Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thiết kế hệ thống điều khiển phát điện sử dụng năng lượng mặt trời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 85 trang )

i

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

NGUYỄN QUẾ HƢNG

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN PHÁT
ĐIỆN SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG MẶT TRỜI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HĨA

KHOA CHUN MƠN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

TRƢỞNG KHOA

TS. Đặng Danh Hoằng

PHÒNG ĐÀO TẠO

Thái Nguyên – 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





ii

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Quế Hƣng
Sinh ngày:17 tháng 09 năm 1976
Học viên lớp cao học khoá 16 - Tự động hố - Trường Đại học Kỹ Thuật
Cơng Nghiệp Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên.
Hiện đang công tác tại: Trường Trung Cấp Nghề Nam Thái Nguyên.
Tôi cam đoan tồn bộ nội dung trong luận văn do tơi làm theo định hướng
của giáo viên hướng dẫn, không sao chép của người khác.
Các phần trích lục các tài liệu tham khảo đã được chỉ ra trong luận văn.
Nếu có gì sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận văn

Nguyễn Quế Hƣng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tác giả xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo Khoa
sau đại học, Khoa Điện trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp cùng các thầy giáo, cô
giáo, các anh chị tại Trung tâm thí nghiệm đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến
quan trọng cho tác giả để tác giả có thể hồn thành bản luận văn của mình.

Trong q trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các thầy, cơ giáo trong khoa Điện của trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp thuộc ĐH
Thái Nguyên và các bạn đồng nghiệp. Đặc biệt là dưới sự hướng dẫn và góp ý của
thầy TS. Đặng Danh Hoằng đã giúp cho đề tài hồn thành mang tính khoa học cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy, cô.
Do thời gian, kiến thức, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo còn hạn chế nên
đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy, cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để tôi tiếp tục nghiên cứu, hồn thiện hơn
nữa trong q trình cơng tác sau này.
Học viên

NguyễnQuế Hƣng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHÁT ĐIỆN SỬ DỤNG NĂNG
LƢỢNG MẶT TRỜI .................................................................................................2
1.1. NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ..................................................................................2
1.1.1. Khái niệm năng lượng tái tạo ............................................................................2
1.1.2. Phân loại năng lượng tái tạo ..............................................................................3
1.1.3. Vấn đề khai thác năng lượng tái tạo ở Việt Nam ..............................................5
1.1.4. Xu thế phát triển điện gió và điện mặt trời tại Việt Nam ..................................7
1.2. Năng lượng mặt trời [1, 7, 8] ...............................................................................8

1.3. Mơ hình sử dụng năng lượng mặt trời trong hệ thống cung cấp điện ................10
1.4. Định hướng nghiên cứu ......................................................................................11
1.5. Kết luận chương .................................................................................................11
CHƢƠNG 2. CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI NỐI
LƢỚI ........................................................................................................................12
2.1. Mô tả hệ thống điện mặt trời nối lưới ................................................................12
2.1.1. Sơ đồ khối hệ thống ........................................................................................12
2.1.2. Điều khiển trong hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời nối lưới ...14
2.2. Pin mặt trời (PV-Photovoltaic) [8, 9, 10] ..........................................................14
2.2.1. Khái niệm ........................................................................................................14
2.2.2. Mô hình tốn và đặc tính làm việc của pin mặt trời........................................15
2.3. Bộ biến đổi một chiều – một chiều (DC - DC) [9] ...........................................18
2.3.1. Chức năng .......................................................................................................18
2.3.2. Các loại bộ biến đổi DC/DC ...........................................................................19
2.3.2.1. Bộ biến đổi DC-DC không cách ly ..............................................................19
2.3.2.2. Bộ biến đổi DC-DC có cách ly ....................................................................26
2.3.3. Điều khiển bộ biến đổi DC-DC.......................................................................26
2.3.3.1. Mạch vòng điều khiển điện áp .....................................................................26
2.3.3.2. Mạch vòng điều khiển dòng điện .................................................................27
2.4.1. Tính chọn các thơng số của bộ chuyển đổi DC-DC ........................................27
2.4.2. Bộ chuyển đổi DC-AC ...................................................................................34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

Chƣơng 3. THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN PID ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG

PHÁT ĐIỆN SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG MẶT TRỜI .......................................37
3.1. Tổng hợp bộ điều khiển PID ..............................................................................37
3.1.1. Thiết kế bộ điều khiển trên cơ sở hàm quá độ h(t) .........................................38
3.1.2. Thiết kế điều khiển ở miền tần số ..................................................................40
3.3. Thiết kế bộ điều khiển PID cho nghịch lưu phía lưới ........................................43
3.3.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................43
3.3.2. Thiết kế bộ điều khiển [5] ...............................................................................45
3.3.3. Kết quả mô phỏng ...........................................................................................48
3.3.4. Nhận xét ..........................................................................................................50
3.4. Kết luận chương 3 ..............................................................................................50
Chƣơng 4. THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ CHỈNH ĐỊNH THAM SỐ BỘ
ĐIỀU KHIỂN PID CHO HỆ THỐNG PHÁT ĐIỆN SỬ DỤNG NĂNG
LƢỢNG MẶT TRỜI ...................................................................................................... 51
4.1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................51
4.2. Tổng quan hệ logic mờ và điều khiển mờ [2, 3] ................................................52
4.2.1. Hệ Logic mờ ....................................................................................................52
4.2.2. Bộ điều khiển mờ ............................................................................................60
4.3. Thiết kế bộ điều khiển mờ chỉnh định tham số bộ điều khiển PID [3] ..............62
4.3.1. Phương pháp thiết kế.......................................................................................62
4.2.2. Nhận xét ..........................................................................................................66
4.3. Khảo sát bằng mô phỏng Matlab/Simulink [6] ..................................................66
4.3.1. Sơ đồ mô phỏng ..............................................................................................66
4.3.2. Kết quả mô phỏng của bộ điều khiển mờ chỉnh định tham số PID ................67
4.3.3. Nhận xét ..........................................................................................................69
4.4. Kết luận chương 4 ..............................................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................70
1. Kết luận: ................................................................................................................70
2. Kiến nghị: ..............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71
PHỤ LỤC .................................................................................................................72


