TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013
GS. Nguyễn Quang Thái1
Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo
đảm an sinh xã hội trong điều kiện suy giảm khăn kinh tế thế giới
Kinh tế thế giới khó lường:
Bước vào năm 2012 kinh tế thế giới vẫn tiếp tục có những bấp bênh rất lớn,
phản ánh chiều hướng đan xen suy giảm và tạo đà phục hồi kinh tế trong khó khăn.
Ngay từ những tháng đầu năm 2012, tất cả các tổ chức tài chính quốc tế đều liên tục
điều chỉnh dự báo, lúc tăng, lúc giảm. Tuy kết quả dự báo khá khác nhau, nhưng chiều
hướng chung là năm 2012 có mức tăng trưởng toàn cầu thấp nhất. Điều đặc biệt là, tất
cả các đánh giá đều cho thấy năm 2012 sẽ là năm có mức tăng trưởng kinh tế và cơng
nghiệp thấp nhất, thương mại kém nhất trong ba năm gần nhất trên phạm vi toàn cầu,
lẫn các nền kinh tế thu nhập cao và các nền kinh tế đang phát triển, kể cả các nền kinh
tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ.
Nguồn : The economist và WB Developing Trends 7&9/2012
1
Bài viết là quan điểm của tác giả.
Đánh giá về triển vọng kinh tế toàn cầu, Đơn vị tình báo kinh tế (EIU) của Economist
nhận định kinh tế châu Âu tăng trưởng âm, kinh tế Mỹ và Trung Quốc tăng trưởng
chậm lại khiến kinh tế toàn cầu tiếp tục suy yếu. Trong quý II/2012, kinh tế Trung
Quốc chỉ tăng trưởng 7,6%, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
năm 2008. Kinh tế Ấn Độ còn đáng lo ngại hơn, dự báo GDP chỉ tăng trên 6% năm
nay và 6,5% năm tới, thấp hơn nhiều so với nhịp độ tăng trưởng 9% trong những năm
gần đây. Cũng theo EIU, tình hình Eurozone trong ngắn hạn vẫn còn ảm đạm với mức
tăng trưởng âm 0,6% năm nay. EIU đã hạ dự báo nhịp độ tăng trưởng GDP toàn cầu
trong năm nay xuống 3,1%, thấp hơn so với mức dự đoán tăng 3,2% đưa ra hồi tháng
trước. Đối với Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mất đà, khi GDP chỉ tăng trưởng
1,5% trong quý 2/2012, giảm so với mức tăng 2% trong quý 1. Dự báo xu hướng tăng
trưởng yếu sẽ tiếp tục trong quý 3 và có khả năng kéo dài sang cả quý 4, trong điều
kiện điều hành lúng túng trong năm bầu cử. EIU đã hạ dự báo tăng trưởng thương mại
tồn cầu năm 2012 từ 4% xuống cịn 3,7%, thấp hơn mức tăng hơn 6% trong năm
2011. Đánh giá ban đầu (9/2012) của WB về triển vọng 2013 cho thấy thương mại
năm 2012 tăng thấp nhất, vào khoảng 5%.
Dự báo kinh tế thế giới và khu vực đều cho thấy năm 2012 là năm tăng trưởng
kinh tế thấp nhất trong 3 năm qua đối với hầu hết các nền kinh tế và chỉ có khả năng
khơi phục nhẹ trong năm 2013, nhưng trên tổng thể chưa thể trở về mức bình thường
trước năm 2015. So với năm 2008/2009, các nền kinh tế trong khu vực đều có xu
hướng giảm sút liên tiếp các năm 2010/2011 và lan sang cả năm 2012, để có bước khơi
phục nhẹ vào năm 2013. Các chun gia IMF gần đây cịn cho rằng khó khăn có thể
kéo dài đến 2015 hoặc thậm chí cả thập niên này. Nặng nhất là suy giảm kinh tế ở các
nền kinh tế khối EURO nói chung, khơng chỉ nền kinh tế Hy Lạp, Tây ban Nha, Ý, mà
cả các nền kinh tế phát triển như Đức, Pháp. Thậm chí nước Anh cũng đã bị suy thối
sau 2 q tăng trưởng “âm” liên tiếp, và kinh tế Đức cũng phải sụt giảm chưa từng có
v.v… Hệ quả là sự giảm sút kinh tế này đang tác động xấu đến tình hình xuất nhập
khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của khu vực này vào các nước như Trung Quốc,
Ấn Độ và Việt Nam không phải là một ngoại lệ.
Tập trung kiềm chế lạm phát khá thành công:
Trước bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm khó lường, Việt Nam đã có chủ trương
đúng về tập trung cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm
tăng trưởng hợp lý. Tiếp nối Nghị quyết 11/2011/NQ-CP, điều này đã được khẳng định
trong các Nghị quyết gần đây của các Hội nghị Trung ương Đảng (nhất là Hội nghị
Trung ương 3 về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng), Nghị quyết của
Quốc Hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và các Nghị quyết
01/2012/NQ-CP của Chính phủ về điều hành năm 2012, Nghị quyết 13/2012/NQ-CP
về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường,v.v... Nhờ các chủ
trương đúng đắn này và sự chỉ đạo kiên quyết của lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo ở các
ngành, các địa phương, tình trạng lạm phát biểu hiện bằng chỉ số CPI các tháng liên
tiếp đã được điều chỉnh khá thành công, CPI hằng tháng giảm khá đều đặn từ 8/2011,
dù có tác động tăng lên chút ít trong dịp Tết. Lạm phát tháng 8/2011 (so cùng kỳ) là
23% đã giảm dần, đến đến 8/2012 chỉ còn 5%. Tuy vậy, lạm phát trong tháng 9/2012
đã tăng lên tới 2,2%, chủ yếu do các điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục, giao thơng
v.v… địi hỏi phải cẩn trọng. Dù cịn có thể có những biến động trong hệ thống tiền tệ,
giá nông sản và xăng dầu, cũng như giá các dịch vụ y tế, giáo dục v.v… nhưng theo dự
báo sơ bộ của Bộ KHĐT tiến hành cuối tháng 8/2012, chỉ số CPI tháng 12/2012 so
tháng 12/2011 sẽ tăng khoảng 7-8%, và CPI trung bình năm tăng 8,5-9,5% so cùng kỳ.
Một nguyên nhân quan trọng của thành quả này là đã kiên trì chính sách điều
tiết hợp lý việc cung tiền, bảo đảm cân đối khá tốt hàng - tiền, sau thời kỳ M2 tăng
nhanh. Nếu so sánh với việc tăng đầu tư ngân sách khi kích cầu năm 2009 và tín dụng
dễ dãi năm 2010 mới thấy việc kiểm sốt tiền tệ năm 2012 là có kết quả, sau chuyển
biến bước đầu năm 2011. Tuy kiểm soát chặt chẽ, nhưng khi cần thiết, NHNN đã bơm
tiền ra thị trường bằng các kênh chính thức (như hỗ trợ đầu tư, kể cả trái phiếu chính
phủ, hỗ trợ thanh khoản cho NHTM qua thị trường mở) và sau đó bằng các biện pháp
nghiệp vụ đã thu tiền về nhanh, làm cho việc cung tiền (qua M2) danh nghĩa thì lớn,
nhưng tiền (nhất là tiền mặt) thực sự tham gia lưu thơng thì ít hơn. Thêm vào đó, năm
2012 việc cung tiền qua kênh tín dụng cũng bị giảm mạnh do hoạt động tín dụng rất
khó khăn, sau 9 tháng chỉ tăng hơn 2%, do cả phía doanh nghiệp (tiêu thụ khó, tồn kho
cao) và thanh khoản của ngân hàng thương mại (do nợ xấu). Có thể nói, trong các
nguyên nhân giảm lạm phát năm 2012, phần quan trọng là do yếu tố điều hành tiền tệ,
làm ổn định cung-cầu hàng-tiền, tuy trong nhiều năm, lượng cung tiền đã cao hơn hẳn
các nước.
