Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đề cương Lý luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.72 KB, 23 trang )

LÍ LUẬN VĂN HỌC
Câu 1: Tại sao nói văn học là hình thái ý thức xã hội – thẩm mỹ? Chứng minh
bằng ví dụ cụ thể.
1.Văn học là một hình thái ý thức xã hội bởi:
Bản chất ý thức xã hội của văn học
Theo Các mác thì cấu trúc xã hội gồm: kiến trúc thượng tầng( ý thức xã hội) và
cơ sở hạ tầng ( tồn tại xã hội) trong đó ý thức xã hội gồm triết học, chính trị ,
pháp luật, văn học.. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, văn học có cội
nguồn là đời sống, các tác phẩm dù li kì huyền ảo đến đâu đều là sự phản ánh
đời sống. Hồ Chí Minh nói “ Xã hội nào thì văn nghệ ấy” Với tư cách là một
hình thái ý thức xã hội, văn học luôn chịu sự ảnh hưởng, ràng buộc của tồn tại
xã hội.
Văn học là một hình thái quan niệm nhân sinh: Văn học không phải là sự phản
ánh sao chép đơn giản hiện thực đời sống mà nó là sự cắt nghĩa, lý giải của con
người đối với đời sống, mỗi dân tộc , mỗi nhà văn, mỗi thời đại có quan niệm
riêng về đời sống và thể hiện quan niệm đó theo những cách khác nhau. VD trên
thế giới có bao nhiêu dân tộc là có bấy nhiêu cách giải thích khác nhau về lồi
người.
Tính giai cấp trong văn học.
Tác phẩm văn học được viết ra bởi 1 nhà văn , nhà văn bao giờ cũng thuộc về 1
giai cấp nhất định , nói lên tiếng nói của giai cấp ấy. Do nhà văn có xuất thân từ
các giai cấp khác nhau nên nó có cái nhìn khác nhau về đời sống xã hội nên
hình thành các tác phẩm văn học có ý thức hệ cũng khác nhau. Tính Đảng cộng
sản là biều hiện cao nhất, tập trung nhất của tình giai cấp trong văn học. Tính
Đảng chỉ tồn tại trong những nước CNXH. VD Cùng XH 1930 -1945 : Phản
ánh trong thơ Tố Hữu và thơ mới đã có sự khác biệt nhau. Những nhà thơ mới –
tầng lớp Tiểu tư sản nhìn về quá khứ hướng đến cái tôi cá nhân như: Huy Cận,
Chế Lan Viên... Thơ Tố Hữu – tầng lớp trí thức cách mạng hướng tới tương lai
tươi sáng hướng tới Đảng Cộng Sản, tới cộng đồng.
*Tính nhân dân trong văn học: Được xem là phẩm chất của văn học, thuộc ý
thức của các tầng lớp, giai cấp tiến bộ trong xã hội, trong những tác phẩm ấy,


nhân dân là đối tượng trung tâm. Nó phải là tiếng nói bênh vực cho tầng lớp
nhân dân, nói lên khát vọng của nhân dân.
* Tính dân tộc trong văn học: là thuộc tính trong văn học là cái vốn có. Đây
chính là phẩm chất trong văn học cần hướng tới là cái khơng có sẵn. Địi hỏi
nhà văn phải có tính đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện mặt bề ngoài thiên nhiên,
đời sống, phong tục, tập quán. Nó được thể hiện trong bề sâu nội dung tác
phẩm, đó là tâm hồn, tình cảm, tâm lý, tính cách dân tộc. VD: người Việt Nam
dễ tha thứ...Tính dân tộc cịn được thể hiện trong hình thức tác phẩm: Thể loại
văn học truyền thống của dân tộc . Việt Nam có thơ Lục bát, TQ có thơ Đường
luật...Cách sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo ngôn ngữ dân tộc trong văn học: tục
ngữ, thành ngữ...
2.Văn học là hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ
1


Nói đến văn học là phải nói đến cái đẹp. Cho nên chức năng thẩm mỹ là điều
kiện không thể thiếu trong văn học và nghệ thuật.Văn học miêu tả, phản ánh cái
đẹp vốn có trong hiện thực: Vẻ đẹp thiên nhiên, con người, vẻ đẹp của ngôn từ,
vẻ đẹp của những phương thức nghệ thuật trong tác phẩm, cách dùng từ đặt câu,
phối thanh.. Văn học giúp con người phân biệt được cái đẹp, cái xấu trong ngôn
từ và cả trong đời sống. Văn học giúp con người tinh tế, nhạy cảm hơn và dị
ứng với cái xấu. văn học giúp phân biệt được thế nào là thẩm mĩ và phi thẩm
mĩ.
Câu 2: Thế nào là tư duy hình tượng? Các đặc trưng của tư duy hình tượng?
Hãy phân tích cụ thể 1 tác phẩm văn học để minh hoa.
+ Khác với các hình thái ý thức xã hội khác, văn học không phản ánh hiện thực
dưới dạng khái niêm, phạm trù trìu tượng mà nó phản ánh bằng hình tượng,
nghệ thuật mang tính tồn vẹn cụ thể, cảm tính, sinh động. Tư duy hình tượng là
cơ sở của tư duy nghệ thuật đó chính là cách hình dung và tái tạo thế giới dưới
hình thức 1 bức tranh tồn cảnh mang tính trực tiếp, cụ thể cảm tính.VD Bài thơ

“ Từ ấy” nói về việc Tố Hữu được giác ngộ lí tưởng cách mạng. Hình tượng
nghệ thuật ở đây là mặt trời chân lí, tâm hồn là cả vườn hoa lá”
VD về nỗi buồn Nguyễn Du viết: Sầu đong càng lắc càng đầy / Ba thu dọn lại 1
ngày dài ghê” -> cho ta cảm giác có thể đếm được nỗi buồn. Hình tượng nghệ
thuật là cơ sở đầu tiên để xác định 1 văn bản có phải là tác phẩm văn học hay
không, phân biệt thơ với vè, phân biệt giữa 1 tác phẩm văn xi đích thực với
những lời trần thuật , kể chuyện. VD Tác phẩm chiếc thuyền ngồi xa” của
Nguyễn Minh Châu được ơng hình dung và tái tạo về cuộc sống của những
người dân làng chài dưới hình thức 1 bức tranh tồn cảnh.
Đặc trưng của tư duy hình tượng: Tư duy hình tượng có sự kết hợp hài hịa
giữa cái cụ thể và cái khái quát. Cái chug và cái riêng, vừa lạ vừa quen. Sự khái
quát cao tạo nên những điển hình trong nghệ thuật: Vd nhân vật CHí Phèo .
Quen: Lưu manh, đầu bò. Lạ: rạch mặt ăn va tối về uống rượu với chuối xanh...
-Trong tư duy hình tượng có các q trình: thể nghiệm, trực giác và hư cấu.
+Thể nghiệm là sự nhập thân( hóa thân) bằng tưởng tượng của người nghệ sĩ.
Họ dặt mình vào những tình huống của đời sống để phát hiện ra những diễn
biến mà đối tượng đã trải qua hoặc sẽ xảy ra. Đây là quá trình tư duy mà nhà
văn phải sử dụng để chiếm lĩnh và mô tả được văn học. VD tập truyện Tây Bắc
mà trong đó có tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tơ Hồi. Tơ Hồi đi
thực tế ở vùng Tây Bắc. Khi ơng sống ở đây, trải nghiệm cuộc sống nơi đây, ông
hiểu rõ cuộc sống của những người dân miền núi xa xơi. Khó khăn. Đó là ơng
đã trải qua 1 q trình thể nghiệm và sau đó viết thành tập truyện Tây Bắc.
VD Truyện ngắn “ Mùa lạc” Của Nguyễn Khải
-Trực giác là những phán đốn , cảm tính, trực giác, tức thời, khơng có suy lý và
khơng thể chứng minh. Những hình ảnh hay, những câu thơ xuất thần độc đáo
có tính thẩm mĩ cao thường là kết quả của trực giác nghệ thuật. Nói dễ hiểu: có
những lĩnh vực mà nhà văn, nhà thơ sáng tạo ra được những đoạn văn, câu thơ,
hình ảnh đọc đáo thực sự gây bất ngờ “ Tức cảnh làm thơ”
2



“ Cây cứ biếc như vặn mình vẫn biếc/ Trời cứ xanh như rút ruột mà xanh”/ Thi
Hoàng “ Lá Ngơ lay ở bờ sơng/ Bờ sơng vẫn đó người ko thấy về” Trúc Thơng
– Nói về nỗi nhớ mẹ.
vD Tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du. Bằng trực giác nghệ thuật của mình,
ơng đã miêu tả số phận đàn bà có tài, có sắc nhưng gặp nhiều bất hạnh. Tuy
nhiên đó cũng chỉ là những phán đốn, cảm nhận, khơng thể chứng minh.
-Hư cấu: là q trình cơ bản của tư duy nghệ thuật, góp phần vào kết quả tổng
hợp, đúc kết những kinh nghiệm sống bằng cách nhào nặn vốn sống đã được
tích lũy để tạo ra những hình tượng những con người có tính cách, số phận phản
ánh được thực chất cuộc sống. Nhà văn M.Gorki đã nói: “ Khơng có hư cấu thì
cũng khơng thể có và khơng thể tồn tại được tính nghệ thuật”
Hư cấu là đặc điểm thuộc về bản chất của sáng tạo nghệ thuật, chính vì vậy cần
phải ý thức được rõ tình hiện thực trong tác phẩm nghệ thuật. Khơng đồng nhất
hiện thực trong đời sống( khơng có 1 tác phẩm văn học nào khơng hư cấu, nhà
văn có quyền viết khác sự thật). Tuy nhiên trong văn học không phải lúc nào cái
gì cũng có thể hư cấu được đó là những ý nghĩa khách quan của các hiện tượng,
chân lý, lịch sử. Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là nhân vật có
thật nhưng đã được hư cấu nên -> Tư duy nghệ thuật nên có sự kết hợp hài hòa
giữa cái cụ thể và cái khái quát, giữa cái chung và cái riêng, cái chung phải
được thể hiện thơng qua cái riêng. Có như vậy mới sáng tạo được những hình
tượng nghệ thuật giàu sức sống. VD số phận của người nông dân bị tha hóa, bần
cùng, nghèo đó là cái chung nhưng được thể hiện qua cái riêng là nhân vật Chí
Phèo.
Câu 3: Khái niệm hình tượng văn học? Những đặc điểm của hình tượng văn
học? Cho ví dụ cụ thể.
1.Khái niệm hình tượng văn học: Hình tượng trong văn học có thể dùng để chỉ 1
chi tiết, 1 hình ảnh, 1 sự kiện và có thể chỉ tồn bộ thế giới nghệ thuật trong văn
học. Mỗi cách gọi như vậy đều chỉ 1 đơn vị nghệ thuật có ý nghĩa, có thể coi là
1 kí hiệu nghệ thuật.

