Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (188 trang) - TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.89 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1
<b>BÀI 1 </b>


<b>KHÁI QUÁT CHUNG C</b>Ủ<b>A PHÂN TÍCH HO</b>Ạ<b>T </b>ĐỘ<b>NG KINH DOANH </b>
<b>Gi</b>ớ<b>i thi</b>ệ<b>u: </b>


Khái quát chung của phân tích hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp cho
người học có cái nhìn tổng quan về việc phân tích hoạt động kinh doanh ở các cá
nhân, tổ chức kinh doanh để thấy được ưu điểm khuyết điểm trong quá trình
kinh doanh trên cơ sở sử dụng các phương pháp phân tích.


<b>M</b>ụ<b>c tiêu: </b>


- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
trong hệ thống quản lý doanh nghiệp;


- Xác định được đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh
doanh;


- Vận dụng 4 phương pháp phân tích chủ yếu nhất của phân tích hoạt
động kinh doanh vào phân tích hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp;


- Phân loại được các hình thức phân tích hoạt động kinh doanh để vận
dụng vào tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp.


- Nghiêm túc vận dụng các phương pháp vào phân tích.
<b>N</b>ộ<b>i dung chính: </b>


<b>1.1.Khái ni</b>ệ<b>m n</b>ộ<b>i dung và ý ngh</b>ĩ<b>a c</b>ủ<b>a phân tích ho</b>ạ<b>t </b>độ<b>ng kinh doanh: </b>


<b>1.1.1 Khái ni</b>ệ<b>m: </b>



Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh
giá tồn bộ q trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm làm rõ
chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, và các nguồn tiềm năng cần được
khai thác, trên cơ sở đó đề ra phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.


<b>1.1.2 N</b>ộ<b>i dung: </b>


Nội dung của Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là đánh giá quả
trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố
ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2


Doanh thu thuần = Doanh thu - Các khoản giảm trừ.
<b>1.1.3 Ý ngh</b>ĩ<b>a: </b>


Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ để phát triển những
khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh.


Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp
nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong
doanh nghiệp của mình.


Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các
quyết định kinh doanh.


Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ quan trọng trong các
chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.



Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là biện pháp quan trọng để
phòng ngừa rủi ro.


<b>1.2. Các ph</b>ươ<b>ng pháp phân tích ho</b>ạ<b>t </b>độ<b>ng kinh doanh: </b>
<b>1.2.1.Ph</b>ươ<b>ng pháp so sánh: </b>


<b>L</b>ự<b>a ch</b>ọ<b>n tiêu chu</b>ẩ<b>n so sánh: </b>


Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so
sánh, được gọi là gốc so sánh. Các gốc so sánh có thể là: năm trước (kỳ trước),
kế hoạch, dự toán, định mức, các chỉ tiêu trung bình ngành, khu vực,… Các chỉ
tiêu kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả
mà doanh nghiệp đã đạt được.


Đ<b>i</b>ề<b>u ki</b>ệ<b>n </b>đượ<b>c so sánh: </b>


Các chỉ tiêu sử dụng phải đồng nhất, các chỉ tiêu kinh tế phải được quan
tâm về mặt thời gian và không gian.


Để đảm bảo tính đồng nhất người ta cần phải quan tâm tới phương tiện
được xem xét, mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần có,
thời gian phân tích được cho phép,...


- Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời
gian hoạch toán phải thống nhất trên 3 mặt sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3
+ Phải cùng một phương pháp tính tốn.
+ Phải cùng một đơn vị đo lường.



- Về mặt không gian: các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng quy mô và
điều kiện kinh doanh tương tự nhau.


<b>Ví d</b>ụ<b>: </b>


Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp M là 200 triệu đồng,
Doanh nghiệp N là 100 triệu đồng. Nếu ta kết luận doanh nghiệp M kinh doanh
có hiệu quả gấp 2 lần doanh nghiệp N là chưa có cơ sở mà phải dựa trên cơ sở
cùng thời gian, quy mô kinh doanh. Giả định vốn hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp M gấp 5 lần so với vốn hoạt động của doanh nghiệp N thì kết luận
doanh nghiệp N kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn doanh nghiệp M.


<b>K</b>ỹ<b> thu</b>ậ<b>t so sánh: </b>


So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân
tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả biểu hiện khối lượng quy mô của
các hiện tượng kinh tế.


So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả biểu hiện kết cấu, mối
quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của hiện tượng kinh tế.


So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ
tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán – tài chính.