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
17.
6
16.
9
5.2
8.1
14.
0
3.0
Đài Loan (TQ)
6.5
4.4
2.6
Ấn Độ
16.
8
14.
1
14.
7
Indonesia
14.
3
14.
3
Trung Quốc
Hàn Quốc
Malaysia
Philippines
Singapore
Thailand
Viet Nam
12.
3
5.1
4.8
-2.0
2.9
6.9
5.9
4.7
6.9
9.6
-0.3
19.
6
16.
5
16.
7
16.
7
17.
8
27.
6
19.
7
6.3
7.0
12.
5
10.
8
12.
0
9.9
6.0
5.8
7.4
6.6
5.3
0.9
7.0
5.7
5.3
16.
7
12.
1
17.
0
21.
7
21.
4
19.
3
16.
8
15.
9
8.1
8.2
16.
3
14.
9
19.
3
14.
9
13.
0
15.
4
9.7
12.
3
8.3
13.
0
9.5
11.
9
9.2
7.0
4.2
10.
0
9.8
22.
1
10.
7
15.
4
7.7
10.
7
6.2
19.
4
13.
4
12.
0
11.
3
8.6
8.1
14.
9
6.2
3.7
4.2
2.6
4.9
5.8
6.1
8.2
6.3
9.2
6.8
10.
9
56.
2
25.
5
17.
6
24.
9
29.
5
29.
7
33.
6
46.
1
20.
3
29.
0
33.
3
Nhật bản
1.9
3.3
1.8
…
0.8
0.4
-0.4
0.8
0.8
2.0
1.9
Nguồn: ADB các năm
Thêm vào đó, trong các tháng đầu năm, giá xăng dầu và năng lượng nói chung
trên thế giới khá ổn định, giá đầu vào của các hàng nhập khẩu cũng thấp trong điều kiện
ổn định tỷ giá, nên đã làm cho việc giảm CPI được thuận lợi. Thậm chí giá lương thực
thực phẩm trong nước cũng được bảo đảm ở mức ổn định đã tác động tích cực đến q
trình giảm lạm phát khá ngoạn mục. Tuy nhiên, sự lo lắng về đình đốn cũng phần nào
làm giảm niềm hưng phấn do thành công khống chế lạm phát rất đáng khích lệ này. Hơn
nữa, trong các tháng cuối năm, nhất là quý IV có nhiều tác động mới theo hướng tăng
CPI trở lại, do tác động tăng giá xăng dầu, các dịch vụ y tế, giáo dục v.v… và cả giá
lương thực thực phẩm, nếu điều hành khơng cẩn trọng như tháng 9, có thể làm CPI tăng
mạnh, làm ảnh hưởng đến CPI năm 2012 và cả 2013. Riêng về các giải pháp “bình ổn
giá” của một số địa phương chưa có nhiều tác dụng thực tế, tuy có tác động tâm lý.
Nguồn : TCTK các tháng 2012
Nhìn chung, sự chỉ đạo tiếp tục thận trọng theo hướng kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mơ là hồn tồn đúng, phải kiên trì trong tầm trung dài hạn. Dự báo CPI
cả năm sẽ tăng khoảng 7-8% (cịn theo bình qn năm thì có thể tăng 8-9%) nếu khơng
có biến động lớn. Tuy nhiên, mức tăng giá này còn khá cao so với các nước trong khu
vực và thế giới, CPI chỉ khoảng 2-4%, nên quá trình kiềm chế lạm phát cần kiên trì,
nếu khơng lạm phát lại tăng cao năm 2013 và các năm sau! Tuy nhiên, nếu tính chỉ số
lạm phát mà bỏ yếu tố xăng dầu và lương thực, thực phẩm để xét lạm phát “lõi” (core
inflation) thì vẫn cịn cao.
Biểu đồ lạm phát và lạm phát cơ bản của Việt Nam - Nguồn: JPMorgan.
Ổn định kinh tế vĩ mô
Trong các chỉ tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô có thể ghi nhận về các chỉ tiêu tài
chính, ngân hàng, tỷ giá, dự trữ ngoại tệ, cán cân thanh tốn quốc tế, việc làm v.v… và
đơi khi cũng tính cả xuất nhập khẩu...
Tăng trưởng kinh tế: Cùng với thành tựu kiềm chế lạm phát, kinh tế Việt Nam
vẫn tăng trưởng khoảng 5% trong khó khăn của kinh tế thế giới. Đó là mức tăng
trưởng phù hợp, thích ứng với khó khăn chung, cả xuất nhập khẩu, sức cạnh tranh kém
v.v… Trong điều kiện kinh tế thế giới suy giảm mạnh đó, kinh tế nước ta tuy có giảm
sút, cao hơn mức thấp nhất 20 năm qua là năm 1999 (GDP tăng 4,77%) khi bị tác động
bởi khủng hoảng tài chính Đơng Á.. Tuy nhiên, chiều hướng tăng trưởng đang giảm
sút trong 12 năm qua, cho thấy cần thận trọng khi đưa ra các mục tiêu năm 2013 và các
năm sau xa thực tế, khi kinh tế toàn cầu đang suy giảm và chỉ khôi phục nhẹ. Hơn nữa,
những bất cẩn trong điều hành hệ thống tài chính tiền tệ và an sinh xã hội, có thể làm
cho bất ổn kinh tế vĩ mô dẫn tới một số xáo trộn khó lường về chính trị xã hội.
Tốc độ GDP 2000-2012
9.0%
8.44% 8.46%
8.23%
8.5%
8.0%
7.5%
7.0%
6.5%
7.79%
7.34%
7.08%
6.89%
6.79%
6.78%
6.31%
5.89%
6.0%
5.5%
5.0%
5.32%
5.30%
Tỷ giá hối đoái đã giữ được ổn định, sau thời kỳ điều chỉnh mạnh mấy năm gần
đây, thậm chí điều chỉnh quá mạnh đầu năm 2011.
Biến động tỷ giá hối đoái VND/USD 2012
Kiều hối tăng mạnh (lên tới 9 tỷ$ trong 9 tháng và cả năm khoảng 11-12 tỷ$), tạo
điều kiện để NHNN mua được số lượng lớn ngoại tệ. Trên cơ sở ổn định tỷ giá, Việt
Nam cũng đã tăng cường được nguồn dự trữ ngoại tệ một cách ổn định: theo số liệu mới
nhất, dự trữ ngoại tệ năm 2012 đã đạt 23 tỷ$, đạt mức cao nhất trong ba năm qua.