VD. Hình tượng Rừng Xà Nu.
Hình tượng mảnh trăng trong “ Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu
Khái niệm hình tượng trong văn học khá rộng, các đơn vị hình tượng nói trên
phải liên kết với nhanh tạo thành chỉnh thể tác phẩm thì mới có ý nghĩa đầy đủ,
tách rời chúng thì khơng thể hiểu được ý nghĩa cho hình tượng.
Hình tượng văn họ mang tính cụ thể, trực tiếp cảm tính, sinh động.
Hình tượng là sự nhất quán giữa chủ quan và khách quan. Giữa ý chí và tình
cảm, giữa trìu tượng và khái qt.
2.Đặc điểm của hình tượng văn học
+ Tính phi vật thể của hình tượng văn học: Phi vật thể có nghĩa là khơng ai nhìn
thấy hình tượng văn học bằng mắt thường nên:
Hạn chế: Hình tượng văn học khơng tác động được trực tiếp vào thị giác con
người gây ấn tượng mạnh như các hình tượng nghệ thuật khác.
3


Ưu thế: Văn học có thể tái hiện được những điều cảm thấy bằng khứu giác, vị
giác trong khi hầu hết các nghệ thuật khác không làm được , đặc biệt là tả mùi
vị.
Văn học có khả năng nắm bắt tất cả những cái mơ hồ vơ hình nhưng có thật
trong cảm xúc mà các nghệ thuật khác không diễn đạt được: “ Tơ trời lơ lửng
vươn mình uốn”
+ Văn học còn sử dụng màu sắc hư ảo mà hội họa khó lịng thể hiện
được( những màu khơng có thật tên thực tế).
Vd “ một đóa hồng non toat vẻ xanh” hay nhà thơ Vũ Thuy Khang có tập thơ “
màu máu xanh”máu của tuổi trẻ , máu của những người hi sinh cho tổ quốc.
+ Những hình tượng văn học còn được cấu tạo bằng liên tưởng, so sánh, ẩn dụ
làm cho những sự khơng có liên quan bỗng lồng được vào nhau và soi sáng
nhau. Điều này trong hội họa, điện ảnh không làm đc. VD trong thơ ca hay xuất
hiện những hình ảnh ẩn dụ. “ Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Hình ảnh thuyền và bến là hình ảnh của đơi trai gái được lồng vào với nhau.
HÌnh tượng văn học không cần phải miêu tả một cách đầy đủ mà luôn tồn tại
những khoảng trống cho phép người đọc phát huy mạnh mẽ trí tưởng tượng
theo cách tái hiện chỉnh thể từng bộ phận mà các nghệ thuật khác ko làm đc
điều này, thể hiện rõ trong tả người, tả vật, tả phong cảnh.VD: Chỉ tả mái tóc,
bàn tay thôi nhưng người đọc vẫn tưởng tượng ra được 1 hình tượng chỉnh thể.
+ Hình tượng mang tính tạo hình và biểu hiện thơng qua 1 hình tượng, nó biểu
hiện cho 1 vấn đề mà nhà văn muốn hướng đến.Vd hình tượng Rừng Xà Nu
trong tác phẩm Rừng Xa Nu của Nguyễn Thành Trung. Là 1 hình tượng kiên
cường, bất khuất cũng như tác giả muốn hướng tới 1 lớp trẻ, các thế hệ của dân
làng Xô man anh dũng, bất khuất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
+ Tính qui ước và sáng tạo của hình tượng văn học: Mọi sự vật, hiện tượng đều
có tính qui ước và sáng tạo của hình tượng văn học. Trong văn học khi nói đến
màu vàng thì người ta quy ước: Màu vàng là màu của hoàng tộc, màu của mùa
thu, biểu hiện của tàn phai héo úa.
+ Hình tượng văn học là quan hệ xã hội thẩm mĩ: Thể hiện được quan niệm, tư
tưởng thái độ, tình cảm của nhà văn./Tình cảm xã hội là tình cảm con người
riêng biệt nhưng đc ý thức trên cấp độ xã hội. /Lý tưởng thẩm mĩ thường đi đơi
với tình cảm xã hội. VD : Cụ Mết là sự kết tinh của cả dân làng Xô man, 1
người chỉ đạo sáng suốt, 1 người luôn có ý thức giữ gìn bản sắc truyền thống
dân tộc, truyền lại cho thế hệ sau mà theo...
*Tính nghệ thuật của hình tượng văn học mang lại sức hấp dẫn cho tác phẩm,
mang đến tính biến thái bất ngờ. VD : Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh
Châu Đc nhà văn miêu tả với cảnh đắt giá. Đó là chiếc thuyền bơi trên mặt nước
trong sương mù của buổi bình minh, một cảnh tượng chưa từng thấy với ánh
ban mai, hồng hồng hịa cùng sương trắng. Người đọc có thể hình dung ra
khung cảnh đó mặc dù cảnh tượng đó diễn ra chưa được bao lâu thì tác giả lại
4



được chứng kiến 1 hiện thực phũ phàng sau đó. Chính điều này đã gây nên sự
hấp dẫn, sinh động cho tác phẩm.
Câu 4: Tại sao nói ngơn từ vừa là phương tiện, vừa là mục đích của văn
học? Cho vd = Câu 5: Trình bày những khả năng nghệ thuật của ngôn từ
văn học.Lấy vd
Để truyền tải được nội dung , ý tưởng của người cầm bút. Thì nhà văn sử
dụng ngôn từ là phương tiện truyền tải ý đồ của tác giả. Mỗi ngôn từ sử dụng
một chất liệu riêng để xây dựng hình tượng nghệ thuật của mình. Ví như trong
hội họa sử dụng đường nét, màu sắc, ánh sáng làm chất liệu. Âm nhạc lại dùng
âm thanh, giai điệu, hịa âm để tạo hình tượng nghệ thuật, cịn văn học, sử dụng
ngơn từ làm chất liệu hay nói cách khác văn học là nghệ thuật ngơn từ.
1/Ngôn từ là phương tiện của văn học
-Ngôn ngữ giao tiếp của con người ( ngôn ngữ nhân vật) là đối tượng được qua
tâm mơ tả trong tác phẩm. Vì văn học dùng ngôn từ để mô tả, phản ánh chiếm
lĩnh thế giới khách quan. Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu sáng tạo và xây
dựng hình tượng văn học
*Điểm khác nhau giữa ngôn từ trong văn học và ngôn từ đời thường và ngôn từ
khoa học.
Ngôn từ văn học bao giờ cũng có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật đưa ta
thâm nhập vào thế giới cảm xúc, ấn tượng, suy tưởng mà ngơn ngữ hàng ngày ít
khi đạt được.
VD : “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đam mấy thằng gian bút chẳng
tà” Nguyền Đình Chiểu. Hay “ làn thu thủy nét xuân sơn/Hoa ghen thua thắm
liễu hơn kém xanh” Truyện Kiều – Nguyễn Du
-Ngôn từ trong văn học bao giờ cũng có kết cấu theo nguyên tắc nghệ thuật để
gây ấn tượng biểu cảm và có giá trị thẩm mĩ, đặc biệt là nguyên tắc “lạ hóa”.
-Ngơn từ nghệ thuật thường đập vỡ cấu trúc thường quy của ngôn từ để cấu tạo
theo một quy tắc nghệ thuật. Khi miêu tả một sự vật Văn học k dùng tên gọi đã
quen của nó mà dùng cách gọi khác ấn tượng và mới mẻ hơn nhằm đánh thức

cảm giác của con người về cuộc sống khiến người đọc cảm thụ sự vật như mới
lần đầu.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Hay trong Truyện Kiều của Nguyễn Du “ Cậy em em có chịu lời/ ngồi lên cho
chị lạy rồi sẽ thưa”
Ở đây tác giả khơng dùng những từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà dùng từ “ Cậy”
ví dụ như “nhờ”. Điều đó thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối ở người giúp đỡ mà chỉ
là người thân thiết, ruột thịt mới giúp được.
2/ Ngơn từ - mục đích của văn học
-Nhà văn sử dụng ngôn từ để thể hiện tư duy con người với các khía cạnh , suy
nghĩ tâm trạng, cảm xúc

5


-Ngôn từ nhằm thể hiện hành động giao tiếp của con người, tiếng nói con người
bao gồm: ngơn từ, giọng điệu , cử chỉ, điệu bộ.. trở thành đối tượng quan tâm và
miêu tả của nhà văn trong tác phẩm.
-Năng lực sáng tạo, sử dụng ngôn từ là điều mà nhà văn cần hướng tới bởi 1 tác
phẩm văn học khơng chỉ hay về nội dùng mà cịn hay ở cách dùng từ. VD
Thông qua ngôn ngữ trong tác phẩm “ Tun ngơn độc lập” – Hồ Chí Minh =>
Khẳng định quyền tự do, độc lập và các luận điệu xuyên tạc về chính sách của
đế quốc Pháp.
Câu 6: Thế nào là tính chỉnh thể của tác phẩm văn học? Tại sao phải nghiên
cứu tác phẩm văn học trong tính chỉnh thể của nó? Phân tích bằng cách ví
dụ cụ thể.
-Tính chỉnh thể là một tính chất nổi bật của tác phẩm văn học. Nó là tổng thể
bao gồm các yếu tố có mối liên hệ nội tại, tương đối bền vững và sự liên kết tạo
ra nội dung mới. Chức năng mới vốn khơng có trong các yếu tố khi tách rời ra.

