Tải bản đầy đủ (.doc) (180 trang)

TÀI LIỆUHỘI NGHỊ TOÀN QUỐCTHÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾNVÀ CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 180 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
*****

TÀI LIỆU
HỘI NGHỊ TỒN QUỐC
THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
VÀ CƠ GIỚI HĨA NƠNG NGHIỆP

Hà Nội, tháng 2 năm 2020


MỤC LỤC
I. BÁO CÁO THAM LUẬN CÁC BỘ, NGÀNH
1. Báo cáo tóm tắt cơng nghiệp chế biến nơng sản và cơ giới hóa nơng nghiệp…...

4

2. Báo cáo cơng nghiệp chế biến nơng sản và cơ giới hóa nơng nghiệp…...............

14

3. Dự thảo Chiến lược phát triển cơ giới hóa và cơng nghiệp chế biến nông lâm
thủy sản đến năm 2030……………………………………………………………..

50

4. Đề xuất cơ chế và giải pháp thúc đẩy phát triển cơng nghiệp chế biến nơng sản
và cơ giới hóa nơng nghiệp - Bộ Cơng Thương……………………………………

76


5. Chương trình, chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông
sản và cơ giới hóa nơng nghiệp - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam………………...

83

6. Đào tạo nguồn nhân lực phát triển cơ giới hóa nơng nghiệp và cơng nghiệp chế
biến nơng sản - Học viện Nông nghiệp Việt Nam………………………………….

87

7. Xu hướng phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch –
Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch…………………………….

97

II. BÁO CÁO THAM LUẬN CÁC ĐỊA PHƯƠNG
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình………………………………………………

107

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh……………………………………………...

111

3. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định……………………………………………...

115

4. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng……………………………………………...


122

5. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An……………………………………………...

131

6. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang……………………………………………...

136

7. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang……………………………………………...

138

III. BÁO CÁO THAM LUẬN CÁC HIỆP HỘI, DOANH NGHIỆP
1. Hội cơ khí nơng nghiệp Việt Nam……………………………………………

144

2. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam……………………………

150

3. Hiệp hội rau quả Việt Nam……………………………………………………..

156

4. Tổng Công ty Cà phê Việt Nam………………………………………………...

159


5. Công ty cổ phẩn DABACO Việt Nam………………………………………….

162

6. Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao………………………………

166

7. Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam…………………..

171

2


PHẦN I
BÁO CÁO THAM LUẬN
CÁC BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG

3


BỘ NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BÁO CÁO TĨM TẮT
CƠNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NƠNG SẢN VÀ CƠ GIỚI HĨA NƠNG NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Trong 10 năm trở lại đây cơ giới hóa nơng nghiệp và công nghiệp chế biến
nông sản của nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Hình thành hệ thống
cơng nghiệp chế biến nơng sản có cơng suất thiết kế chế biến khoảng 120 triệu
tấn nguyên liệu nông sản/năm. Cơ giới hóa trong nơng nghiệp ngày càng được áp
dụng rộng rãi trong nhiều khâu của chuỗi sản xuất nơng nghiệp. Nhờ đó, đã nâng
cao năng suất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, tạo tiền đề quan
trọng để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng cơng nghệ cao, góp phần
đáng kể vào tăng trưởng chung của tồn ngành.
Tuy nhiên, trước tình hình mới nhằm thực hiện thành công các mục tiêu cơ
cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Chính phủ,
cần phải đẩy mạnh cơ cấu lại lĩnh vực chế biến nơng sản và nâng cao trình độ, tỷ
lệ cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp. Sau đây, Bộ Nơng nghiệp và PTNT
đánh giá tóm tắt thực trạng và định hướng mục tiêu, giải pháp phát triển cơng
nghiệp chế biến nơng sản và cơ giới hóa nông nghiệp đến năm 2030 như sau:
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

1. Lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản
1.1. Kết quả đạt được
Một là, sự phát triển của công nghiệp chế biến nơng sản đã góp phần làm
chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, từ nền nông nghiệp tự cung,
tự cấp tiến lên nền nông nghiệp phát triển đa dạng theo hướng hiện đại, sản xuất
hàng hóa lớn, phục vụ xuất khẩu.
Hai là, đã hình thành hệ thống công nghiệp chế biến nông sản với số
lượng và chất lượng ngày càng cao: (i) Về số lượng: Đã hình thành và phát triển
hệ thống cơng nghiệp chế biến bảo quản nông sản với trên 7.500 cơ sở quy mô
công nghiệp gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nơng sản nhỏ, lẻ, hộ

gia đình; (ii) Về công nghệ chế biến và chất lượng sản phẩm: Công nghệ chế
biến nông sản Việt Nam đã đạt mức độ trung bình của thế giới. Một số ngành
hàng có công nghệ và thiết bị chế biến tương đối hiện đại mang tầm của khu vực
và thế giới, như chế biến hạt điều, cà phê, lúa gạo, tôm, cá tra,...
Ba là, tăng trưởng cơng nghiệp chế biến nơng sản góp phần thúc đẩy q
trình hội nhập kinh tế tồn cầu của ngành nơng nghiệp và đóng góp quan trọng
nâng cao kim ngạch xuất khẩu nơng sản. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu nơng sản
tăng mạnh, bình qn tăng khoảng 8-10%/năm, năm 2019 đạt mức 41,3 tỷ USD.
4


Sản phẩm chế biến nông sản Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 186 nước và vùng
lãnh thổ, kể cả thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật bản,..
Bốn là, cơng nghiệp chế biến nơng sản góp phần phát triển kinh tế khu vực
nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Các nhà máy chế biến NLTS phần lớn
được xây dựng ở khu vực nơng thơn, đã đóng góp tích cực trong cải thiện bức
tranh kinh tế - xã hội nơng thơn; hình thành các thị trấn, thị tứ tại khu vực xây
dựng các nhà máy chế biến; giải quyết việc làm trực tiếp cho khoảng 1,6 triệu lao
động mà phần lớn là con em nông dân, với mức thu nhập bình qn 5-7 triệu
đồng/tháng; góp phần quan trọng cho xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn.
Thực trạng chế biến một số ngành hàng chủ lực như sau:
(1) Lúa gạo: Cả nước có khoảng 580 cơ sở xay xát gạo quy mơ cơng
nghiệp, trong đó số cơ sở có cơng suất trên 10.000 tấn thóc/năm chiếm khoảng
61,5%. Tổng cơng suất kho chứa bảo quản lúa gạo đạt 7 triệu tấn. Tổng sản lượng
chế biến công nghiệp đạt 13,5 triệu tấn quy gạo, chiếm khoảng 55 - 60% sản
lượng chế biến.
(2) Rau quả: Cả nước có trên 150 cơ sở chế biến rau quả quy mô công
nghiệp với tổng công suất thiết kế trên 1 triệu tấn sản phẩm/năm, tập trung ở 28
tỉnh/thành phố; sản lượng sản xuất thực tế đạt trên 600.000 tấn sản phẩm. Tỷ lệ
nguyên liệu đưa vào chế biến đạt thấp chỉ khoảng 5-10%.

(3) Cà phê: Cả nước có 239 doanh nghiệp chế biến cà phê quy mô công
nghiệp, chủ yếu tập trung ở Tây nguyên (chiếm 36,4%) và Đông Nam Bộ (chiếm
43,1%). Sản lượng cà phê đưa vào chế biến hàng năm khoảng 1,5 triệu tấn nhân 1.
Có 320 kho bảo quản sản phẩm cà phê, tổng công suất thiết kế 2,4 triệu tấn/năm.
(4) Cao su: Cả nước có 161 doanh nghiệp sơ chế mủ cao su với tổng công
suất thiết kế là 1,22 triệu tấn mủ khơ/năm. Trong đó sản phẩm cao su khối tiêu
chuẩn Việt Nam chiếm khoảng 70% tổng sản lượng.
(5) Điều: Tổng sản lượng điều nguyên liệu đưa vào chế biến hằng năm là
1,5 triệu tấn; còn lại 2/3 sản lượng nguồn cung nguyên liệu cho ngành chế biến là
từ nhập khẩu. Cả nước có hơn 465 doanh nghiệp chế biến điều với tổng công
suất thiết kế trên 1,5 triệu tấn hạt/năm nằm trên địa bàn 20 tỉnh/thành phố. Các
doanh nghiệp có quy mô công suất lớn chiếm 30% số cơ sở.
(6) Gỗ: Cả nước có khoảng 4.500 cơ sở chế biến gỗ, tập trung 80% ở các
tỉnh Miền Nam, mỗi năm tiêu thụ trên 40 triệu m 3 gỗ. Số doanh nghiệp chế biến
có quy mơ vốn đầu tư từ 5 tỷ đồng trở lên chiếm gần 30% chủ yếu sản xuất để
xuất khẩu, số còn lại là cơ sở nhỏ lẻ phục vụ thị trường nội địa.
(7) Thủy sản: Sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa
khoảng 4,5 - 5 triệu tấn/năm. Có 636 cơ cơ sở chế biến công nghiệp gắn với xuất
khẩu và trên 3.000 cơ sở chế biến nhỏ gắn với tiêu thụ nội địa. Công suất kho
lạnh bảo quản đạt khoảng 600 nghìn tấn.
1

trong đó: Chế biến cà phê nhân có trên 100 cơ sở với tổng công suất thiết kế 1,5 triệu tấn, đủ cho nhu cầu chế biến; chế biến
cà phê bột (cà phê rang xay) có 620 cơ sở với tổng công suất 73.150 tấn sản phẩm/năm; chế biến cà phê hịa tan có 06 nhà
máy cà phê hòa tan, 17 nhà máy, cơ sở sản xuất cà phê phối trộn với tổng công suất khoảng 220.000 tấn sản phẩm/năm, đạt tỷ
lệ chế biến sâu cà phê là 12%