Xuất khẩu cũng được tăng trưởng mạnh. Năm 2012 dù kinh tế khó khăn nhưng
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 9 tháng vẫn đạt hơn 18% (cả năm tăng trên 13%) và xuất
hiện 22 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ$. Trong xuất khẩu, do duy trì được sự tham gia
vững chắc trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu nên các doanh nghiệp FDI đã có mức
tăng trưởng xuất khẩu (ngồi dầu khí) khá cao, đạt 35-40%. Tuy nhiên, do doanh
nghiệp nội địa chưa tham gia nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu, nên xuất khẩu bị giảm
khoảng 2%. Đây là yếu kém quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng 2012
cần chăm chú cải thiện trong trung và dài hạn. Điều này chỉ có thể giải quyết được nếu
gắn các vấn đề kinh tế trước mắt với tái cấu trúc kinh tế trong trung và dài hạn, nhất là
ba khâu quan trọng nhất đã nêu như doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công và hệ thống
tài chính tiền tệ v.v… để hướng đến nền kinh tế hiệu quả hơn theo hướng xây dựng mơ
hình tăng trưởng mới.
Các cân đối vĩ mô cũng được giữ vững ổn định. Tổng đầu tư vẫn được giữ ở
mức hợp lý, với việc đầu tư công theo kế hoạch được duyệt và giảm chút ít đầu tư FDI
nên tỷ trọng đầu tư/GDP đạt khoảng 34% (hoặc thấp hơn), giảm một cách có hệ thống.
Hệ quả là tốc độ tăng trưởng đã được giảm bớt hợp lý khoảng 5%, khi tăng trưởng các
nền kinh tế trên thế giới đều giảm sút mạnh. Cán cân vãng lại được cải thiện do dòng
kiều hối vẫn ổn định khi thâm hụt thương mại giảm mạnh. Cán cân tổng thể dương,
cán cân vốn dương, cán cân vãng lai khá cân bằng v.v… Tuy nhiên, những biến động
gần đây trong xử lý các gian lận trong hoạt động mờ ám thơn tính ngân hàng, phản ánh
tình trạng quản lý yếu kém hiện nay chưa được cải thiện. Đặc biệt, cân đối ngân sách
năm 2012 gặp khó khăn lớn khi thu nhập từ xuất nhập khẩu, thuế cho hoạt động sản
xuất kinh doanh và thu từ đất v.v… đều giảm mạnh. Tổng thu cân đối ngân sách Nhà
nước thực hiện tháng 9 ước đạt đạt 48.660 tỷ đồng, luỹ kế thu 9 tháng đạt 498.490 tỷ
đồng, bằng 67,3% dự toán, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng chi ngân sách
thực hiện tháng 9 ước đạt 73.120 tỷ đồng; lũy kế chi 9 tháng đạt 643.210 tỷ đồng, bằng
71,2% dự toán, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2011. Theo đà này, cả năm 2012 tình
trạng vượt thu như nhiều năm chắc sẽ không đáng kể, gây khó khăn cho cân đối ngân
sách ở trung ương và nhiều địa phương.
Tái cơ cấu kinh tế đã có sự khởi động, tập trung vào ba khâu trọng điểm là đầu
tư, ngân hàng tiền tệ và DNNN: Tái cơ cấu đầu tư mà trọng tâm là đầu tư công theo
hướng giảm dần tỷ trọng và nâng cao hiệu quả. Việc triển khai chỉ thị 1792 về đầu tư
công đã được tiếp nối bằng việc Quốc hội ra Nghị quyết về ổn định vốn trái phiếu
Chính phủ đến hết 2015 và triển khai ý đồ xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn, đã làm
cho các ngành, các địa phương phải chú ý nhiều sử dụng nguồn vốn đầu tư công cho
hiệu quả. Đã chú trong hơn việc xây dựng cơ chế, chính sách định hướng và tạo điều
kiện đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động đầu tư, nhất là hình thức hợp tác cơng tư
PPP. Các ngành và địa phương cũng chú trọng nâng cao chất lượng và tính bền vững
của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Cơ cấu lại thị trường tài chính mà trọng
tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các tổ chức tài chính đã được triển khai bước
đầu, nhưng cịn lúng túng khi các NHTM có tình trạng nợ xấu rất lớn. Trên thực tế, nói
nhiều hơn làm trong việc “nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng tính an toàn hệ thống;
giảm dần việc huy động đầu tư chủ yếu từ tín dụng ngân hàng; tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp huy động vốn đầu tư từ thị trường vốn; kiểm sốt chặt chẽ hoạt động của
các cơng ty chứng khốn”, thậm chí việc “tăng hiệu quả hoạt động bảo hiểm; kiểm soát
hiệu quả các quỹ đầu tư, ngăn chặn hiện tượng đầu cơ lũng đoạn thị trường” còn có
nhiều yếu kém, thậm chí bị một số Nhóm lũng đoạn đã bị cơ quan công an bắt tạm
giam. Cơ cấu lại doanh nghiệp, trong đó trọng tâm là các tập đồn kinh tế, tổng cơng
ty nhà nước được triển khai chậm vì cịn bị níu kéo bởi tư duy cũ. Có thể nói QĐ 929
ngày 27/7 còn chưa đủ quyết liệt.
Mất cân đối vĩ mô nhiều năm đã là căn nguyên sâu xa của tình trạng lạm phát
tăng cao, trực tiếp ảnh hưởng tới đời sống nhân dân, tới tâm lý xã hội. Do đó, cùng với
kiềm chế lạm phát, các vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô đã đạt được kết quả bước đầu, cần
được chú ý lâu dài, tạo điều kiện để tiến hành tái cấu trúc kinh tế trong trung và dài
hạn, hướng tới năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh trên thị
trường và hướng tới PTBV.
Bảo đảm an sinh xã hội
Trong điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn, chúng ta đã chú ý đến việc bảo đảm
an sinh xã hội, nhất là đời sống của người nghèo, người làm cơng ăn lương. Chính sách
về bảo hiểm y tế cho người nghèo, về giá điện thấp cho người tiêu dùng ít như người
nghèo, học sinh sinh viên v.v… đã được sự đón nhận tích cực của nhân dân. Tuy
nhiên, trong điều hành, một số mặt hàng liên quan đến người dân như giá dịch vụ y tế,
giáo dục v.v… chưa được điều hành trôi chảy. Riêng giá xăng dầu, bên cạnh yếu tố
khách quan về giá thế giới, cũng có những yếu tố gây ảnh hưởng đến đời sống và cả
tâm lý của người tiêu dùng đã chưa được chú ý đúng mức trong việc giải thích và minh
bạch hóa chính sách. Trên thực tế, bên cạnh thành tích, cịn hàng loạt thiếu sót, hạn chế
cần khắc phục2: Giảm nghèo và việc làm là 2/4 chỉ tiêu không đạt trong 15 chỉ tiêu của
Quốc Hội số NQ-11/2011 tháng 11/2011. Giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái
nghèo cao, các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã bãi ngang ven biển,
hải đảo, vùng có đơng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo cịn rất cao. Bất bình
đẳng có xu hướng tăng, hệ số GINI tăng từ 0,35 năm 1998 lên hơn 0,4 hiện nay. Tạo
việc làm chưa bền vững, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, cả ở thành thị và nơng thơn, chuyển
dịch cơ cấu lao động cịn chậm. Đó là chưa nói tới bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội, hỗ
trợ rủi ro, các vấn đề giáo dục, y tế, nước sạch, vệ sinh mơi trường v.v…
Nhìn chung, trong bối cảnh thế giới có những biến động khó lường thì những
thành tựu đã đạt được là đáng trân trọng. Có ý kiến lo lắng về khơng thực hiện trọn vẹn
mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chỉ đạt 11/15 chỉ tiêu. Cần nhớ rằng trong Nghị quyết số
11/2011/QH13 tháng 11/2011 đã nêu rõ, cần “xử lý hài hòa mối quan hệ giữa ổn định
kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý”. Như vậy, kết
quả phát triển kinh tế xã hội năm 2012 về cơ bản là tốt, trong điều kiện thế giới có
nhiều biến động phức tạp, khó lường. Nhưng khi phân tích, có thể thấy do cịn nhiều
vấn đề chưa tạo được nhận thức thống nhất, gắn giữa các vấn đề ngắn và trung dài hạn,
kiên quyết hình thành mơ hình tăng trưởng mới, nên đã gây lúng túng trong xử lý việc
ban hành chính sách cũng như trong điều hành. Tư tưởng ham tăng trưởng, chạy theo
2
Thứ trưởng Bộ Lao động TBXH Nguyễn Trọng Đàm, viết trên mạng tạp chí cộng sản 9/7/2012
thành tích về “tốc độ” cịn lớn, nhất là trong điều kiện phân cấp ngân sách, cần được
nhận thức lại.