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Các ký hiệu:
STT Ký hiệu

Diễn giải nội dung đầy đủ

1

PV

Pin mặt trời

2

PID

Bộ điều khiển

3

DC


Một chiều

4

DC

Hai chiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mơ hình điện mặt trời cho hộ gia đình......................................................11
Hình 2.1: Hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời nối lưới ........................12
Hình 2.2: Sơ đồ khối hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời ....................13
Hình 2.3: Mạch tương đương của modul PV ............................................................16
Hình 2.5 a,b,c,d: Họ đặc tính của PV ........................................................................18
Hình 2.6: Sơ đồ nguyên lý bộ giảm áp Buck ............................................................20
Hình 2.7: Sơ đồ nguyên lý mạch Boost ....................................................................21
Hình 2.8: Sơ đồ nguyên lý mạch Buck - Boost........................................................22
Hình 2.9: Sơ đồ nguyên lý bộ biến đổi Cuk .............................................................23
Hình 2.10: Sơ đồ mạch bộ Curk khi khố SW mở thơng dịng ...............................24
Hình 2.12: Bộ chuyển đổi DC-DC có cách ly...........................................................26
Hình 2.13: Sơ đồ cấu trúc mạch vịng điều khiển điện áp ........................................27
Hình 2.14: Sơ đồ cấu trúc mạch vòng điều khiển dòng điện ....................................27

Hình 3.1: Sơ đồ khối bộ điều khiển tuyến tính (PID) ...............................................37
Hình 3.2: Sơ đồ cấu trúc bộ điều khiển PID .............................................................37
Hình 3.3: Đồ thị quá độ .............................................................................................38
Hình 3.4: Sơ đồ hệ thống điều khiển .........................................................................40
Hình 3.5: Sơ đồ điều khiển dịng điện biến tần 3 pha nối lưới .................................45
Hình 3.5: Sơ đồ mơ phỏng tồn hệ thống .................................................................46
Hình 3.6: Sơ đồ cấu trúc khối điều khiển hệ thống phát điện sử dụng năng lượng
mặt trời ......................................................................................................................46
Hình 3.7: Sơ đồ khối lọc và điều khiển dịng ............................................................47
Hình 3.8: Cấu trúc khối điều khiển dịng ..................................................................47
Hình 3.9: Đáp ứng điện áp đầu ra 1pha hệ thống phát điện sử dụng pin mặt trời ....48
Hình 3.10: Đáp ứng điện áp đầu ra 3 pha hệ thống phát điện sử dụng pin mặt trời .48
Hình 3.11: Đáp ứng điện áp đầu ra 1 pha khi nối lưới ở 0,04s .................................49
Hình 3.12: Đáp ứng điện áp đầu ra 3 pha khi nối lưới ở 0,04s .................................49
Hình 4.1: Hàm thuộc biến ngơn ngữ .........................................................................53
Hình 4.2: Sơ đồ khối của bộ điều khiển mờ..............................................................53
Hình 4.3: Luật hợp thành ..........................................................................................54
Hình 4.4: Mờ hố ......................................................................................................55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

Hình 4.5: Thực hiện phép suy diễn mờ .....................................................................56
Hình 4.6: Thực hiện phép hợp mờ ............................................................................57
Hình 4.7: Những nguyên lý giải mờ ........................................................................58
Hình 4.8: Cấu trúc một hệ logic mờ ..........................................................................59
Hình 4.9: Sơ đồ cấu trúc bộ điều khiển mờ PD ........................................................60

Hình 4.10: Sơ đồ khối hệ thống với bộ điều chỉnh mờ PI(1) ....................................60
Hình 4.11: Sơ đồ khối hệ thống với bộ điều khiển mờ PI(2) ....................................61
Hình 4.13: Phương pháp điều khiển thích nghi gián tiếp .........................................61
Hình 4.14: Phương pháp điều khiển mờ chỉnh định tham số bộ điều khiển PID .....62
Hình 4.15: Phương pháp chỉnh định mờ tham số bộ điều khiển PID .......................63
Hình 4.16: Bên trong bộ điều chỉnh mờ ....................................................................63
Hình 4.17: Tập mờ e và e’ ........................................................................................64
Hình 4.18: Tập mờ  .................................................................................................64
Hình 4.19: Tập mờ Kp và KD ....................................................................................64
Hình 4.20: Sơ đồ mơ phỏng với bộ điều khiển mờ chỉnh định và PID .....................66
Hình 4.21: Sơ đồ mô phỏng với cấu trúc bộ điều khiển mờ chỉnh định tham số bộ
điều khiển PID...........................................................................................................67
Hình 4.22: Đáp ứng đầu ra 1 pha của hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt
trời .............................................................................................................................67
Hình 4.23: Đáp ứng đầu ra 3 pha của hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt
trời .............................................................................................................................68
Hình 4. 24: Đáp ứng đầu ra 1 pha của hệ thống khi nối lưới ở 0,04s .......................68
Hình 4. 25: Đáp ứng đầu ra 3 pha của hệ thống khi nối lưới ở 0,04s .......................69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu của luận văn
Nguồn năng lượng mặt trời đang là một giải pháp hữu hiệu trong việc khai
thác nguồn năng lượng phục vụ đời sống và sản xuất mà không gây tác hại đến môi
trường. Việc nghiên cứu thiết kế điều khiển hệ thống phát điện sử dụng nguồn năng

lượng mặt trời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như triển khai ứng dụng vào
thực tế là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Hơn nữa hiện nay, tôi
đang giảng dạy tại Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên và đang mong muốn
xây dựng một số mơ hình điều khiển hiện đại trong đó có hệ thống phát điện sử
dụng năng lượng mặt trời nhằm nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa
học cho các giáo viên. Việc nghiên cứu hệ thống điều khiển phát điện năng lượng
mặt trời qua luận văn này sẽ giúp tơi có có sở để xây dựng mơ hình hệ thống thí
nghiệm điều khiển phát điện sử dụng năng lượng mặt trời tại Trường Trung cấp
nghề Nam Thái Ngun. Vì vậy tơi chọn đề tài: "Thiết kế hệ thống điều khiển
phát điện sử dụng năng lượng mặt trời ".
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về cấu trúc điều khiển hệ thống phát điện sử dụng nguồn năng
lượng mặt trời.
- Khảo sát chất lượng điều khiển hệ thống bằng bộ điều khiển PID thông
qua mô phỏng.
- Đề xuất thiết kế bộ điều khiển mờ chỉnh định tham số bộ điều khiển PID
nhằm nâng cao chất lượng điều khiển so với bộ điều khiển PID bằng mô phỏng.
3. Nội dung của luận văn
Với mục tiêu đặt ra, nội dung luận văn bao gồm các chương sau:
Chương 1: Tổng quan hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời
Chương 2: Cấu trúc điều khiển hệ thống điện mặt trời nối lưới
Chương 3: Thiết kế bộ điều khiển PID điều khiển hệ thống phát điện sử dụng
năng lượng mặt trời.
Chương 4: Thiết kế bộ điều khiển mờ chỉnh định tham số bộ điều khiển PID
cho hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời.
Kết luận và kiến nghị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





