Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

Nghiên cứu thành phần mọt hại đậu bảo quản, đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của loài mọt đậu cô ve (mọt đậu nành) (acanthoscelides obtectus say) và biện pháp phòng trừ c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.37 MB, 225 trang )

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------------------



NGUYỄN QUÝ DƯƠNG





NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI ðẬU
BẢO QUẢN, ðẶC ðIỂM HÌNH THÁI, SINH VẬT HỌC,
SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI MỌT ðẬU CÔ VE
(MỌT ðẬU NÀNH) (Acanthoscelides obtectus Say)
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CHÚNG Ở VIỆT NAM




LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 62 62 10 01



Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TSKH. Vũ Quang Côn
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Hà Nội
2. PGS.TS. ðặng Thị Dung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội




HÀ NỘI, NĂM 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
i
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
i
LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, ñây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Toàn
bộ số liệu, hình ảnh minh họa, kết quả nghiên cứu trong luận án này là do tôi
thực hiện, trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất cứ một công
trình nào cũng như chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ thực hiện luận án này ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.


Tác giả luận án







NCS. Nguyễn Quý Dương




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
ii
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
ii
LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành bản luận án này, trước hết tôi xin ñược bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới
GS.TSKH. Vũ Quang Côn, Viện Sinh Thái & Tài nguyên sinh vật và PGS.TS. ðặng Thị
Dung, Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã nhiệt
tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành bản luận án.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo cùng tập thể cán bộ của Bộ môn
Côn trùng, Khoa Nông học, Viện ðào tạo Sau ñại học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội ñã nhiệt tình giúp ñỡ cả về cơ sở vật chất và tinh thần ñể tôi hoàn thành bản luận án
theo ñúng tiến ñộ.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám ñốc Cục Bảo vệ thực vật, Giám
ñốc. ThS. Lê ðức ðồng, ThS. Vũ Thị Hải, ThS. Lê Nhật Thành và các cán bộ nhân viên
của Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I ñã giúp ñỡ, tạo ñiều kiện về vật chất và
ñộng viên về tinh thần cho tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận án.
Chúng tôi cũng xin ñược cảm ơn TS. Hà Thanh Hương, TS. Hà Viết Cường và một
số sinh viên thực tập tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật (Nguyễn Lan Hương, Luyện Thị
Thuỳ Nga, ðặng Quang ðiệp, Trần Thị Thái Hà, Nguyễn Phương Nhã, Chu Thị Lựu,
Trịnh Trọng ðức, Nguyễn Quốc Hùng, Trịnh Văn Sơn, Quách Thị Huyền, Mai Thế
Thuyết) ñã nhiệt tình giúp ñỡ trong quá trình thực hiện ñề tài.

Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình của cán bộ thuộc Phòng
Kiểm dịch thực vật, các phòng chức năng và các ñơn vị kiểm dịch thực vật trực thuộc Cục
Bảo vệ thực vật, các chi cục Bảo vệ thực vật, Viện Nông hoá, Viên Sinh thái & Tài nguyên
sinh vật, Trung tâm Tài nguyên thực vật trong quá trình thực hiện ñề tài.
Chúng tôi cũng xin ñược ghi nhận những ý kiến trao ñổi, góp ý và sự giúp ñỡ của các
nhà khoa học trong và ngoài nước, các ñồng nghiệp trong quá trình thực hiện ñề tài và
hoàn thành bản luận án.
Cuối cùng, tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia ñình, người thân và bạn bè
ñã hết lòng giúp ñỡ, ñộng viên cả về tinh thần và vật chất trong suốt thời gian thực hiện ñề
tài và hoàn thành bản luận án.


Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Tác giả luận án






NCS. Nguyễn Quý Dương



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
iii
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
iii
MỤC LỤC


Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt trong luận án vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình x
MỞ ðẦU 1
1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 6
1.1.1 Thành phần côn trùng trong kho nông sản trên thế giới, ñặc
ñiểm hình thái và phân bố của Mọt ñậu cô ve 6
1.1.2 Những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học của Mọt ñậu cô ve 10
1.1.3 Những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh thái học của Mọt ñậu cô ve 15
1.1.4 Biện pháp phòng trừ Mọt ñậu cô ve 17
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 32
1.2.1 Thành phần côn trùng trong kho nông sản ở Việt Nam, ñặc
ñiểm hình thái và phân bố của Mọt ñậu cô ve 32
1.2.2 Những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học của côn
trùng gây hại trong kho 35
1.2.3 Biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho 37
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 41
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
iv
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
iv

2.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 42
2.2.1 Vật liệu nghiên cứu 42
2.2.2 Dụng cụ, thiết bị, hóa chất nghiên cứu 42
2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 42
2.3.1 ðiều tra thành phần côn trùng trên ñậu ñỗ bảo quản ở Việt Nam 42
2.3.2. Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học của loài Mọt ñậu cô ve 45
2.3.3 Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh thái học của loài Mọt ñậu cô ve 52
2.3.4 Nghiên cứu biện pháp phòng trừ Mọt ñậu cô ve 59
2.3.5 Xử lý số liệu 62
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 63
3.1 Thành phần loài côn trùng gây hại và thiên ñịch của chúng trên ñậu
ñỗ bảo quản ở Việt Nam 63
3.1.1 Thành phần loài côn trùng gây hại trên ñậu ñỗ bảo quản 63
3.1.2 ðặc ñiểm hình thái của loài Mọt ñậu tương (Callosobruchus
analis F.) mới ñược bổ sung vào danh sách côn trùng gây hại
trong kho ở Việt Nam 68
3.1.3 Thành phần thiên ñịch của côn trùng gây hại trên ñậu ñỗ bảo
quản ở Việt Nam 70
3.1.4 Mối liên quan giữa quy mô bảo quản, chủng loại ñậu ñỗ và
thành phần côn trùng gây hại 73
3.1.5 ðặc ñiểm hình thái và dấu hiệu nhận biết các loài mọt ñậu ở
Việt Nam 80
3.2 Một số ñặc ñiểm sinh học của loài Mọt ñậu cô ve 91
3.2.1 ðặc ñiểm sinh học các pha của Mọt ñậu cô ve 91
3.2.2 Phổ ký chủ của Mọt ñậu cô ve 108
3.2.3 Bước ñầu tìm hiểu sự chu chuyển của Mọt ñậu cô ve ở các giai
ñoạn trước và sau thu hoạch 112
3.3 Một số ñặc ñiểm sinh thái học của loài Mọt ñậu cô ve 116
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
v

