Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TÊN ĐỀ TÀI:NGHIÊN CỨU, TUYỂN CHỌN GIỐNG MÍA CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.14 KB, 24 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN MÍA ĐƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NĂM 2006 - 2008

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU, TUYỂN CHỌN GIỐNG MÍA
CĨ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO
CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. NGUYỄN ĐỨC QUANG

BÌNH DƯƠNG, THÁNG 04 - 2009


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN MÍA ĐƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NĂM 2006 - 2008

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU, TUYỂN CHỌN GIỐNG MÍA
CĨ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO


CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:
TS. NGUYỄN ĐỨC QUANG

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN:
KS. TRẦN THỊ MỸ DUNG, KS. DƯƠNG CÔNG THỐNG,
KS. LÊ THỊ HIỀN VÀ KTV. ĐỖ VĂN TƯỜNG.

BÌNH DƯƠNG, THÁNG 04 – 2009


TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU, TUYỂN CHỌN GIỐNG MÍA CĨ NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Trần Thị Mỹ Dung, Dương Công Thống
Lê Thị Hiền và Đỗ Văn Tường.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơng tác nghiên cứu giống mía ở nước ta trong thời gian qua đã có những
kết quả đáng kể, nhất là sau khi có Chương trình 1 triệu tấn đường (1995) ra đời.
Thông qua các đề tài, dự án cấp Bộ thuộc kế hoạch 1995 – 2005, đề tài độc lập cấp
Nhà nước (1999 – 2002), dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước (2003 –
2005), dự án phát triển sản xuất giống mía (1999 – 2002), dự án nhân giống mía
(2002 – 2005), đặc biệt là đề tài thuộc Chương trình chọn tạo giống cây trồng nông
lâm nghiệp và giống vật nuôi (2002 – 2005), tỷ lệ diện tích các giống mía mới trong
cơ cấu bộ giống mía ở các vùng nguyên liệu trong cả nước dần dần được nâng lên,
đến nay đã đạt trên 40% diện tích, một số nơi đạt được 50%. Nhờ đó, năng suất,
chất lượng mía ngun liệu trong nước cũng dần được cải thiện, năng suất bình
quân đạt 55,3 tấn/ha trên diện tích 266.000ha trong vụ mía 2005/2006 (so với năng

suất 30 tấn/ha trước năm 1986).
Cơ cấu bộ giống mía hợp lý, rải vụ cũng đã được kết luận và khuyến cáo áp
dụng cho từng vùng sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía và chế biến
đường. Tính đến tháng 3 năm 2006, đã có 39 giống mía mới được cơng nhận tạm
thời hoặc chính thức cho các vùng mía trong cả nước như giống C819-67, Ja60-5,
My55-14, F154, F156, CP34-79, Co68-06, VĐ63-237, VĐ79-177, VN72-77,
VN84-196, VN84-2611, VN84-4137, VN84-422, VN85-1859, VN85-1427, VĐ813254, VĐ86-368, ROC1, ROC9, ROC10, ROC15, ROC16, ROC22, ROC23, K84200, QĐ11, QĐ15, R570, R579, DLM24, C1324-74, C111-79, C85-212, C85-391,
C86-456, C85-284, VĐ93-159, VĐ85-192 (Đỗ Ngọc Diệp, 2005; Trung tâm nghiên
cứu và Phát triển Mía Đường, 2006). Ngồi ra, cịn có một số giống mía mới có
triển vọng mới được nhập nội như QĐ94-116, QĐ94-119, Đài Ưu, ROC27, Viên
Lâm 2, LK92-11, K88-65, Suphanburi7, K95-156... đang được khảo nghiệm các
bước. Tuy nhiên, hiện nay một số giống mía sản xuất kể trên đã có biểu hiện thối
hóa, cho năng suất và chất lượng thấp hơn so với lúc mới phóng thích, khả năng
chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường kém hoặc bộc lộ một số
nhược điểm mới như ROC10 bị bệnh trắng lá, nhiễm sâu đục thân, trổ cờ sớm;
VĐ79-177 và ROC16 nhiễm bệnh than; K84-200 bị rệp hại; R570 nhiễm sâu đục
thân;…
Để ngành mía đường Việt Nam vững bước trên con đường hội nhập và phát
triển trước sự cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới sau khi Việt Nam
gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì năng suất và chất lượng mía của
cả nước phải được cải thiện nâng lên theo chỉ tiêu phát triển đã đề ra của Thủ tướng
Chính phủ là đến năm 2010 năng suất đạt bình quân 65 tấn/ha, chữ đường 11CCS
và đến năm 2020 năng suất bình quân 80 tấn/ha, chữ đường 12% tiến tới hạ giá
thành sản xuất mía và đường.
Muốn đạt được các mục tiêu kể trên, khơng có con đường nào khác là phải tiếp
tục tuyển chọn các giống mía mới có năng suất, chất lượng cao, bổ sung vào cơ cấu
giống mía ở các vùng nguyên liệu của cả nước nói chung và Đơng Nam bộ nói riêng.


Theo định hướng phát triển mía đường, vùng Đơng Nam bộ là một trong 4

vùng mía trọng điểm (Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Tây
Nam bộ và Đơng Nam bộ). Nói chung, các giống mía hiện có trong sản xuất là
VN84-4137, VN84-422, ROC16, ROC10, VN85-1427, VN85-1859, VĐ86-368,
R570, R579, DLM24, K84-200 có năng suất, chất lượng cao, tuy nhiên, tỷ lệ diện
tích giống mới trong sản xuất chưa cao; vùng Đông Nam bộ cũng như các vùng mía
khác trong cả nước, việc qui hoạch vùng nguyên liệu chưa ổn định, chính sách phát
triển giống mía mới chưa tốt, việc chuyển giao giống mía mới ra sản xuất cịn nhiều
hạn chế (Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, tháng 6/2007; Trung tâm Nghiên
cứu và Phát triển Mía Đường, tháng 6/2007). Mặc dù các nhà máy đã chú trọng đến
công tác phát triển giống mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, cho
cơ cấu giống của vùng (đặc biệt vùng đất thấp vẫn còn rất nghèo nàn) và chưa tìm
ra được các giống phù hợp để thay thế các giống hiện trồng đang có những biểu
hiện của sự thối hóa.
Tại Tây Ninh, mía đường là 1 trong những cây trồng chính của tỉnh với diện
tích hàng năm biến động từ 25.000 – 33.000 ha, năng suất mía ngun liệu bình
qn khoảng 55 tấn/ha. Giống mía K84-200 hiện chiếm tỷ cao và là giống chủ lực
trên vùng đất thấp (chiếm >90%), giống VN84-4137 là giống chủ lực trên vùng đất
cao, sau đó là R570 và 1 số giống khác.
Vùng mía Đồng Nai theo kế hoạch năm 2010 sẽ có 6.200 ha trong tổng số
37.000 ha của cả vùng trong đó giống My55-14 hiện chiếm tỷ lệ lớn (65 – 70% diện
tích) các giống mía mới cịn lại chỉ chiếm một tỷ lệ diện tích thấp.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía
Đường thì các giống mía có nguồn gốc từ Việt Nam như VN84-4137, VN85-1427,
… và các giống có nguồn gốc từ Thái Lan như K84-200, K88-65, K88-92,… tỏ ra
thích hợp và có tính bền vững cao đối với điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình, thủy
văn của vùng Đơng Nam bộ so với các nhóm giống khác có nguồn gốc từ Trung
Quốc (Việt Đường, Quế Đường, Viên Lâm,…) hoặc Đài Loan (ROC, F,…)
Để tuyển chọn những giống mía mới, những biện pháp canh tác thích hợp,
xây dựng một cơ cấu giống chín rải vụ, chúng tơi tiến hành “Nghiên cứu, tuyển
chọn giống mía có năng suất, chất lượng cao cho vùng Đông Nam bộ” thuộc đề tài

“Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) để tăng
năng suất, chất lượng mía”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng suất và chất lượng mía phù hợp cho
vùng sinh thái Đơng Nam bộ, bảo đảm rải vụ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
và thu nhập của nông dân ở các vùng mía nguyên liệu.
- Mục tiêu cụ thể: Nhằm tuyển chọn 1-2 giống mía chủ lực, cho năng suất
80 – 100 tấn/ha trong điều kiện không tưới và trên 120 tấn/ha trong điều kiện có tưới;
hàm lượng đường trên 11CCS, phù hợp điều kiện đất đai và vùng sinh thái Đơng Nam
bộ. Góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất mía và chế biến đường.
3. CÁCH TIẾP CẬN
- Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất mía theo phương pháp điều tra nông
hộ với sự tham gia của người dân (RRA: Rapid Rural Appraisal – Điều tra nông


thơn nhanh)
- Khảo nghiệm cơ bản các giống mía có triển vọng và khảo nghiệm sản xuất
những giống mía tốt được rút ra từ khảo nghiệm cơ bản.
4. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Vật liệu nghiên cứu
Giống mía tham gia tuyển chọn: Phil80-13, CoC671, C89-148, Ty70-17,
FR91-397, C132-81, VN85-1427, ROC27, K88-92, KK2, K95-156, K88-200, K9054, VN84-4137, VN96-06, VN96-07, VN96-08, C90-530, KK2, K95-156
4.1.2 Địa điểm nghiên cứu:
Vùng nguyên liệu mía thuộc Cơng ty Cổ phần Mía Đường Nước Trong,
huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
4.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Nội dung nghiên cứu
- Khảo nghiệm cơ bản (2006-2008): Khảo nghiệm 7 giống mía là Phil80-13,
C89-148, Ty70-17, CoC671, FR91-397, C132-81, VN85-1427 trong đó giống
VN85-1427 là đối chứng (đ/c).

