Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề tài 2 tìm hiểu hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội thực trạng hoạt động của quỹ BHXH ở việt nam thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.32 KB, 13 trang )

Đề tài 2: Tìm hiểu hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội? Thực trạng hoạt
động của quỹ BHXH ở Việt Nam thời gian qua.

A. Lời mở đầu.

Ngày nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập nền kinh tế. Nhìn lại thời
kỳ chiến tranh chúng ta có quyền tự hào vì sự hy sinh cao q của mỗi cá nhân, mỗi
gia đình, cũng như tồn thể nhân dân Việt Nam đã làm nên lịch sử vẻ vang của dân
tộc. Bởi vậy nhiệm vụ đem lại cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho nhân dân đặc biệt là
người lao động là nhiệm vụ quan trọng của thời kỳ đổi mới. Sự nghiệp đổi mới có
thành cơng hay không phụ thuộc rất lớn vào sự cống hiến đông đảo của người lao
động. Họ xứng đáng được hưởng một cuộc sống ổn định, đầy đủ về vật chất và tinh
thần. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách thể hiện sự quan tâm tới đời sống
của người lao động trong đó có chính sách bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội là một hợp phần quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã hội của
quốc gia. Bởi bảo hiểm xã hội hoạt động dựa trên nguyên tắc “có thu có chi” nên
đóng vai trị như là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước. Nó góp phần ổn định
đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong trường hợp: ốm đau, thai
sản, hết tuổi lao động, chết do tai nạn, bệnh nghề nghiệp, rủi ro và khó khăn khác.
Mặt khác, bảo hiểm xã hội cũng là một chính sách tài chính nhằm huy động sự đóng
góp của người lao động đang làm việc để hình thành một quỹ tài chính tập trung
được bảo tồn và tăng trưởng để thực hiện các chính sách đối với người lao động.
Với mục đích tìm hiểu và nâng cao kiến thức về thực trạng hoạt động của quỹ bảo
hiểm xã hội nên chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã
hội và thực trạng hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam thời gian qua”.
B. Nội dung.
I.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) và các hoạt động của cơ quan BHXH.
1. BHXH.
• Khái niệm: Bảo hiểm xã hội là hình thức bảo hiểm do tổ chức bảo hiểm xã hội
tiến hành dựa trên cơ sở huy động sự đóng góp của các chủ thể liên quan để tạo


lập quỹ bảo hiểm xã hội, phân phối và sử dụng chúng để bù đắp một phần thu
nhập cho người lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất
thu nhập từ người lao động.
• Nguyên tắc hoạt động của BHXH:
- Trước hết vì quyền lợi của người lao động và của cả cộng đồng.
- Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ độc lập.
- Việc hình thành và sử dụng quỹ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính dựa trên cơ sở mức đóng, thời gian
đóng và có chia sẻ giữa ngững người tham gia bả hiểm xã hội.
+ Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương, tiền cơng.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do


2.
a.



b.

c.




người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương
tối thiểu chung.
+ Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời
gan đóng bảo hiểm tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí tử tuất trên cơ sở thời
gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Các hoạt động của cơ quan BHXH.
Đối tượng tham gia của BHXH.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao
gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao
động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên.
- Cán bộ, cơng chức, viên chức.
- Cơng nhân quốc phịng, cơng nhân công an.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm
công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ cơng an nhân dân
phục vụ có thời hạn.
- Người làm việc có thời hạn ở nước ngồi mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi
lao động, không thộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc.
Các chế độ BHXH.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm các chế độ sau: ốm đau; thai sản; tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau: hưu trí; tử tuất.
- Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ sau: trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ thất
nghiệp; hỗ trợ tìm việc làm.
Quản lý quỹ BHXH.
Quỹ BHXH bắt buộc.
Quỹ BHXH tự nguyện.
Quỹ BH thất nghiệp.

Quỹ


Nguồn hình thành

Mục đích sử dụng


BHXH bắt
buộc.

BHXH tự
nguyện

Quỹ bảo
hiểm thất
nghiệp.

