình, chúng tơi
đã cố gắng tiếp cận với một số cơng trình nghiên cứu về tác phẩm.
Một bộ phận quan trọng trong số những nghiên cứu ở phương Tây về Nghìn
lẻ một đêm là những nghiên cứu của các dịch giả của tác phẩm. Họ đồng thời cũng
là những nhà nghiên cứu ðơng phương học, am hiểu về ngơn ngữ, văn hóa, lịch sử,
xã hội vùng Trung Cận ðông.
– Những nghiên cứu của Edward William Lane (1801-1876) về xã hội và
thời ñại của Nghìn lẻ một đêm đã được cháu trai của ơng là Stanley Lane-Poole
xuất bản ở Anh năm 1883, sau khi Lane qua ñời dưới tiêu ñề Arabian Society in the
Middle Age (tái bản năm 2004 với tiêu ñề Arab Society in the Time of The
Thousand and One Nights, Dover Publications, Inc. NY). Tập sách này ñã cung

cấp những kiến thức về xã hội, tôn giáo, nghi lễ, các huyền thoại,… dưới lăng kính
Hồi giáo. Có thể xem đây là một công cụ quan trọng khi tiếp cận với thế giới Nghìn
lẻ một đêm.
– Những nghiên cứu của Richard Francis Burton in cùng với các bản dịch
tác phẩm sang tiếng Anh của ơng. Ơng đã có những trình bày phong phú và sâu sắc
về tác phẩm ở nhiều phương diện như vấn ñề nguồn gốc, niên ñại, về nền tảng xã
hội, ñạo ñức, tôn giáo và về việc giới thiệu tác phẩm ở châu Âu. Ông cũng nghiên
cứu về văn phong, nội dung của tác phẩm và khảo dị các văn bản Nghìn lẻ một đêm.
Ngồi Nghìn lẻ một đêm, Burton còn tham gia dịch các tác phẩm Ấn ðộ như

12


Những truyện kể Ma cà rồng (1870), Kama Sutra của Vatsyayana (1883) và tác
phẩm Arab Vườn hương của Shaykh Nefzawi (1886).
– Bài viết của Husain Haddawy giới thiệu cho cuốn The Arabian Nights do
ông dịch dựa trên văn bản Syria vào thế kỷ XIV của Muhsin Mahdi (W.W. Norton
& Co., NY, US, 1990). Bài viết này, cung cấp nhiều tư liệu quan trọng về văn bản
Nghìn lẻ một đêm và phân tích những giá trị của tác phẩm cũng như sự tồn tại của
các văn bản trong thế giới Arab.
Nghìn lẻ một đêm cịn được nghiên cứu theo nhiều định hướng khác như thi
pháp học, thể loại văn học, huyền thoại học, biểu tượng học cũng như các hướng
nghiên cứu văn hóa học và xã hội học. Trong số những cơng trình nghiên cứu mà
chúng tơi tiếp cận được, chúng tơi đặc biệt chú ý đến các cơng trình:
– David Pinault (1992), Story-telling Techniques in the Arabian Nights,
E.J.Brill, NY, công trình nghiên cứu về nghệ thuật kể chuyện trong Nghìn lẻ một
đêm, thơng qua việc phân tích một số nhóm truyện tiêu biểu.
– Roger Allen (2005), An Introduction to Arabic Literature, Cambrige
University Press, UK, xuất bản lần ñầu năm 2000.
– Daniel Beaumont (2002), Slave of Desire: Sex, Love, and Death in The

1001 Nights, Fairleigh Dickinson Univ Press, US. Trong công trình này, Beaumont
đã có những nghiên cứu về vị trí của Nghìn lẻ một đêm trong truyền thống văn học
Arab, cùng với các giá trị quan trọng mà tác phẩm đã thể hiện thơng qua các đề tài
có ý nghĩa trong đời sống con người như giới tính, tình u và sự tồn tại.
– The Arabian Nights and Orientalism: Perspectives from East & West
(2006) (edited by Yuriko Yamanaka, Tetsuo Nishio), I.B.Tauris, UK. Cơng trình
nghiên cứu về Nghìn lẻ một đêm trong mối liên hệ với các hiện tượng văn học khác.