- Khảo nghiệm cơ bản (2007- 2009): Khảo nghiệm 7 giống mía là ROC27,
K88-92, KK2, K95-156, K88-200, K90-54, VN84-4137 trong đó giống VN84-4137
là đối chứng.
- Khảo nghiệm sản xuất 4 giống là VN96-06, VN96-07, VN96-08, C90-530
- Khảo nghiệm sản xuất giống KK2.
- Khảo nghiệm sản xuất giống Phil80-13.
- Khảo nghiệm sản xuất giống K95-156.
4.2.2 Phương pháp bố trí khảo nghiệm
4.2.2.1 Khảo nghiệm cơ bản (KNCB)
Khảo nghiệm bao gồm 7 công thức tương ứng với 7 giống mía, 3 lần lặp lại
được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hồn tồn ngẫu nhiên (RCBD). Trong đó khảo
nghiệm 1 theo dõi 1 vụ mía tơ và 2 vụ mía gốc, khảo nghiệm cơ bản 2 theo dõi 1 vụ
mía tơ và 1 vụ mía gốc
- Diện tích ơ thí nghiệm: 40m2 (5 hàng dài 8m/hàng, khoảng cách hàng 1 m)
- Diện tích mỗi giống: 40m2 x 3 điểm = 120m2.
- Mật độ trồng: 12 mắt mầm/1mét dài
- Tổng diện tích đất thí nghiệm: = 840m2
- Khối cách khối 2m.
- Diện tích bảo vệ: 1.500m2
- Tổng diên tích thí nghiệm: 2.340m2
4.2.2.2 Khảo nghiệm sản xuất (KNSX)
Khảo nghiệm 4 giống mía bao gồm 4 cơng thức (4 giống mía), bố trí theo
dạng thực nhiệm khơng lặp lại. Diện tích trên mỗi giống 0,4ha. Tổng diện tích khảo
nghiệm 2,0ha.
Khảo nghiệm các giống cịn lại tương tự được bố trí theo dạng thực nhiệm
khơng lặp lại trong đó giống KK2 trên diện tích là 1,25ha, giống Phil80-13 trên diện
tích là 0,25ha và giống K95-156 diện tích là 0,5ha.


4.2.3 Thời gian thực hiện

- Khảo nghiệm cơ bản 1: trồng ngày 2/6/2006 và kết thúc 12/2008
- Khảo nghiệm cơ bản 2: trồng ngày 05/12 /2006 và kết thúc ngày 11/2008
- Khảo nghiệm sản xuất 4 giống là VN96-06, VN96-07, VN96-08, C90-530:
trồng ngày 25/6/2006 và kết thúc ngày 16/11/2008)
- Khảo nghiệm sản xuất giống KK2 trồng ngày 10/4/2008, thu hoạch
15/1/2009.
- Khảo nghiệm sản xuất giống Phil80-13 trồng ngày 25/12/2007, thu hoạch
8/11/2008.
- Khảo nghiệm sản xuất giống K95-156 trồng ngày 28/11/2007, thu hoạch
26/11/2008.
4.2.4 Chỉ tiêu theo dõi
Khảo nghiệm cơ bản theo dõi các chỉ tiêu trên 3 hàng giữa mỗi ô thí nghiệm.
Khảo nghiệm sản xuất theo dõi các chỉ tiêu 5 điểm trên hai đường chéo góc mỗi
điểm 5m dài
* Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển:
- Tỷ lệ mọc mầm (%).
- Sức tái sinh
- Sức đẻ nhánh
- Mật độ cây tổng số qua các giai đoạn sinh trưởng: Kết thúc đẻ, giữa vươn
lóng, gần thu hoạch và trước thu hoạch.
- Chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng và trước thu hoạch.
- Tỷ lệ trổ cờ
* Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại:
- Theo dõi tỷ lệ cây bị sâu hại qua các thời kỳ sinh trưởng
- Theo dõi tỷ lệ cây bị bệnh hại qua các thời kỳ sinh trưởng
* Các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng
- Trọng lượng kg/cây trước thu hoạch.
- Mật độ cây hữu hiệu, đường kính thân trước thu hoạch.
- Năng suất, năng suất quy 10CCS
- Phân tích chất lương mía.

5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
5.1 Khảo nghiệm cơ bản (2006 – 2008)
5.1. 1 Khả năng mọc mầm, sức tái sinh và sức đẻ nhánh
Bảng 1: Tỷ lệ mọc mầm (%), sức tái sinh và sức đẻ nhánh (nhánh/cây mẹ)
Vụ tơ

Tên giống
C132-81
FR91-397
CoC671
Ty70-17
C89-148
Phil80-13
VN85-1427(đ/c)

Tỷ lệ
mọc
mầm
57,8
50,8
57,7
43,3
47,5
46,4
45,7

Vụ gốc I

Vụ gốc II


Sức đẻ
nhánh

Sức tái
sinh

Sức đẻ
nhánh

0,79
0,89
0,67
1,13
1,34
0,66
1,43

0,79
0,82
0,94
0,91
0,86
0,92
0,95

1,59
1,30
1,52
1,34
1,13

1,21
1,18

Sức tái
sinh

Sức đẻ
nhánh

0,76
0,81
0,92
0,87
0,83
0,89
0,85

1,59
1,63
1,08
0,94
1,72
1,30
1,12


- Vụ mía tơ: Tỷ lệ mọc mầm của các giống biến động từ 43,3% (Ty70-17) đến
57,8% (C132-81) cao hơn so với đối chứng (45,7%), các giống còn lại tương đương
đối chứng. Sức đẻ nhánh thấp nhất Phil80-13 (0,66 nhánh/cây mẹ), cao nhất là đối
chứng VN85-1427 (1,43 nhánh/cây mẹ).

- Vụ gốc I: Sức tái sinh gốc của các giống biến động từ 0,79 (C132-81) đến
0,95 mầm/gốc (VN85-1427). Trong đó, hầu hết các giống mía mới đều có sức tái
sinh kém hơn giống đối chứng. Sức đẻ nhánh trên các giống khá cao (nguyên nhân
mật độ cây lúc thu hoạch vụ tơ thấp sau thu hoạch 1 tháng mới có mưa), sức đẻ
nhánh cao nhất là C132-81 và CoC671 (tương ứng 1,59 và 1,52 nhánh/cây mẹ). Các
giống còn lại biến động từ 1,13 nhánh/cây mẹ (C89-148) đến 1,34 nhánh/cây mẹ
(Ty70-17).
- Vụ gốc II: Các giống đều có sức tái sinh (biến động từ 0,76 - 0,92
mầm/gốc) so với đối chứng (0,85 mầm/gốc). Sức đẻ nhánh (biến động từ 0,94 - 1,72
nhánh/cây mẹ so với đối chứng (1,12 nhánh/cây mẹ).
5.1. 2 Mật độ cây tổng số qua các giai đoạn sinh trưởng
Bảng 2: Mật độ cây giai đoạn mía mọc mầm và đẻ nhánh (ngàn cây/ha)
Vụ tơ

Tên giống
C132-81
FR91-397
CoC671
Ty70-17
C89-148
Phil80-13
VN85-1427(đ/c)

Giai
đoạn
mọcmầm

96,3
84,7
96,3

72,2
79,3
77,4
76,3

Giai
đoạn đẻ
nhánh
170,3
157,9
140,4
152,2
184,2
126,1
183,7

Vụ gốc I

Vụ gốc II

Giai
đoạn tái
sinh

Giai
đoạn đẻ
nhánh

Giai
đoạn tái

sinh

Giai
đoạn đẻ
nhánh

36,2
47,7
46,5
36,8
45,6
50,3
57,6

93,9
109,5
117,6
86,3
97,2
111,6
125,9

33,9
39,1
52,7
41,8
34,2
45,5
48,3


87,7
102,9
109,5
81,3
93,2
104,8
102,6

Trong vụ mía tơ mật độ cây tổng số giai đoạn kết thúc mọc mầm cao nhất là
C132-81 và CoC671 (96,3 ngàn cây/ha), thấp nhất là Ty70-17 (72,2 ngàn cây/ha) so
với đối chứng 76,3 ngàn cây/ha. Giai đoạn kết thúc đẻ nhánh biến động từ 126,1
ngàn cây/ha (Phil80-13) đến 184,2 ngàn cây/ha (C89-148) so với đối chứng là 183,7
ngàn cây/ha.
- Vụ gốc I: Mật độ cây tổng số của các giống ở vụ gốc 1 đều thấp hơn mía
vụ tơ. Mật độ cây giai đoạn kết thúc tái sinh cao nhất là VN85-1427 (đ/c) (57,6
ngàn cây/ha), gần tương đương là giống Phil80-13 (50,3 ngàn cây/ha), thấp nhất là
C132-81 (36,2 ngàn cây/ha) các giống còn lại dao động từ 45,6 - 47,7 ngàn cây/ha.
Mật độ cây kết thúc giai đoạn đẻ nhánh cao nhất 125,9 ngàn cây/ha (đối chứng), ở
mức thấp hơn nhưng vẫn đạt > 100 ngàn cây/ha là CoC671, Phil80-13 và FR91391. Các giống còn lại có mật độ <100 ngàn cây/ha.
- Vụ gốc II: Mật độ giai đoạn tái sinh gốc của các giống nhìn chung là thấp,
chỉ có giống CoC671 cho mật độ đạt >50 ngàn cây/ha, các giống còn lại đều ở mức
thấp hơn. Khả năng đẻ nhánh khá nên mật độ cây tổng số giai đoạn kết thúc đẻ trên


các giống VN85-1427 (đối chứng), CoC671, FR91-397 và Phi80-13 đều cho mật độ
cây tổng số khá (> 100 ngàn cây/ha), các giống khác thấp hơn ( <100 ngàn cây/ha).
Bảng 3: Mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng (ngàn cây/ha)
Vụ tơ

Tên giống

C132-81
FR91-397
CoC671
Ty70-17
C89-148
Phil80-13
VN85-1427(đ/c)

7 tháng
tuổi
70,5
75,4
92,1
72,7
91,4
85,8
95,5

9 tháng
tuổi
64,6
63,8
84,4
65,9
73,3
82,1
71,7

Vụ gốc I


Vụ gốc II

7 tháng
tuổi

9 tháng
tuổi

7 tháng
tuổi

9 tháng
tuổi

63,3
88,9
101,6
72,4
62,3
85,7
89,7

50,1
52,8
72,8
53,3
45,7
56,9
69,6


59,4
78,2
91,7
68,5
60,3
81,8
83,5

51,7
56,6
69,4
53,5
48,1
57,2
59,8

Vụ mía tơ: Mật độ cây giai đoạn 7 tháng tuổi cao nhất là 95,5 ngàn
cây/ha(đối chứng VN85-1427), thấp nhất là 70,5 ngàn cây/ha (C132-81). Mật độ
cây giai đoạn 9 tháng tuổi (thu hoạch) cao nhất là CoC671 (84,4 ngàn cây/ha), kế
đến là Phil80-13 (82,1 ngàn cây/ha), các giống còn lại dao động từ 63,8 – 73,3 ngàn
cây/ha so với đối chứng là 71,7 ngàn cây/ha.
- Vụ mía gốc I: Mật độ cây tổng số giai đoạn 7 tháng tuổi đạt 101,6 ngàn
cây/ha (CoC671), kế đến giống đối chứng VN85-1427, FR91-397 và Phil80-13
(tương ứng 89,7; 88,9; 85,7 ngàn cây/ha). Các giống còn lại dao động từ 62,3-72,4
ngàn cây/ha. Mật độ cây giai đoạn trước thu hoạch (9 tháng tuổi) trên các giống đã
giảm đi một cách rõ rệt (nguyên nhân do sâu đục thân gây chết khô). Giống có mật
độ khá CoC671 và giống đối chứng (tương ứng 72,8 và 69,6 ngàn cây/ha), mật độ
trong khoảng 50,1 - 56,9 ngàn cây/ha bao gồm Phil80-13, Ty70-17, FR91-397 và
C132-81, giống có mật độ cây trước thu hoạch thấp nhất là C89-148 (45,7 ngàn
cây/ha).