IICác vấn đề chính sách phát triển: “nút” thắt (ngân hàng-tài chính,
doanh nghiệp) và một số yếu kém trong chính sách và điều hành
2.1. Đình đốn doanh nghiệp:
Tình trạng nợ xấu cao (theo số chính thức, ít nhất tương đương 10 tỷ $), tồn kho
lớn (20%) chỉ là một số biểu hiện của tình trạng đình đốn sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp. Tình trạng xuất khẩu giảm khoảng 2% của doanh nghiệp trong nước cho
thấy tình trạng đình đốn và kém cạnh tranh. Theo số liệu thống kê cập nhật liên tục của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có khoảng 30% doanh nghiệp trong số đã đăng ký thực chất
khơng hoạt động và cũng khơng tham gia đóng thuế3. Theo Bộ KHĐT thì vấn đề đang
lo ngại hiện nay là xu thế doanh nghiệp thành lập mới liên tục giảm sút, trong khi đó
số lượng các doanh nghiệp đã phải thu hẹp, ngừng, thậm chí chấm dứt hoạt động sản
xuất kinh doanh liên tục tăng cao đã cho thấy khu vực doanh nghiệp nước ta đang gặp
nhiều khó khăn. Hơn thế, sự điều hành nền kinh tế, nhất là các giải pháp về giá cả,
thuế, tín dụng v.v… cịn có tác động chưa như dự tính. Trong điều kiện kinh tế khó
khăn của năm 2012, cịn xuất hiện thêm khoảng 8% doanh nghiệp đã đăng ký phải
dừng sản xuất hay phá sản (có đăng ký hay chưa đăng ký) vì khơng tồn tại được trong
điều kiện khắc nghiệt của thị trường. Gần đây, một số đáng kể doanh nghiệp đã “hồi
sinh” do tác động bước đầu của các chính sách mới, nhưng tỷ lệ này còn thấp. Các
doanh nghiệp FDI mới đã được lựa chọn kỹ hơn, việc tăng vốn của các dự án cũ khá
mạnh và vốn thực hiện bình quân 1tỷ$/tháng cho thấy, khu vực FDI vẫn tiếp tục phát
huy tác động tích cực vào q trình phát triển, dù thị trường thế giới đang khó khăn
v.v... Nếu xem khu vực doanh nghiệp như một trụ cột để phát triển thì việc nhiều
doanh nghiệp bị đình đốn đang gây khó khăn cho phát triển. Các chính sách kinh tế
cần tập trung để tạo ra sự khởi sắc lâu dài của các loại doanh nghiệp.
Báo Người lao động viết: “… 21-6 là ngày mà các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
được trao lại quyền định giá bán lẻ. Ngày 20-7, xăng tăng 400 đồng/lít và cứ trung
bình 10 ngày lại tăng một lần, lần sau cao hơn lần trước: 900 đồng/lít ngày 1-8 và
1.000 đồng/lít, ngày 13-8” và bạn đọc bình luận “…Xăng dầu thích tăng giảm thế nào
3
Tính đến hết ngày 30/4/2012, trong tổng số 647.627 doanh nghiệp đã được thành lập, cả nước còn
463.802 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm tỉ lệ 71,6%, có 81.929 doanh nghiệp đã giải thể, 16.075
doanh nghiệp đã đăng ký dừng hoạt động và 85.821 doanh nghiệp dừng hoạt động nhưng khơng đăng
ký. Mức 71,6% doanh nghiệp cịn hoạt động trên tổng số đã thành lập từ khi đổi mới kinh tế cho đến
nay, theo Bộ KHĐT là tỷ lệ chấp nhận được ở mức trung bình so với thế giới. Còn Theo số liệu tháng
7/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình trạng các doanh nghiệp như sau: cả nước có trên 663,8 nghìn
doanh nghiệp đã được thành lập, trong đó có trên 468,6 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm
khoảng 70%. Điều đáng lo ngại là số doanh nghiệp mới đăng ký giảm cả về số lượng và vốn.
nhà nước không quan tâm và nhà nước cũng chẳng làm gì được doanh nghiệp, chỉ cần
thu thuế đủ và nhiều là được. Đó là thách thức nhà nước. Doanh nghiệp không hề ép
xã hội phải sử dụng xăng dầu. Tơi tăng giá thế đó, anh chê đắt thì đừng mua. Chưa
bao giờ doanh nghiệp xăng dầu có chương trình khuyến mãi hay quan tâm đến người
tiêu dùng. Đó là thách thức xã hội.
( />DNNN có số lượng đến cuối năm 2011 là 1309 doanh nghiệp, sản xuất khoảng
28%GDP, là thành tố quan trọng của toàn bộ kinh tế Nhà nước (các khu vực khác của
kinh tế Nhà nước chỉ chiếm 10%). Tuy nhiên, nhiều DNNN làm ăn thiếu hiệu quả, kể
cả các tập đoàn kinh tế lớn đang lâm vào tình trạng nợ nần. Vì thế với bộ phận DNNN,
cần đẩy mạnh cải cách với tư duy mới về vị trí của DNNN và khu vực cơng nói chung
trong nền kinh tế. Các chủ trương về cổ phần hóa và đổi mới DNNN trong điều kiện
mới cần được thực hiện mạnh mẽ và nhất quán, để khu vực DNNN và khu vực cơng
nói chung là được vị trí tham gia tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mơ, tạo môi trường
cho khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ, như trụ cột của sự phát triển.
Các doanh nghiệp tư nhân trong nước khơng chỉ bị đình đốn sản xuất do khó
khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm trong nước, mà bị giảm sút cả trong xuất khẩu. Tám
tháng 2012 xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước giảm 1,9% về giá trị do không làm
chủ được cả dây chuyền sản xuất kinh doanh toàn cầu (GVA). Những giải pháp hỗ trợ
thị trường, nhất là trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được triển khai, nhưng tác
động còn chậm, vì nhiều ràng buộc về điều kiện thế chấp v.v…
Các doanh nghiệp FDI tuy vẫn có mức sản xuất gia tăng, xuất khẩu tăng nhanh,
nhưng chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh cịn hạn chế, thậm chí cũng cịn có
tình trạng khai báo lỗ khơng đúng (một phần có tình trạng chuyển giá), việc ứng dụng
và chuyển giao các cơng nghệ cao vào Việt Nam cịn hạn chế. Việc tăng mạnh vốn
FDI của Bình Dương có một phần do tỉnh này đã thay đổi chính sách lựa chọn kỹ hơn
các doanh nghiệp, kể cả FDI đầu tư trên địa bàn.