Mười ngày là một tác phẩm có vai trị quan trọng trong truyền thống văn học
châu Âu. Danh tiếng và những đóng góp của tác phẩm từ thời Phục hưng cũng như

13


những ảnh hưởng của nó đến ngày nay vẫn được ghi nhận. Tác phẩm ñã ñược
nghiên cứu ở nhiều phương diện như giá trị nội dung, nghệ thuật kể chuyện, vị trí
và ảnh hưởng của tác phẩm trong truyền thống văn học châu Âu.
Trong các bộ văn học sử, tác phẩm Mười ngày ñược ñánh giá như là một tác
phẩm quan trọng trong cuộc ñời sáng tác của Boccaccio cũng như có ý nghĩa quan
trọng đối với tiến trình phát triển của văn học Italy và văn học châu Âu.
– Buckner B. Trawick (1967), World Literature, vol. II (Italy, French,
Spanish, German & Russian Literature since 1300), Barnes & Noble, Inc, New
York. Cơng trình này, trình bày sơ lược về lịch sử văn học một số nước châu Âu,
bao gồm văn học Italy, trong đó vị trí của Boccaccio và tác phẩm Mười ngày ñối
với văn học châu Âu ñược ñánh giá cao.
– The Cambridge History of Italian Literature (1996) (edited by Peter
Brand, Lino Pertile), Cambridge University Press, NY, US. Trong cơng trình này,
ngồi những trình bày về Mười ngày, cịn có những giới thiệu về các sáng tác khác
của Boccaccio, như những sáng tác nền tảng ban ñầu chuẩn bị cho một kiệt tác sẽ ra
đời sau đó. Ngồi ra, là những trình bày về vai trị và tầm ảnh hưởng của Boccaccio

và Mười ngày trong tiến trình phát triển văn học dân tộc.
Trong giới nghiên cứu phương Tây, Mười ngày cịn được chú ý nghiên cứu
ở khía cạnh ảnh hưởng của tác phẩm ñối với những tác phẩm khác trong văn học
châu Âu. ðáng chú ý là rất nhiều nghiên cứu so sánh ảnh hưởng giữa Mười ngày và
tác phẩm Những câu chuyện Canterbury của tác giả người Anh Geoffrey Chaucer.
– John Payne Collier (1820), The Poetical Decameron, or, Ten
Conversation on English Poets and Poetry, A Constable & Co, Digitized for
Microsoft Corporation by the Internet Archive in 2007, from University of
Michigan Libraries
– Robin Kirkpatrick (1995), English and Italian Literature from Dante to
Shakespeare, Longman, London

14


– Robert M. Correale, Mary Hamel (2003-2005), Sources and Analogues
of the Canterbury Tales, vol. 1-2, DS Brewer
Mười ngày và Những câu chuyện Canterbury ñều là những tác phẩm thuộc
về truyền thống văn chương châu Âu, như vậy quan hệ so sánh giữa hai tác phẩm là
khá gần gũi và có những biểu hiện ảnh hưởng trực tiếp từ Boccaccio ñến Chaucer
khá rõ nét. ðiều đó khác hẳn trường hợp so sánh Mười ngày với Nghìn lẻ một đêm,
một tác phẩm thuộc về văn học phương Tây so sánh với một tác phẩm thuộc về
phương ðơng, và được triển khai trên bình diện so sánh loại hình lịch sử. Qua khảo
sát, chúng tơi nhận thấy rằng chưa có cơng trình thực hiện nghiên cứu so sánh
Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày một cách trực tiếp và cụ thể. Tuy nhiên, ở một số
trường hợp, hai tác phẩm Nghìn lẻ một ñêm và Mười ngày ñôi khi ñược ñặt khá
gần gũi với nhau. ðầu tiên là trong các nghiên cứu khảo dị về motif, ñề tài, cốt
truyện ở các tác phẩm văn học có nguồn gốc Ấn ðộ như:
– The Book of Sindibad; or, The Story of the King, His Son, the Damsel,
and the Seven Vazirs (1884) (translated by W.A. Clouston), Glasgow, UK,

Digitized for Microsoft Corporation by the Internet Archive in 2007, from
University of Toronto Library
– Somadeva (1926), Katha Sarit Sagara or Ocean of the Streams of Story,
vol. 5, (translated by C. H. Tawney), Chas. J. Sawyer Ltd. Grafton House, UK (The
digital book of University of Toronto Library)
Những khảo dị này cung cấp cho q trình nghiên cứu của chúng tơi những
cứ liệu quan trọng, cũng như cho thấy những tiếp nhận, mơ phỏng từ nguồn cội Ấn
ðộ của Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày.
Ngồi ra, trong những nghiên cứu về thể loại văn học và nghệ thuật kể
chuyện, Nghìn lẻ một ñêm và Mười ngày cũng thường ñược ñặt bên cạnh nhau như
những ñại diện tiêu biểu trong tiến trình phát triển nghệ thuật kể chuyện, chẳng hạn
trong sách R.S. Gwynn (2002), Fiction a Pocket Anthology, Longman Publishing,
NY. Những đề cập đó cũng đóng góp một cái nhìn gần gũi giữa Nghìn lẻ một đêm

