Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.31 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày thực hiện: 22/12/2008 Thời lượng: 45 Phút Quy mô: Toàn Trường Người dự thi: 4 đội học sinh khối 9 Người thực hiện: Tổng phụ trách đội. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP. Chủ điểm tháng 12: “UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN” Tên hoạt động: “SÂN CHƠI VĂN HỌC” “Thi vận dụng thành ngữ và tìm tên nhà thơ” 1. Yêu cầu giáo dục. - Giúp học sinh có thêm vốn hiểu biết, thêm tư liệu phục vụ phân môn học Ngữ Văn. - Biết vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống. - Giúp học sinh có hứng thú tìm tòi, óc sáng tạo, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt được kết quả cao. 2. Nội dung và hình thức hoạt động. a. Nội dung. - Nắm vững việc sử dụng một số thành ngữ trong lời nói hàng ngày. - Đố vui tìm tên nhà thơ. b. Hình thức hoạt động. - Tổ chức cho học sinh. - Thi trả lời câu hỏi. 3. Chuẩn bị cho hoạt động. a. Phương tiện. - Các câu hỏi, câu đố. - Giấy, bút, bảng, con phấn viết, chuông. - Một số tiết mục văn nghệ. - Phần thưởng: Nhất, nhì, ba. 5 phần thưởng khán giả. b. Tổ chức. -. Mỗi tổ phân công( cử) 3 người dự thi. Người dẫn chương trình: Nguyễn Thị Thu Trang Ban thư ký: Chử Đăng Hải Trang trí, kẻ tiêu đề: Đoàn Thanh Niên Lop6.net.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 4. Tiến hành hoạt động. Người thực hiện. Nội dung hoạt động Bắt nhịp cho cả trường hát bài “ Em yêu trường em” Kính thưa các thầy cô giáo, thưa toàn thể các bạn học. DCT. sinh thân mến! Sân chơi văn học là một sân chơi rất bổ ích và lí thú đối với tất cả nhứng người học sinh nói chung và đối với những người học trò yêu thích môn ngữ văn nói riêng. Từ đầu năm học tới nay khối 9 trường ta đã tổ chức được một số buổi sinh hoạt bổ ích như thế này. Hôm nay được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu, thầy giáo phụ trách môn ngữ văn. Khối 9 chúng ta cùng tổ chức sân chơi văn học mang tên “ Thi vận dụng thành ngữ và tìm tên nhà thơ”. - Đến dự với lớp chúng ta tôi xin chân trọng giới thiệu có thầy giáo Nguyễn Văn Cự Hiệu trưởng nhà trường cùng toàn thể các thầy cô giáo và học sinh toàn trường. Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng. Thành phần không thể thiếu được trong cuộc thi hôm nay, đó chính là BGK. Tôi xin chân trọng giới toàn thể các thầy cô giáo trong trường. DCT. Sau đây là màn chào hỏi của các đội thi. Giới thiệu lần lượt 4 đội ra chào hỏi và giới thiệu từng thành viên của đội mình. Các đội vào vị trí đã chuẩn bị. 9A đội 1; 9B đội 2; 9C đội 3; 9D đội 4. Thông báo nội dung chương trình gồm 3 phần. Phần I: Thi vận dụng một số thành ngữ. Phần II: Tìm tên nhà thơ. Phần III: Dành cho khán giả. Sau đây cuộc thi của chúng ta bắt đầu.. Lop6.net. Thời gian.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Phần I. Thi Vận Dụng Thành Ngữ. Thế hệ: Phần thi này mỗi đợt sẽ phải trả lời 6 câu hỏi bằng cách ghi vào bảng con “đúng” hoặc “sai” (và sửa nếu là sai) nếu trả lời đúng nghi được 5 điểm điểm tối đa cho phần thi này là 30đ Câu1. Trong cuộc họp kiểm điểm đoàn viên hôm nay cậu sợ bị “ há miệng mắc quai” hay sao mà cứ “ ngậm hột thi”, không nói năng phát biểu gì thế? Đáp án: Sử dụng đúng. Câu2. Thưa các cụ, các ông, các bà! Chúng cháu là những kẻ “ hậu sinh, khả úy” nên rất muốn nhận được những lời chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm của các cụ ạ? Đáp án: Không dùng “ Hậu sinh khả úy” mà dùng “ Sinh sau đẻ muộn” hoặc “trẻ người non dạ”. Câu 3. Hôm nào rỗi rãi mời anh chị tới nhà em chơi, hay là anh chị chê nhà em nghèo? - Cậu chỉ nắm chuyện! Chủ nhật nàybọn mình sẽ đến. - Ối! Thế thì đúng là “ Rồng đến nhà tôm” thật đâý. Đáp án: Sử dụng đúng. Câu 4. Trời ạ! Đọc hồ sơ của anh chị tôi mới biết anh là con ông bác họ của tôi ở quê ta. Thật khổ chị tôi quê quán xa xôi quá, ít về được. Đúng là “ Cháy nhà mới ra mặt chuột”, thì ra chúng mình có họ với nhau. Đáp án: Không dùng “ Cháy........chuột” mà dùng “ đánh nhau mới nhận họ” Câu 5. Này khi phát biểu cậu phải nhớ nói to tát, phải “mồm loa mép dải” vào nói lí nhí là không được đâu đấy. Đáp án: Không dùng “ Mồm.....dải” mà dùng “Mau mồm mau miệng”. Câu 6. Các cậu thanh niên ở nông thôn được ra thành phố học, đúng là đang “ ở ngòi ra biển” sướng nhé. Này nhưng cậu phải cẩn thận, ở đấy phức tạp lắm, rất dễ bị trấn lột, lừa đảo, phải cảnh giác, tỉnh táo đấy kẻo lại “Khôn ba năm, dại một giờ”. Đáp án: “ Ở ngòi ra biển” là đúng. Không dùng “ khôn .....1 giờ” mà có thể dùng “Khóc dở mếu dở”. DCT. Phần thi vận dụng thành ngữ đã kết thúc với 6 câu hỏi.. Lop6.net.