1. Từ người lao động: đóng 5% mức tiền
lương, tiền cơng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng
thêm 1% cho đến khi đạt mức 8%.
2. Từ người sử dụng lao động: hàng tháng,
người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền
lương, tiền cơng đóng BHXH của người lao
động như sau:
- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản.
- 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.
- 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ 2010
trở đi cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho
đến khi đạt mức 14%.
3. Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư.

4. Hỗ trợ của Nhà nước.
5. Từ các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ
chức cá nhân trong và ngồi nước.
1. Người lao động đóng, mức đóng hàng
tháng bằng 16% mức thu nhập người lao
động lựa chọn đóng BHXH; từ 2010 trở đi,
cứ 2 năm một lần đóng thêm 2% cho đến
khi đạt mức 22%.
2. Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ.
3. Hỗ trợ của nhà nước.
4. Các nguồn thu hợp pháp khác.

1. Trả các chế độ bảo
hiểm xã hội cho người
lao động theo quy định.
2. Đóng bảo hiểm y tế
cho người đang hưởng
lương hưu hoặc nghỉ
việc hưởng trợ cấp tai
nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp hàng
tháng.
3. Chi phí quản lý.
4. Chi khen thưởng theo
quy định.

1. Trả các chế độ chế độ
bảo hiểm xã hội cho
người lao động theo
quy định.

2. Đóng bảo hiểm y tế
cho người tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện
đang hưởng lương
hưu.
3. Chi phí quản lý.
4. Đầu tư để bảo quản
và tăng trưởng quỹ
theo quy định.
1. Người lao động đóng 1% tiền lương, tiền 1. Trả trợ cấp thất
cơng hàng tháng đóng bảo hiểm thất
nghiệp.
nghiệp.
2. Hỗ trợ học nghề.
2. Người sử dụng lao động đóng bằng 1%
3. Hỗ trợ tìm việc.
quỹ tiền lương, tiền cơng hàng tháng đóng 4. Đóng bảo hiểm y tế
bảo hiểm thất nghiệp của những người lao cho người hưởng trợ
động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
cấp thất nghiệp.
3. Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân
5. Chi phí quản lý.
sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền cơng
6. Đầu tư để bảo toàn
của những người lao động tham gia bảo
tăng trưởng quỹ theo
hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một
quy định.
lần.
4. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ

quỹ.


5. Các nguồn thu khác.

d. Hoạt động đầu tư của BHXH.

* Để bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội, tổ chức bảo hiểm xã hội có thể
thực hiện hoạt động đầu tư với nguyên tắc hoạt động đầu tư từ bảo hiểm xã hội
phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết.
* Các hình thức đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Mua trái phiếu, tín phiếu, cơng trái của Nhà nước, của ngân hàng thương mại
của Nhà nước.
- Cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay.
- Đầu tư vào các cơng trình kinh tế trọng điểm quốc gia.
- Các hình thức đầu tư khác do chính phủ quy định.
II. Thực trạng hoạt động của quỹ BHXH ở Việt Nam trong thời gian qua.
1. Khái quát tình hình BHXH Việt Nam trong thời gian qua.
Trước Nghị định 43/CP/1993.
Các văn bản này ra đời trong hoàn cảnh nước ta đang tiến hành một cuộc
kháng chiến chống bọn giặc ngoại xâm và thực hiện một nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung. Vì vậy nó quy định tính chất và đặc điểm của hệ thống văn bản
về BHXH nói chung và các quy định về tổ chức thu chi và quản lý quỹ BHXH nói
riêng.
Trong thời gian này quỹ BHXH hầu như có thể nói là tồn tại trên danh nghĩa,
nó nằm trong ngân sách nhà nước được ngân sách nhà nước bảo hộ hồn tồn.
Điều này có thể khẳng định bởi nguồn thu chủ yếu của quỹ đó là từ các doanh
nghiệp và nhà nước đóng góp, người lao động khơng phải đóng góp. Tuy nhiên,
đây là thời kỳ bao cấp nên các doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp nhà nước
được Nhà nước bao cấp hoàn toàn từ ngân sách nhà nước, vì vậy nhìn chung

mà nói quỹ BHXH nằm trong ngân sách nhà nước được ngân sách nhà nước
bảo trợ hoàn toàn.
Việc sử dụng quỹ BHXH dùng cho hai mục đích đó là chỉ trợ cấp các chế độ và
chi quản lý hành chính sự nghiệp. Theo Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định
218/CP ngày 27/12/1961 thì hệ thống BHXH của nước ta bao gồm 6 chế độ, đó
là: Thai sản, ốm đau, tai nạn lao động và bênh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
Đây là văn bản pháp luật hoàn chỉnh nhất ở nước ta về BHXH lúc bấy giờ. Hệ
thống BHXH có những đặc điểm sau:
-Đối tượng được hưởng BHXH và CNVC Nhà nước và lực lượng vũ trang.