-Tính chỉnh thể của tác phẩm văn học thể hiện ở tính tổ chức cao, mỗi bộ phận
trong đó đều có 1 vai trị nhất định và có mối quan hệ chặt chẽ với chỉnh thể,
trong 1 tác phẩm hay có giá trị thì gần như khơng có chi tiết thừa, đặc biệt là
trong thể loại truyện ngắn và thơ.
- Cũng có những yếu tố, chi tiết phải được đặt trong toàn bộ văn bản, tác phẩm
mới hiểu hết được ý nghĩa, giá trị của nó.Vd: trong cuộc sống ta gặp khái niệm “
đèn – mực” đèn – vật chiếu sáng, mực là chất lỏng để viết, vẽ. Khi ở trong đời
sống chúng mang nghĩa như thế nhưng khi vào trong văn học “ Gần mực thì
đen, gần đèn thì sáng” thì nó lại mang ý nghĩa mới, đen – mực ở đây là người
tốt – người xấu” môi trường tốt – môi trường trong lành mạnh vì vậy khuyên ta
nên biết tìm bạn mà chơi. VD1 Trong tác phẩm “ Rừng xà nu” của Nguyễn
Thành Trung mở đầu tác phẩm tác giả miêu tả cánh rừng xà nu bạt ngàn, nhưng
chỉ có ý nghĩa trong tác phẩm, đó là thể hiện sức sống mãnh liệt của đồng bào
Tây Nguyên, thế hệ nối tiếp nhau đứng lên chiến đấu. Tuy vậy nếu đặt ngồi tác
phẩm thì nó chỉ đơn thuần là cánh rừng Xà nu.
- Nội dung và hình thức, mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa chúng cũng là
1 bình diện làm nên chỉnh thể của tác phẩm văn học.
*Phải nghiên cứu tác phẩm văn học trong tính chỉnh thể của nó là vì: Tác phẩm
văn học là chỉnh thể trung tâm của hoạt động văn học. Là nơi tập trung nội dung
đầy đủ, quy luật , bản chất, đặc trưng của văn học. Nghiên cứu tác phẩm văn
học nghĩa là nghiên cứu nội dung của tác phẩm đó. Mà muốn hiểu được nội
dung của nó phải nghiên cứu tính chỉnh thể của tác phẩm , đó là các yếu tố:
Hình tượng, hình ảnh, kết cấu giúp chúng ta hiểu biết về chi tiết tác phẩm.
Câu 7: Anh chị hiểu thế nào về nội dung và hình thức của tác phẩm văn
học? Các cấp độ của nội dung và hình thức của tác phẩm văn học. Cho VD
Nội dung của tác phẩm văn học
-Là tổng hòa mọi yếu tố tồn tại bên trong./- là một chỉnh thể thống nhất giữa
khách quan và chủ quan. => Kết quả phản ánh hiện thực đ/s khách quan., và là
nơi gửi gắm các tư tưởng tình cảm của tác giả vd: Cái sân gạch của “ Đào Vũ”:
6



Là sự tái hiện đời sống khách quan, phong trào hợp tác xã nông nghiệp. Tư
tưởng ca ngợi, ủng hộ phong trào hợp tác hóa.
-Nơi dung tác phẩm là cuộc sống được lí giải, đánh giá, trong đó thể hiện mơ
ước, nhận thức, lí tưởng của nhà văn.
- Nơi dung của tác phẩm văn học không phải là nối cộng giản đơn của 2 phương
diện khách quan và chủ quan mà là một quan hệ biện chứng xuyên thấm lẫn
nhau. Do vậy không đồng nhất nội dung tác phẩm với nội dung của đối tượng
khách quan, cũng không được thu gọn nó vào tư tưởng của tác giả.
Vd: Nội dung của tác phẩm “ Truyện Kiều” là số phận người phụ nữ tài hoa
nhưng bất hạnh trong xã hội phong kiến. Thơng qua đó ta thấy được lịng
thương người, cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du.
-Các phương tiện để bộc lộ nội dung của tác phẩm là: đề tài, chủ đề, tư tưởng.
*Nội dung của tác phẩm được chia làm 2 cấp độ.
+ Nội dug cụ thể trực tiếp: Được tác giả mô tả trực tiếp. + nôi dung khái quát:
Tư tưởng.
VD: “ Tắt đèn của Ngô Tất Tố miêu tả cuộc sống của chị Dậu trong xã hội
phong kiến ,Tư tưởng ở đây là lên án tố cáo chế độ thực dân nửa phong kiến đã
chà đạp nên những người dân vơ tội.
+Hình thức của tác phẩm: Khơng có nội dung nào mà khơng có hình thức riêng
của nó. Nhà văn sáng tạo ra hình thức phải dùng thủ pháp, phương tiện nghệ
thuật, nhằm biểu đạt nội dung và mang tính nội dung ở trong đó.
-Hình thức của tác phẩm mag tính cụ thể, thẩm mĩ khơng lặp lại. Những yếu tố
được coi là hình thức tác phẩm của tác phẩm văn học đó là kết cấu, thể loại,
ngơn từ, phong cách nhân vật, sự kiện... Hình thức có 2 cấp độ: Cấp độ vật liệu
và cấp độ quan niệm.
+ Cấp độ vật liệu: Là hình thức bên ngồi, là các yếu tố có thể tách rời ra được
và có tính độc lập tương đối.
+ cấp độ quan niệm là hình thức biểu đạt nội dung mang tính qui luật và xuất

hiện 1 cách bất ngờ trong tác phẩm ở cấp độ này lí luận văn học gọi là thi pháp.
Trong bài thơ “ Chờ nhau” Nguyễn Bính “ Đôi ta cùng ở một làng
Cùng đi một ngõ, vội vàng chi anh
Em nghe họ nói mong manh
Hình như họ biết chúng mình... với nhau”
Dấu... là dấu thừa yếu tố bất thường đó chính là hình thức, quan niệm trong tình
u khơng nên vội vàng, phải biết kiên nhẫn, thẹn thùng của người con gái ngập
ngừng , tế nhị thể hiện sự tự trọng của người con gái khi yêu. Hay là:
Đưa người ta ko đưa qua sơng/ sao có tiếng sóng ở trong lịng/ bóng chiều
khơng thắm khơng vàng vọt/ Sao đầy hồng hơn trong mắt trong. (“ Tống Biệt
hành”– Thâm Tâm)
Sử dung điệp từ không. Câu hỏi tu từ, hỏi không cần trả lời đem lại giá trị biểu
đạt cao.

7


Câu 8: Phân tích ý kiến của nhà văn người Nga Leeonov: “ Tác phẩm nghệ
thuật đích thực nhất là tác phẩm ngôn từ, bao giờ cũng là 1 phát minh về
hình thức và một khám phá về nội dung”.
Ý kiến của nhà văn Nga Leeinov chính là nói đến mối quan hệ giữa nội dung
và hình thức của tác phẩm văn học. Nội dung và hình thức trong tác phẩm văn
học ln có sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ, xuyên thấu với nhau, do đó sự phân
chia giữa nội dung và hình thức chỉ là một cách chia tương đối.
-Về ngun tắc, khơng có tác phẩm chỉ có nội dung hay chỉ có hình thức, nhưng
nếu tách rời nội dung và hình thức thì thường dẫn đến hai khuynh hướng:
+Chỉ quan tâm đến nội dung chính trị, xã hội của tác phẩm khuynh hướng này
dẫn đến bệnh xã hội học dung tục. Căn bệnh này chi phối nặng nề đến đời sống
văn hóa, đến việc dạy văn , học văn trong nhà trường nhiều năm qua. Nguyên
nhân là do quá trình mạnh yếu của văn học phục vụ chính trị.

+ Chỉ quan tâm chạy theo hình thức thuần túy: Nghĩa là trong phê bình người ta
bỏ qua phương diện nội dung mà chỉ nghiên cứu tác phẩm về mặt thủ pháp ngôn
ngữ.
-Trong sáng tác và tiếp nhận văn học trong đó có phê bình, dạy văn, học văn cần
chú trọng đến cả 2 phương diện: nội dung và hình thức nghĩa là khơng chỉ quan
tâm đến việc tác phẩm viết về cái gì mà cũng cần quan tâm tác phẩm đó viết
như thế nào?
-Trong quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm, nội dung bao giờ cũng
đóng vai trị quyết định cần hình thức góp phần làm định hình và biểu hiện nội
dung. Cụ thể thì nội dung quyết định hình thức việc lựa chọn hình thức, bao
gồm thể loại, kết cấu, ngơn từ, nhân vật...hình thức phù hợp với nội dung trở
thành tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm nghệ thuật và 1 tác phẩm nghệ thuật
đích thực thì phải có sự đồng nhất giữa nội dung và hình thức. Vd muốn viết
một tác phẩm khích lệ nhân dân chiến đấu, trong đó có người lao động ( nơng
dân, tri thức, cơng nhân..) thì lời văn phải giản dị gần gũi, dễ hiểu nhưng cũng
phải toát lên phong cách nghệ thuật riêng.
-Khám phá về nội dung và phát minh về hình thức 1 tác phẩm có giá trị phải có
cả nội dụng và hình thức. Hình thức: kết cấu mới, kiểu xây dựng nhân vật mới,
giọng điệu mới. Nội dung: chủ đề mới, đề tài mới, tư tưởng mới: Truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp có 2 cái lạ: cả về nội dung lẫn hình thức.
Câu 9: Hãy phân biệt các khái niệm: đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm
văn học phân tích 1 tác phẩm văn học và chỉ ra chủ đề ( hệ chủ đề) tư tưởng
của nó.
Đề tài, chủ đề , tư tưởng là những khái niệm chủ yếu thể hiện phương diện nội
dung của tác phẩm văn học.
*Đề tài của tác phẩm văn học: Đề tài là phạm vi đời sống, được nhà văn lựa
chọn và miêu tả trong tác phẩm. Phạm vi này rất đa dạng gồm có truyện về con
người, con vật, đồ vật, thần tiên, những truyện viễn tưởng khơng có thật. Đề tài
trả lời câu hỏi tác phẩm viết về cái gì? Viết cho ai?
8



