Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

TÀI LIỆU DI SẢN VĂN HÓA PHÚ THỌ VÀ VIỆC ỨNG XỬ VỚI DI SẢN VĂN HÓA TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC(Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nội dung II dành cho cán bộ quản lí, giáo viên trung học tỉnh Phú Thọ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.66 KB, 40 trang )

UBND TỈNH PHÚ THỌ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU
DI SẢN VĂN HÓA PHÚ THỌ VÀ VIỆC ỨNG XỬ
VỚI DI SẢN VĂN HÓA TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC
(Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nội dung II
dành cho cán bộ quản lí, giáo viên trung học tỉnh Phú Thọ)

Tài liệu lưu hành nội bộ

Phú Thọ, tháng 7 năm 2014
1


Lời giới thiệu
Phú Thọ là tỉnh thuộc miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực
giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. Từ thời đại
các Vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh, trải qua bao thăng trầm của lịch sử,
tạo ra những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc và những đặc trưng văn
hóa của miền Đất Tổ - Miền di sản.
Cùng với chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc, truyền thống hiếu học
trên quê hương đất Tổ Vua Hùng đã tồn tại và thăng hoa, đóng góp to lớn vào
sự nghiệp trồng người của quê hương, đất nước. Do đó, khơng ngừng nâng cao
chất lượng giáo dục tồn diện gắn với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn
hóa bản sắc dân tộc trong trường trung học là nhiệm vụ hết sức quan trọng và
cần thiết hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.
Từ năm học 2013-2014, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc bồi dường thường xuyên cho giáo viên; căn cứ vào điều kiện
thực tế của địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ đã triển khai thực


hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên nội dung II với chủ đề “Sử dụng di
sản văn hóa trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường phổ
thơng” góp phần giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương, đất nước cho cán
bộ quản lí và giáo viên.
Năm học 2014-2015, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ tiếp tục triển khai
thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên nội dung II với chủ đề “Sử
dụng di sản văn hóa trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục ở
trường phổ thông” và bổ sung tài liệu “Di sản văn hóa Phú Thọ và việc ứng
xử với di sản văn hóa trong trường trung học” góp phần trang bị cho cán bộ
quản lí, giáo viên trung học những hiểu biết về di sản văn hóa Phú Thọ và
phương pháp tiếp cận, ứng xử với di sản văn hóa góp phần bảo tồn và phát huy
những giá trị di sản văn hoá của quê hương, đất nước.

2


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Căn cứ xây dựng tài liệu
Luật Di sản văn hóa năm 2011 và Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của
Luật Di sản văn hóa năm 2009;
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên mầm
non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Văn bản số 2389/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 13/5/2014 của Bộ GD&ĐT
về việc “Hướng dẫn triển khai công tác BDTX giáo viên năm học 2014-2015”;
Hướng dẫn liên ngành số 73/HD - BGD&ĐT-BVHTTDL ngày 16 tháng 01
năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về “Sử

dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thơng, trung tâm GDTX”;
Chương trình hành động số 382/CTr-UBND ngày 13 tháng 2 năm 2012 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật
thể cần được bảo vệ khẩn cấp – Hát Xoan Phú Thọ (giai đoạn 2012-2015);
Tài liệu “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học và tổ chức các hoạt động
giáo dục ở trường phổ thông” – Tài liệu BDTX năm học 2013-2014 của Sở
GD&ĐT;
Dựa trên điều kiện thực tiễn của địa phương Phú Thọ với nhiều di sản văn
hóa có giá trị “Miền di sản” và những yêu cầu của việc sử dụng di sản văn hóa
trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông hiện nay;
Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên GV mầm non, phổ thông và giáo dục
thường xuyên năm học 2014-2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo;
2. Mục đích, yêu cầu
- Giúp cán bộ quản lí, giáo viên trung học học tập, bồi dưỡng thường
xuyên, cập nhật kiến thức, bổ sung những hiểu biết về di sản văn hóa và việc

3


ứng xử, sử dụng di sản văn hóa trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục
ở trường trung học;
- Góp phần nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, giáo dục truyền
thống, tình yêu quê hương, đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên mơn
nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường;
- Yêu cầu cán bộ quản lí, giáo viên trung học tích cực nghiên cứu, học tập
sáng tạo để lĩnh hội nội dung và vận dụng phù hợp, hiệu quả trong điều kiện
thực tế của đơn vị.
3. Đối tượng bồi dưỡng
- Cán bộ quản lí, giáo viên THCS;
- Cán bộ quản lí, giáo viên THPT.

4. Hình thức bồi dưỡng
Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức tập trung và tự bồi dưỡng
5. Thời lượng
Chương trình BDTX nội dung II dành cho giáo viên trung học năm học
2014-2015 gồm 30 tiết. Trong đó kết hợp tài liệu “Sử dụng di sản văn hóa trong
dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông” năm học 20132014 và tài liệu “Di sản văn hóa Phú Thọ và việc ứng xử với di sản văn hóa
trong trường trung học” năm học 2014-2015.

4


I. DI SẢN VĂN HÓA TỈNH PHÚ THỌ
1. Giới thiệu về di sản văn hóa Phú Thọ
1.1. Khái quát về tỉnh Phú Thọ
- Phú Thọ là tỉnh thuộc miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực
giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý
mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đơng - Bắc). Phía Đơng giáp Hà
Nội, phía Đơng Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp
n Bái, phía Nam giáp Hồ Bình, phía Bắc giáp Tun Quang.
- Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt
và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các
nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi
Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái,
Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn
La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế. Hiện nay, tuyến đường cao
tốc Nội bài, Lào Cai đang trong giai đoạn hoàn thiện và đi vào sử dụng sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà.
- Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú
Thọ, các huyện: Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm

Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và n Lập. Thành phố
Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh.
- Phú Thọ là tỉnh miền núi trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia
thành các tiểu vùng, có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng
sản và phát triển kinh tế trang trại. Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, có một mùa đơng lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 0C, lượng
mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm.
1.2. Phú Thọ một “Miền di sản”
- Phú Thọ - đất phát tích của dân tộc Việt Nam, từ thời đại các Vua Hùng
đến thời đại Hồ Chí Minh, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đã tạo ra những
giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
5