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
v
3.3.1 Hoạt ñộng ñẻ trứng của Mọt ñậu cô ve dưới ảnh hưởng của một
số yếu tố sinh thái 116
3.3.2 Sự phát triển cá thể của Mọt ñậu cô ve dưới ảnh hưởng của một
số yếu tố sinh thái 127
3.3.3 Biến ñộng mật ñộ quần thể của Mọt ñậu cô ve 132
3.4 Biện pháp phòng trừ Mọt ñậu cô ve 135
3.4.1 Biện pháp vần ñảo ñậu 135
3.4.2 Biện pháp xử lý nhiệt 136
3.4.3 Biện pháp trộn bụi trơ 138
3.4.4 Biện pháp phòng trừ bằng lá cây 139
3.4.5 Biện pháp phòng trừ bằng thuốc thảo mộc 141
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 143
Kết luận 143
ðề nghị 144
Danh mục công trình công bố liên quan ñến luận án 146
Tài liệu tham khảo 147
Phụ lục 165

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
vi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BVTV Bảo vệ thực vật
CABI Center for Agriculture and Bioscience International
(Trung tâm Sinh học nông nghiệp quốc tế)
CT Công thức

DE Diatomaceous Earth
(Bụi trơ)
FAO Food Agriculture Organization
(Tổ chức Nông lương)
GCJ Gu Chong Jing
IOBC International Organization of Biological Control
(Tổ chức ðấu tranh sinh học thế giới)
KDTV Kiểm dịch thực vật
MðCV Mọt ñậu cô ve
MðX Mọt ñậu xanh
NRI Natural Resource Institute
(Viện Tài nguyên thiên nhiên)
SNK Sau nhập khẩu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
vii
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
vii
DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Thành phần loài côn trùng gây hại và mức ñộ phổ biến của
chúng trên ñậu ñỗ bảo quản ở Việt Nam
(2006-2008) 65

3.2 Thành phần thiên ñịch của côn trùng gây hại trên ñậu ñỗ bảo
quản ở Việt Nam (2006-2008) 71

3.3 Thành phần loài côn trùng gây hại trên ñậu ñỗ theo quy mô bảo

quản ở Việt Nam (2006-2008) 74

3.4 Thành phần loài côn trùng gây hại trên một số loại ñậu ñỗ bảo
quản ở Việt Nam (2006-2008) 77

3.5 Kích thước các pha phát dục của Mọt ñậu cô ve A. obtectus 80

3.6 So sánh ñặc ñiểm hình thái của trưởng thành 5 loài mọt ñậu
thuộc họ Bruchidae 85

3.7 Vị trí và kiểu ñẻ trứng của Mọt ñậu cô ve A. obtectus 92

3.8 Sức ñẻ trứng của Mọt ñậu cô ve A. obtectus trong ñiều kiện có
và không có giao phối 94

3.9 Sức ñẻ trứng của Mọt ñậu cô ve A. obtectus trong ñiều kiện
có và không có ký chủ 96

3.10 Sự lựa chọn ký chủ ñể ñẻ trứng của Mọt ñậu cô ve A. obtectus 97

3.11 Tập tính lựa chọn ñẻ trứng của Mọt ñậu cô ve A. obtectus ñối
với hạt ñậu cô ve bị xâm hại ở các mức ñộ khác nhau 99

3.12 Tỷ lệ trứng nở của Mọt ñậu cô ve A. obtectus theo ñộ tuổi ñẻ
của trưởng thành 102

3.13 Tỷ lệ trứng nở theo kiểu ñẻ trứng của Mọt ñậu cô ve A. obtectus 103

3.14 Khả năng di chuyển của sâu non tuổi 1 ñể ñục vào hạt
ñậu cô ve trắng 104


3.15 Tỷ lệ bị xâm nhiễm bởi sâu non tuổi 1 ở một số loại hạt ñậu
khác nhau 106

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
viii
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
viii
3.16 Khả năng thích ứng của Mọt ñậu cô ve A. obtectus trên các loại
hạt nông sản khác nhau 109

3.17 Khả năng thích ứng của Mọt ñậu cô ve A. obtectus trên hạt của
cây họ ðậu làm cây phân xanh, cây che phủ ñất 111

3.18 Sự phát triển theo thời gian của Mọt ñậu cô ve A. obtectus tại
huyện ðiện Bàn và ðại Lộc, tỉnh Quảng Nam (2006-2007) 113

3.19 Mối liên quan giữa khoảng cách từ kho chứa của nông dân ñến
ruộng ñậu và tần suất bắt gặp Mọt ñậu cô ve A. obtectus ở giai
ñoạn trước thu hoạch tại Quảng Nam năm 2007 114
3.20 Mối liên hệ giữa khoảng cách từ kho chứa của nông dân và giai
ñoạn sinh trưởng của cây với thời ñiểm Mọt ñậu cô ve A.
obtectus ra ñồng ñẻ trứng tại Quảng Nam năm 2007 115
3.21 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sức ñẻ trứng của Mọt ñậu cô ve A.
obtectus 116

3.22 Ảnh hưởng của thủy phần hạt ñậu ñến sức ñẻ trứng của Mọt
ñậu cô ve A. obtectus 118

3.23 Ảnh hưởng của chế ñộ chiếu sáng ñến sức ñẻ trứng của Mọt

ñậu cô ve A. obtectus 119

3.24 Sức ñẻ trứng của Mọt ñậu cô ve A. obtectus trên các loại hạt
ñậu khác nhau 121
3.25 Ảnh hưởng của tỷ lệ hạt ñậu bị hại ñến sức ñẻ trứng của Mọt
ñậu cô ve A. obtectus 123

3.26 Ảnh hưởng của mật ñộ trưởng thành tới sức ñẻ trứng của Mọt
ñậu cô ve A. obtectus 124

3.27 Ảnh hưởng của sự cạnh tranh khác loài tới sức ñẻ trứng của
Mọt ñậu cô ve A. obtectus trên ñậu xanh 125

3.28 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến thời gian phát dục của Mọt ñậu cô
ve A. obtectus 127