VD: Nam Cao có 2 đề tài chính: người nơng dân, tri thức tiểu tư sản. Nhà văn
Tơ Hồi có 3 đề tài: Loài vật, thiên nhiên viết cho thiếu nhi; phong tục tập quán
ở nông thôn; miền núi +> Có thể nói mỗi nhà văn lại có 1 mảng đề tài ưu thích.
-Đề tài có 2 cấp độ:
+ Cấp độ cụ thể: giới hạn bên ngoài của đề tài.
+Cấp độ khái quát: phương diện bên trong của đề tài.
Lưu ý: Một tác phẩm văn học có thể có nhiều đề tài liên quan đến nhau, bổ
sung cho nhau tạo thành hệ đề tài của tác phẩm.(Bởi theo quy luật ngơn ngữ
trong giao tiếp ít khi chúng ta gặp nhau mà chỉ nói về một đề tài).
-Đề tài là đối tượng đã được nhận thức, khái quát của nhà văn, không nên đồng
nhất đề tài của tác phẩm với đối tượng hay nguyên mẫu ngoài đời.
-Việc lựa chọn đề tài thể hiện quan điểm giai cấp, khuyên hướng tư tưởng, vốn
sống, thị hiếu của nhà văn.
VD: Đề tài trong truyện Kiều – Nguyễn Du / Tố cáo xã hội pk bất công thối nát
và người tài hoa bạc mệnh.
Vd 2: Trước cách mạng cịn chọn đề tài về tình u nam nữ, giai cấp địa chủ.
Văn hóa cách mạng chọn đề tài về người chiến sĩ cách mạng.
1.Chủ đề của tác phẩm văn học:
Là vấn đề chủ yếu, vấn đề cơ bản được nhà văn khái quát từ cuộc sống và đặt ra
trong tác phẩm. chủ đề trả lời cho câu hỏi: tác phẩm viết về vấn đề gì? Đặt ra
được vấn đề gì?VD tác phẩm “Tắt đèn” chủ đề về cuộc sống người nông dân
trước cách mạng về vấn đề sưu thuế. Chủ đề do cuộc sống gợi lên manh nha
trong tác phẩm của tác giả và đòi hỏi được thực hiện thành hình tượng. Cùng 1
đề tài có những chủ đề khác nhau. Chủ đề thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư
tưởng và khả năng thâm nhập vào bản chất của đời sống. VD chủ đề của Chí
Phèo là sự tha hóa , lưu manh hóa của người nơng dân bị áp bức bởi vì Nam
Cao rất quan tâm đến nhân cách con người. VD chủ đề của tắt đèn của Nhà văn
Ngô Tất Tố nêu lên vấn đề quyền sống của người nông dân.

Chủ đề đóng vai trị to lớn làm lên tầm vóc tác phẩm: Chủ đề thường là những
vấn đề khái quát vượt lên trên đề tài cụ thể. Một tác phẩm có thể có hẳn 1 hệ
chủ đề bao gồm chủ đề chính và chủ đề phụ tạo nên tính đa nghĩa cho tác phẩm.
Truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” Của Thạch Lam có 2 chủ đề:1. Cuộc sống nghèo
khổ tăm tối của người dân nơi phố huyện 2. Khát vọng có được cuộc sống tốt
đẹp hơn
-Các phương diện bộc lộ chủ đề của tác phẩm.
+Nhan đề của tác phẩm: nguyên tắc đạt nhan đề của tác phẩm bao giờ cũng phải
mang tính khái quát.
+Chủ đề bộc lộ trực tiếp những lời phát biểu của tác giả hoặc của nhân vật.
+Chủ đề được đặt ra ngoài việc miêu tả những biến cố, cảnh ngộ dữ dội hoặc
những biến cố bất thường của tác phẩm. VD trong t/p Chí Phèo” – Biến cố: Chí
Phèo vung dao chiếm Bá Kiến và tự sát.
+Chủ đề bộc lộ quan hệ thống nhất giữa hình tượng đặc biệt và hình tượng nhân
vật chính.
9


2.Tư tưởng của tác phẩm văn học.
Tư tưởng của tác phẩm văn học là lí giải, giải quyết vấn đề đặt ra trong tác
phẩm theo 1 khuynh hướng thuộc về quan điểm, lập trường của tác giả. Quan
điểm lập trường ấy có thể là sự khẳng định, phủ định , ca ngợi hoặc phê phán.
Tư tưởng của tác phẩm tập trung ở 3 phương diện chính sau:
a)Quan niệm về đời sống: được thể hiện ở những lời thuyết minh trực tiếp của
tác giả, nhân vật và ở sự logic của sự miêu tả. Vd tư tưởng của tác phẩm truyện
Kiều tập trung vào người phụ nữ tài hoa , bạc mệnh. Nguyễn Du giải thích theo
qui luật: “Tạo vật đố tài” và quy luật “thừa tài của tạo hóa”. “ Tạo vật đố tài”
người tài sinh ra trên đời này bị trời đất ghen ghét, bị bạc mệnh. “Thừa tài của
tạo hóa” cho cái này phải lấy cái khác, trời không cho con người tất cả. kl:
Muôn sự tại số phận. Nguyễn Du cho rằng Kiều bạc mệnh vì số phận nhưng lời

văn lại cho thấy Kiều khổ vì xã hội.
b)Cảm hứng tư tưởng.
- Cảm hứng tư tưởng là trạng thái tình cảm, phấn khích niềm thích thú, đam mê
khi làm một việc gì đó.
-Cảm hứng tư tưởng là tình cảm mạnh mẽ, phấn khích niềm hứng thú, đam mê
khi làm một việc gì đó.
-Cảm hứng tư tưởng là tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng được bộc lộ trong tác
phẩm văn học như một lớp nội dung đặc thù của tác phẩm văn học
-Cảm hứng thể hiện:
+Niềm say mê, khẳng định chân lí, tư tưởng, thái độ ngợi ca, đồng tình với nhân
vật chính diện.
+Phủ định sự giả dối, cái xấu xa, cái ác, lên án các thế lực đen tối, xã hội tầm
thường , phê phán và tố cáo những nhân vật phản diện. VD trong tác phẩm số
đỏ đó là t/p có một chuỗi tiếng cười đầy sảng khối nhưng bên cạnh đó cũng là
niềm căm uất, sự phẫn nộ trước xã hội. cảm hứng của tác giả thưởng mang tính
chủ quan, có phần thiên vị với nhân vật của mình.
c)Tính thẩm mĩ
-Tư tưởng của tác phẩm cũng thể hiện tính phạm trù của tính chất thẩm mĩ: cái
bi, cái hài, cái cao cả gắn chặt với cảm hứng chủ đạo góp phần thực hiện tư
tưởng của tác phẩm.
=>Như vậy: đề tài, chủ đề, tư tưởng là ba phương diện thuộc về nội dung của
tác phẩm văn học. Chúng tồn tại thống nhất, hữu cơ với nhau, sự phân biệt giữa
chúng chỉ là tương đối.
Vd:Đề tài của tác phẩm “ Chí Phèo” viết về người nơng dân trước cách mạng
tháng 8. Chủ đề là sự tha hóa, lưu manh hóa, khi người dân bị áp bức, bóc lột
đến đường cùng. Tư tưởng tố cáo chế độ thực dân, phong kiến ở nông thôn thể
hiện niềm tin vào bản chất của con người. Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.
Vd: t.p “Đôi mắt” – Nam Cao
Đề tài: Viết về văn nghệ sĩ và nông dân trong những năm đầu kháng chiến
chống Pháp

10


Chủ đề: Đặt ra những vấn đề về cách nhìn, cách cảm của văn nghệ sĩ đối với
quần chúng kháng chiến.
Tư tưởng: Phê phán cách nhìn thiển cận của 1 số văn nghệ sĩ xa rời q/c và
khẳng định cách nhìn của văn nghệ sĩ quyết tâm đi theo cách mạng.
Câu 10:Nhân vật văn học là gì? Vai trị vị trí của nó trong tác phẩm văn học?
Vd
Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người
trong văn học. Cái đã được nhân vật nhận thức táo bạo thể hiện bằng các
phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. Nhân vật văn học cũng có thể đội lốt
lồi vật,cỏ cây, mng thú các sinh thể hoang ấy. VD dế mèn, sọ dừa.
Các nhân vật trong tác phẩm văn học đc biết đến bởi: tên, diện mạo, tính cách,
nghề nghiệp, tiểu sử... nhân vật có thể có tên, hoặc khơng có tên: nhân vật thị
trọng vợ nhặt của Kim Lân. Trong văn học dân gian: nhân vật thường khơng có
tên. Tên của nhân vật có thể mang dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong mối liên
hệ với tính cách nhân vật.Vd: nhân vật Nguyệt trong tác phẩm “ Mảnh trăng
cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu thể hiện cho sự thuần khiết, sáng trong.
-Ngôn ngữ nhân vật: đối thoại (2 nv trở lên) độc thoại (1 người).
-Nhân vật văn học là 1 đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, vì vậy khơng được
địi hỏi nhân vật trong tác phẩm phải giống như con người ngoài đời kể cả nhân
vật dựa trên nguyên mẫu lịch sử.
*Chức năng của Nhân vật văn học ( vai trị – vị trí) có 3 chức năng
-Nhân vật có chức năng miêu tả và khái quát các loại tính cách trong xã hội, tức
là trong mỗi một tác phẩm văn học nhà văn dựng lên nhân vật có tính cách nào
đó.
-Nhân vật có phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực, nhà văn dùng nhân
vật làm phương tiện để phẩn ánh, khái quát xã hội. Qua nhân vật tên Xuân Tóc
Đỏ trong tác phẩm “ Số đỏ” Vũ Trọng phụng phản ánh hiện thực xã hội Việt

Nam.
-Nhân vật còn thể hiện quan điểm nghệ thuật của nhân vật từ con người, khơng
phải nhà văn nào cũng có quan niệm về con người là giống nhau. Vd: Nhà văn
Tô Hoài quan niệm “ con người là con người” tức là trong con người có cả phần
tốt và xấu. Tất cả con người đều giống nhau.
-Nhà văn Nguyên Ngọc : nhân vật mang tính lí tưởng khơng có cái xấu, chỉ có
cái đẹp “ con người mang tính lí tưởng , lãng mạn, nghệ sĩ.”
Câu11:Thế nào là nhân vật văn học?Trình bày sự p.loại nhân vật văn học.vd
Sự phân loại nhân vật văn học: Phân loại dựa trên tiêu chí vai trò của nhân vật
trong kết cấu tác phẩm: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm.
Nhân vật chính: là nhân vật đóng vai trị chủ chốt, xuất hiện nhiều nhất, tham
gia vào các sự kiến chính trong tác phẩm. 1 tác phẩm có thể có nhiều nhân vật
chính ( quy mơ lớn).vd: trong Truyện Kiều có Thúy Kiều. Tuy vậy trong 1 số
tác phẩm có những nhân vật trung tâm như trong Tam Quốc diễn nghĩa : Lưu
Bị, Khổng Minh, Quan Công, Tào Tháo.
11


Nhân vật phụ: Có vai trị thứ yếu, trong các sự kiện chính của tác phẩm, đơi khi
khơng thể thay thế, không thể bỏ đi được.vd tác phẩm ‘ Chữ người tử tù” nhân
vật phụ là thầy thơ lại, nếu khơng có nhân vật này thì chưa chắc đã có cuộc gặp
gỡ của nhiều người yêu nghệ thuật. Nhân vật Thúy Vân khơng thể đi được
nhưng Vương Quan thì có thể bỏ được.
2.Phân biệt dựa trên hệ tiêu chí: hệ tư tưởng, quan hệ đối với lí tưởng xã hội:
thẩm mĩ mà nhân vật muốn khẳng định: có 2 loại
-Nhân vật chính diện: là nhân vật có phẩm chất tốt đẹp, có thể đại diện cho
những giá trị đạo đức tư tưởng, thẩm mĩ mà nhà văn cùng thời đại hướng tới.
Khi nhân vật chính diện có ý nghĩa mẫu mực cho 1 tầng lớp dân tộc thì được coi
là nhân vật lý tưởng ( nhân vật này có rất nhiều trong văn học. Vd: T.nú, chị Út
Tịch..) Đây là nhân vật chiếm được tình yêu, niềm tin và cảm tình của nhà văn).