- Hiện nay, Phú Thọ có 1372 di tích lịch sử văn hóa gồm 161 di tích khảo
cổ học, 262 chùa, cịn lại là di tích kiến trúc nghệ thuật hoặc dấu vết kiến trúc và
các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến. Trong đó, khu di tích lịch sử Đền
Hùng được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, 72 di tích được xếp hạng
quốc gia, 226 di tích lịch sử và di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng cấp
tỉnh và 260 lễ hội (223 lễ hội dân gian, 5 lễ hội tôn giáo, 32 lễ hội cách mạng)
đang được duy trì thường xuyên.
- Đặc biệt, Phú Thọ có 03 di sản văn hóa được UNESCO cơng nhận là di
sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đó là Ca trù được cơng nhận năm 2009
(Phú Thọ là 1 trong 14 tỉnh được ghi danh: Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh, Hải Dương, Nam Định, Hưng n, Hải Phịng, Thái Bình, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Bình, thành phố Hồ Chí Minh); hát Xoan (năm 2011)
và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (năm 2012).
- Di sản văn hoá Phú Thọ mang bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch
sử dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, di
tích cách mạng kháng chiến, các danh lam thắng cảnh đều có khả năng khai thác

phục vụ cho tham quan du lịch, tiêu biểu như: Khu di tích Đền Hùng (Việt Trì),
đền Mẫu Âu Cơ, Hùng Lô, Đào Xá, chùa Phúc Khánh; các khu di chỉ: Phùng
Ngun, Sơn Vi, Gị Mun…Các di tích kháng chiến: chiến khu Hiền Lương (Hạ
Hoà), chiến khu Vạn Thắng (Cẩm Khê), tượng đài kháng chiến sông Lô (Đoan
Hùng), khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cổ Tiết (Tam Nơng), Chu Hố
(Lâm Thao), đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn
(33.687 ha, trong đó 15.000 ha rừng ngun sinh), vùng nước khống nóng
Thanh Thuỷ…
- Phú Thọ có nhiều làng nghề truyền thống: Xã Sai Nga huyện Cẩm
Khê có nghề truyền thống là may nón lá. Đây là loại nón làm từ lá cọ. Ngồi ra
cịn có làng ủ ấm Sơn Vi (huyện Lâm Thao), làng làm bún Hùng Lô (xã Hùng
Lô - TP. Việt Trì) đã được UBND tỉnh cơng nhận là làng nghề truyền thống.
Xã Tùng Khê huyện Cẩm Khê có nghề truyền thống là đan thúng 100% người
dân trong xã đều biết đan thúng. Xã Lâm Lợi, huyện Hạ Hịa có lang nghề làm
bánh cuốn nóng gia truyền nổi tiếng, hiện nay trong xã có khoảng 300 cửa hàng
kinh doanh ở khắp các tỉnh phía Bắc với khoảng 700 lao động trong xã.
6


- Phú Thọ còn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc
của tổ tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn: lễ hội Đền
Hùng, hội phết (Hiền Quan), hội làng Đào Xá, Sơn Vi…; nhiều làn điệu dân ca,
xoan ghẹo, nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết - huyền thoại về thời
dựng nước, nhiều truyện cổ tích, ngụ ngơn, truyện cười giàu tính nhân văn,
nhiều làng nghề truyền thống…mang nét đặc sắc của vùng đất Tổ, đặc trưng văn
hoá Lạc Hồng…
Tổng hợp các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng (Theo thống kê của
Sở VHTT&DL tính đến tháng 6/2014):
STT