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
ix
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
ix
3.29 Ảnh hưởng của thủy phần hạt ñến thời gian phát dục của Mọt
ñậu cô ve A. obtectus 129

3.30 Ảnh hưởng của chế ñộ chiếu sáng ñến thời gian phát dục của
Mọt ñậu cô ve A. obtectus 130

3.31 Thời gian phát dục của Mọt ñậu cô ve A. obtectus trong phòng
thí nghiệm qua các mùa trong năm (2006-2007) 131

3.32 Ảnh hưởng của biện pháp vần ñảo khối hạt ñến khả năng gây

hại và phát triển của Mọt ñậu cô ve A. obtectus 136

3.33 Hiệu quả của biện pháp sấy hạt ñối với các pha của Mọt ñậu cô
ve A. obtectus trong phòng thí nghiệm 137

3.34 Hiệu quả của biện pháp bảo quản hạt ñậu bằng tro bếp ñối với
Mọt ñậu cô ve A. obtectus trong phòng thí nghiệm 138

3.35 Hiệu quả của biện pháp bảo quản hạt ñậu bằng một số loại lá
cây ñối với Mọt ñậu cô ve A. obtectus trong phòng thí nghiệm 140

3.36 Hiệu quả của biện pháp bảo quản hạt ñậu cô ve bằng thuốc thảo
mộc Gu Chong Jing 25 DP ñối với Mọt ñậu cô ve A. obtectus 141


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
x
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
x
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
2.1 Nghiên cứu tập tính lựa chọn ñẻ trứng của Mọt ñậu cô ve A. obtectus 47
2.2 Hạt của một số loại ñậu nghiên cứu 50
2.3 Hạt của một số loại cây phân xanh, cây che phủ ñất 51
2.4 Nghiên cứu biến ñộng mật ñộ quần thể Mọt ñậu cô ve
A. obtectus trên hạt ñậu cô ve 59
2.5 Nghiên cứu biến ñộng mật ñộ quần thể Mọt ñậu cô ve
A. obtectus trên một số loại hạt ñậu 59
2.6 Bảo quản hạt ñậu cô ve bằng lá cây khô 62
2.7 Bảo quản hạt ñậu cô ve bằng thuốc Gu Chong Jing 62

3.1 Trưởng thành Mọt ñậu tương C. analis 69
3.2 Râu ñầu của Mọt ñậu tương C. analis 70
3.3 ðốt ñùi chân sau của Mọt ñậu tương C. analis 70
3.4 Gai giao cấu của con ñực Mọt ñậu tương C. analis 70
3.5 Ong xanh ký sinh có mắt cánh 72
3.6 Ong xanh ký sinh gốc bụng vàng 72
3.7 Ong xanh ký sinh vân cánh nâu 72
3.8 Nhện càng cua mình dài 72
3.9 Trứng của Mọt ñậu cô ve A. obtectus 81
3.10 Sâu non tuổi 1 của Mọt ñậu cô ve A. obtectus 81
3.11 Sâu non các tuổi 2,3 và 4 của Mọt ñậu cô ve A. obtectus 82
3.12 Nhộng của Mọt ñậu cô ve A. obtectus 83
3.13 Trưởng thành ñực Mọt ñậu cô ve A. obtectus 83
3.14 Trưởng thành cái Mọt ñậu cô ve A. obtectus 84
3.15 Râu ñầu và ñốt ñùi chân sau của Mọt ñậu cô ve A. obtectus 84
3.16 Bảng nhận biết hình thái một số loài mọt hại ñậu 86
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
xi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
xi
3.17 Trứng của loài Mọt ñậu cô ve A. obtectus và Mọt ñậu Mexico
Z. subfasciatus 87
3.18 Lỗ vũ hóa của Mọt ñậu cô ve A. obtectus và Mọt ñậu Mexico
Z. subfasciatus 88
3.19 Trứng của loài Mọt ñậu cô ve A. obtectus và Mọt ñậu xanh
C. chinensis 89
3.20 Triệu chứng gây hại của Mọt ñậu cô ve A. obtectus và Mọt ñậu
xanh C. chinensis trên hạt ñậu xanh 90
3.21 Các kiểu ñẻ trứng của Mọt ñậu cô ve A. obtectus 92
3.22 Số lượng trứng ñẻ trung bình của Mọt ñậu cô ve A. obtectus

trong ñiều kiện có và không có mặt con ñực 94
3.23 Tỷ lệ trứng nở của Mọt ñậu cô ve A. obtectus ở các nhiệt ñộ
khác nhau 101
3.24 Sự lựa chọn ký chủ ñể ñục vào hạt của sâu non tuổi 1 105
3.25 Tập tính ñục vào hạt của sâu non tuổi 1 107
3.26 Ảnh hưởng sự canh tranh khác loài ñến tỷ lệ sống sót của Mọt
ñậu cô ve A. obtectus trên ñậu xanh 126
3.27 Vòng ñời và ñời của Mọt ñậu cô ve A. obtectus qua các mùa
trong năm (2006-2007) 132
3.28 Diễn biến mật ñộ quần thể của Mọt ñậu cô ve A. obtectus trên
hạt ñậu cô ve trắng 133
3.29 Diễn biến mật ñộ quần thể của Mọt ñậu cô ve A. obtectus trên
hạt các loại ñậu khác nhau 134


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
1
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
1
MỞ ðẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Côn trùng hại kho là một trong những nhóm dịch hại quan trọng ñối với
nông sản ñược bảo quản. Theo ñánh giá của tổ chức Nông lương thế giới
(FAO), hàng năm tổn thất về ngũ cốc dự trữ trên toàn thế giới do côn trùng
gây ra khoảng 10% (Wolpert, 1967). Sự tổn hại ở các vùng nhiệt ñới và bán
nhiệt ñới còn cao hơn so với vùng ôn ñới (dẫn theo Snelson, 1987) [118]. Ở
vùng ðông Nam Á, có những năm thiệt hại lớn do côn trùng kho gây ra ñối
với ngũ cốc làm tổn thất tới trên 50% (Hall, 1970) (dẫn theo Bùi Công Hiển,
1995) [14].

