Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tiểu luận nghệ thuật biểu diễn: Anh (chị) hãy trình bày về tiếp biến văn hóa trong Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với nước ngoài ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.01 KB, 10 trang )

ĐỀ BÀI:
Anh (chị) hãy trình bày về tiếp biến văn hóa trong Nghệ thuật biểu diễn
Việt Nam với nước ngồi ?
BÀI LÀM
Nhiều năm gần đây, nghệ thuật biểu diễn truyền thống đã ở giữa nhiều
"sóng gió" của thị trường và chịu nhiều thử thách trước nguy cơ lãng phai.
Giữ bản sắc văn hóa Việt trong hội nhập là vấn đề quan trọng được đặt ra
ngày càng cấp bách. Thế nên việc hiểu rõ về q trình tiếp biến văn hóa
trong nghệ thuật biểu diễn của Việt Nam với nước ngoài là vấn đề quan
trọng nhằm có một cái nhìn tổng quan trong việc bảo tồn và phát huy văn
hóa truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn vốn dễ thất truyền là việc
cần làm ngay và làm dài hơi
Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam trải qua 3 giai đoạn tiếp biến văn hóa
với nước ngồi. Thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn tiếp biến văn hóa lần thứ
nhất, tiếp biến một cách hồn nhiên, khách quan, tự giác, do vậy nghệ thuật
biểu diễn thời kỳ này ngoài nhạc cụ như: nhị, nguyệt, tam, tứ, thanh la, kèn;
truyện truyền miệng thì giai đoạn này cịn có ca, múa, nhạc được tiếp thu
một cách có chọn lọc từ Trung Quốc. Nghệ thuật biểu diễn giai đoạn này đã
có ca múa nhạc, trị diễn, hề, có nghệ thuật diễn xướng dân gian. Trò diễn
với các vai: hề, lão, mụ, kép, đào, trò diễn mang tính sinh tồn, mang tính văn
hóa, thẩm mỹ, với những vai mẫu là tiền đề cho nghệ thuật sân khấu Việt
Nam trong tương lai.
Thời Lý, xuất hiện ca trù trở thành một loại hình độc đáo mang tính bác
học cao, ta cịn có các dân ca quan họ, xoan, ghẹo, cị lả, trống qn. Nhạc
cung đình và nhạc dân gian đều hướng tới việc tế lễ (phường bát âm, múa
sinh tiền). Múa phát triển cả trong sinh tiền và múa dân gian. Ca múa nhạc
phát triển phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Thời này nghệ thuật biểu diễn


mang tính chun nghiệp trong cung đình và nghệ thuật diễn xướng dân gian
phát triển mạnh. Thời Trần 3 lần đánh tan qn Ngun Mơng, kế thừa văn


hóa của thời Lý và văn hóa Trung Quốc. Đây là thời kỳ tiếp biến văn hóa
bằng ý thức của dân tộc, là lần thứ 2 tiếp biến văn hóa Trung Quốc, trước
đây là tiếp biến áp đặt, còn tiếp biến lần 2 này là tự giác gồm các yếu tố nội
sinh và ngoại sinh để phát triển. Nghệ thuật biểu diễn thời Trần có ơng tổ
nghệ thuật sân khấu là Lý Ngun Cát, ông là người Trung Quốc và đã
truyền dạy nghệ thuật cho con em quý tộc nhà Trần, ông đem đến cho nghệ
thuật biểu diễn Việt Nam từ trị có thêm tích và nghệ thuật sân khấu Việt
Nam ra đời. Đây là giai đoạn tiếp biến văn hóa tiếp thu “tích” của Trung
Quốc cịn “trị” của Việt Nam với vở “Tây vương mẫu dâng quả bàn đào”
của Lý Nguyên Cát. Nghệ thuật sân khấu Việt Nam phát triển mạnh mẽ dưới
hai hình thức cung đình và dân gian, mối quan hệ giữa cung đình và dân
gian ln gần gũi nhau, nghệ thuật sân khấu đã ra đời và phát triển rộng
khắp. Đến thời Lê, nghệ thuật biểu diễn thời kỳ này có sự kiện quan trọng đó
là “Luật Hồng Đức” ra đời coi nghệ sỹ là “xướng ca vô loại”, nghệ thuật
biểu diễn bị đẩy ra ngồi cung đình và sống trong dân gian, những ai có liên
quan đến nghệ sỹ thì khơng được làm quan và khơng được đi thi. Thời kỳ
này có Đào Duy Từ là ơng tổ của nghệ thuật sân khấu Tuồng, ông đã mang
nghệ thuật biểu diễn miền Bắc, dân ca miền Trung, võ Bình Định tạo thành
Tuồng miền Trung. Thời kỳ này đã có quản lý nghệ thuật biểu diễn, thời nhà
Lê, nhà nước quản lý ở cung đình, ở dân gian và ở các phường, gánh. Ở
miền Bắc (đàng ngoài) nghệ thuật chủ yếu là ở cung đình và dân gian, cũng
có phường, gánh nhưng được tự do không bị quản lý, do đó sinh ra loại hình
chèo tứ chiếng (chiếng chèo Bắc, Nam, Đơng, Đồi …). Ở miền Trung
(đàng trong) có Tuồng được quản lý từ trung ương đến địa phương.
Đến khi nhà Nguyễn lên cầm quyền, kế thừa cả một nền nghệ thuật
biểu diễn phát triển mạnh mẽ lên nghệ thuật hiện đại. Văn học nghệ thuật