Khu vực hộ gia đình cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở các vùng kinh tế xã
xơi, vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, nhưng chưa được cải thiện.
2.2. Nợ công và nợ xấu4:
4
Theo báo cáo của Bộ trưởng Tài chính trước Quốc hội, tính đến cuối năm 2011, tổng nợ công/GDP
của Việt Nam ước vào khoảng 54,6%, có giảm đơi chút so với năm 2010 chủ yếu do lạm phát cao của
năm 2011 làm tăng giá trị hiện hành của GDP chứ không phải do vay nợ của Việt Nam giảm. Trong
đó, nợ cơng nước ngồi vào khoảng 31,1% GDP. Các con số này hoàn toàn nằm trong ngưỡng an toàn
của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) v.v... Theo đề án
tái cơ cấu DNNN mới đây của Bộ Tài chính, tổng dư nợ tín dụng trong nước của các DNNN cũng lên
Vấn đề nợ xấu của các ngân hàng một phần do doanh nghiệp có nợ lớn mà
khơng trả được vì khó khăn kinh tế, và phần khác cũng vì bản thân năng lực của các
doanh nghiệp này. Hơn nữa, cần thấy ngay rằng khái niệm nợ xấu của Việt nam khác
với thông lệ quốc tế, nên không so sánh được (ta chỉ tính nóm trả nào khơng trả được
đúng hạn là nợ xấu, cịn quốc tế tính nợ xấu là tồn bộ dự án vay mà có món đến hạn
khơng trả được thì cả dự án vay là nợ xấu rồi). Vì thế, khơng chỉ là khai thiếu, mà cách
quan niệm này cũng làm cho nợ xấu còn tăng nhiều nữa, khơng chỉ 202 nghìn tỷ đồng
(tương đương gần 10 tỷ$). Các số liệu cũng sẽ bị sai lệch khi người vay dùng biện
pháp “đảo nợ”. Tình trạng nợ xấu làm đình đốn hoạt động cả của doanh nghiệp và
ngân hàng thương mại, gây nguy hiểm cho an toàn tài chính quốc gia. Nếu tính riêng
nợ cơng, nhất là nợ nước ngồi, có thể thấy chiều hướng 5 năm gần đây nợ công đã
tăng lên gấp đôi. Theo các báo cáo của Bộ Tài Chính, tình trạng nợ hiện nay vẫn
“trong giới hạn” an tồn. Nhưng nếu khơng kiểm sốt chặt chẽ việc vay-trả, việc bảo
lãnh tín dụng và việc vay của các địa phương và các tập đoàn kinh tế, DNNN v.v… sẽ
làm nguy cơ nợ xấu của quốc gia sẽ trở nên nghiêm trọng. Tình trạng nợ chéo của các
doanh nghiệp và các ngân hàng cũng làm cho nợ tư nhân đủ loại đang bị biến thành
trách nhiệm của khu vực công.
Cần sử dụng đa dạng các biện pháp can thiệp, nhất là cả vai trò hỗ trợ của Nhà
nước và sử chủ động của các ngân hàng thương mại, trong sự phối hợp với các doanh
nghiệp: Các ngân hàng sử dụng các cơng cụ dự phịng của mình, cũng như việc tái cơ
cấu doanh nghiệp và ngân hàng để có tình trạng nợ xấu được lành mạnh hơn. Vấn đề
này có thể xử lý để giảm nhẹ một phần tình trạng nợ xấu. Để lành mạnh cơ bản vấn đề
nợ xấu, theo kinh nghiệm nhiều nước, cần lập Ủy ban Nhà nước xử lý nợ, có sự tham
gia của NHNN, Bộ Tài chính và các cơ quan giám sát khác nhau, tạo điều kiện cho
Nhà nước chủ động can thiệp để hỗ trợ thị trường. Cần quan trọng nhất là cơng khai
minh bạch q trình xử lý này, với sự chỉ đạo thống nhất, tránh bị lợi dụng.
tới 16,5% GDP. Nếu tính cả những con số này thì nợ cơng Việt Nam hiện đã ở trên 80% GDP, vượt xa
mức khuyến cáo của các tổ chức quốc tế. (Theo phân tích của TS Phạm Thế Anh đăng trên TBKTSG
17/8/2012)
Cần nắm chắc tình trạng nợ xấu để xử lý đúng thực tế, không mơ hồ, mà số liệu
của hệ thống ngân hàng cịn rất thiếu chuẩn xác (có sự khác biệt rất lớn giữa báo cáo
của các doanh nghiệp, đánh giá của NHNN và đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính
quốc gia và các chun gia). Ít nhất NHNN cần nắm được để có bước xử lý: nợ xấu
theo kiểu VN và từng bước đạt chuẩn nợ xấu theo thông lệ quốc tế, nhưng không thể
vội vã. Vấn đề nợ xấu còn nghiêm trọng hơn nếu gắn với các DNNN và tập đoàn kinh
tế lớn, nhưng việc xử lý còn chưa được quyết liệt chăng ?
Tồn kho:
Các tháng của năm 2011, giữa bán hàng và tồn kho khá song hành đều bước,
nhưng tình trạng năm 2012 đã khác biệt. Một phần do các doanh nghiệp không được
cảnh báo về sự suy giảm kinh tế 2012 (ngay Quốc hội cũng muốn tăng trưởng cao khi
thông qua kế hoạch 2012), nên khi có sự chênh lệch bán ra và tồn kho đầu năm 2012
khá lớn5, thậm chí ngay khi tiêu thụ đã giảm sút, nhưng sản xuất vẫn tăng, làm cho tình
trạng tồn kho lên cao. Vấn đề tồn kho đã nổi lên như một thách đố, mà việc kiềm chế
phải cần có sự tỉnh táo của từng doanh nghiệp và sự can thiệp đúng mức của Nhà nước
qua việc thúc đẩy thị trường. Khoảng cách giữa bán hàng và tồn kho vẫn tăng lên trong
mấy tháng tiếp theo. Cần thấy rằng, hành vi của người tiêu dùng cũng đã điều chỉnh
nhiều, nên ngày rượu bia cũng bị tăng nhanh tồn kho dù đã qua vụ hè! Vấn đề tồn kho
chưa được cảnh báo mạnh mẽ với biện pháp thích hợp của cả cơ quan quản lý, cũng
như thiếu nhanh nhạy của doanh nghiệp trong điều kiện cần cơ cấu lại sản xuất và kinh
doanh trong khó khăn chung của nền kinh tế.
Tồn kho 2011-2012 và đầu năm 2012
Tồn kho mấy tháng giữa năm đã giảm nhưng chậm, do sản xuất chưa điều chỉnh
khi cầu kém, sức mua của người dân và doanh nghiệp giảm sút, thậm chí trong điều
5
Bắt đầu từ tháng, tồn kho tháng 2/2012 đã tăng 14% so tháng 1/2012 và tăng 22,9% so với cùng kỳ,
mở đầu của tình trạng tăng tồn kho trong ngành công nghiệp chế biến, dù tiêu thụ tháng 1 giảm mạnh.