- Vụ mía gốc II: Mật độ cây tổng số giai đoạn 7 tháng tuổi đạt 91,7 ngàn
cây/ha (CoC671), kế đến giống Phil80-13 (81,8 ngàn cây/ha) so với VN85-1427
(đ/c) (83,5 ngàn cây/ha) . Các giống còn lại dao động từ 59,4 – 78,2 ngàn cây/ha.
Mật độ cây giai đoạn trước thu hoạch (9 tháng tuổi) trên các giống đã giảm đi một
cách rõ rệt (nguyên nhân do sâu đục thân gây chết khơ). Giống có mật độ khá
CoC671 (69,4 ngàn cây/ha), kế đến là Phil80-13 đạt 57,2 ngàn cây/ha so với đối
chứng (59,8 ngàn cây/ha), các giống còn lại (dao động từ 48,1 – 56,6 ngàn cây/ha).
5.1. 3 Chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng
Bảng 4: Chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng (cm)
Tên giống
C132-81
FR91-397
CoC671
Ty70-17
C89-148

Vụ tơ
4
7
9
tháng tháng tháng
tuổi tuổi
tuổi
144,5
170,5
147,6
142,3
148,9

156,1

182,5
159,5
154,4
160,8

201,0
227,0
194,0
209,6
205,3

Vụ gốc I
4
7
9
tháng tháng tháng
tuổi
tuổi
tuổi
92,4
73,1
69,6
71,3
57,2

201,4
156,8
145,2
151,6
139,5


226,7
189,2
171,3
180,5
168,5

Vụ gốc II
4
7
9
tháng tháng tháng
tuổi
tuổi
tuổi

88,3
76,4
65,7
72,3
59,8

199,5
147,9
141,2
155,8
143,7

225,3
196,1

189,8
193,4
175,7


Phil80-13
VN85-1427 đ/c)

174,7
136,4

196,6
148,9

231,4
210,0

86,5
61,3

172,4
120,5

231,6
192,8

81,2 180,1 236,5
71,4 139,4 192,7
- Vụ mía tơ: Chiều cao cây giai đoạn mía 4 tháng tuổi dao động từ 136,4cm
(đối chứng VN85-1427) đến 174,7cm (Phil80-13), kế đến là FR91-397 đạt

170,5cm. Các giống còn lại biến động từ 142,3-148,9cm. Giai đoạn mía 7 tháng tuổi
hầu hết các giống đều có chiều cao cây cao hơn đối chứng. Trong đó, cao nhất là
Phil80-13 (196,6cm), kế đến là FR91-397 (182,5cm), các giống còn lại biến động từ
148,9 cm (đối chứng VN85-1427) đến 160,8cm (C89-148). Giai đoạn mía trước thu
hoạch (9 tháng tuổi), giống có chiều cao cây cao hơn đối chứng là Phil80-13 và
FR91-397 (tương ứng 231,4cm và 227,0cm so với đối chứng 210,0cm), các giống
cịn lại đều có chiều cao thấp hơn đối chứng (biến động từ 194,0 - 209,6cm).
- Vụ mía gốc I: Chiều cao cây giai đoạn mía 4 tháng tuổi dao động từ 57,2cm
(C89-148) đến 92,4cm (C132-81), kế sau C132-81 là Phil80-13 (86,5cm). Giai đoạn
mía 7 tháng tuổi tất cả các giống Khảo nghiệm cơ bản đều có chiều cao cây cao hơn
đối chứng. Trong đó, cao nhất là C132-81 (201,4cm), thứ đến là Phil80-13, FR91397 và Ty70-17 (tương ứng 172,4cm, 156,8cm và 151,6cm), các giống khác ở mức
thấp trong khoảng 120,5cm (đối chứng) đến 145,2cm (CoC671). Giai đoạn mía
trước thu hoạch (9 tháng tuổi), giống có chiều cao cao hơn đối chứng là Phil80-13
và C132-81 (tương ứng 231,6cm, 226,7cm so với đối chứng 192,8cm), các giống
còn lại đều có chiều cao thấp hơn đối chứng (biến động từ 168,5 – 189,2cm).
- Vụ mía gốc II: Giai đoạn 7 tháng tuổi và 9 tháng tuổi 2 giống C132-81 và
Phi80-3 là những giống có chiều cao cây vượt trội nhất (tương ứng 2 thời điểm
199,5cm, 225,3cm và 180,1cm, 236,5cm), thấp nhất ở C89-148 (143,7cm,
175,7cm).
5.1.4 Tỷ lệ cây bị sâu hại qua các giai đoạn sinh trưởng chính
Bảng 5: Tỷ lệ cây bị sâu hại qua các giai đoạn sinh trưởng chính (%)
Tên giống
C132-81
FR91-397
CoC671
Ty70-17
C89-148
Phil80-13
VN85-1427(đ/c)


Vụ tơ
Vụ gốc 1
Vụ gốc 2
Giai
7
9
Giai
7
9
Giai
7
9
đoạn đẻ tháng tháng đoạn đẻ tháng tháng đoạn đẻ tháng tháng
nhánh tuổi
tuổi nhánh tuổi
tuổi nhánh tuổi
tuổi
4,7
24,5 19,2
4,3
9,37 27,7
2,5
11,5
25,2
5,5
28,1 26,4
6,1
12,7 33,4
3,4
8,1

28,7
6,4
35,8 32,2
3,8
9,4
26,7
1,9
12,3 24,6
6,9
20,9 21,7
7,5
15,8 36,1
4,3
14,7 29,3
3,2
32,4 30,9
5,2
13,6 32,6
2,8
9,9
27,8
6,4
33,1 28,6
2,1
8,2
28,3
4,6
11,2
29,1
2,6

17,5 16,1
3,1
10,8 27,6
3,3
13,8 30,6

- Vụ mía tơ: Tỷ lệ cây bị sâu hại giai đoạn đẻ nhánh trên các giống cao nhất
Ty70-17 (6,9%), kế đến là CoC671 và Phil80-13 (tương ứng 6,4 - 6,4%), thấp nhất
là đối chứng VN85-1427 (2,6%), các giống còn lại biến động từ 3,2 - 5,5%. Giai
đoạn mía 7 tháng tuổi trên các giống cao nhất CoC671 (35,8%), kế đến là Phil80-13
và C89-148 (tương ứng 33,1 và 32,4%), thấp nhất là đối chứng (17,5%), các giống
còn lại biến động từ 20,9 - 28,1%. Giai đoạn mía 9 tháng tuổi (thu hoạch) tỷ lệ cây
bị hại thấp trên các giống cao nhất CoC671 (32,2%), kế đến là C89-148 và Phil8013 (tương ứng 30,9 và 28,6%), thấp nhất là đối chứng (16,1%), các giống còn lại
biến động từ 19,2- 26,4%.


- Vụ mía gốc I: Tỷ lệ cây bị sâu hại giai đoạn mía đẻ nhánh trên các giống
cao là Ty70-17, FR91-397, C89-148 (tương ứng 7,5; 6,1 và 5,2%), thấp nhất là Phil
80-13 (2,19%) so với đối chứng 3,02%. Giai đoạn mía 7 tháng tuổi có tỷ lệ cây bị
hại cao là Ty70-17, C89-148 và FR91-397 (tương ứng 15,8; 13,6 và 12,7%), thấp
nhất là Phil 80-13 (8,2%) so với đối chứng 10,8%). Giai đoạn mía trước thu hoạch
tỷ lệ cây bị hại tăng lên khá rõ rệt, cao nhất là Ty70-17, kế đến FR91-397 và C89148 (tương ứng 36,1%; 33,4% và 32,6%), thấp nhất là CoC671 (26,7%) so với đối
chứng 27,6%. Các giống còn lại biến động từ 27,6 - 28,3%.
- Vụ mía gốc II: Tỷ lệ cây bị hại giai đoạn mía đẻ nhánh trên các giống thấp
nhất là CoC671 (1,9%) , kế đến C132-81 (2,5%), các giống còn lại biến động từ 2,8
– 4,6% so với đối chứng (3,3%). Giai đoạn mía 7 tháng tuổi có tỷ lệ cây bị hại thấp
nhất là CoC671 (8,1%) , kế đến C89-148 (9,9%), các giống còn lại biến động từ
11,2 – 14,7% so với đối chứng (13,8%). Giai đoạn mía trước thu hoạch tỷ lệ cây bị
hại tăng lên khá rõ rệt, thấp nhất là CoC671(24,6%) , kế đến C132-81 (25,2%), các
giống còn lại biến động từ 27,8 – 29,1% so với đối chứng (30,6%).