-Nhân vật phản diện: Đây là nhân vật có những phẩm chất hồn tồn ngược lại
với nhân vật chính diện. Nhân vật cha con Thống lí Pá Tra trong “ Vợ chồng A
Phủ” Tơ Hồi.
=> Các nhân vật chính diện và phản diện chỉ ra đời khi nhân vật phản ánh xã
hội có giai cấp và khi nhân vật đã xác định rõ lập trường chỉ đứng về phía của
mình. Vì vậy, đây là loại nhân vật có tính lịch sử. Trong nhãng tác phẩm tơn
trọng hiện thực khách quan. Nhà văn không xây dựng nhân vật chính diện hay
phản diện mà tạo ra những nhân vật đa diện, có tính cách phức tạp, nhân vật bao
hàm cả cái tốt lẫn cái xấu, cái cao cả và cái tầm thường.
3.Phân loại theo cấu trúc : 4 loại
Nhân vật chức năng( nhân vật mặt nạ): Là loại nhân vật chủ yếu trong văn học
có trong trung đại, nhất là truyện cổ tích nhằm thực hiện một chức năng cố đinh
nào đó.Vd: Tiên, Phật ban hạnh phúc cho mọi người khổ, ban phép màu, thử
lòng tốt cứu người.
Phù thủy, xà tinh: cản trở, hãm hại người tốt.
+Đặc điểm của nhân vật chức năng là khơng có nội tâm: khơng vui buồn, khơng
có phẩm chất và hình thức cố định. Không như hành động theo công thức định
sẵn ( từ đầu đến cuối vẫn thế. Ơng bụt đầu tóc bạc phơ, chống gậy, bà tiên phúc
hậu.
-Nhân vật loại hình:
+Là nhân vật thể hiện tập trung phẩm chất tính cách của 1 loại người, trong xã
hội trở thành điển hình cho loại người đó. Vd Chị Dậu, Lão Hạc đại diện cho
những người nghèo khổ trước cách mạng t8
Đặc điểm: Đây là nhân vật mang tính phiến diện, ấn định, bất biến trong tính
cách.
-Nhân vật tính cách
+Là loại nhân vật có cá tính nổi bật, tính cách phức tạp chứa đầy mâu thuẫn và
luôn vận động, phát triển thường là nhân vật đa diện.vd nhân vật Quỳ trong “
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” của Nguyễn Minh Châu. Đó là một
nhân vật có cá tính. Cơ là một cơ gái trong một đơn vị có tính cách nổi bật,

những tính cách phức tạp, mâu thuẫn.
12


+Là loại nhân vật tồn tại như 1 nhân cách độc lập, có logic, phát triển nội tại
riêng của mình, có khi đi chệch khỏi con đường mà nhà văn đã định – nhà văn
nổi loạn
+ Cấu trúc của nhân vật tính cách: phản ánh 1 trình độ cao của văn học trong
vấn đề khái quát và chiếm lĩnh thực tại. Loại nhân vật này chỉ có khi tư duy
nghệ thuật phát triển. Vì vậy có thể nói nhân vật tính cách là 1 phẩm chất của
tác phẩm văn học.
-Nhân vật tư tưởng
+Nhân vật này có hạt nhân cốt lõi, có 1 tư tưởng, 1 ý thức. Xây dựng loại nhân
vật này, nhà văn nhằm phát triển hoặc tuyên truyền cho 1 tư tưởng nào đó về đời
sống, dụng ý này được thực hiện một cách nộ liễu không cần che dấu. vd Hộ Đời thừa – Nam Cao có tư tưởng vươn cao tới trình độ văn học phải đc giải
Nobel.
 Sự phân loại nhân vật như vậy chỉ có tính tương đối: Loại nhân vật nào
cũng có giá trị riêng có sức hấp dẫn của nó cho nên không được lấy loại
nhân vật này làm chuẩn để đánh giá giá trị của loại nhân vật khác.
Câu 12: Tại sao đối với văn học hiện đại, việc phân biệt nhân vật chính diện
và phản diện ngày càng trở nên phức tạp và ít có ý nghĩa trong việc phân tích
tác phẩm văn học? Lấy vd minh họa
Kể từ văn học hiện thực và văn học lãng mạn cuối thế kỉ XIX đến nay có 2 loại
nhân vật: chính diện và phản diện càng trở nên khó phân biệt.Các sáng tác thời
trung đại, thời chủ nghĩa cổ đại và một bộ phận của văn học mạng. Khi miêu tả
nhân vật thường có xu hướng cực đoan. Nghĩa là trong khi mơ tả thì tơ đậm 1
cách q mức 1 nét lí tưởng, tốt đẹp của nhân vật chính diện hay một nét xấu xa
của nhân vật phản diện.
Đối với văn học cổ và trung đại, việc phân chia khá tách bạch, rõ ràng: Thạch
Sanh, Thánh Gióng là những nhân vật chính diện trong VHDG cịn như: Mẹ con

Cám, Lí Thơng là những nhân vật phản diện.
+ Văn học thời kì 1930 -1945 nhân vật chính diện thường là những người nông
dân, lao động, nghèo khổ, bị chà đạp, áp bức, bóc lột nhưng vẫn mang những
phẩm chất tốt đẹp: Chị Dậu, lão Hạc những nhân vật phản diện: Nghị Quế, Bá
Kiến.Điều này làm cho văn học thời kì này nhìn đời sống rất phiến diện, đơn
giản. vd: Tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, ông đã mô tả
Nguyệt đẹp, cái đẹp ở q mức mà khơng có bất kì đặc điểm nào có thể chê
được. Tuy vậy, đối với 1 tác phẩm văn học thì việc phân biệt đâu là nhân vật
chính diện, phản diện ngày càng trở nên phức tạp vì :
+Đời sống xã hội của chúng ta ngày càng trở nên phức tạp , cái ác, cái xấu trộn
lẫn vào với nhau, thậm chí trắng đen lẫn lộn.
+ Các nhà văn cũng có tuy duy ngày càng tiến bộ hơn, đó là giữa con người và
hiện thực đơi khi mâu thuẫn khơng cịn, khơng có người nào là hoàn toàn xấu
xa, độc ác và cũng khơng có người nào là hồn mỹ, trọn vẹn được như thánh
nhân.
13


+ Khi xã hội phức tạp, con người cũng phức tạp thì việc xây dựng nhân vật
cũng trở nên khó khăn hơn.
+Nhân vật được tạo ra ở đây là nhân vật trung gian, trong tác phẩm tôn trọng
hiện thực khách quan, nhà văn không xây dựng nhân vật phản diện hay chính
diện mà tạo ra nhân vật đa diện có tính phức tạp bao hàm cả cái tốt lẫn cái xấu,
cái cao cả và cái tầm thường. Vì vậy, đối với văn học hiện đại việc phân biệt
nhân vật chính diện và phản diện ngày càng trở nên phức tạp, khơng dễ dàng
Câu 13: Thế nào là nhân vật tính cách? Tại sao nói nhân vật tính cách là
một phẩm chất của tác phẩm văn học. Lấy VD
-Nhân vật tính cách
+Là loại nhân vật có cá tính nổi bật, tính cách phức tạp chứa đầy mâu thuẫn và
luôn vận động, phát triển thường là nhân vật đa diện.vd nhân vật Quỳ trong “

Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” của Nguyễn Minh Châu. Đó là một
nhân vật có cá tính. Cơ là một cơ gái trong một đơn vị có tính cách nổi bật,
những tính cách phức tạp, mâu thuẫn.
+Là loại nhân vật tồn tại như 1 nhân cách độc lập, có logic, phát triển nội tại
riêng của mình, có khi đi chệch khỏi con đường mà nhà văn đã định – nhà văn
nổi loạn
+ Cấu trúc của nhân vật tính cách: phản ánh 1 trình độ cao của văn học trong
vấn đề khái quát và chiếm lĩnh thực tại. Loại nhân vật này chỉ có khi tư duy
nghệ thuật phát triển. Vì vậy có thể nói nhân vật tính cách là 1 phẩm chất của
tác phẩm văn học.
Câu 14: Hãy trình bày các phương thức, phương tiện, biện pháp thể hiện
nhân vật trong tác phẩm văn học. Nêu các ví dụ cụ thể?
1.Mơ tả bằng chi tiết
-Dùng chi tiết mô tả ngoại cảnh, nội tâm nhân vật hoặc mơ tả mơi trường, đồ vật
xung quanh con người. Có thể dùng chi tiết đại trà hoặc đặc tả.
2. Thể hiện qua mâu thuẫn,xung đột sự kiện: Các mâu thuẫn xung đột có tác
dụng làm cho nhân vật bộc lộ bản chất sâu kín nhất của nó.
3.Thể hiện qua hành động
4.Thể hiện qua thế giới nội tâm
5.Thể hiện qua ngôn ngữ: trần thuật, ngôn ngữ nhân vật.
Câu 15:Khái niệm kết cấu của tác phẩm văn học. Trình bày chức năng nghệ
thuật của kết cấu. Nêu vd
1.Khái niệm: Kết cấu là toàn bộ tổ chức của tác phẩm, là sự phân phối liên kết
giữa các yếu tố với nhau để tạo nên chỉnh thể của tác phẩm.Kết cấu của tác
phẩm thể hiện sự lựa chọn, bố trí, sắp xếp yếu tố, chi tiết của nhà văn nhằm biểu
hiện một tư tưởng nghệ thuật hay hiểu đơn giản nghĩa là nhà văn phải có tính
tốn cho cái nào xuất hiện trước, cái nào xuất hiện sau, tác phẩm mở đầu ra sao,
kết thúc như thế nào?
2.Chức năng nghệ thuật của kết cấu.
Kết cấu là phương tiện tổ chức hình tượng. Khái quát hiện thực và biểu đạt tư