15


và Mười ngày ở phương diện nghệ thuật, là những gợi mở có ý nghĩa đối với
nghiên cứu so sánh Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày trong luận văn.
3.3. Qua q trình khảo sát tư liệu chúng tơi nhận thấy rằng chưa có sự
nghiên cứu tồn diện, bao qt và xuyên suốt về văn học Arab và văn học Italy ở
Việt Nam, ñặc biệt là trong tương quan với những nghiên cứu về các nền văn học
vốn đã có quá trình tiếp xúc lâu dài như Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ, Anh. Trong
đó, hai tác phẩm Nghìn lẻ một ñêm và Mười ngày cũng chưa thực sự ñược nghiên
cứu đầy đủ và chưa có cơng trình nghiên cứu nào ñáp ứng ñược việc tiếp cận hai tác
phẩm này một cách tập trung, kỹ càng và thấu ñáo. Trong khi đó, trên thế giới,
những cơng trình nghiên cứu về văn học Arab và văn học Italy cùng với những
nghiên cứu về Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày bằng tiếng Anh là rất ña dạng và
bao quát trên nhiều phương diện.
Chúng tơi cũng nhận thấy rằng chưa có cơng trình nghiên cứu so sánh hai tác

phẩm Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày, tuy vậy có thể thấy nghiên cứu so sánh hai
tác phẩm này là hồn tồn có cơ sở, dựa vào sự phát triển của ngành nghiên cứu văn
học so sánh cũng như những nghiên cứu về sự di chuyển các dữ liệu văn học từ Ấn
ðộ sang các khu vực văn học khác, và những nghiên cứu về tiến trình phát triển của
nghệ thuật kể chuyện và thể loại văn học trong văn học thế giới.

4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu so sánh hai tác phẩm Nghìn lẻ một ñêm và Mười ngày là một ñề
tài nghiên cứu có phạm vi rộng và bao hàm nhiều lĩnh vực khác nhau trong khoa
nghiên cứu văn học như văn học so sánh, nghiên cứu huyền thoại trong văn học,
cũng như các phạm trù về thi pháp học, cảm hứng văn học và các vấn ñề cốt truyện,
cấu trúc tác phẩm, hình tượng nhân vật,… nên cũng địi hỏi nhiều phương pháp
trong q trình thực hiện. Cơng trình về căn bản, áp dụng phương pháp luận của bộ
môn văn học so sánh ñể triển khai theo hướng nghiên cứu so sánh loại hình lịch sử,
đồng thời kết hợp với một số phương pháp khác để hỗ trợ cho q trình nghiên cứu.

16


-

Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh loại hình lịch sử ñược vận

dụng trong luận văn như phương pháp chủ ñạo trong việc thực hiện so sánh giữa hai
tác phẩm Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày. Bên cạnh ñó, luận văn cũng sử dụng kết
hợp phương pháp so sánh giao lưu ảnh hưởng trong việc phân tích các mối liên hệ
giữa hai tác phẩm với các văn bản và các tác phẩm khác có liên quan. Ngồi ra,
phương pháp so sánh loại hình lịch sử trong luận văn cịn mang ý nghĩa phương
pháp luận, vì vậy chúng tơi sẽ trình bày kỹ càng hơn trong chương một của luận văn.
-


Phương pháp phê bình văn hóa - lịch sử: Hai tác phẩm Nghìn lẻ một

đêm và Mười ngày được hình thành trên nền tảng của một quá trình giao thoa văn
hóa lâu dài trải qua nhiều thế kỷ giữa vùng văn hóa Tây Âu và Trung Cận ðơng vốn
đã hình thành từ thời cổ đại, vì vậy, phương pháp văn hóa - lịch sử được kết hợp
trong luận văn mang lại một cái nhìn bao quát cho quá trình nghiên cứu, hỗ trợ cho
việc xác ñịnh mối quan hệ so sánh giữa hai tác phẩm cũng như việc tiếp cận nội
dung phản ánh trong tác phẩm.
-

Phương pháp phê bình huyền thoại: Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày

đều là những tác phẩm có gắn bó mật thiết với truyền thống văn học dân tộc cũng
như nguồn mạch văn học truyền miệng và các huyền thoại, thần thoại, cổ tích của
nền văn học bản ñịa và di sản chung của văn học thế giới. Yếu tố tôn giáo và niềm
tin tinh thần cũng góp phần tạo ra nội dung mang tính thần bí, những phép lạ, những
điều phi thường trong Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày. Phương pháp phê bình
huyền thoại là cần thiết cho việc nghiên cứu hai tác phẩm này trong việc tìm hiểu
nghệ thuật biểu hiện cũng như ý nghĩa của những nội dung đó.
-

Phương pháp thi pháp học: Trong khả năng nhất ñịnh, người viết ñã

tiếp cận với thi pháp học cổ ñiển Arab và thi pháp học cổ ñiển Hy Lạp như những
tiền ñề quan trọng cho việc nghiên cứu văn học Arab và các nền văn học phương
Tây (Italy). Ngoài ra, phương pháp thi pháp học cịn được vận dụng trong luận văn
như một cơng cụ tiếp cận tác phẩm ở góc độ chất liệu văn học với các cốt truyện,
motif, tình tiết, chủ ñề, ñề tài… mà trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm


17


mơ thức để thể hiện với hàm ý đây là những chất liệu văn học vừa có ý nghĩa hình
thức vừa thể hiện nội dung tác phẩm. Bên cạnh đó là việc tìm hiểu về hình tượng
người kể chuyện và hình thức kể chuyện, cũng như khơng gian và ý nghĩa của
truyện kể, trong tinh thần xây dựng, khám phá và bảo tồn ñời sống con người.

5. Ý nghĩa và mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến việc tìm hiểu và ứng dụng nghiên cứu văn học so sánh
theo khuynh hướng loại hình lịch sử, cũng như xác định mối liên hệ giao lưu trong
một phối cảnh rộng lớn về văn hóa, lịch sử và sự vận động của văn học làm nền
tảng cho nghiên cứu so sánh Nghìn lẻ một ñêm và Mười ngày. Hai tác phẩm ñược
nghiên cứu ở các phương diện như quá trình hình thành tác phẩm, vấn đề văn bản
và nguồn gốc, vị trí của tác phẩm trong văn học dân tộc và văn học thế giới, làm rõ
giá trị nhân văn và thành tựu về nghệ thuật kể chuyện trong hai tác phẩm. Xuất phát
từ những khía cạnh tương đồng, luận văn trình bày về những khác biệt trong sắc
thái và những giá trị ñặc thù của hai tác phẩm. Những trình bày ấy vừa có ý nghĩa
trong việc tìm hiểu các giá trị của mỗi tác phẩm, ñồng thời xác ñịnh những giá trị
này rõ nét hơn trong mối tương quan với những ñối tượng văn học khác.
Luận văn cũng thông qua việc nghiên cứu so sánh hai tác phẩm Nghìn lẻ một
đêm và Mười ngày ñể tiếp cận với văn học Italy và văn học Arab là hai nền văn học
lớn và có lịch sử lâu dài của thế giới. Cùng với điều đó, là những khám phá và tìm
hiểu về các vấn đề văn học nói chung như giá trị của tác phẩm văn học, nghệ thuật
kể chuyện trong văn học trên bình diện văn học tồn thế giới với các mối quan hệ
và các quy luật chung.

6. ðóng góp của luận văn
Phương pháp so sánh loại hình lịch sử trong luận văn vừa là một phương
pháp chủ ñạo trong thực hành nghiên cứu vừa được tìm hiểu với ý nghĩa phương


18


pháp luận. Trên cơ sở đó, luận văn xác định mối liên hệ giao thoa văn hóa phức tạp
và lâu dài giữa phương ðông và phương Tây cũng như sự vận ñộng của các chất
liệu trong văn học thế giới như là những tiền ñề căn bản cho nghiên cứu so sánh hai
tác phẩm Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày.
Hai đối tượng nghiên cứu của luận văn ln được ñặt trong mối liên hệ với
nền văn học truyền thống cũng như trong bối cảnh văn học thế giới, cùng với những
khảo sát về các vấn ñề văn học liên quan, chúng tơi xác định việc nghiên cứu các
hiện tượng văn học trong bối cảnh rộng lớn của văn học toàn thế giới với những kế
thừa, học hỏi và sáng tạo riêng. Luận văn tiến hành nghiên cứu các giá trị của
Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày, vốn là những vấn ñề chưa ñược chú ý trong
nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Qua việc nghiên cứu so sánh Nghìn lẻ một đêm và
Mười ngày, luận văn tiếp cận với văn học Arab, văn học Italy, vốn là những vùng
văn học cịn chưa được khám phá nhiều ở Việt Nam.