thời kỳ này chia làm 3 loại: chính danh, dân gian và ở ẩn. Nội dung chính
của 3 loại trên là phê phán hiện thực và tiền chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam.

Chính vì hiện thực này nên nhà Nguyễn tạo ra Tuồng với một lý tưởng là
Tuồng – quân quốc: tức là tuồng có đề tài về nhà vua, đề cao vua và tất cả vì
vua. Vua ni nghệ sỹ, đề cao nghệ sỹ, quản lý sự sáng tạo của nghệ sỹ.
Tuồng quân quốc dẫn tới tuồng cung đình (tuồng chỉ diễn trong cung cho
vua xem). Thời kỳ này, chèo chỉ ở miền Bắc và dừng lại ở dân gian sân đình,
đề tài chỉ là nơng dân, nơng thôn … mối quan hệ vợ chồng, anh em, bạn bè
… khác với mối quan hệ vua, tôi trong Tuồng. Thời kỳ này ca múa nhạc dân
gian ở từng vùng miền đều có của riêng mình như: xoan (Phú Thọ), ghẹo
(Vĩnh Phúc).
Lần tiếp biến văn hóa thứ 2, giai đoạn thuộc Pháp, đây là thời kỳ Việt
Nam thoát khỏi văn hóa Trung Hoa, văn hóa phương Đơng mà tiếp biến văn
hóa phương Tây. Nếu văn hóa phương Đơng là văn hóa lúa nước, trọng tĩnh,
trọng âm, trọng nữ, trọng kinh nghiệm, mang tính chủ quan, văn học nghệ
thuật là: biểu hiện, tả ý, tả thần. Cịn văn hóa phương Tây là văn hóa du mục,
trọng động, trọng lý, trọng nam, trọng dương, trọng khoa học, mang tính
khách quan, văn học nghệ thuật là: thể hiện và tả thực. Trong lần tiếp biến
này giống như một cuộc cách mạng giữa nội sinh và ngoại sinh xảy ra rất
quyết liệt, văn học nghệ thuật của Việt Nam đang mang danh thời kỳ cận đại,
văn học nghệ thuật thay đổi từ văn cổ sang văn mới (tiểu thuyết, ký …), thơ
cổ sang thơ mới … chính vì vậy nghệ thuật sân khấu của Việt Nam tiếp biến
nghệ thuật sân khấu phương Tây là kịch đã ồ ạt chuyển vào Việt Nam, thời
kỳ này, nghệ thuật sân khấu có những thay đổi:
+ Tuồng khơng cịn ở cung đình và có tuồng xã hội. Tuồng ở Bắc,
Trung, Nam mang yếu tố của thời đại đó là: bác học, chuyên nghiệp và
thương mại. Tuồng ở miền Trung có 2 loại cung đình và dân gian. Tuồng đã
có hình thức mới, thể loại mới: tuồng xn nữ, tuồng kiếm hiệp, tuồng lịch


sử, tuồng phật tiên, tuồng xã hội (phục vụ khán giả kiếm sống cho nghệ sỹ
-đây là yếu tố thương mại của phương Tây đã tác động vào văn học nghệ