Ở Việt Nam, nhóm côn trùng gây hại trong kho cũng ñã ñược quan tâm
nghiên cứu từ khá sớm. Có thể kể ñến kết quả ñiều tra trước ñây của các tác
giả như ðinh Ngọc Ngoạn (1964) [25], Dương Quang Diệu và Nguyễn Thị
Giáng Vân (1976) [8], Vũ Quốc Trung (1978) [29], Bùi Công Hiển và cộng
sự (1980) [12], Hoàng Văn Thông và Nguyễn Thị Giáng Vân (1986) [28].
Gần ñây, có số liệu công bố của Dương Minh Tú và cộng sự (2003) [36], Bùi
Minh Hồng và Hà Quang Hùng (2004) [18] và một số tác giả khác. Các kết
quả ñiều tra ñã ghi nhận sự có mặt của hơn 100 loài côn trùng gây hại trong
kho, trong ñó nhóm côn trùng thuộc bộ Cánh cứng chiếm ña số.
Hiện nay trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, các loại
nông sản ñã ñược bảo quản riêng ñể thuận lợi cho việc kinh doanh, sử dụng.
Do vậy, thành phần loài dịch hại trên từng loại mặt hàng nông sản chính bảo
quản trong kho cũng ñược quan tâm nghiên cứu. ðậu ñỗ tuy không phải là loại
nông sản chủ yếu liên quan ñến an ninh lương thực toàn cầu, nhưng nó cũng có
vai trò khá quan trọng trong ñời sống hàng ngày của nhân dân và cho các
ngành công nghiệp chế biến. Do có vai trò quan trọng ñó, nên ñậu ñỗ là nhóm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
2
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
2
nông sản ñược nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, trong ñó có các
nghiên cứu về thành phần dịch hại và phương pháp phòng trừ chúng.
Trong số các loài côn trùng gây hại trên ñậu ñỗ bảo quản, nhóm côn
trùng nằm trong họ Bruchidae, thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) có ý nghĩa
rất quan trọng. ðây là nhóm côn trùng gây hại nguyên phát trên ñậu ñỗ bảo
quản. Mọt ñậu Acanthoscelides obtectus Say (A. obtectus) là loài gây hại nguy
hiểm trên các loại ñậu ñỗ, ñặc biệt là ở giai ñoạn bảo quản. Ở nước ta, theo số
liệu ñiều tra năm 1993 của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), mọt ñậu A. obtectus
lúc ñó có tên tiếng Việt là Mọt ñậu nành mới chỉ xuất hiện ở diện hẹp trên ñậu
cô ve tại ðức Trọng - Lâm ðồng. Là loài mọt nguy hiểm trên thế giới và có

phân bố hẹp tại Việt Nam nên Mọt ñậu cô ve (Mọt ñậu nành) ñược xếp vào
danh mục ñối tượng Kiểm dịch thực vật (KDTV) nhóm II của Việt Nam [1],
[3], [4] và chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan KDTV Việt Nam. Tuy nhiên,
theo kết quả ñiều tra mới nhất của Cục Bảo vệ thực vật, năm 2005 thì loài mọt
này ñã có phân bố tương ñối rộng tại Việt Nam. Hiện nay, chúng ñã phát tán
theo ñậu ñỗ buôn bán từ miền Trung ra miền Bắc và nhiều vùng khác trong cả
nước. Do vậy loài mọt này ñã ñược ñưa ra khỏi danh mục ñối tượng KDTV
của Việt Nam [5]. Mặc dù vậy, loài mọt này vẫn rất nguy hiểm do khả năng
gây hại mạnh và nhanh trên ñậu bảo quản. Theo báo cáo của một số chi cục
BVTV các tỉnh thành phía Bắc và khu vực miền Trung năm 2005, trong ñiều
kiện nóng và ẩm vào mùa hè, nếu không ñược phòng trừ tốt Mọt ñậu cô ve có
thể gây hại cho hạt ñậu cô ve từ 50 ñến 80% sau khoảng 2 tháng bảo quản.
Mặt khác, do trước ñây Mọt ñậu cô ve là ñối tượng KDTV của nước ta, nên
theo quy ñịnh không ñược phép nhân nuôi trong phòng thí nghiệm. Vì vậy,
những hiểu biết và thông tin cụ thể về loài mọt này còn rất hạn chế. ðể có cơ
sở khoa học cho việc phòng trừ Mọt ñậu cô ve ở nước ta, những nghiên cứu
cơ bản về loài mọt này là cần thiết trong tình hình hiện nay.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
3
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
3
Xuất phát từ những yêu cầu về mặt lý luận cũng như thực tiễn nêu trên
chúng tôi tiến hành ñề tài “Nghiên cứu thành phần mọt hại ñậu bảo quản,
ñặc ñiểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của loài Mọt ñậu cô ve
(Mọt ñậu nành) (Acanthoscelides obtectus Say) và biện pháp phòng trừ
chúng ở Việt Nam”
2 MỤC ðÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI
2.1 Mục ñích
Xác ñịnh thành phần loài côn trùng gây hại, trọng tâm là nhóm mọt ñậu
trên ñậu ñỗ bảo quản. Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh học, sinh thái học

của Mọt ñậu cô ve A. obtectus, từ ñó ñề xuất các biện pháp phòng trừ chúng
có hiệu quả.
2.2 Yêu cầu
- ðiều tra xác ñịnh thành phần côn trùng gây hại và thiên ñịch của chúng
trên ñậu ñỗ bảo quản ở Việt Nam.
- Nghiên cứu một số ñặc ñiểm hình thái, sinh học, sinh thái học cơ bản
của Mọt ñậu cô ve A. obtectus.
- Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ Mọt ñậu cô ve A. obtectus
bằng phương pháp vật lý, cơ giới và thuốc thảo mộc ở quy mô hộ nông dân.
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
3.1 Ý nghĩa khoa học
- ðã bổ sung ñược nhiều loài vào danh lục côn trùng gây hại trên ñậu ñỗ
bảo quản, trọng tâm là nhóm mọt ñậu họ Bruchidae ở Việt Nam.
- Lần ñầu tiên ở Việt Nam, loài Mọt ñậu cô ve ñược nghiên cứu một cách
cơ bản và có hệ thống về ñặc ñiểm hình thái, sinh học, sinh thái học, tình hình
phân bố gây hại, ñặt cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp phòng
chống loài dịch hại này.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
4
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
4
- Từ các kết quả nghiên cứu thu ñược, ñã có ñủ cơ sở ñể ñề xuất ñổi tên
Việt Nam thường gọi ñối với loài mọt A. obtectus từ Mọt ñậu nành thành Mọt
ñậu cô ve, chấm dứt sự hiểu lầm tồn tại từ nhiều năm nay về ký chủ chính
thức của loài mọt này.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu phổ ký chủ của Mọt ñậu cô ve là ñịnh hướng quan
trọng trong việc ñánh giá khả năng phân bố gây hại của chúng trên các loại
ñậu ñỗ bảo quản ở Việt Nam.
- Việc nghiên cứu chi tiết triệu chứng gây hại của các loài mọt ñậu ñã

