Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 28 - Tiết 34 - Tuần 17: Cấu tạo và chức năng của hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.92 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THCS Trưng Vương. Chương VI:. Giáo án: Sinh học 6. HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH. Mục tiêu chương: - Biết được bộ phận hoa, vai trò của hoa đối với cây. - Phân biệt được sinh sản hữu tính có tính đực và cái khác với sinh sản sinh dưỡng. Hoa là cơ quan mang yếu tố đực và cái tham gia vào sinh sản hữu tính. - Phân biệt được cấu tạo của hoa và nêu các chức năng của mỗi bộ phận đó. - Phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc và hoa mọc thành chùm. - Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. - Phân biệt giao phấn và tự thụ phấn. - Trình bài được quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả. Bài: 28 Tiết PPCT : 34 Ngày dạy : …../….../ …… Tuần CM: 17 CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được bộ phận hoa, vai trò của hoa đối với cây. - Phân biệt được sinh sản hữu tính có tính đực và cái khác với sinh sản sinh dưỡng. Hoa là cơ quan mang yếu tố đực và cái tham gia vào sinh sản hữu tính. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tách bộ phận của thực vật. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa. II. TRỌNG TÂM: Các bộ phận hoa, vai trò của hoa đối với cây. Phân biệt được sinh sản hữu tính có tính đực và cái khác với sinh sản sinh dưỡng. Hoa là cơ quan mang yếu tố đực và cái tham gia vào sinh sản hữu tính. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 28.1 đến 28.3. Mẫu vật: Râm bụt, hoa bưởi, hoa loa kèn, hoa cúc, hoa hồng. Kính lúp. 2. Học sinh: Một số loại hoa đã dặn. IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: nắm sỉ số lớp, vệ sinh. 2. Kiểm tra miệng : - Câu 1:Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất? Mô tả cách nhân giống bằng các hình thức đó? GVBM: Nguyễn Lê Minh Quân. Trang: 1 Lop6.net. Năm học: 2010-2011.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường THCS Trưng Vương. Giáo án: Sinh học 6. + Giâm cành và chiết cành. (4đ) + Giâm cành là cắt 1 đoạn thân hay cành của cây mẹ có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho ra rễ, sau đó cành sẽ phát triển thành cây mới. (3đ) + Chiết cành là làm cho cành ra rễ trên cây sau đo cắt đem trồng thành cây mới.(3đ) 3. Bài mới : Hoạt động GV. Nội dung. - GV cho HS quan sát một số loại hoa và hỏi: Hoa thuộc loại cơ quan nào? cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào? Hoạt động 1: tìm hiểu các bộ phận của hoa.. 1) Các bộ phận của hoa:. - GV cho HS quan sát hoa thật và xác định các bộ - Hoa là cơ quan sinh sản của cây. phận của hoa, vai trò của hoa đối với cây. - Hoa gồm các bộ phận: - HS: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. + Bộ phận bảo vệ: đài, tràng. - GV: cho HS xác định các bộ phận của hoa và nêu + Bộ phận sinh sản chủ yếu: nhị và nhuỵ chức năng của từng bộ phận. 2) Chức năng các bộ phận của hoa: - HS trong nhóm quan sát hoa bưởi nở, kết hợp với hiểu biết về hoa, xác định các bộ phận của hoa. - GV yêu cầu HS đối chiếu hình 28.1 SGK trang 94, ghi nhớ kiến thức. - Các bộ phận: + Bộ phận bảo vệ: đài, tràng. + Bộ phận sinh sản chủ yếu: nhị, nhuỵ. + Một vài HS cầm hoa của nhóm mình trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.. - Đài: ở phía dưới tràng, có nhiều loại khác nhau, có tác dụng nâng đở cánh hoa, - GV cho HS tách hoa để quan sát các đặc điểm về: bảo vệ bộ phận bên trong. - Bộ phận bảo vệ: Vị trí, đặc điểm, chức năng. - Tràng: bao bọc bên ngoài, hình dạng, - GV: nêu