thuật của Việt Nam).
+ Chèo: ở miền Bắc có 2 dịng: chèo nơng thơn vẫn theo chèo cổ chỉ
diễn ở hội hè, mùa vụ … chèo thành thị: xuất hiện năm 1920 nhưng không
sống được và chuyển sang chèo cải lương (1924), mở đầu cho cuộc tiếp biến
chèo với sân khấu phương Tây – chèo tả thực chứ không tả ý, diễn ở sân
khấu hộp, sân khấu có trang trí, có âm nhạc, có phục trang bắt mắt, hát đủ
loại hình (nhạc tây, tuồng, cải lương …) nghĩa là chèo cải lương là kịch nói
hát chèo (kịch chèo).
+ Kịch nói: bắt nguồn từ Pháp, có 3 nguồn gốc: sinh viên học ở Pháp
về, trường Pháp ở Việt Nam, các đoàn nghệ thuật kịch ở Pháp sang diễn … 3
nguồn gốc này đem đến cho Việt Nam sân khấu kịch. Năm 1920 mở đầu ở
Nhà hát lớn có vở “Người bệnh tưởng” của Molie, năm 1921 có vở “Chén
thuốc độc” của Vũ Đình Long đánh dấu kịch nói Việt Nam ra đời, khai sinh
thể loại kịch nói ở Việt Nam.
+ Cải lương: ra đời ở Đồng bằng sông Cửu Long, năm 1917 vở cải
lương đầu tiên ra đời là “Lục Vân Tiên” của Trương Duy Toản, năm 1927 ở
miền Bắc đã có cải lương của mình và đã đi thành những đồn chun
nghiệp diễn cải lương.
+ Xiếc: có từ lâu đời, dấu vết của nó là những trị chơi, leo cây, trèo cột
mỡ … nhưng đến năm 1930 thì nó mới là một loại hình mang tính chun
nghiệp, thương mại. Đội xiếc gia đình của Tạ Duy Hiển sáng lập có cả xiếc
người, xiếc thú, ảo thuật …
+ Múa rối: có múa rối cạn và múa rối nước, Việt Nam là một đất nước
nông nghiệp lúa nước, múa rối là con rối được diễn trên mặt nước có người


điều khiểm đó là những nghệ sỹ, múa rối mới chỉ dừng lại ở phường, có yếu
tố gia đình, chưa phát triển mạnh mẽ.
+ Nhạc: nhạc tây có 3 đường tiếp biến: lính tây, nhà thờ và các đồn
nghệ thuật của Pháp. Nhạc tây 7 nốt – dùng nguyên si – biến tấu theo lối

Việt Nam – sáng tác thành của Việt Nam. Tốc độ phát triển của nhạc rất
nhanh.
+ Múa: bắt nguồn ở các câu lạc bộ, sinh viên các trường, đồn nghệ
thuật.
Giai đoạn tiếp biến văn hóa lần thứ 3, tiếp thu hệ tư tưởng Mác – Lênin.
Trong giai đoạn này, từ nhân sinh quan, thế giới quan, thẩm mý quan, nghệ
thuật quan của nghệ sỹ là chủ nghĩa Mác – Lênin; nghệ sỹ là chiến sỹ, nghệ
thuật biểu diễn là phương tiện phục vụ tuyên truyền, phò chính trừ tà, soi
đường cho quốc dân đi. Nghệ thuật biểu diễn được bao cấp nhà nước,
phương pháp sáng tác là: hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tất cả những điều trên
đều nằm trong đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): nghệ thuật biểu diễn
cách mạng Việt Nam trở thành đội tuyên truyền cách mạng gồm 2 lực lượng:
chun nghiệp và khơng chun (có tác giả, có văn bản, hoạt động trong thời
gian rảnh rỗi, có sở thích …), thời kỳ này có nhiều tác phẩm ra đời bám sát
hiện thực mới, con người mới mà trước đây khơng có. Nghệ thuật biểu diễn,
nghệ thuật sân khấu có: vở chèo “Chị Trầm” của tác giả Trần Bảng và tập
thể, Tuồng có vở “ Chị Ngộ” của tác giả Như Lai, cải lương có vở “Chị
Trầm” được chuyển thể từ chèo sang, kịch nói có vở “Bắc Sơn” của Nguyễn
Huy Tưởng. Khi miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa thì miền Nam tiến hành
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tác phẩm thời kỳ này vẫn gọi là nghệ
thuật cách mạng, ở miền Bắc nghệ thuật biểu diễn phát triển toàn diện. Từ
nhà quản lý, nghệ sỹ, khán giả cùng một nhân sinh quan, thế giới quan, thẩm