So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và
chiều hướng biến động giữa các kỳ từng kỳ của các báo cáo kế tốn – tài chính.
<b>Ví d</b>ụ<b>: Cơng ty A có 2 chỉ tiêu sau: </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4


<b>B</b>ả<b>ng 1.1 - So sánh bi</b>ế<b>n </b>độ<b>ng Doanh thu, t</b>ổ<b>ng qu</b>ỹ<b> l</b>ươ<b>ng công ty A </b>
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Biến động


Mức %


1.Doanh thu tiêu thụ 400 500 +100 +25


2.Tổng quỹ lương 40 45 +5 +12,5


Nhìn vào bảng so sánh trên cho thấy tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ
(25%) nhanh hơn tổng quỹ lương (12,5%). Như vậy căn cứ vào mục tiêu kế
hoạch thì việc chi trả lương cho công nhân là chưa hợp lý.


<b>1.2.2.Ph</b>ươ<b>ng pháp phân tích nhân t</b>ố<b>: </b>


<b>Ph</b>ươ<b>ng pháp thay th</b>ế<b> liên hoàn: </b>


Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến
động của chỉ tiêu phân tích. Gồm 4 bước:


B1: Xác định đối tượng phân tích


B2: Thiết lập mối quan hệ các nhân tố, sắp xếp các nhân tố từ nhân tố
lượng đến nhân tố chất.


B3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc



B4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích
<b>Ví d</b>ụ<b>: Cơng ty H có tài liệu sau: </b>


- Số lượng SP kỳ kế hoạch là 800, thực tế 1.000
- Mức tiêu hao vật liệu kỳ kế hoạch 9kg, thực tế 8,5kg


- Đơn giá vật liệu kỳ kế hoạch 40.000 đồng, thực tế 45.000 đồng.


Yêu cầu: Dùng phương pháp thay thế liên hoàn xác định biến động tổng
chi phí vật liệu giữa kỳ thực tế so với kế hoạch.


<b>Gi</b>ả<b>i </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

5


Tổng CP VL = Số lượng SP x Mức tiêu hao vật liệu x Đơn giá vật liệu
Tổng CP VL kỳ kế hoạch = 800 x 9 x 40.000 = 288 triệu đồng


Tổng CP VL kỳ thực tế = 1.000 x 8,5 x 45.000 = 382,5 triệu đồng
Tổng CPVL = 382,5 – 288 = 94,5 triệu đồng


Thay thế các nhân tố ảnh hưởng
Ảnh hưởng số lượng SP


1.000 x 9 x 40.000 – 800 x 9 x 40.000 = 72 triệu đồng
Ảnh hưởng mức tiêu hao


1.000 x 8,5 x 40.000 – 1.000 x 9 x 40.000 = - 20 triệu đồng
Ảnh hưởng đơn giá vật liệu



1.000 x 8,5 x 45.000 – 1.000 x 8,5 x 40.000 = 42,5 triệu đồng
Tổng các nhân tố = 72 – 20 + 42,5 = 94,5 triệu đồng


<b>Ph</b>ươ<b>ng pháp h</b>ồ<b>i quy: </b>


Là mối quan hệ nguyên nhân phát sinh và kết quả của hiện tượng kinh tế
thường có quan hệ tỷ lệ thuận hoặc quan hệ tỷ lệ nghịch. Các chỉ tiêu được thể
hiện thơng qua phương trình tuyến tính có dạng sau:


Y = a +bX


Từ phương trình trên kết hợp với n lần quan sát ta thiết lập được hệ thống
phương trình sau:


XY = a X + b X (1)
Y = n a + b X (2)
Trong đó :


X là biến số độc lập
Y là biến số phụ thuộc


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

6


Công ty H đang xây dựng cơng thức dự đốn chi phí kinh doanh theo hai
yếu tố định phí và biến phí, cơng ty đã thu thập số liệu dựa trên n lần quan sát
thực nghiệm với X là khối lượng tiêu thụ, Y là tổng chi phí kinh doanh tương
ứng. Tổng định phí của cơng ty đáp ứng trong phạm vi phù hợp từ 10.000 sản
phẩm đến 15.000 sản phẩm mỗi năm. Sau khi tính tốn được thơng số a là tổng
định phí hoạt động hàng năm, b là biến phí đơn vị sản phẩm.



a = 120.000.000 đồng, b = 30.000 đồng


Cơng thức dự tốn chi phí Y = 120.000.000 + 30.000X


<b>B</b>ả<b>ng 1.2 - K</b>ế<b> ho</b>ạ<b>ch d</b>ự<b> tốn chi phí kinh doanh </b>


ĐVT: Triệu đồng
Khối lượng SP Tổng định phí


(a)


Tổng biến phí (bX) Tổng chi phí (Y)


10.000 120 300 420


11.000 120 330 450


12.000 120 360 480


13.000 120 390 510


14.000 120 420 540


15.000 120 450 570


<b>1.3. T</b>ổ<b> ch</b>ứ<b>c và phân lo</b>ạ<b>i ho</b>ạ<b>t </b>độ<b>ng kinh doanh </b>
<b>1.3.1 Phân lo</b>ạ<b>i: </b>


- Theo thời điểm kinh doanh: trước kinh doanh, trong kinh doanh và sau
khi kinh doanh.