chức năng từng bộ phận của hoa?. - Bộ phận sinh sinh sản: Vị trí, đặc điểm, chức màu sắc phong phú, đa dạng. Bảo vệ các bộ phận bên trong. năng. + HS trong nhóm tách hoa đặt lên giấy: đếm số - Nhị: phía trong tràng hoa, số lượng nhiều, chỉ nhị mang bao phấn chứa hạt cánh hoa, xác định màu sắc. phấn. Có chức năng sinh sản. + Quan sát nhị: đếm số nhị, tách riêng 1 nhị dùng dao cắt ngang bao phấn, dầm nhẹ bao phấn, dùng - Nhuỵ: phía trong tràng hoa, gồm đầu nhuỵ, vòi nhuỵ, bầu nhuỵ chứa noãn,có kính lúp quan sát hạt phấn. chức năng sinh sản, duy trì nòi giống. + Quan sát nhuỵ; tách riêng nhuỵ dùng dao cắt ngang bầu kết hợp hình 28.3 SGK trang 94 xem: GVBM: Nguyễn Lê Minh Quân. Trang: 2 Lop6.net. Năm học: 2010-2011.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường THCS Trưng Vương. Giáo án: Sinh học 6. nhuỵ gồm những phần nào? noãn nằm ở đâu? - GV đi từng nhóm quan sát các thao tác của HS giúp đỡ nhóm nào còn yếu, lúng túng hay làm chưa đúng, nhắc nhở các nhóm xếp các bộ phận đã tách trên giấy cho gọn gàng và sạch sẽ. - GV có thể cho HS tìm đĩa mật (nếu có). - GV cho HS trao đổi kết quả các nhóm chủ yếu là bộ phận nhị và nhuỵ. + Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức bằng cách treo tranh giới thiệu hoa, cấu tạo nhị, nhuỵ. - GV gọi 2 HS lên bàn tách hoa loa kèn và hoa râm bụt còn các nhóm cũng tách 2 loại hoa này. Sau đó 2 HS trình bày các bộ phận của hoa loa kèn và hoa râm bụt, HS khác theo dõi, nhận xét. Hoạt động 2: phân biệt sinh sản hữu tính có tinh đực và cái khác với sinh sản sinh dưỡng.. 3. Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản sinh dưỡng:. - GV cho HS nhắc lại khái niệm về sinh sản sinh dưỡng. - Ở một số loại cây có khả năng hình - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) trong điều kiện có độ ẩm. SGK và trả lời 2 câu hỏi SGK trang 95. +HS đọc mục  SGK trang 95 quan sát lại bông hoa và trả lời 2 câu hỏi SGK trang 95. + Yêu cầu xác định được: + Tế bào sinh dục đực trong hạt phấn của nhị. + Tế bào sinh dục cái trong noãn của nhuỵ. - GV gợi ý: tìm tế bào sinh dục đực và cái nằm ở đâu? chúng thuộc bộ phận nào của hoa? có còn bộ phận nào của hoa chứa tế bào sinh dục nữa không? - GV: trình bày khái niệm về sinh sản hữu tính? - GV cho HS trong lớp trao đổi kết quả với nhau. - GV chốt lại kiến thức như SGV trang 114. - GV giới thiệu thêm về hoa hồng và hoa cúc cho cả lớp quan sát.. - Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có tính đực và cái. Hoa là cơ quan mang yếu tố đực và cái tham gia vào sinh sản hữu tính.. + HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. GVBM: Nguyễn Lê Minh Quân. Trang: 3 Lop6.net. Năm học: 2010-2011.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trường THCS Trưng Vương. Giáo án: Sinh học 6. 4. Củng cố luyện tập: - Câu 1: GV cho HS ghép hoa và ghép nhị, nhuỵ. a. Ghép hoa: - Gọi HS lên chọn các bộ phận của hoa rồi gắn vào tấm bìa ghép thành một bông hoa hoàn chỉnh gồm cuống, đài, tràng, bầu, nhị, nhuỵ. b. Ghép nhị, nhuỵ - GV treo tranh câm nhị nhuỵ như hình 28.2 và 28.3. - Yêu cầu HS chọn các mẩu giấy có chữ để gắn vào cho phù hợp. 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối bài học ở tiết học này: Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập SGK 95. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: Hoa bí, mướp, hoa râm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ, tranh ảnh các loại hoa khác nhau. * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ----------------. GVBM: Nguyễn Lê Minh Quân. Trang: 4 Lop6.net. Năm học: 2010-2011.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×