cung cấp dấu hiệu nhận biết cơ bản, giúp những người làm công tác KDTV có
thể ñiều tra phát hiện nhanh và chính xác sự hiện diện của chúng cũng như
những ñối tượng mới nếu có trên ñậu ñỗ xuất nhập khẩu.
- Các biện pháp bảo quản ñơn giản có thể áp dụng cho bảo quản ñậu ñỗ ở
quy mô nhỏ như hộ nông dân, hộ kinh doanh ñậu ñỗ nhằm giảm bớt dùng
thuốc hóa học trong phòng trừ Mọt ñậu cô ve.
4 ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI
4.1 ðối tượng nghiên cứu
Loài Mọt ñậu cô ve (Acanthoscelides obtectus Say) ñược thu thập tại các
hộ nông dân, hộ kinh doanh ñậu ñỗ trong cả nước.
Bên cạnh ñối tượng nghiên cứu chính là Mọt ñậu cô ve (Acanthoscelides
obtectus Say), bản luận án này còn ñề cập ñến 3 loài mọt khác hiện có ở Việt
Nam là Callosobruchus chinensis (L.), Callosobruchus maculatus (F.) và
Callosobruchus analis F. cũng như loài Zabrotes subfasciatus (Boheman) là
ñối tượng KDTV nhóm I của Việt Nam. ðể tiện theo dõi, chúng tôi ñề nghị
dùng tên Việt Nam cho các loài mọt ñậu này như sau:
- Mọt ñậu xanh: Callosobruchus chinensis (L.)
- Mọt ñậu ñỏ: Callosobruchus maculatus (F.)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
5
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
5
- Mọt ñậu tương: Callosobruchus analis F.
- Mọt ñậu Mêxico: Zabrotes subfasciatus (Boheman)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Do côn trùng gây hại trong kho xuất hiện ở nhiều giai ñoạn sau thu
hoạch sản phẩm, vì vậy ñiều tra thành phần côn trùng gây hại trên ñậu ñỗ
ngoài tập trung ñiều tra trên ñậu ñỗ bảo quản, chúng tôi còn tiến hành ñiều tra
trên ñậu ñỗ vừa mới thu hoạch, ñậu ñỗ sơ chế và ñậu ñỗ lưu thông, buôn bán
trên thị trường.

- ðiều tra thiên ñịch của côn trùng gây hại trên ñậu ñỗ bảo quản ñược
giới hạn trong nhóm côn trùng ký sinh, côn trùng và nhện bắt mồi.
- Nghiên cứu sự chu chuyển của Mọt ñậu cô ve từ trong kho ra ngoài
ñồng và ngược lại ñược thực hiện tại tỉnh Quảng Nam, là một trong những
tỉnh có diện tích trồng ñậu cô ve nhiều nhất trong cả nước.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
6
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
1.1.1 Thành phần côn trùng trong kho nông sản trên thế giới, ñặc ñiểm
hình thái và phân bố của Mọt ñậu cô ve
1.1.1.1 Thành phần côn trùng và nhện hại trong kho nông sản
Theo hệ thống quản lý dịch hại hàng hóa bảo quản (INC)
( [131], các nhà khoa học ñã
công bố thành phần côn trùng và nhện gây hại chính trong kho nông sản có 19
loài côn trùng thuộc 3 nhóm hại nguyên phát, hại thứ phát, hại bên ngoài và
01 loài nhện thuộc nhóm gây hại thứ phát.
Tại bang Ohio, Mallis Amold (1990) [80], nhà côn trùng học người Mỹ
và các nhà khoa học của trường ðại học tại bang này [93] ñã tiến hành ñiều
tra và thu thập các loài côn trùng hại sản phẩm bảo quản trong kho tại Mỹ.
Kết quả ñiều tra thu thập ñược 69 loài côn trùng thuộc 20 họ của 2 bộ.
Theo kết quả ñiều tra của Haines phối hợp với các nhà khoa học Indonesia
thuộc Trung tâm sinh học nhiệt ñới vùng ðông Nam Á (Seameo - Biotrop) và
Viện Tài nguyên thiên nhiên (NRI) cũng như các tác giả Sukprakarn và
Tauthong (1998), Nilpanit và Sukprakarn (1990), Nakakita (1994), thành phần

côn trùng hại kho nông sản thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) và bộ Cánh vảy
(Lepidoptera) ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và một số nước
khác thuộc khu vực ðông Nam Á có 174 loài thuộc 38 họ, trong ñó bộ Cánh
cứng (Coleoptera) có 153 loài thuộc 34 họ khác nhau, chiếm 87,93%, bộ Cánh
vảy (Lepidoptera) có 21 loài thuộc 4 họ khác nhau, chiếm 12,07%. Kết quả trên
cho thấy, khu vực ðông Nam Á là vùng có thành phần côn trùng hại kho nông
sản tương ñối phong phú và ña dạng hơn nhiều so với Mỹ cũng như các nước
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
7
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
7
khác trên thế giới (dẫn theo Hà Thanh Hương, 2007) [21]. Qua ñây, chúng ta
cũng nhận thấy rằng việc cập nhật các thông tin liên quan ñến thành phần dịch
hại trên nông sản bảo quản nói chung và trên từng loại cây trồng cũng như sản
phẩm của chúng nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong công tác KDTV nhằm
ngăn chặn và phát hiện dịch hại thuộc diện KDTV trên hàng hóa nhập khẩu từ
các quốc gia trên thế giới.
1.1.1.2 Thành phần côn trùng và nhện hại ñậu ñỗ bảo quản
Theo CABI (2005) [49], thành phần côn trùng gây hại trên ñậu ñỗ bảo
quản tại châu Âu có 13 loài, trong ñó họ Bruchidae có 5 loài. Tuy nhiên, trên
ñậu cô ve chỉ ghi nhận ñược có 4 loài gây hại trong quá trình bảo quản, trong
ñó họ Bruchidae chỉ có duy nhất loài Mọt ñậu cô ve. Tại châu Mỹ có 18 loài
côn trùng gây hại trên ñậu ñỗ, trong ñó có tới 9 loài thuộc họ Bruchidae. ðiều
này là do nhiều loài mọt thuộc họ Bruchidae có nguồn gốc xuất xứ tại châu
Mỹ. Trên ñậu cô ve, thành phần loài côn trùng gây hại bảo quản ở châu Mỹ
cũng phong phú hơn so châu Âu. Có 9 loài côn trùng gây hại trên ñậu cô ve,
trong ñó có 5 loài thuộc họ Bruchidae, trong khi ñó ở châu Âu chỉ có duy nhất
loài Mọt ñậu cô ve trên ñậu cô ve. Tại châu Phi có 19 loài gây hại trên ñậu ñỗ
bảo quản, trong ñó cũng có 9 loài thuộc họ Bruchidae. Trên ñậu cô ve tại châu
Phi có 7 loài gây hại và cũng có 4 loài thuộc họ Bruchidae, tuy nhiên thành