5



(9) Một số mặt hàng khác: (i) Chè: Cả nước có 455 cơ sở chế biến cơng
suất từ 1 tấn chè búp tươi/ngày trở lên. Tổng công suất chế biến thiết kế là 4.646
tấn/ngày, năng lực chế biến gần 1,5 triệu tấn búp tươi/năm, công suất thực tế chỉ
đạt 600 ngàn tấn búp tươi/năm (đạt 40% công suất thiết kế). Trình độ cơng nghệ
chế biến đạt mức trung bình. (ii) Mía đường: Cả nước có 38 nhà máy đường với
tổng cơng suất thiết kế đạt gần 150.000 tấn mía/ngày, sản xuất đường niên vụ
2018-2019 đạt 1,17 triệu tấn, trong đó đường tinh luyện là 630 nghìn tấn. (iii)
Chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm: Tổng số cơ sở giết mổ 27.918 cơ sở, các cơ
sở tập trung là rất ít chiếm 3,1% và chủ yếu là quy mô nhỏ lẻ. Các cơ sở giết mổ,
chế biến thịt qui mô công nghiệp chỉ sử dụng 30% công suất, do sự cạnh tranh
với các cơ sở giết mổ qui mô nhỏ, chi phí thấp.
1.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
a) Tồn tại, hạn chế
- Nhiều doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn cung nguyên liệu đảm
bảo về số lượng, chất lượng (ngoại trừ một số ngành hàng đã tổ chức tốt khâu
chế biến gắn với sản xuất nguyên liệu như mía đường, cá tra, tơm).
- Khả năng chế biến đối với một số ngành hàng còn yếu, chưa đáp ứng được
nhu cầu, nhất là vào cao điểm mùa vụ như rau quả, gây tổn thất sau thu hoạch.
- Trình độ cơng nghệ chế biến nhìn chung ở mức độ trung bình của thế
giới; nhiều cơ sở chế biến của một số ngành hàng có tuổi đời trên 15 năm với
thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp (chè, cao su, sắn); hệ số đổi mới
thiết bị chỉ ở mức 7%/năm.
- Tổn thất sau thu hoạch còn lớn (khoảng 10-20%) do thiếu cơ sở vật chất
bảo quản đủ chất lượng.
- Sản phẩm chế biến chủ yếu vẫn là sơ chế có giá trị gia tăng (GTGT) thấp
(chiếm 70-85%), sản phẩm chế biến có GTGT cao chiếm khoảng 15-30%.
- Hệ thống Logistics phục vụ nông nghiệp mới phát triển nên còn nhiều
hạn chế như: chuỗi cung ứng lạnh còn thiếu và yếu chưa đáp ứng các ngành hàng
và các thị trường khác nhau; các thiết bị đầu tư của các doanh nghiệp logistics
thiếu đồng bộ; thiếu kho bãi tại vùng sản xuất, cửa khẩu.

- Cơ chế chính sách của Nhà nước chưa đủ hấp dẫn đề doanh nghiệp đầu
tư vào chế biến nơng sản. Một số chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng, khoa
học cơng nghệ… chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn sản xuất kinh doanh. Nguồn
lực để triển khai các chính sách đã ban hành (Nghị định số 57/2018/NĐ-CP và
nghị định số 98/2018/NĐ-CP,.) còn hạn chế, nên hiệu quả chính sách khơng cao.
- Trình độ quản lý và tay nghề chuyên môn phục vụ công nghiệp chế biến
còn thấp, số lượng qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp. Có tới 55,63% số chủ doanh
nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, 75% lực lượng lao động trong
các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật.
b) Nguyên nhân
- Tăng trưởng công nghiệp chế biến nông sản thời gian qua phụ thuộc
6


nhiều vào yếu tố tài nguyên, lao động giá rẻ trình độ thấp, chưa dựa nhiều vào
khoa học cơng nghệ. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn, lãi
suất vay còn cao nên hiệu quả kinh tế thấp, chưa hấp dẫn các nhà đầu tư.
- Tổ chức liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ còn lỏng lẻo, chưa tạo
được sự gắn kết chặt chẽ giữa cơng nghiệp chế biến với vùng ngun liệu.
- Chính sách huy động, phân bổ nguồn lực cho phát triển cơng nghiệp chế
biến nơng sản chưa có bước đột phá.
- Chất lượng công tác tham mưu về phát triển công nghiệp chế biến nơng
sản chưa cao, chưa có tầm chiến lược. Chưa đề xuất được chính sách mang tính
“đột phá” cho lĩnh vực này.
2. Thực trạng phát triển cơ giới hóa nơng nghiệp
2.1. Kết quả đạt được
- Trang bị động lực, số lượng, chủng loại máy, thiết bị nông nghiệp tăng
nhanh, nhiều loại máy, thiết bị được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Năm
2019 so với năm 2011 số lượng máy kéo cả nước tăng khoảng 48%, máy gặt đập
liên hợp tăng 79%; máy sấy nông sản tăng 29%. Đến nay, trang bị động lực bình

quân trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt khoảng 2,4 mã lực/01ha canh tác.
- Mức độ cơ giới hóa một số khâu trong nơng nghiệp đang có xu hướng
tăng nhanh:
+ Về lĩnh vực trồng trọt, khâu làm đất (lúa đạt 95%, mía đạt trên 90%, ngô
đạt 70%, chè đạt 70%, vùng rau chuyên canh đạt gần 90%), khâu chăm sóc, bảo
vệ thực vật lúa và các cây trồng khác đạt khoảng 70%; khâu thu hoạch (lúa đạt
70%, mía đạt 70%, chè đạt 40%)…;
+ Về lĩnh vực chăn nuôi, tại các trang trại quy mơ lớn cơ giới hóa chuồng
trại và cung cấp thức ăn, nước uống đạt trên 90%, xử lý môi trường đạt 55%; hộ
chăn ni trâu, bị đã đầu tư máy thái cỏ đạt 60%; hộ chăn ni bị sữa sử dụng
máy vắt sữa đạt khoảng 75%;
+ Về lĩnh vực lâm nghiệp, có tới 70% khối lượng cơng việc được làm bằng
thủ cơng, áp dụng cơ giới hóa chỉ được thực hiện hai khâu chặt hạ và vận
chuyển, còn nhiều khâu sản xuất quan trọng chiếm tỷ lệ khối lượng công việc lớn
như trồng, chăm sóc và bốc xếp thì tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa đạt thấp;
+ Về lĩnh vực thủy sản, các máy móc cơ giới hóa đã ứng dụng gồm máy
kiểm tra nhiệt độ nước, máy thu hoạch, các máy móc cho cơ sở hạ tầng ao nuôi,
…. Về đánh bắt hải sản, hiện trạng tàu công suất từ 90 CV trở lên là 34.563
chiếc, tổng công suất thiết kế đạt 13.480 nghìn CV.
- Về thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nơng nghiệp
Qua hơn 6 năm tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg
bước đầu đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của sản xuất nông nghiệp nhất là vùng
sản xuất lúa hàng hóa ở ĐBSCL, ĐBSH; tính đến hết năm 2019 số vốn cho vay
đạt 11.300 tỷ đồng từ vốn tín dụng Nhà nước cho 33.650 khách hàng vay, với
7


trên 25.000 các loại máy móc, thiết bị nơng nghiệp được các tổ chức, cá nhân
đầu tư; vốn đối ứng trên 5.000 tỷ đồng.
- Về công nghiệp chế tạo máy, thiết bị nơng nghiệp: Đến nay, ngành cơ khí

trong nước đã sản xuất được động cơ, máy kéo công suất đến 30 mã lực (HP),
chiếm trên 30% thị phần trong nước; máy liên hợp gặt lúa chiếm 15%; Cả nước
hiện có 7.803 doanh nghiệp cơ khí (có 95 doanh nghiệp có vốn trên 500 tỷ
đồng); gần 100 cơ sở chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp; 1.218 cơ sở chuyên sửa
chữa, bảo dưỡng, bảo hành máy móc, thiết bị.
- Về phát triển công nghiệp hỗ trợ: Sau 4 năm triển khai thực hiện, Nghị
định 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ đã đạt
được những kết quả nhất định. Các chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển công
nghiệp hỗ trợ ban đầu đã phát huy tác dụng, tạo tính lan tỏa, góp phần thúc đẩy
phát triển ngành công nghiệp.
2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
a) Tồn tại, hạn chế
- Mức độ cơ giới hoá trong sản xuất nơng nghiệp một số khâu cịn thấp.
Trang bị động lực bình qn trên ha cịn thấp so với các nước trong khu vực (chỉ
bằng 40% so với Thái Lan); trình độ trang bị máy động lực cịn lạc hậu, hầu hết
các máy làm đất công suất nhỏ;
- Cơ khí trong nước chưa đáp ứng nhu cầu máy, thiết bị phục vụ sản xuất
nông nghiệp về chủng loại, số lượng cũng như chất lượng máy; công nghiệp phụ
trợ chưa phát triển khiến giá vật tư, trang thiết bị cao do phải nhập khẩu (như
thiết bị cơ khí, thiết bị lắp đặt nhà màng, nhà kính, hạ tầng tưới tiết kiệm…), một
số khác sản xuất trong nước nhưng chất lượng thấp và khơng đồng bộ;
- Chính sách khuyến khích phát triển cơng nghiệp hỗ trợ
cịn hạn chế, nhất là công nghiệp hỗ trợ cho máy động lực, máy
canh tác phục vụ sản xuất nông nghiệp;
- Triển khai cơ chế chính sách hỗ trợ cịn chưa hiệu quả do nguồn lực cịn
hạn chế, nhiều thủ tục như: Trình tự cho vay, hồ sơ, thủ tục, thẩm định, tài sản
thế chấp.... Chính sách tích tụ ruộng đất và tín dụng vẫn là những hạn chế lớn đối
với phát triển cơ giới hóa nơng nghiệp. Các cơ chế hỗ trợ hậu đầu tư và hợp tác
công - tư (PPP) chưa phát huy hiệu quả.
b) Nguyên nhân

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, các hộ nông dân vẫn là chủ thể sản
xuất chính, do vậy hạn chế trong cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp;
- Quy trình sản xuất, kỹ thuật canh tác chưa đồng bộ, có sự khác biệt khá
lớn giữa các vùng miền, cây, con, đặt ra những yêu cầu đa dạng rất phức tạp đối
với hệ thống máy và thiết bị cơ giới hóa;
- Khả năng đầu tư của chủ thể sản xuất cho cơ giới hóa cịn hạn chế (rất ít
hộ nơng dân có khả năng mua sắm máy móc bằng vốn tự có);
8


- Phát triển kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất chưa đảm bảo nhu cầu
phát triển cơ giới hố, hiện đại hố nơng nghiệp; tình trạng phá vỡ quy hoạch hạ
tầng nông nghiệp do ảnh hưởng của đô thị hóa, thiên tai cịn phổ biến;
- Cơ chế chính sách chưa có sự đổi mới, nặng về kiểm sốt đầu vào, thủ tục,
đặc biệt là chưa đủ nguồn kinh phí để triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả.
- Chưa có bộ tiêu chí đánh giá về mức độ cơ giới hóa trong sản xuất, do
vậy cơng tác đánh giá và định hướng phát triển cơ giới hóa trong nơng nghiệp
cũng cịn hạn chế nhất định.
II. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP CHẾ BIẾN NƠNG SẢN VÀ CƠ GIỚI HĨA NƠNG NGHIỆP ĐẾN
NĂM 2030

1. Định hướng phát triển đến năm 2030
- Nâng cao năng lực công nghiệp chế biến nông sản và thúc đẩy cơ giới
hóa trong nơng nghiệp là nội dung cơ bản góp phần nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững cho nơng sản. Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong tổ chức
liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất
nông nghiệp, đảm bảo khả năng cung cấp nguyên liệu cho chế biến, đủ về số
lượng và chất lượng, giá cả hợp lý và ổn định đối với tất cả mặt hàng.
- Đầu tư phát triển công nghiệp chế tạo máy và thiết bị phụ trợ cho ngành

nông nghiệp theo hướng chuyên sâu; hình thành và phát triển hệ thống logistics
đồng bộ nhằm nâng cao giá trị hàng nông sản.
- Phát triển vùng nguyên liệu gắn với xây dựng các nhà máy chế biến để
giảm chi phí sản xuất cho những sản phẩm ngành hàng chủ lực mà Việt Nam có
lợi thế canh tranh cao; đầu tư mới và mở rộng cơ sở chế biến đối với những
ngành hàng chưa có hoặc cịn thiếu cơng suất chế biến để đáp ứng được nhu cầu
của nền sản xuất hàng hóa lớn và yêu cầu của thị trường tiêu thụ.
- Đầu tư đổi mới cơng nghệ, hiện đại hóa trang thiết bị cơ giới hóa trong
nơng nghiệp và chế biến nơng sản để sản xuất ra sản phẩm phong phú về chủng
loại, giá trị gia tăng cao, hạ giá thành và có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường
đối với tất cả mặt hàng có lợi thế cạnh tranh.
- Áp dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ 4.0 và hệ thống quản lý
chất lượng tiên tiến vào chế biến nông sản và cơ giới hóa nơng nghiệp để đảm
bảo kiểm sốt được chất lượng, an tồn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản
phẩm, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường tiêu thụ, bảo vệ tốt môi trường.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho chế biến nơng sản và cơ giới
hóa nơng nghiệp theo hướng đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ
quản lý doanh nghiệp và công nhân lành nghề để nâng cao trình độ khoa học
cơng nghệ, có hiểu biết về kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế cho doanh nghiệp chế
biến nông sản theo hướng tăng cường năng lực, nguồn lực, mở rộng thị trường
tiêu thụ trong và ngoài nước.
9


2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030
2.1 Mục tiêu tổng quát
- Lĩnh vực chế biến nông sản: Đến năm 2030, công nghiệp chế biến nông
lâm thủy sản Việt Nam đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới, là trung tâm chế
biến sâu và logistics nơng sản tồn cầu; đủ năng lực chế biến, đáp ứng yêu cầu của

sản xuất nông nghiệp; sản phẩm chế biến đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường
tiêu thụ, có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm; góp
phần nâng cao giá trị gia tăng và kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam.
- Lĩnh vực cơ giới hóa: Đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất
nông nghiệp phù hợp với điều kiện của từng vùng, loại cây trồng, vật nuôi nhất
là những vùng sản xuất quy mô lớn, tập trung để nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả, giảm tổn thất trong nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030, những vùng
nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung đều được cơ giới hóa đồng bộ và tiến
tới tự động hóa.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Lĩnh vực chế biến: (i) Tốc độ tăng giá trị hàng nông sản qua chế biến sâu
đạt 7-8%/năm; (ii) Tỷ trọng sản lượng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng
cao của các ngành đạt từ 30% trở lên; (iii) Trên 50% số cơ sở chế biến các mặt
hàng nơng sản xuất khẩu chủ lực đạt trình độ công nghệ sản xuất tiên tiến; (iv)
Xây dựng, phát triển thành cơng một số tập đồn, doanh nghiệp chế biến nơng
sản có quy mơ lớn, hiện đại, năng lực cạnh tranh quốc tế cao; (v) Hình thành các
cụm liên kết sản xuất - bảo quản - chế biến - tiêu thụ nông sản gắn với vùng
nguyên liệu tập trung.
- Lĩnh vực cơ giới hóa: Mức độ cơ giới hố các khâu trong sản xuất nông
nghiệp đạt từ 80-100%; công suất máy trang bị bình quân cả nước đạt 5-6 mã
lực/ha vào năm 2030; mức độ cơ giới hóa của các ngành, lĩnh vực như sau:
+ Trồng trọt: tỷ lệ áp dụng máy ở khâu làm đất đạt 95%, khâu gieo trồng
đạt 90%, khâu chăm sóc đạt 95% và khâu thu hoạch đạt 90% đối với các sản
phẩm cây trồng chủ lực quốc gia;
+ Chăn nuôi: Các cơ sở chăn ni quy mơ lớn sử dụng máy móc, tự động
hóa các khâu: phối trội thức ăn, cho ăn, cho uống, tắm, vệ sinh chuồng trại, vắt
sữa, xử lý chất thải đạt 90%, đối với những cơ sở chăn nuôi quy mơ trung bình
và nhỏ đạt 75%;
+ Lâm nghiệp: tại các vùng trồng rừng tập trung, quy mơ lớn có sử dụng
máy móc các khâu làm đất đạt 75%, trồng cây đạt 50%, phòng trừ sâu bệnh và

phòng chống cháy rừng đạt 90%, thu hoạch đạt 50%;
+ Lĩnh vực thủy sản: (i) Nuôi trồng thủy sản: Ở các ao nuôi quy mơ cơng
nghiệp đạt 90% diện tích ni sử dụng máy móc ở các khâu: cho ăn, chăm sóc,
thu hoạch; ở các ao ni quy mơ trung bình và nhỏ đạt 50%; (ii) Đánh bắt hải
sản: Tăng số lượng tàu khai thác hải sản trên biển có cơng suất trên 90 CV lên
10


50.000 chiếc, tổng cơng suất đạt 20.000 nghìn CV.
3. Các giải pháp chủ yếu
Một là, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nơng nghiệp theo hướng tổ chức sản
xuất hàng hóa lớn gắn với lợi thế từng vùng và theo nhu cầu thị trường. Đầu tư
cơ giới hóa theo chuỗi giá trị và tập trung vào những sản phẩm chủ lực theo 3
cấp sản phẩm; đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa; đầu tư nâng cấp, hồn thiện kết cấu
hạ tầng nơng nghiệp, nơng thơn; hình thành các tổ chức dịch vụ cơ giới ở nông
thôn, phân công lại lao động để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng cơ giới hóa.
Hai là, tổ chức sản xuất nguyên liệu, phát triển các cụm liên kết sản xuất chế biến và tiêu thụ nông sản, cụ thể:
- Tổ chức sản xuất nguyên liệu cung cấp cho cơng nghiệp chế biến: Triển
khai có hiệu quả Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách
khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nơng nghiệp. Rà sốt quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi,
phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, có tính đến những tác động của biến đổi
khí hậu và thị hiếu thị trường để xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung đảm
bảo đủ nguyên liệu cho cơ sở chế biến đạt công suất thiết kế.
- Phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản tại các
địa phương, các vùng có sản lượng nơng sản lớn, thuận lợi giao thơng, lao động,
logistics, có tiềm năng trở thành động lực tăng trưởng cho cả khu vực. Lựa chọn các
doanh nghiệp “đầu tàu” có đủ năng lực về vốn, khoa học cơng nghệ và thị trường để
dẫn dắt chuỗi giá trị, vận hành một cách thông suốt, hiệu quả.
Ba là, phát triển ngành chế tạo máy và sản xuất vật liệu phụ trợ nhằm thúc