- Theo thời điểm lập báo cáo: thường xuyên, định kỳ.


- Theo nội dung: phân tích chỉ tiêu tổng hợp, phân tích chuyên đề.
<b>1.3.2 T</b>ổ<b> ch</b>ứ<b>c: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

7


Cơng tác phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh có thể nằm ở một bộ
phận riêng biệt đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của ban giám đốc và làm tham
mưu cho giám đốc.


Cơng tác phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện ở nhiều
bộ phận riêng biệt căn cứ theo chức năng của quản lý, nhằm cung cấp và thỏa
mãn thông tin cho các bộ phận của quản lý được phân quyền, trách nhiệm, trong
lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát và ra quyết định đối với chi phí, doanh thu,… trong
phạm vi được giao.


<b>Câu h</b>ỏ<b>i và bài t</b>ậ<b>p </b>


<b>1.Tại sao </b>ở doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích hoạt động kinh
doanh?


<b>2.Trình bày nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh? </b>
<b>3.Trình bày nội dung của phương pháp so sánh? </b>


<b>4.Tại sao phương pháp so sánh phải quan tâm đến điều kiện thời gian và </b>
khơng gian?


<b>5.Trình bày nội dung của phương pháp thay thế liên hoàn? </b>



<b>6.Cho biết ưu và nhược điểm của phương pháp thay thế liên hồn khi sử </b>
dụng phân tích?


<b>7.Trình bày nhiệm vụ của phân tích kinh doanh? </b>


<b>8.Muốn tổ chức tốt cơng tác phân tích kinh doanh ở doanh nghiệp thì cần </b>
phải quan tâm đến yếu tố nào?


<b>9.Có tài liệu một công ty trong năm như sau: </b>


<b>Ch</b>ỉ<b> tiêu </b> <b>K</b>ế<b> ho</b>ạ<b>ch </b> <b>Th</b>ự<b>c t</b>ế


1. Giá trị sản xuất hàng hóa 1.000 1.025
2. Giá trị sản xuất hàng hóa 900 880
3. Giá trị sản xuất hàng hóa tiêu thụ 900 800
4. Chi phí đầu tư sản xuất 750 780
<i><b>Yêu c</b></i>ầ<i><b>u: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

8


3. Phân tích kết quả sản xuất trong mối liên hệ với chi phí đầu tư?


<b>10.Trong kỳ phân tích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ba loại mặt hàng </b>
như sau:


Sản phẩm Đơn vị tính Khối lượng sản phẩm
Kế hoạch Thực hiện


A Kg 700 750



B Tấn 600 600


C Mét 1.000 950


<i><b>Yêu c</b></i>ầ<i><b>u: </b></i>


Phân tích kết quả sản xuất sản phẩm theo mặt hàng với thước đo hiện vật?
<b>11. Có tài liệu tại một doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng như sau: </b>


Mặt hàng sản xuất Sản lượng <sub>kế hoạch </sub>Đơn giá
Kế hoạch Thực tế


A 10.000 9.600 20


B 30.000 32.000 16


C 15.000 15.000 12


<i><b>Yêu cầu: </b></i>



1.Đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch mặt hàng chung của doanh
nghiệp?


2.Đánh giá tình hình hồn thành mặt hàng chủ yếu?
<b>12. Có tài liệu doanh nghiệp như sau: </b>


Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Ký hiệu Năm trước Năm nay
Giá trị sản xuất sản lượng Q 127.800 175.266


Nguyên giá bình quân TSCĐ V 15.000 18.200
Hiệu suất sử dụng TSCĐ H 8,52 9,63
<i><b>Yêu c</b></i>ầ<i><b>u: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

9


<b>13. Có số liệu về tình hình cung cấp và dự trữ vật liệu cho sản xuất tại một </b>
doanh nghiệp trong một kỳ như sau:


Chỉ tiêu Đơn vị
tính


Kế hoạch Thực
hiện
1. Khối lượng sản phẩm sản


xuất Cái 14.000 14.500


2. Mức tiêu hao NVL 1 sản
phẩm


Kg 20 18


3. Tổng mức tiêu hao Kg 280.000 261.000
4. Vật liệu tồn kho đầu kỳ Kg 12.000 14.000
5. Vật liệu thu mua trong kỳ Kg 350.000 340.000
6. Vật liệu tồn kho cuối kỳ Kg 82.000 93.000
Hãy phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới khối lượng sản
phẩm sản xuất?