Đến 1/3/2012 tồn kho tăng lên 34,9% và sau đó, dù có giảm nhưng chậm, lần lượt từ tháng 4-8/2012 là
32,1%; 29,4%; 26%; 21% và 20,8%. Đến 1/9, tồn kho vẫn trên 20%, do sự tiêu thụ vẫn cịn khó khăn.
kiện khó khăn, hành vi tiêu dùng của người dân đã khác (chẳng hạn, mùa hè nhưng bia
tồn kho lớn). Có nhiều mặt hàng giảm giá 40%-50% vẫn khó bán một phần do người
tiêu dùng đang điều chỉnh hành vi tiêu dùng, thắt chặt chi tiêu khiến các DN nhỏ và
vừa càng điêu đứng hơn vì bí đầu ra. Vì vậy, quan trọng nhất lúc này là kích thích tiêu
dùng để bán được hàng, đồng thời doanh nghiệp cần điều chỉnh việc sản xuất sao cho
giá thành hạ bớt với chất lượng được cải thiện. Việc dãn thuế, giảm thuế, giảm lãi suất
khi lạm phát giảm, tạo thuận lợi cho việc vay vốn v.v… là những giải pháp đúng,
nhưng cần mạnh hơn, kịp thời hơn để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Cần kiên trì đề
nghị giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% để khoan sức dân và tạo áp lực tái
cơ cấu chi tiêu công. Cũng cần điều chỉnh việc sản xuất, tiêu thụ kể cả quy hoạch sản
xuất để giảm nguồn cung cho phù hợp thị trường6.
Chất lượng chính sách và điều hành:
Cùng với hai khâu thắt đã phân tích ở trên, trong hơn 9 tháng qua cũng có
những khâu chính sách và cả điều hành cần được rút kinh nghiệm.
Về chính sách, nói chung đã đưa ra đầy đủ, tồn diện, nhưng thực tế, có thể có
lúc thiếu kịp thời? Có đề án thiếu quyết liệt, như vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng thương mại, thị trường chứng khoán v.v... Vấn đề xử lý với hệ thống ngân hàng
mấy tuần nay cịn có tính đối phó, nếu tình hình xấu hơn sẽ rất phức tạp. Đề án tái cơ
cấu DNNN tiếp tục được chú ý, nhưng thực tế còn chưa quyết liệt, khi nhiều DNNN
yếu kém nhưng chưa kiên quyết cho phá sản, nhiều DNNN địa phương và của các Bộ
ngành cịn duy trì quá nhiều, gây nặng nề cho bộ máy, với sự phân loại khá rườm rà,
và thực tế còn giữ lại phân nửa! Vấn đề tái cơ cấu đầu tư nói chung, nhất là đầu tư
công đã được thực hiện từ chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ và sau đó Quốc hội
cũng đã có những quyết định kiên quyết về phát hành trái phiếu và giao Chính phủ có
đổi mới trong kế hoạch đầu tư trung hạn. Nhưng việc chuyển hình thức từ đầu tư cơng
sang cơng tư kết hợp hay tư nhân chưa được làm rõ. Hơn hết, các đề án về tái cấu trúc
nền kinh tế còn lập thiếu phối hợp với nhau. Bản đề án tổng thể tuy có được thảo luận
ở Chính phủ và báo cáo ra Quốc hội, nhưng cũng thảo luận sơ sài, và lại giao lại Chính
phủ điều hành, nên sự phối hợp chưa thật ăn khớp. Thêm vào đó, nhiều vấn đề cịn
chưa có cách nhìn nhận thống nhất, nên ngay Quốc hội chẳng hạn, cũng có nhiều đại
biểu, thậm chí cả Nghị quyết 11 về kế hoạch 2012 và thảo luận thực hiện 6 tháng năm
6
Các chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như xi măng, săt thép v.v… cũng được ban
hành để hỗ trợ doanh nghiệp và đang thực hiện có phần kết quả, dù chưa nhiều, bởi lẽ cần phân tích kỹ
độ chênh lệch cung-cầu thị trường với từng nhóm mặt hàng và sản phẩm để có đối sách thích hợp:
Ngành thép khơng bao giờ để tồn kho quá lớn, khoảng 250.000-300.000 tấn. Tuy nhiên, tháng 6-2012
là 350.000 tấn, tháng 7 lên 370.000 tấn. Mức tồn kho này nay đã giảm đi do đẩy mạnh đầu tư. Tính
đến hết tháng 7-2012, lượng than tồn kho của TKV lên tới hơn 8,9 triệu tấn, tăng hơn năm trước 2,4
triệu tấn v.v… đều cần được xử lý. Khi xử lý, nên có sự đánh giá chi tiết về quy mơ các khoản tồn kho
(vì nó cũng vẫn nằm trong GDP), để làm cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững hơn, có gối đầu hợp lý.
2012 vẫn có nhận định quá “lạc quan”, có phần “ép” điều hành theo mục tiêu quá lạc
quan, xa rời thực tế, nhất là mục tiêu về tăng trưởng 6-6,5%, mà khơng phải vì lý do
thiếu quyết tâm, nhưng khơng nhìn vào bản chất vấn đề là kinh tế yếu kém, sức cạnh
tranh thấp so với các nước trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu. Khó khăn này đi
cùng với nhiều chỉ tiêu đã bị lạc hậu, hoặc bị “tố” lên cao của các ngành và địa
phương, nên chính sách càng dễ xa rời thực tế hiện nay. Mấy năm trước, khi kinh tế
tăng trưởng khoảng 7%, thì nhiều tỉnh thành tăng trưởng khoảng 10-12%. Nhưng khi
kinh tế cả nước đã giảm xuống dưới 5% liên tục nhiều tháng, nhưng các địa phương
vẫn nếu mục tiêu phần lớn trên 9-10%, thậm chí 12-15%, phần lớn cao gấp hơn 2 lần
mức tăng trưởng chung cả nước, đã làm cho nền kinh tế bị mất cân đối ngay từ chủ
trương đến việc làm sai lệch phân tích, dự báo, nhận định tình hình !.
Về điều hành nền kinh tế, cần ghi nhận nỗ lực cố gắng đáng ghi nhận, sự chủ
động của các ngành và địa phương chưa đều, thậm chí chưa cao. Tuy nhiên, phải thấy
rằng sự phối hợp của các địa phương và ban ngành còn chưa ăn khớp nên việc nắm bắt
tình hình doanh nghiệp và kinh tế xã hội nói chung cịn kém. Vì thế các giải pháp cũng
chưa đủ mức phù hợp và hiệu quả. Các vấn đề cụ thể như vệ sinh an toàn thực phẩm,
chất lượng xăng dầu, tạm nhập tái xuất v.v… đến bảo vệ rừng đầu nguồn, đầu tư cho
giáo dục , y tế ở vùng sâu vùng xa v.v… chưa được sự phối hợp chặt chủa các cơ quan
quản lý. Các chủ trương, giải pháp về phát triển bền vững, ứng dụng KHCN cũng còn
nhiều vấn đề thiếu ăn khớp giữa nói và làm.