7. Cấu trúc của luận văn
Cơng trình được triển khai theo ba chương cùng với các phần: Dẫn nhập và
Kết luận, ngồi ra cịn có Thư mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
Dẫn nhập: Trình bày lý do lựa chọn ñề tài, ñối tượng và phạm vi nghiên cứu,
lịch sử nghiên cứu vấn ñề, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và mục đích nghiên
cứu, đóng góp của luận văn, cấu trúc của luận văn. Phần này nhằm giới thiệu khái
quát về ñịnh hướng nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và phác thảo nền tảng thực
hiện nghiên cứu này.
Chương một: Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày – Những tiền ñề nghiên
cứu so sánh
Chương thứ nhất của luận văn xác ñịnh bối cảnh và cơ sở lý luận cũng như
phương pháp thực hiện nghiên cứu so sánh hai tác phẩm Nghìn lẻ một đêm và

Mười ngày, để nghiên cứu này có ý nghĩa cả về phương diện thực hành lẫn lý

19


thuyết văn học. Bên cạnh nội dung đó, chúng tơi trình bày về nguồn gốc, sự hình
thành cũng như vị trí quan trọng và tầm ảnh hưởng của Nghìn lẻ một ñêm và Mười
ngày trong truyền thống văn học dân tộc và thế giới.
Chương hai: Giá trị nhân văn trong Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày
Chương thứ hai của luận văn triển khai nghiên cứu so sánh Nghìn lẻ một
ñêm và Mười ngày ở phương diện giá trị nhân văn, trên quan ñiểm ñây là giá trị
mang ý nghĩa bản chất của văn học, góp phần tạo nên vị trí quan trọng của hai tác
phẩm. Cả hai tác phẩm ñều là những khúc ca sâu sắc với ý thức về bản thể cũng như
cảm hứng ngợi ca vẻ ñẹp tự do của con người trong cuộc sống trần thế.
Chương ba: Nghệ thuật kể chuyện trong Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày
Chương cuối cùng của luận văn tập trung so sánh Nghìn lẻ một đêm và
Mười ngày ở phương diện nghệ thuật kể chuyện. Nghệ thuật kể chuyện của hai tác
phẩm ñã ñạt ñược những thành tựu nhất ñịnh và trở thành những điển hình quan
trọng trong lịch sử văn học dân tộc cũng như trong di sản chung của nhân loại. Hình
thức kiểu truyện khung với các hình tượng người kể chuyện và các các mô thức
truyện kể khiến cho Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày có thể được hình dung như
mơ hình đời sống con người.
Kết luận: Trình bày khái quát kết quả và những kết luận từ việc nghiên cứu
so sánh Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày. Nghiên cứu so sánh Nghìn lẻ một ñêm và
Mười ngày và cơ sở của sự nghiên cứu ñó là những gợi ý cho những nghiên cứu sâu
sắc và mở rộng hơn, ñặc biệt ở phương diện nghiên cứu văn học so sánh và văn học
thế giới trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Phụ lục: Trích dịch đoạn kết của tác phẩm Nghìn lẻ một đêm, giới thiệu
bảng niên biểu Boccaccio, trích dịch truyện kể (V,4) và các bài thơ trong tác phẩm
Mười ngày, và bản chú giải một số từ vựng và thuật ngữ ñược sử dụng trong luận

văn.

20


CHƯƠNG MỘT:

NGHÌN LẺ MỘT ðÊM VÀ MƯỜI NGÀY
NHỮNG TIỀN ðỀ NGHIÊN CỨU SO SÁNH

Luận văn này thực hiện việc nghiên cứu so sánh hai tác phẩm Nghìn lẻ một
đêm và Mười ngày – hai tác phẩm chứa ñựng những nét ñặc thù riêng vốn thuộc về
hai nền văn học có rất nhiều khác biệt.
Nghìn lẻ một đêm gợi nên một khơng gian phương ðơng xa xưa và huyền ảo.
ðó là những lâu ñài, những kho tàng với châu báu nhiều khơng kể xiết. ðó là những
giai nhân và những bạo chúa, những hung thần và các phép thuật, những cuộc phiêu
lưu trong không gian rộng lớn của vũ trụ bao la và huyền nhiệm. Trong khi đó,
Mười ngày đại diện cho thế giới phương Tây; tái hiện không gian thành thị nơi mà
giai cấp tư sản ñang xác lập vị thế của mình. Xã hội đang thực hiện những bước
chuyển mình từ Trung cổ sang thời đại Phục hưng với cảm hứng ngợi ca ánh sáng
và chân lý, khao khát nhận thức giá trị con người cùng với những niềm hoan lạc của
cuộc sống trần thế. Nổi bật trong tác phẩm là những con người thị dân, nhỏ bé và rất
đời thường trong một khơng gian chân thực và sáng rõ.
Những dịng giới thiệu sơ lược trên đây làm cho hai tác phẩm Nghìn lẻ một
đêm và Mười ngày có vẻ như chẳng hề gặp gỡ nhau ở bất kỳ điểm nào, bởi vì hẳn
nhiên đó là những giới thiệu chưa ñầy ñủ. Qua việc thực hiện nghiên cứu so sánh
trong luận văn, chúng tơi muốn khẳng định rằng giữa hai tác phẩm lớn này cịn có
sự biểu hiện của các quy luật phổ biến và ñặc thù của văn học thế giới, làm cho hai
tác phẩm ngoài những giá trị riêng biệt cịn có nhiều biểu hiện gần gũi và những giá
trị tương đồng mang tính loại hình.

Có thể nói rằng Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày là một cặp đơi tác phẩm có
những biểu hiện tương đồng nhau rất độc đáo. ðó là hai tác phẩm lớn, mỗi tác phẩm

21


ñại diện cho một nền văn hóa riêng biệt, một của phương ðông và một của phương
Tây. Mỗi tác phẩm có những khác biệt về bản sắc nhưng lại đến rất gần nhau ở
nhiều phương diện. Trong khi nghiên cứu so sánh Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày,
chúng tơi dựa trên cơ sở những vấn ñề chung giữa hai tác phẩm vốn nảy sinh từ mối
liên hệ phức tạp và sâu xa giữa các nền văn học dân tộc để tìm hiểu những thành tựu
và vai trị trong nền văn học dân tộc, những giá trị nhân văn sâu sắc và lâu dài,
những ñặc trưng trong nghệ thuật kể chuyện, từ đó, nhận diện các giá trị đặc thù
cũng như xác định vị trí của hai tác phẩm này trong phối cảnh văn học thế giới.

1.1. Nghìn lẻ một ñêm và Mười ngày dưới ánh sáng phương pháp
so sánh loại hình lịch sử
Như đã giới thiệu, nghiên cứu so sánh hai tác phẩm Nghìn lẻ một đêm và
Mười ngày chính là nội dung cốt lõi của luận văn. Từ ñịnh hướng này, người viết
hướng ñến việc khảo sát những vấn ñề tương ñồng và dị biệt giữa hai tác phẩm đặt
trong tính quy luật và tính hệ thống của văn học. Nghiên cứu so sánh ở đây cịn
mang ý nghĩa phương pháp luận, vì thế, chúng tơi dành một phần của chương đầu
tiên của luận văn để trình bày, thay vì chỉ giới thiệu trong mục phương pháp nghiên
cứu ở phần dẫn luận.
Văn học so sánh và những khuynh hướng nghiên cứu của mình đã cho thấy
một khả năng nghiên cứu văn học mở rộng và bao quát. Cùng với ngành nghiên cứu
này, người nghiên cứu có thể nghiên cứu các ñối tượng văn học trong những mối
quan hệ quốc tế chứ khơng chỉ bó buộc trong nghiên cứu một ñối tượng văn học
riêng lẻ hay một nền văn học biệt lập. Cũng từ đó văn học so sánh hướng đến một
mục tiêu nghiên cứu bao qt và tồn diện hơn. Các đối tượng văn học có những nét

tương ñồng ở những nền văn học riêng biệt ñược ñặt bên cạnh nhau trong nghiên
cứu nhằm tìm ra những mối liên hệ ảnh hưởng hoặc giao lưu cũng như khảo sát các
quy luật phát triển loại hình trong văn học thế giới.