2
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHÁT ĐIỆN SỬ DỤNG
NĂNG LƢỢNG MẶT TRỜI
1.1. NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
1.1.1. Khái niệm năng lƣợng tái tạo
Năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương
pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của con người thì là vô
hạn, theo hai nghĩa: Hoặc là năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở
thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người (năng lượng Mặt Trời) hoặc là năng
lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục (năng lượng sinh khối) trong các
quy trình cịn diễn tiến trong một thời gian dài trên Trái Đất.
Theo ý nghĩa về vật lý, năng lượng không được tái tạo mà trước tiên là do
Mặt Trời mang lại và được biến đổi thành các dạng năng lượng hay các vật mang
năng lượng khác nhau. Tùy theo trường hợp mà năng lượng này được sử dụng ngay
tức khắc hay được tạm thời dự trữ.
Việc sử dụng khái niệm "tái tạo" theo cách nói thơng thường là dùng để chỉ
đến các chu kỳ tái tạo mà đối với con người là ngắn đi rất nhiều (thí dụ như khí sinh
học so với năng lượng hóa thạch). Trong cảm giác về thời gian của con người thì
Mặt Trời sẽ cịn là một nguồn cung cấp năng lượng trong một thời gian gần như là
vô tận. Mặt Trời cũng là nguồn cung cấp năng lượng liên tục cho nhiều quy trình
diễn tiến trong bầu sinh quyển Trái Đất. Những quy trình này có thể cung cấp năng
lượng cho con người và cũng mang lại những cái gọi là nguyên liệu tái tăng trưởng.
Luồng gió thổi, dịng nước chảy và nhiệt lượng của Mặt Trời đã được con người sử
dụng trong quá khứ. Quan trọng nhất trong thời đại công nghiệp là sức nước nhìn
theo phương diện sử dụng kỹ thuật và theo phương diện phí tổn sinh thái.
Ngược lại với việc sử dụng các quy trình này là việc khai thác các nguồn
năng lượng như than đá hay dầu mỏ, những nguồn năng lượng mà ngày nay được

tiêu dùng nhanh hơn là được tạo ra rất nhiều. Theo ý nghĩa của định nghĩa tồn tại
"vơ tận" thì phản ứng tổng hợp hạt nhân (phản ứng nhiệt hạch), khi có thể thực hiện
trên bình diện kỹ thuật, và phản ứng phân rã hạt nhân (phản ứng phân hạch) với các
lò phản ứng tái sinh (breeder reactor), khi năng lượng hao tốn lúc khai thác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
uranium hay thorium có thể được giữ ở mức thấp, đều là những nguồn năng lượng
tái tạo mặc dù là thường thì chúng khơng được tính vào loại năng lượng này.
1.1.2. Phân loại năng lƣợng tái tạo
Năng lượng tái tạo bao gồm: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng
lượng thủy triều (sóng), thủy điện, địa nhiệt, sinh khối, nhiên liệu sinh học. Theo
nguồn gốc xuất xứ ta phân năng lượng tái tạo thành 3 loại như sau
1.1.2.1. Nguồn gốc từ bức xạ mặt trời [1, 7, 12]
Năng lượng Mặt Trời thu được trên Trái Đất là năng lượng của dòng bức xạ
điện từ xuất phát từ Mặt Trời đến Trái Đất. Chúng ta sẽ tiếp tục nhận được dòng
năng lượng này cho đến khi phản ứng hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào
khoảng 5 tỷ năm nữa.
Có thể trực tiếp thu lấy năng lượng này thông qua hiệu ứng quang điện,
chuyển năng lượng các photon của Mặt Trời thành điện năng, như trong pin Mặt
Trời. Năng lượng của các photon cũng có thể được hấp thụ để làm nóng các vật thể,
tức là chuyển thành nhiệt năng, sử dụng cho bình đun nước Mặt Trời, hoặc
làm sơi nước trong các máynhiệt điện của tháp Mặt Trời, hoặc vận động các hệ
thống nhiệt như máy điều hòa Mặt Trời.
Năng lượng của các photon có thể được hấp thụ và chuyển hóa thành năng
lượng trong các liên kết hóa học của các phản ứng quang hóa.

Một phản ứng quang hóa tự nhiên là q trình quang hợp. Q trình này
được cho là đã từng dự trữ năng lượng Mặt Trời vào các nguồn nhiên liệu hóa
thạch khơng tái sinh mà các nền công nghiệp của thế kỷ 19 đến 21 đã và đang tận
dụng. Nó cũng là q trình cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sinh học tự
nhiên, cho sức kéo gia súc và củi đốt, những nguồn năng lượng sinh học tái tạo
truyền thống. Trong tương lai, q trình này có thể giúp tạo ra nguồn năng lượng tái
tạo ở nhiên liệu sinh học, như các nhiên liệu lỏng (diesel sinh học, nhiên liệu từ dầu
thực vật), khí (khí đốt sinh học) hay rắn.
Năng lượng Mặt Trời cũng được hấp thụ bởi thủy quyển Trái Đất và khí
quyển Trái Đất để sinh ra các hiện tượng khí tượng học chứa các dạng dự trữ năng
lượng có thể khai thác được. Trái Đất, trong mơ hình năng lượng này, gần giống
bình đun nước của những động cơ nhiệt đầu tiên, chuyển hóa nhiệt năng hấp thụ từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
photon của Mặt Trời, thành động năng của các dòng chảy của nước, hơi nước và
khơng khí, và thay đổi tính chất hóa học và vật lý của các dịng chảy này.
Thế năng của nước mưa có thể được dự trữ tại các đập nước và chạy máy
phát điện của các cơng trình thủy điện. Một dạng tận dụng năng lượng dịng chảy
sơng suối có trước khi thủy điện ra đời là cối xay nước. Dòng chảy của biển cũng có
thể làm chuyển động máy phát của nhà máy điện dùng dịng chảy của biển.
Dịng chảy của khơng khí, hay gió, có thể sinh ra điện khi làm quay tuốc bin
gió. Trước khi máy phát điện dùng năng lượng gió ra đời, cối xay gió đã được ứng
dụng để xay ngũ cốc. Năng lượng gió cũng gây ra chuyển động sóng trên mặt biển.
Chuyển động này có thể được tận dụng trong các nhà máy điện dùng sóng biển.
Đại dương trên Trái Đất có nhiệt dung riêng lớn hơn khơng khí và do đó thay