Huyện, thị, thành

Số di tích đã xếp hạng
Cấp tỉnh

Quốc gia

Quốc gia ĐB

Tổng số

1

Huyện Cẩm Khê

33

5

38

2

Huyện Lâm Thao

28

17

45


3

Huyện Thanh Thủy

28

5

33

4

Thị xã Phú Thọ

11

4

15

5

Huyện Đoan Hùng

9

2

11


6

Huyện Phù Ninh

11

5

16

7

Huyện Thanh Ba

16

2

18

8

Huyện Hạ Hòa

12

7

19


9

Huyện Tam Nơng

27

11

38

10

Huyện Thanh Sơn

8

1

9

11

Thành phố Việt Trì

39

13

12


Huyện Tân Sơn

1

0

1

13

Huyện n Lập

3

0

3

226

72

Tổng

01

01

53


299

Các di tích được xếp hạng quốc gia gồm:
STT
1
2
3

Tªn di tích

Địa chỉ

Chùa Khánh Long

XÃ Phơng Xá, Cẩm Khê, Phú
Thọ

Đình Thổ Khối

XÃ Phơng Xá, Cẩm Khê, Phú
Thọ

Căn cứ Tiên Động

XÃ Tiên Lơng, Cẩm Khê, Phú
7


Thọ

4
5

Chiến khu Vạn Thắng

XÃ Đồng Lơng, Cẩm Khê, Phú
Thọ

Đình Phơng Xá

XÃ Phơng Xá, Cẩm Khê, Phú
Thọ

6

Địa điểm chiến
thắng Chân Mộng
-Trạm Thản

XÃ Chân Mộng, Đoan Hùng, Phú Thọ

7

Chiến thắng Sông Lô

TT Đoan Hùng, Đoan Hùng, Phú Thọ

8

Đền Mẫu Âu Cơ


XÃ Hiền Lơng, Hạ Hoà, Phú Thọ

9

Đền Nghè, đình Đông

XÃ Văn Lang, Hạ Hoà, Phú Thọ

10 Chiến khu Hiền Lơng

XÃ Hiền Lơng, Hạ Hoà, Phú Thọ

11 Chin khu 10 Đại Phạm

XÃ Đại Phạm, Hạ Hoà, Phú Thọ

12

Địa điểm CM chin khu
10 H Lng

XÃ Hà Lơng, Hạ Hoà, Phú Thọ

13

Địa điểm CM chin khu
10 m H

XÃ ấm Hạ, Hạ Hoà, Phú Thọ


14

Địa điểm CM chin khu
10 Gia in

XÃ Gia Điền, Hạ Hoà, Phú Thọ

Chùa Phổ quang

XÃ Xuân Lũng, Lâm Thao,Phú
Thọ

16 Đình Do Nghĩa

XÃ Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ

17 Đình Bình Chính

XÃ Cao Mại, Lâm Thao, Phú Thọ

18 Đình Đông Chấn

XÃ Cao Mại, Lâm Thao, Phú Thọ

19 Đình Sơn Vi

XÃ Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ

15


20

Đình Hữu Bổ

XÃ Kinh Kệ, Lâm Thao, Phú
Thọ

21 Đền Xa Lộc

XÃ Tứ XÃ, Lâm Thao, Phú Thọ

22 Đình Cao Xá

XÃ Cao Xá, Lâm Thao, Phú Thọ

23 Chùa Phúc Ân

XÃ Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ

24
25

Đền Hữu Bổ hạ

XÃ Kinh KƯ, L©m Thao, Phó
Thä

Chïa VÜnh Ninh


TT L©m Thao, L©m Thao, Phó
Thä
8


26

Đền Lời

XÃ Vĩnh Lại, Lâm Thao, Phú
Thọ

27 Chùa Sơn Lôi

XÃ Cao Xá, Lâm Thao, Phú Thọ

28 DT KCH Sơn Vi

XÃ Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ

29 DT KCH Gò Mun

XÃ Tứ XÃ, Lâm Thao, Phú Thọ

30 DT KCH Phùng Nguyên

XÃ Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ

Cụm DT đình, đền,
chùa Sơn Dơng


XÃ Sơn Dơng, Lâm Thao, Phú
Thọ

31

32 Đình Tranh

XÃ Vĩnh Phú, Phù Ninh, Phú Thọ

33 Đình Nhợng Bộ

XÃ Vĩnh Phú, Phù Ninh, Phú Thọ

34 Chùa Viên Sơn

XÃ Vĩnh Phú, Phù Ninh, Phú Thọ

35 Chùa Hoàng Long

XÃ An Đạo, Phù Ninh, Phú Thọ

36
37

Di chỉ khảo cổ xóm
Rền

XÃ Gia Thanh, Phù Ninh, Phú
Thọ


Đình Quang Húc

XÃ Quang Húc,Tam Nông, Phú
Thọ

38 Đền Quốc Tế
39
40
41
42

Đền Nhà Bà (Đền Mẫu)

TT Hng Hoá, Tam nông, Phú
Thọ

Đền Hiền Quan

XÃ Hiền Quan, Tam Nông, Phú
Thọ

Chùa Phúc Khánh

XÃ Hiền Quan, Tam Nông, Phú
Thọ

Di tớch lu nim Ch tch
H Chớ Minh


43 Đình Cổ Tiết
44
45
46
47

XÃ Dị Nu,Tam Nông, Phú Thọ

XÃ Cổ Tiết, Tam Nông, Phú Thọ
XÃ Cổ Tiết, Tam Nông, Phú Thọ

Đền, chùa Nam Cờng

XÃ Thanh Uyên, Tam Nông, Phú
Thọ

Đình Tự Cờng

XÃ Tam Cờng, Tam Nông, Phú
Thọ

Đình, đền, miếu Hạ

XÃ Hơng Nha,Tam Nông, Phú
Thọ

Chùa Phúc Thánh

XÃ Hơng Nộn, Tam Nông, Phú
Thọ

9


48 Đình, đền Mạo Phổ

XÃ Lơng Lỗ, Thanh Ba, Phú Thọ

49 Đền Du Yến

XÃ Chí Tiên, Thanh Ba, Phú Thọ

50
51

Đình Thạch Khoán

XÃ Thạch Khoán, Thanh Sơn,
Phú Thọ

Đình Đào Xá

XÃ Đào Xá, Thanh Thuỷ, Phú
Thọ

52 Chiến thắng Tu Vũ
53
54
55
56
57

58
59
60
61
62

XÃ Tu Vũ, Thanh Thuy, Phú Thọ

Đền Đào Xá

XÃ Đào Xá, Thanh Thuỷ, Phú
Thọ

Đền Lăng Sơng

XÃ Trung Nghĩa, Thanh Thuỷ,
Phú Thọ

Đình Hạ Bì Trung

XÃ Xuân Lộc, Thanh Thuỷ, Phú
Thọ

Đình Lâu Thợng

XÃ Trng Vơng, Việt Trì, Phú
Thọ

Đình Bảo Đà


Phờng Dữu Lâu, Việt Trì, Phú
Thọ

Đền Thợng

XÃ Thuỵ Vân, Việt Trì, Phú
Thọ

Chùa Thợng Lâm

XÃ Thuỵ Vân, Việt Trì, Phú
Thọ

Đình Hơng Trầm

Phờng Dữu Lâu, Việt Trì, Phú
Thọ

Đình An Thái

XÃ Phợng Lâu, Việt Trì, Phú
Thọ

Di tớch lu nim Chủ tịch
Hồ Chí Minh

X· Chu Ho¸, Việt Trì, Phó Thä

63 Đình Cổ Tích


XÃ Hy Cơng, Vit trỡ, Phú Thọ

64 Đình Hùng Lô

XÃ Hùng Lô, Phù Ninh, Phú Thọ

65 DT khảo cổ làng Cả

P. Thọ Sơn, Việt Trì, Phú Thọ

66

Đình, miếu Phợng An

XÃ Phợng Lâu, Việt Trì, Phú
Thọ

67 Đền Vân Luông

XÃ Vân Phú, Việt Trì, Phú Thọ

68 Đền, Chùa Tam Giang

P.Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ
10


69

Đền Trù Mật


XÃ Văn Lung, TX Phú Thọ, Phú
Thọ

70 Chùa Khánh Long

XÃ Hà Lộc, TX Phỳ Thọ, Phú Thọ

71 Chùa Bồng Lai

XÃ Hà Thạch, TX Phú Thọ, tỉnh
Phú Thọ

72

Đình Hạ M¹o

X· Thanh Minh, TX Phó Thä,
Phó Thä

1.3. Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Những
di sản được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
* Hát Xoan Phú Thọ:
- Theo sử sách ghi lại thì hát Xoan đã tồn tại hơn 2.000 năm, là di sản văn
hóa dân gian hết sức quý báu của vùng Đất Tổ. Trên chặng đường dài đó, loại
hình nghệ thuật này đã được nhiều người có vị thế và uy tín trong xã hội, nhiều
văn nhân thi sĩ và nhân dân lưu truyền, tạo điều kiện để tồn tại và phát triển.

- Hát Xoan cịn được gọi là Khúc mơn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ
thần, tương truyền có từ thời các Vua Hùng. Thuở xa xưa, người Văn Lang tổ

chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân để đón chào năm mới. Vào mùa xuân:
các phường Xoan ở tỉnh Phú Thọ lần lượt khai xuân ở đình, miếu ngay từ mùng
một Tết đầu năm. Buổi sáng các ngày Tết, phường Xoan làng nào hát ở đình
làng ấy, tới chiều tối, các phường Xoan lại họp lại với nhau lần lượt hát ở đình,
miếu như sau: mùng một, hát ở đình Cả và miếu Cấm làng An Thái (xã Phượng
11


