Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án Tập đọc 2 tuần 10 tiết 3: Bưu thiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.73 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7 Ngày soạn: 8/9/2010 Ngày giảng: 9/9/2010 LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT MÔN VĂN VÀ YÊU MÔN VĂN MỞ RỘNG NÂNG CAO KIẾN THỨC PHẦN VĂN BẢN: CỔNGTRƯỜNGMỞ RA, MẸ TÔI, CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ.. I. Mục tiêu cần đạt: - Hs nắm được cách học tốt nhất đối với môn văn, yêu thích học môn văn. - Nâng cao kiến thức phần văn bản đã học: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê. - Bước đầu biết cách tiếp cận và cảm nhận cái hay cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của các văn bản. II. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò. Nội dung cơ bản 1.Thế nào là học sinh giỏi văn? HSG văn trước hết phải là những học sinh: - Có niềm say mê, yêu thích văn chương. - Có tư chất bẩm sinh, như tiếp thu nhanh, có tri nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới trong bài làm). - Có vốn tri thức về tác phẩm văn học phong phú và hệ thống; có sự. hiểu biết về con người và xã hội. - Giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề của cuộc sống. - Có vốn từ tiếng Việt khá dồi dào, - Nắm chắc các kỹ năng làm bài. nghị luận. 2. Các bước rèn luyện kỹ năng làm văn. GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 1 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7 a. Nắm chắc các dạng đề: - Đề kiểm tra khả năng cảm thụ tác. phẩm văn học (Các bài văn biểu cảm) - Đề kiểm tra kiến thức về lý luận văn học và cảm thụ tác phẩm - Đề rèn luyện kỹ năng so sánh văn học - Đề nghị luận xã hội b. Rèn luyện kỹ năng phân tích đề - Đây là một trong những khâu quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến kết quả thi HSG. Học sinh cần làm quen với nhiều dạng đề thi HSG. c. Rèn kỹ năng lập dàn ý d. Rèn luyện kỹ năng viết văn Muốn có một bài viết hay, học sinh phải biết trình bày những hiểu biết, những rung động, suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, sáng sủa và có sức thuyết phục. +Viết thành văn một đoạn ý: Đoạn văn biểu cảm, đoạn văn giải thích; - Đoạn văn chứng minh một luận điểm trong bài (thường là luận điểm chính); - Đoạn văn bình luận nâng cao. +Viết thành bài văn hoàn chỉnh ở nhà trên cơ sở dàn ý đã được giáo viên chữa (khoảng 2 bài /1 tuần). +Viết thành bài văn hoàn chỉnh trên lớp trong thời gian quy định.Yêu cầu trước hết đối với học sinh là phải diễn đạt lưu loát rõ ý; chữ viết sạch sẽ,. GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 2 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7 Học tốt môn văn cần lưu ý:. dễ đọc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Từ đó, yêu cầu học sinh phải • Học thật kỹ bài học cũ, xem lại các viết được những đoạn văn hay, có vấn đề chưa hiểu rồi làm dấu để hỏi lại thầy cô hoặc bạn bè. cách dùng từ chính xác, sáng tạo, mới • Sau đó, bạn hãy chuẩn bị bài cho ngày hôm sau bằng cách đọc bài trước lạ, có giọng văn riêng, thể hiện được và soạn bài, xem câu hỏi mỗi phần dấu ấn, phong cách của người viết. của bài học để hiểu trước bài học và giúp cho việc hiểu kỹ bài khi thầy cô giảng trên lớp, có thể trao đổi và học hỏi thêm ở các anh chị đã học trước • Khi vào lớp, nên chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, để chú ý những phần nhấn mạnh của thầy cô, chú ý cách dùng từ của thầy cô, nếu thấy câu nào hay và phù hợp, nên ghi lại để có thể biến nó thành ý của mình khi làm Văn. Trong giờ học có vấn đề gì chưa rõ, đến hỏi ngay để được thầy cô giải đáp. Cố gắng nắm dàn ý của bài giảng ngay trên lớp, làm như thế sẽ hiểu bài kỹ hơn, học bài dễ thuộc hơn. • Điều khá quan trọng là trong giờ học, khi thầy cô đặt câu hỏi, nếu có ý tưởng trả lời, nên mạnh dạn phát biểu, vì chính lúc ấy thầy cô sẽ góp ý và chỉnh sửa cho em, khi đó em sẽ hiểu rõ vấn đề, hiểu bài rõ hơn. • Cần chú ý là khi học Văn, em nên để đầu óc thảnh thơi, không nên gây áp lực khí ấy sẽ tiếp thu dễ hơn, sự nhìn nhận của em về vấn đề sẽ được mở rộng sâu sắc và phong phú hơn. • Các em cần làm tốt bài tập thầy cô giao về nhà và học bài đầy đủ trước khi đến lớp nữa. • Và điều cuối cùng là em nên đọc nhiều sách để nâng cao kiến thức văn học của bản thân. * Đối với Làm văn: Để có một bài văn tốt, nên theo các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu kỹ đề, xem đề bài cần yêu cầu về những nội dung nào và. GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 3 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7 kiểu bài, nắm chắc phương pháp làm kiểu bài đó. Bước 2: Tìm ý. Bước 3: Lập thành dàn ý. Bước 4: Viết bài văn. Bước 5: Kiểm tra. Để viết bài tốt cần chú ý các điểm sau: * Nắm chắc phương pháp để viết bài văn theo trình tự nào. Bên cạnh đó, cần suy nghĩ tìm tòi, huy động những kiến thức đã học liên quan đến nội dung đề. Hơn thế nữa, suy nghĩ sáng tạo của cá nhân là quan trọng nhất. Không nên lệ thuộc bài văn mẫu một cách rập khuôn máy móc. Bởi vì quá trình tiếp nhận văn học là tiếp nhận những tri thức, cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Cho nên khi diễn đạt thì ngoài yếu tố câu cú, ngữ pháp, lời văn phải trong sáng còn yêu cầu là thể hiện tình cảm của người viết. Chúng ta cần phải trân trọng và đánh giá cao vai trò sáng tạo trong tiếp nhận của học sinh. Hãy mạnh dạn nêu những suy nghĩ, ý kiến, những cảm nhận của cá nhân mình, có thể những ý kiến đó chưa hay, chưa đúng nhưng sẽ được thầy cô giáo dạy văn định hướng và từ đó lại tiếp tục bày tỏ ý kiến cá nhân trên cơ sở định hướng thẩm mỹ của thầy cô. Khi viết một bài văn cũng là đang sáng tạo, cũng có nhu cầu bộc lộ bản thân mình. Vậy thì nên dựa trên những định hướng về nội dung, về kiểu bài, để có những sáng tạo nho nhỏ của chính mình, và mình trân trọng những sáng tạo của riêng mình. Lâu dần sẽ viết văn tốt, tự tin, và đến với môn văn một cách nhẹ nhàng, thoải mái, thú vị hơn.. II. Mở rộng, nâng cao phần văn bản 1. Văn bản: Cổng trường mở ra. GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 4 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7 ? Nội dung của văn bản Cổng trường mở ra? Trong đời người, ngày đầu tiên bước vào lớp 1 bao giờ cũng thật thiêng liêng. Biết bao nhiêu bỡ ngỡ sẽ đến với con trẻ. Nhưng Cổng trường mở ra không nói nhiều về đứa con mà tập trung nói về tâm trạng của người mẹ, tình thương yêu vô bờ của mẹ dành cho con trước một sự kiện mà mẹ coi là trọng địa trong một đời người. Những chi tiết nói về sự trằn trọc của người mẹ, sự chăm chút của mẹ với con rất cảm động: ngắm con ngủ, đắp mền, buông mùng, xếp đồ chơi cho con. Thậm chí khi mọi việc đã xong xuôi, tự dặn mình đi ngủ sớm nhưng người mẹ vẫn không ngủ được. Ngày mai con vào lớp 1 đã trở thành niềm thao thức của mẹ. Đây là bài văn nói lên tình cảm sâu sắc của người mẹ qua những chi tiết bình dị nhưng có sức ám ảnh lớn. ? Ngoài việc nói về tình cảm của mẹ dành cho con, Cổng trường mở ra còn muốn nói điều gì? (Vai trò của giáo dục trong suy nghĩ của người mẹ?). ? Đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng ở đây? (Em nhận xét gì về giọng điệu, cách nói, ngôn ngữ trong văn bản?). - Cổng trường mở ra không nói nhiều về đứa con mà tập trung nói về tâm trạng của người mẹ, tình thương yêu vô bờ của mẹ dành cho con trước một sự kiện mà mẹ coi là trọng địa trong một đời người.. - Đây là bài văn nói lên tình cảm sâu sắc của người mẹ qua những chi tiết bình dị nhưng có sức ám ảnh lớn.. - Cổng trường mở ra cũng nói lên vai trò to lớn của nhà trương đối với cuộc sống mỗi người. Người mẹ nhớ lại kỉ niệm ngày khai trường năm xưa của mình. Bà liên hệ đến nền giáo dục Nhật Bản để thấm thía hơn rằng: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”. - Đặc sắc của văn bản này là nhà văn đã chọn một cách nói hợp lí. Người mẹ không rao giảng với đứa con ý nghĩa và lợi ích của việc học, cũng không nói về tâm trạng của mình bằng những lời lẽ to tát. Người mẹ đang nói với chính mình, ôn lại những kỉ niệm mà mình đã trải qua bằng giọng điệu tâm tình. Chính hình