<b>14. Có tài liệu của một doanh nghiệp như sau: </b>


Đơn vị : Triệu đồng


Chỉ tiêu Ký hiệu Năm trước Năm sau
Giá trị sản xuất sản lượng Q 550.000 611.000
Tổng chi phí vật liệu C 250.000 260.000


Hiệu suất sử dụng H 2,2 2,35


<i><b>Yêu c</b></i>ầ<i><b>u: </b></i>


Hãy phân tích hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu tại doanh nghiệp?
<b>15. Hãy phân tích tình hình hồn thành kế hoạch sử dùng lao động của </b>
doanh nghiệp X qua bảng số liệu sau:


Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thực hiện
Giá trị sản xuất sản lượng Triệu đồng 500 580
Số lượng lao động bình


quân theo danh sách


Người 150.000 150.000
Trong đó: + Cơng nhân


sản xuất


+ Nhân viên


Người 1.200.000 1.176.240



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

10


<b>BÀI 2 - PHÂN TÍCH MƠI TRU</b>Ờ<b>NG KINH DOANH, </b>


<b> TH</b>Ị<b> TR</b>ƯỜ<b>NG, CHI</b>Ế<b>N L</b>ƯỢ<b>C KINH DOANH C</b>Ủ<b>A DOANH NGHI</b>Ệ<b>P </b>


<b>Gi</b>ớ<b>i thi</b>ệ<b>u: </b>


Phân tích mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cung cấp kiến
thức căn bản về kỹ năng phân tích mơi trường, thị trường kinh doanh, và chiến
lược kinh doanh, giúp các chun gia phân tích có đầy đủ thông tin cho các nhà
quản lý xác định được thị phần trên từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp phục vụ
hiệu quả hoạt động kinh doanh.


<b>M</b>ụ<b>c tiêu: </b>


- Phân biệt được sự ảnh hưởng của môi trường vi mô và môi trường vĩ mô
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;


- Trình bày được ý nghĩa nội dung của phân tích thị trường;


- Xây dựng và đánh giá được các chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp;


- Tổ chức thực hiện điều tra thăm dò thị trường theo nhóm để xác định
thái độ của người tiêu dùng đến sản phẩm của doanh nghiệp;


- Phân tích hướng tăng trưởng và khả năng thâm nhập thị trường trong
tương lai của doanh nghiệp;



- Tổ chức nhóm lập một số chiến lược kinh doanh với quy mơ nhỏ để
phân tích đánh giá.


- Nghiêm túc tiếp thu và phân tích hướng tăng trưởng, thâm nhập thị
trường của các doanh nghiệp.


<b>N</b>ộ<b>i dung chính: </b>


<b>2.1.Ch</b>ứ<b>c n</b>ă<b>ng, vai trị c</b>ủ<b>a doanh nghi</b>ệ<b>p: </b>
<b>2.1.1.Khái ni</b>ệ<b>m doanh nghi</b>ệ<b>p là gì: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

11


Vừa là một đơn vị sản xuất: Doanh nghiệp sản xuất ra của cải vật chất
hoặc thực hiện nhiệm vụ cung cấp cho nhu cầu thị trường nhằm tạo ra lợi nhuận.
Thực hiện chức năng là đơn vị sản xuất trên thị trường với tư cách là một chủ
thể sản xuất kinh doanh, tiến hành các quá trình hoạt động và xác lập các mối
quan hệ cần thiết cho việc đạt được các mục tiêu đã đề ra.


Vừa là một đơn vị phân phối: Doanh nghiệp bán ra thị trường thành quả
sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, đổi lại doanh nghiệp sẽ thu về tiền hoặc các
hình thức thanh tốn của khách hàng. Về phía doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng
phải thanh tốn các khoản phí, đóng thuế, trả lương,... thực hiện chức năng phân
phối, doanh nghiệp phân phối hợp lý thành quả nhằm tạo ra động lực thúc đẩy
sản xuất phát triển, đồng thời bảo đảm sự cơng bằng xã hội.


<b>2.1.3.Vai trị c</b>ủ<b>a doanh nghi</b>ệ<b>p: </b>


Doanh nghiệp là một chủ thể sản xuất hàng hóa: trong cơ chế thị trường


doanh nghiệp là một chủ thể sản xuất hàng hố trong khn khổ pháp luật, có
quyền quyết định và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình.


