Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường - Tiết 1 - Hoạt động 1, 2: Hoạt động 1 thảo luận nội qui và nhiệm vụ năm học mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.06 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HĐNG6. . Ngày soạn:06/9/2011 Ngày dạy:08/9/2011. Chủ điểm tháng 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG \Tiết 1- Hoạt động 1,2 Hoạt động 1 THẢO LUẬN NỘI QUI VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu rõ nội qui, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó. - Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội qui của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. II. Nội dung và hình thức: 1/ Nội dung: - Nội dung và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy nhà trường. - Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó. 2/ Hình thức: - Thảo luận câu hỏi, liên hệ thực tế. III. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm: - Bản nội quy và nhiệm vụ năm học. - Một số câu hỏi về nội quy, ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và việc chấp hành nội quy của trường. Câu hỏi: Câu 1: Vì sao người học sinh phải biết và hiểu rõ nội quy nhà trường ? Câu 2: Hãy nêu các mhiệm vụ chủ yếu của năm học mới ? Câu 3: Nội quy nhà trường quy định những nhiệm vụ học tập của người học sinh như thế nào ? Câu 4: Nội quy nhà trường quy định học sinh phải tự rèn luyện mình như thế nào ? Câu 5: Hãy nêu những quy định mà nhà trường yêu cầu người học sinh phải thực hiện ? 2/ Học sinh: - Tìm đọc trước các nội quy, quy định của nhà trường. - Một số bài hát, bài thơ để trình bày trong hoạt động. IV. Tiến hành hoạt động: Người Thực hiện Dẫn CT. Nội dung * Hoạt động mở đầu: - Hát tập thể bài “Lớp chúng ta kết đoàn” - Nêu lý do, giới thiệu chương trình hoạt động.. Lop6.net. Thời gian 3’.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HĐNG6. . Tổ trưởng và * Hoạt động 1: (tìm hiểu nội quy nhiệm vụ năm học các thành mới) viên - Lớp trưởng đọc các điều khoản của nội quy và nhiệm vụ năm học mới - Các thành viên trong nhóm có thể hỏi thêm những chỗ chưa rõ, chưa hiểu. - Nhóm trưởng ghi lại, giải thích hoặc nhờ giáo viên Các tổ tham giúp đỡ. gia * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi thảo luận - Người điều khiển phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to và bút dạ, yêu cầu mỗi nhóm cử một thư ký ghi ý kiến thảo luận của nhóm. Dẫn chương - Nhóm trưởng nêu câu hỏi, các thành viên thảo luận, trình và các tìm ra đáp án của nhóm và ghi vào giấy khổ to. tổ trưởng * Hoạt động 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Các nhóm dán giấy khổ to ghi kết quả thảo luận của nhóm lên vị trí quy định. - Người điều khiển lần lượt mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm, mời các thành viên trong lớp có ý kiến bổ sung. Đại diện một - Người điều khiển đọc đáp án và đánh dấu vào số bạn những chỗ trả lời đúng của các nhóm. Dẫn CT * Hoạt động 4: Văn nghệ GVCN - Người điều khiển chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu một số tiết mục văn nghệ. * Hoạt động cuối cùng: - Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động của lớp. - Giáo viên chủ nhiệm dặn dò thêm, động viên học sinh thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà trường.. 7’. 10’. 15’. 8’ 2’. Hoạt động 1 TỔ CHỨC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP I. Yêu cầu giáo dục: - Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HĐNG6. . - Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và tôn trọng, ủng hộ cán bộ lớp hoạt động. II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: - Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp sau một năm học. - Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới. 2/ Hình thức: - Nghe báo cáo và thảo luận. - Bầu bằng phiếu hoặc biểu quyết. III. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm: - Chủ nhiệm và cán bộ lớp thống nhất chương trình hoạt động. - Phân công người viết và báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp, người điều khiển và thư ký. - Phân công người chuẩn bị phiếu. - Phân công chuẩn bị văn nghệ, trang trí lớp. - Một bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp, tổ và các cán sự chức năng. IV. Tiến hành hoạt động: Người thực hiện Dẫn CT GVCN. GVCN và các thành viên của lớp. GVCN và. Nội dung * Hoạt động 1: Giới thiệu - GVCN giới thiệu cho cả lớp sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp: vị trí đội ngũ cán bộ lớp, các quan hệ và cơ chế hoạt động. - Nêu nhiệm vụ của từng loại cán bộ lớp. - Cho học sinh phát biểu ý kiến về các tiêu chuẩn chủ yếu một cán bộ lớp. * Hoạt động 2: Lựa chọn Giáo viên chủ nhiệm phối hợp cả 3 phương án để lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp. - Cho học sinh tự xung phong: Học sinh nào thấy mình có đủ tiêu chuẩn làm cán bộ lớp, tổ hoặc cán sự chức năng thì xung phong. - Cho học sinh lần lượt tự giới thiệu các bạn trong lớp vào các chức vụ. GVCN ghi tên các học sinh được giới thiệu lên bảng. - GVCN đưa ra ý kiến lựa chọn trong số những học sinh tự giác nhận nhiệm vụ và những học sinh được giới thiệu trên, có thể chỉ định nếu thấy cần thiết đưa ra một đội ngũ cán bộ hoàn chỉnh của lớp. - Cho cả lớp biểu quyết để có quyết định cuối cùng.. Lop6.net. Thời gian 10’. 15’. 10’.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> HĐNG6. . đội ngũ cán * Hoạt động 3: Trao nhiệm vụ bộ lớp mới - Đội ngũ cán bộ lớp ra mắt, GVCN đọc tên từng học sinh, các em lên đứng thành hàng trước lớp. - GVCN giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời trao sổ công tác và hướng dẫn cách sử dụng cho các em Gíao viên - Lớp trưởng thay mặt lớp phát biểu ý kiến. CN * Hoạt động cuối cùng: GVCN nhận xét kết quả hoạt động “Tổ chức lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp” và dặn dò, nhắc nhở cả lớp đoàn kết, giúp đỡ đội ngũ cán bộ lớp hoàn thành nhiệm vụ.. Lop6.net. 10’.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> HĐNG6. . Ngày soạn:19/9/2011 Ngày dạy:21/9/2011. Chủ điểm tháng 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG \Tiết 2- Hoạt động 3,4 Hoạt động 3 NGHE GIỚI THIỆU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Củng cố, khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của nhà trường, những tấm gương dạy tốt của thầy, cô giáo và gương học tốt của học sinh. - Phấn khởi, tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới. II. Nội dung và hình thức: 1/ Nội dung: - Ý nghĩa của tên trường. - Những truyền thống tốt đẹp của trường. - Những tấm gương học tập tốt của trường, của lớp mà bạn mến phục nhất. - Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường. 2/ Hình thức: - Thi hỏi đáp và kể chuyện về truyền thống của trường. - Thi đố vui và văn nghệ. III. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên : - Một số tài liệu chủ yếu về tổ chức nhà trường. - Các tư liệu chủ yếu về truyền thống nhà trường. - Một số câu hỏi để học sinh trao đổi thảo luận gợi ý. + Bạn hãy nêu tóm tắt ý nghĩa tên trường ? + Trường ta được thành lập ngày tháng năm nào ? + Hiện nay trường ta có bao nhiêu lớp ? Bao nhiêu thầy cô giáo ? + Ban giám hiệu nhà trường hiện nay gồm những ai ? + Truyền thống nổi bật của nhà trường là gì ? + Bạn sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường ? 