Mặc dù tình hình kinh tế quốc tế và trong nước có những diễn biến phức tạp, nhưng
dưới sự lãnh đạo của Đảng, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển
KTXH và ngân sách 2012, Chính phủ đã tổ chức, động viên các ngành, các địa phương
thực hiện đạt được nhiều kết quả quan trọng theo hướng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ
mô (các chỉ tiêu về tỷ giá, lãi suất, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ v.v…), kiềm chế
lạm phát khoảng 7% (từ mức tăng gần 20% năm 2011), đạt được mức tăng trưởng hợp
lý (khoảng 5-5,5%) vì các nước đều giảm sút tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Đây
là điều cần khẳng định. Vì đó là cơ sở cho việc tiếp tục tiến lên. Thu thuế và thu ngân
sách 2012 sẽ không tăng nhiều nên cần tiết kiệm chi mạnh, không phải là tăng bội chi
mạnh thêm (vì thực chất sẽ là pha lỗng lạm phát, thu gián tiếp người dân qua phát
hành tiền, trái phiếu). Khẳng định không vay IMF, nhưng nên nhờ tư vấn quốc tế để đi
nhanh vào tiêu chuẩn quốc tế mọi lĩnh vực hay hầu hết lĩnh vực, đừng có quá nhiều
tiêu chuẩn Việt Nam, khi hội nhập đang đến gần, ví dụ tiêu chuẩn nghèo, đơ thị hóa
(khơng nợ chỉ tiêu) v.v… Đồng thời cũng có những yếu kém trong điều hành và cả có
những chủ trương cần RÚT kinh nghiệm cho ban hành chắc tay hơn. Lĩnh vực rất đáng
quan tâm là sự gắn kết giữa trước mắt và lâu dài, là việc hoạt động ăn khớp giữa các cơ
quan ban ngành, làm cho một số việc bị xử lý chậm trễ, thiếu hiệu quả, như góp phần
cùng các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, xử lý nợ xấu, tồn kho, và cả một số việc
nhạy cảm như giá cả xăng dầu, quản lý vàng miếng, quản lý đất đai v.v... Lòng tin
người dân giảm sút mạnh, kể cả cán bộ lão thành, người bình dân và trung lưu v.v…
Các chính sách và pháp luật quá nhiều, nhưng điểm nhấn tạo đồng tình người dân chưa
nhiều, khơng thấy tác động mạnh đến người dân, nhiều luật nhưng luật bức thiết khơng
có đủ nhiều (?) như Luật đất đai, luật thuế thu nhập doanh nghiệp (giảm về 20%). Lễ
hội quá nhiều, đầu tư dự án chưa cấp thiết gây phản cảm v.v… Nhìn chung, thành tích
năm 2012 nhỉnh hơn năm 2011 chưa nhiều, nhưng triển vọng 2013 và một vài năm sau
thì khó khăn cịn lớn. Có 4/15 chỉ tiêu 2012 khơng đạt đều rất quan trọng, để lại gánh
nặng cho năm 2013 là tăng trưởng thấp (cả doanh nghiệp và người dân khó), việc làm
ít ảnh hưởng đến thất nghiệp, giảm nghèo (và cả tái nghèo) và phủ xanh, ảnh hưởng tới
các mục tiêu PTBV. Có thể nói, năm 2012 đang đặt ra nhiều vấn đề cả trong kinh tế,
ngoài kinh tế và chính sách đối ngoại, đang gây băn khoăn rất nhiều cho người dân và
các nhà nghiên cứu.
III- Dự báo năm 2013
Kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động xấu đến kinh tế
các nước và nước ta, nhất là ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư. Các nhận định của
WB, IMF hay các tổ chức tư vấn kinh tế khác dù có nhận định khác nhau, nhưng nhìn
chung đều có xu hướng phục hồi trong khó khăn. Kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng suy
thối nghiêm trọng, sẽ có tác động lâu dài tới kinh tế toàn cầu, làm cho các dự báo khôi
phục nhẹ của WB, IMF v.v… đã phải điều chỉnh, khơng thể lạc quan như trước. Tình
hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, nhất là Tây Âu với Đức có khả năng đi vào suy
thối tiếp sau Anh, do có thể tăng trưởng âm liên tiếp hai quý III và IV v.v…trong khi
Hy Lạp, Tây Ban Nha cịn khó, nhất là tình trạng thất nghiệp tồn Châu Âu quá cao
v.v… Các dự báo kinh tế nhìn chung điều chỉnh theo hướng xấu đi, thương mại giảm
làm cho kinh tế khu vực Á châu cũng bị ảnh hưởng nặng. Với Việt Nam, kinh tế khó
khăn cịn dài đã và sẽ anh hưởng tới Việt Nam, nhất là về thương mại và đầu tư. Đó là
chưa nói tới các vấn đề ngoại giao khá phức tạp, nhất là với Trung Quốc v.v…
Nguồn : IMF, “The economist” và WB Developing Trends 7/2012
Các dự báo của các tổ chức khác đều cho thấy khó khăn cịn tiếp tục, hay khơi
phục rất chậm, kể cả Trung Quốc, Ấn Độ khó cả 2 năm. Ngay Hàn Quốc, Nhật bản
cũng không dễ v.v… Điều này sẽ ảnh hưởng đến nước ta, phải được nhận thức và ảnh
hưởng lớn đến việc xác định các mục tiêu nhiệm vụ của kế hoạch từ 2013 và các năm
đến 2015. Điều đó cần thể hiện rõ nét trong báo cáo trước Trung ương và Quốc hội.
Trước tình hình khó khăn như vậy, mục tiêu của kế hoạch năm 2013 và cả thời
kỳ đến 2015 là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kể cả giữ vững thành quả kiềm chế
lạm phát, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, góp phân nâng cao hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tế. Hồn tồn
khơng thể chủ quan về tình hình kinh tế trong nước, cung như các bất ổn của kinh tế
thế giới sẽ tác động tiêu cực đến đất nước.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2013 chỉ nên bằng năm 2012, tức là khoảng
5% (do tác động xấu của đình đốn doanh nghiệp năm 2012, mặc dù các nước đều đánh
giá 2013 có thể nhỉnh hơn một chút); lạm phát cũng nên tiếp tục kiềm chế mạnh hơn
(chứ không thể để CPI tăng cao hơn)7, trong điều kiện khó khăn về thương mại, đầu tư,
sản xuất, dịch vụ vẫn cịn lớn. Thậm chí, nếu khơng chú ý thì nơng nghiệp có thể trở
thành một khâu khó khăn của năm 2013. Cần có cả kế hoạch triển khai việc tái cấu trúc
nền kinh tế để nâng cao hiệu quả và đón thời cơ mới của cộng đồng ASEAN 2015, có kế
hoạch dự phịng những bất trắc về năng lượng, lương thực và tài chính quốc tế. Đó là
chưa nói tới đánh giá tồn diện về năng lực cạnh tranh toàn cầu CGI hay so sánh cả các
yếu tố chính trị xã hội, quản trị tồn cầu, phịng chống tham nhũng v.v…
Đồng thời, phải nhân cơ hội kinh tế cịn khó khăn, doanh nghiệp cịn khó
khăn, để tính tốn, cân nhắc sắp xếp lại cơ cấu kinh tế, hình thành mơ hình tăng
trưởng kinh tế mới: Việt nam cần không chỉ kiên định các quyết sách, từ KL 02 và
Nghị quyết 11-CP, các Nghị quyết của Quốc Hội, mà cịn nên tiến hành quyết đốn
q trình tái cấu trúc kinh tế đã được khẳng định tại Hội nghị Trung ương 3 (2011)
7
Nên đánh giá cả CPI theo quy định (so với tháng 12 và so trung bình năm) và CPI “lõi” (core
inflation) để điều hành được chắc chắn.