Doanh nghiệp là một pháp nhân kinh tế bình đẳng trước pháp luật: Doanh
nghiệp được xem là chủ thể có đầy đủ tư cách pháp nhân riêng biệt với các chủ
sở hữu của doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp dù là doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hay công ty hợp danh,... đều được đối xử
như nhau.


Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế, là tế bào của nền kinh tế quốc dân:
Nền kinh tế quốc dân là một tổng thể thống nhất, mỗi doanh nghiệp chỉ là một tế
bào, một mắt xích. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước tạo ra môi trường
thuận lợi để các doanh nghiệp tự do kinh doanh trong khuân khổ của hệ thống
pháp luật nhằm đảm bảo cho sự tự do ấy tạo thành sức mạnh kinh tế chung của
cả nước.


Doanh nghiệp là một tổ chức xã hội: Doanh nghiệp là một tập hợp những
con người gắn bó với nhau, cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm đạt
các mục tiêu chung đã định. Ngoài việc phải chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hố, khoa học kỹ thuật và chuyên môn
công nhân viên chức, doanh nghiệp có trách nhiệm làm tốt các vấn đề xã hội
như bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.


<b>2.2. Phân tích mơi tr</b>ườ<b>ng kinh doanh: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

12
<b>Khách hàng: </b>


Nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị


trường của doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xác định chiến
lược kinh doanh. Khách hàng bao gồm:


- Người tiêu dùng
- Nhà sản xuất


- Các nhà buôn bán trung gian
- Các cơ quan nhà nước


- Khách hàng quốc tế


Đố<b>i th</b>ủ<b> c</b>ạ<b>nh tranh </b>


Đối thủ cạnh tranh trong ngành gồm có các doanh nghiệp hiện có mặt
trong ngành và các doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong
tương lai. Số lượng các đối thủ, đặc biệt các đối thủ có quy mơ lớn trong ngành
càng nhiều thì mức độ cạnh tranh trong ngành càng găy gắt. Cạnh tranh là quá
trình đấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau nhẳm đứng vững được trên thị
trường và tăng lợi nhuận, trên cơ sở tạo ra và sử dụng ưu thế của mình về gia trị
sử dụng của sản phẩm, giá bán và cách thức phục vụ khách hàng. Sự cạnh tranh
một mặt sẽ trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các hình thức như
loại doanh nghiệp đo ra khỏi thị trường hoặc doanh nghiệp có chỉ thu được lợi
nhuận thấp bằng cách doanh nghiệp càng có chi phí thấp càng thu được lợi
nhuận cao. Chính nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích cạnh tranh đã tạp áp
lực buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất, vì
đó là cơ sở cho sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp.


Phân tích các đối thủ trong nghành nhằm nắm được các điểm mạnh và
yếu của đối thủ để từ đó xác định đối sách của mình nhằm tạo được thế đứng
vững mạnh trong môi trường ngành.



<b>Các nhà cung </b>ứ<b>ng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

13


của quá trình sản xuất để từ đó xây dựng phương án hữu hiệu nhất trong việc tận
dụng các nguồn cung ứng này


<b>Công chúng tr</b>ự<b>c ti</b>ế<b>p </b>


Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong môi trường bao gồm cả 7
loại công chúng trực tiếp


- Giới tài chính.


- Cơng chúng trực tiếp thuộc các phương tiện thông tin.
- Công chúng trực tiếp thuộc các cơ quan nhà nước.
- Cơng chúng trực tiếp thuộc nhóm công nhân hành động.
- Công chúng trực tiếp địa phương.


- Quần chúng đông đảo.
- Công chúng nội bộ.
<b>2.2.2.Môi tr</b>ườ<b>ng v</b>ĩ<b> mô: </b>


<b>Y</b>ế<b>u t</b>ố<b> nhân kh</b>ẩ<b>u: </b>


Có ý nghĩa đối với q trình phân tích môi trường kinh doanh. Dân số tăng
kéo nhu cầu con người tăng theo và các doanh nghiệp phải thỏa mãn những nhu
cầu đó. Điều này có nghĩa là thị trường cũng tăng cùng với sức mua khá lớn.
<b>Y</b>ế<b>u t</b>ố<b> kinh t</b>ế<b>: </b>



Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, chính sách tài
chính tiền tệ của Nhà nước, mức độ làm việc và tình hình thất nghiệp,…Khi
phân tích các yếu tố kinh tế cần lưu ý đến tình hình phân bố thu nhập của dân
cư.


<b>Y</b>ế<b>u t</b>ố<b> t</b>ự<b> nhiên: </b>


Nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái,…biến
động nào của các yếu tố tự nhiên cũng đều có ảnh hưởng đến hàng hóa của
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.