Lâu, thành phố Việt Trì); mùng hai, hát ở đình Đơi làng Kim Đới; mùng ba, hát
ở miếu Lãi Lèn làng Phù Đức; mùng bốn, hát ở đình Thét làng Thét (xã Kim
Đức, thành phố Việt Trì). Vào ngày mùng 5, thường hát ở Đền Hùng, xã Hy
Cương, Lâm Thao (nay là thành phố Việt Trì). Thời điểm hát được quy định tại
một điểm hát nhất định, mỗi “phường” chọn một vị trí cửa đình…
- Địa bàn của các làn điệu Xoan cổ đều được bắt nguồn từ những làng cổ
nằm ở địa bàn trung tâm bộ Văn Lang thời các Vua Hùng dựng nước. Gốc của
hát Xoan ở vùng Phú Thọ. Bốn phường Xoan cổ là An Thái, Phù Đức, Kim Đới
và Thét nằm ở 2 xã Kim Đức và Phượng Lâu (Phú Thọ). Ngồi ra, hát Xoan cịn
được biểu diễn ở An Đạo, Tiên Du, Tử Đà (Phù Ninh), Dữu Lâu, Nơng Trang
(Việt Trì), Tây Cốc (Đoan Hùng), Hương Nộn (Tam Nông), Hữu Bổ - Kinh Kệ,
Tứ Xã (Lâm Thao)…
- Có 3 hình thức hát Xoan: Hát thờ cúng các Vua Hùng và Thành hoàng
làng; hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe; hát lễ hội để nam nữ giao
duyên. Diễn viên của các phường hát Xoan được gọi là Đào, Kép, Cô Đào, Ả
Đào, Nhà Trò. Trang phục của nam là áo the dài và bộ quần áo trắng, đầu mang
khăn xếp. Trang phục của nữ (Cô Đào) là chiếc áo tứ thân, một cặp áo cánh tơ
tằm, một khăn vuông thâm, một khăn vấn bằng vải nâu tím, đơi thắt lưng màu và
yếm trắng hoặc màu hồng. Nhạc cụ của hát Xoan là một, hai chiếc trống và bộ
phách làm bằng tre.
- Hát Xoan là loại hình biểu diễn với đầy đủ các dạng thức nhạc hát: hát
nói, hát ngâm, ngâm thơ và ca khúc; có đồng ca nữ, đồng ca nam, tốp ca, đối ca,

hát đa thanh, hát đuổi, hát đan xen, hát có lĩnh xướng và hát đối đáp. Về sắc thái
âm nhạc, nhạc Xoan vừa có những giọng nghiêm trang, thong thả vừa có những
điệu dồn đuổi khỏe mạnh, lại có những giọng duyên dáng, trữ tình.
- Nội dung của hát Xoan nói lên ước vọng của nhân dân lao động muốn
có một cuộc sống tốt đẹp hơn: “phong thuận vũ hịa, thóc lúa đề đa, thịnh nhân
thịnh vật, an cư lập nghiệp”; nội dung trữ tình, giao duyên với nhiều màu sắc,
âm điệu, với nỗi nhớ nhung khắc khoải, cái buồn man mác, cái e ấp tình tứ của
các đơi trai gái. Hát Xoan còn phản ánh khá sâu sắc một hình thái kinh tế xã hội
và ý thức xã hội, phản ánh cảnh lao động, vui chơi cũng như tâm tư, tình cảm
của nhân dân.
12


- Trong hát Xoan, múa và hát luôn đi cùng và kết hợp với nhau, dùng điệu
múa minh họa nội dung cho lời ca. Các tiết mục múa hát thường theo thứ tự nhất
định. Mở đầu là 4 tiết mục có tính nghi thức, mang nội dung khấn nguyện, chúc
tụng, xen mô tả sản xuất. Đây là những bài ca cổ, chủ yếu hát nói hoặc ngâm;
theo thứ tự: giáo trống, giáo pháo, thơ nhang, đóng đám. Tiếp theo là phần hát
cách (còn gọi là quả cách). Trong phần này, ông Trùm hoặc một kép chính giở
sách ngân nga 14 bài thơ nôm dài với giọng phụ họa của các cơ đào đứng ở phía
sau. Mười bốn quả cách trong hát Xoan là những áng thơ khuyết danh với các đề
tài khác nhau như: mô tả lao động, sinh hoạt ở nông thôn, ca ngợi cảnh vật thiên
nhiên, kể các tích chuyện xưa.
Sau phần hát cách đến các tiết mục có tính chất dân gian với nội dung
đậm nét trữ tình, mang dáng dấp của các bài dân ca, ví giao duyên, hát trống
quân. Mỗi tiết mục nối tiếp nhau ở đây thường gắn với những động tác và đội
hình múa, hoặc lối diễn mang tính chất hoạt cảnh như: hát gái, bỏ bộ, xin huê,
đố huê, đố chữ, gài huê, hát đúm, đánh cá... Sức sống của hát Xoan chính là ở sự
kết hợp của loại hình hát lễ nghi với hát giao duyên, tồn tại lâu dài và được
nhiều thế hệ yêu thích.

- Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng Đất Tổ
Hùng Vương. Nguồn gốc của Hát Xoan gắn với những giai thoại của thời đại
Vua Hùng dựng nước. Các làng xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên
địa bàn trung tâm nước Văn Lang, vì vậy hát Xoan cịn bảo lưu được nhiều yếu
tố văn hóa cổ của thời đại bình minh dựng nước...Hát Xoan được vinh danh góp
phần tơn vinh các giá trị, đạo lý của Việt Nam, khẳng định vị thế dân tộc Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập. Hát Xoan với sức sống mạnh liệt đã vượt qua
khơng gian văn hóa Phú Thọ đến với cộng đồng các dân tộc Việt Nam và cả
nhân loại trên tồn thế giới.
- Ngày 24/11/2011, UNESCO đã cơng nhận hát Xoan - Phú Thọ là Di sản
văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Hát Xoan là loại
hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần với hình thức nghệ thuật đa yếu tố,
gồm có ca - vũ - nhạc, thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng
đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ. Hồ sơ hát Xoan Phú Thọ đã hội đủ các yêu cầu
cần thiết của UNESCO để được công nhận là:
13


+ Tính giá trị, tính cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đời này
qua đời khác;
+ Sức sống mạnh mẽ của hát Xoan cũng như các cam kết bảo vệ nghệ
thuật này không bị biến mất trong đời sống hiện đại.
+ Đây là một số ít những hồ sơ nhận được toàn bộ sự ủng hộ của hội đồng
tư vấn khoa học xét duyệt sơ khảo trước đó.
- Hát Xoan được lưu truyền lại qua nhiều hình thức: truyền khẩu, truyền
ngôn, truyền nghề. Từ xưa, việc học hát Xoan được tổ chức vào tháng chạp, mọi
người tập trung vào buổi tối ở nhà ông Trùm (người đứng đầu phường Xoan) để
học các làn điệu theo lối truyền khẩu, ông Trùm hát và mọi người hát theo, ông
Trùm hoặc các Cô Đào (cũ) múa và mọi người múa theo. Khi lớp học bế mạc
cũng là lúc mọi người chuẩn bị cho cái tết cổ truyền và hát vào mùa xuân đến.