đẩy cơ giới hóa trong nơng nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản.
- Triển khai thực hiện Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15/3/2018 về phê
duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2035; trong đó phát triển các loại máy kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp, các
loại máy canh tác, bảo quản, chế biến sản phẩm nông lâm ngư nghiệp.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư vào
chế biến, bảo quản nơng sản theo các Nghị định của Chính phủ như: Nghị định
số 57/2018/NĐ-CP, Nghị định 98/2018/NĐ-CP, Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ....
Bốn là, tăng cường ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ
vào chế biến, bảo quản nơng sản và cơ giới hóa nơng nghiệp, cụ thể:
- Đẩy mạnh chuyển giao kết quả các đề tài khoa học công nghệ về cơ điện
nông nghiệp vào sản xuất; xây dựng và hình thành các cụm nghiên cứu - đào tạo
- sản xuất công nghệ cao theo vùng sinh thái, khuyến khích hình thành các cơ sở
nghiên cứu tư nhân và các viện gắn với doanh nghiệp; xây dựng các đề án, mơ
hình trình diễn về cơng nghiệp chế biến và cơ giới hoá đồng bộ sản xuất nơng
nghiệp, mơ hình nơng nghiệp thơng minh (nơng nghiệp 4.0).

11


- Sử dụng hiệu quả nguồn lực từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, hỗ trợ
các dự án nâng cao năng lực chế biến nông sản; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia
về trình độ cơng nghệ chế biến, bảo quản nơng sản để tiến tới hình thành thị
trường khoa học công nghệ trong lĩnh vực này; nghiên cứu, áp dụng công nghệ
cao, hiện đại vào sản xuất.
Năm là, nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm: Áp
dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của thế giới như HACCP, ISO
22000 ... trong tất cả các cơ sở chế biến nông sản; xây dựng và áp dụng hệ thống
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, truy xuất nguồn gốc, tiêu chí

đánh giá về năng lực của ngành chế biến nơng sản và cơ giới hóa nơng nghiệp.
Sáu là, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thị trường.
- Đối với thị trường xuất khẩu: Tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo
và thông tin thị trường; cập nhật thơng tin về chính sách thương mại, tiêu chuẩn,
quy chuẩn của từng thị trường để xây dựng chiến lược, đề án phát triển thị
trường cho các sản phẩm nơng sản chủ lực. Đa dạng hóa thị trường nhất là phát
triển các thị trường tiềm năng, thị trường “ngách”. Phối hợp chặt chẽ với các
doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng xây dựng và quảng bá thương hiệu, giải
quyết các vấn đề tranh chấp thương mại, tháo gỡ rào cản.
- Đối với thị trường trong nước: Thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Xây dựng hình ảnh sản phẩm nơng sản Việt
Nam chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và phù hợp thị hiếu người tiêu
dùng. Phát triển hạ tầng thương mại (chợ đầu mối, siêu thị, hệ thống bán buôn,
bán lẻ…), hệ thống logistics kết nối giữa người sản xuất với nhà phân phối.
Bảy là, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nghiên cứu, thực
hiện cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp chế biến
nơng sản và cơ giới hóa nơng nghiệp, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngành đặc biệt
trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tám là, tiếp tục đổi mới và hồn thiện cơ chế chính sách, cụ thể:
- Chính sách tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi: Nghiên cứu
xây dựng chính sách phát triển riêng có tính đột phá; tạo lập mơi trường đầu tư
thơng thống vào công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản và cơ giới hóa nơng
nghiệp; đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách hỗ trợ cơ giới hóa
đồng bộ trong nơng nghiệp (thay thế Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg).
- Chính sách đất đai: Xây dựng khung pháp lý và có chính sách hỗ trợ giao
dịch đất nơng nghiệp nhằm tích tụ đầu tư vùng sản xuất quy mô lớn, tập trung và
áp dụng cơ giới hóa đồng bộ nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo nguồn
cung cấp nguyên liệu cho chế biến.
- Chính sách tài chính, tín dụng: Rà sốt, đề xuất sửa đổi chính sách ưu đãi
về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực chế biến

nơng sản và cơ khí phục vụ nơng nghiệp; đẩy mạnh tín dụng cho vay theo chuỗi
giá trị nông nghiệp.
12


- Chính sách thương mại, hội nhập: Triển khai cơng tác cảnh báo sớm về
các biện pháp phòng vệ thương mại, đồng thời tận dụng tốt các quy định quốc tế
về chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ, đăng ký bản quyền, thương hiệu để bảo vệ
doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam trong thương mại quốc tế.
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về một số nhiệm vụ, giải pháp

phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa sản xuất nơng
nghiệp; giao Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ trì, phối hợp với các
Bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Chỉ thị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định.
2. Thủ tướng Chính phủ Giao Bộ Nơng nghiệp và PTNT phối hợp với các
Bộ, ngành, Hiệp hội có liên quan và các địa phương nghiên cứu, xây dựng Chiến
lược phát triển cơ giới hóa và cơng nghiệp chế biến nơng sản đến năm 2030.
3. Giao Bộ Nơng nghiệp và PTNT rà sốt, đề xuất Chính phủ xây dựng và
ban hành Nghị định về chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong nông
nghiệp thay thế Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp./.

13


BỘ NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN


CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO

CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN VÀ CƠ GIỚI HĨA NƠNG NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
PHẦN THỨ NHẤT
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN NÔNG SẢN VIỆT NAM
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN

1. Kết quả đạt được
Thời gian qua, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản (gọi chung là nông
sản) của cả nước đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần phát triển sản
xuất nơng nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội của đất nước. Thể hiện tập trung
những kết quả chính sau:
1.1 Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và thúc đẩy sản xuất
nguyên liệu nông sản phát triển
Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu phát triển đã góp phần làm
chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, từ nền nông nghiệp tự cung tự
cấp tiến lên nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn nhằm cung cấp
nguyên liệu đầu vào cho chế biến, phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa như
mặt hàng cá tra, tôm, rau quả, cà phê, lúa gạo, tiêu...
1.2 Góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước
Từ năm 2013-2019 cơng nghiệp chế biến nơng sản cả nước đã có bước
phát triển mạnh trên cả quy mô và mức độ hiện đại so với 5 năm trước (20072012), tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm đạt khoảng 5-7%. Xuất khẩu
chiếm khoảng 65% tổng giá trị chế biến. Nhờ công nghiệp chế biến nông sản
tăng trưởng mạnh mà các mặt hàng nông sản xuất khẩu trong những năm qua
tăng cao; tiếp tục duy trì 08 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ
1,0 tỷ USD trở lên, trong đó có 04 mặt hàng đạt kim ngạch trên 3 tỷ USD; năm
2019 xuất khẩu nông sản đạt gần 41,3 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm 2018 (số

liệu chi tiết tại Biểu 1).
1.3 Bước đầu hình thành hệ thống công nghiệp chế biến nông sản:
a) Về số lượng: Đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến
bảo quản nông sản với khoảng 7.500 cơ sở quy mơ cơng nghiệp gắn với xuất
khẩu. Ngồi ra cịn có hàng vạn cơ sở chế biến nơng sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình rải
khắp các địa bàn làm nhiệm vụ sơ chế và chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa; cụ
thể như:
14


- Tổng hợp số liệu thu thập thông tin sơ bộ của 63 tỉnh, thành phố cho thấy
tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có doanh nghiệp chế biến đối với các
ngành hàng NLTS chính. Tỉnh ít nhất cũng có 2 ngành hàng chế biến (Lạng Sơn,
Bắc Kạn, Phú Thọ, Đà Nẵng); có 4 tỉnh là Tp. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đồng
Nai, Bình Dương có tới 10-11 ngành hàng chế biến. Số lượng doanh nghiệp chế
biến theo từng mặt hàng nơng sản chính được thống kê tại Biểu 2.
Riêng năm trong hai năm 2018 và 2019 đã có 30 dự án lớn về chế biến
NLTS với số vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD đã khởi cơng xây dựng và một số cơ
sở đã hồn thành bước vào sản xuất.
-

b) Về công nghệ chế biến và chất lượng sản phẩm: Nhìn chung trình độ
cơng nghệ chế biến nơng sản Việt Nam đạt mức độ trung bình đến trung bình khá,
một số ngành hàng hoặc một số sản phẩm có cơng nghệ và thiết bị chế biến tương
đối hiện đại mang tầm của khu vực và thế giới, như chế biến công nghiệp hạt điều,
chế biến lúa gạo, tôm, cá tra. Bước đầu một số ngành hàng, các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế đã đầu tư đổi mới công nghệ, chú trọng áp dụng tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tiên tiến, đã đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và
ATTP đối với các thị trường yêu cầu cao như Mỹ, EU, Nhật Bản (các cơ sở chế
biến nông lâm thủy sản của các công ty: Doveco, TH group, Masan, Lenger

