Tải bản đầy đủ (.ppt) (10 trang)

ca dao than thân tình nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.79 KB, 10 trang )



1- ĐOẠN THƠ 4 :
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền.
Lo vì một nỗi không yên một bề…

2- Đọc - Hiểu Khổ Thơ :
A- Hình ảnh chiếc khăn (6câu thơ đầu) :
- Chiếc khăn được nhân hoá, để cô gái bộc lộ nỗi thương nhớ người yêu
→ chiếc khăn là vật trao duyên, luôn gần gũi, quấn quýt bên người con
gái. Chiếc khăn ấp ủ biết bao hơi ấm, lời ân ái mặn nồng.
-
6 câu thơ đầu láy lại 6 lần từ "khăn" ở mỗi dòng đầu các câu thơ và láy
lại 3 lần câu "khăn thương nhớ ai" như 1 điệp khúc bất tận, nhớ da diết,
dai dẳng .
-
Các động từ chỉ sự vận động “lên, xuống, rơi, vắt, chùi” tác giả dùng →
hình ảnh mang cảm xúc thể hiện cô gái với tâm trạng ngỗn ngang , trải
dài ra trong không gian.
-
Hình ảnh "khăn chùi nước mắt " nỗi nhớ cháy bỏng, trào dâng trong lòng


người con gái đến cảnh cô gái khóc thầm.
- Đoạn ca dao sử dụng thanh bằng gợi nỗi nhớ bâng khuâng,da diết,
nhẹ nhàng đậm màu sắc nữ tính kín đáo người con gái , sử dụng thanh
sắc như nhói vào nỗi buồn của cô gái.

B- Hình ảnh đèn (2 câu thơ tiếp) :
-
Điệp khúc “thương nhớ ai” giữ lại trọn vẹn còn tâm sự kia được gửi
gắm tiếp vào ngọn đèn.
-
Vẫn là câu hỏi không lời đáp và với thủ pháp nhân hoá nhưng nếu ở
hình ảnh chiếc khăn, nỗi nhớ được trải ra theo không gian thì đến đây
nó đo theo thời gian (cả ngày lẫn đêm). Nó da diết, không phút nào
nguôi.
-
Hình ảnh “đèn không tắt” chính là ngọn lửa thương nhớ trong trái tim
người con gái vẫn đang cháy,vẫn đang thắp sáng trong đêm .Cô gái
trằn trọc thâu đêm không ngủ được trong nỗi nhớ thương dài đằng
đẵng.
- Cũng như chiếc khăn, ngọn đèn giúp cô thổ lộ nỗi lòng,làm ta phải
rung cảm, suy nghĩ nhiều hơn, sâu sắc hơn những điều đề cập trong
lời ca da diết. Qua hình ảnh thể hiện tình yêu mãnh liệt của cô gái.
Nhờ ngọn đèn nói lên nỗi lòng của cô.

C- Hình ảnh đôi mắt (2 câu thơ tiếp) :
-
Hình ảnh trở thành biểu tượng cho tâm trạng và cũng là hình ảnh hoán dụ
của cô gái chính là đôi mắt.
-
Dù “khăn” và” đèn” đã bày tỏ, giải bày nổi nhớ cô gái bằng giá trị tượng

trưng biểu cảm theo lối nói vòng , nhưng rồi rốt cuộc nó chỉ là cách nói gián
tiếp thông qua biện pháp nhân hoá.
-“Mắt thương nhớ ai - Mắt ngủ không yên” nỗi ưu tư của cô gái vẫn còn trĩu
nặng.
-“Mắt ngủ không yên” là một hình tượng vừa hợp lí và nhất quán với hình
ảnh trước bởi nó là sự phát triển tất yếu từ chiếc khăn không ở yên và từ
ngọn đèn không tắt trong đêm.
-
"Mắt ngủ ko yên" tạo nên đối xứng rất đẹp với "đèn ko tắt" ở trên, gợi lên
khung cảnh rất thực: cô gái giữa đêm khuya một mình đối diện với ngọn
đèn mà nhớ người yêu.
-
Hình tượng các nghệ nhân dân gian sử dụng vừa hợp tình hợp lý, nhất
quán và xuyên suốt: “đèn chẳng tắt” vì “mắt không yên”, “mắt không yên”
nên “đèn chẳng tắt”

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×