Ngày nay, hát Xoan vẫn được truyền khẩu từ người này sang nười khác trong
các gia đình, làng hát, phường hát, đặc biệt được tổ chức dạy hát có bài bản:
Người hướng dẫn, nhạc cụ, trang phục, kỹ thuật. Hát Xoan được đưa vào giảng
dạy trong các trường học, đây là điều kiện tốt nhất để bảo tồn, giữ gìn và phát
huy những giá trị của hát Xoan Phú Thọ đến mn đời sau.
* Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ thời đại các Vua Hùng
với niềm tin cả dân tộc có cùng chung giống nịi “con Rồng cháu Tiên”, cùng
chung một nguồn cội (Tổ); đồng thời thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”,
tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Khởi nguồn từ Tín Ngưỡng
thờ cúng tổ tiên, người Việt đã thờ cúng Vua Hùng là Thủy Tổ khai sinh dân tộc,
đất nước. Ý thức Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng đã thấm vào máu thịt của cộng
đồng người Việt, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hình tượng
Vua Hùng đã gắn chặt với hồn thiêng sông núi đất Việt.

14


- Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân - con trai của Kinh Dương Vương
Lộc Tục lấy nàng Âu Cơ - con gái Vua Đế Lai rồi sinh ra một bọc trăm trứng, nở
thành trăm người con trai. Sau đó, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm
mươi người con theo cha xuống biển lập nghiệp. Người con cả theo mẹ lên vùng
đất Phong Châu (Phú Thọ) lập ra nước Văn Lang và được tôn làm Vua Hùng.
Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử của người Việt, được cai trị bởi 18
đời vua. Các Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước và chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn
núi cao nhất vùng để thực hiện những nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nơng
nghiệp như thờ thần lúa, thần mặt trời để cầu mưa thuận gió hịa, mùa màng tốt
tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở.
- Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, nhân dân đã lập đền thờ
tưởng niệm (khu di tích lịch sử Đền Hùng) mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh và

lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày Giỗ Tổ. Từ trung tâm thờ tự đầu
tiên này, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần lan tỏa, có sức sống lâu bền từ
đời này qua đời khác, từ đồng bằng lên miền núi, từ Bắc vào Nam, từ trong nước
ra nước ngồi. Đất nước có lúc thịnh lúc suy, có những năm tháng bình n, có
lúc bị giặc ngoại xâm thống trị nhưng Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn
được các thế hệ duy trì đến tận ngày nay và cịn mãi đến mn đời sau.
- Các sử liệu cho thấy Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã phát triển
mạnh từ rất lâu trước khi chính thức được vinh danh vào thời Hậu Lê (1428 15


1788). Những triều đại phong kiến đều rất chú trọng và khuyến khích người dân
duy trì Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Các triều đình phong kiến: Hậu Lê,
Tây Sơn và Nguyễn liên tục sắc phong cho các đền thờ Vua Hùng tại Phú Thọ
nghi thức thờ cúng, miễn thuế và cấp ruộng đất tại khu vực xung quanh đền để
người dân canh tác, thu hoa lợi và coi sóc đền thờ.
- Cho đến nay, Đảng và Nhà nước đều rất quan tâm tới việc thờ cúng các
Vua Hùng, cấp kinh phí để tơn tạo khơng gian thờ cúng, đưa truyền thuyết Hùng
Vương vào chương trình giảng dạy để giáo dục thế hệ trẻ. Ngày 02 tháng 4 năm
2007, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều
73 của Bộ Luật lao động. Theo đó, người lao động được nghỉ lễ ngày Giỗ Tổ
Hùng Vương - ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, để tham gia, tổ chức các hoạt
động tế lễ hướng về cội nguồn dân tộc.
- Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ riêng ở tỉnh Phú
Thọ mà trải khắp đất nước Việt Nam với 1.417 di tích thờ cúng trong cả nước.
Ngoài ra, nhiều người Việt Nam ở nước ngồi xác định "con cháu ở đâu thì tổ
tiên ơng bà ở đó" nên họ vẫn thờ cúng Vua Hùng. Chỉ riêng trên địa bàn tỉnh
Phú thọ có 326 di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật liên quan đến thời đại
Hùng Vương. Đền Hùng là trung tâm thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương lớn nhất và lâu đời nhất trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc
Việt Nam.

- Theo các nhà nghiên cứu, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương khơng phải
một tơn giáo mà chính là biểu trưng của lịng thành kính, lịng biết ơn, tri ân
cơng đức các Vua Hùng là những người có công khai quốc, sinh dân. Thông qua
nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập mối liên hệ dòng tộc giữa các Vua Hùng với mọi
thế hệ trong cộng đồng người Việt từ quá khứ, hiện tại và mai sau. Mối liên hệ
ấy là sợi dây liên kết tinh thần giữa thời đại Hùng Vương và thời đại Hồ Chí
Minh, phản ánh quan niệm sống của người Việt Nam: Trọng tình nghĩa, thủy
chung, sự biết ơn, tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
- Từ hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trên địa bàn Phú Thọ
nói riêng và cả nước nói chung, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã là một đặc
trưng trong tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt Nam và ăn sâu vào trong máu
thịt của từng người con mang trong mình dịng máu Lạc - Hồng với truyền
16


thuyết cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng nặng sâu tình nghĩa “đồng bào”.
Trong sâu thẳm tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, Vua Hùng là vị Tổ đã có
cơng dựng nên quốc gia Văn Lang - Nhà nước đầu tiên, sơ khai của dân tộc Việt
Nam. Vua Hùng chính là nguồn gốc tổ tiên chung của cả dân tộc Việt Nam.
Chính vì vậy, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị trí rất quan
trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam,
vừa thiêng liêng, vừa cụ thể, vừa là điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau dựng nước và giữ nước mà Bác Hồ đã tổng kết
và khái quát thành chân lý của dân tộc và của thời đại: “Hùng Vương là người
sáng lập ra nước ta, đây là tổ tiên của dân tộc ta. Các vua Hùng đã có công dựng
nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
- Biểu hiện rõ nhất của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là lễ
Giỗ Tổ Hùng Vương, được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm tại
Khu di tích lịch sử Đền Hùng, quần thể di tích Đền Hùng gồm Đền Thượng,
Đền Trung, Đền Hạ, Đền Giếng, Đền Mẫu Âu Cơ, Đền thờ Quốc tổ Lạc Long