seagood Viet Nam, Nafood, Dabaco Bắc Ninh, Ba Huân. Minh Phú, Agifish,…
1.4 Góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Các nhà máy chế biến NLTS phần lớn được xây dựng ở nông thôn, các
vùng sâu, vùng xa, kinh tế kém phát triển, đã đóng góp tích cực trong việc cải
thiện bức tranh kinh tế - xã hội nông thôn; thu hút, khơi dậy và phát huy nội lực
của các thành phần kinh tế, thoát ly bao cấp, vươn lên từ ý thức tự lực, tự cường;
hình thành các thị trấn, thị tứ tại khu vực nhà máy.
Chế biến NLTS đã giải quyết việc làm trực tiếp cho khoảng 1.600.000 lao
động mà phần lớn là con em nông dân (Bình quân số lao động cho một doanh
nghiệp là 154 người), với mức thu nhập bình quân từ 5-7 triệu đồng/tháng; góp
phần xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn và xây dựng nông thôn mới.
1.5 Đưa nông nghiệp hội nhập thành công với thị trường thế giới
Nhiều ngành hàng trong lĩnh vực chế biến NLTS đã hội nhập rất tốt với
kinh tế thế giới. Sản phẩm chế biến nông sản Việt Nam đã xuất khẩu hầu khắp
các nước trên thế giới với trên 180 nước và vùng lãnh thổ, như: Thị trường Trung
quốc với các sản phẩm cà phê, cao su, chè, gạo, gỗ và sản phẩm từ gỗ; rau quả;
thủy sản, hạt điều; sắn và sản phẩm từ sắn; thị trường Hoa kỳ với các sản phẩm
cà phê, cao su, chè, gạo, gỗ và sản phẩm gỗ; hàng mây, tre, cói, thảm; rau quả;
thủy sản và hạt điều; thị trường Nhật Bản với các sản phẩm cà phê, cao su, gỗ và
sản phẩm từ gỗ; mây, tre, cói, thảm; rau quả; thủy sản, hạt điều nhân; sản phẩm
sắn;... (chi tiết một số thị trường lớn tại Biểu 3).
1.6 Tình hình chế biến một số ngành hàng
a) Lúa gạo
15


- Cả nước có khoảng 582 cơ sở xay xát gạo quy mô công nghiệp, chủ yếu
tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long với 558 doanh nghiệp, chiếm 95,9%; cơ
sở có cơng suất dưới 10.000 tấn thóc/năm chiếm khoảng 38,5%; cơ sở có cơng
suất trên 10.000 tấn thóc/năm chiếm khoảng 61,5% (trong đó cơ sở có cơng suất

lớn trên 100.000 tấn thóc/năm chiếm khoảng 3%).
- Tổng cơng suất kho chứa bảo quản lúa gạo đạt 7 triệu tấn; tổng sản lượng
chế biến công nghiệp đạt 13.500.000 tấn quy gạo, chiếm khoảng 55-60% sản
lượng chế biến; lượng sản phẩm còn lại được chế biến tại các cơ sở nhỏ với công
nghệ đơn giản phục vụ tiêu thụ trong nước; Tỷ lệ sử dụng cơng suất thiết kế bình
qn là 69,6%, trong đó miền Bắc là 53,6 %; miềm Nam là 70,1%.
- Trình độ cơng nghệ chế biến lúa gạo Việt Nam nay đạt mức trung bình tiên
tiến. Cơng nghệ thiết bị cho chế biến gạo của nước ta gần đây đã có nhiều tiến bộ so
với các nước trong khu vực và phần lớn do các doanh nghiệp trong nước chế tạo.
b) Cà phê
- Cả nước có 239 doanh nghiệp chế biến cà phê quy mô công nghiệp, chủ
yếu tập trung ở Tây nguyên với 87 cơ sơ (chiếm 36,4%) và Đông Nam Bộ với
103 cơ sơ (chiếm 43,1%). Địa phương có từ 10 doanh nghiệp chế biến cà phê trở
lên là Đắc Lắc, Tp. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Khánh Hịa, Gia Lai, Đồng Nai,
Bình Dương.
- Sản lượng cà phê đưa vào chế biến hàng năm trong khoảng trên dưới 1,5
triệu tấn nhân. Tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình qn là 84,4%; chế biến cơng
nghiệp được chiếm khoảng 96,0%, các cơ sở nhỏ, hộ gia đình 4,0% sản lượng.
- Chế biến cà phê nhân: Có trên 100 cơ sở với tổng công suất thiết kế 1,5
triệu tấn; chế biến cà phê bột (cà phê rang xay) với 620 cơ sở với tổng công suất
73.150 tấn sản phẩm/năm, trong đó có gần 50% là cơ sở chế biến nhỏ lẻ, quy mơ
hộ gia đình; Chế biến cà phê hòa tan với 06 nhà máy, 17 nhà máy, cơ sở sản xuất
cà phê phối trộn với tổng công suất khoảng 220.000 tấn sản phẩm/năm, đạt tỷ lệ
chế biến sâu cà phê là 12%.
- Kho bảo quản sản phẩm cà phê: Có 320 cơ sở, tổng cơng suất thiết kế 2,4
triệu tấn/năm, vượt xa so với yêu cầu về kho bảo quản các sản phẩm cà phê.
- Trình độ công nghệ chế biến cà phê Việt Nam đạt mức độ trung bình tiên
tiến, đã có nhiều doanh nghiệp hiện đại, với trang thiết bị hiện đại.
c) Rau quả
- Cả nước có trên 150 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng

công suất thiết kế trên 1.000.000 TSP/năm, tập trung ở 28 tỉnh/thành phố. Những
địa phương có từ 10 doanh nghiệp trở lên là: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang,
Lâm Đồng và Tp. Hồ Chí Minh. Ngồi ra cịn có hàng ngàn cơ sở chế biến quy mơ
nhỏ, hộ gia đình như sấy khơ hoa quả, sản xuất mứt hoa quả, dưa chuột muối,…
- Tỷ lệ nguyên liệu đưa vào chế biến đạt thấp chỉ khoảng 5-10%. Tỷ lệ sử
dụng cơng suất thiết kế bình qn là 56,2%; Miền Bắc: 33%; Miền Trung:
96,8%; Đông Nam Bộ: 81,1%; ĐBSCL: 53,1%.
16


- Cơ sở vật chất cho chế biến, bảo quản rau quả được doanh nghiệp lớn đầu
tư phát triển mạnh trong thời gian gần đây đã có cơng nghệ khá đáp ứng điều
kiện an toàn thực phẩm và thời gian bảo quản lâu dài dành cho thị trường xuất
khẩu; phần lớn các cơ sở chế biến, bảo quản rau quả quy mơ nhỏ, hộ gia đình có
trang thiết bị lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu.
d) Chè
- Cả nước có 455 cơ sở chế biến chè có công suất từ 1 tấn chè búp
tươi/ngày trở lên. Tổng công suất chế biến thiết kế là 4.646 tấn/ngày, năng lực
chế biến gần 1,5 triệu tấn búp tươi/năm (TBT/năm), công suất thực tế chỉ đạt 600
ngàn TBT/năm (khoảng 40% công suất thiết kế).
- Trình độ cơng nghệ chế biến đạt mức trung bình; số nhà máy được trang
bị đồng bộ, máy móc thiết bị tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật chiếm 20%; số
nhà máy trung bình là 40%; còn lại 40% số cơ sở chế biến chắp vá.
- Cơ cấu sản phẩm: Chè đen sơ chế chiếm 46,3% tổng sản lượng (trong đó
60% là OTD, 40% là CTC) chủ yếu dành cho xuất khẩu; chè xanh chiếm 52,4%
tổng sản lượng.
đ) Cao su
- Cả nước có 161 doanh nghiệp sơ chế mủ cao su với tổng công suất thiết
kế là 1.218.100 tấn mủ khô/năm, phân bố tập trung tại vùng Đông Nam Bộ là
nơi tập trung nhiều nhà máy nhất chiếm 72,1% số doanh nghiệp chế biến của cả

nước, kế đến là Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
- Cơ cấu sản phẩm cao su sơ chế bao gồm: Cao su khối tiêu chuẩn Việt
Nam chiếm khoảng 70% tổng sản lượng; Cao su cô đặc (ly tâm) hoặc Latex
chiếm 6-8%; Cao su tờ xơng khói RSS 3 chiếm khoảng 4-5%; Cao su hỗn hợp
mới phát triển gần đây do nhu cầu của thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 5%.
- Tỷ lệ sử dụng cơng suất thiết kế bình qn là 78 %.
- Chế biến cao su thành các sản phẩm cao su công nghiệp: Phục vụ công
nghiệp ô tô: săm lốp ô tô, xe máy; phục vụ y tế và dân sinh: găng tay y tế, găng
bảo hộ lao động, đệm mút, tấm lót...
e) Điều
- Tổng sản lượng điều nguyên liệu đưa vào chế biến hằng năm là
1.500.000 tấn. Nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến điều hiện nay
phụ thuộc vào nhập khẩu, chiếm đến 2/3 sản lượng.
- Cả nước có hơn 465 doanh nghiệp chế biến điều với tổng công suất thiết
kế trên 1,5 triệu tấn hạt/năm nằm trên địa bàn 20 tỉnh/thành phố. Các tỉnh có trên
10 doanh nghiệp là Phú Yên, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà
Rịa – Vũng Tàu và Long An.
- Các doanh nghiệp có quy mơ cơng suất lớn chiếm 30% số cơ sở
(151/465DN) chiếm trên 70% tổng sản phẩm chế biến. Trong đó: Chế biến sâu
có khoảng 20 doanh nghiệp lớn (điều rang muối, điều chiên bơ, điều có gia vị,
điều hỗn hợp, bánh kẹo điều…) với cơng suất 15,4 nghìn tấn sản phẩm/năm. Chế
17