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Sau đây xin kính mời BGK công bố điểm cho từng đội. DCT. Đội 1 được ..............điểm. Đội 2 được ..............điểm. Đội 3 được...............điểm. Đội 4 được...............điểm. (Các bạn thân mến). Giới thiếu 2 tiết mục văn nghệ của các lớp. Đại diện lớp 9A Đại diện lớp 9B. Phần II. TÌM TÊN NHÀ THƠ. Tìm tên 10 nhà thơ qua 10 câu đố được đọc lần lượt. Đội nào rung chuông sớm nhất sẽ giành quyền trả lời, đúng sẽ ghi lại 5đ, nếu sai đợi bạn tiếp tục trả lời. Nều cả 4 đội trả lời sai, quyền trả lời sẽ thuộc về khán giả. Trả lời đúng được nhận một phần quà. 1. Thơ ai rắn đầu biếng học. Sách việt rất nhiều lưu học đời sau? Đáp án: Lê Quý Đôn. 2. Thơ ai đã tả nỗi khổ đau. Của người thiếu phụ ôm sầu trong cung? Đáp án: Nguyễn Gia Thiều. 3. Thơ ai ngỏ được nỗi lòng . Tình người vợ trẻ nhớ chồng trận xa? Đáp án: Đặng Trấn Côn 4. Giỏi thơ nôm nhất nước nhà. Được tôn bà chúa ấy là ai đây? Đáp án: Hồ Xuân Hương. 5. Thơ ai hàm ý sâu cay. Tú tài lận đận chửi bầy gian tham? Đáp án: Trần Tú Xương. 6. Thơ ai như vẽ trong mây. Đèo ngang cảnh đẹp rễ say lòng người? Đáp án: Bà Huyện Thanh Quan. 7. Thơ ai khóc một cuộc đời. Sắc tài toàn vẹn, mệnh trời ghét ghen? Đáp án: Nguyễn Du. 8. Thơ ai hùng khí bừng lên. Nước non định phận ở thiên thu rồi? Đáp án: Lý Thường Kiệt.. Lop6.net.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> DCT. DCT. 9. Thơ ai khuê trải sáng ngời. Lệ chi viên phải chịu đời thác van? Đáp án: Nguyễn Trãi. 10.Thơ ai chồng chất ngang tàng. Thăng trầm lúc linh lúc quan nhọc nhằn? Đáp án: Nguyễn Công Trứ. Phần thi “Tìm tên nhà thơ” đã kết thúc, kính mời BGK công bố điểm của từng đội. Đội 1.......điểm; Đội 2.....điểm. Đội 3.......điểm; Đội 4.....điểm. Sau mỗi phần thi của các đội, người điều khiển chương trình phỏng vấn các thành viên tham gia dự thi để nâng cao nhận thức về quyền tham gia của trẻ em bằng những câu hỏi sau. - Cảm hứng của em sau khi tham gia phần thi này như thế nào? - Khi tham gia dự thi, em thấy mình đang được thực hiện nhóm quyền nào trong các nhóm quyền trẻ em? - Em học tập được gì sau buổi dự thi này? - Em hiểu thế nào là quyền tham gia của trẻ em? Ban thư ký tổng hợp kết quả của từng đội.. Phần III. DÀNH CHO KHÁN GIẢ. Hãy tìm(đọc) 7 thành ngữ có sử dụng từ “ăn”. 1. Ăn không ngồi rồi. 2. Ăn không nói có. 3. Ăn cháo đá bát. 4. Ăn kiếp bỏ đời. 5. Ăn chay niệm phật, nói lới từ bi. 6. Ăn bò làm biếng. 7. Ăn mặn khát nước. Thưa các bạn, bây giờ là giây phút mà chúng ta cùng hồi hộp chờ đợi. Tôi xin kính mời BGK lên công bố kết quả cuộc thi. DCT. Thưa các bạn học sinh thân mến! Sân chơi văn học của chúng ta đã thành công tốt đẹp. Các đội thi đã rất cố gắng để thực hiện từng phần thi.. Lop6.net.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Sau đây tôi xin công bố kết quả như sau. Đội 1: Tổng số điểm ...........Xếp thứ.................. Đội 2: Tổng số điểm ...........Xếp thứ.................. Đội 3: Tổng số điểm ...........Xếp thứ.................. Đội 4: Tổng số điểm ...........Xếp thứ.................. Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chúc mừng kết quả của cuộc thi trong sân chơi ngày hôm nay. Xin cảm ơn BGK. Sau đây em xin kính mời Thầy giáo tổng phụ trách đội Thầy giáo Nguyễn Văn Luyến lên trao phần thưởng cho các đội. Xin chân thành cảm ơn ! 5. Kết thúc hoạt động. - Mời Thầy giáo tổng phụ trách nhận xét, đánh giá. - Cả trường hát, vỗ tay bài hát “ Em yêu trường em”. Lop6.net.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>