Quân…trên núi Nghĩa Lĩnh, (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đã
được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Lễ giỗ Tổ Hùng
Vương cũng được tổ chức trên khắp mọi miền của đất nước Việt Nam.
- Để chuẩn bị cho mỗi kỳ lễ hội và gìn giữ truyền thống lâu dài, hàng
năm, Ban khánh tiết và Đội tế vẫn giảng dạy, tập luyện các nghi thức thờ cúng
cho những người kế tục. Cách đọc văn tế được chủ tế năm trước dạy cho chủ tế
năm sau; việc giảng dạy kỹ thuật chế biến các loại lễ vật cho thấy việc bảo tồn
các truyền thống được thực hiện một cách cẩn thận; người dân được hướng dẫn
chu đáo cách dâng lễ vật và cách phải làm như thế nào, nói gì trong lễ cúng. Một
số làng còn giữ và truyền lại tri thức về cách chọn giống vật nuôi để làm lễ vật
và kỹ thuật chế biến các đặc sản vào dịp lễ hội. Thế hệ trẻ và những người cao
tuổi ngày nay vẫn đang quan tâm đến việc dạy và học những hình thức diễn
xướng dân gian liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Việc thực
hành Tín ngưỡng này có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đạo lý “Uống nước nhớ
nguồn”.
- Truyền thống hàng năm cứ mỗi độ "Tết đến, xuân về", bất kể đất nước
ta, dân tộc ta ở trong hoàn cảnh nào, dù chiến tranh, hay thời bình, dù nghèo khó
17


hay giàu có thì trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng - Vua Hùng vẫn giang rộng
vịng tay đón chào hàng triệu, hàng triệu cháu con từ khắp mọi miền đất nước,
trên khắp năm châu bốn biển như những dòng máu nhỏ chảy về tim. Trên núi
Nghĩa Lĩnh ngút ngàn linh khí, trong sắc trời xanh cao lồng lộng của ngày Giỗ
Tổ "mùng mười tháng ba" hàng năm ta như thấy có ánh hào quang rực rỡ cuốn
theo trên những sải cánh chim Lạc. Chính sự linh thiêng đó thổi hồn cho câu ca
đi vào lịch sử:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Khắp miền truyền mãi câu ca,

Nước non, vẫn nước non nhà ngàn năm!
- Ngày nay, trên con đường đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới, hơn lúc
nào hết, dân tộc ta cần phải tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị văn hố
q báu của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong đời sống đương đại để tiếp
tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, giữ vững chủ quyền và
độc lập của quốc gia, dân tộc. Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hàng
năm đã, đang và sẽ được tổ chức một cách trọng thể, trang nghiêm vì mục tiêu:
"Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc".
- Tín Ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày nay đã trở thành bản sắc văn
hoá đặc biệt Việt Nam. Đó chính là sợi chỉ đỏ tâm linh, là động lực tinh thần gắn
kết toàn dân tộc thành cây một cội, thành con một nhà, làm nên sức mạnh của
truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam đang trên đà đổi mới và phát triển hôm nay. Đó cũng là nền
tảng tâm linh vững chắc để củng cố và phát triển phẩm chất, nhân cách của mỗi
con người Việt Nam, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, thương nòi cho
các thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mãi mãi mai sau, mở rộng không gian văn
hóa, khơng chỉ ở Phú Thọ, trong nước và cả thế giới biết đến.
- Ngày 6/12/2012, tổ chức UNESCO cơng nhận Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, với
những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng
nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng
18


đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương
chính là thờ Quốc Tổ. Đây là hiện tượng văn hóa độc đáo khơng phải dân tộc
nào cũng có.
- Cùng chung tay để bảo tồn di sản văn hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương, những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã tăng cường đầu tư bảo tồn, tu bổ nhiều

di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh. Khu di tích lịch sử
Đền Hùng đã được đầu tư khang trang với các khu chức năng như rừng quốc gia
Đền Hùng, khu trung tâm lễ hội, khu tháp Hùng Vương, làng du lịch văn hóa
Hùng Vương, khu nhà văn hóa Hùng Vương, khu trồng cây lưu niệm phía Bắc
và phía Nam.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo đưa giáo dục di sản vào trường học trong đó có hát Xoan và Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, để giáo dục cho thế hệ trẻ tình yêu quê hương
đất nước. Tổ chức các nhóm truyền dạy, nghi lễ, trị diễn, các thực hành xã hội
của tín ngưỡng thờ Hùng Vương của người Việt ở Phú Thọ; gắn di sản với các
tour, tuyến du lịch trải nghiệm văn hóa tâm linh vùng Đất Tổ Hùng Vương và
các Di tích lịch sử thờ Vua Hùng và các nhân vật thời Hùng Vương trong cả
nước.
- Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ đã phát huy sự hỗ trợ cộng đồng trong việc tổ
chức các nhóm truyền dạy, nghi lễ, trị diễn, các thực hành xã hội của Tín
ngưỡng thờ Hùng Vương; phối hợp với Cục Di sản Văn hóa, Viện Văn hóa
Nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Vụ Giáo dục Trung
học, Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cải tiến nâng cao chất
lượng giờ dạy về các truyền thuyết liên quan đến Tín ngưỡng thờ Hùng Vương
của nhân dân Phú Thọ trong một số môn học ở trường phổ thông.
2. Những đặc trưng cơ bản của di sản văn hóa Phú Thọ
- Di sản văn hóa Phú Thọ là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa
của cộng đồng các dân tộc trên quê hương đất Tổ, trải qua một quá trình lịch sử
lâu đời, được trao truyền, kế thừa và tái tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Đó
là q trình đồn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, xây dựng và bảo vệ quê
hương, đất nước. Từ trong gian khó ấy, nhân dân Phú Thọ càng thấm thía với giá
trị của lao động và hy sinh xương máu, của sức mạnh tiềm ẩn trong nền văn hoá
19