5.1.5 Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lương mía
Bảng 6: Chiều cao cây nguyên liệu và đường kính thân (cm)
Vụ tơ

Tên giống

Chiều cao
nguyên
liệu

Đường
kính thân

Vụ gốc I
Chiều cao
nguyên
liệu

Đường
kính thân

Vụ gốc II
Chiều cao
nguyên
liệu

Đường
kính thân

C132-81

217,0 cd 2,42 ab
263,8 a
2,31 ab
257,1 a
2,29 ab
FR91-397
235,4 a
2,56 a
240,5 ab
2,45 a
220,4 bc
2,41a
CoC671
210,5 d
2,15 c
243,3 ab
2,05 b
232,8 ab
2,07 b
Ty70-17
220,6 bc 2,33 bc 238,9 ab 2,32 ab 231,7 bc
2,28 ab
C89-148
220,5 bc 2,27 bc
234,7 b
2,25 ab 227,2 bc
2,23 ab
Phil80-13
231,0 a
2,33 bc

267,5 a
2,34 ab
259,5 a
2,31 ab
VN85-1427(đ/c)
225,0 b
2,31 bc 241,3 ab 2,33 ab 229,6 bc
2,28 ab
CV%
1,96
5,24
7,78
5,78
7,98
9,07
LSD0.05
6,78
0,218
25,17
0,23
26,5
0,36
(Ghi chú: Trong cùng một cột các số có mang cùng 1 ký tự giống nhau thì khơng có sự
khác biệt thống kê ở mức độ tin cậy 95%)

- Vụ mía tơ: Chiều cao cây nguyên liệu cao nhất là Phil80-13 và FR91-397 (tương
ứng 231,0cm và 235,4cm so đối chứng 225,0cm), các giống cịn lại có chiều cao ngun
liệu thấp hơn đối chứng (biến động từ 210,5 – 220,6cm). Đường kính thân hầu hết các
giống đều lớn hơn đối chứng, trong đó 2 giống lớn nhất là FR91-397 và C132-81 (tương
ứng 2,56 và 2,42cm so với đối chứng 2,33cm), nhỏ hơn đối chứng là CoC 671 (2,15cm)

- Vụ mía gốc I: Chiều cao cây nguyên liệu cao nhất là Phil80-13 và C132-81
(tương ứng 267,5cm và 263,8cm so đối chứng 241,3cm), các giống cịn lại có chiều cao
ngun liệu thấp hơn đối chứng (biến động từ 234,7 đến 243,3cm). Đường kính thân 2
giống C89-148 và CoC671 thấp hơn đối chứng (tương ứng 2,25 và 2,05cm so với
2,33cm), các giống còn lại đều có đường kính thân ở mức tương đương đối chứng (biến
động trong khoảng 2,31cm - 2,45cm)
- Vụ mía gốc II: Chiều cao cây nguyên liệu cao nhất là Phil80-13 và C132-81
(tương ứng 259,5cm và 257,1cm so đối chứng 229,6cm), các giống cịn lại có chiều cao
ngun liệu thấp hơn đối chứng (biến động từ 220,4 đến 232,8cm). Đường kính than giống
FR91-397 to nhất đạt 2,41cm, giống CoC671 có đường kính thân bé nhất đạt 2,07cm, các


giống Phil80-13, Ty70-17 và C132-81 có đường kính thân tương đương đối chứng (biến
động trong khoảng 2,28cm - 2,31cm)
Bảng 7: Mật độ cây hữu hiệu (ngàn cây/ha) và trọng lượng cây (kg)
Vụ tơ
Tên giống
C132-81
FR91-397
CoC671
Ty70-17
C89-148
Phil80-13
VN85-1427(đ/c)
CV%
LSD0.05

Vụ gốc I

Vụ gốc II


Mật độ
cây hữu
hiệu

Trọng
lượng cây

Mật độ
cây hữu
hiệu

Trọng
lượng cây

Mật độ
cây hữu
hiệu

Trọng
lượng cây

45,8 c
58,3 a
49,5 bc
45,5 c
48,1 bc
54,7 b
60,6 a
5,044

4,65

1,56 a
1,45 ab
1,32 b
1,45 ab
1,48 ab
1,59 a
1,41 ab
3,39
0,23

44,7 b
50,2 ab
57,3 a
47,9 ab
47,3 ab
50,8 ab
56,7 a

1,60 a
1,38 b
1,36 b
1,53 ab
1,42 ab
1,62 a
1,48 ab

43,7 b
48,6 ab

55,4 a
44,5 b
45,1 b
52,2 ab
53,8 a

1,51 a
1,31 b
1,38 ab
1,48 ab
1,35 ab
1,58 a
1,35 ab

9,29
8,19

10,44
0,19

10,35
9,53

14,17
0,25

- Vụ mía tơ: Mật độ cây hữu hiệu cao nhất là FR91-397 tương đương đối
chứng (58,3 ngàn cây/ha) tương đương đối chứng (60,6 ngàn cây/ha), các giống
khác mật độ cây hữu hiệu thấp hơn đối chứng, biến động từ 45,5 - 54,7 ngàn
cây/ha). Trọng lượng cây cao nhất là giống Phil80-13 (1,59kg) và C132-81

(1,56kg), giống CoC671 có trọng lượng cây thấp hơn đối chứng (1,32kg, so với
1,41kg), các giống còn lại có trọng lượng tương đương đối chứng.
- Vụ mía gốc I: Mật độ cây hữu hiệu cao nhất là CoC671 (57,3 ngàn cây/ha
so với đối chứng 56,7 ngàn cây/ha), giống có mật độ cây thấp nhất là C89-148 đạt
44,7 ngàn cây/ha, các giống cịn lại có mật độ cây hữu hiệu thấp hơn đối chứng,
biến động từ 47,3 - 50,8 ngàn cây/ha. Giống Phil80-13 và C132-81 có trọng lượng
cây cao hơn đối chứng (1,62 và 1,60kg so với đối chứng 1,48kg), giống CoC671 có
trọng lượng cây thấp nhất là 1,36kg, các giống cịn lại có trọng lượng tương đương
đối chứng.
- Vụ mía gốc II: Mật độ cây hữu hiệu cao nhất là CoC671 (55,4 ngàn cây/ha
so với đối chứng 53,8 ngàn cây/ha), ở các giống khác đều có mật độ cây hữu hiệu
thấp hơn đối chứng, biến động từ 43,7 – 52,2 ngàn cây/ha. Giống Phil80-13 và
C132-81 có trọng lượng cây cao hơn đối chứng (1,58 và 1,51kg so với đối chứng
1,35kg), tiếp đến giống Ty70-17 có trọng lượng cây là 1,48kg , các giống cịn lại có
trọng lượng tương đương đối chứng.
Bảng 8: Năng suất mía (tấn/ha)
Tên giống
C132-81
FR91-397
COC671
Ty70-17
C89-148
Phil80-13
VN85-14279(đ/c)
CV%
LSD.05

Vụ tơ

Vụ gốc I


62,3 b
71,9 a
62,3 b
64,4 b
71,9 a
75,3 a
77,2 a
7,86
5,58

65,4 bc
63,9 bc
61,7 bc
66,0 bc
56,5 c
77,8 a
73,3 ab

8,77
10,73

Vụ gốc II
59,2 bc
61,8 b
60,9 b
58,7 bc
54,1 c
72,8 a
68,5 b

10,40
8,77

Trung bình
62,3
65,8
61,6
63,0
60,8
75,3
73,0
-


- Vụ mía tơ: Năng suất giống Phil80-13, C89-148 và FR91-397 tương đương
đối chứng (75,3, 71,9 và 71,9 tấn/ha so với 77,2 tấn/ha).
- Vụ mía gốc I: Giống Phi80-13 có năng suất cao nhất, cao hơn đối chứng đạt
77,8 tấn/ha, giống C89-148 có năng suất thấp nhất chỉ đạt 56,5 tấn/ha, các giống
cịn lại có năng suất thấp hơn đối chứng và biến động từ 61,7 đấn 66,0 tấn/ha.
- Vụ mía gốc: Giống Phi80-13 có năng suất cao nhất, cao hơn đối chứng đạt
72,8 tấn/ha, giống C89-148 có năng suất thấp nhất chỉ đạt 54,1 tấn/ha, các giống
cịn lại có năng suất thấp hơn đối chứng và biến động từ 58,7 đến 61,8 tấn/ha. Qua 3
năm theo dõi năng suất trung bình trên 3 vụ (vụ mía tơ và 2 vụ mía gốc) giống
Phil80-13 có năng suất cao nhất (75,3 tấn/ha) cao hơn đối chứng (73,0 tấn/ha) các
giống còn lại có năng suất thực thu thấp hơn giống đối chứng biến động từ 60,8 đến
65,8 tấn/ha.
Bảng 9: Chất lượng mía và năng suất quy 10CCS
Vụ tơ

Tên giống


CCS
(%)

C132-81
FR91-397
CoC671
Ty70-17
C89-148
Phil80-13
VN85-1427(đ/c)

12,77
11,74
11,17
11,53
10,45
12,02
11,68

Năng Vượt so
suất với đối
quy 10 chứng
CCS
%
79,5
- 11,8
84,4
- 6,3
69,5

- 22,9
74,2
- 17,7
75,1
- 16,7
90,3
0,2
90,1
-

Vụ gốc I

CCS Năng Vượt so
(%) suất với đối
quy 10 chứng
CCS
%
13,58 88,8 - 8,7
11,73 74,9 - 22,9
13,35 82,3 - 15,3
12,01 79,2 - 18,5
13,46 76,0 - 21,8
13,05 101,5 4,4
13,27 97,2
-

Vụ gốc II

CCS
(%)

13,18
12,03
12,85
12,51
13,06
12,65
12,85

Năng Vượt so
suất với đối
quy 10 chứng
CCS
%
78,0 - 11,4
74,3 - 15,6
78,2 - 11,1
73,4 - 16,6
70,6 -19,8
92,0
4,6
88,0
-

- Vụ mía tơ: Chữ đường của các giống tham gia khảo nghiệm vụ mía tơ thấp
hơn 2 vụ mía gốc do vụ mía tơ trồng vào vụ đầu mưa thời gian sinh trưởng ngắn
hơn 2 vụ mía gốc. Giống mía Phil80-13 cả 3 vụ đều có năng suất qui 10CCS cao
nhất và cao hơn đối chứng thứ tự đạt 90,3, 101,5 và 92 tấn/ha, kế đến là 2 giống
C132-81 và CoC671 có năng suất quy 10CCS trên 2 vụ gốc 1 và gốc 2 đạt tương
đối cao gần tương đương đối chứng. Các giống mía cịn lại có năng suất qui 10CCS
thấp khơng đáp ứng nhu cầu trong vùng.

* Nhận xét: Qua theo dõi vụ mía tơ, vụ mía gốc I và vụ mía gốc II giống có
triển vọng nhất là Phil80-13 năng suất ở vụ tơ đạt 75,3 tấn/ha, CCS là 12,02%; vụ
gốc I đạt 77,8 tấn/ha, CCS là 13,05%, và vụ mía gốc II đạt 72,8, CCS là 12,65%.


