Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài soạn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 cả năm - Giáo viên: Lê Thị Hạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.85 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài soạn HDNGLL 9. Tháng. Chủ điểm tháng. 9. Truyền thống trường. 10 11. 12. 1+2. Chăm ngoan học giỏi Tôn sư trọng đạo. 1. Lễ đăng ký thi đua học tập tốt. 2. Thi tìm hiểu thư Bác Hồ. 1. Lễ đăng kí “Tuần học tốt, tháng học tốt”- Thảo luận về chủ đề truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. 2. Tổ chức kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.. Uống nước nhớ nguồn. Mừng đảng mừng xuân. 1. Tìm hiểu về sự đổi mới và phát triển của đất nước. 2. Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân.. 3. 5. Nội dung và hình thức hoạt động 1. Bầu cán bộ lớp - Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS. 2. Thi viết, vẽ ca ngợi truyền thống nhà trường.. 1. Thảo luận về chủ đề “Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc”. 2. Hội vui học tập.. Tiến bước lên đoàn. 4. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. Hoà bình và hữu nghị. Bác hồ kính yêu. 1. Toạ đàm về vai trò của Đoàn và lí tưởng của thanh niên hiện nay. 2. Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày thành lập Đoàn 26-3. 1. Tổ chức diễn đàn thanh niên về chủ đề "Hoà bình và hữu nghị" và tổ chức hội vui học tập. 2. Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4 1. Thảo luận chủ đề: Bác Hồ với thanh niên 2. Sinh hoạt VN mừng ngáy sinh nhật Bác 19-5. -Trang 2 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. MỤC TIÊU GIÁO DỤC GIÚP HOC SINH: -Hiểu truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường, nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS. -Tự hào và trân trọng truyền thống của lớp của trường. -Biết tự xác định trách nhiệm bản thân phải học tập tốt để phát huy truyền thống tốt đẹp đó.. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM 1. Bầu cán bộ lớp - Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS. 2. Thi viết, vẽ ca ngợi truyền thống nhà trường. Ngày thực hiện : 5....\..9...\.2009...... Hoạt động thứ nhất. BẦU CÁN BỘ LỚP – THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP THCS I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: - Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp. - Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và ý thức. - Hiểu nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS. - Tự xác định trách nhiệm bản thân phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó. - Biết sử dụng các biện pháp hợp lí, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp THCS. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung: - Tổng kết hoạt động của lớp năm học trước. - Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới. - Nhiệm vụ và quyền của HS cuối cấp THCS. - Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt những nhiệm vụ đó. - Các biện pháp thực hiện. -Trang 3 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. 2-Hình thức hoạt động: - Nghe báo cáo và thảo luận. - Bình bầu dưới hình thức biểu quyết. - Thảo luận III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: - Bản báo cáo kết quả hoạt động của lớp ở năm học trước. - Điều 13,28,29,31 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. - Một số tiết mục văn nghệ. 2-Về tổ chức: - GV phổ biến nội dung, kế hoạch hoạt động. - Cán bộ lớp phân công các công việc cụ thể: điều khiển chương trình, thư kí, mời đại biểu, trang trí, văn nghệ. IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Cả tập thể Người điều khiển Lớp trưởng cũ Cả tập thể Người điều khiển Cả tập thể GVCN Người điều khiển nh Cả tập thể Cán bộ lớp Tổ 1. Người điều khiển. Nội dung Hoạt động 1 : Bầu cán bộ lớp - Hát tập thể bài “Lớp chúng mình rất vui” - Nêu lý do và giới thiệu chương trình hoạt động. TL 20’. - Đọc bản báo cáo tổng kết năm học 2008-2009 - Đọc bản phương hướng năm học 