đổi nhiệt độ chậm hơn khơng khí khi hấp thụ cùng nhiệt lượng của Mặt Trời. Đại
dương nóng hơn khơng khí vào ban đêm và lạnh hơn khơng khí vào ban ngày. Sự
chênh lệch nhiệt độ này có thể được khai thác để chạy các động cơ nhiệt trong
các nhà máy điện dùng nhiệt lượng của biển.
Khi nhiệt năng hấp thụ từ photon của Mặt Trời làm bốc hơi nước biển, một
phần năng lượng đó đã được dự trữ trong việc tách muối ra khỏi nước mặn của
biển. Nhà máy điện dùng phản ứng nước ngọt - nước mặn thu lại phần năng lượng
này khi đưa nước ngọt của dịng sơng trở về biển.
1.1.2.2. Nguồn gốc từ nhiệt năng của Trái Đất
Nhiệt năng của Trái Đất, gọi là địa nhiệt, là năng lượng nhiệt mà Trái Đất có
được thơng qua các phản ứng hạt nhân âm ỉ trong lịng. Nhiệt năng này làm nóng
chảy các lớp đất đá trong lòng Trái Đất, gây ra hiện tuợng di dời thềm lục địa và
sinh ra núi lửa. Các phản ứng hạt nhân trong lòng Trái Đất sẽ tắt dần và nhiệt
độ lòng Trái Đất sẽ nguội dần, nhanh hơn nhiều so với tuổi thọ của mặt Trời. Địa
nhiệt có thể là nguồn năng lượng sản xuất cơng nghiệp quy mô vừa, trong các lĩnh
vực như: Nhà máy điện địa nhiệt; Sưởi ấm địa nhiệt
1.1.2.3. Nguồn gốc từ động năng hệ Trái Đất - Mặt Trăng
Trường hấp dẫn không đều trên bề mặt Trái Đất gây ra bởi Mặt Trăng, cộng
với trường lực qn tính ly tâm khơng đều tạo nên bề mặt hình elipsoit của thủy
quyển Trái Đất (và ở mức độ yếu hơn, của khí quyển Trái Đất và thạch quyển Trái
Đất). Hình elipsoit này cố định so với đường nối Mặt Trăng và Trái Đất, trong khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
Trái Đất tự quay quanh nó, dẫn đến mực nước biển trên một điểm của bề mặt Trái
Đất dâng lên hạ xuống trong ngày, tạo ra hiện tượng thủy triều.
Sự nâng hạ của nước biển có thể làm chuyển động các máy phát điện trong

các nhà máy điện thủy triều. Về lâu dài, hiện tượng thủy triều sẽ giảm dần mức độ, do
tiêu thụ dần động năng tự quay của Trái Đất, cho đến lúc Trái Đất luôn hướng một mặt
về phía Mặt Trăng. Thời gian kéo dài của hiện tượng thủy triều cũng nhỏ hơn so với tuổi
thọ của Mặt Trời.
1.1.2.4. Các nguồn năng lượng tái tạo nhỏ
Ngoài các nguồn năng lượng nêu trên dành cho mức độ công nghiệp, cịn có
các nguồn năng lượng tái tạo nhỏ dùng trong một số vật dụng:
- Một số đồng hồ đeo tay dự trữ năng lượng lắc lư của tay khi con người hoạt
động thành thế năng của lị xo, thơng qua sự lúc lắc của một con quay. Năng lượng
này được dùng để làm chuyển động kim đồng hồ.
- Một số động cơ có rung động lớn được gắn tinh thể áp điện chuyển hóa biến
dạng cơ học thành điện năng, làm giảm rung động cho động cơ và tạo nguồn điện phụ.
Tinh thể này cũng có thể được gắn vào đế giầy, tận dụng chuyển động tự nhiên của
người để phát điện cho các thiết bị cá nhân nhỏ như PDA, điện thoại di động...
- Hiệu ứng điện động giúp tạo ra dòng điện từ vòi nước hay các nguồn nước
chảy, khi nước đi qua các kênh nhỏ xíu làm bằng vật liệu thích hợp.
- Các ăngten thu dao động điện từ (thường ở phổ radio) trong môi trường
sang năng lượng điện xoay chiều hay điện một chiều. Một số đèn nhấp nháy gắn
vào điện thoại di động thu năng lượng sóng vi ba phát ra từ điện thoại để phát sáng,
hoạt động theo cơ chế này.
1.1.3. Vấn đề khai thác năng lƣợng tái tạo ở Việt Nam
Theo một báo cáo của Bộ Công Thương, hiện nay Việt Nam có đến 7 dạng
NLTT có tiềm năng khai thác. NL gió: tiềm năng 8% diện tích tồn lãnh thổ, đã đo
xác định 1800MW, hiện khai thác 1.25MW; NL mặt trời: tiềm năng 4-5kWh/m2/d,
hiện khai thác 1.2KW; Thủy điện nhỏ: hiện khai thác 300MW/4000MW tiềm năng;
NL sinh khối: hiện khai thác 150MW/800MW tiềm năng; Rác thải: hiện khai thác
2.4MW/350MW tiềm năng; Khí sinh học: hiện khai thác 2MW/150MW tiềm năng;
NL địa nhiệt: hiện khai thác 0MW/340MW tiềm năng.
Theo đó có thể thấy NL gió và NL mặt trời là hai nguồn NLTT có tiềm năng lớn
nhất. Tuy nhiên, đây lại là 2 nguồn NLTT được khai thác ít nhất cả về cơng suất và hiệu