biến dầu vỏ hạt có 26 cơ sở, cơng suất 80.000 tấn sản phẩm/năm và 5 cơ sở tinh
luyện dầu vỏ hạt, công suất 6.000 tấn sản phẩm/năm.
- Tỷ lệ sử dụng cơng suất thiết kế bình qn chung là 80 %.
- Công nghệ sơ chế, chế biến điều Việt Nam được đánh giá cao trên thế giới.
g) Đường mía
- Hiện nay trên cả nước có 31/38 nhà máy đường hoạt động với tổng công

suất thiết kế đạt gần 150.000 tấn mía/ngày (TMN), sản xuất được 1,17 triệu tấn
đường (niên vụ 2018-2019), trong đó đường tinh luyện là 630 nghìn tấn.
- Về công suất chế biến: Trong 30 nhà máy có 05 nhà máy đường cơng suất
lớn (>6.000 - 10.000 TMN) chiếm 33,5% tổng CS; 08 nhà máy đường công suất
khá (>3.000 - 6.000 TMN) chiếm 26,8% tổng CS; 17 nhà máy đường công suất
vừa (từ 2.000 - 3.000 TMN), chiếm 30,1% tổng CS; còn lại là các nhà máy
đường công suất nhỏ (1.000 - 2.000 TMN).
- Tỷ lệ sử dụng cơng suất thiết kế: Bình qn đạt 73,1 %.
- Về công nghệ chế biến: Đa số các nhà máy (30/38 nhà máy) sử dụng
trang thiết bị, dây chuyền sản xuất có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ có mức
độ tự động hóa khơng cao.
- Sản phẩm: Đường (vàng, RS, RE) và các sản phẩm phụ sau đường, cạnh
đường như cồn, điện, phân vi sinh
h) Tiêu
- Số lượng cơ sở chế biến:18 nhà máy quy mô công nghiệp, tổng cơng suất
khoảng 70.000-80.000 tấn/năm; trong đó có 14 nhà máy có cơng nghệ khá hiện
đại, có sản phẩm chế biến đạt các tiêu chuẩn quốc tế: ESA, ASTA... Bên cạnh đó,
việc đẩy mạnh áp dụng các giải pháp cơ giới hóa sau thu hoạch đã góp phần
nâng cao tỷ lệ sản phẩm được làm sạch, bảo quản lên 70% so với năm 2010.
Tỉnh có nhiều doanh nghiệp nhất là Bình dương (7 doanh nghiệp) sau đó là Gia
Lai và Đồng Nai (mỗi tỉnh 3 doanh nghiệp).
- Tỷ lệ sử dụng cơng suất thiết kế bình qn là 56,4 %, cao nhất là các
doanh nghiệp của tỉnh Đồng Nai (77,5%), thấp nhất là Phú Yên (23,3%). Chế
biến công nghiệp chiếm khoảng 65% sản lượng.
- Sản lượng hồ tiêu hàng năm của Việt Nam đạt khoảng 170.000 tấn, trong
đó xuất khẩu chiếm đến gần 95%, tiêu thụ nội địa khoảng 5%.
- Sản phẩm hồ tiêu chế biến chủ yếu bao gồm: Tiêu đen, tiêu trắng, tiêu
nghiền bột; ngồi ra cịn có các sản phẩm có số lượng ít như: tiêu đỏ, tiêu xanh,
tiêu đỏ ngâm nước muối,... Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm hồ tiêu chế biến chưa hợp
lý, tiêu trắng (tiêu sọ) có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm 10-15% tổng sản lượng. Hồ

tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất thô, luôn cạnh tranh bằng giá ở phân khúc thấp.
- Về chất lượng sản phẩm và ATTP: Hạt tiêu Việt Nam đã bị một số thị
trường cảnh báo về vấn đề ATTP, về dư lượng thuốc BVTV, nhiễm nấm mốc, vi
khuẩn Salmonella spp.
18


i) Thịt:
Tổng số cơ sở giết mổ: 27.918 cơ sở, trong đó: Giết mổ tập trung: 878 cơ
sở (Trâu bị: 48; Lợn: 529; Gia cầm: 137; Hỗn hợp: 164); Giết mổ nhỏ lẻ: 27.040
cơ sở (Trâu bò: 1247; Lợn: 22.211; Gia cầm: 3.3388; Hỗn hợp: 194).
- Hiện nay, tổng số cơ sở giết mổ GSGC của cả nước là quá lớn. Tuy
nhiên, các cơ sở tập trung là rất ít chiếm 3,1% mà chủ yếu vẫn là quy mô nhỏ lẻ.
Số lượng các cơ sở giết mổ có đăng ký kinh doanh và số cơ sở được kiểm sốt
khơng nhiều (Số CS GM có đăng ký KD: 5.724; Số CS được KSGM: 9.205).
- Cả nước có 51 doanh nghiệp chế biến thịt quy mơ cơng nghiệp đóng
trên địa bàn 18 tỉnh/thành phố. Tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân là
75,6 %.
- Các cơ sở giết mổ, chế biến thịt qui mô công nghiệp chỉ sử dụng được
khoảng 30% công suất do sự cạnh tranh với các cơ sở giết mổ qui mơ nhỏ chi phí
thấp và thói quen tiêu dùng thịt tươi sống của người tiêu dùng. Tuy vậy, các
doanh nghiệp đang tích cực xây dựng mơ hình sản xuất - kinh doanh mới và tích
cực tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu.
k) Sắn
- Sản lượng sắn củ tươi hàng năm đạt khoảng 10-11 triệu tấn, trong đó
khoảng 8,5-9 triệu tấn đưa vào chế biến (4,5 triệu tấn chế biến tinh bột, 4-5 triệu
tấn chế biến sắn lát khô).
- Các sản phẩm chế biến từ sắn chủ yếu là tinh bột sắn, tinh bột biến tính,
sắn lát khô, một phần nhỏ sản xuất ethanol nhiên nhiệu.
- Hiện nay có trên 500 cơ sở, nhà máy chế biến sắn, mỗi năm sản xuất

được khoảng 1,2 triệu tấn tinh bột sắn. Quy mơ nhỏ có 400 cơ sở với công suất
0,5-10 tấn sản phẩm/ngày, quy mô vừa dưới 50 tấn sản phẩm/ngày có khoảng 60
cơ sở, quy mơ lớn trên 50 tấn sản phẩm/ngày có khoảng 50 cơ sở. Tổng công
suất thiết kế các cơ sở chế biến tinh bột sắn đạt trên 2,2 triệu tấn SP/năm, mới
phát huy được trên 60% cơng suất thiết kế.
- Nhìn chung các cơ sở chế biến sắn không đủ nguyên liệu để hoạt động
nên mới phát huy được khoảng 60% công suất thiết kế.
m) Gỗ
- Số lượng cơ sở chế biến gỗ có khoảng 4.500 cơ sở mỗi năm tiêu thụ trên
40 triệu m3 gỗ, tập trung 80% tại các tỉnh ĐNB, ĐBSH và DHMT. Tỷ lệ sử dụng
công suất thiết kế bình quân chung là 75%.
- Đa phần các doanh nghiệp chế biến gỗ của nước ta là doanh nghiệp vừa
và nhỏ, có đến 47% tổng số các doanh nghiệp có cơng suất thiết kế sử dụng dưới
500 m3 gỗ trịn/năm. Có 21,67% tổng số doanh nghiệp có cơng suất thiết kế sử
dụng trên 10.000 m3 gỗ nguyên liệu một năm.
19


- Quy mơ doanh nghiệp có cơng nghệ chế biến có vốn đầu tư từ 5 tỷ đồng trở
lên chiếm gần 30% chủ yếu sản xuất xuất khẩu, số còn lại là cơ sở nhỏ lẻ phục vụ
thị trường nội địa. Có 400 DN FDI, hàng năm chiếm 50% GTXK gỗ của Việt Nam.
- Cơ cấu sản phẩm gỗ hiện nay: Sản phẩm mỹ nghệ (có GTGT cao); Sản
phẩm nội thất (chủ yếu xuất khẩu); Sản phẩm ngoài trời (chủ yếu xuất khẩu); Sản
phẩm kết hợp với vật liệu khác; Sản phẩm ván nhân tạo (có GTGT cao); Dăm gỗ
(xuất khẩu dạng thô).
n) Thủy sản
- Sản lượng thủy sản đưa vào chế biến xuất khẩu và nội địa khoảng 4,5-5,0
triệu tấn; tiêu thụ dạng tươi, sống khoảng 2 triệu tấn.
- Số lượng cơ sở chế biến công nghiệp gắn với xuất khẩu có 636 cơ sở; Số
lượng cơ sở chế biến nhỏ gắn với tiêu thụ nội địa có trên 3.000 cơ sở; Công suất

