Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài giảng Nón làng Chuông.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.54 KB, 2 trang )

Nón làng Chuông
Ngoại thành Hà Nội có làng Chuông, với nghề làm nón đã hơn 3 thế kỷ. Nhiều
người nghĩ rằng, với sự lấn lướt của các loại mũ nón tân thời, chiếc nón lá sẽ
không còn chỗ đứng…
ảnh minh họa
Thế nhưng, hàng vạn chiếc nón lá làng Chuông vẫn được sản xuất đều đặn mỗi năm, làm đẹp cho đời và làm
giàu cho những nghệ nhân giỏi nghề, sống chết với nghề cổ truyền của ông cha. Những góc nhìn đẹp như tranh
về một làng nghề thủ công truyền thống cho thấy, gìn giữ các nét đẹp văn hóa cổ truyền không phải là điều quá
khó, vấn đề là phải tìm ra cách thức phù hợp.

Những chiếc nón trắng với sự tiện dụng và nét duyên dáng nhẹ nhàng, cho đến nay vẫn được ưa chuộng giữa
vô số các loại mũ nón, ô che hiện đại. Người Hà Nội kỹ tính, chiếc nón cũng được lựa chọn kỹ càng, vừa bền,
vừa nhẹ, lại thanh thoát mảnh mai. Vậy nên, không phải đâu cũng làm được nón, nón làm ở đâu cũng được ưa
chuộng như nhau.
Nón làng Chuông, trong sự tồn tại suốt hơn 300 năm, đã thực sự trở thành niềm tự hào của những làng nghề
thủ công truyền thống Hà Nội.
1
Sưu tầm: CMA-THCS HẠ SƠN
Nón làng Chuông có 16 vòng, vòng ngoài cùng to nhất, rộng nhất, các vòng sau nhỏ dần theo hình khuôn nón.
Chiếc nón thành phẩm phải chứa cả ba lớp lá: Lớp lá lót, mo nứa, sau đến lớp lá ngoài, khi cầm lên vẫn phải
thấy mỏng mà nhẹ thì mới là nón đẹp. Khâu nón là việc nhẹ nhàng, ngồi đâu cũng khâu được. Trẻ em dăm bảy
tuổi vừa chăn trâu, vừa mang nón đi tập khâu, các cụ già vừa nhai trầu trò chuyện, lại cũng vừa khâu nón.
Cụ Trần Canh, Nghệ nhân nón làng Chuông làm nón từ năm lên bảy, năm nay cụ cũng đã ngoài tám mươi. Cụ
nói rằng, cái nghề này nó tỉ mẩn lắm, làm nón mà sốt ruột thì không làm được. Chả thế mà nón nhà cụ Canh
bao giờ cũng đẹp và đắt hàng, làm đến đâu hết đến đấy, nếu khách muốn mua nhiều thì phải đặt trước. Bây giờ
cụ không làm nón đội thông thường, mà chỉ làm nón quai thao cho các đoàn nghệ thuật biểu diễn, để người ta
mua treo trong nhà, hoặc mang đi nước ngoài làm quà biếu.
Cả làng Chuông có gần 4.000 hộ thì từng ấy hộ làm nón. Nhà làm ít, nhà làm nhiều. Còn với những người nhạy
bén, có đầu óc kinh doanh buôn bán thì nghề nón còn cho họ cả dinh cơ nhà cao cửa rộng. Nếu không đến
Chuông, nhiều người sẽ nghĩ điều này có phần vô lý. Thực tế là sự phong phú và đa dạng về mẫu mã chủng
loại, cùng với chất lượng đã có uy tín từ lâu khiến nón Chuông không chỉ đến được với các nước Đông Nam Á,


Trung Quốc, Nhật Bản, mà còn xuất sang tận phương Tây, có mặt trong những siêu thị lớn với giá rất cao.
Những chiếc nón lá che nghiêng, một nét Hà Nội xưa phảng phất hồn phố cũ. Câu chuyện về sự tồn tại và phát
triển của nón lá, và làng Chuông làm nón nơi ngoại thành Hà Nội, hóa ra, rộng hơn nhiều so với một vành nón…
2
Sưu tầm: CMA-THCS HẠ SƠN

×