quả. Có rất nhiều ngun nhân, trong đó ngun nhân về mặt kinh tế (chi phí đầu tư ban
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
đầu quá cao, quy mô đầu tư lớn, giá thành sản phẩm khơng cạnh) và các chính sách hỗ
trợ của Nhà nước đang là rào cản lớn đối với việc phát triển nguồn NL này.
Thủy điện nhỏ hiện đang được khai thác với công suất lớn nhất (hơn
300MW). Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Nguyễn Minh Việt – Viện Thủy điện và Năng
lượng tái tạo, tỉ lệ các trạm thủy điện nhỏ ngừng hoạt động trên cả nước là 61%.
Tổng công suất của các trạm đang còn hoạt động chỉ vào khoảng 3% tiềm năng và
chỉ đạt khoảng 50 đến 70% công suất thiết kế.Nguyên nhân là do: năng suất không
ổn định do những bất ổn của thời tiết và biến đổi khí hậu; và thủy điện nhỏ chưa
được đầu tư đúng mức.
Xét về hiệu quả khai thác (tỉ lệ công suất khai thác so với tiềm năng) thì NL
sinh khối đang được khai thác nhiều và hiệu quả nhất (18.75%). NL sinh khối là
nguồn năng lượng được khai thác chủ yếu từ các phụ phẩm nơng nghiệp (trấu, bã
mía, rơm rạ…). NL sinh khối ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển, q trình
thương mại hóa vẫn cịn hạn chế. Cho đến nay, chỉ có 33 trên tổng số 43 nhà máy
mía đường của Việt Nam sử dụng hệ thống đồng phát nhiệt điện bằng bã mía với
tổng cơng suất lắp đặt 130MW. Ngoài ra, sinh khối được sử dụng ở vùng nông thôn
như nguồn nguyên liệu phục vụ đun nấu với quy mơ nhỏ và chưa có cơng nghệ
thích hợp nên hiệu suất thấp.
Bảng 0.1: Cơng suất năng lượng tái tạo khai thác tại Việt Nam
STT

Loại nguồn


Công suất (MW)

1

Thủy điện nhỏ

2

Gió

52

3

Mặt trời

3

4

Sinh khối

152

5

Rác thải sinh hoạt
Tổng cộng

3000


8
3215

Thực trạng khai khác năng lượng tái tạo còn rất nhỏ so với tiềm năng chiếm
khoảng 3,4%. Trong khi đó theo Quy hoạch điện VII, chỉ tiêu được đặt ra là tăng tỷ
lệ điện năng sản xuất từ các nguồn NLTT chiếm 3,5% năm 2010 lên 4,5% và 6%
vào năm 2020 và năm 2030. Với bối cảnh hiện nay và dự báo trong thời gian tới cần
có giải pháp cụ thể để nâng mức phát triển năng lượng tái tạo cao hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
1.1.4. Xu thế phát triển điện gió và điện mặt trời tại Việt Nam
Trong giai đoạn vừa qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu phát triển nguồn
năng gió và mặt trời.
+ Đối với điện gió:
Nhà máy phát điện sức gió đầu tiên ở Việt nam phải kể đến là nhà máy đặt
tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng. Có cơng suất 800KW và với số vốn đầu tư
14 tỷ đồng thì thời gian hồn vốn 7 đến 8 năm (giá bán điện tính trung bình
750VNĐ/KWh)
Sau đó là nhà máy phát điện sức gió kết hợp với máy phát điện
Diesel có tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng, cho đến nay đã thực hiện song giai đoạn 2
và đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 3 trong các năm 2009 - 2012 với tổng công suất
lên đến 10MW.
Việt Nam cũng đã có một dự án điện gió với cơng suất 50 MW, đó là nhà
máy điện gió Phương Mai ở Bình Định phục vụ cho Khu Kinh tế Nhơn Hội, tuy
nhiên tiến độ rất chậm so với kế hoạch vì thế khó có thể đánh giá được hiệu quả

kinh tế.
Nhà máy Phong điện 1 là dự án điện gió có quy mơ lớn đầu tiên tại Việt Nam
do Cơng ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) làm chủ đầu tư. Vào năm
2011, toàn bộ dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động với 80 tua-bin, có tổng cơng
suất là 120 MW. 1.500 ha của dự án chủ yếu được quy hoạch trên vùng đất bạc
màu, chỉ có cây bụi và những rẫy dưa cịi cọc. Giai đoạn một gồm 20 tua-bin chiều
cao cột 85 m, đường kính cánh quạt 77 m, cơng suất 1,5 MW, tổng trọng lượng tuabin là 89,4 tấn, cột tháp là 165 tấn. Toàn bộ thiết bị do Fuhrlaender, hãng chế tạo
thiết bị điện gió nổi tiếng thế giới của Đức cung cấp và được Công ty Fuhrlaender
Việt Nam lắp đặt. Tổng mức đầu tư giai đoạn một gần 820 tỷ đồng. Khi cả 20 tổ
máy đi vào hoạt động ổn định, sản lượng điện mà nó mang lại vào khoảng 100 triệu
kWh/năm. Đây không phải là một con số lớn nhưng lại vơ cùng có ý nghĩa, nó mở
đầu cho ngành cơng nghiệp điện gió Việt Nam.
+ Đối với điện mặt trời:
Các hệ thống phát năng lượng điện mặt trời ở nước ta chưa phát triển được
thành nhà máy phát điện. Tuy nhiên cũng đã có một số hệ thống phát điện năng
lượng mặt trời công suất nhỏ như hệ thống năng lượng pin mặt trời đặt tại Trường
ĐHKTCN Thái nguyên do tổ chức phi chính phủ Singapor tài trợ, mái nhà điện mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
trời của TS. Nguyễn Thị Tố thành phố Hồ Chí Minh, bộ pin mặt trời Usolar (thiết bị
nhập ngoại từ Hoa Kỳ) …
Việc khai thác nguồn năng lượng mặt trời ở nước ta còn nhiêu hạn chế, khai
thác và sử dụng năng lượng mặt trời ở nước ta còn đang ở qui mô nhỏ lẻ và tập
trung chủ yếu vào việc nghiên cứu, sử dụng trực tiếp năng lượng mặt trời (hệ thống
đun nước nóng), các nghiên cứu về hệ thống pin mặt trời và hòa vào lưới điện hầu
như chưa có.Nguồn năng lượng từ mặt trời có thể khai thác được ở nhiều nơi, ngay