phần loài cũng có khác so với châu Mỹ. Thành phần côn trùng gây hại trên
ñậu ñỗ bảo quản tại châu Á cũng phong phú như tại châu Mỹ và châu Phi. Có
17 loài côn trùng gây hại, trong ñó cũng có 8 loài thuộc họ Bruchidae. Trên
ñậu cô ve tại châu Á có 7 loài gây hại, trong ñó mới chỉ ghi nhận ñược có 3
loài thuộc họ Bruchidae.
1.1.1.3 Thành phần thiên ñịch của côn trùng gây hại trong kho nông sản
ðối với nhóm côn trùng gây hại trong kho, không có nhiều nghiên cứu
về thành phần thiên ñịch của chúng và Mọt ñậu cô ve cũng vậy. ðiều này có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
8
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
8
thể do chúng không có nhiều ý nghĩa trong khống chế số lượng côn trùng hại
kho. Tuy vậy, ñã có sự ghi nhận một số loài ong ký sinh pha sâu non của Mọt
ñậu cô ve như loài Bracon vesticida ở Mỹ, loài Chryseida bennetti ở Mexico,
loài Eupelmus cushmani ở Argentina, loài Theocolex elegans ở châu Âu,
Triaspis thoracicus ở Pháp và Italia (CABI, 2006) [50], loài Dinarmus basalis
ở châu Âu (Caubet và Jaisson, 1991) [51]. Trong kho có một số loài nhện tấn
công các pha của côn trùng như Pyemotes tritici (Bruce, 1983) có thể tấn
công tất cả các pha của Plodia interpunctella, Cadra cautella và Oryzaephilus
mercator. Loài Blattisocius tarsalis là loài ăn trứng rất phổ biến ñối với nhiều
loài côn trùng hại kho (dẫn theo Brower,1996) [48].
1.1.1.4 Thiệt hại do các loài mọt ñậu thuộc họ Bruchidae gây ra
Các loài mọt thuộc họ Bruchidae gây hại trên ñậu ñỗ ở cả hai giai ñoạn
trước và sau thu hoạch. Tuy nhiên, sự gây hại của chúng ở giai ñoạn trước thu
hoạch ở mức ñộ thấp. Prevett (1961) ñã ghi nhận ở Nigeria quả ñậu dải
(cowpea) ở ngoài ñồng có tỷ lệ bị nhiễm mọt thuộc Bruchidae từ 3,1 ñến
11%. Phelps và Oosthuizen (1958) cho biết quả ñậu mỏ (Picked cowpea) chỉ
bị nhiễm Mọt ñậu xanh (Callosobruchus chinensis) ở mức 1,9% (dẫn theo
Southgate, 1978) [119]. Theo Schmale (2002) [113], ñiều tra tại Columbia

vào thời ñiểm thu hoạch có ñến 90% các mẫu thu thập ñược bị nhiễm Mọt ñậu
cô ve với mật ñộ trung bình là 16 trưởng thành/1000 hạt ñậu và mẫu bị nhiễm
cao nhất ñạt tới 55 trưởng thành/1000 hạt. Trên 1 hạt ñậu bị nhiễm cao nhất là
13 sâu non.
Ở trong kho các loài thuộc họ Bruchidae gây hại rất mạnh trên ñậu ñỗ
bảo quản. Theo Caswell (1961, 1970), loài Mọt ñậu ñỏ (Callosobruchus
maculatus) gây hại nặng trên ñậu dải ở Nigeria. Nếu thu hoạch ngay vào thời
ñiểm quả ñậu chín thì tỷ lệ bị hại là 24% sau 6 tháng bảo quản. Nếu thu hoạch
muộn thì tỷ lệ này sẽ cao hơn là 33%. Sau 9 tháng bảo quản, tỷ lệ hại trên hạt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
9
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
9
ñậu dải sẽ lên ñến 87%. Năm 1961, 1962 tại Nigeria tỷ lệ ñậu dải bị mất mát
trong quá trình bảo quản khoảng 24 nghìn tấn, chiếm khoảng 3% tổng sản
lượng ñậu (dẫn theo Southgate, 1978) [119].
Theo Schmale (2002) [113], tại Columbia sau 16 tuần bảo quản, ñậu cô
ve bị Mọt ñậu cô ve gây mất mát từ 0,5 ñến 34%, trung bình là 14%.
Tại một số nước châu Phi như Uganda, Zambia, Ghana, Nigeria khi ñiều
tra tại hộ nông dân và hộ kinh doanh ñậu cho thấy tổn thất ñậu bảo quản do
nhóm mọt ñậu gây ra khoảng 9 ñến 81% (Snelson, 1987) [118].
Akdag và Yanar (2001) [43] khi nghiên cứu mối liên hệ giữa số lỗ vũ
hóa của trưởng thành Mọt ñậu cô ve và tỷ lệ nảy mầm ñã cho biết khi số lỗ vũ
hóa tăng lên thì tỷ lệ nảy mầm của hạt ñậu giảm xuống.
1.1.1.5 Những nghiên cứu về hình thái của Mọt ñậu cô ve
● Hình thái học họ Mọt ñậu (Bruchidae)
Họ Mọt ñậu (Bruchidae) là họ côn trùng phổ biến trong nhóm côn trùng
gây hại trong kho. ðặc ñiểm hình thái của trưởng thành họ mọt này là ñốt ñùi
chân sau phát triển. Trên ñốt ñùi và ñốt chày thường có gai. ðây là ñặc ñiểm
cơ bản ñể phân loại các loài thuộc họ Bruchidae. Râu ñầu có 11 ñốt mọc trước