5.2 Khảo nghiệm cơ bản (2007 – 2009)
5.2.1 Khả năng mọc mầm, sức tái sinh và sức đẻ nhánh
Bảng 10: Tỷ lệ mọc mầm, tái sinh và sức đẻ nhánh trên 2 vụ mía
Vụ tơ
Tên giống
ROC 27
K88-92
KK2
K95-156
K88-200
K90-54
VN84-4137(đ/c)
CV%
LSD0.05

Vụ gốc I

Tỷ lệ mọc mầm
Sức đẻ nhánh
(%)
(nhánh/cây mẹ)

59,37 a
61,24 a
49,31 b

60,72 a
59,65 a
64,48 a
59,72 a
7,70
8,12

0,57 b
0,49 b
1,12 a
0,32 c
0,55 b
0,52 b
1,06 a
9,16
0,12

Sức tái sinh

Sức đẻ nhánh

(mầm/gốc)
0,86
0,79
0,91
0,82
0,95
0,88
0,97


(nhánh/cây mẹ)
1,49
1,64
1,75
1,00
1,49
1,36
1,32

Trong vụ mía tơ giống KK2 có tỷ lệ mọc thấp nhất (49,31%), các giống cịn
lại có tỷ lệ mọc mầm tương đương đối chứng biến động từ 59,65 đến 64,48%.
Giống KK2 có sức đẻ nhánh cao nhất đạt 1,12 nhánh/cây mẹ tương đương với
giống đối chứng. Các giống cịn lại có sức đẻ nhánh thấp hơn đối chứng, biến động
từ 0,32 đến 0,57 nhánh/cây mẹ. Trong vụ mía gốc I giống K88-65 có sức tái sinh
cao nhất (0,95mầm/gốc), các giống cịn lại có sức tái sinh thấp biến động từ 0,79
đến 0,91 mầm/gốc. Giống KK2 có sức đẻ nhánh cao nhất đạt 1,75 nhánh/cây mẹ, kế
đến là giống K88-92 có sức đẻ nhánh đạt 1,64 nhánh/cây mẹ và cao hơn giống đối
chứng (1,32 nhánh/cây mẹ). Các giống cịn lại có sức đẻ nhánh thấp hơn đối chứng,
biến động từ 1,00 đến 1,49 nhánh/cây mẹ
5.2.2 Mật độ cây và chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng
Bảng 11: Mật độ cây tổng số qua các giai đoạn sinh trưởng (ngàn cây/ha)
Tên giống
ROC 27
K88-92
KK2
K95-156
K88-200
K90-54
VN84-4137(đ/c)


Vụ tơ
Mọc mầm

Đẻ nhánh

71,24
73,49
59,17
72,86
71,58
77,37
71,64

111,83
109,57
125,64
96,25
111,11
117,96
148,51

Vụ gốc I
Tái sinh
Đẻ nhánh

53,2
48,8
63,1
56,1
54,4

46,5
71,3

132,5
127,9
173,2
112,1
135,4
110,1
165,3

Trong vụ mía tơ giống KK2 có tỷ lệ mọc mầm kém dẫn đến mật độ cây giai
đoạn mọc thấp (59,17 ngàn cây/ha), các giống còn lại có mật độ cây biến động từ
71,24 - 77,37 ngàn cây/ha. Mật độ cây tổng số giai đoạn kết thúc đẻ nhánh của vụ
mía tơ cao nhất là giống đối chứng 148,51 ngàn cây/ha, kế đến là giống KK2 đạt
125,64 ngàn cây/ha, thấp nhất là giống K95-156 đạt 96,25 ngàn cây/ha. Các giống
mía K90-54, ROC27, K88-200 và K88-92 biến động từ 117,96-109,57 ngàn cây/ha.
Trong giai đoạn tái sinh của vụ mía gốc I mật độ cây của giống KK2 đạt cao nhất


(63,1 ngàn cây/ha), giống K90-54 có mật độ cây thấp nhất chỉ đạt 46,5 ngàn cây/ha.
Các giống cịn lại có mật độ cây biến động từ 48,8 đến 56,1 ngàn cây/ha. Giai đoạn
đẻ nhánh mật độ cây của giống KK2 đạt cao nhất 173,2 ngàn cây/ha, thấp nhất là
giống K90-54 đạt 110,1 ngàn cây/ha, các giống cịn lại đều có mật độ thấp hơn so
với đối chứng và biến động từ 112,1 đến 135,4 ngàn cây/ha.
Bảng 12: Mật độ cây tổng số qua các giai đoạn sinh trưởng (ngàn cây/ha)
Vụ tơ
Tên giống

6 tháng

tuổi
ROC 27
86,7
K88-92
99,2
KK2
100,6
K95-156
85,4
K88-200
83,1
K90-54
81,8
VN84-4137(đ/c) 120,3

9 tháng
tuổi
71,1
86,0
86,7
75,0
67,9
67,1
98,2

Vụ gốc I
Thu hoạch
(11 tháng)
74,4
75,3

78,1
73,4
61,5
65,3
90,5

6 tháng
tuổi
91,3
88,5
106,4
89,1
97,3
78,6
112,8

9 tháng
tuổi
83,4
82,6
94,1
78,5
85,7
69,2
91,5

Thu hoạch
(11 tháng )
76,3
71,5

83,7
71,4
81,2
60,3
87,9

Trong vụ mía tơ giai đoạn 6, 9 và 11 tháng tuổi các giống khảo nghiệm đều
có mật độ cây thấp hơn đối chứng. Giai đoạn 6 tháng tuổi giống KK2 và K88-92 có
mật độ cây cao nhất đạt thứ tự 100,6 và 99,2 ngàn cây/ha, các giống còn lại biến
động từ 81,8 đến 86,7 ngàn cây/ha. Giai đoạn 9 tháng tuổi giống KK2 và K88-92 có
mật độ cây cao nhất đạt thứ tự 86,7 và 86,0 ngàn cây/ha, các giống còn lại biến
động từ 67,1 đến 75,0 ngàn cây/ha. Giai đoạn 11 tháng tuổi giống KK2 và K88-92
có mật độ cây cao nhất đạt thứ tự 78,1 và 75,3 ngàn cây/ha, các giống còn lại biến
động từ 61,5 đến 74,4 ngàn cây/ha
Trong vụ mía gốc I ở giai đoạn 6 tháng tuổi các giống khảo nghiệm đều có
mật độ cây thấp hơn đối chứng, trong đó giống KK2 và K88-200 có mật độ cây cao
nhất đạt thứ tự 106,4 và 97,3 ngàn cây/ha, các giống còn lại biến động từ 78,6 đến
91,3 ngàn cây/ha. Giai đoạn 9 tháng tuổi giống KK2 đạt cao nhất 94,1 ngàn cây/ha
cao hơn đối chứng (91,5 ngàn cây/ha), các giống cịn lại đều có mật độ cây thấp hơn
đối chứng và biến động từ 69,2 đến 85,7 ngàn cây/ha. Giai đoạn mía 11 tháng tuổi
đó giống KK2 và K88-200 có mật độ cây cao nhất đạt thứ tự 83,7 và 81,2 ngàn
cây/ha, các giống còn lại biến động từ 60,3 đến 76,3 ngàn cây/ha
Bảng 13: Chiều cao cây qua các thời kỳ sinh trưởng (cm)
Tên giống
ROC 27
K88-92
KK2
K95-156
K88-200
K90-54

VN84-4137(đ/c)

Vụ tơ
6 tháng
193,5
191,6
183,9
185,5
167,7
163,3
168,7

9 tháng
261,4
265,5
241,0
246,2
224,6
232,4
227,5

Vụ gốc I
Thu hoạch
287,8
315,2
254,2
291,6
250,5
281,5
247,1


6 tháng
171,7
153,2
139,5
164,1
156,6
149,3
141,9

9 tháng
254,3
249,8
221,6
259,5
237,9
248,4
229,3

Thu hoạch
289,4
294,7
236,5
296,1
281,7
298,3
245,6

Trong vụ mía tơ theo số liệu Bảng 13 cho thấy chiều cao cây giai đoạn 6
tháng của các giống ROC27, K88-92, KK95-156 và KK2 đều cao hơn đối chứng



thứ tự đạt 193,5, 191,6, 185,5 và 183,9cm, giống K90-54 thấp nhất đạt 163,3cm.
Giai đoạn mía 9 tháng tuổi các giống khảo nghiệm đều cao hơn đối chứng ngoại trừ
giống K88-200 chỉ đạt 224,6cm. Giai đoạn thu hoạch tất cả các giống tham gia thí
nghiệm đều cao hơn đối chứng trong đó giống K88-92 đạt 315,2cm và thấp nhất là
giống K88-200 đạt 250,5cm.
Trong vụ mía gốc 1 giai đoạn 6 tháng tuổi các giống tham gia khảo nghiệm
đều cao hơn đối chứng, trong đó cao nhất là giống ROC27 đạt 171,7cm; giống KK2
có chiếu cao cây thấp nhất chỉ đạt 139,5cm. Giai đoạn mía 9 tháng tuổi các giống
tham gia khảo nghiệm đều cao hơn đối chứng, trong đó cao nhất là giống K95-156
đạt 259,5cm; thấp nhất là giống KK2 chỉ đạt 221,6cm. Giai đoạn thu hoạch các
giống tham gia khảo nghiệm đều cao hơn đối chứng, trong đó cao nhất là giống
K90-54 đạt 298,3cm; thấp nhất là giống KK2 chỉ đạt 236,5cm
5.2.3 Tỷ lệ cây bị sâu , bệnh hại qua các giai đoạn sinh trưởng chính
Bảng 14: Tỷ lệ cây bị sâu hại qua các giai đoạn sinh trưởng chính (%)
Tên giống
ROC 27
K88-92
KK2
K95-156
K88-200
K90-54
VN84-4137

3 tháng
tuổi
3,2
2,8
2,5

3,2
2,0
3,1
2,6

Vụ tơ
6 tháng
tuổi
5,3
2,9
4,2
2,8
5,1
3,9
5,3

9 tháng
tuổi
18,6
13,0
15,2
17,6
19,2
8,1
21,9

3 tháng
tuổi
3,8
1,9

4,1
2,5
2,7
3,6
4,4

Vụ gốc I
6 tháng
tuổi
7,3
4,6
9,2
5,8
6,1
7,5
8,8

9 tháng
tuổi
17,2
8,4
20,3
12,8
15,5
14,9
21,2

Kết quả số liệu Bảng 14 cho thấy ở vụ mía tơ giai đoạn mía chưa vươn lóng
sâu hại chủ yếu là sâu 5 vạch đấu nâu. Tỷ lệ hại giữa các giống dao động từ 2,0%
đến 3,2%. Giai đoạn mía 6 tháng tuổi tỷ lệ cây bị hại trong nhìn chung ít tăng biến