cả trong trung tâm các thành phố. Có nhiều hướng khai thác năng lượng mặt trời
phục vụ cho sinh hoạt con người, trong đó xu hướng biến đổi năng lượng mặt trời
thành điện năng chiếm xu thế chủ đạo.
1.2. Năng lƣợng mặt trời [1, 7, 8]
Năng lượng mặt trời thu được trên trái đất là năng lượng của dòng bức xạ điện
từ xuất phát từ mặt trời đến Trái đất. Mặt trời là quả cầu lửa khổng lồ, trong lịng nó
diễn ra phản ứng nhiệt hạch với nhiệt độ rất cao lên tới hàng triệu 0C. Trái đất sẽ
tiếp tục nhận được dòng năng lượng này cho đến khi phản ứng hạt nhân trên mặt
trời cạn kiệt, ước chừng của các Nhà khoa học là khoảng 5 tỷ năm nữa. Như vậy
năng lượng mặt trời được coi là như vô tận so với chuẩn mực của đời sống con
người. Mặt trời liên tục bức xạ ra không gian xung quanh với mật độ công suất
khoảng 1353 W/m2 , đó chính là nguồn gốc của mọi sự sống trên trái đất. Khi xuyên
qua khí quyển của trái đất một phần năng lượng mặt trời bị hấp thụ. Kết quả tính
tốn cho thấy năng lượng mặt trời phân bố trên bề mặt trái đất với mật độ năng
lượng trung bình, cứ mỗi mét vng hàng năm nhận được năng lượng từ mặt trời
tương đương với khoảng 1,5 thùng dầu.
Các nghiên cứu của con người đem lại có thể trực tiếp thu lấy năng lượng
này thông qua hiệu ứng quang điện, chuyển năng lượng của bức xạ mặt trời
(BXMT) thành điện năng (pin mặt trời). Năng lượng của các photon cũng có thể
được hấp thụ để làm nóng các vật thể, tức là chuyển thành nhiệt năng, ứng dụng cho
bình đun nước mặt trời, các nhà máy nhiệt điện Mặt trời, các hệ thống máy điều hòa
mặt trời, v.v... Trường hợp khác, năng lượng của các photon có thể được hấp thụ và
chuyển hóa thành năng lượng trong các liên kết hóa học của các phản ứng quang
hóa, v.v.
Tiềm năng của năng lƣợng mặt trời trên thế giới:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





9
Tiềm năng về năng lượng mặt trời của các nước trên thế giới là rất lớn. Tuy
nhiên, phân bố không đều, mạnh nhất ở vùng xích đạo và những khu vực khơ hạn,
giảm dần về phía hai địa cực. Tiềm năng kinh tế của việc sử dụng năng lượng Mặt trời
phụ thuộc vào vị trí địa điểm trên Trái đất, phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu, thời tiết cụ
thể của vùng miền.
Theo số liệu thống kê bức xạ trung bình của một địa điểm trên thế giới vào
khoảng 2000 kWh/m2/năm, bảng 1. 2.
Bảng 1. 2 Bảng tổng hợp tiềm năng của năng lượng Mặt trời
Bức xạ Mặt trời
Khu vực
[1000 TWh]

Chỉ số chất lượng
trung bình DNI

Cơng suất có thể
khai thác

[kWh/tháng/năm]

[1000 TWh/năm]

North America

11,500

2410


1,150

South America

13,500

2330

1,350

Africa/Europe/Asia

73,500

2600

7,350

Pacific

23,000

2950

2,300

Total

121,500


12,150

Tiềm năng của năng lƣợng mặt trời ở Việt Nam:
Về mặt vị trí địa lý, Việt Nam được hưởng một nguồn năng lượng mặt trời vô
cùng lớn. Trải dài từ vĩ độ 23023’ Bắc đến 8027’ Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực
có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến thành
phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và
vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh), bảng 1. 3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
Bảng 1. 3 Số liệu về bức xạ năng lượng Mặt trời của các vùng ở Việt Nam
Giờ nắng
trong năm

Bức xạ
kcal/cm2/năm

Khả năng
ứng dụng

Đơng Bắc

1500-1700

100-125


Thấp

Tây Bắc

1750-1900

125-150

Trung bình

Bắc Trung Bộ

1700-2000

140-160

Tốt

Tây Ngun, Nam TB

2000-2600

150-175

Rất tốt

Nam Bộ

2200-2500


130-150

Rất tốt

Trung bình cả nước

1700-2500

100-175

Tốt

Vùng

1.3. Mơ hình sử dụng năng lƣợng mặt trời trong hệ thống cung cấp điện
Như đã phân tích, đặc điểm chung của các nguồn điện sử dụng năng lượng tái
tạo đó là phân tán, cơng suất nhỏ và đang được hồn thiện dần về chất lượng điện
năng cung cấp. Hiện tại, các nguồn điện điện thuộc dạng này chủ yếu được khai
thác dưới các hình thức sau: Mạng điện độc lập, mạng điện có kế nối lưới và dần
dần tiến đến trong tương lai gần là mạng điện thông minh.
Đối với những vùng sâu vùng xa, nơi mà điện lưới quốc gia khơng có điều kiện
vươn tới, như những khu vực biên giới hải đảo thì việc thiết lập một mạng điện độc
lập là giải pháp duy nhất. Trước đây, nguồn cung cấp cho mạng điện độc lập chủ
yếu là máy phát điện diesel với công suất từ vài chục đên một vài trăm kW. Ngày
nay, việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo cho mạng điện độc lập đang được
phổ cập. Ví dụ như: hệ pin mặt trời, điện sức gió, điện đại dương, V.V. Mơ hình
mạng điện độc lập nguồn năng lượng tái tạo được phát triển đa dạng cả về loại
nguồn và cấu trúc sơ đồ, đa dạng về công suất từ nhỏ đến vừa phù hợp cho cắc đối
tượng ứng dụng khác nhau, thậm chí dùng riêng cho một phụ tải hay một hộ gia