-Đối tượng hưởng BHXH khơng phải đóng phí BHXH. Chi BHXH chủ yếu do

ngân sách nhà nước đảm bảo một số phần do nộp nghĩa vụ của các doanh
nghiệp. Vì vậy khơng tồn tại quỹ BHXH nằm ngồi ngân sách nhà ước.
-Chính sách BHXH gắn chặt với chính sách tiền lương và đan xen với các chính
sách xẫ hội khác.
-Nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý và thực hiện BHXH( Bộ Lao động, cơng
đồn, Bộ Tài chính,..)
Chính sách BHXH thực hiện trong thời kì này đã phù hợp với cơ chế tập trung
quan lieu bao cấp trong điều kiện chiến tranh lúc bấy giờ và đã phát huy được
tác dụng. Trong suốt những năm tháng kháng chiến chống quân xâm lược,
chính sách BHXH đã góp phần ổn định đời sống cơng nhân viên chức, qn
nhân và gia đình họ góp phần động viên sức người, sức của cho sự thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược và thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, chính sách BHXH gắn chặt với chính sách tiền lương và đan xen
với nhiều chính sách xã hội khác, chính vì vậy việc chi BHXH cho các chế độ này
có nhiều tiêu cực và bất hợp lý, đặc biệt là chế độ mất sức lao động và hưu trí
(có những người về hưu ở tuổi 40 hay những người nghỉ mất sức lao động lại
khoẻ hơn nhiều người lao động khác). Do có nhiều cơ quan cùng tham gia quản

lý và thực hiện BHXH (Bộ lao động, cơng đồn, Bộ tài chính) nên việc quản lý
được tiến hành chồng chéo lên nhau, kém hiệu quả, chi phí quản lý bị đẩy lùi lên
cao. Do bộ máy quản lý cồng kềnh, kém năng lực. Điều này khiến cho chi BHXH
là một gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Khi nước ta bắt đầu chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa (năm 1986). Các đơn vị sản xuất kinh doanh trong cả nước khơng
cịn được bao cấp, phải tiến hành hạch toán độc lập. Lúc này hệ thống BHXH
Việt Nam nói chung và việc quản lý quỹ BHXH nói riêng đã bộc lộ ra nhiều
khuyết điểm lớn. Thu BHXH từ các doanh nghiệp trong cả nước là không đáng
kể. Việc chi BHXH phần lớn vẫn do ngân sách nhà nước đảm nhận. (năm 1987
97,23% do ngân sách nhà nước đảm nhận chỉ thu được 2,77%) điều này đòi hỏi
một nhu cầu rất bức thiết đó là phải đổi mới các chính sách về BHXH nói chung
và việc tổ chức thu, chi và quản lý quỹ BHXH nói chung nhằm đảm bảo được
tính kinh tế và tính xã hội của BHXH.
Sau nghị định 43CP/1993
Nhằm phù hợp với điều kiện đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và
khắc phục dần các nhược điểm còn tồn tại trong việc thực hiện các chính sách
BHXH. Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành đổi các chính sách BHXH mà sự thay
đổi đầu tiên bắt đầu từ nghị định 43/CP ra ngày 22/6/1993. Tiếp đó một sự
thay đổi lớn đó là sự ra đời của Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định 12/CP ra
ngày 26/1/1995.