tưởng...nhà văn có thể dự kiến kết cấu tác phẩm theo nhiều chiều khác nhau
14


nhưng phải chọn được kết cấu có hiệu quả cao nhất trong việc tổ chức hình
tượng, nhân vật và biểu đạt tư tưởng của tác phẩm, phục vụ tối đa cho nhiệm vụ
nghệ thuật đặt ra.
-Kết cấu của tác phẩm văn học phải làm cho cái chính yếu nổi bật lên cái quan
trọng gây được ấn tượng mạnh mẽ-> Chức năng nghệ thuật của kết cấu. Truyện
ngắn “ Rừng Xà Nu” mở đầu mô tả cánh rừng Xà Nu đầy sức sống mãnh liệt để
hấp dẫn và thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
Câu 16: Thế nào là kết cấu của tác phẩm văn học? Phân biệt giữa kết cấu
hình tượng và kết cấu văn bản nghệ thuật? Lấy VD minh họa.
1.Khái niệm: Kết cấu là toàn bộ tổ chức của tác phẩm, là sự phân phối liên kết
giữa các yếu tố với nhau để tạo nên chỉnh thể của tác phẩm.Kết cấu của tác
phẩm thể hiện sự lựa chọn, bố trí, sắp xếp yếu tố, chi tiết của nhà văn nhằm biểu
hiện một tư tưởng nghệ thuật hay hiểu đơn giản nghĩa là nhà văn phải có tính
tốn cho cái nào xuất hiện trước, cái nào xuất hiện sau, tác phẩm mở đầu ra sao,
kết thúc như thế nào?
2.Phân biệt giữa kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản nghệ thuật.
Giống nhau: Đều là cách thức tổ chức kết cấu để tạo nên một tác phẩm văn học
khiến tác phẩm văn học đó trở thành 1 sinh thể nghệ thuật.
Khác nhau:
a)Kết cấu hình tượng
K/n: Là cách thức tổ chức hệ thống nhân vật và hệ thống sự kiện trong tác phẩm
tạo nên sự diễn biến, phát triển của tồn bộ tác phẩm một cách hợp lí và hiệu
quả nhất.
-Các phương diện của kết cấu hình tượng:
+Hệ thống nhân vật: Đc nhà văn tổ chức thành 3 mối quan hệ như sau: - Quan
hệ đối đáp: Thiện – ác, giàu – nghèo, vui – buồn. như Chí Phèo – Bá Kiến, Mị Thống lí Pá Tra. – Quan hệ đối chiếu tương phản. – Quan hệ bổ sung.

+ Hệ thống sự kiện cốt truyện: Sự kiện luôn luôn mô tả, đi kèm với nhân vật, sự
kiện là những sự cố, những tác động, những biến cố có ý nghĩa quan trọng đối
với nhân vật làm cho nhân vật và quan hệ của chúng không giữ nguyên hiện
trạng và biến đổi theo.
+Vai trò của sự kiện: Làm cho nhân vật gần nhau, xa nhau, Buộc nhân vật bộc
lộ những gì thuộc về bản chất của nó và tự nó hợp thành lịch sử của nhân vật.
Sự kiện mở ra những khả năng khác nhau mà người đọc đang hứng thú chờ đợi.
+Cách tổ chức sự kiện: Thơng thường hình thức tổ chức sự kiện cơ bản nhất của
văn học là liên kết các sự kiện trong tác phẩm thành một chuỗi cốt truyện. Cốt
truyện vừa phản ánh đời sống vừa phơi bày tính cách của con người. Cốt truyện
thơng thường gồm có 5 phần:
1.Trình bày: Có tính chất đưa đẩy, gợi mở cho câu chuyện.
2.Thắt nút: nảy sinh vấn đề
3. Phát triển: dài nhất, một chuỗi các sự kiện thể hiện sự vận động, phát triển
của nhân vật
4. Đỉnh điểm, cao trào: Thử thách cao nhất đối với nhân vật.
15


5. Mở nút: Sự kiện quyết định sau cao trào, hướng giải quyết của nhà văn đối
với nhân vật.
Trong một tác phẩm cụ thể tác phẩm không phải lúc nào cũng bao hàm đầy đủ,
tách bạch các phần này. VD tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại
thường đầy đủ các phần này còn tác phẩm hiện đại thì khơng vd: Tắt đèn – Ngơ
Tất Tố khơng có mở nút.
VD Truyện Kiều – Nguyễn Du có đầy đủ 5 phần:
Trình bày: Giới thiệu về Kiều, nhan sắc, ngoại hình, gia thế..
Thắt nút: Kiều gặp Kim Trọng khởi đầu của 1 mối tình, Kiều gặp Đạm Tiên:
Cuộc tranh chấp với số phận.
Phát triển: Kiều về nhà rồi tương tư, dưới ánh trăng, Kim Trọng và Thúy Kiều

gặp mặt trao thể ước. Sau đó Kiều gặp gia biến, bán mình chuộc cha... rồi tiếp
sau là chuỗi 15 năm lưu lạc phiêu bạt chìm nổi.
-Mở nút: Kiều nhảy xuống sơng nhưng khơng chết.
-Vĩ thanh: Lời nói thêm, bình luận thêm của tác giả.
Có những truyện khơng có cốt truyện: Hai đứa trẻ- Thạch Lam.
b) Kết cấu của văn bản nghệ thuật (kết cấu trần thuật)
k/n là sự trình bày liên tục bằng lời văn các sự kiện, chi tiết, tình tiết 1 cách cụ
thể theo một cách nhìn, cách cảm nhất định.
-Bố cục của trần thuật là sắp xếp tổ chức sự tương ứng giữa các phương diện
khác nhau của hình tượng với các tác phẩm khác nhau của văn bản.
*Phân biệt cốt truyện với trần thuật:
- Cốt truyện phải trình bày theo trình tự chú khơng được xáo trộn.
-Trần thuật: trình bày liên tục theo lời văn bắt đầu như thế nào cho đến hết tác
phẩm.vd: Chí Phèo
+Cốt truyện: Cốt truyện phải bắt đầu từ khi Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ rơi
được anh đi thả ống luôn nhặt về..
+Trần thuật: bắt đầu từ Hắn vừa đi vừa chửi.
-Thành phần của trần thuật trước hết ứng với thành phần của cốt truyện nhưng
trần thuật còn bao gồm thêm các thành phần khác như: giới thiệu lai lịch nhân
vật , miêu tả chân dung, ngoại hình đồ vật, tâm trạng..
Trong trần thuật có cái mà cốt truyện khơng có: tả chân dung, tả cảnh thiên
nhiên
Trong trần thuật cịn có các truyện xen, trữ tình ngoại đề, các lời bình luận triết
lí.
VD Tác phẩm “ Mường dơn cài then” – Tơ Hồi
-Trong tác phẩm văn học trật tự trần thuật thường không trùng khớp với trật tự
cốt truyện mà đc tạo ra trên cuộc sống xáo trộn trật tự nhân quả( tuyến tính) của
cốt truyện. Khi kể cốt truyện phải tuân theo nhân quả, theo trình tự. Trần thuật
thì thường xáo trộn.
- Trong vhdg trần thuật trùng với cốt truyện cịn trong văn học trung đại thì

khơng.
16


Câu 17: Phân tích thủ pháp kết cấu để làm nổi rõ nội dung và đặc sắc nghệ
thuật của 1 tác phẩm văn học bất kì.
Kết cấu là tồn bộ tổ chức của tác phẩm, là sự phối hợp, liên kết giữa các yếu
tố với nhau để tạo nên chỉnh thể của tác phẩm.
Kết cấu của tác phẩm thể hiện sự lựa chọn, bố trí sắp xếp yếu tố, chi tiết của nhà
văn nhằm biểu hiện một tư tưởng nghệ thuật hay hiểu đơn giản như là nhà văn
phải tính toán cho cái nào xuất hiện trước, cái nào xuất hiện sau, tác phẩm mở
đầu ra sao? Kết thúc như thế nào.
Chức năng của kết cấu là phương tiện để tổ chức hình tượng khái qt hiện
thực. Nhà văn có thể dự kiến kết cấu tác phẩm theo nhiều chiều khác nhau
nhưng phải chọn được kết cấu có hiệu quả cao nhất trong việc tổ chức hình
tượng nhân vật và biểu đạt tư tưởng của tác phẩm phục vụ tối đa nhiệm vụ nghệ
thuật đặt ra.
Kết cấu của tác phẩm phải làm cho cái chính yếu nổi bật nên cái quan trọng gây
được ấn tượng mạnh mẽ. VD trong “ Truyện Kiều” Nguyễn Du mô tả số phận
của Kiều trong mối tương quan giữa cô và mọi người xung quanh.
Kết cấu chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ việc biểu hiện một nội dung nhất định tạo
ra cái hài hịa hoặc phi hài hịa, kết thúc có hậu hoặc khơng có hậu, mơ tả đầy đủ
hoặc dở dang thì mỗi cách lại có cái hay cái đẹp riêng. Lựa chọn kết cấu nào là
tùy thuộc vào từng cách cụ thể.
VD:Truyện ngắn “ Chí Phèo” Nam Cao. Mở đầu là hình ảnh của cái lị gạch cũ,
1 anh đi thả ống lươn nhặt được thằng bé xám xịt, đó là Chí Phèo. Đến cuối tác
phẩm hình ảnh cái lị gạch cũ đó lại tiếp tục xuất hiện thống qua suy nghĩ của
Thị Nở. Đó chính là kiểu kết cấu vịng trịn
+> Lối sống quẩn quanh, bế tắc của người nơng dân, nếu như xuất hiện thực dân
nửa phong kiến thì sẽ có chí Phèo thứ 2