thức kể chuyện này khiến cho tâm trạng của người mẹ hiện lên rõ nét hơn.. GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 5 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7 - Ngôn ngữ trong bài văn cũng rất giản dị, giàu sắc thái biểu cảm và đặc biệt trong sáng. Điều này khiến cho các em khi học văn bản này sẽ hiểu hơn tấm lòng của mẹ dành cho con, từ đó cố gắng học tập để không phụ lòng cha mẹ. * Bài tập: Suy nghĩ của em về câu nói : “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”? - Câu văn thể hiện vai trò to lớn của giáo dục nhà trường. Gọi đó là “thế giới kì diệu” vì nhà trường là: + Nơi cung cấp cho ta những tri thức về thế giới và con người. + Nơi giúp ta hoàn thiện nhân cách: về lẽ sống, tình thương, quan hệ, xử thế…. + Nơi ta được sống trong mối quan hệ trong sáng và mẫu mực: Tình thầy trò. 2. Văn bản: Mẹ GV mở rộng về tác giả; tác phẩm: Ét – môn – đô đơ A - mi – xi là nhà văn nổi tiếng người I – ta – li –a, Những tấm lòng cao cả (1886) là truyện thiếu nhi xuất sắc và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. “Dưới hình thức là tập nhật kí tròn một năm học của một cậu HS nhỏ, sách gồm nhiều mẩu chuyện ngắn có liên hệ với nhau, mô tả những hành động ý nghĩ cũng như tình cảm chân thực, hồn nhiên, trong sáng và sâu sắc như tình thương giữa bố mẹ và con cái, giữa những người nghèo khổ bất hạnh, tình yêu và lòng tự hào về quê hương về thói hư tật xấu như thói ghen tị, tật khoe khoang, tính kiêu ngạo… Các câu chuyện được trình bày một cách giản dị, sinh động, hiện thực mà nhiều khi hết sức cảm động. ? Nội dung và những nét nghệ thuật đặc. tôi. - VB: Mẹ tôi trích trong Những tấm lòng cao cả qua bản dịch của Hoàng Thiếu Sơn. Nhan đề do chính A – mi –xi đặt. Tuy câu chuyện được viết theo hình thức là một bức thư của người bố gửi cho con mình (cậu bé En – ri –co) vì cậu đã thiếu lễ độ với mẹ, nhưng tác giả lại tập trung bói về người mẹ mặc dù bà không xuất hiện trực tiếp trong văn bản này. Người bố bằng sự nghiêm khắc của mình, đã. GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 6 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7 sắc của văn bản?. nêu lên lỗi lầm của đứa con, nói với con về tình yêu thương, đức hi sinh vô bờ của mẹ và yêu cầu con phải thành khẩn sửa chữa sai lầm. Tham khảo: … Cha ngồi canh cơn sốt của con - Câu chuyện được thuật lại một cách Còn vật vã hơn nhiều hơn khi quặn lên giản dị, chân thực nhưng có sức hấp dẫn những câu thơ nặng nhọc lướn vì tác giả đã chọn lựa cách kể thích Con trai ơi hợp, các chi tiết được sử dụng một cách hợp lí. Tiếng khóc của con – niềm hi vọng của * Bài tập: cha nhòe ướt Tiếng cười của con là gương mặt của cha Tại sao khi nhận được bức thư này, En-rivừa lên sắc co lại thấy “xúc động vô cùng”? Em có Con gom đời cha trong bước chân bé tí nhận xét gì về thái độ của cậu bé? Hãy Cha bế con lên, bế lại ấu thơ mình liên hệ đến bản thân khi mắc lỗi và thái độ của mình khi nhận được sự góp ý của Ngày mỗi ngày người khác. Con lại dắt hi vọng của cha ùa ra phố - Người bố đã kể lại những kỉ niệm để Mang hồi hộp dồn căng trái bóng cậu bé nhớ lại tình yêu thương và đức hi Niềm vui cha lăn với mặt đường sinh mà người mẹ đã dành cho cậu. Mẹ Con mang về trong căn nhà ta những điều đã bao đêm thức trắng vì con, đã “khóc bình yên nức nở” vì sợ mất con. Với người mẹ, Mang cả lo âu từng ngày phố bụi En-ri-cô là tài sản quý giá nhất trên. Mẹ đã đợi cơm hai cha con ta như đợi hai - Thái độ nghiêm khắc của bố buộc En-riđứa trẻ cô phải suy nghĩ lại về hành động của Những đam mê quên cả hẹn hò…. mình. (Trần Quang Quý, Với con trai) - Sự phân tích của bố chân tình và thấu đáo giúp En-ri-co hiểu một cách sâu sắc rằng “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó” 3. Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê. - Cuộc chia tay của những con búp bê ? Những hiểu biết của em về tác phẩm? của Khánh Hoài là truyện ngắn đã được trao giải Nhì trong cuộc thi thơ – văn về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát –đa Bác – nen tổ chức năm 1992. Tác phẩm nói đến một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống, nhất là đời sống hiện đại: Cuộc chia tay của những người làm bố, làm mẹ đã để lại nỗi đau sâu sắc trong những tâm GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 7 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7 hồn thơ trẻ, khiến chúng thiếu vắng tình cảm của người đã sinh ra chúng. ? Trong truyện Khánh Hoài tập trung vào những cuộc chia tay nào? ? Tại sao tác giả không đặt tên truyện là Cuộc chia tay của hai anh em mà lại là Cuộc chia tay của những con búp bê? Cách đặt tên truyện như vậy có phù hợp với nội dung tác phẩm không?. ? Thể loại của văn bản?. ? Những nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện?. - Khánh Hoài không nói nhiều đến cuộc chia tay của người lớn mà xoáy vào cuộc chia tay của hai anh em Thành – Thủy: Người anh ở lại với bố, cô em gái phải về quê với mẹ. Hai con búp bê (Con Em nhỏ - con Vệ Sĩ) lẽ ra cũng phải chia tay nhau. Nhưng phút cuối, trước khi về quê theo mẹ,đứa em đã để lại cho anh con búp bê với lời dặn: “không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau”. Như vậy, tuy buộc phải chia tay nhưng về tình cảm, hai anh em không hề chia tay. Thông qua câu chuyện về hai anh em, tác giả đã tập trung ngợi ca tình cảm nhân hậu, trong sáng, vị tha của những đứa trẻ ngay cả trong tình huống bi đát nhất, khi mà tổ ấm gia đình của chúng đổ vỡ. - Trên thực tế, Cuộc chia tay của những con búp bê thuộc thể loại VB nhật dụng (Viết về quyền trẻ em). Nhưng về thể loại, đây là một truyện ngắn hoàn chỉnh. Thông qua câu chuyện về cuộc chia tay đau xót và cảm động giữa hai đứa trẻ, tác giả đã đưa ra một đề nghị thật khẩn thiết: Gia đình là tổ ấm hết sức quan trọng và quý giá. Nó bền vững nhưng cũng hết sức mong manh. Phải tìm cách để vun đắp, giữ gìn hạnh phúc gia đình, đừng vì bất kì một lí do nào đó mà làm tan vỡ những tình cảm cao đẹp ấy - Nghệ thuật + Truyện được kể từ ngôi thứ nhất (cậu bé Thành) nên tính chân thực của câu chuyện đã được tăng thêm; đồng thời khiến cho tác giả dễ thể hiện những suy nghĩ, những day dứt của nhân vật. + NT phân tích tâm lí nhân vật của nhà văn khá sâu sắc, tập trung khai thác tâm trạng của hai anh em qua các tình huống khác nhau.. GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 8 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7. - HS suy nghĩ trả lời, nhận xét bổ sung.. - HS thảo luận nhóm, nêu cảm nhận của bản thân. - Trình bày trước lớp - Nhận xét, bổ sung.. - Lối kể chuyện giản dị, chân thành, giọng kể tự nhiên nên có sức truyền cảm lớn. * Bài tập: a) Trong truyện có những chi tiết bất ngờ. Theo em, đâu là những chi tiết bất ngờ và cảm động nhất? - Cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút nhưng em không dám nhận vì Thủy phải về quê và không được đi học nữa. Đây là chi tiết rất đau xót. Không những Thủy phải sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm của người cha mà em còn bị bắt phải thôi học. Em phải kiếm sống ngay từ khi còn nhỏ. - Thủy tụt xuống xe và chạy về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ. Chi tiết này cũng làm người đọc thắt lòng. Dù hai anh em phải chia tay nhau nhưng tình cảm của Thành Thủy thì không thể chia cắt, chúng vẫn mãi ở bên nhau. b) Phân tích chi tiết khi dắt tay em ra khỏi trường, cậu bé Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. - Đây là một chi tiết giàu tính nghệ thuật. Tác giả tạo nên sự đối lập: tâm trạng của hai anh em thì đau xót, u ám nhưng cảnh vật bên ngoài thì vẫn bình thường, nắng vẫn vàng, người vẫn đi lại như không có gì xảy ra. Sự tương phản này khiến nỗi đau càng nổi rõ, tăng thêm cảm giác bơ vơ, thất vọng của hai anh em. Chẳng có ai thấu hiểu, chia sẻ với chúng nỗi đau quá lớn này. Bài tập về nhà: Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ hiền được bố của En-ri cô nhắc đến trong bức thư qua bài : “Mẹ tôi”. GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 9 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7 Ngày soạn: 15/9/2010 Ngày giảng: 16/9/2010. Tiết 4, 5, 6. MỞ RỘNG, NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ CA DAO, DÂN CA. I. Mục tiêu: Giúp hs - Củng cố mở rộng và nâng cao về kiến thức phần ca dao dân ca. - Biết cách tạo lập một văn bản hoàn chỉnh, viết các bài ca dao, dân ca dưới các yêu cầu: Phân tích, bình giảng, phát biểu cảm nghĩ. - Thuộc được nhiều bài ca dao ngoài chương trình học chính khoá. II. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản I. Ôn lại những kiến thức cơ bản về dân ca. ? Trong chương trình chính khoá, các 1. Khái niệm: Ca dao, dân ca là những em đã học về ca dao, dân ca. Hãy nhắc sáng tác dân gian, thuộc thể loại trữ tình. lại khái niệm về ca dao dân ca? + Dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, thường được viết theo những làn điệu nhất định. + Ca dao là lời thơ của dân ca. GV: Hiện nay, phần lớn ca dao sưu tầm được chủ yếu gồm hai câu hoặc 4 câu và thường chỉ có một vế đối mà ít khi có đầy đủ vế đáp. Vì thế, khi tìm hiểu ca dao, cần hình dung ai đang nói, nói với ai và nói nội dung gì, Nếu không xác định đựơc lời ca dao ấy là của ai, nói với ai trong hoàn cảnh nào thì việc phân tích bài ca dao rất dễ chệch hướng. Vì thế, khi tìm hiểu những bài ca dao ta luôn cần chú ý đến điều này.. ? Nội dung của ca dao thường phản ánh vấn đề gì?. 2. Nội dung: Ca dao phản ánh cuộc sống nhiều mặt của nhân dân. Tuy nhiên, là thể loại trữ tình nên ca dao chủ yếu phản ánh tâm tư, tình cảm, khát vọng, nỗi niềm của con người.. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 10 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7 đã coi ca dao là “Cây đàn muôn điệu” của trái tim quần chúng. ? Trong ca dao, em bắt gặp những nhân vật trữ tình ntn?. 3. Nhân vật trữ tình trong ca dao. + Trong quan hệ gia đình: Người mẹ, người vợ, người chồng, người con. + Trong quan hệ tình bạn, tình yêu: Chàng trai, cô gái... + Trong quan hệ xã hội: Người dân thường, người phụ nữ, người thợ, quan hệ chủ tớ.... ? Ca dao có những đặc trưng về nghệ thuật ntn?. 4. Nghệ thuật: + Đặc điểm nổi bật của ca dao VN là ngắn gọn nhưng cách phô diễn tình cảm hết sức phong phú. Ca dao thường sử dụng các thể thơ lục bát và song thất lục bát là chính. Ngôn ngữ vừa giàu chất thơ vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. + Sử dụng thủ pháp lặp (Lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngông ngữ...) như một thủ pháp chủ yếu để tổ chức hình tượng.. ? Chúng ta đã học nhiều bài ca dao, em II. Chủ đề của các bài ca dao hãy cho biết chủ đề của các bài ca dao 1.Những câu hát về tình cảm gia đình. đó? ? Những câu hát về tình cảm gia đình có - Thường là lời ru của mẹ đối với con, nội dung nói về điều gì? ông bà đối với con cháu, là lời của bậc dưới với bậc trên qua các hình thức so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tình cảm sâu sắc, nhắn nhủ về ơn sinh thành, nuôi dưỡng hoặc đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. - Các bài ca dao này đều mang giọng điệu tâm tình, tình cảm sâu sắc, chứng tỏ đối với ngừời VN tình cảm gia đình bao giờ cũng là rất cao cả, thiêng liêng. ? Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người thể hiện rõ điều gì?. 2. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.. GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 11 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7 - Thể hiện tình yêu chân thành và lòng tự hào của người bình dân xưa đối với quê hương đất nước và con ngưồi VN. qua những cảnh trí thiên nhiên, những di tích văn hoá - lịch sử, tác giả dân gian còn thể hiện sự hiểu biết và niềm tự hào đối với truyền thống VH – LS của dân tộc. - Có thể coi phần lớn các bài ca dao này được viết theo thể lục bát nhưng một số dòng được kéo dài ra: Sông nào / bên đục / bên trong Núi nào thắt cổ bồng / mà lại có thánh sinh? Do đó cách hiệp vần cũng không hoàn toàn theo kiểu bình thường: Nước sông Thương bên đục, bên trong Núi Đức Thánh Tản / thắt cổ bồng / mà lại có thánh sinh. * Bài tập a) Cảm nhận của em về bài ca dao: “ Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.” - Mở