2009-2010 - Thảo luận góp ý kiến. - Nêu thể lệ bầu cử - Cả lớp thảo luận về cách thức bầu. - Hướng dẫn chọn đội ngũ càn bộ - Chốt lại ý kiến chung của cả lớp và GVCN - Bầu cán bộ lớp. - Đội ngũ cán bộ lớp ra mắt, nhận nhiệm vụ và hứa quyết tâm thực hiện. - Trình bày các tiết mục văn nghệ mà tổ mình đã chuẩn bị. Hoạt động 2: Thảo luận nhiệm vụ của học sinh cuối cấp 20’ THCS Thảo luận theo tổ: - Nêu câu hỏi cho các tổ thảo luận: 1. Theo Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, bạn thấy mình có những quyền gì? 2. Là HS lớp 9, bạn thấy mình phải thực hiện tốt những nhiệm vụ gì? -Trang 4 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Các tổ Đại diện các tổ Thư kí Tổ 2 Người điều khiển. Cả lớp Người điều khiển Thư kí Tổ 3 GVCN Người điều khiển. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. - Thảo luận ghi ý kiến của tổ vào giấy. -Trình bày ý kiến của tổ mình. Lớp nhận xét bổ sung. -Thư kí ghi ý kiến đúng nhất vào biên bản. -Trình bày các tiết mục văn nghệ của tổ mình. Thảo luận chung cả lớp: - Nêu câu hỏi để lớp thảo luận: 3. Bạn thấy tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các nhiệm vụ đó như thế nào? 4. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó, cần những biện pháp gì? - Cả lớp thảo luận chung. - Chốt lại ý kiến của cả lớp. - Thư kí ghi biên bản. - Trình bày các tiết mục văn nghệ của tổ mình. Hoạt động : Đánh giá nhận xét của GVCN - Phát biểu ý kiến, nhận xét sự tham gia của HS - Nhận xét kết quả hoạt động. Hoạt động 2:. THI VIẾT, VẼ CA NGỢI TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG. I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: - Hiểu về truyền thống của lớp, của trường. - Tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của rường. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung: Ca ngợi truyền thống của lớp, của trường. 2-Hình thức hoạt động: -Thi viết, vẽ, làm thơ. -Trò chơi. III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: - Giấy khổ lớn, bút màu, băng dính. - Gợi ý một số các chủ điểm để HS lựa chọn. + Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn. + Cảnh sinh hoạt của trường, của lớp . + Chân dung những HS giỏi, nghèo vượt khó. + Chân dung các thầy cô giáo dạy giỏi. - Biểu điểm. -Trang 5 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. - Một số tiết mục văn nghệ. 2-Về tổ chức: - GVCN nêu chủ đề hoạt động, mục đích, yêu cầu. - Lớp thảo luận thống nhất yêu cầu, kế hoạch, nội dung hoạt động. Phân công người điều khiển chương trình, thư kí, ban giám khảo, trang trí lớp, mua tặng phẩm, mời đại biểu,chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Cả lớp Người điều khiển Các tổ Người điều khiển Đại diện các tổ Người điều khiển Các tổ Các thành viên còn lại Người điều khiển Đại diện các tổ Các tổ khác Ban giám khảo Các thành viên khác Ban giám khảo GVCN Cố vấn Người điều khiển. Nội dung. TL 3’. Hoạt động 1: Mở đầu -Hát một bài hát tập thể. -Tuyên bố lí do giới thiệu chương trình, giới thiệu đại biểu, ban cố vấn, các đội thi. Hoạt động 2: Sáng tác theo chủ đề 25’ -Nhận giấy bút, bút màu để viết vẽ. -Cho các đội bốc thăm chủ đề. -Đọc to chủ đề dự thi của đội mình, sau đó viết chủ đề của đội mình lên đầu bảng phần bảng của đội mình. -Qui định thời gian sáng tác và trình bày vào giấy.Tuyên bố cuộc thi bắt đầu. -Bàn bạc, phân công,khẩn trương xây dựng tác phẩm của đội mình. -Trong khi chờ đợi các đội trình bày, các tổ biểu diễn các tiết mục văn nghệ. Hoạt động 3 :Trưng bày và bình luận tác phẩm dự 10’ thi -Yêu cầu các đội trưng bày tác phẩm của đội mình lên vị trí qui định. -Trình bày tác phẩm của đội mình : bài văn, bài thơ, tranh vẽ.Nêu lên nội dung, ý nghĩa của tác phẩm gắn với chủ đề của đội mình. -Có ý kiến nhận xét. -Chấm điểm cho các đội. -Biểu diễn các tiết mục văn nghệ. 5’ Hoạt động 4 : Kết thúc -Công bố kết quả cuộc thi. -Phát biểu ý kiến, động viên, khích lệ học sinh. -Trao thưởng cho các đội và cá nhân. -Nhận xét kết quả hoạt động.. -Trang 6 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. MỤC TIÊU GIÁO DỤC: GIÚP HỌC SINH: -Nhận thức sâu sắc những lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành Giáo dục ngày 16-10-1968. -Xác định trách nhiệm học tập tích cực theo lời Bác Hồ dạy để đạt kết quả tốt trong kì thi chuyển cấp. -Biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện tiến bộ. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM 1. Lễ đăng ký thi đua học tập tốt. 2. Thi tìm hiểu thư Bác Hồ. Ngày soạn : .15...\.10...\...2009.... Hoạt động 1:. LỄ ĐĂNG KÝ THI ĐUA HỌC TẬP TỐT I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: -Nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tập tốt của lớp, và xác định chỉ tiêu phấn đấu của cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao. -Ủng hộ các biện pháp thi đua học tập tốt của lớp, có động cơ học tập đúng đắn để vươn lên -Rèn luyện phương pháp học tập tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung:. -Đưa ra các chỉ tiêu thi đua học tập và dự thảo chương trình hành động của lớp, các biện pháp thực hiện. -Các tổ và cá nhân đăng kí thi đua. -Một số tiết mục văn nghệ tạo không khí sôi nổi, đoàn kết. -Trang 7 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. 2-Hình thức hoạt động: -Lễ đăng ký thi đua và văn nghệ. III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: - Các bảng đăng kí giao ước thi đua(của cá nhân, tổ, lớp) với nội dung, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể. - Phương tiện trang trí. 2-Về tổ chức: - GV neu nội dung, yêu cầu và kế hoạch tổ chức hoạt động “Lễ giao ước thi đua”cho cả lớp. - Phân công chuẩn bị nội dung thi đua và chỉ tiêu phấn đấu, người điều khiển, người hướng dẫn thảo luận, văn nghệ, trang trí, thư kí, mời đại biểu IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Nội dung TL Hoạt động 1 : Mở đầu 5’ Cả tập thể -Hát tập thể một bài. Người điều khiển -Tuyên bố lý do: -Giới thiệu đại biểu -Giới thiệu chương trình hoạt động: +Giao ước thi đua +Thảo luận kế hoạch hành động +Thông qua chương trình hành động. +Văn nghệ +GVCN phát biểu. Hoạt động 2: Giao ước thi đua 15’ Người điều khiển -Nêu thể lệ giao ước thi đua: Mỗi cá nhân, mỗi tổ, lớp đều có bản giao ước thi đua. Cá nhân học sinh -Cá nhân đọc bản giao ước thi đua: +Học sinh học khá giỏi +Học sinh học yếu, kém. Tổ trưởng -Từng tổ đọc bản giao ước thi đua của tổ mình. -Các tổ và cá nhân nộp bản giao ước cho thư ký. Lớp trưởng -Trình bày “Chương trình thi đua của lớp” Hoạt động 3: Thảo luận kế hoạch hành động 10’ Người HD thảo -Lần lượt nêu các câu hỏi: +Trong các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, các bạn luận thấy những chỉ tiêu nào phù hợp, những chỉ tiêu nào không? Tại sao? +Lớp, tổ, bản thân bạn có thể gặp những khó khăn gì trong việc thực hiện? Làm thế nào để khắc phục chúng? +Lớp ta, tổ bạn và chính bản thân bạn có thể làm -Trang 8 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Cá nhân học sinh Người điều khiển Các tổ GVCN Người điều khiển. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. những việc gì để thực hiện những chỉ tiêu đề ra? -Tham gia thảo luận. -Tổng hợp các ý kiến. Hoạt động 4 : Vui văn nghệ -Trình bày những tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. Hoạt động 5: Kết thúc -Phát biểu động viên học sinh. -Nhận xét sự tham gia hoạt động của các bạn.. 10’ 5’. Hoạt động 2:. THI TÌM HIỂU THƯ BÁC HỒ I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: -Nhận thức được sự quan tâm của Bác Hồ về quyền được hưởng giáo dục của học sinh và thuấm nhuần ý nghĩa những lời dạy trong thư của Bác. -Kính yêu Bác, trân trọng và biết ơn sự quan tâm của Bác dành cho các em. -Biết thực hiện lời dạy của Bác để học tập tốt, rèn luyện tốt. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung:. -Những lời dạy của Bác được thể hiện trong thư gửi HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành Giáo dục ngày 16-10-1968. 