22


Nghiên cứu so sánh trong mối quan hệ giao lưu ảnh hưởng (tiêu biểu là
trường phái văn học so sánh Pháp) là một cách thức hiệu quả ñể xác ñịnh các đặc
tính cũng như đánh giá các giá trị của hai nền văn học có quan hệ gần gũi với nhau.
ðiều này thường ñược thấy rõ trong mối quan hệ giữa nền văn học trung tâm với
các nền văn học trong khu vực chịu ảnh hưởng. Ví dụ như văn học Trung Quốc và
mối quan hệ giao lưu ảnh hưởng với văn học các nước trong khu vực ðông Á (Việt
Nam, Nhật Bản, Triều Tiên), văn học Ấn ðộ ñối với các nước trong khu vực Nam
Á và ðông Nam Á, văn học cổ ñại Hy Lạp ñối với văn học các nước châu Âu. Các
ñối tượng của khuynh hướng nghiên cứu so sánh này ñược xác ñịnh trong mối quan
hệ trực tiếp với nhau khá rõ ràng. Ở ñây, có thể nhận thấy rằng khó xác lập mối
quan hệ giao lưu ảnh hưởng trực tiếp giữa hai tác phẩm Nghìn lẻ một đêm và Mười
ngày. Tuy nhiên, những ảnh hưởng gián tiếp giữa hai tác phẩm là có thể nhận diện
ñược. Về mặt lịch sử, trong những thời ñại nhất định văn hóa Arab và văn hóa châu
Âu (trong ñó có Italy) có sự va chạm tương tác với nhau, ñặc biệt ñáng chú ý là tác
ñộng của văn hóa Arab đối với châu Âu vào thời Tiền Phục hưng. Vấn ñề ñặt ra là
giữa hai khu vực văn hóa này các mối liên hệ văn học sẽ nảy sinh như thế nào và từ
bối cảnh giao lưu văn hóa như thế sẽ có sự biểu hiện trong văn học ra sao.
Văn học so sánh không chỉ nghiên cứu những mối quan hệ giao lưu ảnh
hưởng giữa các nền văn học mà còn dựa trên việc so sánh các nền văn học khác biệt
để tìm ra những đặc thù của mỗi nền văn học dân tộc trong mối quan hệ bên ngoài
dân tộc, cũng như làm rõ quy luật vận ñộng phát triển của văn học thế giới. Nhà
nghiên cứu văn học Nga N.I.Konrad ñã viết trong phần dẫn luận của tập một bộ
sách Lịch sử văn học thế giới: “Trước lịch sử văn học thế giới nổi lên vấn đề sự

gần nhau về loại hình của thành phần văn học ở những dân tộc trải qua giai ñoạn
lịch sử có nội dung kinh tế - xã hội và trình độ văn hóa giống nhau. Tất nhiên sự
giống nhau này khơng phải là tuyệt đối, mà chỉ về cơ bản. Nhưng cái giống nhau cơ
bản ấy quyết ñịnh sự giống nhau về loại hình của văn học; cịn các ñặc trưng tất
yếu của giai ñoạn lịch sử nhất ñịnh ở mỗi nước sẽ tạo nên biến thể của phức hợp
loại hình chung.” [38, tr.36]. Di sản văn học thế giới đã cho thấy có rất nhiều hiện

23


tượng văn học tương ñồng ñã xuất hiện trong các nền văn học khác nhau mà lại
không phải là kết quả của quá trình giao lưu ảnh hưởng trực tiếp. Trong thời ñại sử
thi, văn học thế giới cổ ñại ñã có Iliad và Odyssey ở Hy Lạp, lại có thêm
Mahabharata và Ramayana ở Ấn ðộ. Mở ñầu cho lý luận văn học ở Hy Lạp là tác
phẩm Thi pháp học của Aristotle và mở ñầu cho lý luận văn học ở Ấn ðộ là tác
phẩm Natyasastra của Bharata, cả hai tác phẩm đều cùng tập trung trình bày về thể
loại kịch. Hoặc như sự phổ biến của các motif truyện cổ tích ở nhiều nền văn học
khác biệt nhau mà các nhà nghiên cứu loại hình đã chỉ ra. Và cịn có sự tương đồng
trong tiến trình phát triển các trào lưu, các trường phái văn học ở châu Âu từ thời
Phục hưng ñến tận thời hiện ñại. Trước những hiện tượng văn học tương ñồng ấy,
khuynh hướng nghiên cứu so sánh loại hình lịch sử đã thể hiện ưu thế và hiệu quả
trong mục đích nghiên cứu nhằm xác định những phổ biến và những đặc thù mang
tính quy luật cũng như tính dân tộc của các hiện tượng văn học.