mắt kép, thường dài bằng hoặc ngắn hơn nửa chiều dài thân. Mảnh lưng ngực
trước thường có hình chóp. Cánh trước về phía cuối tròn hay thẳng, trên có 9-
10 ñường rãnh. Cánh thường không che hết bụng. Bụng có thể nhìn thấy ñược
4-5 ñốt. ðốt bàn chân có công thức 4-4-4. Sâu non mình cong hình chữ C,
không mắt, không chân (Bousquet, 1990) [47], (CABI, 2005) [49], (Gorham,
1991) [62], (Golob, 1997) [63].
● Hình thái của Mọt ñậu cô ve
Trưởng thành Mọt ñậu cô ve dài khoảng 3,0 - 4,5 mm, toàn thân màu xám
nâu. Mảnh lưng ngực trước màu xám hoặc nâu. Râu ñầu có 11 ñốt, có màu xám
tối trừ ñốt 1-5 và ñốt 11 có mầu ñỏ nhạt. Chân mầu ñỏ nhạt, ñốt ñùi to có 3 gai,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
10
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
10
1 gai to nhọn hình chữ V và 2 gai nhỏ. Bụng và ñốt cuối bụng màu ñỏ cam
(Bousquet, 1990) [47], (CABI, 2005) [49], (Gorham, 1991) [62], (Haines,
1991) [64], (Kingsolver, 1979) [74], (Bean bruchid,
[130]. Con ñực có ñốt bụng cuối vát
xuống, chỉ nhìn ñược một phần từ phía trên. Con cái, ñốt bụng cuối dài và
thẳng, nhìn ñược toàn bộ từ phía trên (CABI, 2005) [49], (CABI, 2006) [50].
Trứng màu trắng sữa, kích thước 0,60 x 0,25 mm. Sâu non có 4 tuổi. Sâu
non tuổi 1 có ñầu màu vàng và chân dài. Sâu non tuổi 2 mình cong, không
chân, màu trắng, ñầu màu nâu nhạt (CABI, 2005) [49], (CABI, 2006) [50],
(Bean bruchid, [130].
1.1.1.6 Phân bố của Mọt ñậu cô ve
Loài Mọt ñậu cô ve có xuất xứ tại vùng nhiệt ñới Nam Mỹ, sau ñó nó
phát tán ra hầu hết các vùng nóng và ẩm, trừ Australia. Nó ít có mặt tại vùng
Nam Á và ðông Nam Á, nơi trồng chủ yếu các loại ñậu thuộc chi Vigna.
Hiện nay, Mọt ñậu cô ve ñã có mặt tại 64 quốc gia và vùng lãnh thổ ở hầu hết
các châu lục trên thế giới (CABI, 2005) [49], (CABI, 2006) [50], (Southgate,

1978) [119].
1.1.2 Những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học của Mọt ñậu cô ve
1.1.2.1 Nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học các pha của Mọt ñậu cô ve
● Trứng: Trứng ñược ñẻ thành cụm 2-20 quả trên vỏ quả ñậu hoặc trên hạt
(CABI, 2006) [50], (Haines, 1991) [64], (Bean bruchid,
[130]. Tỷ lệ trứng nở phụ thuộc vào ñộ
tuổi của con cái (Parsons và Credland, 2003) [101]. Thời gian phát dục của
trứng 3-15 ngày (Bean bruchid, [130].
● Sâu non: Sâu non tuổi 1 sau khi nở bò trên vỏ quả ñậu sau ñó ñục vào hạt.
Sau 2-3 ngày ñục vào hạt nó lột xác chuyển sang tuổi 2. Sâu non tuổi 1 của Mọt
ñậu cô ve có sự lựa chọn hạt thích hợp ñể xâm nhập vào hạt (Parsons và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
11
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
11
Credland, 2003) [101]. Một sâu non chỉ gây hại một hạt ñậu trong suốt thời gian
sinh trưởng, sau ñó hóa nhộng trong hạt (William, 1991) [132]. Trước khi hóa
nhộng sâu non khoét ñậu chỉ ñể lại lớp vỏ ñậu tạo thành nắp lỗ ñục (Bean
bruchid, [130], (William, 1991) [132].
Thời gian phát dục giai ñoạn sâu non khoảng 3 tuần (Bean bruchid,
[130] hoặc 11-42 ngày (William, 1991) [132].
Ylmaz và Elmal (2002) [128] khi nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của sâu
non Mọt ñậu cô ve trên 6 giống ñậu cô ve ñã cho biết, thời gian của pha sâu
non có liên quan ñến tỷ lệ protein trong hạt ñậu. Khi tỷ lệ protein giảm xuống
thì thời gian pha sâu non kéo dài ra. Tỷ lệ sâu non tuổi 1 chết cao nhất trên
giống ñậu có kích thước của hạt nhỏ. Giữa các thành phần tanin, tinh bột, ñộ
dầy của vỏ hạt không có mối liên quan với ñặc ñiểm sinh học của Mọt ñậu cô
ve. Tuy vậy, theo kết quả nghiên cứu của Nietupski et al. (2002) [88], một số
yếu tố vật lý và hóa học của hạt ñậu cô ve lại có liên quan ñến khả năng
chống chịu ñối với Mọt ñậu cô ve. Theo các tác giả, nhóm lectin thuộc