Cùng với sự thay đổi này thì việc thu, chi quản lý quỹ BHXH cũng được thay
đổi theo.
Theo điều lệ BHXH hiện hành: Quỹ BHXHViệt Nam được hình thành từ các
nguồn sau đây:
• Người sử dụng lao động đóng góp bằng 15% so với tổng quỹ lương của
những người tham gia BHXH trong đơn vị, trong đó 10% để chi cho chế độ hưu
trí, tử tuất, 5% chi cho các chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, ốm

đau, thai sản.
• Nguồn lao động đóng góp bằng 5% tiền lương để chi cho chế độ hưu trí và tử
tuất.
• Nhà nước hỗ trợ thêm.
• Các nguồn thu khác (các cá nhân, tổ chức từ thiện giúp đỡ lãi đầu tư vốn nhàn
rỗi).
• Quỹ BHXH được sử dụng cho hai mục đích.
• Chi quản lý hành chính sự nghiệp
• Chi trợ cấp cho các chế độ
Sự thay đổi được thể hiện ở một số điểm sau:
- Đối tượng tham gia BHXH được mở rộng hơn so với trước đây.
- Hiện nay quỹ BHXH Việt Nam thực hiện chi cho 5 chế độ ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, vậy chế độ mất sức lao
động đã bị loại bỏ.
- Quỹ BHXH là một quỹ độc lập nằm ngoài ngân sách nhà nước.
- Về mặt tổ chức quản lý chính sách: đã giảm dần sự đan xen các chính sách về
BHXH với các chính sách xã hội khác góp phần tạo ra sự bình đẳng giữa các
nhóm lao động, bình đẳng giữa làm và hưởng.
- Các chức năng quản lý Nhà nước về BHXH đã tách khỏi các chức năng hoạt
động sự nghiệp BHXH. Bộ Lao động thương binh và xã hội được giao trách
nhiệm quản lý.
Việc quản lý quỹ theo điều lệ BHXH hiện hành thống nhất giao cho hệ thống
BHXH Việt Nam thuộc Bộ Lao động thương binh xã hội. Với sự thay đổi này việc
thu chi và quản lý quỹ đã được tiến hành một cách ổn định, giảm bớt sự chồng
chéo, gánh nặng về BHXH cho ngân sách nhà nước cũng ngày một giảm đi, đời
sống của người lao động cũng được ổn định hơn và an toàn xã hội được đảm
bảo.
BHXH nước ta không phải xây dựng lại hồn tồn mới mà có sự kế thừa nên
cịn nhiều vấn đề tồn tại. Cần phải điều chỉnh và hồn thiện cho phù hợp với
tình hình mới.

2. Tình hình thu BHXH trong thời gian qua.
Theo chương XII Bộ Lao động và điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định
12/CP ngày 26/1/1995 thì sự thay đổi về BHXH nhìn chung được thể hiện qua các
mặt:
+BHXH dựa trên nguyên tắc có đóng mới được hưởng.


+Thành lập quỹ BHXH độc lập với ngân sách nhà nước.
+Thành lập cơ quan chuyên trách về BHXH (BHXH Việt Nam)
Trên cơ sở nguyên tắc có đóng BHXH mới được hưởng các chế độ BHXH đã đặt ra
yêu cầu rất quyết định đối với cơng tác thu nộp BHXH vì nếu khơng thu được BHXH
thì quỹ BHXH khơng có quỹ BHXH hạch toán độc lập để giảm bớt gánh nặng bao
cấp của ngân sách nhà nước.
Từ các đơn vị sử dụng lao động, và người lao động.
Theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 quy định việc đóng góp BHXH đối với
người sử dụng lao động là 15% tổng quỹ lương của doanh nghiệp, và 5 % lương
tháng của người lao động
Người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp BHXH cho cơ quan BHXH địa
phương. Tiền lương làm căn cứ đóng góp là lương theo ngạch bậc, chức vụ thâm
niên, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Mặc dù BHXH cịn gặp nhiều khó khăn như điều kiện vật chất, điều kiện làm
việc, cơng việc cịn mới mẻ .. song cơng tác thu BHXH đã đạt được những kết quả
rất đáng khích lệ:
BHXH các tỉnh, thành phố đã rất tích cực trong việc phát triển đối tượng tham
gia và được coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu góp phần đảm bảo chính
sách an sinh xã hội ở địa phương. Số lượng đối tượng tham gia cả 3 loại hình BHXH
bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp hàng năm đều tăng nhanh, năm
sau cao hơn năm trước. Thống kê số đối tượng tham gia cả nước cho thấy:
+ Đối với BHXH bắt buộc, năm 2007 số người tham gia gần 8,2 triệu người, thì
đến tháng 7/2011 đã có 9,7 triệu người, tăng mới bình qn gần 400.000