bài: Những nét khái quát về ca dao dân ca, vị trí của Những câu hát về tình cảm gia đình trong kho tàng ca dao dân ca VN. Ý nghĩa của bài ca dao (trích bài) - Thân bài: + Cảm nhận chung của em về bài ca dao + Hai câu đầu: + Hai câu cuối: + So sánh với các câu ca dao cùng nghĩa khác. + Liên hệ bản thân. - Kết bài: Cảm nghĩ sâu sắc của em về bài ca dao 4. Củng cố: 5. Dặn dò: GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 12 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7 Ngày soạn: 20/9/2010 Ngày giảng: 23/9/2010. Tiết 7, 8, 9. NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN VÀ NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM I. Mục tiêu: Giúp hs - Củng cố mở rộng và nâng cao về kiến thức phần ca dao dân ca, đặc biệt là ca dao dân ca về: Những câu hát châm biếm, những câu hát than thân - Biết cách tạo lập một văn bản hoàn chỉnh, viết các bài ca dao, dân ca dưới các yêu cầu: Phân tích, bình giảng, phát biểu cảm nghĩ về những câu hát châm biếm, những câu hát than thân - Thuộc được nhiều bài ca dao ngoài chương trình học chính khoá. II. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản I. Những câu hát than thân. ? Em biết gì về những câu hát thanthân? - Những câu hát than thân cũng chiếm một khối lượng đáng kể trong kho tàng ca dao, dân ca. Nhân vật trữ tình trong đó là những con người có tình cảnh đáng thương, chịu nhiều thua thiệt trong xã hội. Đó là những người nông dân, người phụ nữ, người ở..... Mang thân phận nhỏ bé, thấp hèn, mỗi khi đau khổ họ không biết bám víu vào đâu được, chỉ biết than thở để rồi rút cuộc cam chịu số phận như một điều tất yếu. Từ đó những câu hát than thân ra đời. ? Trong ca dao than thân, em thấy nhân vật có gì đặc biệt?. - Trong những câu hát than thân, chúng ta thường thấy hình ảnh con cò, con hach, con rùa,, Đó đều là những con vật nhỏ bé, đáng thương. Những con người bé nhỏ thua thiệt tìm thấy trong hình ảnh những con vật đó những điểm rất tương đồng với cuộc sống của mình. Họ nói về sự thua thiệt của những con vật đó là để tự vận vào mình, đồng thời. GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 13 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7. ? Nội dung chủ yếu của những câu hát than thân là gì?. ? Những câu hát châm biếm thể hiện thái độ gì của ND?. ? Thái độ của nhân dân lao động trước những thói hư, tật xấu, đối tượng xấu ntn?. ? Nhân dân phê phán, lên án những ai trong đời sống xã hội?. cũng là cách để tô đậm những cảnh ngộ đáng thương mà chính họ đang phải gánh chịu. - Nội dung chủ yếu của những câu hát than thân là sự thể hiện một cách kín đáo mà sâu sắc tâm trạng đau khổ, tủi nhục, đắng cay của những người có thân phận bé nhỏ, thấp hèn trong xã hội cũ. Ngoài ra đó còn là sự đồng cảm với những con người cùng cảnh ngộ, là lời tố cáo sự bất côn ngang trái trong xhpk trước đây. II. Những câu hát châm biếm. - Dũng cảm và thẳng thắn là những phẩm chất tích cực của nhân dân ta. Những phẩm chất đó không chỉ thể hiện trong cuộc đấu tranh với cái ác, cái xấu của xã hội (Phần lớn là của giai cấp thống trị) mà còn được thể hiển trong cách đấu tranh với những thói hư tật xấu ngay trong nội bộ của mình. - Cách đấu tranh cũng rất phong phú. Ngoài các hình thức đấu tranh trực tiếp (KNND) nhân dân ta còn vận dụng rất linh hoạt các hình thức đấu tranh gián tiếp mà phương thức phổ biến nhất là lưu truyền những bài ca châm biếm với những hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, nói ngược, phóng đại... rất độc đáo. - Đối tượng của những câu hát châm biếm trước hết là tầng lớp thống trị địa phương với những cậu cai, xã trưởng, chức dịch trong làng.. . Tầng lớp tuy cũng thuộc giai cấp thống trị nhưng sống khá gần gũi dân, thậm chí đã từng trải qua cuộc sống của chính những ngưồi nông dân. Bên cạnh đó là tư tưởng mê tín dị đoan là những thói hư tật xấu khác như thói lười biếng, cẩu thả, tham lam. III. Luyện tập.. GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 14 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7. - HS