<b>Y</b>ế<b>u t</b>ố<b> khoa h</b>ọ<b>c k</b>ỹ<b> thu</b>ậ<b>t: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

14
<b>Y</b>ế<b>u t</b>ố<b> chính tr</b>ị<b>: </b>


Thể hiện sự điều tiết bằng pháp luật của nhà nước đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường một mặt kích thích sản xuất
phát triển, năng động, lực lượng sản xuất và dịch vụ dồi dào. Nhưng mặt khác
lại chứa đựng mầm mống của khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, cạnh tranh
khơng lành mạnh vì vậy phải có sự can thiệp của nhà nước bằng các văn bản
pháp luật để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của nó.
<b>Y</b>ế<b>u t</b>ố<b> v</b>ă<b>n hóa: </b>


Là những giá trị văn hóa cơ bản có tính bền vững cao, được lưu truyền từ
thế hệ bố mẹ sang con cái và được củng cố bằng những quy chế cơ bản của xã
hội, pháp luật, tôn giáo, hệ thống kinh doanh và chính quyền.


Giá trị văn hóa được thể hiện qua thái độ của con người đối với bản thân


mình, đối với người khác, đối với các thể chế tồn tại trong xã hội, đối với toàn
xã hội, tự nhiên và vũ trụ.


<b>2.3.Phân tích th</b>ị<b> tr</b>ườ<b>ng: </b>
<b>2.3.1.Ý ngh</b>ĩ<b>a: </b>


Thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường


Chiến lược kinh doanh để làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
<b>2.3.2.N</b>ộ<b>i dung phân tích: </b>


<b>Xác </b>đị<b>nh thái </b>độ<b> c</b>ủ<b>a ng</b>ườ<b>i tiêu dùng: </b>


Thái độ của người tiêu dùng quyết định hành vi của họ. Để nghiên cứu
thái độ của người tiêu dùng người ta thường dùng phương pháp so sánh thí
điểm.


<b>Xác </b>đị<b>nh k</b>ế<b>t c</b>ấ<b>u th</b>ị<b> tr</b>ườ<b>ng và th</b>ị<b> tr</b>ườ<b>ng m</b>ụ<b>c tiêu c</b>ủ<b>a s</b>ả<b>n ph</b>ẩ<b>m: </b>


Theo kết quả nghiên cứu về lĩnh vực thị trường xác nhận thị trường của
một sản phẩm hoặc dịch vụ bao gồm 4 bộ phận:


- Thị trường hiện tại của các đối thủ cạnh tranh.
- Thị trường hiện tại của doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

15
- Thị trường không tiêu dùng tuyệt đối.


Các doanh nghiệp phải xác định thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng


của sản phẩm.


Thị trường mục tiêu là thị trường hiện tại của doanh nghiệp và là cơ sở
xác định mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô của thị trường mục
tiêu vừa thể hiện thế và lực của doanh nghiệp, vừa thể hiện tình trạng và mức độ
cạnh tranh hiện tại trong ngành.


Thị trường tiềm năng bao gồm thị trường hiện tại của các đối thủ cạnh
tranh và phần thị trường không tiêu dùng tương đối. Quy mô của thị trường tiềm
năng phản ánh khả năng và triển vọng phát triển thị trường của doanh nghiệp
trong tương lai.


- Phân tích và lựa chọn các hướng tăng trưởng thị trường theo lĩnh vực
kinh doanh.


- Phân tích các tác động của các kết quả đổi mới đến sự thay đổi của nhu
cầu thị trường.


- Phân tích tác động qua lại giữa các sản phẩm để xác định hướng tăng
trưởng thị trường.


<b>Ví d</b>ụ<b>: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

16


<b>B</b>ả<b>ng 2.1 - Các tiêu chu</b>ẩ<b>n </b>đ<b>ánh giá c</b>ủ<b>a ng</b>ườ<b>i tiêu dùng </b>
<b>c</b>ủ<b>a công ty M, N, I, K </b>


Nhãn hiệu



Tiêu chuẩn M N I K


1.Giá cả 7 7 8 8


2.Hiệu năng 9 8 8 6


3.Thẩm mỹ 5 6 6 7


4.Độ an toàn 7 7 7 8


5.DV sau BH 4 5 6 6


<b>T</b>ổ<b>ng </b>đ<b>i</b>ể<b>m </b> <b>32 </b> <b>33 </b> <b>35 </b> <b>35 </b>


Tính theo hệ số có kết quả trong bảng sau:


<b>B</b>ả<b>ng 2.2 - Tính </b>đ<b>i</b>ể<b>m tiêu chu</b>ẩ<b>n </b>đ<b>ánh giá c</b>ủ<b>a ng</b>ườ<b>i tiêu dùng </b>
<b>công ty M, N, I, K </b>