kho lạnh bảo quản khoảng 600 nghìn tấn. Tổng cơng suất chế biến khoảng 2,5
triệu tấn sản phẩm/năm; tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế chung là 65 %.
- Cơ cấu sản phẩm: Sản phẩm đông lạnh: 80%; Sản phẩm khô: 7%; Sản
phẩm dạng mắm: 5%; Sản phẩm khác: 8%; tỷ lệ sản phẩm GTGT: Trung bình
khoảng trên 30% tùy loại sản phẩm thủy sản; trong đó:
+ Doanh nghiệp sản xuất thủy sản đơng lạnh: 49,2%, tập trung ở Trung Bộ
duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ, ĐBSCL.
+ Doanh nghiệp sản xuất hàng khô: 8,1%, tập trung ở Trung Bộ - duyên
hải Miền Trung, Đông Nam Bộ.
+ Doanh nghiệp sản xuất đồ hộp: 5,4%, tập trung ở Đông Nam Bộ.
+ Doanh nghiệp chế biến sản phẩm thủy sản khác: 9,5%, phân bố tương
đối đều trên phạm vi các tỉnh có chế biến thủy sản.
+ Doanh nghiệp sản xuất nước mắm: 27,8%, tập trung ở Trung Bộ - duyên
hải Miền Trung, ĐBSCL (Kiên Giang).
- Quản lý chất lượng: Áp dụng 100% hệ thống QLCN theo HACCP ở cơ
sở chế biến xuất khẩu nên được thị trường thế giới chấp nhận.
1.7 Về phát triển logistics trong chế biến và tiêu thụ nông sản
Trong những năm gần đây (đặc biệt 5 năm gần đây), do nhu cầu sản xuất,
lưu thông và xuất khẩu, logistics Việt Nam đã phát triển nhanh chóng 14 16%/năm, đứng thứ 3 khu vực ĐNA, với giá trị 40 - 42 tỷ USD/năm. Môi trường
kinh doanh logistics, chất lượng dịch vụ logistics, kết cấu hạ tầng đã được nhiều
doanh nghiệp quan tâm, đầu tư. Logictics phát triển đã góp phần khắc phục dần
những hạn chế của nơng sản như rau quả, thủy sản có chu kỳ sử dụng ngắn, dễ
hư hỏng, tính thời vụ và theo mùa, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông
sản và giảm đáng kể tổn thất sau thu hoạch so với trước đây.
Cùng với các dịch vụ logistics, cơ sở hạ tầng giao thông, đường sá được
nâng cấp và xây mới, bến bãi kho tàng xếp dỡ hàng hóa được mở rộng nên thời
20


gian vận chuyển được rút ngắn đáng kể, chu kỳ sản xuất được rút ngắn, …đã tạo

điều kiện vận chuyển, lưu thông thuận lợi trong nước trên 130 triệu tấn nông
sản/năm và hàng chục triệu tấn sản phẩm nông sản được xuất khẩu khắp thế giới.
Cả nước hiện có 48 kho lạnh làm dịch vụ bảo quản nông thủy sản với cơng
suất khoảng 700000 palet và hàng nghìn kho lạnh với tổng công suất bảo quản
ước đạt 2 triệu tấn sản phẩm phục vụ cho một số thị trường nhất định (chủ yếu là
xuất khẩu). Ngồi ra cịn có hàng chục nghìn phương tiện xe lạnh và container
lạnh phục vụ vận chuyển nông thủy sản.
2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.1 Tồn tại, hạn chế
Công nghiệp chế biến nơng sản vẫn cịn nhiều tồn tại, hạn chế như: Chưa
đáp ứng được yêu cầu đầu ra cho khâu sản xuất nguyên liệu, gia tăng giá trị hàng
nông sản qua chế biến còn thấp; chất lượng sản phẩm chưa ổn định, cịn tiềm ẩn
nguy cơ mất vệ sinh an tồn thực phẩm; dây chuyền thiết bị cũ, công nghệ chưa
tiên tiến, sản phẩm đơn giản, tiêu hao nhiều nguyên liệu và năng lượng; sản phẩm
chế biến sâu có GTGT cao tỷ lệ còn thấp, chủng loại sản phẩm chế biến chưa
phong phú; nguồn lực tài chính cũng như nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu;
việc thực hiện cơ chế chính sách đã ban hành cịn hạn chế, thiếu sự nhất quán, đặc
biệt về cơ chế tài chính do nguồn lực còn chưa đáp ứng yêu cầu…. cụ thể như sau:
a) Về tổ chức sản xuất nguyên liệu cho chế biến:
- Các doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn cung nguyên liệu: Số
lượng, thời điểm, chủng loại,chất lượng, mức độ an toàn (an toàn thực phẩm, dư
lượng các chất bảo quản, tính hợp pháp về nguồn gốc xuất xứ của nguyên
liệu...); giá mua nguyên liệu cao,... đã ảnh hưởng rất nhiều trong việc doanh
nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản.
- Sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ
của các ngành hàng nhìn chung phần lớn thiếu chặt chẽ, ngoại trừ một số ngành
hàng đã tổ chức tốt khâu chế biến gắn với sản xuất nguyên liệu như: Mía đường,
cá tra, tơm ni và một số doanh nghiệp, tập đồn cơng ty lớn có năng lực đã
liên kết tốt với người nơng dân như: Tập đồn Lộc Trời, Gentraco, Lương thực
Sơng Hậu, Cơng ty Hồng Nhật Minh, Công ty Cờ Đỏ trong sản xuất lúa gạo;

Vinamilk, TH True milk, Masan trong ngành sữa, thịt; Nafood, Doveco, Vineco,
TH group trong ngành rau quả…
b) Về năng lực chế biến:
Nhìn chung năng lực chế biến phần lớn các ngành hàng đáp ứng tiêu thụ
hết nông sản sản xuất ra, nhưng khả năng chế biến đối với một số ngành hàng
còn yếu, thiếu cơ sở và công suất chế biến, chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là
cao điểm của mùa vụ và còn phát triển chênh lệch giữa các vùng miền, chưa gắn
với nguồn nguyên liệu; cụ thể:
- Các mặt hàng Rau quả, thịt: Khối lượng đưa vào chế biến chỉ chiếm 510% sản lượng hằng năm; Mặt hàng mía đường, lúa gạo, cà phê, rau quả, thủy
sản… không đủ cơng suất chế biến khi vào chính vụ nên gây ra tổn thất sau thu
21


hoạch cịn lớn.
- Số cơ sở chế biến nơng sản tập trung phát triển tại một số khu vực như
Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh
duyên hải ven biển còn các tỉnh miền núi, đặc biệt miền núi phía Bắc chưa có
nhiều cơ sở chế biến.
Theo số liệu điều tra mẫu của Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố vào năm
2014, số lượng doanh nghiệp chế biến 12 mặt hàng nông lâm thủy sản (trừ DN
chế biến sắn). Số lượng doanh nghiệp chế biến NLTS tập trung tại khu vực ĐNM
và NB; 10 tỉnh có số lượng doanh nghiệp chế biến NLTS ít nhất nước tập trung
các tỉnh Miền núi phía Bắc; có 18 tỉnh có nhiều hơn 100 DN. Số lượng doanh
nghiệp chế biến các mặt hàng nông lâm thủy sản chính của các khu vực được
thống kê tại Bảng 4.
c) Về cơng nghệ chế biến:
Trình độ cơng nghệ chế biến nơng sản của Việt Nam nhìn chung ở mức độ
trung bình của thế giới, tuy một số lĩnh vực cơng nghệ chế biến ở mức độ tiên
tiến, hiện đại nhưng chưa nhiều, chỉ tập trung vào các cơ sở chế biến quy mô lớn
mới được xây dựng trong những năm gần đây. Số cơ sở chế biến nông lâm thủy

sản có quy mơ vừa và nhỏ, hộ gia đình chiếm khoảng 95% số cơ sở. Hệ số đổi
mới thiết bị chỉ ở mức 7%/năm (bằng 1/2 đến 1/3 của các nước khác). Một số cơ
sở chế biến của một số ngành hàng có tuổi đời trên 15 năm, thiết bị cũ, công
nghệ lạc hậu, tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng, năng suất thấp.
Theo đánh giá chuyên gia: Nhìn chung ngành hàng có trình độ cơng nghệ
chế biến trung bình khá trở lên như: Thủy sản, Điều, Gạo, Cao su, Sữa, …;
ngành hàng có trình độ cơng nghệ chế biến cịn ở mức trung bình thấp và lạc hậu
như: Chè, cơ sở giết mổ GSGC phân tán,…
d) Về công tác bảo quản sau thu hoạch:
Đây là khâu yếu, tổn thất sau thu hoạch cịn lớn, tùy lĩnh vực ngành hàng
nhưng nhìn chung giao động từ 10 - 20%; cơ sở vật chất như phương tiện chứa
đựng, tích trữ, kho bảo quản cịn thiếu thốn, khơng phù hợp; cơng nghệ bảo quản
tiên tiến chưa được nghiên cứu, chuyển giao áp dụng nhiều trong thực tiễn. Cụ
thể như: Rau, quả, sắn khoảng 20 -30%; Cà phê, tiêu, điều, chè khoảng 10 15%; Thủy sản đánh bắt khoảng 15 - 20%; Lúa gạo khoảng 5-7%.
đ) Về cơ cấu mặt hàng chế biến:
Sản phẩm chế biến chủ yếu vẫn là sản phẩm sơ chế có GTGT thấp chiếm
70 - 85%, sản phẩm chế biến có GTGT cao chiếm khoảng 15 - 30% tùy lĩnh vực
nên việc nâng cao giá trị hàng nông sản Việt Nam thông qua chế biến chưa cao.
Cụ thể: Thủy sản: Khoảng 30%; Các loại nông sản khác: Khoảng 10 - 20%; Sản
phẩm bao gói nhỏ cung cấp cho bán lẻ chỉ chiếm khoảng 10%.
e) Cơ chế chính sách chưa đủ hấp dẫn việc đầu tư vào chế biến NLTS:
- Nhìn chung trong 5 năm (2013 - 2018) cơ chế chính sách đã ban hành
trong hỗ trợ phát triển chế biến nông lâm thủy sản tương đối đầy đủ nhưng đổi
22


mới chậm, hiệu quả chưa cao do tính thực thi còn hạn chế, thiếu sự nhất quán,
đặc biệt về cơ chế tài chính nguồn lực cịn yếu.
- Các chiến lược, chương trình, đề án, cơ chế, chính sách chỉ có một phần
nội dung liên quan đến lĩnh vực chế biến nơng sản chưa có chính sách riêng nên