2-Hình thức hoạt động: -Thi hỏi- đáp và thảo luận ý nghĩa những lời dạy trong thư của Bác. -Một số tiết mục văn nghệ. III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: -Hai lá thư của Bác. -Một số câu hỏi thảo luận thư Bác và đáp án. -Một số tiết mục văn nghệ. -Điều 28 và 29 của Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. -Khăn bàn, lọ hoa, phần thưởng. 2-Về tổ chức: -GVCN thông báo nội dung hoạt động, cùng HS thống nhất hình thức tổ chức. -Tiến hành phân công: người điều khiển, trang trí, BGK, văn nghệ. -Cần dự kiến thời gian. IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:. -Trang 9 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Người thực hiện Cả tập thể Người điều khiển. Người điều khiển. Đại diện các tổ Các tổ GVCN Người điều khiển. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. Nội dung Hoạt động 1: Mở đầu -Hát một bài tập thể về Bác Hồ -Tuyên bố lý do: Tìm hiểu nội dung thư của Bác gửi cho học sinh và ngành Giáo dục. -Giới thiệu chương trình: +Nghe đọc thư +Thảo luận +Văn nghệ Hoạt động 2: Nghe đọc thư Bác và thảo luận -Đọc thư Bác -Thảo luận theo các câu hỏi: 1-Bác Hồ viết thư gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào? +Tháng 9- 1945 2-Bác nhấn mạnh ý nghĩa trọng đại của nền giáo dục mới. Bạn hãy đọc lại lời thư ấy của Bác? +...từ giờ phút này giở đi...hoàn toàn Việt Nam. +...một nền giáo dục...sẵn có của các em. 3-Trong thư, Bác nói về vai trò trách nhiệm của học sinh, bạn hãy chỉ ra đoạn thư đó của Bác? +Sau 80 năm giời nô lệ...ở công học tập của các em. 4-Trong thư 1968, Bác căn dặn thầy trò về công tác chuyên môn và học tập như thế nào? +Dù khó khăn đến đâu...khoa học và kỹ thuật. 5-Quyền được hưởng giáo dục của các em thể hiện trong thư Bác như thế nào? +Quyền được hưởng giáo dục là quyền cơ bản trong sự hình thành, phát triển tài năng và nhân cách cuả trẻ em. Trong thư Bác viết tháng 9-1945 thể hiện ở đoạn “một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em...năng lực sẵn có của các em.” -Lần lượt trả lời Hoạt động 3: Vui văn nghệ -Trình bày theo thứ tự các tiết mục của tổ mình. Hoạt động 4: Kết thúc -Nhận xét sự tham gia và sự hiểu biết của học sinh về những lời dạy của Bác, khen những tổ trả lời hay. Động viên HS cố gắng làm theo thư Bác. -Tổng kết, phát thưởng. -Trang 10 Lop8.net. TL 5’. 20’. 15’ 5’.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. MỤC TIÊU GIÁO DỤC: GIÚP HỌC SINH: -Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt nam 20-11 và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc. -Kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo. -Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM 1. Lễ đăng kí “Tuần học tốt, tháng học tốt”- Thảo luận về chủ đề truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. 2. Tổ chức kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.. Ngày thực hiện : 2/11/09 Hoạt động 1:. “TUẦN HỌC TỐT, THÁNG HỌC TỐT” THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ TRUYỀN THỐNG “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”. I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: - Nhận thức được ý nghĩa của tuần học tốt, tháng học tốt để lâp thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt nam 20-11. - Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí thi đua. - Đoàn kết, giúp đỡ nhau thức hiện tốt kế hoạch thi đua. - Khắc sâu tình nghĩa thầy trò và công ơn đối với thầy cô giáo. - Yêu quý và tin tưởng các thầy cô giáo. - Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung: - Các chỉ tiêu học tập và rèn luyện của cá nhân, tổ, lớp. - Kế hoạch thi đua. - Những kỉ niệm sâu sắc về tình cảm của HS với thầy cô giáo. -Trang 11 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. - Những truyện kể, bài thơ, bài hát ca ngợi thầy cô giáo, ca ngợi tình nghĩa thầy trò 2-Hình thức hoạt động: - Trao đổi, thảo luận, kể chuyện, sinh hoạt văn nghệ III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: - Chương trình hành động của cá nhân, tổ, lớp - Tư kiệu HS sưu tậm được: các bài