động trong khoảng 2,8 đến 5,3%. Ở giai đoạn mía 9 tháng tuổi tỷ lệ cây bị hại tăng
lên khá cao, trong đó giống K90-54 tỏ ra ít mẫn cảm với sâu đục thân nhất tỷ lệ hại
chỉ ở 8,1%, tiếp theo là giống K88-92 ở mức 13,0%. Các giống K88-200, ROC27
mẫn cảm với sâu đục thân có tỷ lệ cây bị hại tương ứng là 19,2 và 18,6%). Các
giống còn lại biến động 15,2 – 17,6%. Tương tự trong vụ mía gốc I giai đoạn mía 6
và 9 tháng tuổi tỷ lệ cây bị hại không đáng kể, khi vào giai đoạn thu hoạch tỷ lệ cây
bị hại tăng cao nhưng vẫn thấp hơn đối chứng trong đó giống KK2 bị hại nặng nhất
tới 20,3%, các giống còn lại tỷ lệ cây bị hại biến động từ 8,4 tới 17,2%
Bảng 15: Tỷ lệ cây bị bệnh hại giai đoạn mía đầu vươn lóng (%)
Tên giống
ROC 27
K88-92
KK2
K95-156
K88-200
K90-54
VN84-4137(đ/c)

Vụ tơ
Bệnh trắng lá Bệnh xoắn cổ lá
0,00
0,00
0,46
0,00
0,00
0,00
0,58
0,00
0,00
0,00

0,00
3,21
0,00
0,00

Vụ gốc I
Bệnh trắng lá Bệnh xoắn cổ lá
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0


Trong số 6 giống khảo nghiệm có hai giống nhiễm bệnh trắng lá nhẹ ở thời
điểm mía đầu vươn lóng là K88-92 và K95-156 với tỷ lệ bụi bị bệnh tương
ứng 0,46% và 0,58%, giống bị nhiễm bệnh xoắn cổ lá là K90-54. Tỷ lệ cây bị
bệnh là 3,21%. Không thấy xuất hiện bệnh than trên các giống khảo nghiệm.
Trên vụ mía gốc I khơng có bệnh xuất hiện.
5.2.4 Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất mía và tỷ lệ trổ cờ, mức độ đổ ngã
Bảng 16: Chiều cao cây nguyên liệu và đường kính thân (cm)

Tên giống
ROC 27
K88-92
KK2
K95-156
K88-200
K90-54
VN84-4137 (đ/c)
CV%
LSD0.05

Vụ tơ
Chiều cao
Đường kính
nguyên liệu
thân
265,6 b
287,5 a
244,0 cd
272,6 ab
231,3
d
263,2 bc
229,4
d
8,43
19,88

Vụ gốc I
Chiều cao

Đường
nguyên liệu
kính thân
274,1 a
2,4 bc
276,5 a
3,0 a
221,3 b
2,3 cd
281,7 a
2,8 a
263,4 a
2,4 b
286,2 a
2,8 a
223,9 b
2,3
d
7,96
2,18
32,30
0,097

2,3 c
3,2 a
2,3 c
2,9 b
2,3 c
2,9 b
2,3 c

3,58
0,16

Trong vụ mía tơ chiều cao cây các giống tham gia khảo nghiệm đều cao hơn
đối chứng, trong đó giống K88-92 cao nhất đạt 287,5cm và thấp nhất là giống
K88-200 chỉ cao 231,3cm, chiều cao của các giống còn lại biến động từ 244,0
tới 272,6cm. Trong vụ mía gốc I các giống tham gia khảo nghiệm đều có chiều
cao cao hơn đối chứng, trong đó cao nhất là giống K90-54 đạt 286,2cm, giống
KK2 chỉ đạt 221,3cm, các giống cịn lại có chiều cao biến động từ 263,4 tới
281,7cm.
Đường kính thân của các giống tham gia khảo nghiệm hầu như khơng thay đổi
trong vụ mía tơ và mía gốc I, trong đó giống K88-92 có đường kính lớn nhất
biến động 3,0 – 3,2cm, thứ đến giống K90-54 và K95-156 có đường kính thân
biến động 2,8 - 2,9cm
Bảng 17: Tỷ lệ trổ cờ và mức độ đổ ngã của các giống
Tên giống
ROC 27
K88-92
KK2
K95-156
K88-200
K90-54
VN84-4137 (đ/c)

Vụ tơ
Tỷ lệ trổ cờ Mức độ đổ ngã
(%)
2,4
Trung bình
0,0

Trung bình
0,0
Nặng
3,6
Trung bình
4,2
Trung bình
0,0
Ít đổ ngã
0,0
Trung bình

Vụ gốc I
Tỷ lệ trổ cờ Mức độ đổ ngã
(%)
5,9
Trung bình
0,0
Trung bình
0,0
Nặng
7,7
Ít đổ ngã
0,0
Trung bình
0,0
Ít đổ ngã
0,0
Trung bình


Giai đoạn mía trước thu hoạch (11 tháng tuổi) có 3 giống bị trổ cờ nhẹ, tỷ lệ
trổ cờ vụ tơ của các giống ROC27; K95-156 và K88-200 tương ứng là 2,4; 3,6 và


4,2%. Tương tự vụ mía gốc I chỉ có 2 giống ROC27 và K95-156 trổ cờ với tỷ lệ
tương ứng là 5,9 và 7,7%.
Các giống tham gia khảo nghiệm đều đổ ngã ở mức độ trung bình trừ giống
KK2 có mức độ đổ ngã nặng và giống K90-54 ít đổ ngã.
Bảng 18: Mật độ cây hữu hiệu và trọng lượng cây
Vụ tơ
Tên giống
ROC 27
K88-92
KK 2
K95-156
K88-200
K90-54
VN84-4137
CV%
LSD0.05

MĐCHH
(ngàn cây/ha)
61,5 bc
62,1 bc
69,4 a
68,1 ab
57,2 cd
52,7
d

72,4 a
5,71
6,44

TL. cây
(kg)
1,5 cd
2,1 a
1,3
d
1,6 bc
1,4 cd
1,8 ab
1,2
d
3,21
0,23

Vụ gốc I
MĐCHH
TL. cây
(ngàn cây/ha)
(kg)
62,3 b
1,3 d
63,2 b
1,7 a
74,9 a
1,1 e
68,7 ab

1,6 b
75,1 a
1,4 c
49,5 c
1,6 b
76,3 a
1,1 e
8,18
2,61
9,736
0,056

* Ghi chú: - MĐCHH: Mật độ cây hữu hiệu
- TL. Cây: Trọng lượng cây

- Vụ mía tơ: Mật độ cây hữu hiệu của các giống khảo nghiệm dao động từ
52,7 đến 72,4 ngàn cây/ha, trong đó 2 giống KK2 và K95-156 có mật độ hữu hiệu
tương đương đối chứng, các giống còn lại đều có mật độ cây hữu hiệu thấp hơn so
với đối chứng. Trọng lượng cây các giống tham gia khảo nghiệm đều cao hơn đối
chứng, trong đó cao nhất là giống K88-92 và K90-54 (2,1 và 1,8kg/cây), các giống
cịn lại có trọng lượng cây biến động từ 1,3 đến 1,6kg/cây.
- Vụ mía gốc I: Mật độ cây của các giống tham gia khảo nghiệm đều thấp
hơn đối chứng và biến động từ 49,5 đến 74,9 ngàn cây/ha. Trọng lượng cây các
giống tham gia khảo nghiệm đều cao hơn đối chứng, trong đó cao nhất là giống
K88-92, K95-156 và K90-54 (1,7, 1,6 và 1,6kg/cây), giống KK2 có trọng lượng cây
thấp nhất bằng đối chứng và chỉ đạt 1,1kg/cây, các giống còn lại có trọng lượng cây
biến động từ 1,3 đến 1,4kg/cây.
Bảng 19: Năng suất và chất lượng mía
Vụ tơ
Tên giống

ROC 27
K88-92
KK2
K95-156
K88-200
K90-54
VN84-4137(đ/c)

Năng suất
thực thu
(tấn/ha)

CCS
(%)

Vụ gốc I
Năng suất Năng suất
quy
thực thu
(10 CCS) (tấn/ha)
107,6
78,6 b
126,7
105,1 a
114,2
79,3 b
131,2
103,5 a
86,7
98,6 a

89,4
75,2 b
107,1
81,4 b
9,21
9,273

CCS
(%)

Năng suất
quy
(10 CCS)
106,6
115,0
110,4
131.4
118,8
79,2
113,4
-

79,5
de 13,54
13,56
120,4 a
10,52
10,94
82,5 cd
13,84

13,92
104,9 b
12,51
12,70
73,3
e 11,83
12,05
89,4 c
10,00
10,53
78,3
de 13,68
13,93
7,85
CV%
7,69
LSD0.05
Ghi chú: Thời gian thu hoạch vào tháng 11 (cả vụ tơ và vụ gốc I, mía 12 tháng tuổi)


- Vụ mía tơ: Các giống tham gia khảo nghiệm có năng suất thực thu cao hơn
đối chứng, trong đó cao nhất là giống K88-92 đạt 120,4 tấn/ha, kế đến là giống
K95-156 đạt 104,9 tấn/ha, các giống K90-54, KK2 và ROC 27 có năng suất thực
thu tương ứng là 89,4, 82,5 và 79,5 tấn/ha, giống K88-200 có năng suất thực thu chỉ
đạt 73,3 tấn/ha thấp hơn đối chứng. Giống KK2 và ROC27 có chữ đường cao tương
đương giống đối chứng (13,84 và 13,54%), kế đến là giống K95-156 đạt 12,51%,
các giống cịn lại có chữ đường biến động từ 10,00 tới 11,83%. Năng suất mía quy
ra 10CCS cho thấy giống K95-156 là cao nhất đạt 131,2 tấn/ha, kế đến là giống
K88-92 và KK2 đạt 126,7 và 114,2 tấn/ha, giống ROC27 tương đương đối chứng và
(107,6 so với 107,1 tấn/ha), các giống cịn lại có năng suất thấp hơn giống đối