Nhãn hiệu


Tiêu chuẩn


HS


M N I K


Điểm
TT



Điểm
HS


Điểm
TT


Điểm
HS


Điểm
TT


Điểm
HS


Điểm
TT


Điểm
HS


1.Giá cả 3 7 21 7 21 8 24 8 24


2.Hiệu năng 2 9 18 8 16 8 16 6 12


3.Thẩm mỹ 1 5 5 6 6 6 6 7 7


4.Độ an


toàn 2 7 14 7 14 7 14 8 16



5.DV sau


BH 1 4 4 5 5 6 6 6 6


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

17


Qua bảng số liệu cho thấy sản phẩm I được số điểm tính theo hệ số cao
nhất, như vậy thái độ của người tiêu dùng tập trung vào sản phẩm I.


<b>2.4.Chi</b>ế<b>n l</b>ượ<b>c kinh doanh: </b>


<b>2.4.1.Yêu c</b>ầ<b>u và c</b>ă<b>n c</b>ứ<b> xây d</b>ự<b>ng chi</b>ế<b>n l</b>ượ<b>c kinh doanh </b>


<b>Yêu c</b>ầ<b>u: </b>


Phải nhằm vào mục đích tăng thế lực của doanh nghiệp và giành lợi thế
cạnh tranh.


Phải đảm bảo sự an toàn kinh doanh cho doanh nghiệp.


Phải xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để
thực hiện mục tiêu.


Phải dự đoán được mơi trường kinh doanh trong tương lai.
Phải có chiến lược dự phịng.


Phải kết hợp độ chín mùi với thời cơ.
<b>C</b>ă<b>n c</b>ứ<b> xây d</b>ự<b>ng: </b>



Khách hàng


Khả năng của doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh


<b>2.4.2.N</b>ộ<b>i dung c</b>ủ<b>a chi</b>ế<b>n l</b>ượ<b>c kinh doanh: </b>


<b>Chi</b>ế<b>n l</b>ượ<b>c t</b>ổ<b>ng quát: </b>


Khả năng sinh lời: Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận. Do vậy một
trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược kinh doanh là lợi nhuận có khả
năng sinh ra. Đứng trên góc độ của doanh nghiệp, lợi nhuận là sự dôi ra của giá
bán so với chi phí đã bỏ ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

18


An tồn trong kinh doanh: Kinh doanh ln ln gắn với may rủi. Chiến
lược kinh doanh càng táo bạo thì khả năng thu lợi càng lớn, nhưng rủi ro càng
nhiều. Rủi ro là sự bất chắc trong kinh doanh, vì thế khi xây dựng chiến lược
kinh doanh, doanh nghiệp không nên chỉ nghĩ đến việc dám chấp nhận nó mà
phải tìm cách ngăn ngừa, tránh né, hạn chế sự hiện diện của nó hoặc nếu rủi ro
có xảy ra thì thiệt hại cũng chỉ ở mức thấp nhất.


<b>Chi</b>ế<b>n l</b>ượ<b>c b</b>ộ<b> ph</b>ậ<b>n: </b>


Chiến lược sản phẩm: Là xương sống của chiến lược kinh doanh. Thị
trường cạnh tranh càng gay gắt, vai trò của chiến lược sản phẩm càng trở nên
quan trọng. Khơng có chiến lược sản phẩm thì khơng có chiến lược giá cả.,
chiến lược phân phối, chiến lược quảng cáo tiếp thị. Nhưng nếu chiến lược sản
phẩm sai lầm thì các chiến lược kia có chất lượng đến đâu cũng khơng có ý


nghĩa gì cả.


Chiến lược giá cả: Mặc dù trên thị trường hiện nay, cạnh tranh bằng giá cả
ngày càng nhường chỗ cho cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm. Nhưng giá cả
vẫn ln có vai trị quan trọng.


Chiến lược phân phối: Là phương hướng thể hiện cách mà doanh nghiệp
cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng của mình trên thị trường lựa
chọn. Chiến lược phân phối có vai trị quan trọng ở chỗ nếu được xây dựng hợp
lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong
kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho các chức năng của quá trình
phân phối được thực hiện đầy đủ, nhờ vậy nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.


Chiến lược quảng cáo tiếp thị: Là chiến lược sử dụng các kỹ thuật yểm trợ
bán hàng nhằm mục đích làm cho cung và cầu về một loại sản phẩm nào đó gặp
nhau. Chiến lược quảng cáo tiếp thị sẽ làm cho việc bán hàng dễ dàng hơn,
quyết định các kênh phân phối hợp lý hơn và giúp cho doanh nghiệp tránh được
rủi ro trong kinh doanh, tăng thế lực trên thị trường.


