Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kiểm tra chất lượng học kì I - Môn thi: sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.65 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG TRƯỜNG THPT YÊN HOA. MÃ ĐỀ 01. THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn thi: Sinh học Thời gian làm bài 45 phút. Họ và Tên: ……………………………………… Lớp: …………………… BÀI LÀM Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất. Câu 1(0.5đ): Quá trình tái bản ADN tuân theo nguyên tắc nào? A. Nguyên tắc bổ sung C. Nguyên tắc bán bảo toàn B. Nguyên tắc bảo toàn D. Câu A và C đúng Câu 2(0.25đ): Nguyên tắc bán bảo toàn trong cơ chế nhân đôi ADN là gì? A. 2 ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi hoàn toàn giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu B. 2 ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có 1 ADN giống với mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi C. Sự nhân đôi của ADN chỉ xảy ra trên một mạch của ADN D. Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có 1 mạch cũ và 1 mạch mới được tổng hợp. Câu 3(0.5đ): Xét hai cá thể thuần chủng, mang tính trạng tương phản do một gen quy định. Muốn xác định cá thể nào mang tính trạng trội hay lặn người ta tiến hành bằng cách: A. Cho tự thụ phấn B. Cho chúng lai với nhau C. Cho lai trở lại D. Cho lai thuận nghịch Câu 4(0.25đ): Với XH: Bình thường, Xh: máu khó đông. Để sinh được con gái, con trai đảm bảo không bị bệnh bị máu khó đông. Kiểu gen của bố và mẹ là: A. Bố: XhY, mẹ: XHXH C. Bố: XhY, mẹ: XHXh B. Bố: XHY, mẹ: XhXh D. Bố: XHY, mẹ: XHXh Câu 5(0.25đ): Nội dung nào sau đây sai khi đề cập đến vai trò của di truyền y học tư vấn A. dự đoán khả năng xuất hiện bệnh hay dị tật ở con cháu. B. hạn chế tác hại của bệnh. C. hạn chế phát sinh bệnh như hạn chế sinh đẻ, không cho kết hôn gần. D. chữa được một số bệnh như đái tháo đường, Đao, … Câu 6(0.5đ): Phương pháp nghiên cứu của Menđen được gọi là B. phương pháp phân tích di truyền giống lai. A. phương pháp lai phân tích. C. phương pháp tạp giao các cây đậu Hà Lan. D. phương pháp tự thụ phấn. Câu 7(0.25đ): Cặp phép lai nào dưới đây là lai thuận nghịch? A. ♂AA x ♀aa và ♀Aa x ♂Aa C. ♂AA x ♀AA và ♀ aa x ♂aa B. ♂Aa x ♀Aa và ♀aa x ♂AA D. ♂AA x ♀aa và ♀ AA x ♂aa. Câu 8(0.5đ): Việc sử dụng cá thể F1 làm giống sẽ dẫn đến kết quả: A. duy trì được sự ổn định của tính trạng qua các thế hệ. B. có hiện tượng phân tính làm giảm phẩm chất của giống. C. cải thiện phẩm chất của giống. Trang 1 / 3 – Mã đề thi 01 Lop12.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> D. cá thể F2 bị bất thụ. Câu 9(0.25đ): Để có thể xác định được cơ thể mang kiểu hình trội là thể đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp A. lai phân tích. B. lai xa. C. lai trở lại. D. lai thuận nghịch. Câu 10(0.5đ): Hôn nhân giữa những người có kiểu gen như thế nào sẽ cho con cái có thể có đủ 4 loại nhóm máu? A. IAI0 x IA IB. B. IB I0 x IA IB C. IA IB x I0 I0. D. IA I0 x IB I0. Câu 11(0.5đ): Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi: A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản. B. các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. C. không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính. D. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp NST tương đồng. Câu 12(0.5đ): Khi tiến hành lai phân tích ruồi cái F1, Moocgan thu được kết quả: A. 41% xám - dài : 41% đen - ngắn : 9 % xám - ngắn : 9% đen – dài. B. 25% xám - dài : 25% đen - ngắn : 25 % xám - ngắn : 25% đen - ngắn. C. 50% xám - dài : 50% đen - ngắn. D. 75% xám - dài : 25% đen - ngắn. Câu 13(0.5đ): Để phát hiện ra quy luật liên kết gen, Moocgan đã thực hiện: A. Kiểm tra bằng lai phân tích kiểu gen của các cá thể ruồi xám - dài, xám - ngắn và đen dài ở F2 của bố mẹ ruồi thuần chủng xám - dài và đen - ngắn. B. Lai phân tích ruồi cái F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn. C. Lai phân tích ruồi đực F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn. D. Lai