chứng.
- Vụ mía gốc I: Các K88-92, K95-156 và K88-200 có năng suất thực thu cao
hơn đối chứng tương ứng đạt 105,1, 103,5 và 98,6 tấn/ha, các giống cịn lại có năng
suất thấp hơn đối chứng và biến động 75,2 tới 79,3 tấn/ha. Giống KK2 và ROC27có
chữ đường cao tương đương giống đối chứng (13,92 và 13,56% so với 13,93), kế
đến là giống K95-156 đạt 12,7%, các giống cịn lại có CCS biến động từ 10,53 tới
12,05%. Năng suất mía quy ra 10CCS cho thấy giống K95-156 là cao nhất đạt
131,4 tấn/ha, kế đến là giống K88-200 và K88-92 tương đương đối chứng đạt
(118,8 và 115,0 tấn/ha so với 113,4 tấn/ha), các giống cịn lại đều có năng suất thấp
hơn giống đối chứng và biến động từ 79,2 đến 110,4 tấn/ha.
* Nhận xét: Qua theo dõi vụ mía tơ và vụ mía gốc I cho thấy: Các giống có
triển vọng là KK2 ở vụ mía tơ năng suất đạt 82,51 tấn/ha, CCS là 13,84% và ở vụ
mía gốc I năng suất đạt 79,3 tấn/ha, CCS là 13,92% chín sớm có thể đưa vào cơ cấu
ép đầu vụ. Giống K95-156 ở vụ mía tơ năng suất đạt 104,9 tấn/ha, CCS 12,51% và
ở vụ mía gốc 1 năng suất đạt 103,5 tấn/ha, CCS là 12,7%. Giống K88-200 ở vụ mía
tơ năng suất đạt 73,34 tấn/ha, CCS 11,83% và ở vụ mía gốc 1 năng suất đạt 98,6
tấn/ha, CCS là 12,05%. Giống K88-92 ở vụ mía tơ năng suất đạt 120,4 tấn/ha, CCS
10,52% và ở vụ mía gốc 1 năng suất đạt 105,1 tấn/ha, CCS là 10,94%
5.3 Khảo nghiệm sản xuất (KNSX)
5.3.1 Khả năng mọc mầm, sức tái sinh và sức đẻ nhánh
Bảng 20: Tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh và sức đẻ nhánh
Vụ tơ
Tên giống
VN96-06
VN96-07
VN96-08
C90-530

Tỷ lệ mọc
mầm

(%)
47,4
49,8
64,3
43,9

Vụ gốc I

Đẻ nhánh
(nhánh/cây mẹ)

Tái sinh
(mầm/gốc)

Đẻ nhánh
(nhánh/cây mẹ)

1,47
1,64
1,29
1,82

0,83
0,81
0,87
0,81

0,82
0,86
0,79

1,21

- Vụ mía tơ: Các giống mía trong có tỷ lệ mọc mầm từ trung bình đến khá.
Dịng VN96-08 có tỷ lệ mọc mầm cao nhất đạt 64,3%. Các giống còn lại biến động
từ 43,9 - 49,8%. Giống VN96-08 có sức đẻ nhánh thấp (1,29 nhánh/cây mẹ). Các
giống cịn lại đạt khá cao, dao động từ 1,47 - 1,82 nhánh/cây mẹ.


- Vụ mía gốc I: Sức tái sinh gốc và khả năng đẻ nhánh của các giống nhìn
chung thấp (nguyên nhân do thu hoạch vào thời điểm khô hạn), chỉ tiêu này dao
động từ 0,81 - 0,87 mầm/gốc. Khả năng đẻ nhánh khá nhất đạt 1,21 nhánh/cây mẹ
(giống C90-530). Các giống còn lại biến động từ 0,79 - 0,86 nhánh/cây mẹ.
5.3.2 Mật độ cây và chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng của mía
Bảng 21: Mật độ cây giai đoạn mía mọc mầm và đẻ nhánh (ngàn cây/ha)
Vụ tơ
Vụ gốc I
Mọc mầm
Đẻ nhánh
Tái sinh
Đẻ nhánh
VN96-06
42,67
104,89
54,29
98,73
VN96-07
44,87
118,30
51,27
95,16

VN96-08
57,89
107,78
56,41
101,25
C90-530
39,53
111,11
48,36
106,69
- Trong vụ mía tơ mật độ cây khi kết thúc mọc mầm cao nhất là giống VN9608 đạt 57,89 ngàn cây/ha, các giống còn lại ở mức thấp, biến động từ 39,53 - 44,87
ngàn cây/ha. Giai đoạn kết thúc đẻ nhánh các giống đều có mật độ cây khá, cao nhất
là giống VN96-07 đạt 118,3 ngàn cây/ha, kế đến là giống C90-530 đạt111,11 ngàn
cây/ha.
Tên giống

Trong vụ mía gốc I mật độ cây khi kết thúc tái sinh của các giống dao động
từ 48,36 -56,41 ngàn cây/ha. Ở giai đoạn kết thúc đẻ nhánh mật độ cây khá nhất là
giống C90-530 đạt 106,69 ngàn cây/ha, thấp nhất là giống VN96-07 đạt 95,16 ngàn
cây/ha.
Bảng 22. Mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng (ngàn cây/ha)
Tên giống
VN96-06
VN96-07
VN96-08
C90-530

Vụ tơ
4 tháng tuổi 9 tháng tuổi
77,13

70,37
80,10
72,30
83,00
75,00
75,27
69,03

Vụ gốc I
4 tháng tuổi
9 tháng tuổi
89,61
74,58
83,24
70,01
92,87
78,45
81,32
65,19

- Trong vụ mía tơ mật độ cây tổng số giai đoạn 4 tháng tuổi của các giống
chênh lệch nhau không lớn (biến động từ 77,13 - 83,00 ngàn cây/ha). Tương tự giai
đoạn 9 tháng tuổi giống VN96-08 có mật độ cây cao đạt 75 ngàn cây/ha, các giống
còn lại (biến động từ 69,03 – 72,3 ngàn cây/ha).
- Trong vụ gốc I mật độ của các giống giai đoạn mía 4 tháng tuổi cao hơn vụ
tơ, cao nhất là giống VN96-08 đạt 92,87 ngàn cây/ha, thấp nhất là giống C90-530
đạt 81,32 ngàn cây/ha. Giai đoạn 9 tháng tuổi trừ giống C90-530 có mật độ cây thấp
chỉ đạt 65,19 ngàn cây/ha, các giống còn lại dao động từ 70,01 - 78,45 ngàn cây/ha.
Bảng 23: Chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng (cm)
Tên giống

VN96-06
VN96-07
VN96-08
C90-530

4 tháng
tuổi
74,6
89,2
93,7
78,9

Vụ tơ
7 tháng
tuổi
165,3
185,1
195,1
170,4

9 tháng
tuổi
201,1
219,1
229,2
209,1

4 tháng
tuổi
69,53

75,17
79,32
84,41

Vụ gốc I
7 tháng
tuổi
178,42
169,38
191,32
183,47

9 tháng
tuổi
231,57
243,19
276,24
204,36


- Trong vụ mía tơ ở giai đoạn 4 tháng tuổi các giống có chiều cao cây dao
động từ 74,6 đến 93,7cm, có chiều cao cây vượt trội và có thời điểm bắt đầu vươn
lóng sớm hơn là giống VN96-08. Tương tự giai đoạn 7 tháng tuổi và trước thu
hoạch giống VN96-08 vẫn chiếm ưu thế về chiều cao cây tương ứng đạt 195,1 và
229,2cm. Giống VN96-06 có chiều cao chỉ đạt 165,3cm và 201,1cm.
- Trong vụ mía gốc I chiều cao cây tuyệt đối ở giai đoạn 4 tháng tuổi cao
nhất là giống C90-530 đạt 84,41cm, thấp nhất là giống VN96-06 chỉ đạt 69,53cm.
Giai đoạn 7 tháng tuổi giống VN96-08 có chiều cao cây cao nhất đạt 191,32cm,
thấp nhất là giống VN96-07 chỉ đạt 169,38cm. Giai đoạn 9 tháng tuổi chiều cao cây
cao nhất là giống VN96-08 đạt 276,24cm và thấp nhất là giống C90-530 đạt

204,36cm.
5.3.3 Tỷ lệ cây bị sâu, bệnh hại qua các giai đoạn sinh trưởng
Bảng 24: Tỷ lệ cây bị sâu hại qua các giai đoạn sinh trưởng (%)
Tên giống
VN96-06
VN96-07
VN96-08
C90-530

4 tháng
tuổi
7,79
9,64
9,55
10,80

Vụ tơ
7 tháng
tuổi
17,42
15,44
19,24
20,33

9 tháng
tuổi
20,3
19,2
20,4
21,1


4 tháng
tuổi
3,54
4,87
2,91
4,73

Vụ gốc I
7 tháng
tuổi
14,65
11,37
10,62
19,78

9 tháng
tuổi
21,54
17,68
15,47
36,29

- Trong vụ tơ tỷ lệ cây bị hại do sâu đục thân gây ra ở giai đoạn mía 4 tháng tuổi
trên các giống dao động từ 7,79% trên giống VN96-06 đến 10,80% trên giống C90530. Tỷ lệ cây bị hại tăng cao ở giai đoạn mía 7 tháng tuổi. Trong đó, giống VN96-07
có tỷ lệ cây bị hại thấp nhất là 15,44%, cao nhất là giống C90-530 đạt 20,33%. Thời
điểm thu hoạch giữa các giống có tỷ lệ cây bị hại biến động không đáng kể từ 19,2%
trên giống VN96-07 đến 21,1% trên giống C90-530.
- Trong vụ mía gốc I, sâu đục thân 5 vạch gây hại chính ở giai đoạn mía 4
tháng tuổi với tỷ lệ cây bị hại giữa các giống từ 2,91% trên giống VN96-08 đến

4,87% trên giống VN96-07. Tỷ lệ hại tăng ở thời điểm mía 7 tháng tuổi, tỷ lệ cây bị
hại thấp nhất là giống VN96-08 đạt 10,62%, cao nhất là giống C90-530 đạt 19,78%.
Tương tự giống C90-530 có tỷ lệ cây bị hại cao nhất ở thời điểm trước thu hoạch
đạt 36,29%. Các giống cịn lại có tỷ lệ cây bị hại biến động từ 15,47 đến 21,54%.
5.3.4 Tỷ lệ trổ cờ và mức độ đổ ngã
Bảng 25: Tỷ lệ trổ cờ và mức độ đổ ngã
Vụ tơ
Tên giống

Đổ ngã

VN96-06
VN96-07
VN96-08
C90-530

Trung bình
Trung bình
Ít đổ ngã
Đổ ngã nặng

Trổ cờ
(%)
0,0
13,4
0,0
0,0

Vụ gốc I
Đổ ngã

Trổ cờ
(%)
Trung bình
0,0
Trung bình
12,58
Ít đổ ngã
0,0
Đổ ngã nặng
0,0

Trong vụ mía tơ và vụ mía gốc I trên giống C90-530 khả năng đổ ngã rất
cao, giống VN96 - 08 ít đổ ngã, giống VN96 - 06 và VN96 - 07 có mức độ đổ ngã


trung bình, giống VN96-07 khả năng trổ cờ khá nhiều trong thời điểm tháng 11
dương lịch đạt 13,4 và 12,58%, các giống khác chưa xuất hiện trổ cờ.
5.3.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Bảng 26: Mật độ cây hữu hiệu, chiều cao cây nguyên liệu
Vụ tơ
Tên giống
VN96-06
VN96-07
VN96-08
C90-530