<b>2.5.L</b>ự<b>a ch</b>ọ<b>n và quy</b>ế<b>t </b>đị<b>nh chi</b>ế<b>n l</b>ượ<b>c kinh doanh: </b>


<b>2.5.1.Nh</b>ữ<b>ng nguyên t</b>ắ<b>c th</b>ẩ<b>m </b>đị<b>nh và </b>đ<b>ánh giá chi</b>ế<b>n l</b>ượ<b>c kinh doanh: </b>
Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo mục tiêu bao trùm của doanh
nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

19


Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa DN
với thị trường về mặt lợi ích.



<b>2.5.2.Tiêu chu</b>ẩ<b>n th</b>ẩ<b>m </b>đị<b>nh và </b>đ<b>ánh giá chi</b>ế<b>n l</b>ượ<b>c kinh doanh. </b>


Nhóm tiêu chuẩn định lượng
Nhóm tiêu chuẩn định tính


<b>2.5.3.Ph</b>ươ<b>ng pháp l</b>ự<b>a ch</b>ọ<b>n và quy</b>ế<b>t </b>đị<b>nh chi</b>ế<b>n l</b>ượ<b>c kinh doanh: </b>


Chọn một số các tiêu chuẩn đặc trưng cho mục tiêu chủ yếu của doanh
nghiệp.


Cho điểm cho mỗi tiêu chuẩn.


Tiến hành đánh giá và cho điểm từng tiêu chuẩn của từng chiến lược kinh
doanh dự kiến.


Tiến hành so sánh và lựa chọn.
<b>Ví d</b>ụ<b>: </b>


Ba tiêu chuẩn được chọn để so sánh lựa chọn chiến lược kinh doanh là:
tổng lợi nhuận, thị phần, mức an toàn trong kinh doanh. Bảng cho điểm của ba
tiêu chuẩn này như sau:


<b>B</b>ả<b>ng 2.3 - M</b>ứ<b>c </b>độđ<b>áp </b>ứ<b>ng c</b>ủ<b>a các tiêu chu</b>ẩ<b>n </b>
Mức độ đáp ứng


Tiêu chuẩn


Kém Yếu Trung
bình



Khá Cao


1.Tổng lợi nhuận 1 2 3 4 5


2.Thị phần 1 2 3 4 5


3.An toàn 1 2 3 4 5


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

20


<b>B</b>ả<b>ng 2.4 - Tính </b>đ<b>i</b>ể<b>m tiêu chu</b>ẩ<b>n cho t</b>ừ<b>ng chi</b>ế<b>n l</b>ượ<b>c </b>
Tiêu chuẩn


Chiến lược KD


Tổng lợi nhuận Thị phần An toàn Tổng
cộng


Chiến lược 1 3 2 3 8


Chiến lược 2 2 3 3 8


Chiến lược 3 4 1 2 7


Chiến lược 4 4 2 2 8


Qua bảng trên cho thấy có 3 chiến lược đạt 8 điểm được chọn. Chiến lược
3 được 7 điểm bị loại. Nếu coi trọng chỉ tiêu lợi nhuận thì chọn chiến lược 4 vì
tiêu chuẩn lợi nhuận đạt 4 điểm, chiến lược 1, 2 loại. Nếu coi trọng vừa tổng lợi


nhuận, vừa an tồn thì chọn chiến lược 1 loại chiến lược 2, 3.


<b>Câu h</b>ỏ<b>i và bài t</b>ậ<b>p </b>


1.Chủ thể kinh doanh có đặc điểm gì?


2.Trình bày chức năng, vai trị chủ yếu của doanh nghiệp?


3.Loại hình doanh nghiệp nào đang phát triển tại Việt Nam? Tại sao?
4.Phân tích các yếu tố quan trọng của sức mạnh cạnh tranh?


5. Có tài liệu về điều tra ý kiến của người tiêu dùng về tiêu chuẩn và nhãn
hiệu, hệ số cho điểm của 5 sản phẩm A, B, C, D, E sau đây:


<b>Tiêu chu</b>ẩ<b>n </b> <b>H</b>ệ<b> s</b>ố <b>A </b> <b>B </b> <b>C </b> <b>D </b> <b>E </b>


1.Giá cả 3 9 8 7 6 7


2.Hiệu hàng 3 8 8 9 7 8


3.Dịch vụ sau bán
hàng


2 8 6 8 6 7


4. Độ an toàn 1 7 9 8 8 7


5.Thẩm mỹ 1 7 5 7 5 6


</div>


<!--links-->

×