mý quan và nghệ thuật quan. Nghệ thuật biểu diễn phát triển toàn diện: tác
giả, đạo diễn, nhạc sỹ, họa sỹ, âm nhạc, biên đạo … nghệ thuật biểu diễn
Việt Nam là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, với mạng lưới rộng khắp từ
TW đến địa phương có: nhà hát, đoàn hát, rạp hát; nghệ thuật biểu diễn được
đào tạo toàn diện, nhiều cấp. Hội nghệ sỹ ra đời có nhiệm vụ đấu tranh bảo

vệ quyền lợi cho nghệ sỹ và là cầu nối giao lưu giữa Đảng và nghệ sỹ, giai
đoạn này cũng có các tạp chí ra đời, nhiều nghệ sỹ nổi danh thời kỳ này
được phong tặng danh hiệu nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú. Nhà nước cũng
đã quan tâm đến đời sống nghệ sỹ thông qua việc tuyển, đào tạo, sử dụng vv
… bằng nguồn kinh phí của Nhà nước. Hoạt động giao lưu và biểu diễn với
quốc tế diễn ra nhiều và phát triển. Đây là thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật
biểu diễn Việt Nam. Thời kỳ 1965 – 1975, thời kỳ miền Bắc mỗi người làm
việc bằng hai, miền Nam vẫn làm cách mạng dân chủ nhân dân, thời kỳ này
nghệ thuật biểu diễn chia làm 2 lực lượng: chủ lục (là đơn vị thể hiện tác
phẩm mang đầy đủ tính tổng hợp chuyên nghiệp và hiện đại). Xung kích là
một tổ, nhóm nghệ sỹ gọn nhẹ ra tiền tuyến phục vụ. Thời kỳ này có những
tác phẩm điển hình: Tiền tuyến gọi của tác giả Trần Quán Anh, Lửa hậu
phương của tác giả Kính Dân; vở ngắn như: Đường về trận địa của tác giả
Tào Mạt và Hoài Phong, 6 phát súng trung liên của tác giả Ngô Từ. Múa có
vở Ong bị vẽ của tác giả Trần Minh, ca khúc có tác phẩm nổi tiếng: Bài ca
năm tấn, đường cày đảm đang. Thời kỳ này nghệ sỹ cũng là những chiến sỹ
chiến đấu.
Khi đất nước thống nhất, nhưng Việt Nam chuyển sang chiến tranh biên
giới với Khơ me đỏ và Trung Quốc. Thống nhất với tư cách về nhà nước
nhưng nhân sinh quan, thế giới quan, thẩm mỹ quan … chưa thống nhất.
Trong 2 cuộc chiến tranh biên giới, Việt Nam khủng hoảng về mặt tư tưởng
với anh em láng giềng, nội bộ xã hội chủ nghĩa, Mỹ cấm vận, phe xã hội chủ
nghĩa thôi không giúp Việt Nam nữa nên dẫn đến khủng hoảng về mặt tư


tưởng, ngoại giao. Nghệ thuật biểu diễn thời kỳ này vẫn cịn 2 lực lượng chủ
lực và xung kích, lực lượng xung kích vẫn trực chiến để đi biểu diễn phục
vụ. Thời kỳ này có các vở: Cố nhân của tác giả Xuân tình, ngày và đêm của
tác giả Đào Hồng Cẩm, máu và hoa của tác giả Trần Vượng. Các vở này đều
nói lên tình anh em, bạn bè. Ca múa nhạc cũng có nhiều tác phẩm ra đời,

nhưng khi chiến tranh ngừng thì những tác phẩm có nội dung về Trung Quốc
và Campuchia không dùng. Trong thời kỳ này, đề tài chiến tranh, bắc nam
xum họp, tiêu cực bắt đầu xuất hiện.




end



×