dân tộc - văn hoá cội nguồn; càng thiết tha yêu quê hương đất nước, sống với
người có thủy có chung; càng thấm thía biết ơn cơng lao dựng nước của các
Vua Hùng. Hay nói đúng hơn, ý thức cộng đồng dân tộc được hun đúc và bồi
đắp từ thời Hùng Vương dựng nước được lưu truyền qua các thế hệ, hình thành
từ trong gia đình, thân tộc, dịng họ, láng giềng, hàng xóm rồi cả nước.
- Di sản văn hóa Phú Thọ mang giá trị lịch sử thiêng liêng, tâm linh và cội
nguồn có tính truyền thống, tính kế thừa và phát triển. Từ truyền thuyết Con
Rồng cháu Tiên, thời Hùng Vương dựng nước, những dấu tích kinh đơ Văn
Lang xưa của buổi bình minh dựng nước…đến thời đại Hồ Chí Minh và những
chiến thắng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân dân Phú Thọ
cũng như những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
- Lễ hội dân gian cổ truyền ở Phú Thọ - vùng đất cội nguồn dân tộc rất
phong phú, đa dạng, khá nhiều lễ hội có nguồn gốc từ xa xưa. Trải qua hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước, lễ hội dân gian cổ truyền ở vùng đất Tổ giữ
một vai trò rất đặc biệt trong kho tàng lễ hội dân gian Việt Nam, nó mang đậm
bản sắc dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn, biểu thị tinh thần đại đoàn kết cộng
đồng các dân tộc. Lễ hội ở đây phần lớn là hội làng, song có nhiều lễ hội mang
tầm ảnh hưởng toàn quốc và thế giới như lễ hội Đền Hùng - được kết tinh từ
những nét đẹp của các hội làng vùng đất Tổ Vua Hùng.
- Phú Thọ được UNESCO công nhận và vinh danh ba di sản văn hóa phi
vật thể, được cả nước và bạn bè quốc tế biết đến: Ca Trù, Hát Xoan và Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Điều này là vinh dự, tự hào, đồng thời cũng là
trách nhiệm lớn lao đối với chính quyền và nhân dân tỉnh nhà trong việc bảo vệ,
giữ gìn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa đó.
- Đặc trưng nổi bật của di sản văn hóa Phú Thọ là có Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương mang đạo lý văn hóa “Uống nước nhớ nguồn”, thờ cúng vua Hùng
đã trở thành tín ngưỡng văn hóa đặc trưng, mang tính bản địa sâu sắc của người
Việt. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ đơn thuần là ngày con cháu bốn
phương hội tụ thắp hương cúng giỗ Tổ tiên mà còn là ngày giao lưu văn hóa
giữa các vùng miền trong cả nước. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trong đó có thờ

cúng Hùng Vương của người Việt Nam là một biểu tượng văn hóa đặc biệt, tiêu
biểu của tất cả cộng đồng các dân tộc được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu
20


Cơ, là ý thức hướng về cội nguồn, là sự kết nối cộng đồng. Giỗ Tổ Hùng Vương
là sự khẳng định tín ngưỡng bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt và trở
thành động lực tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- Di sản văn hóa Phú Thọ là bức tranh đa dạng, là tài sản quý giá của cộng
đồng các dân tộc Phú Thọ và là một bộ phận của di sản văn hóa Việt Nam. Di
sản văn hóa Phú Thọ có vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
của nhân dân ta, đồng thời cũng là một nguồn “tài nguyên” quý giá để khai thác
và sử dụng trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường phổ thơng,
đó là thế mạnh mà khơng phải địa phương nào cũng có được…
* Câu hỏi hệ thống
Câu 1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Phú Thọ. Tại sao nói Phú Thọ là
“Miền di sản”?
Câu 2. Nêu những hiểu biết của anh (chị) về hát Xoan và Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương ở Phú Thọ. Theo anh (chị), chúng ta phải làm gì để giữ gìn
và phát huy những giá trị của di sản văn hóa trên quê hương Phú Thọ?
Câu 3. Di sản văn hóa Phú Thọ có những đặc trưng cơ bản nào? Tại sao
lại có những đặc trưng đó?
II. NHÀ TRƯỜNG ỨNG XỬ VỚI DI SẢN VĂN HĨA

1. Vai trị của nhà trường trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của di
sản văn hóa
- Nhà trường là chủ thể quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục Luật
Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn việc khai thác và sử dụng di sản văn
hóa trong trường học tới cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh:
- Hỗ trợ, đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị để giáo

viên, học sinh tiếp cận và sử dụng di sản văn hóa trong nghiên cứu, học tập; góp
phần nâng cao nhận thức cho HS về di sản văn hoá, ý thức trách nhiệm trong
việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị di sản văn hoá của quê hương, đất
nước.
- Kết nối, hướng đến các thiết chế văn hóa và loại hình đa dạng là những
bảo tàng, di sản vật thể (di tích văn hóa, thiên nhiên, lịch sử, cách mạng, kháng
chiến, v.v.) di sản thiên nhiên, di sản phi vật thể, nhất là những di sản, nhân
21


chứng sống ở xung quanh và gần gũi với nhà trường, góp phần sáng tạo, làm
phong phú, phát triển di sản văn hóa trong điều kiện mới theo quy định của pháp
luật.
- Định hướng trong hoạt động khai thác và sử dụng di sản đúng quy định
của luật pháp, đúng mục đích. Cần xác định sử dụng di sản như nguồn học liệu
để trau dồi hiểu biết về di sản và rèn luyện phương pháp học tập và kỹ năng
sống cho HS, góp phần phát triển năng lực người học.
- Xây dựng kế hoạch, có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ
quan, đơn vị quản lí di sản văn hóa; xác định rõ chủ đề dạy học, đa dạng hố các
hình thức thể hiện trong giờ ngoại khố tại trường, trong mỗi lần tới di tích, tới
bảo tàng...
- Định hướng, thực hiện đổi mới phương pháp tiếp cận di sản thông qua các
hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp nhằm giúp HS tự chủ, năng động, sáng tạo,
khám phá - khơng theo mơ hình học thuộc lịng, hỏi đáp, thi chấm điểm. Giáo
viên đóng vai trò là người thiết kế hoạt động, điều phối viên, giúp tổ chức hoạt
động cho HS.
- Trong các nhà trường, mức độ “sử dụng” di sản văn hóa, coi di sản văn
hóa như là phương tiện, tư liệu dạy học, hỗ trợ cho bài học thêm sinh động,
học sinh hứng thú, qua đó giáo dục học sinh lịng u q hương, đất nước;
giáo dục truyền thống, đạo lý, hình thành nhân cách, kỹ năng sống cho học

sinh góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa bản sắc dân tộc.
- Mục đích giáo dục di sản văn hóa trong nhà trường nhằm tăng cường
tính thực hành, củng cố và hoàn thiện các kiến thức đã học trên lớp, góp phần
bổ sung, nâng cao kiến thức và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn,
giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng hiểu biết về di sản, biết bảo vệ, tuyên
truyền cho cộng đồng, bảo vệ di sản; có thái độ ứng xử đúng đắn với di sản văn
hóa.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhận chăm sóc các di tích lịch
sử văn hóa ở địa phương; xây dựng website, thư viện tiên tiến với nhiều tài liệu
về di sản văn hóa; làm tốt cơng tác bồi dưỡng, tập huấn giáo viên trong quá
22