bao gồm cả ba lĩnh vực trọng tâm đã nêu. Trong quá trình tái cơ cấu kinh tế hướng
đến năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững, tạm thời tốc độ tăng
trưởng có thể thấp hơn nhiều năm để thực hiện một mơ hình tăng trưởng mới, không
nên mơ hồ về một thời kỳ tăng trưởng dễ dãi. Đó là những biện pháp để đồng thời
nâng cao năng lực cạnh tranh, đón nhận thời cơ và thách thức hình thành cộng đồng
kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Theo tổ chức Moody’s Investors Service ngày 8/8/2012 thì dự báo năm 2012
Việt nam chỉ tăng trưởng 4,8% (như năm 1999) và năm 2013 có thể cải thiện đơi chút,
đạt tốc độ tăng trưởng 5,2%. Dự báo kèm theo là đánh giá thấp nhất, nhưng rất đáng
lưu ý vì điều này trùng với các dự báo về xu hướng giảm thấp khá mạnh của tổng cầu
tiêu dùng (cuối cùng) và đầu tư, cũng như những khó khăn trong việc tăng nhanh xuất
nhập khẩu hơn 20% như những năm trước. Thậm chí, đánh giá về tỷ lệ đầu tư/GDP
phục hồi hơn 2011/2012 là thiếu căn cứ do khó khăn về tín dụng cho khu vực doanh
nghiệp tư nhân, việc giảm sút FDI thực tế và quy mơ đầu tư cơng khơng có tăng trưởng
lớn, nên tỷ lệ tổng đầu tư/GDP sẽ chỉ khoảng 30% hay hơn một chút. Điều này sẽ tiếp
tục làm cho tốc độ tăng trưởng năm 2013 cũng thấp, chỉ khoảng 5%. Do đó, để bảo
đảm cho q trình tái cơ cấu nền kinh tế thành cơng thì vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô,
bảo đảm chất lượng tăng trưởng trở nên quan trọng nhất. Dự kiến năm 2013 phấn đấu
GDP tăng khoảng 5%, bằng tốc độ khoảng 5% của năm 2012 (ước thực hiện 9 tháng là
4,8%)8 để có sức tập trung vào việc tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mơ hình tăng
trưởng một cách chủ động.
Dự báo kinh tế của Moody’s Investors Service ngày 8/8/2012
Đánh giá năm 2013 khó khăn, phải tiến hành nhiều công việc về tái cấu trúc nền
kinh tế, khi ta thường điều chỉnh chậm hơn các nền kinh tế thị trường lâu năm nên vẫn
8
Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói tại cuộc họp báo ngày 6/9/2012
không nên đặt cao mục tiêu về tăng trưởng, mà nhấn mạnh ổn định vĩ mô, tiếp tục
kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời nhấn thêm:
Gắn mục tiêu và nhiệm vụ 2013 với tái cấu trúc kinh tế trung và dài hạn, trong
khi các đề án này còn rất ngập ngừng và thiếu gắn kết, như các lĩnh vực ngân hàng tài
chính thì đụng tồn dân trực tiếp thì xử lý cịn chậm, thiếu minh bạch; các lĩnh vực
DNNN và đầu tư cơng cũng cịn rất chần chừ (đề án mới cũng chưa thật mới). Lại
thiếu sự chỉ đạo phối hợp, thông qua liên ngành và cả Quốc hội cùng vào cuộc. Tình
trạng phân cấp đến chia cắt thế này sẽ gây các quyết sách thiếu hiệu quả, kẻ cả năm
sau. Trong ngắn hạn kết hợp với hỗ trợ thị trường về mặt cầu nhiều hơn (tiêu dùng
cuối cùng của dân cư và đầu tư để kích thích ngắn hạn) và cả mặt cung (đẩy mạnh sản
xuất nhờ đầu tư hiệu quả và tăng được xuất khẩu). Hiện nay, nhiều chính sách mới
xuất phát từ quan điểm cục bộ của ban ngành riêng lẻ, mà thiếu phối hợp (như giá dịch
vụ, giá xăng dầu) nên tác động kém, thậm chí có hại cần được chú ý trong năm 2013.
Giải quyết tốt vấn đề bức xúc xã hội liên quan đất đai, việc làm và giá tiêu
dùng, tránh gây sốc về dịch vụ y tế, giáo dục, giá nhiên liệu, nơng sản v.v… có lợi cho
số đông người thu nhập thấp và trung lưu v.v…, chống tham nhũng, với một số vụ
điển hình làm gương cho cán bộ đảng viên. Có vấn đề cần sửa ngay từ Hiến pháp và
pháp luật như đất đai, DNNN, khuyến khích chuyển giao cơng nghệ của các doanh
nghiệp và thể chế nói chung.
Xử lý quan hệ đối ngoại hài hịa, nhưng kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc, tăng
cường công tác tuyên truyền biển đảo trong nước và trên thế giới.
Nên xác định các mục tiêu thế nào?
Về tăng trưởng: Nên đặt khoảng 5%, không nên quá cao; ở mức bằng ước thực
hiện 2012 vì tiếp tục khó khăn và kinh tế Việt Nam hồi phục chậm. Từ đó xét lại toàn
bộ các mục tiêu 2011-2015. Việc các địa phương chạy theo mục tiêu tăng cao cũng
nên được cân nhắc kỹ, không tạo điều kiện để mất cân đối theo lãnh thổ.
Về lạm phát: Nên tiếp tục chú ý, giảm sâu hơn, về 5% hoặc thấp hơn vì nó ảnh
hưởng đến đời sống người dân và doanh nghiệp (chứ GDP không sát sườn bằng CPI và
giá tiêu dùng)
Về ổn định kinh tế vĩ mô: Nêu các chỉ tiêu nghiêm như thâm hụt ngân sách,
nên tiếp tục giảm như kế hoạch, không cho thâm hụt ngân sách tăng thêm, đưa dần về
theo chuẩn quốc tế (khơng tính phần trả vốn gốc thì khơng q 2-3%GDP). Sử dụng
thâm hụt hồn tồn cho đầu tư, cùng các nguồn thu về đất và tài nguyên, không sử
dụng cho tiêu dùng thường xuyên; các cân đối vĩ mô: cán cân tài khoản vãng lai và
xuất nhập khẩu, kể cả kiều hối và chuyển ngân ra nước ngoài; cán cân ngoại tệ tổng
thể và cán cân vốn tiếp tục dương; dự trữ ngoại tệ và phát hành tiền cần được kiểm
soát chặt v.v…
Về xã hội và an sinh xã hội: Chú trọng làm tốt chỉ tiêu giảm nghèo bền vững,
tạo việc làm; các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và an sinh nên được quản lý kiên trì, khơng
nóng vội, nhưng cải thiện dần, không xấu đi v.v…
Về PTBV: bảo đảm thực hiện một số chừng 20 chỉ tiêu giám sát một cách chặt
chẽ, trong đó với QH nên kiểm sốt chừng 5-6 chỉ tiêu để hướng đến tăng cường hiệu
quả, sức cạnh tranh và PTBV.
Về các giải pháp và khuyến nghị: Về các giải pháp chỉ đạo theo hướng tăng
cường Nhà nước pháp quyền, Đảng lãnh đạo, không làm thay. Tăng cường sự giám sát
của người dân và vai trò của các cơ quan khoa học và tư vấn cho lãnh đạo các cấp
v.v…