phân tích ruồi đực F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình đen, cánh ngắn và mình xám, cánh ngắn. Câu 14(0.25đ): Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa: A. cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. B. làm tăng khả năng xuất hiện biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới. C. hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp, tạo điều kiện cho các gen quý trên 2 nhiễm sắc thể tương đồng có điều kiện tái tổ hợp và di truyền cùng nhau. D. đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quý và hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp. Câu 15(0.5đ): Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là: A. các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do. B. làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp. C. làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. D. các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Câu 16(0.5đ): Nguyên tắc nào sau đây được sử dụng vào việc lập bản đồ gen? A. Căn cứ vào kết quả lai phân tích cá thể mang kiểu hình trội. B. Tự thụ phấn hoặc tạp giao. C. Dựa vào tần số hoán vị gen để suy ra vị trí tương đối của các gen trên NST. D. Dựa vào đột biến chuyển đoạn để suy ra vị trí của gen trên NST. Câu 17(0.25đ): Điều kiện cơ bản để các cơ thể lai F1 chỉ biểu hiện một tính trạng trong cặp tính trạng tương ứng, hoặc của bố, hoặc của mẹ là: Trang 2 / 3 – Mã đề thi 01 Lop12.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. bố mẹ đem lai phải thuần chủng. B. trong cặp tính trạng tương ứng của bố mẹ thuần chủng đem lai phải có một tính trạng là trội hoàn toàn. C. phải có nhiều cá thể lai F1. D. phép lai thuận và phép lai nghịch cho kết quả giống nhau. Câu 18(0.25đ): Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan với trường hợp nào dưới đây? A. Gen trên X. C. Di truyền qua tế bào chất. B. Gen trên Y. D. Gồm A và C. Câu 19(0.5đ): Một quần thể bò có 400 con lông vàng, 400 con lông lang trắng đen, 200 con lông đen. Biết kiểu gen BB qui định lông vàng, Bb qui định lông lang trắng đen, bb qui định lông đen. Tần số tương đối của các alen trong quần thể là A. B = 0,2; b = 0,8. C. B = 0,8; b = 0,2. B. B = 0,6; b = 0,4. D. B = 0,4; b = 0,6. Câu 20(0.25đ): Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa=1 B. 0,7 AA + 0,2 Aa + 0,1 aa =1 C. 0,4 AA + 0,4 Aa + 0,2 aa =1. D. 0,6 AA + 0,2 Aa + 0,2 aa =1. Câu 21(0.5đ): Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể, trong đó 100 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa), thì số cá thể có kiểu gen đồng hợp trội (AA) trong quần thể sẽ là A. 9900. B. 900. C. 8100. D. 1800. Câu 22(0.5đ): Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ sau thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lý thuyết là: A. 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa. B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. C. 0,125AA : 0,750Aa : 0,125aa. D. 0,375AA : 0,375Aa : 0,250aa. Câu 23(0.5đ): Cho các thành tựu: (1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người. (2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường. (3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia. (4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao. Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là: A. (3), (4). B. (1), (2). C. (1), (3). D. (1), (4). Câu 24(0.5đ): Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến A. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể. B. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. C. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. D. đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 25(0.25đ): Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là A. gây đột biến bằng sốc nhiệt. B. gây đột biến bằng cônsixin. C. lai hữu tính. D. chiếu xạ bằng tia X. ................HẾT................ Trang 3 / 3 – Mã đề thi 01 Lop12.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×