Mật độ
hữu hiệu
(ngàn cây/ha)
62,4

59,2
65,0
56,4

Chiều cao
nguyên liệu
(cm)
229,7
244,3
254,9
232,5

Vụ gốc I
Mật độ
Chiều cao
hữu hiệu
nguyên liệu
(ngàn cây/ha)
(cm)
65,4
244,3
64,1
257,2
67,3
282,3
58,7
214,6

- Trong vụ mía tơ mật độ cây hữu hiệu cao nhất là giống VN96-08 đạt 65,0
ngàn cây/ha, thấp nhất là giống C90-530 đạt 56,4 ngàn cây/ha. Chiều cao cây của

giống VN96-08 đạt cao nhất là 254,9cm, thấp nhất là giống VN96-06 đạt 229,7cm.
- Trong vụ gốc I, mật độ cây hữu hiệu cao nhất là giống VN96-08 đạt 67,3
ngàn cây/ha, các giống cịn lại có mật độ cây hữu hiệu biến động từ 58,7 – 65,4
ngàn cây/ha. Chiều cao nguyên liệu cao nhất là giống VN96-08 đạt 282,3cm thấp
nhất là giống C90-530 đạt 214,6cm.
Bảng 27: Đường kính thân và trọng lượng cây
Tên giống
VN96-06
VN96-07
VN96-08
C90-530

Vụ tơ
Vụ gốc I
Đường kính thân Trọng lượng cây Đường kính thân Trọng lượng cây
(cm)
(kg)
(cm)
(kg)
2,64
1,41
2,45
1,45
2,84
1,55
2,61
1,50
2,58
1,51
2,53

1,41
2,44
1,45
2,32
1,39

- Trong vụ mía tơ đường kính thân các giống biến động từ 2,44cm giống
C90-530 đến 2,84cm giống VN96-07 và trọng lượng cây biến động từ 1,41kg giống
VN96-06 đến 1,55kg giống VN96-07.
- Trong vụ mía gốc I đường kính thân các giống biến động từ 2,32cm giống
C90-530 đến 2,61cm giống VN96-07 và trọng lượng cây biến động từ 1,39kg giống
C90-530 đến 1,50kg giống VN96-07.
Bảng 28: Năng suất và chất lượng mía
Vụ tơ
Tên giống
VN96-06
VN96-07
VN96-08
C90-530

Năng
suất
(tấn/ha)
70,9
68,7
72,1
68,7

CCS
(%)

11,07
11,15
13,02
11,24

Vụ gốc I
Năng
suất quy
10CCS
78,4
76,6
93,9
77,2

Năng
suất
(tấn/ha)
72,0
71,0
78,8
67,5

CCS
(%)
11,45
11,81
13,52
11,90

Năng

suất quy
10CCS
82,4
83,8
106,5
80,3


- Trong vụ mía tơ năng suất mía đạt từ 68,7 tấn/ha giống C90-530 đến 72,1
tấn/ha giống VN96-08 và chữ đường (CCS) vào thời điểm thu hoạch các giống đều
đạt >11%, cao nhất VN96-08 đạt >13%. Năng suất mía sau khi quy ra của 10CCS
giống VN96-08 có năng suất đạt cao nhất là 93,9 tấn/ha thấp nhất là giống C90-538
đạt 77,2 tấn/ha.
- Trong vụ mía gốc I năng suất thực thu cao nhất là VN96-08 là 78,8 tấn/ha,
chữ đường biến động từ 11,45% giống VN96-06 đến 13,52% giống VN96-08. Năng
suất sau khi quy ra 10CCS giống đạt cao nhất là VN96-08 là 106,5 tấn/ha.
* Nhận xét: Qua theo dõi vụ mía tơ và vụ mía gốc I cho thấy: Giống có triển
vọng là VN96-08 ở vụ mía tơ năng suất đạt 72,1 tấn/ha, CCS là 13,02%, vụ mía gốc
I đạt 78,8 tấn/ha, CCS là 13,52%.
5.4 Khảo nghiệm sản xuất giống KK2, K95-156 và Phil80-13
5.4.1 Tỷ lệ mọc mầm, sức đẻ nhánh và mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng
Bảng 29: Tỷ lệ mọc mầm, sức đẻ nhánh và mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng
Giống
KK2
K95-156
Phil8013

Tỷ lệ
SĐN
Mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng

mọc mầm (nhánh/cây mẹ) Kết thúc Kết thúc
6 tháng
9 tháng
(%)
tuổi
tuổi
mọc
đẻ nhánh
58,3
0,93
69,9
135,2
112,7
93,5
58,7
0,96
70,4
114,8
88,2
81,6
49,2
1,06
59,0
121,6
90,3
77,5

- Trong vụ mía tơ giống KK2 có tỷ lệ mọc mầm là 58,3%, sức đẻ nhánh là
0,93 nhánh/cây mẹ. Mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng tương ứng là 69,9;
135,2; 112,7 và 93,5 ngàn cây/ha.

- Giống K95-156 có tỷ lệ mọc mầm là 58,7%, sức đẻ nhánh là 0,96
nhánh/cây mẹ. Mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng tương ứng là 70,4; 114,8;
88,2 và 81,6 ngàn cây/ha.
- Giống Phil80-13 có tỷ lệ mọc mầm là 49,2%, sức đẻ nhánh là 1,06
nhánh/cây mẹ. Mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng tương ứng là 59,0; 121,6;
90,3 và 77,5 ngàn cây/ha.
5.4.2 Chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng của mía
Bảng 30: Chiều cao cây qua các giai đọan sinh trưởng của mía (cm)
Giống

KK2
K95-156
Phil80-13

Chiều cao cây (cm)
6 tháng tuổi

9 tháng tuổi

169,3
191,3
228,1

228,1
315,4
253,7

Tỷ lệ cây bị hại các giai đoạn (%)
Kết thúc đẻ
nhánh

5,2
1,7
4,2

6 tháng

9 tháng

15,7
9,3
15,6

12,3
15,8
24,3

- Trong vụ mía tơ giống KK2 chiều cao cây ở giai đoạn 6 và 9 tháng tuổi là
169,3 và 228,1cm. Tỷ lệ cây bị hại ở giai đoạn mía kết thúc đẻ nhánh, 6 và 9 tháng
tuổi tương ứng là 5,2; 15,7 và 12,3%.


- Giống K95-156 chiều cao cây ở giai đoạn 6 và 9 tháng tuổi là 191,3 và
315,4cm. Tỷ lệ cây bị hại ở giai đoạn mía kết thúc đẻ nhánh, 6 và 9 tháng tuổi tương
ứng là 1,7; 9,3 và 15,8%.
- Giống Phil80-13 chiều cao cây ở giai đoạn 6 và 9 tháng tuổi là 228,1 và
253,7cm. Tỷ lệ cây bị hại ở giai đoạn mía kết thúc đẻ nhánh, 6 và 9 tháng tuổi tương
ứng là 4,2; 15,6 và 24,3%.
5.4.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Bảng 31: Các yếu tố cấu thành năng suất mía
Giống

KK2
K95-156
Phil80-13

Chiều cao cây
(cm)
207,6
294,9
239,2

Đường kính thân
(cm)
2,29
2,75
2,51

MĐCHH
(ngàn cây/ha)
85,3
70,5
63,5

Trọng lượng cây
(kg)
0,95
1,7
1,19

- Trong vụ mía tơ giống KK2 có chiều cao cây nguyên liệu là 207,6cm,
đường kính thân là 2,29cm, mật độ cây hữu hiệu là 85,3 ngàn cây/ha và trọng lượng

cây là 0,95kg.
Giống K95-156 có chiều cao cây ngun liệu là 294.9cm, đường kính thân
là 2,75cm, mật độ cây hữu hiệu là 70,5 ngàn cây/ha và trọng lượng cây là 1,7kg.
Giống Phil80-13 có chiều cao cây nguyên liệu là 239,2cm, đường kính thân
là 2,51cm, mật độ cây hữu hiệu là 63,5 ngàn cây/ha và trọng lượng cây là 1,19kg.
Bảng 32: Năng suất và chất lượng mía
Giống
KK2
K95-156
Phil80-13

Năng suất
(tấn/ha)
77,4
112,4
71,2

Chất lượng mía
(% CCS)
13,87
12,58
13,89

Năng suất quy
(10% CCS)
107,3
141,4
98,9

- Trong vụ mía tơ giống KK2 có chữ đường (CCS) vào thời điểm thu hoạch

là 13,87%, năng suất thực thu là 77,4 tấn/ha và năng suất quy 10CCS là
107,3tấn/ha.
Giống K95-156 có chữ đường (CCS) vào thời điểm thu hoạch là 11,58%,
năng suất thực thu là 112,4 tấn/ha và năng suất quy 10CCS là 130,1 tấn/ha.
Giống Phil80-13 có chữ đường (CCS) vào thời điểm thu hoạch là 12,89%,
năng suất thực thu là 71,2 tấn/ha và năng suất quy 10CCS là 91,7 tấn/ha.
6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
6.1 Kết luận
Qua theo dõi các khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất từ năm 2006
- 2008 trên vùng đất xám thuộc vùng nguyên liệu mía Tây Ninh chúng tơi rút ra
được 1 số giống có triển vọng cho năng suất 80 – 100 tấn/ha trong điều kiện khơng
tưới và có hàm lượng đường trên 11CCS, phù hợp với điều kiện đất đai và vùng sinh
thái Đông Nam bộ gồm các giống KK2, Phil80-13, K95-156, K88-200 và K88-92.
Trong đó, giống KK2 và Phil80-13 chín sớm đưa vào cơ cấu đầu vụ ép.


6.2 Đề nghị
6.2.1 Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Công nhận giống và cho phép sản xuất thử nghiệm 3 giống mía có triển vọng
là KK2, K95-156 và Phil80-13 cho vùng mía Đơng Nam bộ.
6.2.2 Đề nghị các đơn vị tham gia nghiên cứu
Tiếp tục theo dõi các vụ mía gốc đối với các khảo nghiệm đã thực hiện vụ tơ
và vụ mía gốc I để chọn ra các giống mía mới có triển vọng bổ sung vào cơ cấu
giống cho vùng mía Đơng Nam bộ.



×