người/năm.
+ Đối với BHXH tự nguyện, triển khai thực hiện từ 1/1/2008 có trên 6 nghìn
người tham gia, nhưng đến tháng 7/2011 số người tham gia đạt trên 82 ngàn, tăng
mới bình quân là 25.500 người/năm.
+ Đối với bảo hiểm thất nghiệp, là chính sách mới áp dụng từ đầu năm 2009, có
5,8 triệu người tham gia đóng góp, tính đến tháng 7/2011 tăng lên 7,6 triệu người,
tăng mới bình quân 885.000 người/năm.
Từ việc thu quỹ BHXH trên, BHXH Việt Nam đã hình thành được quỹ BHXH tập
trung, hạch tốn đôc lập với ngân sách nhà nước chủ động chi trả cho người lao
động, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong việc chi trả cho các
đối tượng được hưởng BHXH (bình quân hiện nay mỗi năm 3% nhưng mức giảm
này sẽ ngày càng cao). Mặt khác quỹ BHXH có số tích luỹ sẽ ngày một tăng bảo đảm
chi trả ổn định lâu dài từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đạt được kết quả trên là do:
- Đối tượng tham gia được mở rộng.
- Công tác quản lý thu BHXH từng bước đi vào nề nếp, người lao động và người
sử dụng lao động đã ý thức được trách nhiệm quyền lợi của họ khi tham gia BHXH.


- Công tác thu BHXH của các tỉnh, thành phố ngày một hoàn thiện, tuyên truyền
vận động phối hợp với các ban ngành liên quan trong việc thực hiện công tác BHXH
được đảm bảo.
- trình độ cán bộ khơng ngừng được nâng cao.
Thực trạng thâm hụt thu BHXH tại Việt Nam
Theo Bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt
Nam cho biết, hiện nay chỉ có 20% lực lượng lao động tham gia BHXH và tính đến
tháng 7 vừa qua số nợ BHXH của các doanh nghiệp, đơn vị trên cả nước lên tới
6.368 tỉ đồng, chiếm 7,83% số phải thu trong năm 2013.
Tình trạng chây ì, nợ đóng BHXH đang có chiều hướng gia tăng ở hầu hết các
tỉnh thành trên cả nước, ngồi ngun nhân do kinh tế khó khăn, cịn có những
nguyên nhân từ kẽ hở của luật pháp khiến tình trạng nợ đọng càng thêm nghiêm

trọng.
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 2/2013, lũy kế số nợ
BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trên cả nước đã lên tới gần 10.400 tỉ đồng. Trong đó,
nợ BHXH chiếm gần 7.800 tỉ đồng, nợ BHYT chiếm hơn 2.600 tỉ đồng.
Mặc dù, cơ quan BHXH cũng đã áp dụng nhiều biện pháp thu hồi nợ như: đối
chiếu, thông báo kết quả thực hiện đóng BHXH, BHYT hằng tháng, tính lãi phạt
chậm đóng đối với các đơn vị, cơng khai danh tính trên các phương tiện thơng tin
đại chúng, tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ thu hồi nợ liên ngành…
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, số người tham gia BHXH hiện nay gần
11 triệu người là số lao động mà các đơn vị, doanh nghiệp tự đăng ký và đóng. Số
đối tượng thuộc diện phải tham gia bắt buộc là bao nhiêu thì các cơ quan chưa
thống kê được. Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả điều
tra tình hình thực hiện Luật BHXH bắt buộc năm 2012 thì số người tham gia chiếm
trên 95% số lao động thuộc diện tham gia bắt buộc. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra
của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tỷ lệ này chỉ đạt 67-70%.
Như vậy ta có thể rút ra được một số hạn chế của việc thu BHXH tại Việt Nam
thời gian qua như sau:
• Đối tượng tham gia BHXH còn chưa nhiều. Điều này cho thấy chúng ta đã để
lãng phí một nguồn thu rất lớn từ lực lượng lao động chưa tham gia BHXH này.
• Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thì khơng đáng kể.
• Số đơn vị sử dụng lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH, nhất là khối
doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thực hiện đăng ký nộp BHXH ( tình trạnh cố
tình trốn tránh việc tham gia đóng BHXH cho người lao động thông qua việc lợi
dụng các khe hở của pháp luật).
• Tình trạng nộp thiếu, nợ đọng quỹ BHXH của số lao động tham gia BHXH
trong các đơn vị đã đăng ký nộp BHXH, trong đó có một số khơng ít các doanh
nghiệp nhà nước cịn nợ BHXH với một số tiền lớn làm ảnh hưởng đến nguồn thu
quỹ BHXH.
Điều này là do các nguyên nhân sau:



• Do những khó khăn của đơn vị sử dụng lao động và người lao động vừa thiếu
việc làm, thu nhập thấp, đời sống quá khó khăn dẫn tới việc khơng thực hiện nộp
BHXH đúng kỳ đúng số.
• Do chủ sử dụng lao động thiếu ý thức chưa thực sự quan tâm tới việc nộp
BHXH.
• Do một số tồn tại nợ trước đây dồn tính lại, đơn vị sử dụng lao động chưa có
nguồn hoặc chưa đủ cơ sở để xử lý hoặc là nộp hoặc là giải pháp xử lý xố nợ, nên
vẫn theo nợ trên sổ sách.
• Mặt khác trong việc quản lý thu cịn có một số công việc chưa thực hiện kịp
thời đầy đủ theo quy định như việc kiểm tra, đối chiếu, đôn đốc tiến độ nộp BHXH.
• Tỉ lệ đóng góp và cơ cấu đóng góp vào quỹ hiện nay chưa hợp lý. Thực ra để
đưa ra tỉ lệ đóng góp là 20% (người sử dụng lao động 15%, người lao động 5%)
chưa dựa vào cơ sở khoa học vững chắc, so với một số nước trên thế giới và khu
vực thì tỉ lệ đóng góp của chúng ta cịn thấp.
Theo dự báo của các chuyên gia ILO thì tới năm 2030 quỹ BHXH Việt Nam sẽ bị
thâm hụt trầm trọng.
Thu từ ngân sách nhà nước đóng góp.
Quỹ BHXH Việt Nam được ngân sách nhà nước đóng góp dưới dạng chuyển cho
quỹ BHXH để chi trả cho các đối tượng được thưởng BHXH từ 1/1/1995 trở về
trước.
Ngồi ra quỹ BHXH Việt Nam cịn được ngân sách nhà nước trợ giúp chi trả cho
các chế độ cho những người được hưởng BHXH sau ngày 1/1/1995. Trước đây do
khâu thu, chi BHXH còn yếu kém nên BHXH là một gánh nặng cho ngân sách nhà
nước. Ngày nay sau những năm đổi mới BHXH đã dần thoát khỏi bao cấp nặng nề
từ ngân sách nhà nước, ngân sách cấp cho BHXH được giảm dần (mỗi năm giảm
bình quân khoảng 3% nhưng mức giảm ngày càng cao).
Mặc dù đã đạt được một số hiệu quả ở công tác này trong thời gian qua, tuy
nhiên cũng ở công tác này trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải
khắc phục như tuy ngân sách nhà nước cấp cho BHXH có giảm nhưng vấn cịn

tương đối lớn nó bao gồm tất cả chi phí trợ cấp BHXHcho những người được
hưởng chế độ BHXH trước 1/1/1995 và một phần chi phí các chế độ BHXH cho
người được hưởng BHXH sau 1/1/1995 mà số lượng những người này hiện nay
cịn rất đơng và do hậu quả của các chính sách, chế độ trước đây để lại nêu đây vẫn
còn là một gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Thu từ các khoản tu khác.
Đối với các khoản thu khác: từ sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức từ thiện, từ
đầu tư vốn nhàn rỗi... cũng đã góp phần gia tăng quy mô của quỹ BHXH. Đặc biệt
đối với hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH có vai trị vơ cùng quan trọng,
bởi hoạt động bảo hiểm cũng bao gồm hoạt động tài chính, thơng qua việc đầu tư,
sử dụng vốn nhàn rỗi để sinh lời, có hoạt động đầu tư vốn mới đảm bảo được việc
chi trả quỹ BHXH trong tương lai.