2/ Học sinh: - Một số tiết mục văn nghệ. - Tự sưu tầm, tìm hiểu trước về truyền thống nhà trường. - Cử lớp trưởng điều khiển chương trình hoạt động và thảo luận.. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> HĐNG6. . IV. Tiến hành hoạt động: Người thực hiện Lớp trưởng. Nội dung. * Hoạt động mở đầu: - Nêu lý do và giới thiệu chương trình hoạt động. - Mời giáo viên chủ nhiệm nói chuyện về truyền thống nhà trường. * Hoạt động 1: Giới thiệu GVCN và - Học sinh nghe giáo viên chủ nhiệm giới thiệu về các em truyền thống nhà trường. - Học sinh hỏi thêm những điều chưa hiểu, chưa rõ. học sinh * Hoạt động 2: Thảo luận Dẫn CT - Lớp trưởng lần lượt nêu các câu hỏi. và các bạn - Học sinh vận dụng các kiến thức vừa được nghe giới trong lớp thiệu và những kiến thức tự tìm hiểu được về truyền thống nhà trường để trả lời, hoặc nêu thêm ý kiến cùng cả lớp trao đổi ? - Các học sinh khác bổ sung thêm. - Lớp trưởng nêu đáp án. * Hoạt động 3: Văn nghệ Tập thể - Người điều khiển chương trình văn nghệ lần lượt mời lớp các cá nhân hoặc nhóm học sinh đã được chuẩn bị lên trình diễn các tiết mục. * Hoạt động cuối cùng: - Lớp trưởng nhận xét kết quả hoạt động. Lớp trưởng. Thời gian 8’. 7’. 15’. 10’. 5’. Hoạt động 4 TẬP CÁC BÀI HÁT QUY ĐỊNH I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Thuộc và biết hát được nhiều bài hát quy định. - Tham gia văn nghệ nhiệt tình, sôi nổi thông qua một số bài hát, bài thơ ca ngợi trường lớp, thầy cô giáo và bạn bè. II. Các kỹ năng sống và nội dung tích hợp: Kỹ năng tự tìm hiểu về các bài hát về truyền thống nhà trường. Kỹ năng tự tin khi hát các bài hát về truyền thống nhà trường. III. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học: Động não. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> HĐNG6. . Hát theo nhóm Thảo luận IV.Nội dung và hình thức: 1/ Nội dung: Tập các bài hát phổ biến và bài hát quy định học sinh THCS phải thuộc, ví dụ: - Quốc ca (Văn Cao) - Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh (Phong Nhã) - Cùng nhau ta đi lên (Phong Nhã) - Tiến lên đoàn viên (Phạm Tuyên) - Bác Hồ, người cho em tất cả (Hoàng Long – Hoàng Lân) - Lớp chúng ta kết đoàn (Mộng Lân) 2/ Hình thức: Giáo viên cho học sinh viết một số bài hát sau đó GV tập hát cho các em. V. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm: - Thông báo cho cả lớp về nội dung, kế hoạch tập các bài hát quy định. - Hướng dẫn học sinh sưu tầm các bài hát quen thuộc. - Cử người điều khiển chương trình. - Cử nhóm hát mẫu để giới thiệu bài hát. 2/ Học sinh: - Sưu tầm các bài hát quen thuộc phục vụ trong các hoạt động của lớp, của trường. - Các bài hát trong sách âm nhạc lớp 6. VI. Tiến hành hoạt động: Người Thời Nội dung thực hiện gian Dẫn CT và tập * Hoạt động mở đầu: 8’ - Hát tập thể bài hát quen thuộc. thể lớp - Người điều khiển nêu lý do và chương trình hoạt động Dẫn CT * Hoạt động 1: Giới thiệu bài hát 10’ - Người điều khiển nêu tên các bài hát quy định mà học sinh phải thuộc. - Học sinh bổ sung thêm. Giới thiệu nhóm hát mẫu hát thử một số bài hát. Dẫn CT, giáo * Hoạt động 2: Học hát 20’ - Người điều khiển lấy ý kiến lớp lựa chọn vài bài viên dạy hát và tập thể lớp hát quy định để tập hát ngay tại lớp. - Giới thiệu người dạy hát cho lớp. - Người dạy hát cho lớp tập mỗi bài hát hai, ba lần cho học sinh quen nhạc. - Người điều khiển yêu cầu mỗi học sinh về tự ôn luyện để thuộc các bài hát quy định.. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> HĐNG6. . Dẫn CT và GVCN. * Hoạt động cuối cùng: Nhận xét, đánh giá - Người điều khiển nhận xét tinh thần thái độ tham gia học hát của lớp. - Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến. - Hướng dẫn về nhà : - ChuÈn bÞ chñ ®iÓm th¸ng 10 “ Ch¨m ngoan – häc giái ”. 7’. Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm. Tốt: …........…..; Khá: ….........……; Trung bình:….........…….; Yếu: .................. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> HĐNG6. . Ngày soạn:10/10/2011 Ngày dạy:13/10/2011. Chủ điểm tháng 10:. Ch¨m ngoan häc giái \Tiết 3- Hoạt động 1,2. Hoạt động 1 NGHE GIỚI THIỆU THƯ BÁC I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ và nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gởi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa tháng 9 – 1945 và thư gởi ngành giáo dục ngày 16 – 10 – 1968. - Có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu. II. Các kỹ năng sống và nội dung tích hợp: - Kü n¨ng t×m kiÕm vµ xö lý th«ng tin vÒ lêi d¹y cña B¸c trong th­. - Kü n¨ng suy nghÜ vÒ viÖc thùc hiÖn lêi d¹y cña B¸c g¾ng häc ch¨m. III. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học: Động não Thảo luận IV Nội dung và hình thức: 1/ Nội dung: - Thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. - Thư Bác Hồ gửi ngành giáo dục ngày 16 – 10 – 1968. 2/ Hình thức: - Nghe giới thiệu hoặc đọc thư Bác. - Trao đổi, thảo luận nội dung chính và ý nghĩa của thư Bác. V. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm: - Chuẩn bị hai lá thư của Bác và những câu hỏi thảo luận. - Một số câu hỏi thảo luận theo thư Bác, như: + Bác mong muốn điều gì ở học sinh ? + Tại sao Bác lại viết, vinh quang non sông, dân tộc Việt Nam có được hay không là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em ? + Theo lời Bác, để trở thành “những người công dân hữu ích của nước Việt Nam”, các em dự định sẽ làm gì ? 2/ Học sinh: - Bản lời hứa danh dự của lớp. - Một số bài, bài thơ, câu chuyện về Bác Hồ. - Chuẩn bị phần trang trí lớp.. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> HĐNG6. . - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. VI. Tiến hành hoạt động: Người Nội dung Thực hiện Dẫn CT * Hoạt động 1: - Hát tập thể bài hát về Bác Hồ. - Tuyên bố lý do. - Giới thiệu khách mời ( nếu có) - Giới thiệu chương trình hoạt động. Lớp trưởng * Hoạt động 2: - Cán bộ lớp đọc hai lá thư của Bác. và các - Toàn lớp thảo luận thư Bác. thành viên trong lớp - Cán bộ lớp thay mặt toàn thể học sinh trong lớp đọc lời hứa danh dự về thực hiện lời Bác dạy, ví dụ: + Kính thưa Bác + Tên cháu là …, chức vụ…, lớp…, trường…. + Cháu xin thay mặt cho tất cả các bạn học sinh của lớp hứa với Bác: chúng cháu sẽ….( nêu lời hứa cụ thể) + Chúng cháu sẽ xin báo cáo kết quả với Bác vào dịp Các bạn có cuối năm học. * Hoạt động 3: Vui văn nghệ khả năng VN GVCN * Hoạt động kết thúc: - GVCN nhận xét sự tham gia và hiểu biết của học sinh về những lời Bác dạy trong thư. - Động viên học sinh cố gắng làm theo thư Bác.. Thời gian 10’. 20’. 10’ 5’. Hoạt động 2 LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA “ CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI ” GIỮA CÁC TỔ I. Yêu cầu giáo dục: - Hiểu ý nghĩa, tác dụng của việc thi đua và nắm vững nội dung, chỉ tiêu thi đua “ chăm ngoan, học giỏi” theo lời dạy của Bác. - Tự xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tập tốt. - Biết tự quản, đòan kết, giúp đở lẫn nhau để học tập tốt theo chỉ tiêu đã đề ra. II. Các kỹ năng sống và nội dung tích hợp: Tụ tin và hợp tác III. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học:. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> HĐNG6. . Động não Thảo luận IV. Nội dung và hình thức: 1/ Nội dung: - Chương trình hành động “ chăm ngoan, học giỏi” của lớp. - Đăng ký và giao ước thi đua giữa các tổ - Trình bày văn nghệ theo chủ đề “Chăm ngoan, học giỏi, biết ơn thầy cô giáo” 2/ Hình thức hoạt động: Tổ chức giao ước thi đua giữa các tổ. V. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm: - Nêu những nội dung, chỉ tiêu cơ bản: + Về học tập: Tỉ lệ học sinh giỏi, khá trung bình…. + Về rèn luyện: thực hiện tốt những nội quy, quy định của nhà trường về học tập, thể dục vệ sinh… - Một số biện pháp thực hiện. - GVCN giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp. 2/ Học sinh: - Bảng giao ước thi đua giữa các tổ. - Một số tiết mục văn nghệ, câu hỏi đố vui. - Chuẩn bị phần trang trí lớp. VI. Tiến hành hoạt động: Người Thời Nội dung thực hiện gian Dẩn chương * Hoạt động 1: 10’ - Hát tập thể trình - Tuyên bố lý do: Theo lời Bác dạy, mỗi học sinh phải phấn đấu chăm ngoan học giỏi. Trong việc học tập của mình mỗi học sinh không chỉ tự học mà còn học bạn, giúp bạn học tập. Thành tích học tập cá nhân gắn liền với phong trào, kết quả chung của lớp. Hôm nay lớp chúng ta sẽ thông qua chương trình hành động chung của lớp và giao ước thi đua của từng tổ về học tập và rèn luyện. - Giới thiệu khách mời. - Giới thiệu chương trình hoạt động. Cán bộ lớp * Hoạt động 2: Thực hiện chương trình 20’ - Cán bộ lớp trình bày chương trình hành động của và GVCN lớp. - Lớp biểu quyết thông qua chương trình hành động. - Đại diện các tổ lần lượt đọc giao ước thi đua của tổ mình, sau đó nộp lại bảng giao ước cho lớp để dán lên. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> HĐNG6. Các bạn tham gia văn nghệ. . “ Bảng giao ước thi đua” - GVCN phát biểu: Ghi nhận chương trình giao ước thi đua của học sinh, động viên các em thực hiện tốt dự định của mình, nêu sơ bộ kế hoạch theo dõi thi đua. * Hoạt động 3: Chương trình văn nghệ và đố vui. GVCN. 10’. 5’ * Kết thúc hoạt động: - GVCN nhận xét sự chuẩn bị của những học sinh có trách nhiệm, sự điều khiển của cán bộ lớp, ý thức thái độ của học sinh trong quá trình tham gia sinh hoạt. - Chúc các em ra sức học tập, rèn luyện tốt để đạt được giao ước của mình.. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> HĐNG6. . Ngày soạn:19/10/2011 Ngày dạy:20/10/2011. Chủ điểm tháng 10:. Ch¨m ngoan häc giái \Tiết 4- Hoạt động 3,4. Hoạt động 3 TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM HỌC TẬP Ở CẤP CƠ SỞ I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Biết được những kinh nghiệm học tập tốt. - Tự tin, chủ động học hỏi và vận dụng kinh nghiệm tốt để đạt kết quả cao trong học tập. II. Các kỹ năng sống và nội dung tích hợp: Tụ tin và hợp tác III. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học: Động não Thảo luận IV. Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: - Trao đổi kinh nghiệm học tập ở cấp THCS. 2/ Hình thức hoạt động: - Nghe giới thiệu kinh nghiệm học tập. - Trao đổi, thảo luận giao lưu. V. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm: - GVCN nêu mục đích của hoạt động và cùng cả lớp thống nhất chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động. - GVCN cử các học sinh có kinh nghiệm học tốt để trao đổi với lớp. 2/ Học sinh: - Các báo cáo về kinh nghiệm học tập từng bộ môn. - Một số tiết mục văn nghệ. - Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi: vì sao phải đổi mới phương pháp học tập ? - Chuẩn bị phần trang trí lớp học. VI. Tiến hành hoạt động: Người Thời Nội dung thực hiện gian Dẫn CT * Hoạt động 1: 10’ - Hát tập thể. - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động: Chúng ta đang học lớp 6 với nhiều nội dung học tập cao hơn, khó hơn so với tiểu học nên cần có phương pháp. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> HĐNG6. Báo cáo viên và các bạn học sinh trong lớp. GVCN. . học tập thích hợp thì mới đạt hiệu quả cao. Hôm nay lớp chúng ta sẽ cùng nghe báo cáo kinh nghiệm và trao đổi với các anh chị nhằm góp phần nâng cao thành tích học tập của lớp và của mỗi cá nhân học sinh. * Hoạt động 2: - Các báo cáo viên lần lượt trình bày kinh nghiệm học tập của mình. - Lớp trao đổi thảo luận, giao lưu với các báo cáo viên như: + Nêu câu hỏi liên quan đến học tập, vận dụng vào điều kiện cụ thể của bản thân … + Nêu kinh nghiệm riêng của cá nhân, của bạn mình để trao đổi, rút kinh nghiệm chung. + Một số học sinh phát biểu. - GVCN tổng kết thảo luận, chốt lại những ý kiến chính, những bài học kinh nghiệm và động viên học sinh vận dụng để nâng cao kết quả học tập. * Hoạt động 3: Vui văn nghệ * Hoạt động kết thúc: - Nhận xét về tinh thần tham gia, đóng góp ý kiến của học sinh trong lớp. - Rút ra những thu hoạch về phương pháp học tập ở cấp THCS.. 20’. 10’ 5’. Hoạt động 4 THI VĂN NGHỆ GIỮA CÁC TỔ I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu rõ khả năng văn nghệ của tổ, lớp. Trên cơ sở xây dựng phong trào văn nghệ của lớp. - Có thái độ yêu thích văn nghệ, tự tin, chân thành tôn trọng bạn bè khi họ thể hiện khả năng văn nghệ của mình. - Biết hưởng ứng và động viên nhau tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của lớp, của trường. II. Các kỹ năng sống và nội dung tích hợp: Tụ tin và hợp tác III. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học: - Biểu đạt sáng tạo . - Trò chơi giáo dục - Hỏi và trả lời - Thảo luận IV. Nội dung và hình thức: 1/ Nội dung:. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> HĐNG6. . Các bài hát, bài thơ, câu chuyện có nội dung phù hợp với lứa tuổi thiếu niên mà các em đã biết. 2/ Hình thức: Thi văn nghệ giữa các tổ V. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm: - GVCN và cán bộ lớp cùng xây dựng chương trình cuộc thi. - Cử ban giám khảo và xây dựng biểu điểm. - Cử người điều khiển. 2/ Học sinh: - Chuẩn tốt các tiết mục văn nghệ mà mình đã đăng ký. - Chuẩn bị hoa, phần thưởng. - Trang trí lớp. VI. Tiến hành hoạt động: Người Thời Nội dung thực hiện gian Dẫn CT * Hoạt động 1: 10’ - Hát tập thể. - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình, giới thiệu ban giám khảo: Học sinh chúng ta ai cũng yêu thích văn nghệ… làm cho tinh thần chúng ta thêm thoải mái, cuộc sống thêm vui học tập bớt căng thẳng. Hôm nay lớp chúng ta sẽ tổ chức cuộc thi văn nghệ giữa các tổ. Hy vọng qua cuộc thi này, chúng ta sẽ phát hiện thêm nhiều cây văn nghệ của lớp. Các bạn có * Hoạt động 2: 30’ các tiết mục Ban giám khảo nêu thể lệ cuộc thi: cách chấm điểm văn nghệ và căn cứ vào nội dung, chất lượng trình bày, phong cách biểu diển, hình thức. BGK Sau từng tiết mục, BGK công bố công khai điểm và thư ký sẽ ghi lại trên bảng. - Lần lượt từng tiết mục được trình bày. - Kết thúc cuộc thi, đại diện BGK công bố kết quả theo tổ, theo riêng từng tiết mục, trao phần thưởng và đánh giá chung về cuộc thi. GVCN * Hoạt động kết thúc: 5’ - Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị, tham gia và ý thức của học sinh trong quá trình thi. - Động viên cả lớp phát huy khả năng, phong trào văn nghệ của tổ, của lớp. Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm. Tốt: …........…..; Khá: ….........……; Trung bình:….........…….; Yếu:.................. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> HĐNG6. . Ngày soạn:09/11/2011 Ngày dạy:10/11/2011. Chủ điểm tháng 11:. TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO \Tiết 5- Hoạt động 1,2. Hoạt động 1. CÁC THẦY GIÁO, CÔ GIÁO TRƯỜNG EM I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu được những đặc điểm và truyền thống của đội ngũ giáo viên của trường. - Thông cảm, kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. - Chào hỏi lễ phép, chăm học và học tập đạt kết quả cao. II. Các kỹ năng sống và nội dung tích hợp: - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực - Kĩ năng giao tiếp III. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học: - Biểu đạt sáng tạo . - Đàm thoại - Thảo luận IV. Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: - Học sinh hiểu được về biên chế, tổ chức của nhà trường. - Những đặc điểm nổi bật của đội ngũ giáo viên trong trường. 2/ Hình thức: - Giới thiệu. - Trao đổi. - Văn nghệ. V. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm: - Họp cán bộ lớp để xây dựng và thống nhất chương trình hoạt động. - Phân công các tổ nhóm tìm hiểu về những thầy cô giáo dạy lớp. - Sơ đồ tổ chức của nhà trường, các hoạt động chung của giáo viên trong trường. 2/ Học sinh: - Chuẩn bị phần trang trí lớp. - Chuẩn bị một số các tiết mục văn nghệ. VI. Tiến hành hoạt động: Người thực hiện. Nội dung. Lop6.net. Thời gian.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> HĐNG6. . Dẫn CT. * Hoạt động 1: - Hát bài hát tập thể về các thầy cô giáo. - Tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình hoạt động. Nghe giới thiệu về tổ chức, biên chế nhà trường, đặc điểm đội ngũ giáo viên, về các thầy cô giáo dạy lớp. Báo cáo viên * Hoạt động 2: - Nghe báo cáo về tổ chức, biên chế của nhà trường , và các tổ sau đó lớp đặc câu hỏi cho người báo cáo về những trưởng của các tổ khía cạnh, chi tiết mà mình chưa rõ. - Nghe báo cáo về đặc điểm đội ngũ giáo viên của trường, sau đó, học sinh có thể hỏi báo cáo viên làm rõ một số khía cạnh liên quan. - Một tiết mục văn nghệ xen kẽ. - Đại diện các tổ báo cáo tìm hiểu về thầy cô giáo dạy lớp mình. - Người điều khiển tóm tắt những nội dung chính nêu trên, cảm ơn các vị khách đã đến dự và phát biểu ý kiến và thay mặt lớp hứa học tập, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn thầy cô. Dẫn CT * Hoạt động kết thúc: Người điều khiển nêu nhận xét về sự chuẩn bị của những học sinh có trách nhiệm, về thái độ của các bạn trong quá trình sinh hoạt lớp, cảm ơn và chúc sức khỏe khách mời, giáo viên chủ nhiệm, chúc các bạn cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện tốt. \ Hoạt động 2. 10’. 30’. 5’. LỄ ĐĂNG KÝ THI ĐUA “THÁNG HỌC TỐT, TUẦN HỌC TỐT” I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu được mục đích, ý nghĩa và nắm vững nội dung thi đua, chỉ tiêu thi đua của “ Tháng học tốt, tuần học tốt”. - Tự giác và quyết tâm học tập tốt để đền đáp công ơn các thầy giáo, cô giáo. II. Các kỹ năng sống và nội dung tích hợp: - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực - Kĩ năng giao tiếp III. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học: - Đàm thoại - Thảo luận IV. Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung:. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> HĐNG6. . - Chương trình hành động của lớp trong tháng 11 và trong tuần cao điểm của tháng. - Các cá nhân đăng ký thi đua thực hiện tốt chương trình hành động của lớp. - Các tổ đăng ký thi đua. - Văn nghệ. 2/ Hình thức: - Lễ đăng ký thi đua. - Hát, ngâm thơ, kể chuyện. V. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm: - Lập bản chương trình hành động của lớp. - Thống nhất nội dung, kế hoạch hoạt động. - Hướng dẫn học sinh viết đăng ký thi đua. 2/ Học sinh: - Chuẩn bị phần trang trí lớp. - Mỗi học sinh và mỗi tổ chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề. - Lớp phó học tập điều khiển chương trình chung. VI. Tiến hành hoạt động: Người Thời Nội dung thực hiện gian Dẫn CT * Hoạt động 1: 10’ - Hát tập thể - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình. Phát động và đăng ký thi đua học tập, rèn luyện để đền đáp công ơn thầy cô của lớp, tổ, nghe báo cáo và thảo luận kinh nghiệm học tập, một vài tiết mục văn nghệ xen kẽ. DCT và * Hoạt động 2: 20’ các bạn học - Nghe phát động thi đua – chương trình hành động của sinh giỏi lớp về học tập, rèn luyện, sau đó lớp có thể thảo luận về các chỉ tiêu cụ thể, biện pháp thực hiện rồi biểu quyết tập thể theo từng nội dung. - Đại diện các tổ đọc bản đăng ký thi đua của tổ mình sau đó các bảng đăng ký nộp lại cho lớp. - Một vài học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm học tập, các bạn khác có thể nêu câu hỏi, tranh luận, bổ sung ý kiến. Các bạn 10’ * Hoạt động 3: tham gia Vui văn nghệ. văn nghệ GVCN. 5’ * Hoạt động kết thúc:. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> HĐNG6. . - GVCN nhận xét về sự chuẩn bị của những học sinh có trách nhiệm, về thái độ của học sinh trong sinh hoạt lớp và chúc các em học sinh thực hiện tốt đăng ký thi đua của mình.. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> HĐNG6. . Ngày soạn:23/11/2011 Ngày dạy:24/11/2011. Chủ điểm tháng 11:. TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO \Tiết 6- Hoạt động 3,4. Hoạt động 3 TRAO ĐỔI, TÂM TÌNH VỚI CÁC THẦY CÔ GIÁO I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu công lao các thầy giáo, cô giáo đối với sự trưởng thành của mỗi học sinh nói và đối với sự phát triển của xã hội nói chung. - Biết ơn sâu sắc và kính trọng các thầy giáo, cô giáo. - Biết ứng xử, lễ phép, chăm ngoan học giỏi để đền đáp công ơn các thầy giáo, cô giáo. II. Các kỹ năng sống và nội dung tích hợp: - Kỹ năng lắng nghe , phản hồi tích cực về lời giới thiệu các thầy , cô giáo - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về tình cảm thầy trò . - Kỹ năng ứng xử với thầy , cô giáo . - Kỹ năng tự tin khi tham gia văn nghệ . III. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học: - Đàm thoại - Thảo luận IV. Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: - Công lao của các thầy giáo, cô giáo. - Những kỷ niệm sâu sắc về tình cảm thầy trò. - Những bài hát, bài thơ, câu chuyện cảm động, câu danh ngôn về tình cảm thầy trò và truyền thống tôn sư trọng đạo. 2/ Hình thức: - Trao đổi, kể chuyện tâm tình, ca hát, đố vui thông qua hình thức hái hoa dân chủ. V. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm: - Hội ý cán bộ lớp để thống nhất nội dung chương trình, kế hoạch hoạt động và phân công người điều khiển chương trình và thư ký. - Chuẩn bị một số câu hỏi như: + Bạn hiểu công lao của thầy cô giáo đối với sự trưởng thành của bạn và đối với sự phát triển của xã hội thế nào ? + Hãy giải thích câu “không thầy đố mầy làm nên” ? + Bạn hiểu câu “tôn sư trọng đạo” như thế nào ? + Bạn hãy kể tên các thầy cô giáo tiêu biểu trong nước ta xưa và nay ?. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×