Câu 18:Cốt truyện là gì? Các thành phần của cốt truyện? Vai trò của cốt
truyện trong tác phẩm văn học? Cho VD
Cốt truyện là một dãy các sự kiện xảy ra liên tục theo một thời gian, có mối liên
hệ nhân quả hoặc quan hệ ý nghĩa. Có mở đầu và kết thúc. Thể hiện một trình tự
nhất định cuộc sống. Nói cách khác: Cốt truyện là cái lõi diễn biến của truyện từ
khi xảy ra cho đến khi kết thúc.
*Thành phần :Cốt truyện nói chung bao gồm các thành phần: Trình bày, thắt
nút, phát triển, cao trào, mở nút. Ngồi ra cịn có phần vĩ thanh. Trong tác phẩm
cụ thể cốt truyện không phải lúc nào cũng bao gồm đầy đủ và tách bạch các
thành phần này. Có truyện khơng có cốt truyện như Hai đứa trẻ - Thạch Lam.
*Vai trò của cốt truyện
-Gắn kết các sự kiện thành 1 chuỗi thể hiện sự vận động phát triển của câu
chuyện cũng như tạo thành lịch sử của nhân vật.
-Cốt truyện là phương tiện bộc lộ phản ánh các xung đột của xã hội,là phương
tiện để thể hiện tính cách nhân vật và cốt truyện để gây hấp dẫn với độc giả.
Câu 19: Khái niệm truyện ngắn? Những đặc điểm của truyện ngắn? Phân
biệt giữa truyện ngắn và truyện kể. Cho VD
17


K/n: Truyện ngắn: là thể loại tự sự trữ tình cỡ nhỏ. Thường khắc họa một hiện
tượng phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn
con người. Truyện ngắn thường được gọi là nát cắt của đời sống hay là một
khảnh khắc.
Đặc điểm: Truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Kết cấu của
truyện ngắn thường là sự tương phản, liên tưởng với bút pháp trần thuật.
Dựa trên 4 tiêu chí để phân biệt
Cách kể:
+Truyện ngắn: Là lắp ghép, có thể xáo trộn khơng theo trình tự, cả hiện tại và
q khứ.

+Truyện kể: Tuyến tính theo trình tự thời gian. Truyện kể là truyện dân gian.
VD truyện cây khế.
-Cốt truyện
+Truyện ngắn: khơng nhất thiết, khơng bắt buộc phải có cốt truyện.
+Truyện kể: ln có cốt truyện
-Nhân vật
+Truyện ngắn: Có tính cách
+Truyện kể: Nhân vật có tính chức năng.( ko có tính cách chỉ xuất hiện để thực
hiện nhiệm vụ).
-Kết thúc
+Truyện ngắn: kết thúc có thể mở, khơng xác định nó sẽ như thế nào?
+Truyện kể: Kết thúc khép. VD truyện cổ tích thường có kết thúc có hậu.
Câu 20: Khái niệm tiểu thuyết? Vì sao nói tiểu thuyết là thể loại chủ đạo của
văn học hiện đại? Kể tên một số tiểu thuyết Việt Nam và thế giới trong thời kì
hiện đại.
Khái niệm: Tiểu thuyết là một hình thức tự sự cỡ lớn, chứa nhiều cuộc đời,
miêu tả nhiều bức tranh, phong tục xã hội, đạo đức rộng lớn, tái hiện nhiều tính
cách đa dạng.
-Tiểu thuyết là thể loại chiếm vị trí chủ đạo trong văn học cận hiện đại mang
tính dân chủ năng động, giàu khả năng phản ánh cuộc sống bậc nhất, hiện vẫn
đang phát triển trong sự đa dạng.
-Tiểu thuyết ở Châu Âu xuất hiện khi xã hội cổ đại tan rã, ý thức cá nhân , con
người phát triển. Tiểu thuyết có chiều đi ngược với sử thi, đi vào số phận con
người cá nhân, vì vậy mà tiểu thuyết càng ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong
văn học dân gian ( Sử thi thì hướng vào cộng đồng).
- Tiểu thuyết phát triển mạnh mẽ nhất vào thế kỉ XIX, quy mô lớn ở Nga,
Pháp ,Anh
Pháp có : Van giắc: Tấn trị đời; Victo Huygo: Nhà thờ Đức bà Paris.
Nga: Lepxton tôi Thép đã tôi thế đấy
Đôt x tôi epxki Tội ác bị trừng phạt

Macxim gorki: Thời thơ ấu, những trường đại học của tôi...
Soolokhop: Sông đông êm đềm
18


Ở Trung Quốc: Phát triển nhất là thời Minh – Thanh với tiểu thuyết chương –
hồi: Tam quốc chí, Thủy hử, Hồng lâu mộng..
Ở Việt Nam: Đầu thế kỉ XIX, tác phẩm “ Hồng Lê nhất thống chí” mới có qui
mô của tiểu thuyết. Đầu thế kỉ XX mới thực sự có tiểu thuyết do ảnh hưởng của
văn học phương Tây. VD Tố Tâm – Hoàng Ngọc Phách; Nguyên Hồng – Bỉ vỏ;
Vũ Trọng Phụng: Số đỏ, giông tố..; Ngô Tất Tố - Tắt đèn; Tơ Hồi – Q
nghèo...Những tác phẩm của Tự lực văn đoàn ( Nhất Linh , Hoàng Đạo, Thạch
Lam, Khái Hưng) – Hồn bướm mơ tiên.
Câu 21: Những đặc điểm chủ yếu của thể loại tiểu thuyết? Lấy ví dụ minh
họa cho từng đặc điểm.
Đặc điểm: Tiểu thuyết có cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư. Tiểu thuyết mang
chất văn xuôi: Tái hiện cuộc sống khơng thi vị hóa, lãng mạn hóa lịch sử.Thì đa
phần viết về cái đẹp cao cả.
-Nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải chịu khổ đau, dằn vặt từ cuộc đời,
chịu nhiều tác động từ hoàn cảnh.
-Tiểu thuyết chứa cả những chi tiết thừa. Và nhiều chi tiết không cần thiết.
Trong cốt truyện nhằm tái hiện cuộc sống một cách đầy đủ, cụ thể và kĩ càng
- Tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật:
Trần thuật cho phép người trần thuật có thái độ thân mật, gần gũi, thậm chí
xuồng xã với nhân vật
Câu 22: Thế nào là một tác phẩm thơ? Phân biệt thơ với văn vần? Cho VD
minh họa.
K/n: Thơ có hai nghĩa nghĩa rộng được hiểu thơ bao gồm tòn bộ văn học. Nghĩa
hẹp dùng để chỉ một loại hình sáng tác cụ thể như thơ trữ tình và thơ tự sự.
Có rất nhiều định nghĩa về thơ “Thơ là tiếng vọng của tâm hồn, thơ chảy giữa

đôi bờ và trí tuệ cảm xúc” Chế Lan Viên => Tác phẩm thơ là một văn bản nghệ
thuật ngôn từ diễn tả tâm trạng cảm xúc của con người bằng hàng loạt câu
xuống dòng liên tục và những khoảng trống trên trang giấy.
Phân biệt thơ với văn vần
Thơ:
-Về nội dung: Thể hiện cuộc sống dưới dạng kết tinh, khái quát nhất thông qua
sự chọn lựa, lắng đọng của cảm xúc tâm hồn nhà thơ. Thơ là sản phẩm của cảm
xúc mãnh liệt. Thơ cịn là nghệ thuật của trí tưởng tượng phong phú.
-Về ngơn ngữ: Ngơn ngữ thơ bão hịa cảm xúc.Ngơn ngữ thơ giàu nhạc tính.
Văn vần:
-Văn vần là thể loại văn gieo vần theo quy luật bằng trắc, thường là những sáng
tác vô danh, dựa vào sự gieo vần cho dễ nhớ.
-Bản chất: khơng có ý nghĩa thời đại, khơn nói lên được tình cảm, suy nghĩ tâm
trạng của cá nhân ( khác với thơ)
-Thể văn sáng tác tự do, được truyền miệng từ người này sang người khác. Vd
vè, tục ngữ. các bài đồng dao của trẻ con: Hịn đá to/ hịn đá nặng/một người
nhấc/nhấc khơng đặng/
Câu 23: Các thành phần cơ bản của tác phẩm thơ? Phân tích 1 bài thơ .
19


Các thành phần cơ bản của tác phẩm thơ
1)Đề thơ: Thường thâu tóm tinh thần cơ bản của nội dung bài thơ. Có những bài
thơ chỉ được xếp trước sau và đánh số thứ tự. Thơ của Tago Ấn Độ
2)Dòng thơ và câu thơ: Độ dài của dòng thơ phụ thuộc vào từng ngôn ngữ, từng
thể loại thơ. Thơ VN thường từ 4 đến 8 chữ 1 dòng, nếu kéo dài thường khơng
q 12 chữ
-Cần phân biệt dịng thơ và câu thơ:
+Dòng thơ là hết mỗi dòng thơ phải xuống dịng VD Hạt gạo làng ta
+Câu thơ là khi nó diễn tả trọn ý VD Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt ( Thơ

hiện đại thường là dòng thơ có thể trùng hoặc khơng trùng nhau)
VD Dịng thơ và câu thơ không trùng nhau
Tôi muốn tắt nắng đi/ cho màu đừng nhạt mất/ tơi muốn buộc gió lại/ cho hương
đừng bay đi Vội vàng – Xuân Diệu
-Kiểu thơ vắt dòng nhằm mở rộng dung lượng ( sức chứa) của câu thơ
Một tối bầu trời đẫm sắc mây
Cây tìm nghiêng xuống nhánh hao gầy
Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ
Nghiêng xuống làm rêu, một lối đầy
Những lời huyền bí tỏa nên trăng ( Với bàn tay ấy – Xuân Diệu)
3)Khổ thơ và đoạn thơ: Một bài thơ có thể chia thành các khổ thơ. Mỗi thể có
thể gồm 4 dịng hoặc nhiều hơn
Anh xin làm sóng biếc
Hơn mặt cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hồn rồi hồn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt ( Biển – Xuân Diệu).
Đoạn thơ gồm một số khổ hoặc một số dòng thể hiện một ý tưởng tương đối
trọn vẹn. ( giữa hai khổ thơ thường có khoảng cách rộng hơn giữa hai khổ
thơ)VD Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng được chia thành 4 đoạn thơ.
4) Ý và tứ
Một bài thơ có thể có nhiều ý, ý lớn bao trùm tồn bộ được gọi là tứ thơ. Cịn tứ
nằm trong hình tượng mới lạ, sáng tạo gợi nên liên tưởng thú vị có thể là hình
tượng xun suốt bài thơ. VD Bài “ Ta đi tới – Tố Hữu” Hình tượng con đường.
Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên: hình ảnh con tàu. Cuộc chia li màu đỏ Nguyễn Mĩ: Màu đỏ
*Phân tích 1 bài thơ để minh họa
VD Tây Tiến – Quang Dũng