3. Tình hình chi BHXH trong thời gian qua.

*Chi chế độ
Hơn 10 năm qua, nguồn quỹ BHXH đã đảm bảo cung cấp đúng, đủ, tương đối kịp
thời giao tận tay cho từng người, khơng cịn tình trạng nợ đọng lương hưu như
thời kỳ bao cấp nữa.
Đối tượng và kinh phí chi trả lương hưu, trợ cấp tử tuất,tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp do quỹ BHXH đảm bảo tăng khá nhanh: năm 2002 quỹ BHXH đã phải
chi trả chế độ lương hưu và trợ cấp tử tuất cho 244476 người ( bình qn 20 người
đóng/1 người hưởng). Năm 2006 quỹ BHXH đã hải chi trả cho 596350 người ( bình
quân 11 người đóng/ 1 người hưởng). Năm 2002 kinh phí chi trả quỹ mới chiếm
37,1 % tổng quỹ thu được trong năm. Đến năm 2006 tỷ lệ này là 57 % trong khi đó
theo quy tắc đóng- hưởng và cân đối thu chi của quỹ thì đến năm 2015 quỹ BHXH
mới phải chi trả lương hưu và trợ cấp tử tuất cho những người về hưu đầu tiên.
Bảng thống kê chi trả BHXH qua các năm


Năm
2001
2003
2004
2008

Số chi BHXH
21690
34595
42568
28491000

Đơn vị tính
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Triệu đồng

Quỹ BHXH được chi trả cho các chế độ. Hiện nay các chế độ BHXH được kế thừa
và phát triển, những quyền lợi của người tham gia đã được mở rộng hơn.
Chi trả trợ cấp hàng tháng cho các chế độ hưu trí, tử tuất, mât sức lao động cho
hơn 2 triệu người với số tiền chi hàng tháng là hơn 2000 tỷ đồng(2006) đảm bảo
đúng đủ đối tượng và giao tận tay người được nhận.
Những người đã được hưởng chế độ BHXHhàng tháng từ trước năm 1995 như hưu
trí, tử tuất, mất sức lao độn đến nay vẫn tiếp tục được hưởng và mức trợ cấp
thường xuyên được điều chỉnh tăng lên phú hợp với mức sống bình qn chung của
tồn xã hội và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Đầu năm 1995, khi thực hiện các cải cách BHXH, nước ta có 2,85 triệu người từ
chính sách bao cấp chuyển sang, đến cuối năm 2006 số người tham gia là 6,7 triệu
người không kể đã giải quyết hơn 1,5 triệu người nghỉ việc hưởng lương hưu,

hưởng trợ cấp một lần.
Chính sách BHXH cải cách được ban hành dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển
những quyền lợi có liên quan trước đó, nên một mặt đã không làm ảnh hưởng đến
quyền lợi của những người đang nhận trợ cấp BHXH và khắc phục khó khăn về