Trở lại trường hợp nghiên cứu so sánh Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày,
Nghìn lẻ một đêm là một tác phẩm khuyết danh ra ñời trong thời ñại Hoàng kim của
văn học Arab; Mười ngày của nhà văn Boccaccio là một tác phẩm văn xuôi quan
trọng của văn học Phục hưng Italy. Giữa hai tác phẩm không xác ñịnh mối liên hệ
trực tiếp theo cách thức tác phẩm nào ảnh hưởng đến sự ra đời và hình thành của tác
phẩm nào. Tuy nhiên, giữa hai tác phẩm này lại có khá nhiều điểm tương đồng với

nhau, nổi bật nhất là hình thức truyện khung và sự xuất hiện trùng lặp của một số
motif truyện kể, cốt truyện và ñề tài ở hai tác phẩm. Dĩ nhiên, trong những tương
đồng đó vẫn tồn tại những đặc thù riêng biệt của mỗi tác phẩm và của nền văn học
dân tộc tạo ra tác phẩm. Việc thiết lập mối quan hệ so sánh giữa hai tác phẩm không
phải chỉ nhằm ñể tìm những ñiểm tương ñồng và khác biệt giữa hai tác phẩm, trong
khi những biểu hiện đó là chắc chắn có, vì như vậy sẽ chỉ trở thành một sự so sánh
bề nổi và mang tính hình thức. Nghiên cứu so sánh ở đây cịn hướng đến mục tiêu
lý giải những biểu hiện đó trong sự vận động của tiến trình văn học thế giới trên cơ
sở đề cao tính đặc thù dân tộc.

24


Trong q trình phát triển, văn hóa Arab đã từng có những va chạm nhất
định đối với văn hóa châu Âu ở nhiều thời kỳ. Chúng tơi cho rằng đây là một ñặc
thù lịch sử rất quan trọng làm tiền ñề cho việc thực hiện nghiên cứu so sánh của
luận văn, ít nhất đây là cơ sở để xác định rằng việc nghiên cứu so sánh Nghìn lẻ
một đêm và Mười ngày không phải là một lựa chọn ngẫu nhiên xuất phát từ nghiên
cứu hình thức. Giữa hai tác phẩm Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày mặc dù khơng
có một mối liên hệ trực tiếp nhưng về sâu xa vẫn có sự chi phối của những giao lưu
về văn hóa, chính trị trên diện rộng và đan xen giữa các khu vực của châu Âu và
vùng văn hóa Trung Cận ðơng, từ thời cổ đại cho tới thời Phục hưng. Ngồi ra cũng
cần phải kể đến những yếu tố văn hóa, văn học từ Ấn ðộ đã thâm nhập vào văn học
Trung Cận ðông và văn học châu Âu trong suốt nhiều thế kỷ. Từ những giao lưu
mang tính lịch sử này, chúng tơi hướng đến nhấn mạnh phương diện lịch sử trong
cụm từ phương pháp so sánh loại hình lịch sử. ðiều này cũng có nghĩa là phương
pháp luận mà luận văn dựa vào là phương pháp so sánh loại hình lịch sử, nhưng vẫn
khơng loại trừ việc sử dụng phương pháp so sánh giao lưu ảnh hưởng như một
phương pháp nghiên cứu hỗ trợ.
Việc thiết lập mối quan hệ so sánh giữa Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày

cịn dựa trên những mối quan hệ đặc thù giữa văn học phương ðông và văn học
phương Tây, vốn là hai khu vực văn học ñược phân biệt và so sánh trong nghiên
cứu văn học thế giới. Phương ðông ñối với thế giới phương Tây trước khi phát kiến
ra khu vực Viễn ðông (khu vực Nam Á, ðông Á, ðơng Nam Á) có nghĩa là khu
vực Trung Cận ðơng và Bắc Phi (Ai Cập). Sau đó và cho đến ngày nay, khái niệm
phương ðơng được hiểu theo nghĩa rộng hơn là các nền văn hóa, văn học châu Á
với các nền văn hóa cổ điển là Ấn ðộ, Trung Quốc, Arab. Phương Tây bao gồm các
nền văn hóa, văn học châu Âu tiếp nhận truyền thống văn hóa Hy La cổ ñại. Xét từ
phạm vi và ñối tượng nghiên cứu của luận văn, thuật ngữ “phương ðơng” được sử
dụng trong luận văn này, ñược hạn chế trong cách hiểu phương ðơng của người
châu Âu thời cổ đại và trung ñại, nghĩa là trước thời kỳ xác lập quan hệ với vùng
Viễn ðơng. Tuy rằng, có sự phân biệt giữa phương ðông và phương Tây như vậy,

25


×