trình khai thác và sử dụng di sản văn hóa trong dạy học và tổ chức các hoạt
động giáo dục ở trường trung học.
2. Cán bộ quản lí, giáo viên trung học ứng xử với di sản văn hóa
- Việc ứng xử có văn hóa với di sản văn hóa là hết sức cần thiết và quan
trọng, góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy và tơn tạo những giá trị quý báu của
di sản văn hóa đối với thế hệ trẻ hơm nay và mai sau. Điều đó địi hỏi cán bộ
quản lí, giáo viên phải ứng xử đúng mực, có tâm với di sản văn hóa.
- Ứng xử có văn hóa với di sản văn hóa thể hiện qua việc thực hiện
nghiêm túc luật di sản văn hóa - ứng xử theo luật pháp: Trong tham quan, nghiên
cứu di sản văn hóa; tơn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; ngăn
chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời
những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa. Tổ chức
các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản
văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu
kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Việc ứng xử với di sản văn hóa thể hiện qua trách nhiệm, thái độ, hành

vi, cử chỉ đối với di sản văn hóa dù là trực tiếp hay gián tiếp thông qua các hoạt
động với di sản văn hóa và sử dụng di sản văn hóa trong nhà trường; loại trừ
những hoạt động thương mại, mê tín dị đoan; đề xuất các giải pháp để tu bổ, giữ
gìn di sản văn hóa, đặc biệt là những di sản văn hóa có nguy cơ bị hư hại, thất
truyền…
- Trong mỗi nhà trường, từ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên phải chú
trọng đến cách ứng xử với di sản văn hóa thơng qua việc tiếp cận, khai thác và
sử dụng, không làm sai lệch, biến dạng di sản văn hóa. Từ việc xây dựng kế
hoạch, phê duyệt kế hoạch đến khi tổ chức các hoạt động giáo dục với di sản
phải được chuẩn bị chu đáo, đúng quy định.
- Cán bộ quản lí, giáo viên phải là tấm gương sáng trong việc giữ gìn và
phát huy giá trị của di sản văn hóa; có trách nhiệm định hướng, giáo dục học
sinh thực hiện tốt mọi quy định, hành vi theo chuẩn mực. Đồng thời thể hiện thái
độ tơn trọng di sản văn hóa, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục việc bảo vệ,
giữ gìn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa, điều đó thể hiện lịng u
q hương đất nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc…
23


3. Học sinh trung học ứng xử với di sản văn hóa
- Việc giáo dục ý thức, tinh thần trách nhiệm cho học sinh trong việc khai
thác và sử dụng di sản văn hóa trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục
ở trường phổ thông là hết sức quan trọng. Vì trong quá trình tiếp cận với di sản
văn hóa hình thành cho học sinh thái độ, kỹ năng và kiến thức mới góp phần
giáo dục tồn diện, hình thành nhân cách và phát triển năng lực học sinh.
- Học sinh ứng xử có văn hóa với di sản văn thể hiện sự tôn trọng, nâng
niu, giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc, tơn tạo và phát huy những giá trị di sản văn hóa
theo đúng luật pháp, đúng quy định, đúng mục đích; khơng có hành vi sai trái
xâm phạm đến di sản văn hóa, đồng thời tuyên truyền cho mọi người xung
quanh biết và hiểu được giá trị của di sản văn hóa.

- Việc ứng xử với di sản văn hóa thể hiện qua việc học tập và tổ chức các
hoạt động với di sản một cách nghiêm túc, hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực trong
các hoạt động: Khai thác di sản phục vụ cho bài học trên lớp, tham quan trải
nghiệm di sản, tham quan học tập di sản và các hình thức ngoại khóa khác.
- Khi tiếp cận với di sản văn hóa học sinh phải tuân thủ mọi nội quy, quy
định của cơ quan quản lí di sản, như: khơng sờ hiện vật, giữ gìn vệ sinh chung,
khơng tơ vẽ, xun tạc làm lệch lạc hình ảnh và giá trị của di sản văn hóa; giữ
ngơn ngữ trong sáng khi phát ngơn; thể hiện thái độ trân trọng, tình cảm, ý thức
trách nhiệm đối với di sản văn hóa,…
* Câu hỏi hệ thống:
Câu 1. Nhà trường có vai trị như thế nào trong việc bảo vệ, giữ gìn và
phát huy những giá trị của di sản văn hoá?
Câu 2. Là cán bộ quản lí, giáo viên, anh (chị) ứng xử với di sản văn hóa
như thế nào? Nêu những việc làm cụ thể.
Câu 3. Là học sinh, các em phải gì để giữ gìn và phát huy những giá trị
của di sản văn hóa? Nêu những việc làm cụ thể?

24


III. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA
1. Tổ chức tham quan ngoại khóa với di sản văn hóa
Tổ chức tham quan ngoại khoá trải nghiệm di sản cho HS là hình thức phổ
biến, có hiệu quả trong các hoạt động giáo dục ở trường phổ thơng. Hình thức
này có thể áp dụng cho HS các khối lớp cấp THCS và THPT. Song việc tổ chức
HS tham quan ngoại khoá, trải nghiệm di sản địi hỏi phải bỏ nhiều cơng sức để
chuẩn bị và tiến hành. Về thời điểm tổ chức, có thể tiến hành vào đầu năm học
hoặc nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm như ngày thành lập Quân đội
Nhân dân Việt Nam, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kỉ niệm ngày
sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, … ngày truyền thống của quê hương, đất nước.

Dưới đây là buổi tham quan ngoại khóa trải nghiệm tại di sản vào dịp kỷ
niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Đền thờ Thầy giáo Vũ Thê Lang (Thiên
Cổ Miếu) - Đây là một ngôi Miếu cổ trên một quả đồi nhỏ thuộc thôn Hương
Lan, xã Trưng Vương, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Ví dụ 1: TỔ CHỨC THAM QUAN NGOẠI KHÓA TRẢI NGHIỆM
TẠI DI SẢN VĂN HÓA “THIÊN CỔ MIẾU”- MIẾU THỜ
NHÀ GIÁO VŨ THÊ LANG
I. Mục đích yêu cầu
1. Về kiến thức
Qua hoạt động tham quan HS có thêm hiểu biết lịch sử Thiên Cổ Miếu, là
ngôi Miếu thờ thầy cô giáo cổ nhất Việt Nam, đây là một minh chứng hùng hồn
cho truyền thống hiếu học của quê hương Đất Tổ, là sự khởi đầu cho nền giáo
dục dân tộc.
2. Về kỹ năng
Rèn cho HS kỹ năng liên hệ kiến thức lý thuyết trong sách vở, gắn với
thời kỳ Hùng Vương dựng nước.
Rèn luyện cho HS một số kỹ năng thao tác tư duy; phân tích, so sách rút
ra kết luận, kỹ năng quan sát đối chiếu, kỹ năng sưu tầm nghiên cứu xử lý tư liệu
lịch sử.
3. Về thái độ

25


×