rất phân tán hoặc đã lạc hậu so với tình hình mới và chưa đủ mạnh. Cụ thể:
+ Về đất đai: Tích tụ đất đai, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung đang là
điểm nghẽn lớn nhất trong thu hút đầu tư doanh nghiệp vào sản xuất và chế biến.
Chuyển đổi linh hoạt theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP nhằm tích tụ đất đai như:
cho thuê đất; chuyển nhượng quyền sử dụng đất; góp vốn bằng đất; chính quyền
xã thuê lại đất của những hộ khơng có nhu cầu để cho doanh nghiệp th
lại...song kết quả cịn rất hạn chế. Nơng dân vẫn có tâm lý lo mất đất khi tham
gia vào HTX hoặc liên kết sản xuất lớn với doanh nghiệp.
+ Về đầu tư:
Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn qua gần 4 năm, cả nước
mới chỉ có 64 dự án tại 23 địa phương nhận được hỗ trợ cho thấy tính khả thi của
Nghị định thấp. Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày
17/4/2018 thay thế Nghị định 210 tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong hỗ trợ
doanh nghiệp, tuy nhiên mới đưa vào thực thi nên chưa thể đánh giá hiệu quả.
Về đầu tư nước ngoài, tỷ trọng vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp tăng
nhẹ kể từ năm 2012 đến nay với mức tăng khoảng 1%/năm. Nhìn chung, tổng
vốn FDI vào nơng nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư so
với tiềm năng vốn có của nơng nghiệp Việt Nam.
+ Về tài chính, tín dụng: Việc tiếp cận tín dụng và tín dụng ưu đãi theo các
chính sách hỗ trợ của Chính phủ (các quyết định 62/2013/QĐ-TTg; 68/2013/QĐTTg; tái canh cà phê…) còn gặp nhiều trở ngại về thủ tục và đối tượng cho vay,
mức độ giải ngân nguồn vốn cho vay còn rất thấp so với yêu cầu; ngân hàng hoạt
động theo luật nên khó linh hoạt, chính sách tín dụng không đến được với doanh
nghiệp chế biến cũng như với nơng dân sản xuất ngun liệu.
Chính phủ mới ban hành Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về
chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp để tăng cường liên kết, được kỳ vọng sẽ giải quyết một phần
hạn chế này.
+ Về thực hiện các Chương trình Khoa học và Cơng nghệ quốc gia: Đến
nay 03 Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia đã thu hút được hơn 150

đơn vị tham gia thực hiện, trong đó gần 60% là doanh nghiệp.
Riêng đối với lĩnh vực chế biến, bảo quản nơng lâm thủy sản thì số lượng
các nhiệm vụ khơng nhiều, như: Chiết tách tinh dầu dừa VCO bằng phương pháp
không gia nhiệt; chế biến phụ phẩm mỡ các tra thành dầu ăn; hồn thiện cơng nghệ
sơ chế và chế biến, sản xuất đa dạng hóa sản phẩm từ cà phê Việt Nam; chế tạo
bao gói khí quyển biến đổi (MAP) phục vụ bảo quản nông sản, thực phẩm…. Như
vậy so với nhu cầu của cả lĩnh vực chế biến nơng lâm thủy sản là q ít so với nhu
23


cầu, ngoài ra việc triển khai rất phức tạp do quá nhiều khâu thủ tục và đơn vị quản
lý nên tác động của các Chương trình KH và CN quốc gia là không lớn.
- Cơ chế quản lý và phối hợp điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước
chưa đồng bộ. Việc cấp phép đầu tư các cơ sở chế biến tại các địa phương không
theo quy hoạch chung, dẫn đến mất cân đối giữa sản xuất nguyên liệu và chế
biến, làm giảm năng lực cạnh tranh ngay từ khâu sản xuất.
g) Nguồn nhân lực chưa đáp ứng u cầu:
Trình độ quản lý và tay nghề chun mơn thấp, số lượng qua đào tạo
chiếm tỷ lệ rất thấp. Theo số liệu thống kê, có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp
có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có
trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Về lực lượng lao động, có tới
75% lực lượng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa qua đào tạo
chuyên môn kỹ thuật.
h) Logistics trong nông nghiệp mới phát triển còn nhiều hạn chế:
Logistics phục vụ sản suất, chế biến và tiêu thụ nông sản của Việt Nam
mới phát triển nên còn nhiều hạn chế: Chuỗi cung ứng lạnh còn thiếu và yếu
chưa đáp ứng các ngành hàng và các thị trường khác nhau; các thiết bị đầu tư của
các doanh nghiệp logistics thiếu đồng bộ (máy chiếu xạ, máy hấp nhiệt, túi giữ
nhiệt, phần mềm quản lý kho bãi, phần mềm quản lý vận tải, …); thiếu kho bãi
tại vùng sản xuất, cửa khẩu và ùn tắc giao thơng cũng gây ra chi phí logistics của

Việt Nam cịn cao (ngành thủy sản hơn 12%, đồ gỗ chiếm 23%, rau quả 29,5%
và ngành gạo chiếm đến gần 30% trong giá thành).
2.2 Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
- Biến đổi khí hậu đến nhanh và mạnh hơn so với dự báo, thiên tai ngày
càng khắc nghiệt, mức độ ảnh hưởng lớn tác động mạnh đến quá trình thực hiện
cơ cấu lại nông nghiệp.
- Chế biến nông lâm thủy sản phụ thuộc vào mùa vụ (nhất là bảo quản, chế
biến các cây ngắn ngày), trong khi quy mô sản xuất nông nghiệp dù đã được cải
thiện, song toàn cục vẫn nhỏ lẻ, chưa tạo được nhiều vùng nguyên liệu tập trung,
không kiểm soát được chất lượng sản phẩm chế biến ngay từ khâu “đầu vào” của
sản xuất.
- Sự biến động bất thường của thị trường thế giới vượt ra ngoài khả năng
dự báo. Các nước nhập khẩu có xu hướng bảo hộ sản phẩm trong nước nên dựng
lên nhiều rào cản thương mại.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Tăng trưởng công nghiệp chế biến NLTS phụ thuộc nhiều vào yếu tố về
tài nguyên, lao động giá rẻ trình độ thấp, chưa dựa nhiều vào khoa học và công
nghệ. Các cơ sở chế biến nước ta phần lớn là quy mô nhỏ và vừa chiếm trên 95%
số cơ sở, trình độ cơng nghệ một số ngành hàng cịn thấp; trong khi đó, hầu hết
24


các doanh nghiệp đều thiếu vốn, các nguồn vốn cho vay hiện nay đều có lãi suất
cao nên hiệu quả kinh tế thấp, chưa hấp dẫn các nhà đầu tư.
- Tồn tại nhiều vướng mắc trong cơ chế chính sách, nhất là chính sách về
đất đai; việc triển khai thực hiện nhiều chủ trương chính sách đã ban hành cịn
chậm, thiếu nguồn lực để thực hiện nên hiệu quả thực tế thấp.
- Chất lượng công tác tham mưu về phát triển cơng nghiệp chế biến nơng
sản chưa cao, chưa có tầm chiến lược. Chưa đề xuất được chính sách mang tính

“đột phá” cho lĩnh vực này. Việc chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến của các cấp, các ngành chưa
quyết liệt; cơng tác xúc tiến đầu tư cịn hạn chế. Chính sách huy động, phân bổ
và sử dụng các nguồn lực cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản chưa
mạnh. Sự chuyển biến về nhận thức chưa theo kịp thực tiễn, lúng túng trong tiếp
cận và triển khai các giải pháp.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH, MỤC TIÊU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NLTS

1. Dự báo tình hình trong và ngồi nước
- Những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước như: Nghị quyết 26/NQTW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
số 889/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 về tái cơ cấu nông nghiệp tạo sự nhất quán lớn
về quyết tâm chính trị và các giải pháp phát triển nơng nghiệp, trong đó nhấn
mạnh việc nâng cao năng lực cơng nghiệp chế biến và phát triển thị trường tiêu
thụ nông sản hàng hóa.
- Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất các nông sản nhiệt
đới đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới, là nước đang phát triển,
nguồn lao động dồi dào và còn nhiều dư địa để đẩy mạnh các ngành hàng có lợi
thế cạnh tranh.
- Đã hình thành trên thực tế cơng nghiệp chế biến nơng lâm thủy sản có đủ
năng lực để chế biến các nơng sản hàng hóa sản xuất ra; nhiều doanh nghiệp đã
bước đầu tiếp thu các công nghệ hiện đại để chế biến sâu sản phẩm tạo giá trị gia
tăng cao.
- Đã có những kinh nghiệm bước đầu trong mở mang, phát triển thị trường
đến hầu hết quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, nhất là các hiệp
định thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt
Nam tiếp cận được thị trường khu vực và thị trường toàn cầu, cũng như tiếp cận
thị trường dịch vụ của các nước thuận lợi hơn. Xuất khẩu các sản phẩm chế biến
sâu của Việt Nam sẽ được gia tăng nhờ phần lớn các rào cản và điều kiện trong

buôn bán đã được cam kết dỡ bỏ, chủ yếu là các hàng rào thuế quan.
- Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp thu khoa học cơng nghệ hiện
đại, kỹ thuật tiên tiến từ các nước phát triển, tranh thủ được vốn đầu tư nước
ngoài và các nguồn lực quan trọng khác. Lợi thế này khơng chỉ nhìn từ góc độ
hiện tại mà cịn là tiềm năng phát triển trong tương lai.
25


×