protein, raffinose thuộc tinh bột có khả năng hạn chế sự ăn hại của sâu non.
Mặt khác, ñộ dầy và ñộ cứng của vỏ hạt ñậu cũng là yếu tố ảnh hưởng ñến sự
xâm nhiễm của sâu non. Các tác giả Odagiu và Porca (2003) [90] khi nghiên
cứu thành phần dinh dưỡng trong hạt của 9 giống ñậu cô ve cho kết luận rằng
các thành phần protein thô, dầu thô, chất khô và một số chất khác không
thuộc nhóm ñạm trong hạt ñậu cô ve lại không có liên quan ñến khả năng
chống chịu của chúng ñối với Mọt ñậu cô ve.
● Nhộng: Sâu non hóa nhộng trong hạt (Bean bruchid,
[130], (William, 1991) [132]. Giai ñoạn
nhộng kéo dài 12-25 ngày (Bean bruchid, ) [130] hoặc 5-18
ngày (William, 1991) [132].
● Trưởng thành: Trưởng thành của nhiều loài côn trùng ñược biết có tập tính
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
12
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
12
ăn thêm ñể hoàn thiện bộ máy sinh sản. Với nhóm côn trùng hại trong kho,
trưởng thành một số loài tiếp tục có hoạt ñộng ăn thêm xen kẽ trong quá trình
sinh sản. Trưởng thành nhóm mọt ñậu ít ñược biết ñến hoạt ñộng ăn thêm, tuy
nhiên từ lâu ñã có ghi nhận của các tác giả Larson và Fisher (1938) về hoạt
ñộng ăn thêm của trưởng thành Mọt ñậu cô ve và Mọt ñậu xanh. Tuy vậy, sau
ñó có rất ít thông tin về tập tính này của trưởng thành Mọt ñậu cô ve (dẫn theo
Leroi, 1981) [77]. Theo Porca et al. (2003) [106] mọt trưởng thành không ăn
thêm vẫn có khả năng sinh sản và không gây hại. Tuy nhiên, theo kết quả
nghiên cứu của Leroi (1981) [77] cho biết một số loại thức ăn có ảnh hưởng
ñến tuổi thọ của trưởng thành ñực, cái và sự phát triển của buồng trứng của
trưởng thành cái Mọt ñậu cô ve chưa giao phối và ñã giao phối trong ñiều
kiện phòng thí nghiệm. Các loại thức ăn ñược nghiên cứu là bột và dịch
ñường saccharose, glucose, fructose 20%; dịch mật ong, dịch phấn hoa, dịch
hỗn hợp phấn hoa và mật ong. Kết quả cho thấy, trong ñiều kiện chỉ có nước

và có thức ăn, tuổi thọ của con cái bao giờ cũng cao hơn con ñực. Tuổi thọ
của trưởng thành là tương ñối dài trong ñiều kiện nuôi không có thức ăn trong
phòng thí nghiệm ở 27
o
C (16,1± 0,8 ngày ñối với con ñực và 22,5±1,7 ngày
ñối với con cái). Nước không có tác dụng làm tăng thêm tuổi thọ, tuy nhiên
nó lại rất cần thiết cho sự sống của trưởng thành. Các loại bột ñường không có
tác dụng tăng tuổi thọ trưởng thành, tuy nhiên bột ñường saccharose có tác
dụng hấp dẫn trưởng thành. Dịch các loại ñường ñều có tác dụng làm tăng
tuổi thọ của trưởng thành (từ 90-107 ngày ñối với trưởng thành ñực và 152 -
172 ngày ñối với trưởng thành cái). Dịch mật ong cũng có tác dụng làm tăng
tuổi thọ của trưởng thành, tuy nhiên không có hiệu quả bằng các loại dịch
ñường (63,1±6,1 ngày ñối với trưởng thành ñực và 85,8±9,9 ngày ñối với
trưởng thành cái). Dịch phấn hoa và dịch hỗn hợp phấn hoa với mật ong cho
kết quả tương tự với dịch ñường.
Về ảnh hưởng của thức ăn tới sự phát triển của buồng trứng trưởng thành
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
13
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp……………
13
Mọt ñậu cô ve kết quả cho thấy trưởng thành không cần thiết phải ăn thêm ñể
hoàn thiện sự phát triển buồng trứng. Tuy nhiên, khi cung cấp thường xuyên
dịch ñường hoặc dịch phấn hoa với mật thì kích thích sự phát triển của buồng
trứng (Leroi, 1981) [77].
Thí nghiệm ở 27
o
C, trong trường hợp không có ký chủ, không có thức ăn
bổ sung thì sự phát triển buồng trứng của con cái ñã giao phối và chưa giao
phối là không có sự sai khác (27,8±0,4 ñến 31±3,3 trứng). Trường hợp có ký
chủ là hạt ñậu và không có thức ăn bổ sung thì buồng trứng phát triển mạnh

ñạt ñến 71,8±4,9 trứng, tuy nhiên tuổi thọ của trưởng thành lại giảm ñi (trung
bình 18 ngày) (Leroi, 1981) [77].
Khi nuôi trưởng thành Mọt ñậu cô ve bằng dịch ñường saccharose và
không có mặt ký chủ thì tuổi thọ của con cái ñã giao phối (trung bình 173
ngày) cao hơn so với và trưởng thành chưa giao phối (trung bình 152 ngày).
Số lượng trứng trong buồng trứng của con cái ñã giao phối là 37,7±5,0 trứng
và số trứng ñược ñẻ là 20%. Trong khi ñó nếu nuôi bằng dịch ñường
saccharose với phấn hoa trên môi trường có ký chủ là hạt ñậu thì số liệu tương
ứng là 225,9±31,9 quả và 96% (Leroi, 1981) [77].
Theo nghiên cứu của tác giả Parsons và Credland (2003) [101], Mọt ñậu
cô ve là một loài ñiển hình trên ñậu bảo quản, vì con cái không ñẻ trứng riêng
lẻ trên các hạt ký chủ mà ñẻ trứng không theo quy luật trên các ký chủ. Số
lượng trứng ñẻ trung bình/ngày là khác nhau trong suốt thời gian sinh sản.
Khi nuôi trên ñậu cô ve ñỏ, số lượng trứng ñẻ trung bình/ngày cao nhất là sau
vũ hóa 48-72 giờ, ñạt trung bình 11,3 trứng/ngày, sau ñó giảm từ từ cho ñến
ngày thứ 10. Khi nuôi trên ñậu tây (Haricot bean) sức ñẻ trứng của trưởng
thành cái không có sự sai khác trong 5 ngày ñầu so với nuôi trên ñậu cô ve ñỏ,
nhưng số lượng trứng ñẻ trung bình/ngày cao nhất là sau vũ hóa 73-96 giờ,
ñạt trung bình 10,4 trứng/ngày.

×