Đoạn 1: Bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hiện lên hiểm trở, hoang vu
đầy dữ dội qua nỗi nhớ da diết của tác giả.
20


Đoạn 2: Nhớ về một đêm liên hoan lửa trại giữa rừng biên cương
Đoạn 3 những hi sinh gian khổ của người lính Tây Tiến
Đoạn 4: Những dư âm
Câu 24: Khái niệm thơ trữ tình? Phân vật trữ tình với nhân vật trong thơ trữ
tình? Lấy VD minh họa cụ thể.
Thơ trữ tình:Chủ yếu là cảm xúc, nhưng vẫn có sự kiện, có những bài thơ kể
về một câu chuyện nào đó nhưng các đối tượng trong đó thể hiện tư tưởng, tâm
trạng của mình. Mưa xn – Nguyễn Bính.
-Nhân vật trữ tình: nói đến thơ là nói đến nhân vật trữ tình: Nhân vật trữ tình là
nhân vật người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, tâm trạng suy nghĩ trong tác phẩm, nó
khoog có diện mạo, quan hệ như nhân vật trong tự sự nhưng rất cụ thể, rõ rệt về
cách cảm, cách nghĩ.
- Phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình
+Nhân vật trữ tình thường là hiện thân của tác giả trong thơ thường xưng tôi.
VD Quê mẹ - Tố Hữu. Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi...
+Nhân vật trong thơ trữ tình thường là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm.
VD Thơ viết về mẹ: tác giả - nhân vật trữ tình. Người mẹ - nhân vật trong thơ
trữ tình.
VD bài thơ “ Người con gái Việt Nam” – Tố Hữu có nhân vật trữ tình là tác giả.
Nhân vật trong thơ trữ tình – Chị Lý ( Trần Thị Lý) không được đồng nhất nhân
vật này với tác giả.
+Trong thơ trữ tình thì cảm xúc tâm trạng. suy nghĩ phải bắt nguồn từ hiện thực
có ý nghĩa khái quát, tiêu biểu cho 1 người, không dễ trở nên vụn vặt, lạc lõng
khơng có giá trị.
Câu 25:Hãy trình bày các đặc điểm của thể loại thơ trữ tình? Phân tích một

bài thơ hoặc đoạn thơ để minh họa cho một trong những đặc điểm ấy.
Là thể loại văn học nằm trong phương thức trữ tình nhưng bản chất của thơ lại
rất đa dạng, với nhiều biến thái và màu sắc phong phú. Thơ tác động đên người
đọc bằng sự nhân thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực
tiếp bằng những cảm xúc suy nghĩ cụ thể vừa gián tiếp qua liên tưởng và những
tưởng tượng phong phú vừa theo những mạch suy nghĩ vừa bằng sự rung động
của ngơn từ giàu tính nhạc điệu. Chính vì thế khi đặc điểm thơ trứ tình gồm:
-Thơ gắn niềm với chiều sâu của thế giới nội tâm.Vẻ đẹp mềm mại của tình cảm
con người được biểu hiện trong những trang thơ.
-Thơ trân trọng phần thâm thúy cao siêu...nhưng không phải là cái cao siêu của
một cõi đạo, cõi vơ cùng mà chính là cái cao đẹp ở giữa cuộc đời mà con người
cần phải đấu tranh bảo vệ.
-Tình cảm trong thơ gắn trực tiếp với chủ thể sáng tạo nhưng khơng phải là u
tố đơn độc, tự nó này sin và phát triển. Thực ra đó chính là q trình tích tụ cảm
xúc, suy nghĩ của nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên. Khơng có cuộc
sống thì cũng khơng có nhà thơ.
Câu 26:Đặc điểm của ngơn ngữ thơ trữ tình? Phân tích một bài thơ để minh
họa cho 1 đặc điểm ấy.
21


Đặc điểm của ngơn ngữ thơ trữ tình:
1.Ngơn ngữ thơ giàu cảm xúc:
-Ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự : Khách quan, điểm tĩnh, ngôn ngữ thơ thường
là lời đánh giá trực tiếp, thể hiện thái độ cảm xúc của chủ thể: trong thơ xuất
hiện nhiều câu hỏi, câu cảm thán
VD “ Hỡi sông Hồng tiếng hát 4000 năm
Tổ quốc ta đẹp thế này chăng”,
Hay “ Ôi những cánh đồng quê chảy máu./Dây thép gai đam nát mảnh trời
chiều” Đất nước – Nguyễn Đình Thi.

-Ngơn ngữ thơ thường mê hoặc người đọc bởi hình ảnh màu sắc hấp dẫn khác
thường vừa thực vừa ảo. VD Huy Cận “ Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”
2.Ngơn ngư thơ giàu nhạc tính
-Nhạc tính trong thơ vừa nâng đỡ ý nghĩa vừa tạo thêm nghĩa cho từ ngữ gợi ra
những điều mà từ ngữ khơng thể nói hết, yếu tố nhạc tính của ngôn ngữ thơ trở
thành một phẩm chất của thơ ca.
-Nhạc tính trong thơ thể hiện cả 3 mặt: Sự cân đối, sự trầm bổng, sự trùng điệp.
+Sự cân đối: là sự tương xứng, hài hòa giữa các dòng thơ( cân xứng về số chữ
hoặc ý)
+Sự trầm bổng: đc tạo nên bởi sự phối thanh bằng trắc và cách ngắt nhịp.
VD Đất nước – Nguyễn Đình Thi ( phối thanh) “ Sáng mát trong như sáng năm
xưa; Gió thổi mùa thu hương cốm mới; Tôi nhớ những ngày thu đã xa”
VD Tiếng chổi tre – Tố Hữu (ngắt nhịp) “ Những đêm hè/khi ve ve/ đã ngủ”=>
Mô tả từng nhát chổi tre trong đêm của người lao công.
+Sự trùng điệp: được tạo nên bởi điệp vần, điệp từ và điệp ngữ. VD Gió gió ơi
hãy làm giơng làm tố. – Tố Hữu.
-Do nhạc tính là một đặc tính cơ bản của ngơn ngữ thơ nên khi phân tích, khám
phá thơ phải chú ý đến cả 2 mặt ngữ nghĩa và âm thanh nhịp điệu.
Câu 27: Tại sao nói tính nhịp điệu của ngơn ngữ thơ lại trở thành một thuộc
tính và phẩm chất của thơ ca? Các biện pháp tạo tính nhịp điệu cho thơ. Lấy
vd.
Yếu tố nhạc tính của ngơn ngữ thơ ca: vì nhiệm vụ của thơ ca là thể hiện cảm
xúc, tâm trạng trữ tình của nhà văn mà một trong những cách làm cho lời thơ
mang đầy cảm xúc là nhạc điệu.Dưới áp lực của cảm xúc, con người thường rất
cao giọng,biến lời nói thành có ngữ điệu. Cảm xúc bộc lộ cảm xúc rất mạnh mẽ
ở thanh điệu, nhịp điệu , lời nói. Âm thanh và nhịp điệu tăng thêm hàm nghĩa từ
ngữ gợi ra những điều từ ngữ khơng nói hết.Ngữ điệu trong thơ thể hiện sự cân
đối trầm bổng và sự trùng điệp.
Để tăng thêm nhạc tính cho thơ , có những biện pháp sau đây:
Phối vần: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Phối thanh: Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan/Đường bạch dương sương trắng nắng
tàn.
Phối nhịp: Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
22


Sử dụng các biện pháp lặp: lặp cấu trúc, lặp từ.. “ Đưa người ta không đưa qua
sông/Sao nghe tiếng sóng ở trong lịng/Bóng chiều khơng thắm, khơng vàng
vọt/ Sao đầy hồng hơn trong mắt trong.” Tống biệt hành – Thâm Tâm
Hay “ Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên” Sử dụng
từ láy, điệp phụ âm đầu. “ Đầu tưởng lửu lựu lập lịe đâm bơng”
Câu 28: Khái niệm kí văn học? Nêu các đặc trưng của kí? Cho vd cụ thể.
-Kí là một loại từ sự đặc biệt, tiếp cận đời sống một cách khách quan ghi chép,
kể lại những điều xảy ra bên ngồi tác giả.
-Kí có nhân vật, sự kiện và ít nhiều có cốt truyện.
2.Đặc trưng của kí văn học.
+Trần thuật người thật việc thật: là đặc trưng cơ bản của kí. Kí phục vụ kịp thời
cho nhu cầu hiểu biết về thực tế của người đọc.Tác phẩm kí có giá trị như
những tư liệu lịch sử q giá có tác dụng lớn đối với các sáng tác nghệ thuật về
sau.
+Tập trung phản ánh những vấn đề xã hội: Kí tập trung phản ánh những vấn đề
xã hội , đặc biệt là những vấn đề thời sự, bức bách nên có tính chiến đấu cao.Từ
1988 xuất hiện hàng loạt tác phẩm kí trên báo văn nghệ gây chấn động dư luận
bởi các vấn đề xã hội nóng bỏng. Vd: Cái đêm hơm ấy...đêm gì – Phùng Gia
Lộc
+Tính hư cấu: Khơng chỉ có trong truyện mà trong thơ cũng có. Trong kí văn
học có thể sử dụng hư cấu ở mức độ nhất định nhằm làm tăng sự hấp dẫn như
nội tâm cảm xúc của nhân vật, cảnh sắc thiên nhiên, viết về nhân vật phụ.VD
trong tác phẩm kí: “Ở rừng”- Nam Cao; “Kí sự Cao Lạng” – Nguyễn Huy
Tưởng. Tùy bút “Kháng chiến và sông Đà” –Nguyễn Tuân. “ Hà Nội ta đánh

Mỹ giỏi” – Nguyễn Tuân.

23



×