thảo luận làm bài. - Trình bày, nx, bổ sung. - GV đánh giá, sửa sai (nếu có), kết luận.. 1. Em hiểu cụm từ "thương thay" như thế nào?Hãy chỉ ra ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài “ Thương thay thân phận con tằm………gầy cò con?” - Nội dung bài 2 là lời của người lao động tỏ sự đồng cảm đối với những người cùng khổ. "Thương thay" là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa. *Từ "thương thay" được lặp lại bốn lần tạo cho nó sắc thái ý nghĩa như sau: - Mỗi lần lặp lại là một nỗi xót thương đối với những người lao động nghèo khổ, trong đó, cũng là lời than vãn cho thân phận mình. Mỗi lần lặp lại "thương thay" dường như nỗi xót thương ấy thêm thấm sâu tận đáy lòng. - Sự lặp lại từ này nhiều lần còn bao hàm ý nghĩa rộng hơn - Nỗi xót thương cho tất cả những người dân thấp cổ bé họng phải chịu nhiều oan ức 2. Hãy phân tích nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài: ““ Thương thay thân phận con tằm………gầy cò con?” Trong ca dao, tác giả dân gian thường mượn hình ảnh các con vật như một phương tiện để than thở về mình. Qua đó, cũng cho thấy sự đồng cảm sâu sắc của người lao động đối với các. GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 15 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7 con vật đã gắn bó với họ, vì cuộc đời của họ có khác gì cuộc sống của chúng. Quanh năm suốt tháng người lao động luôn cơ cực nhưng luôn bị bòn rút sức lực chẳng khác chi con tằm phải nằm nhả tơ cho bọn áp bức bóc lột. Vì thế, suốt đời họ dù phải cần cù như con kiến đi tìm mồi mà vẫn thiếu ăn. Cho nên, dù người nông dân có cố gắng như con hạc "lánh đường mây" nhưng cuộc sống vẫn cứ phiêu bạt, lận đận và vô vọng. Những oan trái trên, với thân phận thấp cổ bé họng, người lao động trong xã hội cũ "Dẫu kêu ra máu có người nào nghe" ko có một lẽ công bằng nào soi tỏ cho họ. Tất cả những nỗi thương thân và than thân đó được gửi gắm qua những hình ảnh ẩn dụ thật tài tình, cộng với lối thơ lục bát mượt mà, ngọt ngào khiến ta thấm được nỗi khổ nhiều bề của dân ta ngày trước và đã làm nhức nhối lòng ta mãi đến giờ. 3. Hình ảnh so sánh ở bài “Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” có gì đặc biệt? Qua đây, em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào? Bài ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. "Thân em như trái bần trôi". Trong ca dao Nam bộ, GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 16 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7 hình ảnh trái bần cũng như mù u, sầu riêng, thường gợi đến cuộc đời nghèo khổ, buồn đau, đắng cay. Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung bằng các chi tiết "gió dập", "sóng dồi", "biết tấp vào đâu". Các chi tiết ấy gợi lên cuộc đời người phụ nữ quá nhỏ bé, số phận họ thật là lênh đênh, chìm nổi trong sự mông mênh của xã hội ngày xưa. Họ không 1 quyền tự quyết nào về chính bản thân mình cả. Người phụ nữ là hiện thân của nỗi đau khổ ngày xưa. 4. Nội dung chính của Những câu hát châm biếm trong Ngữ Văn 7 tập 1 1/ Bài 1 giới thiệu về chú tôi để rao lời cầu hôn chân dung gồm mấy nét giễu cợt mỉa mai sau -Hay tửu hay tăm:nghiện rượu -hay nước chè đặc:nghiện chè đậm -hay nằm ngủ trưa và ban ngày ước những ngày mưa ban đêm thì ước những đêm thừa trống canh:nghiện ngủ Như vậy chú tôi là người nhiều tật ,đã nghiện rượu chè lại còn lười biếng đây là cách nói châm biếm chú tôi 2/Bài hai nhại lời thầy bói với người xem bói. Ở đây người thầy bói có kiểu nói nước đôi,nói những chuyện chuyện hiển nhiên .Thế nhưng người thầy bói dùng cái trò này để lưà gạt người khác bằng những lời GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 17 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7 nói nhẹ dạ cả tin. Bài ca dùng chính những lời thầy bói để nói gây cười châm biếm ông thầy bói bài ca dao phê phán những kẻ hành nghề mê tín lừa bịp lợi dụng dụng sự non dạ cả tin của người khác để kiếm tiền. 3/Mỗi con vật trong bài 3 là tượng trưng cho một loại người một hạng người .Con cò tượng trưng cho người nông dân chân