viết, truyện kể. bài thơ, bài hát, tranh ảnh... và những kỉ niệm về tình nghĩa thầy trò. - Câu hỏi để HS trao đổi, thảo luận.. 2-Về tổ chức: GVCN : + Giáo viên định hướng xây dựng kế hoạch thi đua dựa trên đặc điểm, khả năng, điều kiện cụ thể của lớp. + Lựa chọn các công việc phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp (như báo tường, tập san hoặc triển lãm, trao đổi thảo luận, liên hoan văn nghệ,...) + Hướng dẫn cách phân công công việc hơp lí (chia nhóm và phân công cụ thể theo nội dung của cong việc) Học sinh: + Họp cán bộ lớp xây dựng kế hoạch thi đua của lớp. + Các tổ thảo luận kế hoạch của tổ dựa trên kế hoạch của lớp. + HS xây dựng kế hoạch của cá nhân + Họp tổ chia nhóm sưu tầm và sắp sếp tư liệu theo chủ đề. + Nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc của cá nhân đối với thầy cô giáo. Tập một số bài hát, bài thơ ca ngợi tình nghĩa thầy trò. + Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. + Phân công người dẫn chương trình, thư kí, trang trí lớp. IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Cả tập thể Người điều khiển. Lớp trưởng. Nội dung. TL 5’. Hoạt động 1: Mở đầu -Hát một bài hát tập thể. -Tuyên bố lí do: -Giới thiệu khách mời. -Giới thiệu chương trình hoạt động. Hoạt động 2 :Thảo luận về tuần học tốt, tháng học 15, tốt. Đăng kí và giao ước thi đua - Hướng dẫn lớp thảo luận những câu hỏi: 1. Thế nào là tiết học tốt,tuần học tốt, tháng học tốt? Một tiết học được coi là tốt nếu ta chuẩn bị tốt cho tiết học, tích cực tham gia thảo luận, hăng hái phát biểu ý kiến, hiểu bài vận dụng tốt kiến thức của mình, -Trang 12 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. Người điều khiển. giữ trật tự, kỉ luật theo sự điều khiển của thầy cô giáo. Tuần học tốt gồm các tiết học tốt tạo nên. Tháng học tốt là nhờ nhiều tuần học tốt. Người điều khiển 2. Tác dụng của những tiết học tốt, tuần học tốt, tháng Học sinh thảo luận học tốt là gì? Nó giúp cho chúng ta chủ động trong học tập, nắm bài sâu hơn, tạo không khí học tập sôi nổi, nhờ đó kết quả học tập ngày càng được nâng cao. 3. Để có những tiết học tốt , tuần học tốt, tháng học tốt người học sinh cần phải làm gì? Chúng ta cần phải ôn bài, làm bài tập trước khi đến lớp, chăm chú nghe thầy cô giáo giảng, giao nhiệm vụ; tích cực tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình, tự tin trình bày suy nghĩ, kết quả bài làm của mình... - Tổng kết ngắn gọn những nội dung chính kết quả thảo luận. Người điều khiển - Từng tổ lên đọc bản đăng kí thi đua của tổ mình. Học sinh Treo tờ đăng kí đó lên bảng. - Đại diện học sinh đọc đăng kí thi đua của cá nhân Đại diện các tổ mình. - Cá nhân nộp bản đăng kí thi đua cho tổ trưởng. Đại diện học sinh - Đọc bản giao ước thi đua của lớp. Học sinh - Kí vào bản giao ước thi đua của lớp. Học sinh Hoạt động 3: Thảo luận theo chủ đề “Tôn sư trọng 15’ đạo” - Lần lượt nêu các câu hỏi cho các bạn tự do phát biểu ý kiến: Người điều khiển 1. Bạn hãy cho biết xuất xứ ngày 20-11 và ngày này được kỉ niệm ở Việt Nam như thế nào? Hoc sinh đã chuẩn Tháng 8-1957,Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại bi trả lời Vac-sa-va (Ba Lan) đã thông qua bản Hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20-11 hàng năm làm ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo. Ngày 20-11-1958 Ngày Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức ở nước ta.Và ngày 28-91982, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định lấy ngày 2011 hằng năm làm Ngày Nhà giáo Việt Nam. 2. Bạn hãy cho biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn...về người thầy giáo. + Không thầy đố mày làm nên. + Học thầy không tày học bạn. -Trang 13 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Các tổ GVCN. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. + Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. + Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy. + Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy. + Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây, Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu. + Khi nào em bé cỏn con. Bây giờ em đã lớn khôn thế này. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao. 3-Bạn hãy kể về một người thầy, cô giáo cũ của mình. 4-Bạn nghĩ như thế nào trước sự so sánh “Học sinh thiếu thầy giáo như cây thiếu ánh Mặt Trời”. 5-Có nhà thơ ví “Cô giáo như mẹ hiền”, bạn có nghĩ như vậy không? 6-Bạn hãy đọc một bài thơ về thầy cô giáo. 7-Bạn hãy hát một bài về thầy cô giáo. 8-Bạn có biết những thầy cô giáo nào được đặt tên cho trường học, đường phố ở địa phương mình? +Chu Văn An +Lê Quý Đôn +Phan Bội Châu +Nguyễn Tất Thành +Nguyễn Bỉnh Khiêm +Nguyễn Trãi -Phát biểu theo từng nội dung của câu hỏi. Hoạt động 4: Vui văn nghệ -Trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. Hoạt động 5: Kết thúc -Nhận xét về sự chuẩn bị và ý thức tham gia thảo luận của cá nhân của các tổ. -Ghi nhận sự đăng kí thi đua của từng cá nhân và tập thể lớp. Động viên các em htực hiện tốt kế hoạch của mình.Gợi ý các em về những biện pháp theo dõi, kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện của các bạn. -Trang 14 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. Hoạt động 3 :. TỔ CHỨC KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11 I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: - Nhận thức được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. - Có thái độ trân trọng, yêu quí và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô giáo. - Biết lễ phép nghe lời thầy cô giáo. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung: -Tóm tắt ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Vị trí vai trò của thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và xây dựng phát triển đất nước. -Lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo của các thế hệ học sinh. 2-Hình thức hoạt động: -Tặng hoa chúc mừng thầy cô giáo. -Trao đổi, thảo luận, tâm sự những kỉ niệm thầy trò. -Văn nghệ chúc mừng thầy cô giáo. III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1. Phương tiện hoạt động: - Bản tóm tắt ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam. - Lời chúc mừng thầy cô giáo. - Các câu hỏi thảo luận. - Dụng cụ để trang trí. 2. Về tổ chức: - GVCN thông báo cho cả lớp nội dung và kế hoạch tổ chức hoạt động. - Cán bộ lớp và các tổ trưởng phân công chuẩn bị các công việc cụ thể: + Cử người dẫn chương trình. + Chuẩn bị câu hỏi thảo luận. + Chuẩn bị lời chúc mừng và bản tóm tắt ý nghĩa ngày 20-11. + Các tiết mục văn nghệ. + Hoa và tặng phẩm. + Mời đại biểu. + Phân công trang trí, kê bàn ghế. + Suy nghĩ các ý kiến để phát biểu, thảo luận. + Mời đại biểu phụ huynh đến dự và phát biểu. IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện. Nội dung Hoạt động 1: Mở đầu - Hát một bài tập thể về thầy cô giáo. -Trang 15 Lop8.net. TL 7’.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Cả tập thể Người điều khiển. Lớp trưởng Người điều khiển Đại diện học sinh Thầy cô giáo Các tổ Thầy cô Học sinh Người điều khiển. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. - Tuyên bố lí do: - Giới thiệu các thầy cô giáo đến dự. - Giới thiệu chương trình: + Chúc mừng thầy cô giáo. + Văn nghệ chào mừng 20-11. Hoạt động 2: Chúc mừng thầy cô giáo 20’ +Đọc tóm tắt lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam. +Đọc lời chúc mừng các thầy cô giáo. +Tặng hoa cho thầy cô giáo +Phát biểu chúc mừng các thầy cô giáo +Phát biểu về tâm tư tình cảm của mình đối với nghề nhà giáo, đối với học sinh. Hoạt động 3: Văn nghệ chào mừng 20-11 15’ +Biểu diễn các tiết mục văn nghệ như đã chuẩn bị. +Góp vui văn nghệ. +Xen vời văn nghệ là trình bày tâm tư tình cảm của mình. Hoạt động 4: Kết thúc 3’ +Cảm ơn sự hiện diện của thầy cô, của đại diện phụ huynh học sinh. Chúc sức khoẻ thầy cô và đại biểu.. -Trang 16 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. MỤC TIÊU GIÁO DỤC GIÚP HỌC SINH: - Nhận thức được truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, của quân đội ta. - Biết tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống đó. - Kính trọng, biết ơn bộ đội Cụ Hồ và các gia đình có công với cách mạng. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM 1. Thảo luận về chủ đề “Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc”. 2. Hội vui học tập. Ngày 5/12/09 Hoạt động1: THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ: “ THANH NIÊN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC” I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: - Hiểu truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc. - Tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền thống đó. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung: - Truyền htống cách mạng kiên cường của quân và dân ta để giành độc lập tự do. - Các gương chiến đấu tiêu biểu. - Nhiệm vụ của học sinh lớp 9 đối với truyến thống cách mạng của dân tộc. 2-Hình thức hoạt động: -Trang 17 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. - Giới thiệu về truyền thống đấu tranh cách mạng. - Kể chuyện về gương chiến đấu của các anh hùng liệt sĩ. - Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh lớp 9 đối với truyền thống cách mạng của dân tộc. III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: - Sưu tầm tài liệu về truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân ta. - Các bài hát bài thơ ca ngợi con người, quê hương, đất nước. - Một số câu hỏi câu đố vế tuyền thống cách mạng của quân và dân ta. 2-Về tổ chức: - Phân công tìm hiểu truyền thống cách mạng của mỗi giai đoạn cho mỗi tổ. - Xây dựng chương trình hoạt động - Phân công người điều khiển chương trình, trang trí, văn nghệ. IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Cả tập thể Người điều khiển Lớp trưởng Người điều khiển Người điều khiển Đại diện các tổ Người điều khiển Cá nhân. Nội dung. TL 5’. Hoạt động 1 : Mở đầu - Hát một bài hát tập thể. - Tuyên bố lí do: - Giới thiệu chương trình hoạt động. +Tìm hiểu truyền thống cách mạng. +Đố vui +Văn nghệ Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền thống cách mạng 15’ Mời đại diện các tổ lên trình bày. Các tổ các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng của tổ mình. Hoạt động 3 : Đố vui 10’ Nêu câu hỏi Trả lời 1-Người được lưu truyền là người đầu tiên đánh giặc cứu nước là ai? TL: Thánh Gióng 2-Người anh hùng gắn liền với sự tích Hồ Gươm là ai? TL: Lê Lợi 3-Ai là người có công lớn lãnh đạo nhân dân ta 3 lần chống quân Mông- Nguyên? TL: Trần Hưng Đạo 4-Dòng chữ ghi trên lá cờ của Trần Quốc Toản là gì? TL: Phá cường địch, báo hoàng ân. 5-Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên dòng sông nào? Vào thời gian nào? -Trang 18 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Các tổ. Người điều khiển GVCN. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. TL:Sông Bạch Đằng, năm 938. 6-Ai được phong là anh hùng áo vải, cờ đào? TL: Quang Trung – Nguyễn Huệ 7-Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời gian nào? TL:Năm 1858 8-Ai ôm bom ba càng xông vào xe giặc Pháp được phong là anh hùng? Quê ở đâu? TL: Anh hùng Ngô Mây, quê ở Phù Cát- Bình Định. 9-Kể tên vài anh hùng nhỏ tuổi đã tham gia kháng chiến bảo vệ đất nước. TL: Vừ A Dính, Lê Văn Tám, Kim Đồng, Kơ- pa- kơlơn,Võ Thị Sáu 10-Trong kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Viết Xuân đã nói câu gì mà trở thành câu hành động của thanh niên Việt Nam trong thời kì này? TL: Nhằm thẳng quân thù mà bắn. Hoạt động 4 : Văn nghệ 12’ Trình bày các bài hát: -Kim Đồng -Lời anh vọng mãi ngàn năm. -Ca ngợi chị Võ Thị Sáu -Màu áo chú bộ đội Hoạt động 5 : Kết thúc -Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh 3’ -Đánh giá, nhận xét.. Hoạt động 2:. HỘI VUI HỌC TẬP I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: - Nắm vững kiến hức cơ bản của các môn học. - Hứng thú, vượt khó, quyết tâm học tập để đạt kết quả cao. - Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng khoa học trong tự nhiên và trong xã hội. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung: -Kiến thức cơ bản của một số môn học. -Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. -Giải thích một số hiện tượng khoa học trong tự nhiên và xã hội. 2-Hình thức hoạt động: -Trang 19 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. Thi hỏi- đáp. III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: -Một số câu hỏi, bài tập, câu đố vui... của các môn học và đáp án. -Giấy bút, bảng, dụng cụ làm tín hiệu xin trả lời. -Một số tiết mục văn nghệ. -Phần thưởng. 2-Về tổ chức: -Lớp tahỏ luận, thống nhất chọn các môn học cần tổ chức hội vui (Toán, Văn, Sử, Ngoại ngử, Giáo dục công dân). -Giáo viên chủ nhiệm liên hệ với giáo viên bộ môn đã chọn để nhờ họ giúp xây dựng câu hỏi và đáp án. -Mỗi tổ cử một người dự thi một môn. -Những học sinh khác cũng on tập tốt để dự thi phần cổ động viên và tham gia cùng thí sinh khi có cơ hội. -Phân công người điều khiển chương trình, ban giám khảo, thư kí, mời đại biểu, tranh trí lớp, chuẩn bị phần thưởng ... IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện. Nội dung. TL 5’. Hoạt động 1: Mở đầu Cả tập thể - Hát một bài hát tập thể. Người điều khiển - Tuyên bố lí do Lớp trưởng - Giới thiệu khách mời. Người điều khiển - Giới thiệu chương trình hoạt động. - Giới thiệu Ban giám khảo, thư kí. Hoạt động 2: Cuộc thi tài trí giữa các tổ 20’ - Nêu thể lệ cuộc thi:Mỗi tổ ba người dự thi. Nội dung thi gồm: Người điều khiển +Tiếp sức giải toán +Ghép từ Các tổ cử 3HS +Lĩnh vực hay môn học ưa thích. Chỉ có quyền trả lời khi người điều khiển đã nêu tham gia xong câu hỏi, nếu đội nào phất cờ trước khi đọc xong câu hỏi sẽ bị tước quyền thi đấu trong câu trả lời ấy. Mỗi câu được quyền suy nghĩ trong 15 giây. Biểu điểm là 10 tùy theo câu trả lời mà cho điểm. Nếu không có đội nào trả lời được thì dành cho khán giả. Các đội cử người lên tham gia. 1. Đố bạn khi kim giờ quay được một vòng thì kim phút và kim giây quay được bao nhiêu vòng? TL: Kim phút sẽ quay được 12 vòng -Trang 20 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Bài soạn HDNGLL 9. Các tổ. Giáo viên: Lê Thị Hạnh. Kim giây quay được 720 vòng. 2. Ai là nhà Toán học lỗi lạc thời cổ Hi Lạp, sống vào thế kỉ III trước Công nguyên, có câu nói: “Trong hình học không có con đường dành cho vua chúa”? TL:Nhà Toán học Ơ-clit. 3. Kể tên các phong trào yêu nước chông Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. TL:Phong trào Đông du-Phan Bội Châu đứng đầu. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục-Lương Văn Can Cuộc vận động Duy Tân và chống thuế ở Trung kìPhan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế- vua Duy Tân, Trần Cao Vân, Thái Phiên. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên- Trịnh Văn Cấn. (Chỉ yêu cầu nêu được 3 phong trào) 4. Nguyễn Văn Trỗi đặt mìn giết tên Mac-na-ma-ra tại cầu có tên là gì? TL:Cầu Công Lý. 5. Phương châm của giáo dục từ xưa đến nay là gì? TL:Tiên học lễ, hậu học văn. 6. Ngô Gia Văn Phái là ai? TL: Ngô Gia Văn Phái là một nhóm các tác giả dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai (Hà Tây)- một dòng họ lớn nổi tiếng với truyền thống nghiên cứu, sáng tác văn chương ở nước ta. Họ là đồng tác giả của cuốn tiểu thuyết lịch sử- viết bằng chữ Hán Hoàng Lê nhất thống chí 7. Cho tiếng “quân”tổ nào ghép được nhiều từ nhất tổ ấy sẽ chiến thắng. Cho thời gian 2 phút. 8. Hiện tượng hóa học khác với hiện tượng vật lý ở điểm nào? TL:Hiện tượng vật lí là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Hiện tượng hóa học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác. 9. Hãy hát một bài hát bằng tiếng Anh. 10. Tại sao lá cây lại có màu xanh lục? TL:Vì trong lá cây có chất diệp lục, ánh sáng mặt trời chiếu vào lá cây chất diệp lục hút các tia sáng có màu khác nhưng không thu nhận màu xanh lục và lại phản chiếu màu này, do đó chúng ta mới thấy lá cây có màu -Trang 21 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×