nguồn chi trả trong thời kỳ bao cấp. Mặt khác mở rộng đối tượng tham gia góp
phần tạo ra sự chuyển đổi êm đẹp về mặt xã hội từ nền kinh tế kế hoach hóa tập
trung sang nề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy đã đạt được kết quả đáng phấn khởi như vậy nhưng trong cơng tác quản lý
vẫn cịn nhiều vấn đề cần tiếp tục củng cố trong thời gian tới, cụ thể là:
- Xét các chế độ ngắn hạn, có những nơi việc chi trả trợ cấp cho người lao động,
thiếu chính xác, cịn chậm gây ảnh hưởng tới tâm tư tình cảm của người lao động
cũng như gia đình họ.
- Xét về các chế độ dài hạn cịn có các mặt hạn chế như nguồn chi trả thuộc ngân
sách Nhà nước thường bị động do cấp trên chuyển về chậm.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý còn hạn chế nên hiệu quả
quản lý chưa cao, chi phí cho bộ máy hành chính cịn lớn.
*Về chi cho hoạt động, chi quản lý BHXH
Đây là khoản chi chiếm số lượng khá lớn trong quỹ BHXH. Quỹ này được dùng cho
sự phát triển và xây dựng hệ thống BHXH. Chi quản lý BHXH được quy định như
sau:
Chi quản lý BHXH được bắt buộc hàng năm được trích ra từ tiwwnf sinh lời
của hoạt động đầu tư quỹ
Chi quản lý BHXH bắt buộc bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính
bao gồm các khoản sau đây:
+ Chi thường xuyên
+ Chi không thường xuyên bao gồm:
Chi làm hồ sơ, giấy tờ, biểu mẫu, chi phục vụ công tác thu chi.
Chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ.
Từ các vấn đề nêu trong việc quản lý quỹ BHXH Việt Nam trong thời gian qua,
chúng ta thấy được phần nào những mặt đã đạt được và những mặt chưa đạt được
để từ đây có được các giải pháp thích hợp cho việc tăng cường hiệu quả quản lý
quỹ BHXH nước ta trong tình hình hiện nay cũng như trong tương lai đảm bảo việc
tăng trưởng và ổn định quỹ, ổn định xã hội.
4. Đề ra giải pháp cân đối quỹ BHXH.
a. Biện pháp tăng thu BHXH.
- Nhà nước cần phảo có hệ thống văn bản pháp lý ổn định, thỏa đáng trong hoạt
động BHXH nói chung và cơng tác thu BHXH nói riêng để đưa cơng tác thu BHXH
đi vào nề nếp có hiệu quả.
- Cần có biện pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH.
- Tăng cường việc kiểm tra, rà soát số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH
bắt buộc theo luật, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm, thường xuyên đôn
đốc, đối chiếu số thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động, phối hợp chặt chẽ với
các ban ngành liên quan trong việc thực hiện công tác thu BHXH. Tăng cường
tuyên truyền về chính sách, chế độ BHXH qua các phương tiện thông tin đại chúng,
trực tiếp xuống các đơn vị sử dụng lao động, tuyên truyền vận động cho người lao


động hiểu biết và nhận thức đúng về quyền lợi trách nhiệm trong việc tham gia
BHXH.
- Cần phải xác định lại tỉ lệ đóng góp vào quỹ BHXH một cách chính xác hơn để
tuog ứng với mức hưởng trợ cấp BHXH nhằm đảm bảo sự chi trả của quỹ BHXH,
tránh vỡ quỹ.
- Cần tích cực khai thác các khoản viện trợ, đóng góp từ các tổ chức trong và
ngồi nước.
- Mạnh dạn sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi đi đầu tư sinh lời vào mục tiêu phát triển
kinh tế đất nước vừa tăng việc làm cho xã hội, mở rộng đối tượng tham gia BHXH,
vừa tránh nguồn vốn chết để tăng thu từ lãi.

- Tăng cường đào tạo cán bộ đầu tư quỹ vừa đảm bảo tăng trưởng quỹ vừa đảm
bảo ổn định quỹ.
b. Biện pháp giảm chi BHXH.
- Tổ chức ở các cấp, các ngành thực hiện việc chi trả các chế độ đầy đủ, kịp thời
theo quy định của nhà nước.
- Tổ chức kiểm tra thanh tra, kiểm soát các hoạt động chi BHXH theo từng chế độ,
từng địa phương, ngành nghề tránh các hiện tượng tiêu cực trong chi BHXH và có
những biện pháp thích đáng với những trường hợp vi phạm.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhằm thích nghi với điều kiện mới.
- Ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý hoạt động BHXH nói chung, quản lý thu
– chi nói riêng nhằm tăng hiệu quả quản lý các hoạt động này.
C. Kết luận.
Gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội thì vấn đề nêu cao xây dựng
BHXH cũng là một vấn đề hết sức quan trọng và là một vấn đề quan tâm hàng đầu
của các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền vì một nước nếu mà BHXH khơng phát
triển thì thì sẽ dẫn đến nền kinh tế - xã hội, chính trị không ổn định, đời sống của
nhân dân không được an tồn. Do vậy BHXH ln là một chính sách lớn của Đảng
và nhà nước. Có BHXH thì mọi người sẽ yên tâm công tác, phấn đấu đưa nền kinh
tế vững chắc trên một phương diện.
Việc nghiên cứu và hoàn thiện về nội dung BHXH luôn là một vấn đề, một đề tài
lớn cần phải có sự quan tâm của mọi cấp mọi ngành và cần sớm hoàn thành, đưa
ra những luật định mới về BHXH phù hợp hơn trong thời kỳ hiện nay.



×