lấm tay bùn. Cà cuống tượng trưng cho kẻ tai to mặt lớn như lí trưởng, xã trưởng, hạng người lợi dụng quyến thế, lợi dụng cơ hội để có cái ăn. Chim Ri, Chào Mào tượng trưng cho loài người như cai lệ, lính lệ trong làng,... đây là hạng người chút ít quyền lực thừa cơ ăn theo.. 4. Củng cố: Hệ thống toàn bài 5. Dặn dò: Nắm chắc nội dung bài học. Tìm đọc các câu ca dao than thân, ca dao châm biếm ngoài văn bản.. Ngày soạn: 28/09/2010 Ngày giảng 29/09/2010 TỪ GHÉP, TỪ LÁY, ĐẠI TỪ LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN I. Mục tiêu: - Học sinh nắm chắc các khái niệm về từ ghép, từ láy, đại từ và biết cách tạo lập văn bản. - Biết vận dụng lí thuyết vào làm bài tập, sử dụng được trong thực tế đời sống với các tình huống cụ thể. II. Chuẩn bị - GV: Giáo án, Các loại sách tham khảo GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 18 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7 - HS: SGK, Sách tham khảo III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức 2. KTBC 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung cơ bản I. Phần Tiếng Việt. 1. Từ ghép và từ láy. ? Ở lớp 6 các em đã được tìm hiểu về từ đơn, từ ghép. Em hãy phân biệt các * Từ đơn là những từ chỉ gồm một khái niệm từ trên? tiếng. VD: ăn, ngủ, học, bàn, ghế. Xinh, ngoan….. * Từ phức là những từ có hai tiếng trở lên. Từ phức được chia làm từ ghép và từ láy. - Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau. VD: Xe đạp, học hành, ăn mặc, xinh đẹp…. - Từ láy là những từ phức được tạo ra nhờ phép láy âm. VD: xanh xanh, long lanh, khấp khểnh….. ? Có những loại từ ghép nào? Cấu tạo a) Từ ghép có 2 loại chính là từ và ý nghĩa của nó? ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. * Từ ghép chính phụ - Về mặt cấu tạo là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. - Về mặt ý nghĩa: từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. + Tiếng chính có ý nghĩa chỉ loại, tiếng phụ thu hẹp ý nghĩa của tiếng chính, làm cho từ ghép chính phụ có nghĩa chỉ loại nhỏ trong loại mà tiếng chính biểu thị. VD: Xe đạp, xe máy, xe hơi….. là các loại nhỏ của xe. * Từ ghép đẳng lập: - Về cấu tạo: có các tiếng bình đẳng với nhau về (Không có tiếng chính và tiếng phụ) GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 19 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Giáo án Bồi dưỡng Đội tuyển Văn 7. ? Hãy sắp xếp các từ ghép: xe máy, xe cộ, cá chép, nhà cửa, nhà máy, quần âu, cây cỏ, quần áo, xanh lè, xanh um, đỏ quạch, đỏ au, đỏ hỏn thành hai nhóm và điền vào bảng theo mẫu cho dưới đây:. ? Tìm 3 từ ghép mà khi sử dụng có thể chỉ cần dùng tiếng phụ là đã bao gồm nghĩa của cả tiếng chính. ? Nghĩa của các từ ghép: Làm ăn, ăn nói, ăn mặc, có phải do nghĩa của từng tiếng cộng lại không? Đặt câu. - Về mặt ý nghĩa: Có tính chất hợp nghĩa, mang tính khái quát, “nói chung”. VD: sách vở chỉ sách và vở nói chung. Do đó, từ ghép đẳng lập không thể trực tiếp kết hợp với các số từ. Không thể nói: Một sách vở. - Nghĩa của từ ghép đẳng lập có thể là nghĩa của một tiếng trong nó (Xét ở thời điểm hiện nay), nhưng vẫn mang tính khái quát. VD: chợ búa, gà qué…. Có nghĩa chỉ chợ nói chung. Vì thế chúng cũng không dùng để nói về “chợ”, “gà” cụ thể được. Không thể nói: Hà Nội lắm chợ búa quá. Hôm nay tôi đi hai chợ búa mà không mua được rau. * Các từ ghép chính phụ sau khi được tạo ra vẫn có thể được dùng để tiếp tục tạo ra các từ ghép chính phụ nữa. VD: máy khoan -> máy khoan đá , máy khoan tay, máy khoan điện… * Bài tập. BT 1 Từ ghép Từ ghép chính phụ đẳng lập Xe máy, xe cộ, Nhà cửa, quần cá chép, nhà áo, đỏ au máy, quần âu, cây cỏ, xanh lè, xanh um, đỏ quạch, đỏ hỏn BT 2 - Bác cân cho cháu một con chép (Chép đã bao hàm nghĩa cá chép). - Đại bàng tung cánh bay (loài Chim) - Bây giờ mận mới hỏi đào (Quả) Vườn hồng có lối ai vào hay chưa? BT 3 - Công việc làm ăn dạo này thế nào? (Có nghĩa là làm). GV: Hoàng Thị Mai – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Chợ Đồn – Bắc KạnPage 20 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×