đình. Ví dụ như trên các hình vẽ sau;
Sơ đồ trên hình 1. 4 mơ tả một mạng điện với nguồn được sử dụng ở đây là
dạng pin mặt trời gồm các module kết nối thành hệ nguồn PV Array có điện áp và
cơng suất phù hợp. Pin sản sinh ra điện một chiều qua bộ điều khiển nạp cho ắc quy
có dung lượng 3116 Wh/ ngày. Từ ắc quy, một nhánh cấp trực tiếp cho tủ lạnh chạy
điện dc, một nhánh khác thông qua biến tần dc/ac cấp cho các tải xoay chiều trong
gia đình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11

Hình 1.1: Mơ hình điện mặt trời cho hộ gia đình

1.4. Định hƣớng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào việc xây dựng cấu trúc điều khiển và nghiên cứu thiết kế
bộ điều khiển nhằm nâng cao chất lượng sử dụng năng lượng mặt trời trong hệ
thống điện (có kể đến nối lưới) bằng bộ điều khiển mờ và có so sánh chất lượng
điều khiển mờ với bộ điều khiển PID.
1.5. Kết luận chƣơng
Chương 1 đã giải quyết được một số vấn đề sau:
- Giới thiệu những vấn đề cơ bản về năng lượng tái tạo.
- Phân tích tổng quan về tiềm năng và việc sử dụng năng lượng mặt trời.
- Lựa chọn phương pháp điều khiển mờ để điều khiển hệ thống phát điện sử
dụng năng lượng mặt trời.
Trên cơ sở các nghiên cứu bước đầu về hệ thống phát điện sử dụng năng lượng
mặt trời, trong chương 2 sẽ đi sâu nghiên cứu về cấu trúc điều khiển cho hệ thống

phát điện sử dụng năng lượng mặt trời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
CHƢƠNG 2
CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI NỐI LƢỚI
2.1. Mô tả hệ thống điện mặt trời nối lƣới
2.1.1. Sơ đồ khối hệ thống
Hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời (còn gọi là hệ thống phát
điện sử dụng năng lượng tái tạo) là một hệ thống cho phép năng lượng khai thác
nguồn năng lượng mặt trời thông qua một bộ biến đổi điện tử công suất để biến
thành điện xoay chiều 1 pha hoặc 3 pha có tần số 50Hz (hoặc 60Hz) cung cấp trực
tiếp cho tải hoặc nối với lưới điện quốc gia hoặc lưới điện khu vực. Hệ thống này
rất linh hoạt trong lắp đặt và sử dụng và là một bộ phận không thể thiếu được của
lưới điện thông minh.
Trong phạm vi đề tài, chỉ tập trung nghiên cứu hệ thống phát điện sử dụng
năng lượng mặt trời biến đổi thành điện xoay chiều nối với lưới điện 1 pha tần số
50Hz. Những kết quả nghiên cứu của hệ thống này cũng dễ dàng áp dụng cho hệ
thống 3 pha.
Hình 2.1 minh họa một hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời nối
lưới một pha [11, 12]:

Hình 2.1: Hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời nối lưới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





13
Từ sơ đồ hệ thống máy phát điện sử dụng năng lượng mặt trời nối lưới ở
trên, ta có thể xây dựng được sơ đồ khối như hình 2.2:
Tải một chiều
Bức xạ mặt trời

Điện mặt trời

Nhiệt độ

Tìm điểm cơng
suất tối đa
MPPT

MPP

Sửa áp một chiều

DC/DC

Modul PV

Tải xoaychiều

DC bus
DC/AC
Lƣới


Hình 2.2: Sơ đồ khối hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời

Các khối trong sơ đồ hình 2.2, cụ thể như sau:
- Khối Modul quang điện (PV) làm nhiệm vụ biến đổi năng lượng mặt trời
thành điện năng một chiều với công suất điện phụ thuộc vào bức xạ mặt trời và
nhiệt độ làm việc của pin.
- Khối dị điểm cơng suất tối đa với giải thuật tìm điểm cơng suất cực đại của
modul PV ứng với giá trị xác định của bức xạ mặt trời và nhiệt độ.
- Khối biến đổi một chiều - một chiều (DC-DC) có nhiệm vụ biến đổi điện áp
một chiều tương ứng với điểm công suất cực đại thành điện áp một chiều có giá trị
phù hợp và ổn định để hịa với điện gió thông qua thanh cái một chiều DC bus.
- Bộ biến đổi một chiều – xoay chiều (DC/AC) có nhiệm vụ biến đổi điện áp
một chiều ở thanh cái một chiều DC bus thành điện áp xoay chiều có các thơng số
phù hợp với lưới.
Như vậy, trong hệ thống này, năng lượng từ nguồn năng lượng mặt trời được
biến đổi thành năng lượng điện một chiều, năng lượng này sau đó được sử dụng
trực tiếp cho tải một chiều hoặc đưa qua bộ biến đổi DC-AC chuyển thành năng
lượng xoay chiều dùng trực tiếp cho tải xoay chiều hoặc kết nối với lưới điện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
2.1.2. Điều khiển trong hệ thống phát điện sử dụng năng lƣợng mặt trời nối
lƣới
Để đảm bảo cho hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời nối lưới làm
việc an tồn, ổn định, có hiệu suất cao thì cần phải có các điều khiển sau:

- Điều khiển dị tìm điểm cơng suất tối đa, điều khiển bộ biến đổi DC/DC đối
với hệ thống điện mặt trời
- Điều khiển bộ nghịch lưu nối lưới DC/AC đảm bảo phát ra nguồn điện có
các thơng số phù hợp với lưới (biên độ điện áp, tần số và góc pha).
Ngồi ra cịn có các điều khiển khác như bù sóng hài, chống cơ lập hóa (Anti
islanding) ...
2.2. Pin mặt trời (PV-Photovoltaic) [8, 9, 10]
2.2.1. Khái niệm
Pin năng lượng mặt trời (hay pin quang điện, tế bào quang điện) là thiết bị
bán dẫn chứa lượng lớn các điôt p-n, duới sự tác động của ánh sáng mặt trời có khả
năng tạo ra dịng điện sử dụng được. Sự chuyển đổi này gọi là hiệu ứng quang điện.
Pin năng lượng mặt trời bao gồm nhiều tế bào quang điện được kết nối thành
các modul hay các mảng năng lượng mặt trời. Số tế bào quang điện được sử dụng
trong tấm pin tùy theo công suất và điện áp yêu cầu.
Hiệu suất pin mặt trời là tỉ số giữa năng lượng điện pin mặt trời có thể phát ra
và năng lượng từ ánh sáng mặt trời tỏa nhiệt trong 1m². hiệu suất của pin mặt trời
thay đổi từ 6% - 30% tùy theo loại vật liệu và hình dạng tấm pin.
Pin mặt trời được sản xuất và ứng dụng phổ biến hiện nay là các pin mặt trời
được chế tạo từ vật liệu tinh thể bán dẫn Silicon (Si) có hố trị 4. Từ tinh thể Si tinh
khiết, để có vật liệu tinh thể bán dẫn Si loại n, người ta pha tạp chất Donor là Photpho
(P) có hố trị 5. Cịn để có vật liệu bán dẫn tinh thể loại p thì tạp chất Acceptor được
dùng để pha vào Si là Bo có hố trị 3. Đối với pin mặt trời từ vật liệu tinh thể Si khi
được chiếu sáng thì hiệu điện thế hở mạch giữa hai cực vào khoảng 0,55V, còn dòng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
ngắn mạch của nó dưới bức xạ mặt trời 1000W/m2 vào khoảng (2530) mA/cm3. Hiện

nay cũng đã có các pin mặt trời bằng vật liệu Si vơ định hình (a-Si). Pin mặt trời a-Si
có ưu điểm là tiết kiệm được vật liệu trong sản xuất do đó có thể có giá thành rẻ hơn.
Tuy nhiên, so với pin mặt trời tinh thể thì hiệu suất biến đổi quang điện của nó thấp và
kém ổn định khi làm việc ngồi trời.
Năng lượng mặt trời được tạo ra từ các tế bào quang điện (PV) là một trong
những nguồn năng lượng tái tạo quan trọng do lợi thế như không cần chi phí nhiên
liệu, bảo trì ít và khơng có tiếng ồn và mòn do sự vắng mặt của bộ phận chuyển
động. Về lý thuyết đây là một nguồn năng lượng lý tưởng. Tuy nhiên, để hệ thống
này được triển khai rộng rãi trong thực tế cần phải tiếp tục giải quyết một số vấn đề
như: Giảm chi phí lắp đặt; tăng hiệu suất chuyển đổi năng lượng và các vấn đề liên
quan đến sự tương tác với các hệ thống khác.
2.2.2. Mơ hình tốn và đặc tính làm việc của pin mặt trời
Mơ hình tốn học của tế bào quang điện đã được nghiên cứu trong nhiều thập
kỷ qua [9]. Mạch điện tương đương của mơ hình tế bào quang điện bao gồm: Dịng
quang điện, Điơt, điện trở song song (dịng điện dị), điện trở nối tiếp được chỉ ra trên
hình 3. Ta có:

 qU d

U
I pv  I gc  I0 e kFTc  1  d
Rp



(2.1)

Trong đó: Igc là dòng quang điện (A); I0 là dòng bão hòa (A) phụ thuộc vào
nhiệt độ tế bào quang điện; q là điện tích của điện tử, q = 1,6.10-19C; k là hằng số
Boltzman, k = 1,38.10-23J/K; F là hệ số phụ thuộc vào cơng nghệ chế tạo pin, ví dụ

cơng nghệ Si-mono F = 1,2; công nghệ Si-Poly F = 1,3, …; Tc là nhiệt độ tuyệt đối
của tế bào (0K); Vd là điện áp trên điôt (V); Rp là điện trở song song.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




16
Igc

Ipv
ID

G

Ip

Rs

Rp

Upv

UD

Hình 2.3: Mạch tương đương của modul PV

Dịng quang điện Igc phụ thuộc trực tiếp vào bức xạ mặt trời và nhiệt độ pin,
được tính theo cơng thức (2.2)


Igc  sc  Tc  Tref   Isc  G

(2.2)

Với: µsc là hệ số phụ thuộc nhiệt độ của dòng ngắn mạch (A/0C); Tref là nhiệt
độ tham chiếu của tế bào quang điện (0K); Tc là nhiệt độ làm việc của tế bào quang
điện (0K); Isc là dòng điện ngắn mạch trong điều kiện chuẩn (nhiệt độ 250C và bức
xạ mặt trời 1kW/m2); G là bức xạ mặt trời kW/m2
Dòng bão hòa I0 thay đổi theo nhiệt độ của tế bào quang điện theo biểu thức
2.3.[8]
3

 qVg  1
1 



kF  Tref Tc  


 Tc  
I0  I0  
 e
T
 ref 

I0  

(2.3)


Isc
qVg

e

kF

(2.4)

Trong đó I0α là dòng điện bão hòa tại một bức xạ mặt trời và nhiệt độ tham
chiếu; Vg là năng lượng lỗ trống của chất bán dẫn được sử dụng làm tế bào; V0c là
điện áp hở mạch của tế bào. Từ các biểu thức (2.1), (2,2), (2.3), (2.4) ta xây dựng
được mô hình mơ phỏng modul PV trên Matlab. Trong mơ hình này các đầu vào là
bức xạ mặt trời và nhiệt độ của tế bào quang điện, các đầu ra là điện áp và dịng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




17
điện PV. Các thơng số của mơ hình thường được lấy từ bảng dữ liệu do nhà sản
xuất cung cấp.
Đặc tính làm việc của pin mặt trời thể hiện qua đường đặc tính I(U) hai
thơng số là điện áp hở mạch UOC (khi dòng điện ra bằng 0) và Dòng điện ngắn mạch
ISC (khi điện áp ra bằng 0).
P, I
I(U)

MPP


ISC
P(U)

U
UMPP UOC

Hình 2.4: Quan hệ I(U) và P(U) của PV

Cơng suất của pin được tính theo cơng thức:
P = U.I

(2.5)

Tiến hành mơ phỏng ta thu được họ đặc tính I(U) và đặc tính P(U) của pin

Dịng điện I (A)
()(W)

Cơng suất P (W)

mặt trời như hình 2.5a,b,c,d:

Điện áp U (V)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Điện áp U (V)





×